1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

123 141 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 150,11 KB

Nội dung

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị (HTCT) là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đặc biệt trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 khẳng định: “Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Mà quyền lực của nhân dân có được đảm bảo hay không phải tùy thuộc ở HTCT có được đổi mới và hoàn thiện hay không. Trong các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng gần đây, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết, kết luận về đổi mới tổ chức bộ máy của HTCT và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc thuộc ngân sách nhà nước”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39NQTW của Bộ chính trị (khóa XI) về “Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Kết luận số 64KLTW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện HTCT từ Trung ương đến cơ sở”. Đặc biệt, việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XII của Đảng đã đề ra: “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”35, 217218, được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 18 của Hội Nghị Trung ương 6, khóa XII: về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” . Có thể thấy, các chủ trương trên của Đảng đều đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam. Quá trình triển khai các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng về đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội đã từng bước được đổi mới sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, cùng với những kết quả quan trọng đó HTCT nước ta nói chung còn bộc lộ những hạn chế: Tổ chức bộ máy của HTCT còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc; hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đối với chức năng nhiệm vụ cũng như quyền hạn của các tổ chức chưa rõ ràng, mối quan hệ còn chưa chặt chẽ, vấn đề chồng chéo, trùng lắp vẫn đang tồn tại; Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương, năng lực quản lý trong một số cơ quan nhà nước còn hạn chế và yếu kém dẫn đến nhiều tiêu cực trong các tổ chức và cá nhân như quan liêu, tham nhũng, lãng phí,... Với những hạn chế như vậy vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đặc biệt là theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng. Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trương này từ trung ương đến địa phương cần thiết phải nghiên cứu những trường hợp cụ thể tại các địa phương để cụ thể hóa chủ trương này một cách phù hợp với từng địa phương. Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là một huyện vùng cao, biên giới còn nghèo vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy HTCT chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa, dân tộc, địa lý, kinh tế, xã hội… vì vậy càng phải nghiên cứu sâu hơn các nội dung, hình thức và mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Do đó, việc nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là cần thiết. Từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-SÙNG SEO SỈ

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-SÙNG SEO SỈ

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học

Mã số: 60310201XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chủ tịch Hội đồng

chấm luận văn thạc sĩ

PGS.TS Nguyễn Anh Cường

Người hướng dẫn khoa học

TS Nguyễn Duy Quỳnh

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này được thực hiện bởi chính tôi nhờ sự hướngdẫn khoa học của TS Nguyễn Duy Quỳnh và đã được chỉnh sửa theo sự góp

ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Các thông tin, số liệu trong luận vănđều có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng, chính xác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

Tác giả luận văn

Sùng Seo Sỉ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Đổi mới tổ chức bộ máy

hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay”tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trườngĐại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt

là sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Khoa học chính trị để hoàn thànhluận văn này

Với sự chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu nhàtrường, phòng Sau Đại học, các thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảngdạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học thạc sĩ và nghiên cứu đề tàiluận văn

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy TS Nguyễn Duy Quỳnh

– người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kiến thức, phương pháp đểtôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong suốt quá trình viết luận văn, tuynhiên có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mongnhận được những ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo

và bạn bè

Trang 6

MỤC LỤCY

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10

3.1 Mục đích nghiên cứu 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

5.1 Phương pháp luận 11

5.2 Các phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn 12

7 Cấu trúc của luận văn 13

NỘI DUNG 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ 14

1.1 Một số khái niệm cơ bản 14

1.2 Cấu trúc, đặc trưng, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam 21

1.3 Quan điểm của Đảng về hệ thống Chính trị cơ sở và đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam 37

1.4 Nội dung đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị 43

Trang 7

1.5 Những yếu tố tác động đến đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống

Chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 48

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG 52

2.1 Vài nét về hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 52

2.2 Thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 58

2.3 Những vấn đề đặt ra 77

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG 83

3.1 Phương hướng 83

3.2 Giải pháp 89

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐND – Hội đồng nhân dân

UBND - Ủy ban nhân dân

MTQG – Mục tiêu quốc gia

HTCT – Hệ thống chính trị

HTCTXHCN – Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa UBKT - Ủy ban kiểm tra

XHCN – Xã hội chủ nghĩa

CHXHCNVN – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nxb – Nhà xuất bản

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc đổi mới

tổ chức bộ máy hệ thống chính trị (HTCT) là vô cùng cần thiết và quan trọng.Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được Đảng Cộng sản ViệtNam khẳng định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đặc biệt trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm

1991 khẳng định: “Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới

là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảođảm quyền lực thuộc về nhân dân” Mà quyền lực của nhân dân có được đảmbảo hay không phải tùy thuộc ở HTCT có được đổi mới và hoàn thiện haykhông Trong các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng gần đây, Ban chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị đã có nhiều chủ trương, Nghịquyết, kết luận về đổi mới tổ chức bộ máy của HTCT và tăng cường lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa VIII) “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chínhtrị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc thuộc ngân sách nhà nước”; Nghị quyếtHội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổimới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”;Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về

“Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới,kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấphành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TWcủa Bộ chính trị (khóa XI) về “Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức” Kết luận số 64-KL/TW Ban Chấp hành Trung ương

Trang 10

Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện HTCT từTrung ương đến cơ sở” Đặc biệt, việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XII của Đảng đã đề ra:

“Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả”[35, 217-218], được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 18 củaHội Nghị Trung ương 6, khóa XII: về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắpxếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệuquả”1 Có thể thấy, các chủ trương trên của Đảng đều đặc biệt nhấn mạnh đếnviệc cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam

Quá trình triển khai các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng về đổi mới

tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội đã từng bước được đổi mới sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạtđộng hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước

Tuy nhiên, cùng với những kết quả quan trọng đó HTCT nước ta nóichung còn bộc lộ những hạn chế: Tổ chức bộ máy của HTCT còn cồng kềnh,nhiều đầu mối, tầng nấc; hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Đối với chức năng nhiệm vụ cũng như quyền hạn của các tổ chức chưa rõràng, mối quan hệ còn chưa chặt chẽ, vấn đề chồng chéo, trùng lắp vẫn đangtồn tại; Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương,năng lực quản lý trong một số cơ quan nhà nước còn hạn chế và yếu kém dẫnđến nhiều tiêu cực trong các tổ chức và cá nhân như quan liêu, tham nhũng,lãng phí, Với những hạn chế như vậy vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới,sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực,hiệu quả đặc biệt là theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của

1

https://dantri.com.vn/chinh-tri/xay-dung-dang-va-he-thong-chinh-tri-tinh-gon-bo-may-20180203073818601.htm

Trang 11

Đảng Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trương này từ trung ương đếnđịa phương cần thiết phải nghiên cứu những trường hợp cụ thể tại các địaphương để cụ thể hóa chủ trương này một cách phù hợp với từng địa phương

Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là một huyện vùng cao, biên giới cònnghèo vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy HTCT chịu ảnh hưởng nhiều từ vănhóa, dân tộc, địa lý, kinh tế, xã hội… vì vậy càng phải nghiên cứu sâu hơn cácnội dung, hình thức và mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn Do đó, việcnghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh

Hà Giang là cần thiết

Từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới tổ chức bộ máy

hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề hệ thống chính trị nói chung và đổi mới tổ chức bộ máy hệthống chính trị nói riêng đã được nhiều nhà chính trị, nhà lý luận và nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả to lớn Có thể kể đến một

số công trình tiêu biểu như sau:

Các sách chuyên khảo, tham khảo về đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở:

- Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn

Văn Thảo, Trần Xuân Sầm (đồng chủ nhiệm), “Đổi mới và tăng cường hệ

thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, năm 1999 Trên cơ sở khoa học và luận cứ xác đáng các tác giả đã đềxuất phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, đổimới và tăng cường HTCT Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

Trang 12

- Trần Đình Hoan, “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính

trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2008 Tác giả khái quát những quan điểm, nội dung đổi mới trên cơ sở đảmbảo những nguyên tắc nhất đinh trong quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam

- Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện

nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004 Nghiên cứu một số vấn đề

nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, trong sự nghiệp đổimới và phát triển của nước ta hiện nay Qua những nội dung phân tích đã làmsáng tỏ thêm tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) củaĐảng

- Vũ Hoàng Công “Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và

giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002 Tác giả bổ sung

những kiến thức về HTCT cơ sở, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển vànhững giải pháp cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị

- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống

chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

2002 Văn kiện hội nghị đã xác định tính cấp thiết phải đổi mới HTCT cơ sở,đồng thời đưa ra chủ trương giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT

ở cơ sở xã, phường, thị trấn

- Nguyễn Phú Trọng (2008) (chủ biên), Đổi mới và phát triển ở Việt

Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tác giả đã bổ sung những lý luận sâu sắc về đổi mới ở Việt Nam và đề xuấtnhững giải pháp đổi mới và phát triển ở Việt Nam có thể vận dụng vào thựctiễn ở nước ta

- Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở

và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miến núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miến núi phía bắc nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đã

Trang 13

khảo sát thực trạng HTCT cơ sở và việc thực hiện dân chủ ở nông thôn miềnnúi vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, qua đó đề xuất giải pháp cải thiện HTCT

và dân chủ trong nhân dân

- Dương Xuân Ngọc (2000), Mối quan hệ giữa Đảng, Chính quyền và

các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Tác giả phân tích mối quan hệ tác động biện chứng, cơ chế vận hànhgiữa các thành tố trong HTCT cấp xã ở nước ta

Một số luận văn, luận án, gồm:

- Lưu Minh Trị: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông

thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó

tiến sĩ, năm 1993 Đề tài luận văn của tác giả khảo sát thực trạng HTCT cấp

xã khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, qua đó đưa ra phương hướng, giảipháp tiếp tục đổi mới và kiện toàn HTCT ở đây

- Đặng Thị Hiền, “Đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở nông

thôn (thông qua khảo sát thực tế của tỉnh Tuyên Quang)”, luận văn thạc sĩ

khoa học chuyên ngành Triết học, năm 1993 Từ việc khảo sát thực tế tạiTuyên Quang, tác giả đã khảo sát thực trạng, rút ra những vấn đề, đề xuất giảipháp để tiếp tục kiện toàn HTCT cấp cơ sở ở vùng nông thôn nước ta

- Trần Khánh Sơn, “Đổi mới hệ thống chính trị cấp huyện ở Nghệ An

hiện nay”, luận văn thạc sĩ Chính trị học, năm 2008 Tác giải khái quát quá

trình đổi mới HTCT cấp huyện ở Nghệ An, từ những thành tựu và hạn chếđưa ra các giải pháp nhằm đổi mới HTCT cấp huyện ở Nghệ An một cáchmạnh mẽ hơn

- Nguyễn Trọng Long, “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây hiện nay”, luận văn thạc sĩ

Triết học, năm 2007 Với đề tài này, tác giả phân tích và khái quát để đưa đếnnhững nội dung lý luận khác nhau về đổi mới hệ thống chính trị và đề xuấtnhững giải pháp đổi mới hệ thống chính trị thêm sâu sắc hơn, toàn diện hơn

Trang 14

và có thể vận dụng thực tiễn trong việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trịViệt Nam nói chung và địa phương huyện Hoài Đức nói riêng.

- Nguyễn Thị Kim Hoa, “Hệ thống chính trị nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa giai đoạn 1954-1975”, luận văn thạc sỹ Chính trị học Đề tài đã

khái quát lại cấu trúc, đặc trưng, cơ chế vận hành và đặc điểm HTCT nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1954 – 1975, đồng thời phân tíchnhững ưu, khuyết điểm HTCT thời kỳ đó và liên hệ với hệ thống chính trịhiện nay

Một số bài báo khoa học, gồm:

- Phạm Ngọc Quang, “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát

huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động”, Tạp chí Triết học số 3

năm 1996 Với công trình nghiên cứu này tác giả đã luận chứng và cho rằng,đổi mới HTCT là yếu tố quan trọng để thực hành và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân Trọng tâm của đổi mới HTCT là đổi mới tổ chức và phươngthức hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chínhtrị khác, trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là yếu tố cốt lõi.Việc đổi mới hệ thống chính trị phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đócũng là nhân tố bảo đảm xây dựng và phát triển dân chủ XHCN ở nước tahiện nay

- Dương Xuân Ngọc, “Tiếp tục đổi mới, kiên toàn hệ thống chính trị

nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính

trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2010 Bài viết bổ sungnhững nhận thức mới và và đề xuất những cách làm mới để xây dựng và kiệntoàn HTCT Việt Nam trong điều kiện mới ở nước ta

- Đinh Xuân Lý “Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,

nhân dân làm chủ”, trong xây dựng hệ thống chính trị nước ta ttheo quan điểm Đại hội XII, Tạp chí Triết học, số 11, 11/2016 Tác giả phân tích sâu hơn

về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ

Trang 15

trong thời kỳ mới hiện nay Nêu cao tầm quan trọng của cơ chế vận hành nàytrong quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam theo quan điểm của Đạihội XII của Đảng.

Và các công trình khoa học khác nghiên cứu chủ đề có liên quan đếnđổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Trong những công trình nghiên cứu trên có nhiều công trình liên quantrực tiếp đến luận văn này, các nhà khoa học đã nghiên cứu trực tiếp đến đổimới hệ thống chính trị cơ sở với nhiều góc độ khác nhau Ngoài việc đưa racác định nghĩa khái niệm, xu hướng vận động cũng như vị trí, vai trò củaHTCT cơ sở ở nước ta, các tác giả đã phân tích rõ thực trạng và những tồn tạicủa hệ thống chính trị cơ sở, rút ra nguyên nhân của những tồn tại đó và đềxuất các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam và HTCT cơ sở ở một

số địa phương nước ta hiện nay với những mức độ và phương diện khác nhau.Song chưa có công trình nào dành riêng cho nghiên cứu chuyên sâu về vấn đềđổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giaiđoạn hiện nay Do đó, tác giả tập trung vào nghiên cứu vấn đề đổi mới tổchức bộ máy hệ thống chính trị ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng và giải pháp góp phầnđổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giangtheo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được kết quả nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ

nghiên cứu như sau:

Trang 16

Thứ nhất là làm rõ một số khái niệm về hệ thống chính trị, hệ thống

chính trị cơ sở, đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Thứ hai là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đổi mới tổ chức bộ

máy hệ thống chính trị

Thứ ba là đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống

chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Thứ tư là đề xuất phương hướng và các giải pháp để góp phần đổi mới

tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chính trị Việt Nam; vấn

đề đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện

Xín Mần, tỉnh Hà Giang; một số nội dung có mối quan hệ gắn liền với đổimới tổ chức bộ máy HTCT huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

- Không gian: Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

- Thời gian: Từ năm 2015 đến hết năm 2019, đây là thời gian một

nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện Xín Mần (khóa XVII), nhiệm kỳ 2015 – 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện với phương pháp luận duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhữngquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hà Giang và Đảng bộhuyện Xín Mần về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Trang 17

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài Luận văn này tác giả sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu như sau:

Thứ nhất là phương pháp logic kết hợp phương pháp lịch sử: Sự kết

hợp hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn để làm rõ

sự kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu liên quan quá trình đổi mới tổchức bộ máy hệ thống chính trị Đồng thời sử dụng để giải thích các thuậtngữ, các quan điểm của Đảng qua các thời kỳ về đổi mới tổ chức bộ máy hệthống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở từ đó rút ra những kết luận

Thứ hai là phương pháp thống kê: tác giả thu thập các số liệu thứ cấp

bao gồm các tài liệu, báo cáo của Đảng bộ huyện Xín Mần, Ban tổ chức – Nội

vụ huyện và các phòng, ban chuyên môn khác để phân tích thực trạng đổi mới

tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Thứ ba là phương pháp Phân tích – tổng hợp: Đây là phương pháp sử

dụng nhiều, từ các tài liệu, số liệu thu được tác giả sẽ xử lý, phân tích và tổnghợp để có thông tin và cái nhìn tổng quan về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị huyện Xín Mần

Thứ tư là phương pháp so sánh: Một trong nhiệm vụ quan trọng của

luận văn là làm rõ, nhìn thẳng vào những mặt mạnh, yếu kém của hệ thốngchính trị huyện Xín Mần từ đó đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệuquả mà Đảng đã đề ra tại Đại hội XII đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương 6khóa XII và các chủ trương, Nghị quyết trước đó vì vậy dùng phương pháp sosánh để tìm thấy sự khác nhau, điểm mới, phát triển của thời điểm hiện tại vớicác thời kỳ, điều kiện các địa phương,…để đưa ra những định hướng, giảipháp phù hợp

Trang 18

Ngoài việc sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên đề tàiluận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phỏngvấn, phương pháp thực địa, phương pháp khảo sát thực tiễn,…

6 Đóng góp của luận văn

Sau khi hoàn thành, luận văn này có thể đóng góp một số kiến thức nhưsau:

Luận văn góp phần làm rõ thêm một số khái niệm hệ thống chính trị, hệthống chính trị cơ sở và đổi mới hệ thóng chính trị cơ sở Đồng thời luận văncũng khái quát những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước Việt Nam về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận khoa học để phân tích, đánh giá nhữngthành tựu và hạn chế trong đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyệnXín Mần, cùng với đó là chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những thànhtựu và hạn chế đó và rút ra những vấn đề đặt ra đối với đổi mới tổ chức bộmáy hệ thống chính trị huyện Xín Mần

Từ việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được, những hạnchế còn tồn tại và những vấn đề đặt ra, tác giả đã đưa ra một số phươnghướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trịhuyện Xín Mần hiệu quả hơn Từ những kiến thức đạt được luận văn gópthêm tiếng nói vào quá trình đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyệnXín Mần, tỉnh Hà Giang hiện nay

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có các phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và Phụ lục Trong đó phần nội dung luận văn bao gồm 3chương và 10 tiết

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị

Khái niệm hệ thống chính trị xuất hiện trong nền chính trị hiện đại.Trong lịch sử xã hội việc đưa ra các quyết định chính trị mang tính quốc gialuôn thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước mà tối cao nhất là các vị vuangười đứng đầu nhà nước (trong đó ngoại trừ một số thời kỳ của Hy Lạp và

La Mã cổ đại tồn tại thể chế dân chủ cộng hòa, trong đó Nghị viện và đôngđảo nhân dân có tiếng nói quan trọng nhất định trong việc đưa ra các quyếtđịnh có tính quốc gia) Việc các cá nhân khác (như tể tướng, thượng thư,…)

có góp ý hoặc tác động đến một quyết định, chính sách nào đó là có thể, tuynhiên không được quy định trong thể chế, nghĩa là không phải là một điều bắtbuộc có tính pháp lý Các quyết định chính trị mang tính chất quốc gia khôngphải là kết quả phấn đấu của cả một hệ thống bộ máy mà nó chỉ là sản phẩmcủa cá nhân có quyền lực tối cao nhất Chính trị hiện đại đã khác một cáchcăn bản, nếu xét từ góc độ cách thức cai trị Khi các đảng phái chính trị đượcthành lập nó đại diện cho các giai cấp, tầng lớp các lực lượng xã hội khácnhau xuất hiện các tổ chức chính trị - xã hội, nhóm lợi ích, phong trào xã hội,

…không ngừng đấu tranh để giành quyền lực chính trị trong đó tập trung vàoquyền lực nhà nước hoặc tham gia vào các quyết định chính trị, chính sáchcủa quốc gia đã làm cho nền chính trị dân chủ hơn

Hiện nay, các quyết định chính trị đã trở thành sản phẩm của cả hệthống bộ máy, là kết quả của một quá trình có tính thể chế, tính bắt buộc,

Trang 21

không chỉ phụ thuộc riêng vào ý chí chủ quan của một người nào dù đó làngười đứng đầu Nhà nước Như vậy, nghiên cứu đến nền chính trị hiện đạivừa phải nghiên cứu hoạt động của nhà nước nói chung và hoạt động của các

cơ quan nhà nước nói riêng đồng thời vừa phải nghiên cứu đến cả vai trò, vịtrí, mối quan hệ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình chính trị Từ

đó, có thể thấy khái niệm HTCT là một sự phản ánh những vấn đề thực tiễnchính trị hiện đại Nó là một sản phẩm của nền chính trị vận động theo hướngdân chủ hóa Việc đưa ra khái niệm HTCT chính là nhằm vạch ra hệ thốngcác chủ thể có quan hệ gắn bó với nhau trong việc giành, giữ và thực thi

quyền lực chính trị Như vậy có thể khẳng định: “Hệ thống chính trị là khái

niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội”[93,5].

Ở Việt Nam, thuật ngữ hệ thống chính trị được sử dụng đầu tiên trongNghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI(tháng 3 năm 1989) về “Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI

và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới” Tiếp theo sau đó trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991 củaĐại hội VII thuật ngữ hệ thống chính trị tiếp tục xuất hiện và khá đầy đủ trongcác điều 9, điều 10, điều 11, điều 12 Từ những sự kiện này thuật ngữ HTCT

đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nhiều văn kiện, Nghị quyết, trong cáccông trình nghiên cứu khoa học và cả trong đời sống chính trị Đến nay kháiniệm HTCT vẫn còn nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau do vậy chưathực sự được thống nhất Có những cách tiếp cận từ góc độ cấu trúc quyền lựccủa giai cấp cầm quyền, cho rằng hệ thống chính trị là hệ thống quyền lực của

Trang 22

giai cấp cầm quyền hay gọi là hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền.

Có cách tiếp cận khác nữa là từ góc độ cấu trúc quyền lực của nhân dân vớicách tiếp cận này coi HTCT là một hình thức tổ chức mang tính dân chủnhằm mục đích bảo vệ và phát huy quyền lực của nhân dân Ngoài hai cáchtiếp cận trên còn có cách tiếp cận coi hệ thống chính trị vừa là hệ thống quyềnlực của giai cấp cầm quyền đồng thời vừa là hệ thống quyền lực của nhândân Từ đó ta thấy lợi thế cơ bản thuộc về các các tổ chức của giai cấp cầmquyền, cụ thể là giai cấp nắm quyền lực về kinh tế để qua đó tác động vào cácquá trình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp cầm quyền ỞViệt Nam các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau vềHTCT, tiêu biểu như:

Hệ thống chính trị là một cơ cấu tổ chức của xã hội, bao gồm các thựcthể chính trị (các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thểchính trị - xã hội, các phong trào chính trị…) được pháp luật hiện hành thừanhận và hoạt động công khai; thông qua đó, giai cấp cầm quyền thực hiệnquyền lực chính trị trong xã hội[40, 11]

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội,bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợppháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vàocác quá trình của đời sống chính trị - xã hội, để củng cố duy trì và phát triểnchế độ đương thời phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền[40, 5]

Tiếp theo, hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chếchính trị (cơ quan nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, tổ chức chínhtrị - xã hội, v.v.) được xây dựng theo một kết cấu chức năng nhất định, vậnhành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyềnlực chính trị [43, 10]

Cùng với sự kế thừa các giá trị tri thức về hệ thống chính trị trên thếgiới và cách tiếp cận của chính trị học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Trang 23

Lênin, có thể hiểu: Hệ thống chính trị là một phạm trù thuộc kiến trúc thượng

tầng dùng để chỉ một chỉnh thể hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị

-xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau trong và giữa các cấp độ tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hợp thành cơ thể chính trị của một chế độ xã hội nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị

1.1.2 Khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam

Đối với Việt Nam, lợi ích của giai cấp công nhân, nông dân và nhândân lao động là thống nhất với nhau cho nên HTCT không chỉ là hệ thốngquyền lực của giai cấp công nhân mà còn là cơ chế xã hội trong đó, nhân dândưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, thực hiện quyền lực củamình HTCT Việt Nam là sự thể hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoạtđộng trên cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ĐảngCộng sản Việt Nam là đội tiên phong có chức năng lãnh đạo toàn diện đối với

xã hội; Nhà nước có chức năng điều hành, quản lý tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội; các đoàn thể nhân dân có chức năng tập hợp các giai cấp, tầnglớp xã hội tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Từ đó có thể nói, HTCT Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất baogồm các tổ chức: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội,

ở các cấp độ và mối quan hệ qua lại giữa các thành tố đó theo chức năngnhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động HTCT Việt Nam

có một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội nhờ đó nhân dân lao động thựcthi quyền lực của mình trong xã hội

Như vậy, để nghiên cứu HTCT Việt Nam cần nghiên cứu nó như mộtchỉnh thể cơ cấu tổ chức cùng cơ chế vận hành và hoạt động của các tổ chứcchính trị, các thể chế chính trị, phản ánh mối quan hệ, tương quan lực lượng

Trang 24

của các tập đoàn trong xã hội của Việt Nam HTCT tồn tại trong xã hội ViệtNam chịu sự chi phối của xã hội Việt Nam; đồng thời các thành tố đó tácđộng trở lại đối với xã hội và các lĩnh vực của xã hội như chính trị, kinh tế,văn hóa,…khi nghiên cứu HTCT cần xem xét nó trong mối quan hệ tác độngqua lại với các lĩnh vực khác Như Lê-nin đã viết về mối quan hệ giữa chínhtrị và kinh tế: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [68, 349] Dovậy, HTCT cần được tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu vận động vàphát triển của kinh tế - xã hội.

Từ khái niệm trên ta có thể thấy hệ thống chính trị Việt Nam gồm

những đặc điểm chủ yếu như sau: Một là, HTCT Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo (Đảng Cộng sản Việt Nam); Thứ hai, về bản chất của HTCT xã

hội chủ nghĩa thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến,

cách mạng, luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân dân và cả dân tộc; Thứ ba, bản

chất của dân chủ thể hiện ở việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân; Thứ tư, trong mối quan hệ lợi ích các giai cấp, tầng lớp

căn bản là thống nhất giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũtri thức và nhân dân

1.1.3 Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở

Cơ sở theo đối tượng nghiên cứu là khái niệm dùng để chỉ một cấpquản lý trong bốn cấp quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương ỞViệt Nam các cấp xã, phường, thị trấn được gọi là cấp cơ sở Đây là nơi cưtrú, làm ăn của nhân dân, nơi mà diễn ra các hoạt động lao động, sản xuất,kinh doanh,… Đồng thời diễn ra các hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa,đây là đầu mối của thị trường kinh tế, là nơi hình thành các mối quan hệ kinh

tế giữa người sản xuất và tiêu dùng Cơ sở là nơi người dân sinh sống, thựchiện các hoạt động và là nơi mà thể hiện mối quan hệ xã hội của các cá nhân,

Trang 25

giữa cá nhân với tổ chức với nhau Các hoạt động này đều ở trong khuôn khổ

sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị cơ sở gồm các bộ phận cấu thành: tổ chức Đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân Mỗi một bộphận có vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên đều cómối quan hệ mật thiết với nhau

Đảng bộ cơ sở, nòng cốt ở đây là Ban Chấp hành Đảng bộ là cơ quanhạt nhân chính trị, trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo chính quyền và xãhội qua việc triển khai, đề ra các chủ trương, đường lối, Nghị quyết,…; Chínhquyền là trụ cột của HTCT cơ sở, có chức năng quản lý, điều hành tất cả cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…; Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện chức năng tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, chính quyền cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện chăm lo đến quyền, lợi ích chính đáng củanhân dân Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội Đổi mới tổ chức

bộ máy HTCT cơ sở là phải đổi mới tổ chức bộ máy của từng tổ chức trongHTCT cơ sở và mối quan hệ giữa chúng với nhau

Như vậy, ta có thể hiểu: HTCT cơ sở là toàn bộ các thể chế chính trị ở

cấp xã, phường, thị trấn (tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân của cấp xã và mối quan hệ giữa chúng) được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ, thống nhất với nhau về mục đích, chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.

1.1.4 Khái niệm về đổi mới hệ thống chính trị

Đổi mới HTCT là một trong những nhân tố quan trọng của cuộc đổimới chính trị đồng bộ cùng với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội , mang tính

Trang 26

toàn diện và chỉnh thể Cùng với đó, đổi mới về mặt tư duy về hình thái cấutrúc và tổ chức bộ máy là công việc trọng tâm của vấn đề đổi mới chính trị;đồng thời với nhiệm vụ đó là tiến hành xác lập và vận hành cơ chế hoạt độngcủa cả hệ thống và kiểm soát quyền lực của các thành viên trong HTCT Đâykhông chỉ bảo đảm thành công trong đổi mới chính trị, mà còn là cơ sở vàđộng lực quan trọng đối với công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ

Trong việc đổi mới hệ thống chính trị cần phải thay đổi những vấn đề

đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù phợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu củathực tế để phát triển và tiến bộ Theo như nhà khoa học Albert Einstein từngnói: “Trí tưởng tượng là tất cả Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra Trítưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức” Qua đó ta thấy để đổi mới hệthống chính trị cần có sự tưởng tượng sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở nghiêncứu kỹ lý luận có lý luận soi đường để không đi sai đường, có hệ thống lýthuyết chặt chẽ để sau khi đổi mới, hệ thống chính trị sẽ hoạt động hiệu quảhơn, đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tế

1.1.5 Khái niệm tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Theo thuật ngữ Hi Lạp khái niệm tổ chức được hiểu là công cụ, dụng

cụ giúp con người thực hiện một công việc, một hoạt động nào đó để đạt hiệuquả Còn ở trong từ điển tiếng Việt tổ chức được hiểu theo các nghĩa như:

“làm cho thành một chỉnh thể, một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năngchung nhất định; làm cho thành có trật tự, có nề nếp; là những gì cần thiết đểtiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất; làm công tác

tổ chức của cơ quan và công tác cán bộ; tổ chức cán bộ; tập hợp người được

tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung;

tổ chức chính trị - xã hội có kỷ luật chặt chẽ, trong quan hệ với các thành viêncủa nó” [86, 1007]

Tiếp cận từ khía cạnh tổ chức công, có thể thấy: Tổ chức công có thểthuộc sở hữu nhà nước, không có chủ sở hữu hoặc sở hữu tư nhân, hoạt động

Trang 27

với mục tiêu chính không phải vì lợi nhuận mà hướng tới phục vụ lợi ích củacộng đồng, của xã hội (lợi ích của công cộng) Các tổ chức có thành phần hếtsức đa dạng, hợp thành các nhóm: tổ chức đảng, tổ chức nhà nước và các tổchức chính trị xã hội.

Tổ chức còn là một tập hợp tạo thành một đơn vị, cơ quan, một hệthống (tổ chức bộ máy) với những chức năng và nhiệm vụ nhất định nhằmthực hiện và đạt được mục tiêu chung đã được xác định

Bộ máy là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, được

tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng

bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhất định

Bộ máy không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan, đơn vị, mà làmột hệ thống thống nhất các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lạichặt chẽ với nhau vận hành một cách nhịp nhàng

Như vậy ta có thể hiểu: Tổ chức bộ máy là sự tổng hợp các tổ chức, cơ

quan, bộ phận khác nhau có mối liên hệ về quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đượcchuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được

bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý và phục

vụ mục đích chung đã xác định

Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức, cơ quanthuộc hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thốngđược tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chếđồng bộ, phụ thuộc lẫn nhau, có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau nhằmthực hiện mục tiêu của hệ thống chính trị

Trang 28

1.2 Cấu trúc, đặc trưng, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam

1.2.1 Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam

Đầu tiên, về tổ chức bộ máy HTCT Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hộicựu chiến binh Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là thành tốgiữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, là hạt nhân của hệ thống chínhtrị

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có các cơ quanQuốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Tòa án và Viện Kiểmsát nhân dân) và chính quyền địa phương

Đối với Quốc hội: đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơquan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội Việt Nam thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, quyết định nhữngvẫn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhànước (theo Hiến pháp 2013, điều 69)

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại Chủ tịch nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là do Quốc hội bầu ra trong số những đại biểu quốchội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trướcQuốc hội (Hiến pháp 2013, Điều 86, Điều 87)

Chính phủ là một cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền thực hiện các quyền hànhpháp, là một cơ quan chấp hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước

Trang 29

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhândân tối cao và các tòa án khác do luật quy định Tòa án nhân dân là cơ quan

có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (theoHiến pháp 2013, Điều 102)

Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tốicao và các Viện Kiểm sát khác do luật định Viện Kiểm sát nhân dân cónhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất (Hiến pháp 2013, Điều 102)

Chính quyền địa phương được tổ chức ở ba cấp là cấp tỉnh, huyện và

xã Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với đặcđiểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luậtquy định Hội đồng nhân dân là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân địa phương, do nhân dân địa phương đó bầu ra, chịu trách nhiệm trướcNhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên HĐND mỗi cấpquyết định các vấn đề của địa phương đó do luật quy định; HĐND có chứcnăng giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và việcthực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ở cấpchính quyền địa phương là do HĐND cùng cấp đó bầu ra, là cơ quan chấphành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà

Trang 30

nước cấp trên UBND tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm

vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Hiến pháp 2013, Điều 111, Điều 112,Điều 113, Điều 114) Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện đượcthành lập để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ hệ thống chính trị địaphương và nhân dân

Như vậy, trong hệ thống chính trị, quyền lực Nhà nước là tập trung,thống nhất không thể phân chia, nhưng có sự phân công và kiểm soát lẫn nhaugiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là một thành tốtrong HTCT, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liênhiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc,các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Điều 1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là nơi thể hiện ýchí, nguyện vọng của nhân dân, có nhiệm vụ tập hợp khối đại đoàn kết toàndân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia các công tác bầu cửđại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, xây dựng chủ trương, chính sáchpháp luật, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện giám sát, phản biện xã hội

1.2.2 Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị

Mối quan hệ giữa người có quyền và người được ủy quyền:

Trong HTCT Việt Nam có thể thấy rõ công dân Việt Nam là người chủđất nước Công dân Việt Nam thực hiện sự ủy quyền để bầu ra các cơ quanquyền lực nhà nước và có thể bãi miễn các cơ quan đó Các cơ quan của nhà

Trang 31

nước thay mặt công dân Việt Nam thực thi quyền lực nhà nước, thực chất là

sự hiện thực hóa quyền, ý chí và lợi ích của nhân dân

Quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam là quyền lực của nhândân ủy quyền, là tính tất yếu từ vai trò lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập đếnnay Tất cả các tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở đều được nhân dân ủyquyền Mọi quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân và các công dân ViệtNam đã ủy quyền cho các đại biểu của mình và tham gia giám sát đại biểu củamình trong quá trình thực thi quyền lực Nhà nước

Ở Việt Nam nhân dân làm chủ bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp.Hiện nay quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam không chỉ được bảo đảmbằng Hiến pháp, pháp luật mà còn qua hệ thống truyền thông, các phương tiệnthông tin đại chúng, các cuộc vận động, qua việc thực hiện quy chế dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, qua vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những cơ quan đạidiện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp, hội viên, các tổchức này là cơ sở chính trị của Chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội vừa tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, vừa thựchiện những chức năng xã hội đối với các thành viên, hội viên của mình

Quan hệ theo chiều ngang giữa các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam:

Đối với HTCT Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các tổ chức, cánhân và xã hội được xác lập dựa trên cơ chế chủ đạo (đồng thời là quan hệchủ đạo) Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Trong mối quan hệ này, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diệnđối với Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội Đường lối cương lĩnh củaĐảng được thể chế hóa, cụ thể hóa trong Hiến pháp, pháp luật trong hệ thốngvăn bản pháp quy của Nhà nước, từ đó Nhà nước tổ chức thực thi Đảng lãnh

Trang 32

đạo bằng các biện pháp như giáo dục, tuyên truyền vận động và nêu gương;bằng công tác tổ chức và công tác cán bộ; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra,giám sát.

Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng hệ thống quy phạm pháp luật,bằng hệ thống các cơ quan quản lý của Nhà nước từ các bộ đến cơ sở Nhànước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, quản lý theo lãnh thổ hoặc ngành theo cấp vĩ mô, vi mô, quản lý bằng cácchính sách, công cụ đòn bẩy khác Nhà nước có quyền thực hiện các biệnpháp cưỡng chế để bảo đảm thực hiện sự nghiêm minh của Pháp luật

Mục tiêu cuối cùng của quản lý nhà nước là phát huy mọi tiềm năngsáng tạo của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm chonhân dân được làm tất cả những gì mà pháp luật Việt Nam không cấm, pháthuy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển nhanh vàmạnh mẽ lực lượng sản xuất của đất nước

Quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phốihợp hành động, được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ quan hữu quan ở từng cấp ban hành Đối vớiĐảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Namvừa là thành viên thuộc Mặt trận Tổ quốc Chính vì vậy quan hệ giữa Đảngvới Mặt trận Tổ quốc vừa là quan hệ lãnh đạo vừa là quan hệ hiệp thương dânchủ, phối hợp và thống nhất hành động Còn đối với các thành viên của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam vừa phải tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình

Quan hệ theo chiều dọc từ Trung ương đến cơ sở:

Trong quan hệ giữa Trung ương – địa phương và cơ sở của các tổ chứctrong HTCT Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính bốn cấp, ở mỗi cấpđều có các tổ chức trong các thành tố tạo nên HTCT Với bốn cấp đó, cấpdưới phải phục tùng cấp trên để đảm bảo sự thống nhất, thông suốt mọi công

Trang 33

việc từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời đi kèm sự phân cấp đó là sự phânquyền nhất định, để đảm bảo rằng cấp dưới vừa thực hiện chủ trương của cấptrên và cả nước, đồng thời cũng phát huy được sự năng động sáng tạo của cácđịa phương và cơ sở.

1.2.3 Đặc trưng của hệ thống chính trị Việt Nam

Từ những khái niệm đã phân tích và làm rõ ở trên về “chính trị”, “hệthống chính trị”, “hệ thống chính trị Việt Nam” và “hệ thống chính trị xã hộichủ nghĩa” có thể thấy, HTCT của Việt Nam hiện nay bao gồm những đặctrưng cơ bản như sau:

Thứ nhất là hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh:

Hệ thống chính trị được xây dựng từ lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Khigiai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nắm chính quyền nhà nước, chiphối tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện lãnh đạo các phần tử trung gian vàgiai cấp trung gian chống lại giai cấp bóc lột sẽ hình thành hệ thống chuyênchính vô sản, và sự hình thành chuyên chính vô sản là tất yếu từ lịch sử vànhư V.l Lênin đã chứng minh: “ chuyên chính của một giai cấp là tất yếukhông những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai cấp

vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho thời kỳ lịch sử từ chế độ

tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủnghĩa”2 và nhà nước đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ kiểu mới (dânchủ đối với những người vô sản và nói chung những người không có của), vàchuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản), chuyên chính vô sản còn làviệc thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tưbản Còn chính quyền Xô viết là một hình thức của dân chủ vô sản, “Chế độ

2 V.I.Lênin: Toàn tập(1976), t 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.44.

Trang 34

dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấptriệu lần; Chính quyền Xô viết so với nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất thìcũng dân chủ hơn gấp triệu lần”3,…

Đến giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam, giải quyết những nhiệm vụ to lớn của cách mạng Việt Nam, từ đóđánh thắng các đế quốc xâm lược, những kẻ thù hung bạo để giành độc lập tự

-do cho dân tộc, thành lập Nhà nước của nhân dân, -do nhân dân và vì nhândân, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Cùng với những thắng lợi to lớn đó, vào cuối thập niên 80 đầu thậpniên 90 trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đảng Cộngsản Việt Nam đã kịp thời đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới HTCT Cụthể là trong Đại hội VI (tháng 3 năm 1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa

ra quan điểm đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới hệ thống chuyên chính vôsản Qua 33 năm đổi mới, hệ thống chính trị Việt Nam đã có những bướcchuyển biến tích cực và đáng kể:

Về cơ cấu tổ chức của HTCT được mở rộng, đa dạng hơn cụ thể nhưthời gian trước Đại hội VI của Đảng thì Hội cựu chiến binh Việt Nam khôngthuộc hệ thống chuyên chính vô sản Từ Đại hội VI của Đảng thì Hội cựuchiến binh Việt Nam là một thành viên của hệ thống chuyên chính vô sản (từtháng 3 năm 1989 là hệ thống chính trị)

Về chức năng, nhiệm vụ của các thành tố trong HTCT được xác định rõràng hơn ngày một hoàn thiện hơn Cụ thể: Đảng Cộng sản Việt Nam là độitiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam có

3 V.I Lênin: Toàn tập (1978), t.37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.312-313.

Trang 35

chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Nhà nước Việt Nam là Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân CònMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có chức năng, nhiệm vụ quan trọng là tậphợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích củacác đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tíchcực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước Mối quan hệ, sự phối hợp hoạt độnggiữa các thành tố trong hệ thống chính trị càng được quy định cụ thể, rõ rànghơn nhằm phát huy tốt vai trò của từng tổ chức và vai trò, sức mạnh tổng hợpcủa cả HTCT trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Thứ hai là, hệ thống chính trị Việt Nam gồm ba thành tố chính đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Mỗi thành tố có vai trò, chức năng, nhiệm vụ

cụ thể và có mối quan hệ mật thiết với nhau:

Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị,

là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lãnh đạo hệthống chính trị và toàn xã hội

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thốngchính trị Việt Nam Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng

là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thứcdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Quyền lực Nhà nước là sựthống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện ban hành Hiến Pháp, pháp luật; tiếnhành tổ chức, điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn

Trang 36

thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam các tổ chức này là cơ sở chính trị của hệ thống chính trịViệt Nam Các tổ chức trên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc; là các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của quần chúng nhân dân, có nhiệm vụ là chăm lo cholợi ích của các đoàn viên, hội viên, truyền đạt ý chí nguyện vọng của nhândân đến Đảng và Nhà nước.

Các thành tố cấu thành nên hệ thống chính trị Việt Nam có mối quan hệmật thiết với nhau, cùng hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất của hệthống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả HTCT Việt Nam, đảm bảothực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới Sự hoạtđộng của các thành tố đó tuân thủ theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý và nhân dân làm chủ theo đúng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

Thứ ba là HTCT Việt Nam mang tính nhân dân, tính chất giai cấp và tính dân tộc:

Hệ thống chính trị Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh cách mạngcủa nhân dân Việt Nam chống phong kiến và đế quốc xâm lược dưới sự lãnhđạo của Đảng Nhân dân Việt Nam được tổ chức, tập hợp, giác ngộ trong các

tổ chức cách mạng, cùng Đảng tiến hành cách mạng giành thắng lợi Các tổchức này là tiền thân của các tổ chức trong HTCT khi Đảng và nhân dângiành được chính quyền, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc Ở đây thể hiện tính nhân dân rộng rãi của hệ thống chính trị Việt Nam.Khi Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền đến nay tính nhândân của HTCT càng được củng cố, mở rộng và phát triển, nhất là trong thời

kỳ đổi mới Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị đã được mở rộng, tập hợpđông đảo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời là người

Trang 37

bảo vệ, đại diện cho quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhândân.

Trong suốt quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng đượcthành lập rồi lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, từ đó Nhà nước ViệtNam dân chủ Cộng hòa ra đời và nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã có sự thống nhất không tách rời giữa bản chất giai cấp với tính nhândân và tính dân tộc Hệ thống chính trị Việt Nam là sản phẩm trực tiếp củacách mạng Việt Nam, đồng thời là kết quả của toàn bộ lịch sử hình thành vàphát triển của hệ thống chính trị ở Việt Nam Cả hệ thống đó trở thành công

cụ mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam trong đấutranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam và bảo vệ vững chắcthành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam Từ những ngày đầu cách mạng, hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sựlãnh đạo trực tiếp của Đảng do vậy nó mang bản chất giai cấp công nhân.Không chỉ vậy, cơ sở xã hội của cả hệ thống chính trị chính là khối đại đoànkết toàn dân tộc mà nền tảng là khối liên minh công nông và đội ngũ trí thức,đồng thời có sự kế thừa, phát huy, phát triển những những giá trị truyền thốngcủa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Sự thống nhất giữa tính nhân dân,tính giai cấp và tính dân tộc đó chính là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấpcông nhân với lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc

Việc nhận thức khoa học và sâu sắc về tính quy luật của mối quan hệbiện chứng giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc trong hệthống chính trị Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới

hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay

Thứ bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam, đồng thời là một bộ phận của hệ thống đó:

Trang 38

-Đảng Cộng sản Việt Nam là -Đảng duy nhất cầm quyền, là thành viên,

là một bộ phận của HTCT, đồng thời lãnh đạo toàn bộ hoạt động của HTCT.Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền xuất phát từ điều kiệnlịch sử Từ sau khi chiến thắng thực dân Pháp ở Việt Nam đã tồn tại ĐảngDân chủ và Đảng Xã hội, tuy nhiên với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam, đến năm 1988 Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán, chỉ cònĐảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thốngchính trị và xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam là duy nhất cầm quyền lãnh đạo HTCT cónhững thuận lợi, khó khăn nhất định:

Về thuận lợi: tất cả cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng đượcchuyển sang Nhà nước để thể chế hóa thành pháp luật, các chương trình, dự

án của Nhà nước và được các tổ chức khác trong HTCT và toàn dân thựchiện; Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm thực hiện thắnglợi cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, do

đó thuận lợi trong quá trình lãnh đạo, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoànthiện chủ trương, đường lối của Đảng

Bên cạnh những thuận lợi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng gặpkhông ít khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng tới uy tín chính trị, vai trò lãnhđạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa Cụ thể là cơ chế kiểmtra, giám sát, đánh giá còn nhiều hạn chế từ đó dẫn đến một bộ phận đội ngũcán bộ, đảng viên lộng quyền, lạm quyền, không chấp hành nghiêm pháp luật,đứng trên và ngoài pháp luật Nhận thức đúng đắn tình trạng đó Đảng đã tíchcực khắc phục và loại trừ tình trạng đó bằng cách tăng cường công tác kiểmtra, giám sát và lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra; tiếp tục bổ sung vàoĐiều lệ Đảng nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Phápluật và tổ chức thực hiện; tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Trang 39

Thứ năm, hoạt động của HTCT Việt Nam nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực của nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa CảHTCT Việt Nam có mục đích xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo cho dân chủ, quyền lực của nhân dân đượcthực hiện nghiêm túc ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Tất cả các hoạt động đó nhằm mục tiêu là xây dựng thành công chủnghĩa xã hội, hiện thực hóa mong muốn của nhân dân và sự lựa chọn đúngđắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến tới mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân ViệtNam làm chủ; đạt nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sảnxuất; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mọi người cócuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện; cácdân tộc Việt Nam cùng chung sống bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡnhau cùng tiến bộ; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân và do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cómối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới

1.2.4 Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay được vận hành theo những cơchế mang tính phổ biến và đặc thù đó là:

Một là, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ:

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là cơ chế chủ đạo,

là phương thức vận hành của HTCT ở Việt Nam, lần đầu tiên tại Đại hội đại

Trang 40

biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định “Đảng lãnh đạo,nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn

bộ xã hội” Kể từ đó đến nay, sự vận hành của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, Nhân dân làm chủ ngày càng được cụ thể hoá và hoạt độnghiệu quả, trở thành nét đẹp văn hoá chính trị, thể hiện rõ tính ưu việt của mốiquan hệ Đảng – Nhà nước – Nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam Đây là kết quả của việc chung sức chung lòng, sự thống nhất Ý Đảng –Lòng Dân, Lòng Dân – Ý Đảng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, Nhân dân hết lòng ủng hộ;

là bảo đảm chắc chắn nhất để chúng ta mở rộng và thực thi có hiệu quả nềndân chủ xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi quyền lực xã hội đều thuộc về Nhândân Trong cơ chế ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo của cảHTCT và Nhà nước là trụ cột của hệ thống đó, là nhân tố quyết định mọithắng lợi của cách mạng Việt Nam

Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ còn được

đề cập rõ nét tại Đại hội Đảng lần thứ XII gần đây, cụ thể ở trong nội dung,phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giải quyết mối quan hệ, sự tác độngbiện chứng lẫn nhau giữa các thành tố trong cơ chế để phát huy tốt nhấtnhững chức năng, hiệu quả của từng thành tố, mà đặc biệt là vai trò lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước và vai trò làm chủ của Nhândân Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền là vì lợi ích của nhân dân Đảng lãnhđạo là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả cơ chế “Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”4 Vai trò lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước và xã hội, đối với cách mạng Việt Nam là một vấn đề mangtính quy luật khách quan, không tự nhiên có, mà được lịch sử cách mạng ViệtNam đã chứng minh Đó là nhân dân Việt Nam thừa nhận sự kiểm nghiệm

4 chu-trong-tinh-hinh-moi.html

Ngày đăng: 05/01/2020, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 Hội nghị TW 6, khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008)
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2008
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) (2007), Nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 30/07/2007 Hội nghị TW 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động củahệ thống chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) (2007)
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)
Năm: 2007
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) (2013), Kế luận số 64- KL/TW ngày 28/05/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) (2013), "Kế luận số 64-KL/TW ngày 28/05/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trungương (khóa XI) “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thốngchính trị từ Trung ương tới cơ sở
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
Năm: 2013
5. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Nghị quyết số 18- NQ/BCH, ngày 25/10/2017 Hội nghị TW 6, khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực hiệu quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)
7. Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần (2019), báo cáo số: 825 – BC/HU, ngày 27 tháng 6 năm 2019 về Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy và công tác xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần (2019)
Tác giả: Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần
Năm: 2019
8. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang (2018), Đề án số 22- ĐA/TU, ngày 08-02-2018 về đổi mới sắp xếp các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang (2018)
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang
Năm: 2018
10.Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước tahiện nay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
11.Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiệnnay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2005
12.Hoàng Chí Bảo (2008), Một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2008
13.Hoàng Chí Bảo (2008): Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 791, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thứccủa toàn cầu hóa
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2008
16.Đậu Thế Biểu (1991), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Tạp chí Cộng sản, số 4 – 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thốngchính trị
Tác giả: Đậu Thế Biểu
Năm: 1991
17.Nguyễn Đức Bình (1999), Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trịnước ta trong giai đoạn mới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
18.Bộ chính trị (2013), Kế hoạch số 12-KH/TW ngày 18/09/2013 của Bộ chính trị về thực hiện Kết luận số 64-KL/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ chính trị (2013)
Tác giả: Bộ chính trị
Năm: 2013
19.Bộ chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ chính trị (2015)
Tác giả: Bộ chính trị
Năm: 2015
20.Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xuhướng và giải pháp
Tác giả: Vũ Hoàng Công
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1989
22.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xâu dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xâu dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
23.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
24.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
25.Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w