1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 (2017)

50 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 876 KB

Nội dung

4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 .... Thực trạng của việc dạy học theo hướng phát t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=== ===

PHÙNG THỊ THÚY HẠNH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC

NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học

ThS LÊ THU PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, ngườithân luôn động viên, giúp đỡ em.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng nhưng do thời gian vànăng lực có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, emkính mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóaluận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Phùng Thị Thúy Hạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua

dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3” là kết quả trực tiếp nghiên cứu

của riêng cá nhân em, không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tácgiả khác

Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo tài liệu của một số nhà

nghiên cứu và một số tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ

Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Phùng Thị Thúy Hạnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

3 SGK Sách giáo khoa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Cấu trúc khóa luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 4

1.1 Cở sở lí luận 4

1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 3 4

1.1.1.1 Tri giác 4

1.1.1.2 Chú ý 4

1.1.1.3 Trí nhớ 5

1.1.1.4 Tư duy 6

1.1.1.5 Tưởng tượng 6

1.1.2 Năng lực tự học của học sinh 6

1.1.2.1 Tự học 6

1.1.2.2 Năng lực tự học 7

1.1.2.3 Năng lực tự học của học sinh lớp 3 9

1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học 9

1.1.2.5 Mối quan hệ giữa dạy học và tự học 10

1.1.3 Giải toán có lời văn ở lớp 3 11

1.1.3.1 Khái niệm về bài toán có lời văn 11

1.1.3.2 Quy trình dạy học giải toán có lời văn 12

Trang 6

1.1.3.3 Nội dung chương trình giải toán có lời văn lớp 3 12

1.1.3.4 Đặc điểm dạy học nội dung giải toán có lời văn 13

1.1.3.5 Phân loại toán có lời văn lớp 3 14

1.1.3.6 Một số lưu ý khi dạy học giải toán có lời văn 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 18

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 19

Kết luận chương 1 19

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 21

2.1 Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy nội dung giải toán có lời văn lớp 3 21

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 21

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 21

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 3 22

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với chương trình giải toán có lời văn lớp 3 22

2.2.1 Nhóm biện pháp 1 22

2.2.2 Nhóm biện pháp 2 25

Kết luận chương 2 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 7

đề đặt ra là làm sao để người học tham gia tích cực trong hoạt động dạy học

và phát triển được năng lực tự học của học sinh

Năng lực tự học được hiểu là khả năng tự thực hiện một hệ thống cáchành vi để nhận thức vấn đề, bao gồm: tự tổ chức, tự điều khiển hoạt độngnhận thức trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động

đó Các nhà nghiên cứu đã phân chia các năng lực tự học theo nhiều cáchkhác nhau Nhiều tác giả cho rằng năng lực tự học hợp thành bởi bốn nhóm:năng lực nhận thức, năng lực thực hành, năng lực tổ chức, năng lực kiểm trađánh giá Năng lực tự học của học sinh quan hệ rất chặt chẽ với hứng thú họctập Năng lực tự học là “chìa khóa” để mở ra cho các em chân trời tri thức và

tự do thỏa mãn các nhu cầu khám phá thế giới Vì vậy, cần được xem là mộtnăng lực cốt lõi mà mỗi giáo viên cần chú trọng trong quá trình dạy học Pháthuy năng lực tự học một cách chủ động, sáng tạo được xem như một nguyêntắc của quá trình dạy học đã được nói đến từ lâu và được phát triển mạnh mẽtrên thế giới từ các thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX Ở nước ta, vấn đề này cũng

đã được đặt ra từ những năm 60 và được xác định là một trong những địnhhướng của cải cách giáo dục triển khai ở các trường phổ thông từ năm 1980.1.2 Định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học môn Toán cho học sinh Tiểu học

Môn Toán ở trường Tiểu học được chia ra thành năm mảng kiến thức

cơ bản bao gồm: số học, hình học, thống kê số liệu, đại lượng và toán có lời

Trang 8

văn Bên cạnh mục tiêu trang bị kiến thức, Toán học còn có nhiệm vụ hìnhthành cho học sinh các năng lực Toán học Trong đó, vấn đề tự học luôn làvấn đề được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và được đánh giá là vấn đềquan trọng trong dạy học hiện nay Số lượng các bài toán có lời văn trongchương trình Tiểu học là khá đa dạng Mỗi loại bài tập đều có các cách giảikhác nhau, kiến thức được sử dụng để giải các bài tập này là rất rộng lớn.Thông qua các bài toán có lời văn sẽ giúp học sinh rèn luyện, phát triển cácnăng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt, khả năng tìm tòi, phát hiện,giúp các em lý luận chặt chẽ trong từng bước giải Tuy nhiên, việc phát triểnnăng lực tự học cho học sinh ở các trường Tiểu học vẫn chưa được quan tâmnhiều.

Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học

cho học sinh qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạyhọc nội dung giải toán có lời văn lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng dạy họcmôn Toán ở Tiểu học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nhằm phát triển năng lực tự họcToán của học sinh lớp 3

- Phạm vi nghiên cứu: Toán có lời văn lớp 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tựhọc cho học sinh lớp 3;

- Đề xuất biện pháp dạy học Toán cho học sinh lớp 3 theo hướng tăngcường hoạt động tự học của học sinh;

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số biện pháp dạy học tăng cường hoạt động tựhọc cho học sinh một cách hợp lí thì có thể nâng cao chất lượng dạy học Toán

và năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 3

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC NỘI

DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 1.1 Cở sở lí luận

1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 3

Lứa tuổi HS Tiểu học là lứa tuổi đang diễn ra một sự phát triển toàn diện

về mọi mặt, trong đó có quá trình nhận thức Lứa tuổi này được chia thành haigiai đoạn: giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3) và giai đoạn cuối Tiểu học (lớp

Tri giác của HS Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mangtính không ổn định: Ở lứa tuổi HS Tiểu học, tri giác thường gắn với hànhđộng trực quan Đến cuối năm học lớp 3, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm:trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn Tri giáccủa trẻ mang tính mục đích, có phương pháp rõ ràng, xuất hiện tri giác có chủđịnh (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm bàitập từ dễ đến khó)

1.1.1.2 Chú ý

Ở đầu lứa tuổi Tiểu học, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năngkiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này, chú ý không chủđịnh chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến

Trang 11

những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có nhữngtranh ảnh, trò chơi… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bềnvững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.Lên lớp 3, trẻ bắt đầu hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý củamình Chú ý có chủ định phát triển dần và sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn thứhai Ở trẻ bắt đầu có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộcmột bài thơ, một công thức toán hoặc một bài hát dài… Trong sự chú ý củatrẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng đượckhoảng thời gian cho phép để làm được một việc nào đó và cố gắng hoànthành công việc trong khoảng thời gian quy định.

Do đó, các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tậpđòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linhđộng theo từng độ tuổi đầu hay cuối Tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ,điều này là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ

1.1.1.3 Trí nhớ

Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ logic Giai đoạn lớp 1, lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt vàchiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều HS chưa biết tổ chức việcghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cáchkhái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu

-Ở HS lớp 3, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ bắt đầu được tăngcường, ghi nhớ có chủ định bắt đầu phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việcghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tậptrung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí, tìnhcảm hay hứng thú của các em

Qua đó, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa vàđơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi

Trang 12

nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt ghi nhớ phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt,

dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lí hứng thú và vui vẻ khighi nhớ kiến thức

1.1.1.4 Tư duy

Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất vàphát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng,khái niệm, phán đoán và suy lí

Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, các mốiliên hệ và các quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng khách quan

Từ hai định nghĩa về tư duy ở trên, ta thấy: tư duy của HS Tiểu họcchuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng Trong quá trình học tập, tưduy của HS Tiểu học thay đổi rất nhiều Nếu tri giác phát triển khá mạnh ởmẫu giáo thì lên lứa tuổi Tiểu học, tư duy phát triển mạnh mẽ hơn Ở đây, vaitrò thúc đẩy các nội dung và phương pháp dạy học, vai trò của GV với tư cách

là người tổ chức hoạt động có tính quyết định phát triển tư duy Vì vậy, HS sẽtiếp thu kiến thức tốt hơn nếu GV có những biện pháp dạy học phù hợp vàhiệu quả

1.1.1.5 Tưởng tượng

Ở đầu Tiểu học, tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững dễ thay đổi.Đến lớp 3 tưởng tượng của các em đã phát triển phong phú hơn so với HS lớp

1, lớp 2 nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dặn

1.1.2 Năng lực tự học của học sinh

1.1.2.1 Tự học

Tự học nhìn từ góc độ nhận thức là hoạt động tự giác, độc lập của chínhbản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo… và kinh nghiệm lịch sửloài người nói chung để đạt được mục tiêu học tập của cá nhân

Trang 13

Tự học được nhìn theo góc độ cách thức là các thao tác và những phẩmchất cần thiết cho quá trình tự học của mỗi người, chúng được đặt trong tổngthể các yếu tố cấu thành của hoạt động tự học.

Tóm lại, tự học là hoạt động mang tính độc lập, cá nhân, đòi hỏi có ýthức tự giác cao, có thái độ đúng, có tính mục đích, có mục tiêu rõ ràng, có hệthống kĩ năng tự học Tự học thể hiện sự tự điều khiển, tự điều chỉnh, tự kiểmtra việc học của chính mình theo hướng sáng tạo

1.1.2.2 Năng lực tự học

Năng lực tự học là một loại năng lực cụ thể của người học, là một dạngcủa năng lực thực hiện hành động cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụhọc tập

Theo Lê Công Triêm [9] cho rằng: Năng lực tự học là khả năng tìm tòi,nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chấtlượng cao

Theo Nguyễn Kỳ [7] cho rằng: Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việchọc Năng lực tự học là nội lực phát triển của bản thân người học Tác độngcủa thầy là ngoại lực đối với sự phát triển của bản thân người học

Căn cứ vào ý kiến của các tác giả trong các tài liệu về tự học có thể đưa

ra cấu trúc của năng lực tự học toán như sau:

- Năng lực nhận thức toán học: Năng lực nhận thức toán học được hiểu

là những đặc điểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm hoạt động trítuệ) đáp ứng những yêu cầu của hoạt động học tập toán học và giúp cho việcnắm giáo trình toán học và các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng một cách sáng tạo

- Năng lực tiến hành hoạt động tự học trong môn toán: gắn với các kĩnăng giúp HS có thể tiến hành các hoạt động tự học như: kĩ năng đọc tài liệu,

kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận và hoạt động theo nhóm, hỏi thầy vàbạn bè, trình bày phát biếu ý kiến của mình, tiếp thu ý kiến, kĩ năng giao tiếp

Trang 14

nhờ sử dụng các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin nhằm đạt mụcđích học tập…

- Năng lực quản lí hoạt động tự học: gắn với kĩ năng lập kế hoạch chohoạt động tự học, kĩ năng tổ chức các hoạt động tự học, kĩ năng tự kiểm tra,

tự đánh giá hoạt động tự học

* Các mức độ đánh giá năng lực tự học

Mức độ Năng lực tự học

0 Không biết lập kế hoạch tự học, không biết xác định vấn đề

đã đặt ra, không biết cách thức tiếp cận và nghiên cứu vấn đề.1

Biết lập kế hoạch tự học, biết làm theo kế hoạch đã đề ra, biếtxác định vấn đề, kiến thức cần nghiên cứu ở mức độ đơngiản, nghiên cứu vấn đề dưới sự hỗ trợ trực tiếp từ GV, chưabiết đánh giá kết quả thực hiện theo kế hoạch

2

Biết lập kế hoạch tự học, biết thực hiện theo kế hoạch đã đề

ra, biết xác định vấn đề, kiến thức cần nghiên cứu Nghiêncứu được vấn đề dựa vào những câu hỏi gợi ý của GV, đưa rađược cách thức nghiên cứu vấn đề ở những tình huống đơngiản, bước đầu biết tự đánh giá kết quả thực hiện theo kếhoạch

3

Lập được kế hoạch tự học một cách chi tiết, thực hiện theo kếhoạch đã đề ra một cách hiệu quả, chủ động xác định vấn đề,kiến thức cần nghiên cứu, biết đưa ra các bước, các câu hỏi,

sử dụng vốn kiến thức đã có để lĩnh hội kiến thức trong cáctình huống cụ thể, tự kiểm tra, đánh giá được kết quả thựchiện theo kế hoạch

Bảng 1.1: Các mức độ đánh giá năng lực tự học

Trang 15

1.1.2.3 Năng lực tự học của học sinh lớp 3

Đối với HS lớp 3 có những biểu hiện của năng lực tự học Toán như sau:

- HS có khả năng xây dựng được kế hoạch tự học Toán cho bản thânmình

- HS có kĩ năng sử dụng SGK, tài liệu phục vụ cho hoạt động học toáncủa bản thân mình

- HS có khả năng ghi nhớ thông tin, thu thập thông tin và xử lí thông tin

- HS biết cách nghe giảng để tiếp nhận tri thức, biến tri thức của thầy(cô) thành tri thức của mình

- HS có kĩ năng sử dụng câu hỏi khi nghe giảng

- HS có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động tựhọc Toán

- HS có kĩ năng kiểm tra, đánh giá trình độ học Toán của bản thân mình

1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học

- Điều kiện trang thiết bị phục vụ hoạt động và cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quátrình dạy học và học tập, là cơ sở thực hiện các mục tiêu đào tạo Đối với hoạtđộng tự học thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn Người lãnh đạocần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động tự học và

có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạtđộng tự học thì sẽ đạt hiệu quả cao

- Yếu tố nhận thức và thái độ học tập của học HS

Để biến quá trình học tập thành quá trình tự học cần phải chú trọng pháttriển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HS Tiểu học Ở lứa tuổi này

HS cũng rất dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức, hành vi và dễ cónhững suy nghĩ bồng bột, nông nổi nhất thời Vì vậy, các nhà quản lý và cácnhà giáo dục phải xây dựng được chương trình, nội dung môn học phù hợp

Trang 16

với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi Đồng thời, vận dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học, phát huy khả năng tự giác, tự ý thức, tự giáo dục của

HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục trong nhà trường

- Yếu tố thuộc về GV

GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kíchthích ý thức tự học cho HS Đối với hoạt động tự học của HS, GV phải quantâm hơn và cần nhận thức được vai trò của mình trong quá trình tổ chức hoạtđộng tự học của HS Bên cạnh đó, hướng dẫn HS xác định kế hoạch môn học,xây dựng phương pháp, hình thức tự học phù hợp và sử dụng cách kiểm tra,đánh giá HS phát huy tinh thần tự học của HS

1.1.2.5 Mối quan hệ giữa dạy học và tự học

Mỗi mô hình dạy học thường có 3 thành tố trọng tâm, quan trọng đó làTHẦY – TRI THỨC – TRÒ (ngoài 3 thành tố này còn có các thành tố khácnhư cơ sở vật chất, cộng đồng,…) Trong mối quan hệ này, thầy thực hiệnviệc dạy, trò thực hiện việc học để chiếm lĩnh tri thức Ba thành tố này cóquan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau Ở mỗi thời kì, mỗi quan điểmgiáo dục khác nhau thì vai trò của chúng cũng khác nhau Theo quan điểmdạy học truyền thống, thầy đóng vai trò trung tâm, truyền thụ tri thức cho trò.Theo quan điểm dạy học hiện đại, đặc biệt coi trọng và phát triển tự học thìtrò trở thành trung tâm Trong khuôn khổ khóa luận, tôi tập trung nghiên cứumối quan hệ thầy – tri thức – trò theo quan điểm lấy trò (việc học của trò) làtrung tâm

(Xem bảng 1.2)

Trang 17

THẦY (DẠY) TRÒ (TỰ HỌC)

Thầy hướng dẫn Trò tự đọc, tìm hiểu tài liệu, sách

vở, đồ dùng dạy họcThầy tổ chức hoạt động học Trò tự thể hiện hoạt động học, tự

trao đổi, hợp tác đối thoại với bạn, với thầy

Thầy hỗ trợ trò cách tự học, cách Trò tự giải quyết vấn đề, tự xử lí

tình huốnggiải quyết vấn đề, cách xử lí tình

huống

Thầy là chuyên gia về việc học Trò là người tự học

Thầy đánh giá trò trong suốt quá

trình và cuối quá trình học theo

Trò tự đánh giá mình, tham giađánh giá bạn cùng với thầy

quan điểm động viên, khuyến

khích Kết quả đánh giá là một

trong những căn cứ để điều chỉnh

quá trình dạy sao cho phù hợp nhất

với trò

Bảng 1.2: Mối quan hệ giữa thầy (dạy) và trò (tự học)

1.1.3 Giải toán có lời văn ở lớp 3

1.1.3.1 Khái niệm về bài toán có lời văn

Bài toán có lời văn là những bài toán mà trong đó mối quan hệ giữa cácđại lượng của các dữ liệu cũng như yêu cầu của bài toán được biểu thị bằnglời (đó là ngôn ngữ toán học khác nhau) Nội dung của các bài toán có lời vănluôn sát thực và gần gũi với cuộc sống Các số liệu trong bài toán có lời vănbao giờ cũng có kèm theo đơn vị đo của các đại lượng hoặc doanh số Khigiải các bài toán có lời văn, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng mà HS

Trang 18

phải tìm ra các đại lượng chưa biết hoặc các mối quan hệ khác nhằm đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Mỗi bài toán gồm 3 yếu tố:

+ Dữ kiện bài toán: Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán;

+ Những ẩn số: Là những cái chưa biết và cần tìm (ở tiểu học thườngđược diễn đạt dưới dạng câu hỏi);

+ Những điều kiện: Là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số (hoặc giữa cái

đã cho và cái cần tìm)

1.1.3.2 Quy trình dạy học giải toán có lời văn

Trong học toán, HS không chỉ cần nắm chắc kiến thức là có thể làm toántốt, nhanh, chính xác Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp.Việc hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính vì các bàitoán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học Giải toánkhông phải chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi HS phải nắm chắc khái niệm,quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng bộc lộsuy nghĩ của HS, đòi hỏi HS phải biết làm tính thông thạo

Để hoạt động trên có hiệu quả, cần giúp các em nắm được một số bướcchung để giải một bài toán có lời văn như sau:

- Bước 1: Tìm hiểu bài toán

- Bước 2: Lập kế hoạch giải

- Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải

- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá lời giải

1.1.3.3 Nội dung chương trình giải toán có lời văn lớp 3

* Mục tiêu:

Dạy học giải toán có lời văn lớp 3 nhằm giúp HS:

- Nhận biết bước đầu về bài toán giải bằng hai phép tính trong đó có cácbài toán liên quan đến rút về đơn vị và một số dạng toán khác

Trang 19

- Biết giải và trình bày bài giải toán có hai bước tính (bài toán hợp) trong

đó có bài toán liên quan đến rút về đơn vị và một số dạng bài toán có sử dụngcác kiến thức về quan hệ giữa hai đại lượng (so sánh hai số hơn kém nhau một

số đơn vị, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng mấy lần số lớn, tìmmột trong các phần bằng nhau của một đơn vị hoặc bài toán có nội dung hìnhhọc)

- Phát triển năng lực tư duy thông qua phương pháp giải bài toán (phântích, tóm tắt bài toán, tìm cách giải quyết bài toán)

- Tăng cường khả năng diễn đạt (bằng ngôn ngữ nói và viết) thông quacách trình bày bài giải bài toán (nêu hoặc viết câu lời giải, phép tính giải, đápsố…)

* Nội dung dạy học giải bài toán có lời văn trong Toán 3 gồm có:

- Các bài toán giải bằng hai phép tính trong đó có bài toán liên quan đếnrút về đơn vị

- Các bài toán về các quan hệ giữa các đại lượng:

+ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số

1.1.3.4 Đặc điểm dạy học nội dung giải toán có lời văn

- Nội dung giải bài toán có lời văn ở lớp 3 kế thừa và phát triển so vớinội dung dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 1, lớp 2

Chẳng hạn:

Trang 20

+ Ở lớp 1, lớp 2, HS được giải các bài toán có một bước tính (hay còngọi là bài toán đơn) Đến lớp 3, HS được giải bài toán có hai bước tính (haycòn gọi là bài toán hợp).

+ Ở lớp 2, HS được học giải bài toán về quan hệ “nhiều hơn, ít hơn”.Chẳng hạn bài toán: Tìm số lớn hơn (hoặc số bé hơn) khi biết số bé (hoặc sốlớn) và “phần nhiều hơn” (hoặc “phần ít hơn”) Đến lớp 3, HS được hoànchỉnh về bài toán về quan hệ “nhiều hơn, ít hơn” Cụ thể là bài toán “so sánhhai số hơn kém nhau một số đơn vị” Biết số lớn và số bé tìm “phần nhiềuhơn” hoặc “phần ít hơn” của số lớn so với số bé hoặc số bé so với số lớn

- Nội dung dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 3 là cơ sở, nền tảngphát triển nội dung dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 4, lớp 5 Việc giảibài toán “tìm một phần mấy của một số” là chuẩn bị học bài toán phát triểnhơn ở lớp 4 đó là bài toán “tìm phân số của một số”

1.1.3.5 Phân loại toán có lời văn lớp 3

Các bài toán được phân loại dựa vào phép tính trong lời giải của các bàitoán đó Mỗi bước tính gồm câu lời giải và phép tính tương ứng Theo đó:

- Giải các bài toán đơn (bằng một phép tính cộng, trừ, nhân, chia)

- Giải các bài toán hợp (toán hợp là sự kết hợp của một số bài toán đơn).Trong số các bài toán hợp có một dạng bài toán có cấu trúc toán họcgiống nhau và có thể sử dụng phương pháp giải giống nhau, chúng thườngđược gọi bằng tên riêng như: các bài toán tìm trung bình cộng, tìm hai số khibiết tổng và hiệu của hai số đó… (có khi người ta gọi các bài toán này là cácbài toán điển hình)

Điều quan trọng của dạy học giải toán có lời văn là giúp HS biết cáchgiải quyết các vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn đề này được nêudưới dạng các bài toán có lời văn Đây là sự vận dụng có tính chất tổng hợpcác kiến thức, kĩ năng, phương pháp… học được ở môn Toán ở Tiểu học

Trang 21

1.1.3.6 Một số lưu ý khi dạy học giải toán có lời văn

* Về tóm tắt bài toán

- Tóm tắt bài toán giúp HS nắm chắc cấu trúc đề toán, là điều kiện để HSphân tích, tìm hiểu đề bài toán (nắm được giả thiết, kết luận của bài toán)

Từ đó tìm ra hướng giải quyết bài toán Do đó, cần phải dạy học phần

“tóm tắt bài toán” Tuy nhiên, chưa yêu cầu HS bắt buộc phải viết tóm tắtvào trình bày lời giải bài toán

- Trong sách Toán 3 thường có các dạng tóm tắt sau:

Trang 22

10 x 2 = 20 (bạn) Lớphọc đó có số bạn là:

20 + 10 = 30 (bạn)

Đáp số: 30 bạn

* Về yêu cầu lời giải của bài toán có lời văn ở lớp 3

- GV cần cho HS luyện tập cách diễn đạt nhiều hơn khi giải các bài toán

có lời văn

Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 10 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm Hỏi đoạnthẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?

Câu lời giải bài toán này có thể là:

+ Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là:

10 : 2 = 5 (lần)Hoặc: + Đoạn thẳng AB so với đoạn thẳng CD dài gấp số lần là:

10 : 2 = 5 (lần)+ So với đoạn thẳng CD, đoạn thẳng AB dài gấp số lần là:

10 : 2 = 5 (lần)Tùy theo sự tiếp nhận của HS, có thể cho các em tự đưa ra câu lời giải và

tự lựa chọn câu lời giải thích hợp

* Chú ý khi dạy giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Bài toán liên quan đến rút về đơn vịlà một dạng của bài toán hợp giảibằng hai phép tính Các bài toán này được xây dựng từ hai bài toán đơn là ýnghĩa thực tế của phép nhân hoặc phép chia

Ví dụ: Bài toán: “Có 30 hộp bánh được chia đều cho 5 thùng Hỏi 2thùng đó có bao nhiêu hộp bánh?” được xây dựng từ bài toán đơn: “Có

30 hộp bánh chia đều cho 5 thùng Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu hộpbánh?” và bài toán đơn: “Mỗi thùng có 6 hộp bánh Hỏi 2 thùng có baonhiêu hộp bánh?”

Trang 23

Bài toán ở ví dụ trên có thể giải bằng hai phép tính, mỗi phép tính tươngứng với phép tính giải của mỗi bài toán đơn tạo thành tương ứng.

Như vậy để giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cần thực hiện haibước:

Bước 1: Rút về đơn vị (tính giá trị một đơn vị của một đại lượng nào đó);Bước 2: Tính kết quả để trả lời câu hỏi bài toán Cách giải thường là: gấplên một số lần (ý nghĩa phép nhân) hoặc số lớn gấp mấy lần số bé (chia theonhóm)

Với ý nghĩa nêu trên, chưa nên cho HS dùng “phương pháp tỉ số” để giảibài toán liên quan đến rút về đơn vị Cách này sẽ được đề cập ở lớp 4, lớp

5 khi HS đã làm quen với “tỉ số” và quan hệ “tỉ số”

* Về giải bài toán có nội dung hình học ở lớp 3

Cần lưu ý cách trình bày bài giải tương tự như các bài toán có lời vănkhác Mặt khác, bài toán có nội dung hình học ở lớp 3 thường là các bài toántính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông Do đó, phương phápthường giải là vận dụng quy tắc tính Nó có thể gồm nhiều phép tính nhưngkhi tính không phải viết kết quả phép tính trung gian và không yêu cầu vẽhình

Ví dụ: Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 10m và chiều rộng 6m là:

(10 + 6) x 2 = 32 (m)Không viết là: (10 + 6) x 2 = 16 x 2 = 32 (m)

Trang 24

Qua việc tìm hiểu về thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triểnnăng lực tự học cho HS trong môn Toán hiện nay ở trường Tiểu học, tôi nhậnthấy :

Đa số GV đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việcphát triển năng lực tự học cho HS Một số còn lại thì quan tâm nhưng cáchtruyền đạt, giảng giải chủ yếu vẫn dựa vào các tài liệu đã có sẵn trong SGK,sách giáo viên Có thể thấy, việc rèn khả năng tự học cho HS chưa cụ thể,thường xuyên và chưa đem lại hiệu quả cao HS thường làm việc một cáchmáy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của mình

HS chưa biết cách tự học, chưa chủ động trong học tập Các em chưanhận thức rõ về tầm quan trọng của việc rèn luyện khả năng tự học Ở lứatuổi này, HS cũng dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức, hành vi và dễ

có những suy nghĩ bồng bột, nông nổi nhất thời Ở các em, phương pháp học

và giải toán vẫn còn máy móc, nặng nề về dập khuôn bắt chước Do đó, hiệuquả học tập chưa đạt được mục tiêu đề ra

Trang 25

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3

Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS thông quadạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 chưa thực sự đạt hiệu quảxuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, chương trình Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng cònchứa đựng nhiều thông tin, nội dung buộc HS phải thừa nhận và ghi nhớ máymóc Kiến thức một số bài học nhiều khi là quá dài trong phạm vi mộttiết học Từ đó khiến cho GV chỉ chăm chú việc truyền tải kiến thức màkhông có thời gian tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động nhằm pháttriển năng lực tự học Như vậy, nội dung dạy học ảnh hưởng không nhỏđến việc phát huy khả năng sáng tạo của HS

Thứ hai, GV chưa thực sự quan tâm và lưu ý đến việc phát triển năng lực

tự học của các em để vận dụng những kiến thức đã học vào giải toán có lờivăn, chỉ chú ý đến kĩ năng giải toán của các em, quan tâm đến việc các em cógiải được bài toán đó hay không

Thứ ba, HS chưa nhận thức được đúng vai trò của việc phát huy năng lực

tự học, chưa tập trung học tập, ỷ lại Để giải toán có lời văn, HS phải biết kếthợp nhiều kĩ năng như: kĩ năng tư duy, kĩ năng giải toán, kĩ năng trình bày bàikhoa học nhưng các em còn hạn chế ở các kĩ năng này

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển nănglực tự học cho HS qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 từ đó làm

cơ sở đề xuất các biện pháp sư phạm ở chương 2 cụ thể:

Làm rõ đặc điểm của HS lớp 3, năng lực tự học của các em cũng như

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Đạo, Tự học là kinh nghiệm suốt đời của mỗi con người. Tự học – tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb GD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học là kinh nghiệm suốt đời của mỗi con người. Tựhọc – tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam
Nhà XB: Nxb GD Hà Nội
[2]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Tác giả: Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[3]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), SGK Toán 3, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Toán 3
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[4]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo viên Toán 3, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Toán 3
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[5]. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học, Nxb Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Nhà XB: Nxb Sưphạm
[6]. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2006
[7]. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Trường (1997), Quá trình dạy - Tự học, Nxb GD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quátrình dạy - Tự học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Trường
Nhà XB: Nxb GD Hà Nội
Năm: 1997
[8]. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2002), Học Và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học Và dạy cách học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2002
[9]. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu chosinh viên đại học
Tác giả: Lê Công Triêm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
[10]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2004), Tâm lí học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w