1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện bình đẳng giới ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay

263 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 263
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng cũng là địa bàn còn lưu giữ khá nhiều yếu tố văn hóa, tâm lý “trọng nam, khinh nữ”; lại là vùng đất chật người đông, lực lượng lao động vượt quá nhu cầu la

Trang 1

Häc viÖn chÝnh trÞ – hµnh chÝnh quèc gia

hå chÝ minh Ban n÷ c«ng Häc viÖn

Hµ Néi 12 – 2008

Trang 2

Mục lục

Trang

Phần I : Giới thiệu về đề tài

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

4 Phương pháp và thời gian nghiên cứu của đề tài

5 Khung phân tích giới được sử dụng trong đề tài

6 Địa bàn nghiên cứu

7 Mẫu nghiên cứu

Phần II: Nội dung

1- Những yếu tố tác động và thực trạng bình đẳng giới ở vùng

ĐBSH

1.1- Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến bình

đẳng giới vùng ĐBSH hiện nay

1.2- Thực trạng bình đẳng giới ở vùng ĐBSH hiện nay

1.2.1- Thực trạng phân công lao động theo giới

1.2.2- Thực trạng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực theo giới

1.2.3- Thực trạng ra quyết định trong gia đình theo giới

2.1.4- Thực trạng tham gia hoạt động cộng đồng theo giới

2- Thực trạng vai trò HTCT cơ sở trong việc thúc đẩy bình

đẳng giới

2.1- Hệ thống chính trị cơ sở ở Việt Nam

2.2- Thành tựu và hạn chế của Hệ thống chính trị cơ sở vùng

ĐBSH trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

3- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của

HTCT cơ sở trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng ĐBSH

3.1- Một số giải pháp

3.2- Một số kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Kết quả khảo sát của đề tài

Trang 3

Phần I- Giới thiệu về đề tài

1- Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề bình đẳng giới là một trong tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

mà Việt Nam đã cam kết thực hiện Trong những năm gần đây,Việt Nam được

đánh giá là nước đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ Một trong những thành công ấn tượng nhất được Uỷ ban CEDAW (Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt

đối xử đối với phụ nữ) của Liên hợp quốc đánh giá cao là việc Việt Nam đã

ban hành Luật Bình đẳng giới Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng

được hoàn thiện thông qua việc sửa đổi một số luật theo hướng bảo vệ quyền

lợi cho phụ nữ như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm

2003 Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới tiếp tục đòi hỏi sự điều chỉnh của một

số luật có liên quan để đảm bảo tính thống nhất trong pháp luật Việt Nam

Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình mới được ban hành (2008) cho thấy

hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng thể hiện nguyên tắc công bằng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ và nam giới

Sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới của Đảng và Chính phủ Việt Nam không chỉ thể hiện qua hệ thống pháp luật, chính sách mà còn qua các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế – xã hôịi của đất nước Tuy những sáng kiến nhạy cảm giới như lập ngân sách giới và lập kế hoạch có trách nhiệm giới còn mới mẻ và mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam, tiến trình đưa yếu tố giới vào việc

xây dựng Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 là một minh chứng cho

những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện phương pháp lồng ghép giới vào các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Điều này

cũng mở ra một hướng tiếp cận mới trong lập kế hoạch Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và Kế hoạch hành động VSTBPN giai

đoạn 2006-2010 tiếp tục góp phần hiện thực hoá Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trang 4

Với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Chính phủ và sự đóng góp vô cùng

to lớn của tất cả các cấp, các ngành, địa phương trên toàn quốc trong việc đưa các chính sách và luật pháp về bình đẳng giới, về phụ nữ vào cuộc sống, Việt Nam đã đạt được chỉ số giới rất khả quan Theo Báo cáo Phát triển con người

2006 của UNDP, Việt Nam xếp hạng 109 trong số 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (HDI), đặt đất nước vào nhóm các quốc gia trung bình về phát triển con người Những nỗ lực trong thu hẹp khoảng cách giới và đầu tư vốn con người đã đưa đất nước đứng hàng thứ 80 trên thế giới (trong tổng số 136 quốc gia) về chỉ số phát triển giới (GDI) và trở thành quốc gia đạt được sự thay

đổi nhanh chóng nhất trong xóa bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại

đây ở khu vực Đông á2

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc cải thiện bình

đẳng gíới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chính trị ở Việt Nam, khoảng cách phát triển giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn tồn tại trên nhiều mặt của đời sống xã hội Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến phụ nữ và nam giới theo những cách khác nhau, trong đó phụ nữ phải chịu những tác động tiêu cực nhiều hơn liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm, bạo lực gia đình,

và an sinh xã hội,… Những nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu á3 và Viện Khoa học xã học Việt nam đã chỉ ra một loạt những vấn đề giới cần được ưu tiên và giải quyết Các nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng cách giới gay gắt hơn ở các tỉnh nghèo, trong đó có các tỉnh thuần nông vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đến năm 20104 đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trong đó

có 2 giải pháp quan trọng là:

1) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới vào nội dung

kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm của cả nước

và của từng Bộ, ngành, địa phương

2 WB, CIDA, ADB, DFID 2006 Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, tr 11

3

Phân tích tình hình giới của Việt Nam, ADB, 2005

4 Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, UBGQ VSTBPN, 2000

Trang 5

2) Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức chính trị xã hội với các tổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ và các mục tiêu của Chiến lược quốc gia Vì sự tiến

bộ phụ nữ (VSTBPN)

Đồng bằng sông Hồng là cái nôi văn hóa của cả nước, trong đó những yếu tố văn hóa bản địa và văn hóa du nhập còn tồn tại khá đậm nét trong đời sống hàng ngày của nhân dân Những năm đổi mới vừa qua, đồng bằng sông Hồng đã có nhiều khởi sắc về phát triển kinh tế, xã hội; đời sống của nhân dân

được cải thiện từng bước; vai trò của phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới có nhiều tiến bộ ĐBSH là một trong số địa bàn có chỉ số bình đẳng giới cao (nhất là ở Hà Nội) thể hiện ở tỷ lệ nữ trong các cơ quan quyền lực của Trung

ương và địa phương; ở tỷ lệ biết đọc, biết viết và trình độ dân trí của phụ nữ Thành tựu này có sự đóng góp rất to lớn của các cấp ủy Đảng, tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng

Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng cũng là địa bàn còn lưu giữ khá nhiều yếu tố văn hóa, tâm lý “trọng nam, khinh nữ”; lại là vùng đất chật người đông, lực lượng lao động vượt quá nhu cầu lao động của các ngành trồng trọt và chăn nuôi hiện nay, lại có xu hướng ngày càng tăng lên, làm cho tình trạng thừa lao động, thất nghiệp ở nông thôn thêm gay gắt; khi chuyển sang cơ chế thị trường làm nảy sinh tình trạng thiếu việc làm trầm trọng.Một bộ phận lớn người dân phải đi tới một số vùng khác để kiếm sống, các tổ chức trong HTCT chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ Đây

là vấn đề lớn, nan giải ở nông thôn đồng bằng sông Hồng Những yếu tố này

ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện bình đẳng giới và phát triển của phụ nữ, nhất là lĩnh vực tham gia lãnh đạo quản lí xã hội ở các cấp

Từ những cơ sở trên đây, nghiên cứu Vai trò của Hệ thống Chính trị cơ

sở trong việc thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu không chỉ phục

Trang 6

vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy Giới tại Học viện mà còn góp phần vào việc xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cho hệ thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu về đồng bằng sông Hồng nói chung, Hệ thống chính trị nói

riêng, trong những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Một số công trình tiêu biểu là:

1- ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại Thành Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, của tập thể các tác giả trường Đại học Kinh tế quốc dân,

Nxb CTQG, H.2002 đã tập trung làm rõ đô thị hóa là một quá trình tất yếu

đối với phát triển Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, quá trình này cũng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nông thôn ngoại thành Hà Nội như môi trường, đời sống, thu nhập, an ninh trật tự…

2- Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb CTQG, H.2002 của GS.TS Nguyễn

Đình Phan, PGS, TS Trần Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc Cuốn sách đã tập hợp và đánh giá thực trạng và nhân tố ảnh hưởng tới CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp về mặt kinh

tế nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

3- Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, H.2001 và Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay của tác giả TS

Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông (đồng chủ biên), Nxb CTQG, H.2005

đã làm rõ những thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới; vấn đề dân chủ, ổn định và phát triển nông thôn Việt Nam Cuốn sách cũng đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở, nhất là xây dựng chính quyền cấp xã hiện nay

4- Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb CTQG, H.2004 của GS.TS Hoàng Chí Bảo đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ của HTCT

Trang 7

cơ sở Việt Nam hiện nay, trong đó có HTCT cơ sở vùng ĐBSH Cuốn sách đề cập đến các bộ phận trong HTCT, phân tích những thành tựu và hạn chế của từng tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

5- Việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH do TS Bùi Thị Ngọc Lan chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, H.2007,

đã tập trung nghiên cứu vấn đề lao động, việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa và CNH, đã chỉ ra thực trạng thiếu việc làm khá nghiêm trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống nông dân trong vùng Cuốn sách cũng đã đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất nông nghiệp

6- Cuốn sỏch “Một số vấn đề kinh tế - xó hội trong tiến trỡnh CNH, HĐH vựng ĐBSH ” Nxb.CTQG, H., 2006, PGS.TS Phan Thanh Khụi và PGS.TS

Lương Xuõn Hiến (đồng chủ biờn) Cỏc tỏc giả đó đề cập tới nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề kinh tế - xó hội khỏc nhau nảy sinh trong quỏ trỡnh CNH, HĐH ở ĐBSH và đưa ra những phương hướng, giải phỏp cơ bản giải quyết những vấn

- Nghiên cứu về bình đẳng giới, quan hệ giới ở vùng ĐBSH, trong những

năm qua đã có một số công trình đề cập, tiêu biểu:

8- “Phân tích tương quan giới trong hộ gia đình tại xã Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương”, t/c Khoa học về phụ nữ, số 1/1999 của Nguyễn Thị

Thanh Tâm Bài viết bước đầu làm rõ sự bất bình đẳng trong phân công công

Trang 8

việc, đóng góp và hưởng thụ giữa vợ và chồng trong gia đình nông dân và đề xuất một số giải pháp khắc phục

9- “Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Luận án tiến sĩ của Chu Thị Thoa năm 2002 Tác giả đã phân tích

những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa tác động tới quan hệ giới vùng

ĐBSH, thực trạng bất bình đẳng giới và phương hướng, giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nông thôn vùng ĐBSH

Ngoài ra còn một số bài viết liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Nhìn chung các ụng trỡnh nghiờn cứu, bài viết của cỏc tỏc giả, đề cập dưới nhiều gúc độ khỏc nhau về HTCT cơ sở, về bình đẳng giới, đồng thời chỉ ra những thỏch thức, khú khăn, những vấn đề nảy sinh trong quỏ trỡnh đú và nờu

ra những giải phỏp, những kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề trờn Tuy vậy, cỏc cụng trỡnh trờn mới chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến HTCT hoặc bàn về quan hệ giới, bình đẳng giới Cho đến nay, chưa cú một cụng

trỡnh nào nghiờn cứu một cỏch cụ thể về Vai trò của HTCT cơ sở trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng ĐBSH

Vỡ vậy, việc nghiờn cứu vấn đề này là nhiệm vụ cần thiết Chúng tôi cho rằng việc làm rõ được thực trạng bất bình đẳng giới, chỉ rõ được vai trò của HTCT cơ sở trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng ĐBSH sẽ góp phần vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng về công tác bình đẳng giới; đồng thời giải quyết đúng đắn và có hiệu quả tình trạng bất bình đẳng giới đang nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH và đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của HTCT cơ sở hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội; thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

3 Mục tiêu, Nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu

Trên cơ sở phân tích thực trạng bình đẳng giới và vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện bình đẳng giới ở ĐBSH, đề tài đề xuất

Trang 9

một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới

Nhiệm vụ

• Phân tích sự khác biệt giới trong phân công lao động, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, tham gia vào các hoạt động cộng đồng và quá trình

ra quyết định (của phụ nữ và nam giới)

• Tìm hiểu những thuận lợi/thành công và khó khăn/thách thức đối với hệ thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở

vùng ĐBSH

• Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy lồng ghép giới vào hoạt

động của hệ thống chính trị cơ sở

4- Phương pháp và thời gian nghiên cứu

4.1 Chọn mẫu và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thực hiên tại 4 tỉnh vùng ĐBSH: Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình là những tỉnh có điều kiện kinh tế khác nhau Đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề giới và vai trò của HTCT ở vùng nông thôn ĐBSH vì ở Hà Nội chỉ số bình đẳng giới đã đạt được mức độ khá cao

Đối tượng nghiên cứu:

- Các cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở của 4 tỉnh

- Một số cán bộ HTCT cấp tỉnh và huyện của 4 tỉnh

- Người dân tại địa bàn nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Nhóm

nghiên cứu sẽ thực hiện rà soát tư liệu, các nghiên cứu đã tiến hành về vai trò của Hệ thống chính trị cơ sở trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và ở các tỉnh ĐBSH nói riêng

Trang 10

Nghiên cứu định lượng: Nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng bảng hỏi với

nội dung về thực trạng bình đẳng giới và vai trò của các tổ chức chính quyền,

tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ

Nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện các cuộc phỏng

vấn sâu với các cán bộ và người dân địa phương

Thời gian thực hiện

Từ tháng 1/2008 - tháng 12/200

5- Khung phân tích sử dụng trong đề tài

Khung phân tích giới được áp dụng cho nghiên cứu này là sự kết hợp của một số khung lý thuyết và các công cụ phân tích giới5 mà các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giới đã đưa ra Sự kết hợp này nhằm tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi khung lý thuyết và xem xét tính tương thích của chúng trong bối cảnh của Việt Nam

Công cụ thứ nhất: Xác định vai trò giới hay phân công lao động theo giới Mục tiêu của công cụ này là xác định được vai trò giới trong cộng việc

sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng Câu hỏi cần trả lời là: Ai (phụ nữ, nam giới) làm công việc gì? Bao nhiêu thời gian? Kết quả phân tích sẽ cho thấy khuôn mẫu phân công lao động theo giới

Công cụ thứ hai: Phân tích mức độ tiếp cận, kiểm soát và hưởng lợi từ các nguồn lực và lợi ích giữa phụ nữ và nam giới Công cụ này nhằm xác định

phụ nữ và nam giới được tiếp cận với các nguồn sản xuất nào? Ai quyết định việc sử dụng và quản lý các nguồn lực?

Công cụ thứ ba: Phân tích sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào các hoạt động cộng đồng, vào các tổ chức tại địa phương Ai tham gia vào những

tổ chức nào? Sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng là một trong những

5 Khung lý thuuyết Harvard; Khung Moser; Khung ma trận phân tích giới của Rani Parker và khung tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội của Naila Kabeer Các công cụ phân tích giới được giới thiệu trong các khung lý thuyết nêu trên

Trang 11

tiêu chí để phân tích mối tương quan về giới, bởi lẽ qua đó sẽ thấy được tiếng nói, nhu cầu của phụ nữ và nam giới có được phản ánh và đáp ứng hay không

Công cụ thứ tư: Phân tích sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào quá trình ra quyết định Công cụ này nhằm xem xét sự tham gia của phụ nữ và

nam giới vào bộ máy chính quyền, Đảng và đoàn thể của địa phương – các cơ quan thuộc hệ thống chính trị cơ sở Mối tương quan về quyền lực là một tiêu chí quan trọng trong các phân tích về giới

Công cụ thứ 5: Phân tích vai trò của hệ thống chính trị cơ sở Phân tích

các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cơ sở dựa trên chức năng/nhiệm vụ cũng như cách thức tiến hành các hoạt động của các tổ chức này nhằm xem xét tác

động của chúng đến việc thực hiện bình đẳng giới

Ngoài ra, nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động bao gồm yếu tố văn hóa, luật lệ, thói quen thực hành trong cộng đồng, điều kiện kinh tế, giáo dục-

đào tạo và ảnh hưởng đến khuôn mẫu và các vai trò giới

6 Phương pháp thu thập thông tin

6.1 Nghiên cứu tài liệu

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu những tài liệu liên quan như sau:

• Tài liệu về Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam được tiến hành trong những năm gần đây, bao gồm Phân tích giới ở Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu á (2005), Đánh giá giới của Ngân hàng Thế giới (2006), Khảo sát

về thực trạng bình đẳng giới của Viện khoa học xã hội Việt Nam (2005), Điều tra về Bình đẳng giới của Hội phụ nữ Việt Nam, Báo cáo thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ năm 2005; Luật Bình đẳng giới (2007) và Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2008) của Việt Nam

• Tài liệu và các nghiên cứu về Hệ thống chính trị cơ sở của Việt Nam

• Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình,

Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương; báo cáo hoạt động của các tổ chức thuộc hệ

Trang 12

thống chính trị cơ sở và báo cáo của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) của 4 tỉnh nêu trên

6.2 Phỏng vấn sâu với cán bộ các cấp

Các cuộc phỏng vấn sâu đã được tổ chức với cán bộ cấp huyện và xã thuộc địa bàn khảo sát Các cán bộ tham gia toạ đàm bao gồm: Đại diện của

tổ chức Đảng, chính quyền, các thành viên Ban VSTBPN, cán bộ lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên) Nội dung của các cuộc toạ đàm xoay quanh những vấn đề giới nổi cộm của địa phương, hoạt động của các tổ chức này để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, cũng như những khó khăn, thách thức hiện nay của địa phương trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc này

6.3 Phỏng vấn theo bảng hỏi

Nghiên cứu đã thực hiện 270 cuộc phỏng vấn theo bảng hỏi Các đối tượng tham gia bao gồm 218 nam và 52 nữ Nhóm đối tượng được lựa chọn phỏng vấn theo bảng hỏi trong độ tuổi lao động từ 18-55 Kết quả xử lý số liệu theo bảng hỏi được thu thập trong một tài liệu riêng

Trang 13

Phần II- Nội dung

I- Những yếu tố tác động và Thực trạng bình đẳng giới ở vùng đồng bằng sông hồng hiện nay

1.1- Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến bình đẳng giới vùng ĐBSH hiện nay

Về điều kiện tự nhiên: Đồng bằng sông Hồng là tên gọi vùng châu thổ

sông Hồng và sông Thái Bình trải dài từ Việt Trì tới Ninh Bình, là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam Tính tới cuối năm 2007, đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình với 2 thành phố thuộc tỉnh, 21 thị xã, quận, 85 huyện, 322 thị trấn, phường, 1.914 xã Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 1.478,8 nghìn ha, chiếm 4,49% diện tích cả nước; dân số hơn 17 triệu người, bằng 21,9% dân số cả nước, mật

độ dân cư trung bình 1.151 người/km2, trong đó 79,8% dân số sinh sống ở nông thôn (khoảng 11.638.041 người)6

ĐBSH nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nơi chuyển tiếp giữa trung du

và miền núi phía Bắc và Tây Bắc tới biển phía Đông của Vịnh Bắc bộ rồi xuống các tỉnh miền Trung ĐBSH là tâm điểm của hai con đường giao lưu quốc tế Bắc – Nam và Đông – Tây, cửa ngõ đi từ phương Bắc xuống các nước thuộc khu vực Đông Nam á Với vị trí địa lý như vậy, ĐBSH vốn là địa bàn

có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quân sự rất quan trọng Từ lâu, ĐBSH đồng thời

là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa mà ảnh hưởng của nó còn khá đậm nét cho tới ngày nay Từ xưa tới nay, ĐBSH vẫn là khu vực đông dân nhất của Việt Nam, với diện tích tự nhiên chỉ bằng 3,8% lãnh thổ nhưng dân số lại chiếm tới 22,4% dân số cả nước Mật độ dân cư cao nhất cả nước: 1.180 người/km2

Trang 14

Đất tự nhiên bình quân đầu người của đồng bằng sông Hồng là 895

m2/người, bình quân đất nông-lâm nghiệp là 546 m2/người Các chỉ số này ở khu Bốn cũ là 5.262 m2/người và 680 m2/người; ở các tỉnh duyên hải miền trung là 5.978 m2/người và 720 m2/người; còn ở đồng bằng sông Cửu Long là 2.496 m2/người và 1.675 m2/người7 Dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp ở hầu hết các tỉnh trong vùng các năm qua đều tăng Dân số nông thôn Nam Định năm 1995 là 1.599.367 người, năm 2000 là 1.659.400 người; ở Hưng Yên, con số này là 1.003.107 người và 1.018.700 người; ở Hà Tây là 2.033.400 người và 2.213.400 người,

Tình hình kinh tế – xã hội: ĐBSH là nơi khởi thủy nền văn minh lúa

nước Tập quán sản xuất lâu đời của người nông dân là làm ruộng, chăn nuôi

và làm nghề thủ công vào những lúc nông nhàn Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vốn chịu sự chi phối của một hệ tư tưởng hướng về một trật tự bình yên, ít thay đổi, là mảnh đất nuôi dưỡng sự ổn định và trì trệ từ trong gia đình và ngoài xã hội

Những năm gần đây nền kinh tế nông thôn đang có những biến đổi rất sâu sắc ĐBSH cũng chính là cái nôi khởi xướng của chế độ khóan trong nông nghiệp; là nơi thúc đẩy sự ra đời của một số Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết 10 của

Bộ Chính trị năm 1988; Luật Đất đai 1993; sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn…) Những Nghị quyết này đã có tác động trở lại, thúc đẩy nền kinh tế nông thôn vùng ĐBSH phát triển, khai thác mọi tiềm năng của vùng sinh thái

Là vùng đất chật người đông, nay trong quá trình CNH, HĐH, diện tích

đất càng bị thu hẹp Diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ đạt 500m2, có nơi như huyện Châu Giang – Hưng Yên, chỉ còn 180m2/nhân khẩu ở Hưng Yên, năm 1997 có 60.677,5 ha đất nông nghiệp, đến năm 2000 còn 60.522 ha; ở Hà Tây, chỉ tiêu này trong các năm tương ứng là 224.200 ha

và 219.296 ha Đất nông nghiệp giảm nên diện tích gieo trồng các loại cây

7 Nguồn: Niên giám thống kê 1995, NXB Thống kê, H., 1996

Trang 15

lương thực trong vùng cũng có xu hướng giảm; năm 1995 là 1.209.600 ha, năm 1997 là 1.194.500 ha, năm 2000 còn 1.180.400 ha

Về số lượng, lực lượng lao động nông nghiệp trong vùng đã khá đông, vượt quá nhu cầu lao động của các ngành trồng trọt và chăn nuôi hiện nay, lại

có xu hướng ngày càng tăng lên, làm cho tình trạng thừa lao động, thất nghiệp

ở nông thôn thêm gay gắt Theo số liệu thống kê, lao động nông nghiệp ở Nam Định năm 1995 là 717.650 người, năm 2000 tăng lên 733.055 người; chỉ tiêu này ở Hưng Yên các năm tương ứng là 408.849 người và 460.421 người Trong khi, việc sử dụng lao động của các hộ gia đình nông thôn trong vùng rất thấp, sản xuất nông nghiệp chỉ thu hút khoảng 35% thời gian lao động, các hoạt động sản xuất khác thu hút 40% thời gian lao động, còn lại 25% thời gian

là không có việc làm8 Đây là vấn đề lớn, nan giải ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Trước thực trạng này người dân trong vùng ĐBSH chỉ còn cách cố gắng

“vắt kiệt” đất thông qua hệ số sử dụng 1,9 lần (trung bình cả nước 1,56 lần) trong năm; áp dụng giống mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng tăng năng suất và sản lượng Đồng thời, người dân vùng ĐBSH còn phải vươn lên bằng việc khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống Đến nay, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2004 cả nước có 2.017 làng nghề, trong đó ĐBSH

có 914 làng, chiếm 45% ĐBSH có nhiều tỉnh có số lượng làng nghề cao nhất cả nước như Hà Tây (nay là Hà Nội), Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình… Các làng nghề phát triển đã tác động nhiều mặt đến phát triển nông nghiệp, nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho mỗi gia đình, tạo ra hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, phát triển làng nghề cũng tạo ra hàng loạt vấn đề như công nghệ, môi trường, phân công lao động hợp lý… lại chưa được chú ý giải quyết tốt Lao động phổ biến trong nông thôn vẫn là thủ công, nặng nhọc độc hại, có nhưng nghề chỉ đơn thuần tận dụng lao động để có thêm thu thập (khâu nón,

Trang 16

dệt thảm, dệt khăn tay…), điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như sức khỏe của người lao động, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Ngoài việc tăng tần suất hoạt động của đất, ngoài việc khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, những năm vừa qua người dân vùng ĐBSH

có một phận khá lớn tìm cách mưu sinh bằng việc đi ra khỏi lũy tre làng lên các khu trung tâm, thành phố làm thuê hoặc buôn bán: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn… kể cả nước ngoài Những người đi ra khỏi lũy tre làng chủ yếu là nam giới, do vậy, toàn bộ lao động ở gia đình và địa phương đã dồn lên vai người phụ nữ, trẻ em, người già Mặt khác, nam giới đi lao động kiếm tiền, ngoài sự đóng góp về kinh tế thì họ đã

đem về địa phương, gia đình không ít rủi ro: nghiện hút, HIV/AIDS… ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ vợ chồng, con cái trong gia đình và cộng

đồng Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, Thái Bình – một xã thuần nông, người dân vốn chỉ sống bằng nghề trồng lúa, tuy nhiên đến nay đã có tới 100 người nhiễm HIV/AIDS

Rõ ràng, nền kinh tế nông thôn ĐBSH trong bước chuyển đổi vừa tạo ra các cơ hội, vừa đặt ra những thách thức cho người dân trong vùng, nhất là cho phụ nữ Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nghèo

đói ngày một giảm, đây là tiền đề kinh tế quan trọng để xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông thôn đang đòi hỏi rất cao về trình độ năng lực của người lao động, nhưng phụ nữ lại đứng trước muôn vàn khó khăn, bất cập giữa thời gian, cường độ lao động ngày càng cao

và yêu cầu được nâng cao năng lực, được học hành, giải trí; giữa yêu cầu làm chủ quá trình sản xuất với khả năng tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực

Về đặc điểm xã hội: cư dân nông thôn vùng ĐBSH sống quần tụ thành

từng làng Tổ chức làng được hình thành rất sớm trong lịch sử, với nhiều mối quan hệ đan xen như quan hệ thuyết thống, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ cố kết để sản xuất Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng là một tiểu xã hội trồng lú

nước, như GS Nguyễn Từ Chi đã nhận xét: “Một biển tiểu nông tư hữu”

Trong mỗi làng, tính cộng đồng và tính tự trị thể hiện rất rõ, đó là lối sống

Trang 17

ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, cuộc sống bên trong rất ít thay đổi Nền kinh tế tiểu nông lúa nước trước đây cần đến sự cố kết của cộng đồng

làng xóm, do vậy, trong làng Hương ước được coi như luật, chi phối đối nội,

đối ngoại “phép vua thua lệ làng” Trong quan hệ gia đình với gia tộc thì gia

tộc có vai trò thường rất lớn, chi phối gia đình và mọi cá nhân trong một cơ cấu đẳng cấp, phân vị9 Người dân vùng ĐBSH có mối quan hệ ràng buộc với

họ hàng, làng xóm, cá nhân hiện diện như một thành viên của cộng đồng chứ chưa thể là một cá thể định hình, xa lạ với khái niệm công dân Trong trật tự phân vị trên dưới, trai gái, nội ngoại, không thể nói đến bình đẳng giữa các thành viên, càng không có bình đẳng nam nữ Mỗi cá nhân hòa tan vào cộng

đồng, thân phận phụ nữ càng bị lệ thuộc, ràng buộc chặt chẽ hơn

Từ sau cách mạng tháng Tám, địa vị người lao động đã được thay đổi cơ bản, nhất là địa vị người phụ nữ Người dân không phân biệt nam hay nữ đều trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ đời sống của mình Nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều mối quan hệ xã hội trước đây bị tác

động mạnh mẽ và có thay đổi sâu sắc nhất là thói gia trưởng áp đặt trong gia

đình, họ tộc Cơ chế thị trường ra đời cũng đòi hỏi người dân phải xử lý mọi mối quan hệ căn cứ vào thực thực về vật chất, kinh nghiệm, tri thức, bản lĩnh

và hiệu quả Thêm vào đó, yêu cầu về tự do phát triển nhân cách, yêu cầu về công bằng, dân chủ, bình đẳng trong xã hội mới đang công phá vào trật tự

đẳng cấp, phân vị, lay động dữ dội lề thói ứng xử trong gia đình, ngoài cộng

đồng Mặt khác, cơ chế thị trường đang tác động tới mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, lối ứng xử, hành vi của mỗi cá nhân cũng đang có sự biến đổi, dù

âm thầm, lặng lẽ, kể cả đụng độ gay gắt Khi quá đề cao lợi ích kinh tế cũng là lúc những giá trị đạo đức, tình cảm của con người bị xem nhẹ Vấn đề công bằng, bình đẳng trong gia đình, công bằng đối với phụ nữ nhiều khi bị che khuất

Có thể thấy, nông thôn Việt Nam nói chung, vùng ĐBSH nói riêng đang

ở thời điểm “giao thời” chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, quá trình thực hiện CNH,

Trang 18

HĐH Trong thời khắc này, mỗi cá nhân không tránh khỏi những đấu tranh giằng xé giữa cái cũ và cái mới, cái tích cực và cái lạc hậu, điều này tác động mạnh mẽ đến quan hệ giới trong gia đình, ngoài xã hội Quá trình đổi mới đã làm cho xã hội nông thôn không còn thuần nhất, bên cạnh giai cấp nông dân, xuất hiện một bộ phận công nhân, tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương, đội quân làm thuê, sự phân hóa giàu – nghèo trong nông thôn ngày càng lớn… điều này cũng tác động mạnh vào quan hệ giới, gây bất bình đẳng cho nam, nữ, trong

đó phụ nữ thường bị thiệt thòi nhiều hơn, ít có cơ hội, điều kiện phát triển so với nam giới

Về đặc điểm văn hóa: ĐBSH là nơi hình thành dân tộc Việt “Nơi con sống Hồng chảy vào đất Việt”, nơi sinh ra các nền văn hóa nối tiếp nhau: văn

hóa Đông sơn, văn hóa Đại Việt, văn hóa Việt Nam Trải qua hàng ngàn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên, đào sông, đắp đê lấn biển để tạo ra diện mạo vùng châu thổ cũng là quá trình con người tạo lập nền văn hóa nông nghiệp lúa nước mà lao động là sự chung sức của hai giới, đàn ông và đàn bà Hình

ảnh hòa thuận giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ đã xuất hiện ngay từ thời

dựng nước xa xưa ở vùng ĐBSH: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày,

vợ cấy con trâu đi bừa

Khác với một số vùng trong cả nước, người dân ĐBSH rất coi trọng nơi

ăn chốn ở Dựng vợ, gả chồng, làm nhà được xem là việc rất lớn của đời người, vì vậy, dù nghèo khó, người dân ở đây luôn chắt chiu để tạo lập cuộc sống cho mình và cho con cháu Sinh hoạt văn hóa của nông dân ĐBSH hết sức độc đáo, cho đến nay, hầu hết các làng quê vẫn còn giữ được những lễ hội, ngày giỗ tổ nghề, tục lệ hạ điền, thượng điền… Cứ đến mùa xuân, các làng thi nhau mở hội mong xua đi những bất hạnh, thiếu may mắn của năm cũ và hy vọng năm này sẽ tốt hơn, nhiều may mắn hơn Tham gia lễ hội có đông đảo người dân đủ mọi thế hệ, có rất nhiều phụ nữ, điều này cho thấy người dân vùng ĐBSH rất coi trọng đời sống tinh thần, nhất là phụ nữ, họ luôn tin tưởng

và hướng tới tương lai ngày càng tốt đẹp hơn

Trang 19

ĐBSH cũng là mảnh đất ngàn năm văn hiến, cái nôi đào tạo hàng vạn sĩ phu Bắc Hà Trong lịch sử khoa cử thời phong kiến của nước ta, có 56 người

đỗ trạng nguyên thì 52 người thuộc vùng ĐBSH Cho đến nay, đội ngũ trí thức nơi đây vẫn chiếm tới 57% tổng số trí thức cả nước10 Đây là tiền đề quan trọng để người dân trong vùng, trong đó có phụ nữ cũng được thừa hưởng truyền thống hiếu học để nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài

Sống trong môi trường thiên nhiên không mấy thuận lợi (4 mùa), người dân vùng ĐBSH có lối ứng xử rất mềm dẻo, do vậy, khi tiếp nhận nền văn hóa bên ngoài, văn hóa bản địa rất linh hoạt và trở lên phong phú Nho giáo khi thâm nhập vào nước ta thì ĐBSH là mảnh đất đầu tiên Nho giáo đặt chân (thành Thăng Long), cũng như Phật giáo vào Việt Nam nơi đặt chân là thành Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) ĐBSH chịu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo, Thiên chúa giáo, tư tưởng Nho giáo, Lão giáo và cả thuyết âm dương ngũ hành Song so với nhiều vùng khác trong cả nước, ĐBSH chịu ảnh hưởng sâu đậm hơn cả bởi tư tưởng của Nho giáo Theo nghiên cứu của Đỗ Thái

Đồng càng về phía Nam, người Việt chịu ảnh hưởng nhiều hơn của văn hóa ấn Độ, văn hóa Phù Nam và văn hóa ốc Eo, văn hóa cổ vương quốc Khơ Me11

Mảnh đất tiểu nông ở ĐBSH chính là nơi tốt nhất để nuôi dưỡng tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng trọng nam kinh nữ Trải qua nhiều thế kỷ, các

định kiến giới đã trở thành tập quán trong sinh hoạt của người dân (cả thành thị, nông thôn), thậm chí trở thành chuẩn mực đạo đức mà gia đình, xã hội yâu cầu ở mỗi người Điều này lý giải vì sao đấu tranh cho bình đẳng nam nữ ở vùng ĐBSH còn gặp rất nhiều khó khăn

Trong công cuộc đổi mới, giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế nền văn hóa truyền thống vừa đấu tranh, vừa hòa quyện với nền văn hóa hiện đại, tiên tiến, điều này cũng thể hiện rất rõ trong quan hệ ứng xử giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam

10 Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.1999, tr.200

Trang 20

kinh nữ, nhưng mỗi cá nhân nam và nữ đang đấu tranh chiến thắng chính bản thân mình để thiết lập mối quan hệ nam nữ ngày càng bình đẳng hơn

Về đặc điểm chính trị: ĐBSH là một trong những chiếc nôi của nhiều

phong trào cách mạng, là cái nôi khởi nguồn của sự nghiệp đổi mới từ nông nghiệp, nông thôn Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa Trong công cuộc đổi mới, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lại được thôi thúc bởi truyền thống cách mạng, phụ nữ nông thôn ĐBSH luôn

đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; không ít nữ doanh nghiệp đang thể hiện khả năng không thua kém nam giới trong làm kinh tế, tạo việc làm, họ tự khẳng định mình trong gia đình và xã hội, vươn lên trước những thách thức mới của cuộc sống Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới vùng ĐBSH đang chịu tác động mạnh mẽ toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời chịu ảnh hưởng của sự

đan xen giữa yếu tố lịch sử, hiện đại, trong nước và quốc tế, tích cực và tiêu cực Tất cả những yếu tố này vừa tạo ra những thuận lợi, cơ hội, vừa đặt ra những thách thức, khó khăn đối với thực hiện bình đẳng giới vùng ĐBSH hiện nay

1.2- Thực trạng bình đẳng giới ở vùng ĐBSH hiện nay

Để làm rõ được thực trạng bình đẳng giới ở vùng ĐBSH hiện nay, chúng tôi đã dựa vào các công cụ phân tích giới mà đề tài đã xác định ở phần mở đầu (tr.7-8), đó là:

- Thực trạng phân công lao động giữa nam và nữ

- Mức độ tiếp cận, kiểm soát và hưởng lợi từ các nguồn lực và lợi ích giữa phụ nữ và nam giới

- Sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào các hoạt động cộng đồng, vào các tổ chức tại địa phương

- Sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào quá trình ra quyết định

Với những công cụ này, thực trạng bình đẳng giới ở ĐBSH có thể được nhìn nhận như sau:

1.2.1- Thực trạng phân công lao động theo giới

Trang 21

Thứ nhất: vẫn tồn tại quan niệm cho rằng “việc nhà là của phụ nữ”

Công việc gia đình bao gồm những công việc gia đình mà phụ nữ và

nam giới tham gia như: giặt giũ, nội trợ, chăm sóc người già, ốm, trẻ em, dạy con cái học Đây là lọai công việc tốn rất nhiều thời gian và được coi việc

“vặt”, “ít quan trọng” vì nó không trực tiếp tạo ra tiền, thu nhập, do vậy, sự tham gia giữa nam và nữ vào công việc này rất khác nhau và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về địa vị trong gia đình, ngoài xã hội

giữa nam và nữ

Trên thực tế ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm người phụ nữ không phải là người trụ cột Trong gia đình người chồng luôn được coi là trụ cột, là chủ hộ và quan niệm này chiếm đa số Các công việc nội trợ, đồng áng, người phụ nữ lại giữ vai trò chủ đạo Theo kết quả khảo sát gần 300 người thuộc một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cho biết: việc quét dọn nấu ăn giặt giũ, (việc nhà phụ nữ phải làm) có từ 45% đến 85% số người được hỏi cho rằng do phụ nữ (tức là vợ và con gái làm nhiều), còn nam giới cũng tham gia công việc này nhưng không đáng kể Ngoài ra một số công việc khác như chăm sóc người ốm, chăm sóc con cái phụ nữ đều làm nhiều hơn so với nam giới (xem bảng 1)

Bảng 1 : Sự tham gia của PN và NG vào công việc gia đình (%)

Ai làm nhiều

Công việc

Vợ làm nhiều hơn

Chồng làm nhiều hơn

Trang 22

Kết quả của một nghiên cứu khác của tiến sĩ Chu Thị Thoa12 cũng có kết quả tương tự: phụ nữ là người làm chính công việc gia đình vẫn là quan niệm khá phổ biến ở Việt Nam nói chung vùng ĐBSH nói riêng Sự tham gia của nam giới vào công việc này còn rất khiếm tốn và mang tính chất “giúp đỡ” phụ nữ Bởi vì, công việc gia đình là việc “vặt”, trong khi đó, xã hội và cộng

đồng mong muốn nam giới phải làm những việc lớn

Không chỉ là việc vặt, ở nông thôn, các công việc nội trợ như dọn dẹp, giặt giũ, đi chợ, nấu cơm đều không được coi là công việc quan trọng, đàn

ông không muốn làm còn bởi vì nó nhàm chán, không có thu nhập, dư luận xã hội nông thôn lại chưa mấy người ủng hộ khi họ làm Điều này khiến cho tỷ lệ chia sẻ của họ với vợ con rất thấp Công việc người đàn ông quan tâm và thực hiện nhiều hơn cả là sửa chữa nhà cửa, chuồng trại Họ cho rằng đây là công

việc quan trọng, là việc thực sự ở Nam Phong (Hà Nam) người chồng đảm

nhiệm công việc này chiếm 74%, Dục Tú (Hà Nội) người chồng làm 68,3%

Có điều công việc này không phải là công việc thường xuyên trong gia đình

Một số nam giới cho rằng “So với trước đây, phụ nữ đã được quan tâm nhiều hơn Nhưng công việc gia đình thì phụ nữ là chính Nam giới chủ yếu

đứng trên tầm vĩ mô, còn phụ nữ làm công việc hàng ngày” (Phỏng vấn cán bộ

Ban VSTBPN xã Thái Bình) Cũng không ít phụ nữ lại quan niệm, công việc gia đình như như nấu ăn, quyét dọn, giặt giũ, chăm sóc con cái/người ốm được xem là “nhẹ nhàng”, phù hợp với sức khoẻ của phụ nữ, và công việc gia đình

là trách nhiệm của phụ nữ Rõ ràng, định kiến về công việc gia đình là của phụ nữ còn tồn tại không chỉ ở trong nhận thức của nam giới mà còn ở ngay chính người phụ nữ

Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2005, trong hơn một nửa gia đình Việt Nam có con nhỏ, người già, người bị đau ốm, bệnh tật thì chỉ có một mình phụ nữ là người chăm sóc Chính vì vậy, mà thời gian làm việc trung bình của phụ nữ là 13 tiếng/một ngày so với nam giới là 9

12 Xem Luận án tiến sĩ của Chu Thị Thoa Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn vùng ĐBSH, H.2002

Trang 23

tiếng13 Kết quả của nghiên cứu này một lần nữa khẳng định định kiến giới về công việc gia đình tiếp tục tồn tại và đây là khó khăn rất lớn, là một thách thức lớn của Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Định kiến giới về công việc gia đình còn khá nặng nề khi coi trách nhiệm này chủ yếu thuộc về phụ nữ, song, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,

phân công lao động trong gia đình tại ĐBSH đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ, có những dấu hiệu mới, tích cực Sự chia sẻ công việc gia đình giữa

nam và nữ ở ĐBSH hiện nay đang có thay đổi, nam giới đã chia sẻ công việc với phụ nữ nhiều hơn Tuy sự chia sẻ này chưa trở thành thói quen, thường

xuyên, nhưng “So với trước đây, một số nam giới đã chia sẻ công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tuy họ vẫn cho rằng đó là trách nhiệm của phụ nữ, nhưng ít nhất họ cũng giúp khi vợ bận hay ốm đau“ (phỏng vấn sâu, Thái Bình) Công

việc mà nam giới tham gia nhiều hơn so với trước đây và so với các công việc

gia đình khác là chăm sóc con cái và dạy dỗ con cái Có tới 54,28% và

48,57% số người trả lời rằng công việc chăm sóc con cái, dạy con học, phụ nữ

và nam giới làm ngang nhau (bảng 1) Kết quả này cho thấy giờ đây người dân (cả cha và mẹ) đều quan tâm đến giáo dục dành cho con cái, ít khi phân biệt con trai, con gái Xu hướng tích cực này cần tiếp tục được phát huy trong thời gian tới

Phân tích tình hình phân công lao động trong gia đình, có ý kiến cho

rằng giữa vợ với chồng không có gì mà thiệt hơn, “xay thóc khỏi bế em”

Tuy nhiên, trên thực tế, người vợ đồng thời vừa tham gia một khối lượng công việc sản xuất không kém gì người chồng, thậm chí có công việc còn nhiều hơn Người phụ nữ cũng ra đồng từ sáng đến tối, cũng tham gia sản xuất cùng

với nam giới (đây tạm gọi là công việc xay thóc), song sau công việc sản xuất

về người phụ nữ làm chủ yếu công việc nội trợ (công việc này tạm gọi là bế em) Rõ ràng có sự chênh lệch rất lớn giữa vợ và chồng cả trong công việc sản

xuất cũng như chăm sóc nuôi dưỡng Người phụ nữ vừa có đóng góp rất lớn

Trang 24

cho hoạt động sản xuất của gia đình nhưng công việc chăm sóc nuôi dưỡng, nội trợ họ làm tới hơn 70%, trong khi đó người chồng làm không quá 5 – 7%

Do vậy, việc tách bạch xay thóc thì khỏi bế em như một số người

thường nghĩ chính là định kiến giới trong phân công lao động trong gia đình

Định kiến này, một mặt cho thấy xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của công việc gia đình (việc “vặt”); mặt khác xã hội và nhiều cá nhân vẫn quan niệm công việc nội trợ, gia đình là “thiên chức” của phụ nữ Điều này làm trầm trọng thêm khoảng cách bất bình đẳng giới, gây áp lực cho cả nam giới và nữ giới, trong đó nam giới không muốn hoặc không “được” làm việc “vặt”, còn phụ nữ phải làm những việc này, vì nó là “thiên chức”

Tình trạng phụ nữ thường phải làm chủ yếu công việc nội trợ, người chồng ít chia sẻ cũng còn do nguyên nhân trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay ĐBSH đất chật người đông, phần lớn người chồng, người nam giới phải thường xuyên xa nhà để làm ăn kinh tế (nhất là vùng nông thôn), vì vậy, công việc sản xuất và công việc gia đình dồn toàn bộ lên vai người phụ nữ Mặt khác, từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Nhà nước cắt giảm bao cấp về

y tế, giáo dục, các dịch vụ xã hội dành cho gia đình còn kém phát triển ở các vùng nông thôn, do vậy, công việc gia đình còn chiếm khá nhiều thời gian của phụ nữ

Bình đẳng giới không đồng nghĩa “sáng anh rửa bát, quét nhà, chiều

em quét nhà, rửa bát” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán Trong gia đình,

bình đẳng giới cũng phải hiểu không có nghĩa là chia đều công việc gia đình cho nam, nữ (vợ – chồng), cũng không phải bắt người phụ nữ từ bỏ công việc chăm sóc gia đình thay vào đó là nam giới Song thực tế đã cho thấy rõ, khi

đảm nhiệm phần lớn công việc gia đình, người phụ nữ ít có thời gian, điều kiện để nâng cao trình độ nhận thức, học hành, phấn đấu công việc xã hội

điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của phụ nữ Mặt khác, khi tách người đàn

ông khỏi công việc gia đình cũng dẫn tới tình trạng không ít nam giới thờ ơ, thiếu trách nhiệm với công việc gia đình, làm trầm trọng thêm tính phụ quyền, gia trưởng của họ trong gia đình (vốn của xã hội trước đây để lại)

Trang 25

Thứ hai: còn tồn tại khá phổ biến quan niệm: nam giới làm các công việc nặng nhọc và phụ nữ làm các công việc “nhẹ nhàng”

Công việc sản xuất là các hoạt động tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc

bằng hiện vật cho gia đình hoặc cho xã hội Xét tổng thể cả nước, nhất là ở vùng ĐBSH, người nam giới có đóng góp kinh tế nhiều hơn cho gia đình và cho xã hội so với phụ nữ Điều này có một số nguyên nhân sau:

Một là, về thời gian dành cho công việc tạo ra thu nhập của nam cao hơn so với nữ Một ngày có 24 tiếng, trừ thời gian nghỉ ngơi, thời gian lao

động của người phụ nữ thường nhiều hơn so với nam giới, tuy nhiên, thời gian dành cho lao động gia đình của người phụ nữ cao hơn nam giới Người nam giới về tổng thời gian lao động có thể thấp hơn so với phụ nữ, song họ chủ yếu dành thời gian cho công việc tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật, do đó, năng suất và hiệu quả công việc của nam giới thường cao hơn

Hai là, công việc gia đình hiện chưa được đánh giá đúng giá trị trong

tổng thể nền kinh tế quốc dân, nó vẫn chỉ được coi là việc thứ yếu vì nó không tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật Kể cả một số hoạt động có thể tính ra bằng hiện vật thì vẫn chủ yếu là để tiêu dùng trong gia đình, ít bán ra thị trường cho nên khi tính thu nhập bằng tiền mặt thì người làm nhiều công việc gia đình vẫn có đóng góp ít hơn, nghĩa là phụ nữ vẫn có đóng góp ít hơn về kinh tế so với nam giới

Ba là, công việc mà nam giới làm thường là công việc nặng nhọc và có thu nhập cao hơn Đa số ý kiến khi được hỏi đều cho rằng, nam giới thường

phải làm những công việc nặng nhọc

Số liệu ở bảng 2 cho thấy, công việc ở lĩnh vực nông nghiệp (chẳng hạn) mà nam giới thường làm nhiều là làm đất, phun thuốc sâu và làm thuê

(cày, bừa, thợ xây) - đây được xem là các công việc nặng nhọc Ngược lại, các

công việc phụ nữ thường làm là gieo trồng/cấy; làm cỏ, chăn nuôi lợn gà,

buôn bán nhỏ và được xem là công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều sức

khoẻ như các công việc mà nam giới thực hiện

Trang 26

Bảng 2: Sự tham gia của PN và NG vào công việc sản xuất (%)

Nguồn: Số liệu điều tra tại Thái Bình, Hải Dương và Hà Nam 10/2008

Không thể phủ nhận được rằng, nhiều công việc do nam giới thực hiện

đòi hỏi sức cơ bắp nhiều hơn, song trên thực tế những công việc sản xuất mà phụ nữ làm được coi là “nhẹ nhàng” lại tốn rất nhiều thời gian, công sức và phải thực hiện liên tục, hàng ngày Ví dụ, công việc làm đất (công việc mà nam giới thường làm) là công việc được thực hiện trong một thời gian ngắn trước khi cấy lúa, trong khi công việc chăm sóc cây lúa (công việc mà phụ nữ thường làm) phải thực hiện trong suốt thời kỳ phát triển của cây lúa đến khi thu hoạch Nhưng dường như công việc làm đất được xem là công việc nặng nhọc và quan trọng hơn Với quan niệm như vậy, công việc mà nam giới thực hiện được coi là có giá trị hơn

Rõ ràng, định kiến giới trong phân công lao động đã làm cho đóng góp kinh tế của phụ nữ không được nhìn nhận một cách đầy đủ

“Trong gia đình tôi những việc “lặt vặt” nội trợ trong nhà đều do phụ nữ

đảm nhận, đàn ông chỉ lo công việc lớn kiếm nhiều tiền tạo thu nhập cho gia

đình Nói chung đàn bà lo việc bếp núc làm sao cho nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ” (phỏng vấn sâu một nữ nông dân Hải Dương)

Trang 27

Lâu nay người ta chỉ nhìn nhận sự đóng góp của người vợ và người chồng thông qua hoạt động kinh tế, các hoạt động khác (hoạt động vệ tinh: chăm sóc, nuôi dưỡng, nội trợ ), mặc dù nó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của những ai tham gia nhưng vẫn không được tính đến chỉ vì nó không tạo ra thu nhập Thực tế cho thấy, khi thuê người giúp việc gia đình, chúng ta phải trả tiền công cho người đó, song trong gia đình ai làm công việc đó (người vợ, người chồng, con cái) thì lại cho đó là việc “vặt”, không thể quy ra tiền

Do công việc gia đình là loại công việc mà sự đo lường hiệu quả kinh tế

là khó, chưa được đánh giá đúng, nên người phụ nữ làm các công việc này luôn bị đánh giá là không hoặc ít có đóng góp cho kinh tế của gia đình Trong khi lao động gia đình chiếm nhiều thời gian và công sức, thì sự đóng góp này trở nên vô hình xét trên khía cạnh kinh tế Mặt khác, trong công việc sản xuất, với quan niệm rằng, làm việc nặng thường được trả lương nhiều hơn hay tính chất công việc quan trọng hơn đã tạo ra những bất lợi cho người phụ nữ trong tìm kiếm việc làm cũng như trong vai trò đóng góp kinh tế cho gia đình

Đóng góp cho phúc lợi gia đình theo các chuyên kinh tế quốc tế phải dựa vào kết quả của hai hoạt động kinh tế và phi kinh tế (bao gồm cả hoạt

động tạo ra bằng tiền hoặc hiện vật và hoạt động vệ tinh nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ) Có như vậy, sự đóng góp của phụ nữ và nam giới mới được nhìn nhận đầy đủ cũng như sự phân công lao động trong gia đình mới có sự bình đẳng

Những phát hiện trên đây của nghiên cứu về phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình không cho thấy sự khác biệt giữa các tỉnh trong vùng ĐBSH

1.2.2 Thực trạng tiếp cận và kiểm soát đối với nguồn lực theo giới

Các nguồn lực ở đây được hiểu là những cơ hội, điều kiện để phát triển

kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Nguồn lực ở địa bàn mà đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung như đất đai, vốn, khoa học, kỹ thuật, thông tin, đào tạo

Trang 28

Để ra một quyết định về sản xuất chẳng hạn, người ra quyết định phải căn cứ vào các điều kiện cần thiết cho hoạt động đó, tức là họ được tiếp cận với các nguồn và thực sự kiểm soát, định đoạt được các nguồn có liên quan

đến hoạt động Có trường hợp người ta tiếp cận được nguồn lực song lại không kiểm soát và quản lý được nó, ví dụ như người phụ nữ (người vợ) giữ tay hòm chìa khóa của gia đình (đây mới chỉ là tiếp cận), song quyền quyết định chi tiêu lớn (kiểm soát) lại thuộc về người nam giới (người chồng) Mức độ tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực để phát triển của nam và nữ vùng ĐBSH có thực trạng như sau:

Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tập huấn (phụ nữ ngày càng

được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức khoa họ)

Cơ hội được học tập và tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng khi phân tích mức độ tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích từ góc độ giới ở khu vực nông thôn vùng ĐBSH hiện nay, tham gia tập huấn, cuộc họp và các buổi tuyên truyền của địa phương là những hình thức truyền thông chính để người dân được tiếp cận với thông tin

Sự tiếp cận và kiểm soát của phụ nữ và nam giới là rất khác nhau, có sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực phát triển

Kết quả điều tra cho thấy, 62,14% và 56,42 % số người được hỏi cho rằng phụ nữ tham gia nhiều hơn các tập lớp huấn về trồng trọt và chăn nuôi Phát hiện này rất khác so với một số nghiên cứu khác khi các nghiên cứu này cho thấy, trong hầu hết các khoá tập huấn về sản xuất, nam giới chiếm đa số

Sự thay đổi theo hướng phụ nữ tham gia nhiều hơn các khóa đào tạo kỹ thuật

có thể xem là dấu hiệu tích cực đảm bảo sự tiếp cận của phụ nữ với thông tin

và kiến thức sản xuất

Trang 29

Bảng 3 : Tham gia của PN và NG vào tập huấn/ tuyên truyền (%)

Ai tham gia nhiều

Tuyên truyền bình đẳng giới 72,14 27,85 5,71

Nguồn: Số liệu điều tra tại Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam- 10/2008

ở các khu vực nông thôn có quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh hơn thì phụ nữ có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các tập huấn kỹ thuật

Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho biết lý do phụ nữ tham gia tập

huấn các lớp kỹ thuật nhiều hơn so với nam giới như sau: 1)“Nam giới có xu hướng đi tìm việc làm có thu nhập ở bên ngoài gia đình, và người phụ nữ là người làm chính công việc gia đình và công việc sản xuất nông nghiệp, do vậy

họ tham gia tập huấn nhiều hơn” (Cán bộ Ban VSTBPN Thái Bình); 2) “công tác tuyên truyền cho tập huấn cũng hướng vào phụ nữ nhiều hơn” (cán bộ

huyện Kim Sơn, Ninh Bình); 3) Phụ nữ vay vốn có hiệu quả, nên được tập

huấn nhiều hơn: “trước đây xã thường cho người dân vay vốn thông qua hội Nông dân nhưng không có hiệu quả, thu hồi vốn khó khăn, thậm chí nợ đọng không trả được Nay xã đã chuyển hoạt động này qua hội Phụ nữ và mọi người đều thấy kết quả rất tốt“ (PVS cán bộ huyện Kim Sơn)

Trong 3 tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, nhóm đối tượng khảo sát cuả đề tài cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia tập huấn kỹ thuật cao hơn so với nam giới

Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh trong vùng ĐBSH Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc là những tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế hơn so với một số tỉnh khác trong vùng Các khu công nghiệp, làng nghề phát triển khá mạnh đã tạo việc làm cho nhiều người dân, song chủ yếu cho nam giới và cho phụ nữ trẻ ở lại gia đình phụ nữ là người tham gia chủ yếu vào

Trang 30

sản xuất nông nghiệp, do vậy tỷ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn cao hơn nam giới Trong khi đó, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình là những tỉnh thuần nông, điều kiện kinh tế thấp, công nghiệp chưa phát triển mạnh nam giới đi

ra ngoài kiếm tiền, do vậy, các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật phát triển sản xuất cũng chủ yếu là phụ nữ tham gia Đây là một trong những lý do giải thích vì sao tỷ lệ phụ nữ tham gia tập huấn nhiều hơn nam giới vì phụ nữ là người tham gia chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp

Phụ nữ là đối tượng chủ yếu tham gia tuyên truyền về DS/KKHGĐ/ SKSS và HIV/AIDS Định kiến về trách nhiệm của phụ nữ trong lĩnh vực này tạo nên khoảng cách giới rất rõ nét

Số liệu định tính cho biết phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các buổi tuyên truyền về HIV/AIDS (54,28%) và bình đẳng giới (72,14%) (bảng 3) Trong khi phụ nữ tham gia nhiều các khoá tập huấn về kỹ thuật sản xuất được xem là

có lợi cho phụ nữ trong tiếp cận nguồn lực kinh tế và là sự thay đổi đáng khích

lệ, thì sự tham gia của phụ nữ với tỷ lệ tương đối cao trong các buổi tuyên truyền về DS/KHHGĐ lại chỉ ra bất lợi đối với họ khi gánh nặng trong lĩnh vực này lại đặt chủ yếu lên vai người phụ nữ Rõ ràng là có một khoảng trống lớn về khía cạnh giới trong lĩnh vực dân số/KHHGĐ và SKSS với quan niệm phổ biến cho rằng lĩnh vực này là trách nhiệm của người phụ nữ Điều này khắc sâu thêm những định kiến về giới vốn đã đi vào tiềm thức của cả nam giới và phụ nữ

Do phong tục và tập quán sinh đẻ mà nhận thức của phụ nữ và nam giới

về vấn đề KHHGĐ còn rất hạn chế “Việc áp dụng các biện pháp tránh thai thường không được chấp nhận trong đồng bào theo đạo Do vậy, mà tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2007 của huyện tăng lên chủ yếu vùng theo đạo Thiên chúa giáo (phỏng vấn sâu cán bộ Huyện Kim Sơn – Ninh Bình) Một trong những

vấn đề quan trọng chính là làm thay đổi nhận thức về hành vi sinh sản của phụ nữ và nam giới để tuân theo quy mô gia đình nhỏ, ít con và chấp nhận các biện pháp tránh thai Chỉ khi nào chuẩn mực mới về sinh sản được chấp nhận, sức khoẻ của người phụ nữ được cải thiện thì vai trò, vị thế của người phụ nữ mới

Trang 31

được nâng cao Trong khi quan niệm chăm sóc sức khoẻ sinh sản là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ còn phổ biến ở Việt Nam, thì vấn đề này càng trở nên nặng nề và khó khăn đối với phụ nữ ở nông thôn, trong đó có vùng ĐBSH

Sự khác biệt khá lớn về tiếp cận các nguồn lực giữa nam và nữ còn thể hiện việc tham gia tập huấn về giới Số liệu khảo sát cho biết, chủ yếu phụ nữ tham gia các buổi tập huấn này (72,14%) Rõ ràng, trong nhận thức của đại đa số người dân, cán bộ, giới là vấn đề phụ nữ, của phụ nữ và phụ nữ nên đi nghe để thay đổi Đây cũng chính là quan niệm của đa số cán bộ, người dân ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, do vậy, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới càng cần phải quan tâm và quán triệt ở mọi cấp, ngành, địa phương

Quyền kiểm soát đất đai và vốn vẫn chủ yếu thuộc về nam giới

Một trong những nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ người lao động nào là vốn và đất đai Theo kết quả điều tra 75,71 % số người trả lời cho biết,

đất/nhà ở và đất nông nghiệp đứng tên nam giới, chỉ có 14,28 % do người phụ nữ đứng tên

Tuy đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền của phụ nữ trong việc tiếp cận và kiểm soát đất,

khoảng cách giới trong việc kiểm soát đất đai trong nghiên cứu này cho thấy,

quyền sở hữu đất vẫn chủ yếu thuộc về nam giới Luật Đất đai sửa đổi năm

2003 quy định ghi tên cả vợ và chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, tuy nhiên những Giấy chứng nhận đã được ban hành trước thời điểm này chỉ mang tên 1 người, thường là người chồng (chủ hộ) Trong khi đó, Luật Đất

đai không quy định về việc ban hành lại đối với các giấy chứng nhận trước

đây Do vậy, mặc dù Luật đã có những điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ, trên thực tế, phụ nữ chưa được bình đẳng với nam giới trong việc kiểm soát đất đai Tương tự, tỷ lệ phụ nữ đứng tên vay vốn còn thấp so với nam giới

Theo kết quả điều tra 66,42% số người được hỏi cho rằng người chồng

đứng tên vay vốn ngân hàng, so với 27.85% người vợ đứng tên vay vốn So sánh việc tiếp cận với nguồn vốn của phụ nữ và nam giới trong nhóm khảo sát

Trang 32

cho thấy, phụ nữ ở Hải Dương được vay vốn với tỷ lệ cao nhất (52.1%) và nhiều hơn so với người chồng (22.9); tỷ lệ phụ nữ ở Thái Bình được vay vốn thấp nhất trong 3 địa phương (12.7%)

Mức độ tiếp cận với nguồn vốn khác nhau của nhóm đối tượng khảo sát

được giải thích bằng những lý do khác nhau Phụ nữ ở những địa phương gần thị trấn, thị tứ, nơi có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, nghề dịch vụ phát triển thì phụ nữ đứng tên vay vốn nhiều hơn so với nam giới Một số địa phương khác phụ nữ đứng tên vay vốn nhiều hơn vì hiệu quả sản xuất tốt hơn (Nam cán bộ Thị trấn Kim Sơn) Ngược lại, ở một số địa phương – một xã

thuần nông: “Phụ nữ rất ít đứng tên vay vốn Tất cả các sổ đỏ cũ đều mang tên người chồng, nên người chồng đứng ra vay vốn Nếu phụ nữ muốn vay vốn, Ngân hàng yêu cầu có giấy uỷ quyền, chứng nhận của xã, chứng minh thư „ (Ban VSTBPN huyện Kim Sơn)

Như vậy, có thể thấy, sự khó khăn hơn của phụ nữ trong tiếp cận nguồn vốn có nguyên nhân từ quyền sở hữu đối với đất đai Vấn đề là các sổ đỏ đã

được ban hành trước thời điểm năm 2004 chỉ mang tên chủ hộ, chủ yếu là nam giới Đây tiếp tục là bất lợi đối với phụ nữ, bởi việc kiểm soát đất đai là yếu tố quan trọng để tiếp cận với nguồn vốn vì đất đai là tài sản thế chấp khi vay vốn Việc không tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với nguồn vốn và đất đai làm hạn chế đến quyền năng kinh tế của phụ nữ, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh

Phụ nữ tìm kiếm việc làm khó hơn nam giới

Qua trao đổi với cán bộ và người dân địa phương cho thấy, phụ nữ tìm việc làm khó khăn hơn nam giới vì nhiều lý do khác nhau: 1) Sức khỏe của phụ nữ kém hơn nam giới; 2) Phụ nữ không làm được những công việc nặng nhọc; 3) Người chồng không muốn phụ nữ ra ngoài làm việc; 4) Người phụ nữ thường bận nhiều công việc gia đình

Không thể phủ nhận được rằng đây là những lý do cản trở phụ nữ tìm kiếm việc Tuy nhiên, có thể thấy, phần lớn những lý do này xuất phát từ định kiến giới về vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ và bất bình đẳng giữa

Trang 33

người vợ và chồng Nhóm nghiên cứu nhận thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho phụ nữ khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm là

định kiến giới về khả năng của phụ nữ theo kiểu “công việc nào thì phù hợp với nữ, công việc nào thì phù hợp với nam” Một quan niệm rất phổ biến là phụ nữ không thích hợp đối với các ngành nghề kỹ thuật hay xây dựng hay nam giới không phù hợp với các nghề như may, làm chổi hay thêu ren Chính những quan niệm kiểu như vậy làm mất đi cơ hội của cả phụ nữ và nam giới tham gia vào các lĩnh vực phi truyền thống đối với họ Trong khi những công việc kỹ thuật hay xây dựng đang tạo ra nhiều việc làm, nhất là những nơi đang diễn ra quá trình đô thị hoá, thì với quan niệm nêu trên đã loại trừ phụ nữ khỏi công việc có lương cao Việc thay đổi những quan niệm như vậy cần được bắt

đầu từ cán bộ địa phương đến toàn bộ nam và nữ trong cộng đồng

1.2.3 Thực trạng ra quyết định trong gia đình theo giới

Sự bàn bạc giữa vợ và chồng về các quyết định của gia đình có xu hướng gia tăng

Nhìn chung, trong nhiều gia đình nông thôn hiện nay, sự tham gia bàn bạc của cả hai vợ chồng trong các công việc của gia đình ngày càng có chiều hướng gia tăng Đây là nhận định chung từ các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ địa phương các cấp, cũng như kết quả điều tra qua bảng hỏi Ngay cả một số công việc lớn như đầu tư phát triển kinh tế và mua sắm những tài sản có giá trị trong gia đình thì có tới 52,14% và 62,14% số người trả lời cho rằng có sự bàn bạc và cùng quyết định giữa vợ và chồng (bảng 6)

Bảng 6 : Sự bàn bạc về các quyết định của gia đình (%)

Mua các công cụ lao động 13,57 42,85 35,0

Đầu tư phát triển kinh tế 3,57 39,28 52,14

Xây nhà, mua tài sản lớn 5,0 35,71 62,14

Nguồn: Số liệu điều tra tại Thái Bình, Hải Dương và Hà Nam- 10/2008

Trang 34

Số liệu và nhận định trên đây cho thấy, tính dân chủ trong gia đình đã

có những bước cải thiện đáng kể Khi người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, thì tiếng nói của họ trong gia đình cũng được tôn trọng hơn

Tuy đ∙ có những tiến bộ rõ rệt, song sự tách biệt giới trong quá trình

ra quyết định theo kiểu phụ nữ quyết định các chi tiêu nhỏ, nam giới quyết

định những công việc quan trọng vẫn mang tính phổ biến

Phổ biến trong gia đình vùng nông thôn ĐBSH, tiền nong do người phụ

vợ quản lý Nam giới cho rằng phụ nữ quản lý tiền tốt hơn bởi bản chất của họ

là tiết kiệm, chắt chiu không hoang phí như nam giới Hơn nữa, nam giới không muốn “tay hòm, chìa khóa” vì sợ mang tiếng chặt chẽ về tiền nong; chỉ

có một số nam giới cầm tiền với lý do người vợ không biết quản lý chi tiêu trong gia đình Tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ về quyền chi tiêu tài chính trong gia đình Nếu nam giới cầm tiền thì hầu như họ trực tiếp quyết định mọi chi tiêu, ít khi bàn bạc với vợ; ngược lại, người phụ nữ cầm tiền khi chi tiêu thường phải có ý kiến của người chồng, hoặc nếu hai vợ chồng bàn bạc thì cuối cùng người chồng vẫn quyết định chính

Số liệu ở bảng 6 cho thấy phụ nữ vẫn có xu hướng quyết định chính những công việc liên quan đến sinh hoạt hàng ngày Ngoài ra, phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc mua vật tư nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón, giống ) Tuy nhiên, có thể thấy những chi tiêu này là những khoản chi không lớn, so với việc mua công cụ lao động như trâu, bò, máy tuốt, xe bò Nam giới

có tiếng nói quan trọng trong các quyết định mang tính chiến lược như đầu tư phát triển kinh tế hay việc mua bán các tài sản có giá trị Điều này được củng

cố qua các cuộc phỏng vấn sâu “Nhìn chung người nam giới vẫn có tiếng nói hơn phụ nữ, tuy có bàn bạc, nhưng trong các quyết định lớn thì phụ nữ ít quyết

định hơn, có khi lại để cho chồng quyết định„ (Phỏng vấn sâu, Thái Bình)

Trang 35

Một trong những yếu tố tác động đến việc ra quyết định là vai trò của

chủ hộ Trong gia đình truyền thống Việt Nam, chủ hộ là người quyết định

chính Trong nhóm đối tượng khảo sát cho kết quả như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra của TS Chu Thị Thoa, 2002

Số liệu điều tra cho thấy, nam giới đóng vai trò chủ hộ trong các gia

đình nông thôn là quan niệm còn khá nặng nề ở khu vực thuần nông ở những

nơi phụ nữ đứng tên chủ hộ cao hơn nam giới hầu hết họ có hoàn cảnh khá đặc

biệt: chồng làm ăn xa nhà, ly hôn, chồng chết Rất ít trường hợp cả hai vợ

chồng đều làm ăn tại địa phương mà người vợ lại đứng tên chủ hộ ở Cẩm Vũ

– Hải Dương, tỷ lệ nữ làm chủ hộ cao hơn nam giới, trong tổng số 826 hộ do

phụ nữ làm chủ hộ, trong đó có 566 hộ các chị có chồng xa nhà, 59 hộ các chị

ly hôn, 70 chị góa chồng, 60 chị độc thân, chỉ có 71 chị (8,6%) có chồng

chung sống làm chủ hộ14 Như vậy, phụ nữ đứng tên chủ hộ chiếm tỷ lệ thấp

Nhiều ý kiến cho rằng nam giới đứng tên chủ hộ là hợp lý, đó là một truyền

thống từ xưa tới nay, nó còn do năng lực của chính người đàn ông quy định

ở nông thôn vùng ĐBSH, 81% lao động nữ làm nông nghiệp, họ đảm

đương 75% công việc của nhà nông, nhưng trên 70% người đứng tên chủ sở

hữu nhà ở, chủ sử dụng ruộng đất canh tác lại là nam giới Để đảm bảo sự

công bằng, bình đẳng giữa vợ – chồng trong các gia đình, Luật Hôn nhân và

gia đình, 2000 đã quy định về tài sản chung của cả vợ và chồng Điều 27 quy

định rõ: Trong trường hợp tài sản thuộc về sở hữu chung của cả vợ chồng mà

pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong Giấy chứng nhận

quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng15 Thực tế cho thấy, nhiều gia đình

14 Số liệu điều tra của Viện Gia đình và Giới, 2005

Trang 36

chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của điều này, cho là không cần thiết, song thực

ra vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng quyết định các nguồn lực sản xuất (tài sản thế chấp để vay vốn ), ngoài ra còn liên quan đến việc phân chia tài sản nếu xảy ra tình trạng ly hôn

Khi vay vốn, phụ nữ thường ở thế bất lợi hơn so với nam giới bởi họ không đứng tên tài sản để có thể đem thế chấp, ít hiểu biết về các thủ tục, ít có

điều kiện để vay vốn cho nên số vốn vay đến tay phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp Phụ nữ thường phải tìm đến nguồn vốn không chính thức, ví dụ, ở xã Cát Quế: vợ vay 43,8%, chồng 26,8%; ở Dục Tú vợ vay 29,8%, chồng vay 14,0% (với lãi suất khá cao từ 3 – 5%, thậm chí 10% Khi vay vốn với lãi suất cao, nếu làm

ăn không thuận lợi, họ rất dễ rơi vào tình trạng nghèo túng, nợ nần, ảnh hướng

đến gia đình, mối quan hệ giữa vợ – chồng

Đóng góp về kinh tế cho gia đình là tiêu chí quan trọng để đảm bảo cho

phụ nữ và nam giới có tiếng nói quan trọng trong gia đình Nghiên cứu Đánh giá tình hình giới của Việt Nam năm 2006 đã chỉ ra một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trên con đường thực hiện mục tiêu bình đẳng giới chính là tăng cơ hội kinh tế cho cả phụ nữ và nam giới, nhất là phụ nữ16

Độc lập về kinh tế hay sự tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập là

điều kiện quan trọng giúp phụ nữ khẳng định vai trò và vị thế của mình trong gia đình và xã hội ở vùng ĐBSH, theo kết quả điều tra của chúng tôi, 38,57% cho rằng nam giới (người chồng) có đóng góp nhiều hơn về kinh tế cho gia

đình, chỉ có 10,0% cho rằng phụ nữ đóng góp kinh tế nhiều hơn; 53,57% cho rằng cả hai vợ chồng đóng góp kinh tế như nhau Kết quả này một lần nữa khẳng định phụ nữ luôn có đóng góp ít hơn về kinh tế cho gia đình so với nam giới Đây là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho phụ nữ và cản trở công tác bình đẳng giới

1.2.4 Thực trạng tham gia vào các hoạt động cộng đồng theo giới

16 WB, ADB, DFID & CIDA, 2006 Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam Tr 32

Trang 37

Hoạt động cộng đồng được tiến hành bên ngoài phạm vi gia đình nhưng

lại liên quan chặt chẽ tới cuộc sống gia đình, đặc biệt nó phản ánh mối tương quan vị thế giữa nam và nữ Do vậy, sự hoà nhập vào đời sống cộng đồng là một chỉ số để đo mức độ bình đẳng giới và quyền năng của người phụ nữ Đời sống cộng đồng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau Có thể phân hoạt động

cộng đồng thành hai nhóm: nhóm các công việc lao động trực tiếp và nhóm lao động lãnh đạo, quản lý cộng đồng Nhóm lao động trực tiếp như sửa sang

đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường giao thông, xây dưng các công trình phúc lợi công cộng, phục vụ lễ hội , đây là nhóm công việc tình nguyện,

không được trả công Nhóm lãnh đạo, quản lý cộng đồng như họp bàn công

việc lớn của cộng đồng, tham gia lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo Người làm công việc này thường phải thông qua bầu chọn, thường được trả công hoặc liên quan đến nâng cao quyền lực, uy thế Cũng như công việc

gia đình, công việc cộng đồng cũng có sự bất bình đẳng giới trong tham gia

Công việc lao động trực tiếp đóng góp xây dựng cộng đồng phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới

Khi trực tiếp tham gia lao động, phụ nữ có thể làm mọi việc từ phục vụ xây dựng, làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đi vận động quyên góp nhưng nam giới thì chủ yếu tham gia một số công việc nhất định được xem như là việc của đàn ông như trồng cây, bảo vệ cây, xây dựng Trong các buổi lễ hội của làng, xã phần lớn nam giới tham gia ban tổ chức, lo tổ chức lễ hội, khai mạc, tiếp khách; còn phụ nữ chủ yếu đảm nhận công việc hậu cần (công việc

được xem kém phần quan trọng, mang tính chất thừa hành, ít liên quan đến nâng cao vị thế hay quyền lực)

Công việc lãnh đạo, quản lý cộng đồng nam giới tham gia nhiều hơn phụ nữ

Hiện nay với tinh thần dân chủ của xã hội mới, việc làng xã không còn

là độc quyền của nam giới mà có sự tham gia của cả phụ nữ Tuy nhiên, tương quan giữa họ thì nam giới thường có tiếng nói quyết định hơn phụ nữ, bởi họ

được xem là người am hiểu công việc của cộng đồng hơn phụ nữ

Trang 38

Phụ nữ có xu hướng tham gia vào các cuộc họp thôn/xóm nhiều hơn trước đây , song tỷ lệ vẫn thấp hơn nam giới

Họp thôn/xóm là nơi giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin của người dân

Nó có ý nghĩa quan trọng từ góc độ tiếp nhận thông tin và theo nghĩa rộng thì

đó là lợi ích kinh tế, bởi thông tin sẽ đem lại cơ hội về kinh tế Đây chính là kênh thông tin trực tiếp về đường lối, chủ trương và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và địa phương Kênh thông tin này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với vùng nông thôn, khi các phương tiện thông tin đại chúng khác chưa phát triển mạnh hoặc trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế

Với tỷ lệ 46.4% các hộ gia đình có phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới trong các cuộc họp thôn bản cho thấy, sự tham gia của phụ nữ vào đời sống

cộng đồng ngày càng gia tăng, nhất là ở các vùng nam giới di cư ra các vùng

đô thị để tìm việc làm Phỏng vấn sâu cán bộ phường của tỉnh Thái Bình và thị

trấn Kim Sơn (Ninh Bình) cho biết, ở khu vực nơi họ sinh sống, phụ nữ đi họp thôn nhiều hơn nam giới, vì nam giới ít tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nam giới trẻ thường có xu hướng tìm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, do vậy, người vợ lại là người làm chính công việc sản xuất nông nghiệp, nên phụ nữ tham gia họp

Tuy nhiên, phụ nữ tham gia vào hoạt động này chất lượng không cao,

họ ít phát biểu, chủ yếu đi nghe, mặc dù khi thực hiện họ lại là lực lượng chính Điều này tăng thêm cản trở gây bất bình đẳng giữa nam và nữ

Tỷ lệ phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cộng đồng đang có xu hướng giảm sút Nếu như trong thời kỳ chiến tranh, phụ nữ đảm đang việc nhà,

việc nước và họ đã làm rất tốt thì ngày nay, thời bình, người phụ nữ “dường như” trả lại công việc lãnh đạo, quản lý cộng đồng cho người đàn ông để lui

về việc nhà Nhìn vào lôgíc này, nhiều người cho rằng hợp lý vì phụ nữ đỡ vất vả hơn, nhưng có thể nói đây cũng chính là nguyên nhân làm cho khoảng cách bất bình đẳng giới gia tăng

Trang 39

Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tìm cách tăng cường tỷ lệ cán bộ nữ trong các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý các cấp với quan

điểm: Tăng cường cán bộ nữ không phải chỉ để làm công tác vận động phụ nữ

mà chính là để phát huy khả năng trí tuệ của chị em đóng góp vào sự lãnh đạo

toàn diện của Đảng và công việc quản lý của Nhà nước (Chỉ thị 44CT/TW năm 1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) Quan điểm này lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị

về công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Tuy nhiên đội ngũ cán

bộ nữ vẫn chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí có chiều hướng giảm sút trong những năm qua Tỷ lệ nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân 3 cấp tăng rất chậm, tham gia Quốc hội khóa XII không những không tăng mà còn giảm khá rõ so với Quốc hội khóa X, XI

Vùng ĐBSH, tỷ lệ nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân ba cấp và Quốc hội cao hơn so với tỷ lệ chung toàn quốc Một số địa phương có tỷ lệ nữ tham gia đạt khá cao, điển hình như tỉnh Ninh Bình Hiện nay, Ninh Bình có 2 nữ

đại biểu Quốc hội Khoá XII đạt 33,3%, cao hơn tỉ lệ chung của cả nước (25,6%); nữ cấp ủy cấp tỉnh đạt 14,28%, cấp huyện đạt 17,43%, cấp xã đạt 15,01%; cấp tỉnh và 6/8 huyện, thị, thành phố có nữ tham gia Ban thường vụ; toàn tỉnh có 14 nữ là Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy cơ sở; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 28%, cấp huyện, thị, thành phố đạt 24,19%, cấp xã tỉ lệ phụ nữ đạt 733/3695 (19,84%); có 23 chị là lãnh đạo trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tăng gần 2 lần so với năm 2000; 3 nữ Phó Chủ tịch

ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, thành phố; có 14 chị là Bí thư, Phó Bí thư,

Đảng uỷ cơ sở của 20 xã, phường có nữ lãnh đạo chủ chốt trong hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 100% xã có nữ tham gia cấp ủy Đơn vị có tỉ lệ nữ làm lãnh đạo quản lý cao là huyện Kim Sơn có 3 đồng chí nữ thường vụ Huyện ủy; Thành phố Ninh Bình có 2 nữ thường vụ; Ngành giáo dục: Trường mầm non đạt 100%; Tiểu học là 73,8% (319/432 trường); THCS là 47,9% (175/316), THPT là 28,1% (27/96)17 Hà Nội, Hà Tây (cũ) cũng có tỷ lệ nữ

17 Uỷ Ban ND tỉnh Ninh Bình: “Báo cáo giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ

Trang 40

tham gia quản lý, lãnh đạo khá cao so với cả nước: Quốc hội trên 30%, HĐND cấp tỉnh/thành phố 30%; cấp huyện/quận: trên 25%; cấp xã/phường: trên 20%

Tuy nhiên, ở Thái Bình, Hà Nam, tỷ lệ cán bộ nữ lại thấp hơn so với Ninh Bình, Hà Nội Nhìn chung, những con số này chưa phản ánh được vị trí, vai trò cũng như nhu cầu của phụ nữ trong phát triển xã hội Bởi vì, phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý không chỉ thấp mà chủ yếu tham gia vào các vị trí

mà xã hội cho “ít quan trọng” như đoàn thể, y tế, hội nông dân Hơn nữa, phần lớn phụ nữ giữ vị trí cấp phó (mang tính chất giúp việc) trong hầu hết các cơ quan, tổ chức (trừ Hội Liên hiệp phụ nữ)

Khi phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của các tỉnh vùng ĐBSH chúng tôi đều nhận được sự đánh giá cao về năng lực, trình độ, phẩm chất của phụ nữ, song để trở thành lãnh đạo, quản lý nhất là ở vị trí cấp trưởng còn cần thêm một số yếu tố khác như sức khỏe, sự năng động, nhạy bén, cường độ lao

động và thời gian cho công việc mà không phải lúc nào phụ nữ cũng có thể

đáp ứng được Điều này làm chúng tôi suy nghĩ, trong khi phụ nữ đại diện cho 56,6% lao động trong nông nghiệp ở nông thôn ĐBSH, họ có mặt ở hầu khắp các hoạt động kinh tế nông thôn, nhưng cấp ra quyết định lại chủ yêu là nam giới Thực tế này là một thiệt thòi đối với phụ nữ, làm cho quá trình phấn đấu

về bình đẳng giới tiến triển chậm chạp, đồng thời là một cản trở đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Sự tham gia vào lĩnh vực quản lý, lãnh đạo ở địa phương là tiêu chí quan trọng để đánh giá và phân tích tình hình giới, là thể hiện sự bình đẳng hay chưa bình đẳng ở mức độ cao nhất Đây cũng chính là thước đo về quyền lực của phụ nữ và nam giới.

Tuy nhiên, sự tham gia của phụ nữ vào cấp uỷ Đảng, Chính quyền

còn khá thấp Điều này có một số nguyên nhân sau

• Thiếu cán bộ nguồn là một trong những khó khăn của các địa phương trong công tác cán bộ nữ

Ngày đăng: 25/03/2016, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w