HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO (Khảo sát ở huyện Thanh Oai, Hà Nội)

129 172 0
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO (Khảo sát ở huyện Thanh Oai, Hà Nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

C. Mác cho rằng chính trị và tôn giáo đều là những bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng chịu ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng và tác động ngược trở lại kiến trúc thượng tầng. Chính trị và tôn giáo có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cụ thể biểu hiện ở vai trò của chính trị đối với tôn giáo và của tôn giáo với đời sống chính trị. Mối quan hệ này trực tiếp tác động đến sự ổn định chính trị và phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ này ngay từ hệ thống chính trị cơ sở được coi là bài toán cấp thiết trong việc giữ ổn định an ninh, chính trị và phát triển của đất nước. Trong mọi giai đoạn cách mạng ở nước ta, công tác tôn giáo luôn được Đảng xác định là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX ngày 1232003 về Công tác tôn giáo”, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Nếu như ở cấp Trung ương, tỉnhThành phố hoặc khu vực, công tác tôn giáo mang tính chiến lược, đáp ứng các yêu cầu có tính tình thế thì ở cấp địa phương (cấp cơ sở) công tác tôn giáo là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo sẽ trực tiếp bộc lộ hiệu năng của quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Ở cấp địa phương việc làm tốt công tác này sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và huy động được sự đóng góp của đồng bào các tôn giáo, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta là hệ thống chính trị ở cấp xã, phường, thị trấn bao gồm: tổ chức Đảng cơ sở (các đảng bộ, chi bộ cơ sở); chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn); Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân…) có quan hệ mật thiết với nhau, trực tiếp tiến hành các hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên. Đây là “hình ảnh thu nhỏ” của hệ thống chính trị nên cũng có những chức năng cơ bản của hệ thống chính trị đó là chức năng tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân; chức năng xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; chức năng lãnh đạo tổ chức dân chủ và đảm bảo dân chủ; chức năng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh trấn áp các lực lượng thù địch âm mưu phá hoại sự nghiệp đổi mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta…

Ngày đăng: 13/04/2018, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan