Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện từ trong môi trường giáo dục gia đình, đến các môi trường giao tiếp ngoài xã hội, song nếu được thực hiện trong môi trường giáo dục của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐẶC ĐIỂM VỐN TỪ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 06 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt
là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm
qúi báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;
Qúy Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 6
tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức
và những kinh nghiệm qúy báu cho chúng tôi;
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;
Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 và
các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài
liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn này;
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe tới qúy thầy cô, gia đình và các
anh chị học viên
Hải Phòng, ngày 06 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về từ tiếng Việt 10
1.1.1 Khái niệm từ tiếng Việt 10
1.1.2 Một số đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt 11
1.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt 15
1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo bé 22
1.2.1 Sự phát triển hoạt động và giao tiếp của trẻ 3-4 tuổi 22
1.2.2 Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé 23
1.2.3 Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo bé 23
1.3 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo bé 24
1.3.1 Vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét về mặt số lượng và cấu tạo 24
1.3.2 Đặc điểm nắm nghĩa từ của trẻ mẫu giáo bé 25
1.4 Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2.KHẢO SÁT VỐN TỪ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 29
2.1 Khái quát chung về việc khảo sát vốn từ của trẻ 29
2.2 Kết quả khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé 29
2.2.1 Vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét về mặt số lượng 29
2.2.2 Vốn từ của trẻ xét về mặt cấu tạo 33
2.2.3 Vốn từ của trẻ xét về mặt từ loại 40
2.2.4 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét về mặt ngữ nghĩa 48
2.2.5 Vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét theo góc độ giới tính 55
Trang 52.3 Tiểu kết chương 2 59
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪCHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 61
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo bé 61
3.1.1 Các yếu tố sinh lý thần kinh 61
3.2.2 Yếu tố môi trường sống của trẻ 61
3.2 Một số đề xuất về biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 63
3.2.1 Xây dựng môi trường ngôn ngữ tích cực giúp trẻ phát triển vốn từ 64
3.2.2 Tổ chức các hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực trong vốn từ ở trẻ thông qua chế độ sinh hoạt trong ngày 65
3.2.3 Tổ chức hoạt động học để phát triển vốn từ cho trẻ 69
3.2.4 Phối hợp với phụ huynh học sinh để phát triển vốn từ cho trẻ 72
3.3 Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 62.4 Kết quả khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét
về phương diện nghĩa qua các chủ đề 49
2.5 Kết quả khảo sát khả năng hiểu nghĩa của những
từ chỉ khái niệm ở trẻ mẫu giáo bé 52
2.6
Kết quả khảo sát vốn từ vựng của trẻ mẫu giáo
bé 3- 4 tuổi theo giới tính qua một số mẫu vật quen thuộc
56
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong xã hội loài người Những kho
tàng văn hóa, tri thức, những kinh nghiệm lịch sử được chứa đựng trong ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng của con người; nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng, đầy đủ, từ đó có thể hiểu nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau, biểu thị mong muốn và nhu cầu với thế giới xung quanh Hơn thế, ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy, là chìa khóa vạn năng để chúng ta mở kho tàng tri thức của nhân loại Ngôn ngữ càng mở rộng thì tri thức thu được càng lớn, đồng nghĩa với việc cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ
1.2 Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị đặc trưng tiêu biểu của hệ thống ngôn ngữ, là cơ sở cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng làm công cụ giao tiếp và tư duy của con người Vốn từ ngữ của một cá nhân phản ánh sự nắm bắt hiện thực, năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó Phải thường xuyên bồi dưỡng,
bổ sung, mở rộng phát triển vốn từ ngữ của mỗi cá nhân cũng như vốn từ vựng chung của toàn xã hội nhằm đảm bảo cho từ vựng của tiếng Việt phản ánh đầy
đủ và kịp thời những sự vật, khái niệm mới nảy sinh trong hiện thực đời sống Chính vì thế, khi bàn về quá trình rèn luyện toàn diện của việc dạy văn, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong ngôn ngữ thì từ là quan trọng nhất, rồi
đến câu, rồi đến văn, cho nên dạy từ là rất cần thiết, phải hiểu tất cả ý nghĩa của
từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu mọi cách dùng từ”
1.3 Các nghiên cứu tâm lí học và tâm lí - ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, vốn từ ngữ cá nhân ở mỗi độ tuổi đều có những đặc điểm phát triển riêng Trong đó, độ tuổi trẻ mầm non là giai đoạn mà ngôn ngữ có sự phát triển nhanh về cả ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Trẻ có bước nhảy vọt về số lượng
từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung
Trang 8quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy Trẻ có nhu cầu tìm hiểu mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực sáng tạo hoạt động trí tuệ Đặc biệt, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi, rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, những nguyên tắc, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống Từ đó, ngôn ngữ cũng giúp trẻ lĩnh hội các giá trị chuẩn mực của xã hội để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách Bởi vậy, phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là phát triển vốn từ ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là vô cùng cần thiết
1.4 Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện từ trong môi
trường giáo dục gia đình, đến các môi trường giao tiếp ngoài xã hội, song nếu được thực hiện trong môi trường giáo dục của trường mầm non với sự tổ chức khoa học, hợp lý của các hoạt động giáo dục sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung và nghiên cứu về giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở thành phố Hải Phòng nói riêng chưa có nhiều công trình đánh giá hệ thống về thực trạng vốn từ của trẻ mẫu giáo bé, tức là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi Vấn đề cấp thiết là cần có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ về thực trạng vốn từ của trẻ mẫu giáo bé làm căn cứ đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong điều kiện của các trường mầm non tại thành phố Hải Phòng hiện nay
Từ những lý do trên, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ nói chung, phát triển và mở rộng vốn từ nói riêng cho trẻ mẫu giáo bé ở các trường mầm non trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng hiện nay, chúng
tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé ở một số
trường mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng”
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người, cũng từ đó ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Ngôn ngữ chính là một trong các yếu tố nâng tầm của con người lên vượt xa về chất so với mọi giống loài khác
Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi (lứa tuổi mầm non) Từ chỗ sinh ra chưa
có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người, trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ, ở giai đoạn này, nếu không
có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được Chính vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non luôn được các nhà ngôn ngữ học, tâm lí học và giáo dục học quan tâm Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tổng hợp một số kết quả nghiên cứu sau:
2.1 Những nghiên cứu về Ngôn ngữ học
Những nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em và sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em được gắn liền với những nghiên cứu tâm lý - ngôn ngữ học Tác giả Nguyễn Huy Cẩn trong Luận án PTS Ngôn ngữ học Quá trình hình thành và
phát triển ngôn ngữ trẻ em (1986), khi tổng kết tình hình chung của các bộ
môn có tính liên ngành ở Việt Nam đã nhận xét rằng vấn đề về tâm lý ngôn ngữ học trong những thập niên gần đây đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Trong một số giáo trình đại học và sách chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đề tâm lý ngôn ngữ học trong đó có những vấn đề về qui luật tâm
lí của quá trình tiếp nhận và tạo lập ngôn ngữ, lời nói
Trong ngôn ngữ học và tâm lý học, vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ
em trước tuổi đi học đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến Nói đến sự
Trang 10phát triển ngôn ngữ của trẻ, người ta thường đề cập đến sự phát triển về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc Tất cả các yếu tố ngôn ngữ đó sẽ giúp trẻ diễn đạt ý nghĩ, biểu lộ cảm xúc, trao đổi tư tưởng, tình cảm … với các trẻ cùng lớp và những người xung quanh ngày một chuẩn xác hơn, đa dạng hơn Cụ thể, cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học đã không chỉ xác định được cơ sở tâm lý ngôn ngữ học của sự tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ
em người Việt, mà còn nêu lên những đặc điểm tổ chức và hoạt động của khả năng ngôn ngữ trẻ em
Trong cuốn “Tâm lý ngôn ngữ học và việc nghiên cứu ngôn ngữ ở trẻ
em Việt Nam”, các nhà ngôn ngữ học đã tổng kết những thành tựu trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam không chỉ trên phương diện “định lượng” là quá trình phát triển của các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của trẻ em mà còn nêu lên những đặc trưng của quá trình tiếp thu và sản sinh phát ngôn của trẻ em Việt Đó là sự hình thành và phát triển các cấu trúc nền tảng thuộc các cấp độ ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp được biểu hiện trong các giai đoạn phát triển sớm trong hoạt động lời nói của trẻ em Các nhà nghiên cứu cho rằng: Sự sản sinh phát ngôn lời nói ở trẻ em gắn liền với sự tri nhận của trẻ đối với thế giới xung quanh, mà trực tiếp là tri nhận về hoạt động thực tiễn của đứa trẻ cũng như những thao tác của chúng đối với đối tượng
Tác giả Đoàn Thiện Thuật với các công trình Nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em
trước tuổi học đường; Dạy nói cho trẻ em câm điếc (đề tài cấp nhà nước
1972-1974) và rất nhiều những bào báo, chuyên khảo được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ học cũng về lĩnh vực ngôn ngữ trẻ em đã phân tích, làm rõ khả năng ngôn ngữ của trẻ trên các lĩnh vực âm vị, ngữ pháp, ngữnghĩa và giao tiếp…
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tập trung miêu tả tỉ mỉ các hiện tượng xuất hiện ngôn ngữ tự nhiên cũng như quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tiêu biểu là những các công trình của Nguyễn Huy
Cẩn, Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em; của Lưu Thị Lan, Những bước phát
triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi; hay Khả năng tạo câu của trẻ 3 - 7 tuổi…
Trang 11Bên cạnh đó, các vấn đề về sự sản sinh và tiếp thu ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển tư duy, giữa các hoạt động - hành động ngôn ngữ của trẻ em cũng đã thu hút sự chú ý, quan tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại
2.2 Những nghiên cứu về Giáo dục Mầm non
Nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ chuyên ngành Giáo dục mầm non
có sự tham gia đóng góp của đông đảo các nhà sư phạm, các gáo viên trực tiếp đứng lớp Trong đó phải kể đến các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Ánh Tuyết, Phan Trọng Ngọ, Đinh Hồng Thái, Tạ Thị Ngọc Thanh,Nguyễn Xuân
Khoa, Hồ Lam Hồng, Võ Phan Thu Hương…
Nhìn chung, ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi học đường được các nhà giáo dục tập trung mô tả khá tỉ mỉ Các hiện tượng xuất hiện ngôn ngữ tự nhiên của trẻ trong từng độ tuổi; quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ
tự nhiên của trẻ về mặt ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng được nghiên cứu trong
các công trình tiêu biểu như: Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trẻ
em, Tiếng nói của trẻ thơ,… Các công trình này đã có những đóng góp vào
khoa học giáo dục mầm non, giáo dục trẻ em trước tuổi đi học và đào tạo giáo viên mầm non Nhóm tác giả và các công trình nghiên cứu này đã tổng hợp các phương pháp phát triển ngữ âm, vốn từ, ngữ pháp cũng như các hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở lứa tuổi mầm non
Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình đi sâu vào nghiên cứu thực
trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ em ở từng mặt như: Hiện trạng phát âm của
học sinh mẫu giáo hay Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển vốn từ của trẻ 1 đến 3 tuổi, Mối quan hệ giữa phát triển ngôn ngữ và khả năng nắm vững chuyện kể ở trẻ 3 đến 4 tuổi, Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ của trẻ Với các công trình này, các nhà sư phạm quan tâm
tới các phương pháp và biện pháp phát triển từng mặt trong năng lực ngôn ngữ của trẻ Cụ thể hơn, có thể điểm qua một số tác giả và công trình nghiên cứu sau:
Trang 12Tác giả Lưu Thị Lan (1986), Bùi Việt Anh (1989),…đã đi sâu nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em theo từng giai đoạn 24 - 36 tháng, 3 tuổi, 4 - 5 tuổi, 1 - 3 tuổi, 3 - 5 tuổi
Nghiên cứu về vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có công trình của tác giả Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989),
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn Thị Tâm với Tâm
lí trẻ em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ
mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi
Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn
Thanh Hồng với công trình Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ; tác giả Đinh Hồng Thái với các giáo trình Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ
em và Phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non… đã trình bày một cách hệ
thống và sâu sắc các cơ sở ngôn ngữ học của Tiếng Việt và những đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Trên cơ sở đó, các tác giả đã xây dựng các phương pháp phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ
Đặc biệt, trong công trình Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1
- 6 tuổi, Luận án Phó Tiến sĩ, tác giả Lưu Thị Lan đã nghiên cứu xác lập các
bước, giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi Luận
án đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0-1 tuổi), giai đoạn ngôn ngữ (1- 6 tuổi), về mặt ngữ
âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai đoạn 3 - 6 tuổi Các bước phát triển
về từ vựng được tác giả thống kê từng lứa tuổi với số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng định từ 18 tháng tuổi trở đi, trẻ có bước nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ
Trong cuốn Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ của trẻ, tác giả
Tạ Thị Ngọc Thanh đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu về những đặc điểm phát âm và vốn từ của trẻ; của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cũng
Trang 13như các hình thức dạy trẻ kể chuyện thông qua xem tranh ảnh, vui chơi, dạo chơi, tham quan; phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ; phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trong đó kể chuyện được xem như là một biện pháp phát triển hữu hiệu đối với trẻ em trước tuổi học nói chung và trẻ 3-
4 tuổi nói riêng
Nhìn chung việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo về vốn từ, ngữ
âm, ngữ điệu, ngữ pháp được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau Tất cả những nghiên cứu này đều chứng tỏ rằng ngôn ngữ là một điều kiện hết sức quan trọng và rất cần thiết Để từ đó chúng
ta có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ một cách đầy đủ về các mặt Đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi,…Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy các nhà nghiên cứu quan tâm phần nhiều tới phương pháp và biện pháp giáo dục, phát triển ngôn ngữ về số lượng (sử dụng nhiều từ, nói được nhiều đoạn, câu…), còn chất lượng ngôn ngữ, ý nghĩa nội dung của ngôn ngữ, khả năng ngữ dụng của trẻ mầm non… vẫn còn là những khoảng trống và đang còn nhiều điều cần được tiếp tục nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lí luận và khảo sát về thực trạng đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, đề tài hướng đến việc đánh giá đặc điểm vốn
từ của trẻ mẫu giáo bé về mặt số lượng, cấu tạo, từ loại và mặt ngữ nghĩa, giới tính Từ đó đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển, mở rộng vốn từ cho trẻ mấu giáo bé (3- 4 tuổi)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
4.1 Nghiên cứu, tổng hợp những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài thuộc các lĩnh
vực từ vựng - ngữ nghĩa học, tâm lí và tâm lí - ngôn ngữ học, giáo dục học
4.2 Khảo sát và đánh giá đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
ở một số trường mầm non tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng về các
Trang 14phương diện ngôn ngữ học
4.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần phát triển, mở rộng vốn từ
và nâng cao khả năng sử dụng từ cho trẻ mẫu giáo bé
5 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé từ 3-4 tuổi (tức là từ 36- 48 tháng tuổi) ở một số trường mầm non tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, đề tài giới hạn:
- Số lượng khảo sát: 154 trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
Nhóm lớp
Tên trường
Số lượng trẻ
Nhóm lớp Thời
gian khảo sát
3 tuổi A1 3 tuổi A2 Gái Trai Gái Trai
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 06 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Phương pháp tổng hợp,
hệ thống hóa, phân tích tài liệu, thống kê – phân loại
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để tiến hành nghiên cứu, thu
Trang 15thập các số liệu khảo sát thực trạng vốn từ của trẻ mẫu giáo bé trên thực tế như thế nào đồng thời xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến sự phát triển vốn từ của trẻ, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra (bằng cách trao đổi, nói chuyện trực tiếp với trẻ, ghi âm, ghi hình…) và phương pháp phỏng vấn
- Thủ pháp thống kê để thu thập tư liệu
- Phương pháp miêu tả để khảo sát, phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của các đơn vị từ trong vốn từ của trẻ
Để thu thập tư liệu cho luận văn, bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với trẻ, ghi hình các hoạt động có sử dụng ngôn ngữ của trẻ thì chúng tôi sử dụng biện pháp ghi âm là chủ yếu Do tính sinh động của lời nói nên việc nhận diện đơn vị từ ngữ trong vốn từ hàng ngày của trẻ trong luận văn này có thể ít nhiều mang tính “chủ quan” của người viết
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2 Khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé ở một số trường mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Chương 3 Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về từ tiếng Việt
1.1.1 Khái niệm từ tiếng Việt
Xét về mặt cấp độ, từ là đơn vị được cấu tạo trực tiếp từ các hình vị và là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên câu Từ là đơn vị có sẵn, hiển nhiên, cố định, bắt buộc, có đặc điểm về hình thức và nội dung Trong các ngôn ngữ khác nhau, các đặc điểm về hình thức và nội dung của từ cũng khác nhau Vì vậy, việc đưa
ra một định nghĩa cụ thể về từ áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ (kể cả tiếng Việt) là điều không thể, ngay cả các định nghĩa về từ tiếng Việt trong các nhà Việt ngữ học cũng không hoàn toàn giống nhau Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ và từ tiếng Việt với khoảng trên 300 định nghĩa khác nhau Với mỗi mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu nhấn mạnh tới một phương diện nào đó của từ, có thể điểm qua một số quan niệm sau:
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê đã định nghĩa về
từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp và chức năng tư duy…Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa” [30, tr.235]
Tác giả Nguyễn Như Ý, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học, đã khái quát về từ như sau: “Từ là đơn vị cấu trúc, ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ” [39, tr.95]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất
có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ”
viết “lời” nói” [28, tr.204]
Cho tới nay, nhiều công trình nghiên cứu đều thống nhất với định nghĩa
của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Từ
là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có
Trang 17chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập hay tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu Từ có thể có một âm tiết hoặc hai, ba âm tiết trở lên” [19, tr.327]
Với mục đích nghiên cứu về đặc điểm vốn từ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, trong đề tài này chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ của tác giả Đỗ Hữu
Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [10, tr.246]
1.1.2 Một số đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt
1.1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt
Mỗi kiểu loại từ có kiểu cấu tạo riêng giúp xác định ngữ nghĩa, ngữ pháp có nghĩa là từ đơn khác với từ láy, từ ghép về kiểu cấu tạo cho nên các kiểu loại từ này cũng khác nhau cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp
Trong tiếng Việt, hình vị, từ và cụm từ, câu về mặt ngữ âm đều là những âm tiết hoặc những tổ hợp âm tiết, cho nên việc nhận thức một âm tiết hoặc một tổ hợp âm tiết nào đó có phải là từ hay không có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc sử dụng từ và lĩnh hội ý nghĩa của câu nói
Về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động trong lòng một ngôn ngữ để sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễn đạt mà
xã hội đặt ra, việc sản sinh ra từ cũng trước hết là sản sinh ra các nghĩa mới
Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa được dùng để cấu tạo ra các từ theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt Theo đó, về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được chia thành:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng Từ đơn là do một từ tố tạo
thành và có cấu tạo từ đơn (đơn tiết) hoặc từ đơn (đa âm tiết) Tuy có số lượng ít nhưng rất quan trọng vì chúng là cơ sở cấu tạo ra những từ phức hiện đang có xu hướng phát triển rất mạnh, đa số các từ đơn là từ nhiều nghĩa
Từ ghép là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
Trang 18quan hệ với nhau về mặt nghĩa Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Cụ thể:
Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ chính phụ Nếu kí hiệu từ tố chính là X từ tố phụ là Y thì từ tố phụ là Y có tác dụng phân hóa nghĩa của từ tố chính X Đây là kiểu từ ghép có quan hệ bất bình đẳng với nhau; một từ tố có vai trò chính và một đóng vai trò từ tố phụ; thành
tố chính giữ vai trò trung tâm biểu đạt ý nghĩa thành tố phụ biểu thị ý nghĩa hạn định khu biệt sự vật hoạt động trạng thái quá trình được thể hiện ở thành
tố chính
Từ ghép đẳng lập: Là những từ ghép trong đó các từ tố được ghép bình đẳng với nhau, không từ tố nào chính, không từ tố nào phụ Cả hai từ tố ghép lại với nhau để cho nghĩa mới của toàn bộ từ ghép
Từ láy là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về mặt âm Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc Từ láy có đặc điểm:
Có hình thức là một âm tiết giống toàn bộ hay giống một phần hình thức ngữ âm của từ tố cơ sở
Âm tiết có nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận nghĩa của từ tố cơ sở
Về thanh điệu, nếu từ láy đôi thì có 2 âm tiết có thanh điệu đi với nhau như nhóm thanh cao và nhóm thanh thấp
Cả từ tố cơ sở và từ tố láy hợp lại thành từ láy
1.1.2.2 Đặc điểm về từ loại
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thể hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại có tính chất
là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp một ngôn ngữ nhất định Bất kì một ngôn ngữ nào
có từ thì ngôn ngữ ấy nhất định sẽ có từ loại Theo Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm, bao gồm những từ loại sau đây: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ; số từ; đại từ Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) [1, tr.124]
Trang 19Danh từ : là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể Danh từ có khả năng
làm thành tố chính trong cụm danh từ; có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ
định: này, kia, ấy, nọ, ; có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ
Chức năng cú pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong câu Trong đó có: danh
từ riêng (danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật cụ thể và danh
từ chung là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi tên)
Động từ: biểu thị ý nghĩa hoạt động, quá trình, trạng thái của đối tượng
Động từ làm trung tâm trong cụm động từ Các từ chứng tiêu biểu của động từ
là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng, xong, rồi, nữa, Chức năng
cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu Dựa vào bản chất nghĩa - ngữ pháp của động từ, ta có thể chia động từ thành hai loại lớn: những động từ độc lập và những động từ không độc lập Động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm Nhóm động từ không độc lập là những động từ biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn
Tính từ: là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc
trưng của quá trình) Tính từ thường làm thành tố trung tâm trong cụm tính từ
Từ chứng cho tính từ là các phó từ như: rất, hơi, quá, lắm, Tính từ thường
làm vị ngữ trong câu Dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ (về ngữ pháp) có thể chia tính từ thành các tiểu loại: những tính từ chỉ đặc trưng, tính
chất tuyệt đối (không được đánh giá theo thang độ): Ví dụ: riêng, chung,
công, tư, chính, phụ, công cộng, đỏ lòm, trắng phau, đen sì, xanh mượt, ;
những tính từ chủ đặc trưng thuộc về phẩm chất (được đánh giá theo thang
độ) Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc, mùi vị Ví dụ: xanh, đỏ, vàng, đậm,
nhạt, thơm, thối, cay, ngọt, nhạt, Tính từ chỉ tính chất phẩm chất Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng, tầm thường, quan trọng, phải, trái, hèn, mạnh, dũng cảm, Tính từ chỉ đặc trưng về kích thước, số lượng Ví dụ: to, nhỏ, nặng, nhẹ, nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp, Tính từ chỉ đặc trưng về
cường độ Ví dụ: mạnh, yếu, nóng, lạnh Tính từ chỉ đặc trưng về hình thể
Ví dụ: vuông, tròn, thẳng, gãy, cong, méo, gầy, béo, Tính từ chỉ đặc trưng
Trang 20về âm thanh Ví dụ: ồn, im, ồn ào, im lìm, Tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng (thường là từ láy) Ví dụ: ào ào, đùng đùng, chênh vênh, gập ghềnh,…
Số từ: so với đại từ, số từ gần với thực từ hơn vì nó còn có những nét
nghĩa chân thực Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số Ý nghĩa số vừa có tính chất thực, vừa có tính chất hư Số từ phổ biến là được dùng kèm với danh
từ để biểu thị số lượng sự vật nêu ở danh từ Số từ có thể có từ kèm bổ nghĩa
cho nó (nhưng hạn chế) như: độ, chừng, khoảng, hơn, ngót, Có thể đảm
nhiệm một số chức năng cú pháp như chủ ngữ, vị ngữ nhưng không nhiều Số
từ xác định: gồm những từ chỉ ý nghĩa số luợng chính xác, có thể dùng để đếm,
để tính toán về số lượng của sự vật như: một, hai, ba, năm, trăm, hai phần ba,
bốn phần năm, Số từ không xác định: biểu thị số không chính xác Loại này có
số lượng không nhiều lắm Ví dụ: vài, dăm, mươi, vài ba, đôi ba, dăm ba, một
vài, một hai, ba bảy, hai ba, năm sáu, mấy,
Đại từ: là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ Nghĩa của đại từ là biểu
thị các quan hệ định vị bao hàm cả nghĩa trỏ và thay thế Ý nghĩa thay thế ở đây là thay thế cái đã được gọi tên, cái đã được nói tới và được biết tới trước
đó Ý nghĩa thay thế là thay thế về mặt cú pháp chứ không thay thế về từ loại Đại từ có khả năng kết hợp rất hạn chế Chức năng cú pháp Đại từ nói chung
có thể đảm nhận được các chức năng cú pháp của thực từ được thay thế
Phó từ: là hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ)
Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp trong kết hợp thực từ và trong cấu tạo thành phần câu Nói chung, có thể dùng phó từ làm từ chứng để phân loại động từ và tính từ
Trợ từ: là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ,
kết hợp từ…có nội dung phản ánh liên quan đến thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe Chúng được dùng để nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó hoặc
Trang 21để biểu thị sự đánh giá của người nói đối với một sự tình trong câu Trợ từ không
có khả năng làm trung tâm trong cụm từ, nó có thể đứng trước từ mà nó bổ sung
ý nghĩa tình thái, không có khả năng làm thành phần câu Ví dụ: chính, tự, ngay,
cả, những, hàng, đích, đích thị, chỉ, chỉ là, đến, đến cả, đến nỗi, thật ra, thì, là,
mà, cái, ngay cả, ngay như, ngay những, đúng, đúng là,
Tình thái từ: là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ
thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung được phản ánh, hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn Tuy tình thái từ có số lượng không nhiều nhưng nó mang những sắc thái khá đa dạng Nhờ nó mà người nói (người viết) có thể bày tỏ được những sắc thái tình cảm và thái độ tế nhị đối với người nghe, hoặc đối với nội dung câu nói Tình thái từ không có mối liên
hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau chúng Tình thái từ thường làm dấu
hiệu chỉ rõ mục đích phát ngôn của câu Tình thái từ nghi vấn: à, ư, nhỉ, nhé,
chứ, chăng, hử, hả, không, …; Tình thái từ cầu khiến: đi, thôi, nào, với, kia, chứ…; Tình thái từ thể hiện thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư,…; Tình thái từ cảm
thán: thấy, sao…; Tình thái từ biểu hiện cảm xúc: a, á, ạ, vậy, mà, cơ, hử,
nhé, đấy…
1.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt
1.1.3.1 Khái niệm nghĩa của từ
Từ bao gồm hai phương diện: Vỏ âm thanh và nội dung cần biểu hiện, nghĩa Trong hai mặt của đơn vị ngôn ngữ này (biểu hiện và được biểu hiện,
hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ hai
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều cách hiểu về nghĩa của từ
“Nghĩa” là một khái niệm rất trừu tượng Đó là khái niệm gắn với tất cả các đơn vị ngôn ngữ bởi sự tồn tại của ngôn ngữ là nghĩa; không có nghĩa, sự tồn
tại của hình thức âm thanh là không có mục đích
Nhiều nhà nghiên cứu có cùng quan điểm về “nghĩa” như sau: Hiện thực phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực với
Trang 22một hình thức âm thanh nhất định Sự phản ánh này được hiện thực hóa bằng
ngôn ngữ, mối liên hệ này được hiểu là nghĩa
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức nó biểu thị
cái gì” [27, tr.261] Cần phân biệt nghĩa của từ ngữ với sự hiểu biết về nghĩa
đó Hiểu biết về nghĩa của đơn vị ngôn ngữ nào đó nằm trong nhận thức của con người, còn nghĩa của đơn vị ngôn ngữ tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, còn trong nhận thức chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi Sau khái niệm “nghĩa của từ”, thường có những sự phân biệt: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa gợi cảm, nghĩa
hàm chỉ, nghĩa hiển ngôn…
Nghĩa của từ là mặt bên trong của từ, là cái mấu chốt nhất của tư duy ngôn ngữ Nếu từ mà không có nghĩa thì không phải là từ mà nó chỉ là âm thanh trống rỗng Ý nghĩa của từ là mối quan hệ của từ với ý thức của con người về các sự vật và hiện tượng Cơ sở để xây dựng ý nghĩa của từ là biểu tượng và khái niệm, đó là hình thức phản ánh của con người về sự vật hiện tượng xung quanh
Đối với từng người từ có nghĩa và ý; Ý của từ là quan hệ của từ với từng người hoặc nhóm người nào đó Ý của từ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động của họ Ý cùng với nghĩa của từ phản ánh lối sống, phản ánh mức
độ phát triển nhân cách của con người Ở từng người, nghĩa của từ phát triển tương ứng với trình độ học vấn của người đó
Nghĩa của từ chỉ thể hiện khi sử dụng các từ trong lời nói, nó không có tính ổn định, vì bản thân mối quan hệ của từ với các sự vật, hiện tượng có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nói năng cụ thể [27, tr.261]
Như vậy, có thể nói rằng: Từ chỉ có giá trị khi nó có nghĩa, một từ không có nghĩa thì đó là một âm trơ
Trang 231.1.3.2 Một số đặc điểm về nghĩa của từ
Nghĩa của một từ được xác định bởi mối quan hệ với các từ khác trong
hệ thống ngôn ngữ Ví dụ: Nghĩa của từ “béo” được xác định bởi mối quan hệ với nghĩa của từ “gầy”
Nghĩa của từ trong giao tiếp cũng gắn với ngữ cảnh cụ thể, khi ngữ cảnh thay đổi thì nghĩa thay đổi Ví dụ: từ “đầu” trong nhiều ngữ cảnh khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau
Đặc điểm tri nhận của mỗi dân tộc gắn với phong tục, tập quán, văn hóa riêng sẽ tạo nên sự khác nhau trong nghĩa của từ Ví dụ: người Việt gọi đa số loài vật sống dưới nước là cá, dù nó không thuộc họ nhà cá như cá sấu, cá mực Trong khi đó, người Anh lại có sự phân biệt rõ các loài này
Nghĩa của từ được mở rộng theo sự phát triển của xã hội.Ví dụ: xã hội
ngày càng phát triển thì từ “chạy” lại có thêm các nghĩa mới như: chạy việc,
chạy dự án, chạy công trình…
Bản thân nghĩa của từ, tự nó không chỉ được ra sự vật, hiện tượng cụ thể nào hết Chỉ khi được dùng trong giao tiếp, nó mới có nghĩa sở chỉ, tức là khả năng quy chiếu vào một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan Ví dụ: một đứa
bé nói “con chó xanh” sẽ không có nghĩa nếu đặt ngoài ngữ cảnh giao tiếp Nhưng nếu đặt vào ngữ cảnh giao tiếp là trong cửa hàng đồ chơi thì có thể hiểu đứa bé đang nói con chó đồ chơi có màu xanh
1.1.3.3 Các thành phần nghĩa của từ
a Nghĩa trung tâm
Đối với đại đa số thực từ (gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ), nghĩa trung tâm gồm có:
Nghĩa biểu vật: Là “loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị” [5, tr.94] Nói cách khác, “sự vật, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo thành nghĩa biểu vật của từ” [5, tr.105] Ví dụ: Nghĩa biểu vật của từ “chim” là loại động vật có lông, có cánh và hai chân, thường biết bay
Nghĩa biểu vật không phải bản thân sự vật, hiện tượng trong thực tế
Trang 24Nó là sự phản ánh sự vật, hiện tượng vào ngôn ngữ
Nghĩa biểu vật của từ còn là “phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng” [5, tr.94] Ví dụ: Nghĩa biểu vật của từ “suy nghĩ” là con người, các loài vật khác không phải nghĩa biểu vật của “suy nghĩ”
Nghĩa biểu vật của từ có các đặc điểm như sau:
Trên thực tế, các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng gắn với một sự vật
cụ thể nào đó, nhưng nghĩa biểu vật của từ lại tách sự vật khỏi nhau, tách hoạt động, tính chất khỏi chủ thể của chúng
Trong ngôn ngữ, nghĩa biểu vật của từ bỏ qua những biểu hiện cụ thể, sinh động của sự vật trong thực tế khách quan Ví dụ: nghĩa biểu vật của từ “cây” không chỉ rõ cái cây đó màu gì, cao bao nhiêu, thuộc loại cây gì, trồng ở đâu…
Cùng diễn đạt một sự vật, hiện tượng, khái niệm nhưng nghĩa biểu vật của từ có phạm vi rộng hẹp khác nhau Ví dụ: nghĩa biểu vật của từ “đi” có mức độ biểu hiện rộng hẹp tùy theo các trường hợp Có lúc, nghĩa của nó chỉ bao gồm hành động bằng chân, bước về phía trước Nhưng có lúc, nghĩa của
nó lại bao gồm cả hành động đút lót, biếu xén hoặc trao tặng
Nghĩa biểu vật được khái quát thành nhiều loại khác nhau tùy theo quan niệm riêng của từng vùng ngôn ngữ
Nghĩa biểu niệm: là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ [5, tr.95] Cụ thể hơn, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật [5, tr.95]
Đỗ Hữu Châu cho rằng “các nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý
nghĩa biểu vật mà liên hệ với thực tế khách quan, mặt khác lại có liên hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với sự vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ”
[17, tr.111]
Ngoài ra, có thể hiểu nghĩa biểu niệm là một cấu trúc do các nét nghĩa, tức là các nghĩa tố ngữ nghĩa nhỏ hơn hợp thành Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc tính của các sự vật ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định [5, tr.96] Ví dụ: cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “ăn” gồm:
Trang 25[hoạt động nhai và nuốt], [đưa thức ăn vào cơ thể], [qua đường miệng], [để nuôi sống cơ thể] Là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ [5, tr.95] Cụ thể hơn, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự
ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật [5, tr.95] Đỗ Hữu Châu cho rằng “các
nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với thực
tế khách quan, mặt khác lại có liên hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên
hệ với sự vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ” [17, tr.111]
Ngoài ra, có thể hiểu nghĩa biểu niệm là một cấu trúc do các nét nghĩa, tức là các nghĩa tố ngữ nghĩa nhỏ hơn hợp thành Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc tính của các sự vật ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định [5, tr.96] Ví dụ: cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “ăn” gồm: [hoạt động nhai và nuốt], [đưa thức ăn vào cơ thể], [qua đường miệng], [để nuôi sống cơ thể]
b Nghĩa phi trung tâm
Nghĩa phi trung tâm của từ gồm các nét nghĩa như sau:
Nghĩa biểu thái: là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt
đi kèm với nghĩa biểu niệm [5, tr.97]
Ví dụ: cùng diễn đạt sự qua đời của một con người, nhưng từ “hi sinh”
có nghĩa biểu thái chỉ thái độ tôn trọng, trang nghiêm, dùng cho những chiến
sĩ, anh hùng Trong khi từ “toi mạng” lại có nghĩa biểu thái chỉ thái độ khinh thị, châm biếm, dùng cho kẻ xấu, đáng bị coi thường
Nghĩa biểu thái còn gắn bó chặt chẽ với ngữ cảnh sử dụng của ngôn ngữ Nghĩa liên hội (còn gọi là nghĩa liên tưởng): là mỗi từ do được sử dụng trong những ngôn cảnh nhất định, do kinh nghiệm của từng người khi tiếp xúc với sự vật được nó gọi tên nên có thể mang những liên tưởng của cả một lớp người hay từng lớp cá nhân người [5, tr.98]
Nghĩa liên hội là cơ sở cho sự mở nghĩa, đa nghĩa, chuyển nghĩa, cũng như các kết hợp đa dạng của từ
Nghĩa ngữ pháp: là một khuôn gồm các nét nghĩa chung của nghĩa biểu
Trang 26niệm của từ
Đỗ Hữu Châu cho rằng, “từ tiếng Việt, do không có dấu hiệu của từ
loại trong từ nên nhiều từ thường chuyển từ từ loại này sang từ loại khác Nói chuyển từ loại có nghĩa là nghĩa biểu niệm của từ đi từ khuôn chung này sang khuôn chung khác” [5, tr.97]
1.1.3.4 Nghĩa của từ trong hoạt động
Tác giả Đỗ Việt Hùng đã có quan điểm về nghĩa của từ trong cuốn Nghĩa
của tín hiệu ngôn ngữ từ bình diện hệ thống đến hoạt động như sau: “đó là toàn
bộ nội dung tinh thần xuất hiện khi tiếp xúc với hình thức âm thanh của từ” [23, tr.3] Là nội dung mà từ biểu thị Nghĩa của từ tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái tĩnh (trong từ điển) và trạng thái động (trong giao tiếp)
Theo quan điểm của tác giả Bùi Minh Toán: “Trong hệ thống ngôn
ngữ, cũng như ở trạng thái riêng rẽ cô lập, nghĩa của từ còn mang tính chất trừu tượng Từ chưa được đặt trong mối quan hệ tương ứng với một cái được biểu đạt cụ thể nào Mỗi một từ mới chỉ là hình thức ngữ âm ứng với một cái biểu đạt còn chung chung” [35, tr 67] Nhưng khi tham gia vào hoạt
động giao tiếp (vào câu, vào ngôn bản) nghĩa của từ dần dần được cụ thể hóa hoặc sẽ biến đổi ở các mức độ khác nhau Đó là sự hiện thực hóa và chuyển biến ý nghĩa của từ trong giao tiếp
a Sự hiện thực nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp
Hiện thực hóa nghĩa của từ được hiểu là sự cụ thể hóa nghĩa của từ ở mức
độ khác nhau khi từ tham gia hoạt động giao tiếp Có thể thấy rõ sự hiện thực hóa
về nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp trước hết là ở từ nhiều nghĩa Ví dụ từ
“lá” có nhiều nghĩa biểu hiện như: Một bộ phận của cây, thường ở trên cành hoặc ngọn cây, thường có màu xanh, có hình dáng mỏng, dẹt và có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời (lá mít, lá tre ) ; Đơn vị của những vật thể có hình dáng bề mặt mỏng giống như lá cây: Vật thể bằng giấy: lá thư, lá đơn, lá thiếp , vật thể bằng vải: lá cờ, lá buồm ; Đơn vị bộ phận cơ thể người có hình dáng giống lá cây: lá
gan, lá phổi, lá nách, lá mỡ [35, tr.68]
Trang 27Đó là các nghĩa có trong từ điển của từ “lá” Tuy nhiên khi tham gia vào hoạt động giao tiếp từ “lá” chỉ hiện thực hóa một trong các nghĩa đó Ví dụ:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
(Nguyễn Khuyến - Thu Vịnh)
Trong câu thơ trên, từ “lá” hiện thực hóa nghĩa thứ nhất - nghĩa gốc của từ Đối với các từ đơn nghĩa (những từ chỉ có một nghĩa), trong hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ vẫn có sự hiện thực hóa cụ thể hơn Ở ngoài hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ có tính khái quát và trừu tượng: mỗi từ biểu hiện cả một lớp sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái nói chung Nhưng khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ (kể cả nghĩa của các từ đơn nghĩa) được đặt trong mối tương quan với đối tượng cụ thể, xác định, nghĩa là được quy chiếu vào một đối tượng (sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái ) xác định trong hiện thực khách quan Sự hiện thực hóa ý nghĩa như thế của từ được gọi là sự quy chiếu hay sự chiếu vật Nhờ thế, nghĩa của từ không còn chung chung, trừu tượng mà trở nên cụ thể, xác định Khi ấy nghĩa của từ
sẽ được mở rộng nghĩa hoặc thu hẹp nghĩa
b Sự chuyển nghĩa của từ
Bên cạnh sự hiện thực hóa nghĩa vốn có, trong hoạt động giao tiếp, từ còn có thể biến đổi, chuyển hóa về nghĩa Theo Đỗ Hữu Châu “Từ (đơn hoặc
phức) lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi” [18, tr.146]
Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa, chúng ta quên đi, như nghĩa “bên phải, bên trái” của từ đăm chiêu; nghĩa
“cái búa để điều khiển con voi” của từ vố; nghĩa “không tiền, không tài sản” của từ ngặt; nghĩa “ở tình thế nguy hiểm, quẫn bách có thể nguy hiểm” của từ nghèo…Nhưng thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại,
Trang 28cùng hoạt động, khiến cho đối với người không chuyên về từ nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của từ [18, tr.147]
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là nghĩa sau khác hẳn với nghĩa trước Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở thành đồng nghĩa với các từ trái nghĩa trước kia của nó
Ví dụ: từ “đứng” có cấu trúc biểu niệm “hoạt động dời chỗ, dừng lại” vốn trái nghĩa với từ “chạy” Nhưng do sự chuyển nghĩa, từ “đứng” mang nghĩa
“điều khiển máy” trong câu “chị công nhân đứng 24 máy một ca” Ở nghĩa này
từ đứng lại đồng nghĩa với từ chạy (chị công nhân chạy 24 máy một ca)
Sự chuyển nghĩa có thể khiến cho các từ đổi nghĩa cho nhau như trường hợp của các từ “ngặt” và “nghèo” [18, tr.149]
Sự chuyển biến ý nghĩa cũng có thể làm cho nghĩa của từ mở rộng hoặc thu hẹp và làm thay đổi ý nghĩa biểu thái (nghĩa “xấu đi” hay “tốt lên”) Ví
dụ, từ “tếch” trước kia vốn có nghĩa “ra đi”, không “xấu” cũng không “tốt”, nay chỉ khi nào muốn phê phán sự ra đi của ai đó, ta mới nói “Anh ta tếch thẳng” [18, tr.150]
Từ những phân tích trên, Đỗ Hữu Châu kết luận: “Chuyển biến ý nghĩa
là sự thay đổi ý nghĩa của các từ có sẵn, thổi vào chúng những luồng sinh khí mới là biện pháp tiết kiệm sống động, giàu tính dân tộc, có tính nhân dân đậm
đà, dễ dàng được chấp nhận nhanh chóng…Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng ngôn ngữ” [18, tr.150].
1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo bé
1.2.1 Sự phát triển hoạt động và giao tiếp của trẻ 3-4 tuổi
Sự phát triển hoạt động: hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bé là vui chơi với đồ vật cùng bạn bè và người lớn Quá trình vui chơi với bạn bè trẻ có ngôn ngữ tham gia tích cực như gọi tên đồ vật, tính chất, thuộc tính, mối liên
hệ của chúng với hành vi ứng xử, nhờ đó mà ngôn ngữ trẻ phát triển rất nhanh
khi cùng chơi với bạn [21, tr.136]
Sự phát triển giao tiếp: mặc dù giao tiếp của trẻ có sự định hướng rõ
Trang 29ràng vào các đối tượng quen thuộc như: người thân,cô giáo, bạn bè và các đồ vật gần gũi xung quanh nhưng trẻ cũng thích làm quen với người lạ, vật lạ Với vốn từ trên 1000 từ, trẻ đã từng bước sử dụng vốn từ để thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản trong giao tiếp với những người xung quanh [21, tr.137]
Sự phát triển chú ý: nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ Khối lượng chú ý tăng lên đáng kể dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là chức năng ngôn ngữ gọi tên đồ vật, kích thích hành vi, đánh giá hành vi của trẻ
Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh Theo kết quả nghiên cứu V.V.Nochevkina (bằng phương pháp luyện sự bền vững chú ý của Burdon) Trước khi tập luyện trẻ mắc lỗi 5,15 trên 37 dấu hiệu, sau khi tập luyện hướng dẫn trẻ chủ định chú ý thì trẻ mắc lỗi có 3,7/51 dấu hiệu
Do vậy, việc tập luyện cho trẻ chú ý vào hành vi, ngôn ngữ là rất cần thiết
ở lứa tuổi này [21, tr.142]
1.2.3 Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo bé
Sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện hiện tượng xung quanh trẻ Ngôn ngữ là kí hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang tính khái quát.Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật đến
khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể Ở trẻ đã xuất
hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng
mà tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể
Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động trực quan, đồng thời phát triển
tư duy hình ảnh trực quan gắn liền với sự vật, đồ vật mà trẻ hàng ngày tiếp xúc trực tiếp bằng hành động tháo, lắp, vặn, mở đồng thời phát triển tư duy bằng hình ảnh, trực quan, mầm mống tư duy từ ngữ – lôgic xuất hiện [21, tr.147]
Trang 301.3 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo bé
Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ em mẫu giáo bé được phát triển trên
cơ sở các thành tựu phát triển ngôn ngữ của trẻ tuổi nhà trẻ (1-3 tuổi) Chính tính tích cực và hứng thú trong hoạt động với đồ vật, cùng việc mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh bằng ngôn ngữ đã quyết định quá trình hình thành, phát triển vốn từ ngữ của trẻ bé Cuối 3 tuổi, trẻ em đã nghe và hiểu lời nói của người lớn vượt ra khỏi tình huống cụ thể Lúc này trẻ đó biết sử dụng vốn từ như là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh
1.3.1 Vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét về mặt số lượng và cấu tạo
1.3.1.1 Về mặt số lượng
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi) là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm
cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ Điều đó khiến cho vốn từ ngữ của trẻ đạt tốc độ phát triển khá nhanh, hầu hết trẻ đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian, sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai
đoạn tăng chậm Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất [29, tr.275]
Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Công Hoàn (1995), trong cuốn Tâm
lý học trẻ em, tập 2 số lượng từ ngữ mà trẻ em lĩnh hội được trong giai đoạn 3
- 4 tuổi là khoảng từ 800 - 1926 từ [21, tr.351] Trong số đó, phần lớn là danh
từ, động từ, còn các từ loại khác là tính từ, trạng từ, đại từ chiếm tỷ lệ thấp
Theo một số kết quả nghiên cứu khác và đánh giá cụ thể hơn về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội của Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non cho biết số lượng từ của trẻ tăng dần theo tháng tuổi Cụ thể, kết quả khảo sát chỉ rõ:Trẻ 39 tháng tuổi có 515 từ; trẻ 42 tháng tuổi có 574 từ; trẻ 45 tháng tuổi có 683 từ; trẻ 48 tháng tuổi có 724 từ
Do các kết quả nghiên cứu không thật trùng nhau nhưng đều góp phần khẳng định: vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi đã tăng lên đáng kể so với trẻ 25 - 36 tháng, “trẻ 25 - 36 tháng chỉ có từ vài chục đến vài trăm từ” (300 - 400) Trẻ 3
- 4 tuổi cũng đã lĩnh hội được các loại từ phong phú, đa dạng tuy phần lớn vẫn
Trang 31là danh từ và động từ như trẻ ấu nhi [40, tr.304]
1.3.1.2 Về mặt từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng
vốn từ Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ diễn đạt bấy nhiêu Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của trẻ Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đó có đủ các loại từ Trong đó tỉ lệ danh từ, động từ cao hơn nhiều
so với các loại khác
1.3.2 Đặc điểm nắm nghĩa từ của trẻ mẫu giáo bé
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ em không chỉ lĩnh hội vốn từ mới mà còn lĩnh hội nghĩa của từ Nghĩa của từ mang tính khái quát, phản ánh dấu hiệu của hàng loạt sự vật, hiện tượng giống nhau Đối với đặc điểm phát triển tư duy chưa hoàn thiện, việc hiểu nghĩa của từ ở trẻ thường diễn ra chậm
hơn và khó khăn hơn việc nắm vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp [32, tr.135]
Việc lĩnh hội nghĩa của từ ở trẻ: Do đặc điểm tư duy trực quan hành động và hình tượng chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng chưa phát triển, khả năng khái quát hóa chưa cao Vì vậy, khi lĩnh hội nghĩa của từ trẻ em phải trực tiếp thao tác hoặc quan sát đối tượng qua tranh ảnh, mô hình tượng trưng cho nghĩa của đối tượng Cũng vì vậy, nghĩa của từ mà trẻ em lĩnh hội đều mang một ý nghĩa cụ thể, đại diện cho một sự vật, hiện tượng riêng lẻ Nói cách khác, mỗi từ của trẻ em chỉ chứa đựng một biểu tượng, phản ánh hiện thực một cách sinh động, rõ ràng hơn khái niệm của người lớn song chúng không có tính chất khái quát, chính xác, hệ thống như đặc trưng của khái niệm
Với đặc điểm nhận thức phát triển ở mức độ nhất định, mức độ hiểu biết của trẻ mẫu giáo bé mới chỉ dừng lại ở mức độ gọi tên, nhận biết sự vật, hiện tượng qua tranh ảnh, mô hình như nhìn vào tranh trẻ biết đây là con gì, vật gì, cây gì Hoặc nhìn vào tranh, trẻ nhận biết được dấu hiệu bề ngoài của vật trong mối tương quan với các sự vật khác như cao - thấp, xa - gần, ngắn - dài, trên -
Trang 32dưới Trẻ mẫu giáo bé cũng đã bắt đầu có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của ngôn ngữ khi sử dụng chúng Nhưng do kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, lối tư duy còn nặng tính trực quan cụ thể và khả năng khái quát còn kém Vì vậy, trẻ mới chỉ dựa vào những đặc điểm bên ngoài hoặc dựa vào kinh nghiệm
cụ thể của cá nhân mà chưa phân biệt được những đặc điểm bản chất của sự vật cho nên trẻ hiểu từ ngữ chưa chính xác, kết luận còn phiến diện
Các nhà tâm lý học cho rằng: Hiểu từ là quá trình lĩnh hội khái niệm trong
từ Lĩnh hội chính là sự nhận rõ, hiểu thấu hay là sự thông hiểu, sự hòa nhập kinh nghiệm mới với kinh nghiệm đã có trước đây, hòa nhập thông tin mới với thông tin đã biết Đó là sự chuyển hóa kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được thành kinh nghiệm cá nhân Trẻ từ 3- 4 tuổi nhận thức đối với thế giới khách quan còn hời hợt, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, điều kiện giao tiếp chưa nhiều Vì vậy, phải qua tranh ảnh, mô hình trẻ mới có thể lĩnh hội các từ chỉ mức độ, các từ chỉ mối quan hệ và các hoạt động của con người cũng như các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, việc lĩnh hội từ của trẻ diễn ra theo các mức độ như sau:
Mức độ 1: Trẻ lĩnh hội từ thông qua đồ vật: Như chúng ta đều biết, mỗi từ
đều gắn liền với một sự vật, hiện tượng cụ thể trong thế giới khách quan, nhận thức của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan, do vậy muốn trẻ lĩnh hội được một từ nào đó cũng chính là quá trình nhận biết được tên gọi, những dấu hiệu bên ngoài của sự vật một cách trực quan cụ thể Như vậy, ở mức độ này trẻ lĩnh hội từ thông qua đồ vật trực quan cụ thể Trẻ được trực tiếp tri giác đối tượng và nhận thức đối tượng qua sự hướng dẫn cùng với ngôn ngữ nói của người lớn
Mức độ 2: Trẻ lĩnh hội từ qua tranh ảnh, sơ đồ: Ở trẻ mẫu giáo bé, sự lĩnh
hội từ không chỉ dừng lại ở mức độ 1 mà còn tiến lên ở mức độ cao hơn: Trẻ lĩnh hội từ thông qua tranh ảnh, sơ đồ Tranh ảnh, sơ đồ chính là sự thay thế, sự phản ánh lại các sự vật, hiện tượng có thực trong hiện thực khách quan Ở mức độ này, trẻ đã nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng có thực bằng các dấu hiệu thay thế qua tranh ảnh
Trang 33Mức độ 3: Trẻ lĩnh hội từ thông qua ngôn ngữ ký hiệu tượng trưng:
Trên cơ sở lĩnh hội các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng tương ứng với từ, việc lĩnh hội từ thông qua ngôn ngữ ký hiệu tượng trưng chính là quá trình lĩnh hội các dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng, là sự chuyển tiếp từ tư duy trong tình huống cụ thể sang tư duy trừu tượng [34, tr.257]
Như vậy, việc lĩnh hội từ của trẻ mẫu giáo diễn ra theo 3 mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Trong đó, việc lĩnh hội từ của trẻ được diễn ra theo 3 con đường: Con đường nhập tâm, con đường bắt chước và con đường học tập Sự lĩnh hội để phát triển, mở rộng vốn từ của trẻ còn được thể hiện thông qua con đường hoạt động học tập, vui chơi dưới sự tổ chức hướng dẫn của cô giáo qua các môn học, đặc biệt là thông qua hoạt động vui chơi Từ các biểu tượng về sự vật, hiện tượng xung quanh trong thế giới khách quan cô mang đến cho trẻ vốn từ phong phú Vì vậy vốn từ của trẻ ngày một tăng lên Trẻ dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh đồng thời tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong hiện tại và tương lai Tuy nhiên muốn trẻ lĩnh hội được tri thức kinh nghiệm thì ngoài việc trẻ tích cực, chủ động giao tiếp với mọi người thì đòi hỏi trẻ phải hiểu được lời nói của người lớn Điều này lại càng chứng tỏ rằng việc dạy trẻ hiểu từ là rất quan trọng và cần kết hợp song song với việc cung cấp vốn từ cho trẻ Và khi cung cấp vốn từ cho trẻ thì cần gắn khái niệm (từ) đó với một hình ảnh trực quan cụ thể Có như vậy mới tác động một cách tích cực để phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển quá trình nhận thức
1.4 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày ngắn gọn hệ thống lí thuyết về từ, đặc điểm nghĩa của từ tiếng Việt, đặc điểm tâm lý và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé
Về đặc điểm của từ tiếng Việt, chúng tôi đưa ra các khái niệm về từ tiếng Việt và thống nhất quan điểm về từ của Đỗ Hữu Châu Bên cạnh đó, chúng tôi đi vào trình bày những lý thuyết cơ bản về từ ở góc độ cấu tạo, góc độ từ loại, góc
độ ngữ nghĩa để phụ vục cho việc khảo sát, nghiên cứu đặc điểm vốn từ của trẻ ở
độ tuổi mẫu giáo bé
Trang 34Sau khi đưa ra những lý thuyết cơ bản nhất về từ và đặc điểm nghĩa của
từ, chúng tôi trình bày những lý thuyết về đặc điểm tâm lý và phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé Cụ thể ở đặc điểm về tâm lý chúng tôi trình bày những
lý thuyết cơ bản: sự phát triển giao tiếp, ngôn ngữ và tư duy của trẻ mẫu giáo bé
Ở đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo bé chúng tôi tập trung phân tích những đặc điểm chung về vốn từ của trẻ mẫu giáo bé xét về mặt số lượng và cấu tao, đặc điểm nắm nghĩa từ, khả năng lĩnh hội và sử dụng đúng nghĩa từ của trẻ mẫu giáo bé Đây là những lý thuyết cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé Những tiền đề lí thuyết trên chính là những
cơ sở khoa học quan trọng định hướng cho chúng tôi trong quá trình khảo sát và nghiên cứu các vấn đề về thực tế phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo bé tại một số trường mầm non của quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Từ đó, những kết quả nghiên cứu được sẽ góp phần khẳng định thêm những vấn đề khoa học về ngôn ngữ nói chung của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Trang 35CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VỐN TỪ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát chung về việc khảo sát vốn từ của trẻ
Chúng tôi tiến hành khảo sát 154 bé (từ 3- 4 tuổi) của các Trường Mầm non Thực hành, Trường Mầm non Trần Thành Ngọ, Trường Mầm non Hoa
Mai thuộc quận Kiến An Thành phố Hải Phòng nhằm:
Đánh giá thực trạng số lượng vốn từ của trẻ mẫu giáo bé thông qua các hoạt động trong ngày và qua các chủ đề trong năm học
Đánh giá thực trạng vốn từ của trẻ 3-4 tuổi ở một số trường Mầm non quận Kiến An về các mặt: vốn từ xét về mặt số lượng, về mặt cấu tạo, từ loại, xét theo góc độ ngữ nghĩa và xét theo giới tính
Đánh giá ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng vốn từ của trẻ mẫu giáo bé, từ đó đưa ra một số đề xuất về biện pháp phát triển, mở rộng vốn từ cho trẻ
Kết quả được thể hiện cụ thể ở mục 2.2 sau:
2.2 Kết quả khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé
Có thể nói, một trong những thành quả quý giá mà trẻ đạt được ở giai đoạn 1 đến 5 tuổi chính là ngôn ngữ Ở năm đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ mang tính “phi xã hội” mà người lớn ít hiểu được Dần dần bộ não của trẻ phát triển, cơ quan cấu âm được hoàn thiện và nhờ luyện tập theo cách dạy của người lớn mà trẻ đã bắt đầu biết nói.Từ việc nghe người lớn nói, trẻ bắt chước, nhắc lại, đến chỗ trẻ biết quan sát việc dùng từ gắn với từng ngữ cảnh
để kết hợp các từ với nhau tạo thành những cú, câu mạch lạc Theo năm tháng, vốn từ vựng của trẻ được hình thành và ngày càng mở rộng để thực hiện các chức năng giao tiếp, tư duy
Để làm rõ đặc điểm số lượng vốn từ cơ bản của trẻ, chúng tôi đã tiến hành quan sát, ghi âm, trò chuyện, đặt câu hỏi gắn với từng mẫu vật cụ thể
Trang 36theo từng mảng chủ đề và ghi chép số lượng từ mà trẻ trả lời Sau đó thống kê, tổng hợp kết quả số lượng vốn từ của 154 trẻ trong và ngoài môi trường lớp học Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học và ngôn ngữ học, trong khi trẻ dưới 1 tuổi thường chỉ có khoảng 5 - 10 từ, trẻ 1 - 2 tuổi có khoảng 150 từ, trẻ
2 - 3 tuổi có khoảng 500-1000 từ và đến 3 - 4 tuổi trẻ đã có một vốn từ khá
phong phú với khoảng 800-1926 từ [21, tr.405]
Theo thống kê của chúng tôi, hầu hết trẻ từ 3- 4 tuổi tích lũy được khoảng 1835 từ Tuy nhiên, cũng có một số trẻ vốn từ chỉ đạt khoảng 1000-
1256 từ Khảo sát 154 cháu ở độ tuổi lớp mẫu giáo bé với những nội dung cơ bản: những từ ngữ về cuộc sống riêng của trẻ; những từ ngữ về cuộc sống xã hội; những từ ngữ về thế giới tự nhiên chúng tôi có được kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé
Chủ đề hiện tượng tự nhiên 107
Chủ đề Tết và ngày lễ hội 105
Trang 37Qua bảng thống kê cụ thể cho thấy trong vốn từ của trẻ, các từ thuộc về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chiếm số lượng nhiều nhất với 875 từ chiếm 47,6% vốn từ của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé Đây là vốn từ gắn với các hoạt động và môi trường sống gần gũi của trẻ như: tên các thành viên trong gia đình, tên bạn bè, cô giáo; tên các đồ dùng trong gia đình; tên trường mầm non, đồ chơi ở lớp học…mà trẻ được làm quen, tiếp xúc hàng ngày nên có tần số và tỉ
lệ cao hơn Trong 875 từ về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì các từ ở chủ đề Gia đình chiếm số lượng nhiều nhất 305 từ vì đây là những từ gắn với
những vật dụng quen thuộc mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc với nó như: quần,
áo, bát, thìa, ca cốc, tivi, tủ lạnh, điều hòa…; đứng số lượng thứ hai trong các
từ về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là chủ đề Trường Mầm non với số lượng
297 từ Ở chủ đề này thì số lượng từ loại và từ theo cấu tạo được trẻ nói nhiều hơn vì dưới sự tác động của giáo viên trẻ biết phân nhóm, phân loại đồ dùng đồ chơi theo cấu tạo, chức năng và lợi ích vì vậy mà số lượng từ ghép, động từ, tính từ tăng hơn nhiều Đứng thứ ba trong vốn từ về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là chủ đề bản thân với số lượng 273 từ Chủ đề này ít hơn hai chủ đề trên
là vì đối với trẻ 3- 4 tuổi mới chỉ khám phá các bộ phận, giác quan của bản thân
mình một cách sơ đẳng nhất như gọi tên các giác quan như: tai, mắt, mồm, mũi,
tay, chân… và những tác dụng của các giác quan đó chứ trẻ chưa khám phá sâu
về cấu tạo, chức năng của các bộ phận trên cơ thể vì vậy mà vốn từ ở chủ đề này hạn chế hơn Nhưng nhìn một cách tổng quan nhất thì số lượng vốn từ về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất
Tiếp đến các từ gắn với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường tự nhiên
có số lượng là 542 từ chiếm 29,5% như các loại rau, củ, hoa, quả; một số con vật (chó, mèo, lợn, gà…); các hiện tượng thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) Trong tổng
số lượng từ về thế giới tự nhiên thì các từ về chủ đề động vật có số lượng cao nhất với 231 từ bởi đối với trẻ mẫu giáo bé chúng rất thích những con vật ngộ nghĩnh, gần gũi, thân thương cho nên khi hỏi trẻ (Con mèo, con chó có đặc điểm gì? Nó kêu như thế nào? Nó thích ăn gì?) thì trẻ 3- 4 tuổi sẽ kể rõ từng đặc điểm, bộ phận của
Trang 38các con vật như (tai thính, mắt tinh, lông mượt, đuôi dài, kêu meo meo, gâu gâu…)
Vì vậy, số lượng vốn từ của trẻ trong chủ đề này phát triển nhanh, mạnh Tiếp đến chủ đề thực vật gồm 204 từ và ít nhất là các từ trong chủ đề vềhiện tượng tự nhiên (chỉ có 107 từ) Ở chủ đề này, số lượng vốn từ của trẻ ít là vì những sự vật hiện tượng trẻ ít được gặp và nó trừu tượng với trẻ nhỏ như: động đất, sóng thần, mưa
đá, ngày, tháng, năm, các mùa… Sau đó đến các từ gắn với các sinh hoạt xã hội là
418 từ chiếm 22,9% như: các ngày lễ, tết, một số nghề nghiệp quen thuộc, các phương tiện giao thông cơ bản thường gặp (ô tô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền )
Cũng từ kết quả quan sát, khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy trung bình mỗi ngày, trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi có thể học thêm khoảng 50 từ mới qua giao tiếp hàng ngày Tuy nhiên, thường chỉ những từ được trẻ sử dụng lại hai hoặc nhiều lần gắn với các ngữ cảnh giao tiếp mới là nhân tố chính hình thành nên vốn từ vựng của trẻ Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình, cho trẻ khám phá về đồ dùng để ăn làm bằng “sứ” đó là bát, đĩa và đồ dùng để uống làm bằng “thủy tinh” là ca, cốc, bình nước Với từ “sứ”, “thủy tinh” là hai từ mới mà trẻ được
cô dạy ở trường Khi về nhà trẻ nói với bố mẹ là “con ăn cơm bằng bát sứ”,
“con uống nước bằng cốc thủy tinh” và trẻ tự đi lấy đồ dùng đó Lúc này trẻ nhớ lại từ mới mà cô dạy trên lớp, đồng thời trẻ được trực tiếp sử dụng đồ dùng đó theo ý thích của mình Chính điều này mà vốn từ của trẻ được mở rộng và phát triển nhanh chóng Bên cạnh đó, những từ trẻ mới làm quen nhưng không có điều kiện dùng lại thì trẻ cũng dễ dàng quên Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết gọi tên, đặc điểm về hình dáng, cấu tạo của con hổ qua tranh, mô hình Cô cung cấp cho trẻ từ mới như: con hổ có “nanh”, có “móng vuốt” Trẻ quan sát gọi tên đúng các đặc điểm khi cô tổ chức hoạt động học nhưng trong thực tế trẻ ít nhìn thấy con hổ thật Vì vậy mà trẻ chỉ có thể nhớ và gọi đúng tên “con hổ” chứ không khắc sâu hình ảnh về cấu tạo của con hổ là
“nanh, móng vuốt” Vì thế, trẻ khó có thể nhớ được những từ mới, lạ khi trẻ không thường xuyên sử dụng nó
Trang 392.2.2 Vốn từ của trẻ xét về mặt cấu tạo
Để tìm hiểu được vốn từ của trẻ xét về mặt cấu tạo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 154 trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi theo cách đặt câu hỏi (phụ lục 1) qua mẫu vật trực quan Trẻ quan sát, trả lời câu hỏi Giáo viên đánh dấu X vào ô
có các từ chỉ tên gọi hoặc đặc điểm của mẫu vật khi trẻ trả lời đúng Sau đó tổng hợp, thống kê, phân loại theo cấu tạo từ qua bảng tổng hợp (Phụ lục 3)
và thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát vốn từ của trẻ mẫu giáo bé
xét về mặt cấu tạo
Từ phân theo cấu tạo Số lượng Tỉ lệ (%)
Từ đơn Từ đơn đơn âm tiết 806
Kết quả khảo sát trên cho biết, trong vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi, từ đơn có
số lượng nhiều nhất là 925 từ chiếm 50,4% Thứ đến là từ ghép, với 783 từ, chiếm 42,6% và ít nhất là từ láy với 126 từ, chiếm 7,0% Dưới đây, chúng tôi
sẽ lần lượtphân tích các từ loại này trong vốn từ của trẻ 2.2.2.1 Từ đơn
Như chúng ta đã biết, từ đơn là những từ được cấu tạo từ một tiếng Từ đơn trong hệ thống tiếng Việt phong phú và đa dạng, biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa khác nhau trong đời sống con người, cũng như đời sống tự nhiên
Vốn từ đơn của trẻ chủ yếu là các thực từ Qua kết quả trong bảng 2.2 ta thấy trẻ sử dụng rất nhiều từ đơn đơn âm tiết với 806/925 từ Trong khi đó từ đơn đa âm tiết chiếm số lượng rất ít 119/925 từ Sở dĩ như vậy là vì trẻ mẫu giáo
Trang 40bé khả năng tư duy ngôn ngữ chủ yếu gắn với sự vật trực quan sinh động, gần gũi và được gọi tên ngắn gọn, dễ hiểu Các từ đơn đơn âm tiết trẻ dùng được đều
là từ tố độc lập và có nghĩa Các từ tố này chủ yếu mang nghĩa thực từ, định danh những sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể trẻ thấy được xung quanh mình Với số liệu khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy vốn từ đơn của trẻ tập trung theo các chủ đề chính sau:
Về chủ đề Gia đình, có các từ như: bố, mẹ, anh, chị, ông, bà, con, em,
Hoa, An, Dung, Kiên, bát, thìa, đũa, cốc, nồi, xoong, chảo, bếp, chậu, xô, quạt, tủ, giường, bàn, ghế, xe, nhà, ăn, ngủ, chơi, nhà, sân, vườn,…
Về chủ đề Thế giới thực vật, có các từ như: cây, cành, lá, thân, rễ, hoa,
quả, vỏ, hạt, múi, chua, ngọt, thơm, tròn, dài, to, nhỏ, cao, thấp, củ, rau, na, cam, chuối, mít, khế, nho, táo, dứa, bưởi, sấu, xoài, đu đủ, chôm chôm, sầu riêng, bóc, bổ, cắt, …
Về chủ đề Thế giới động vật, có các từ như: tôm, cua, cá, ốc, hến, chó,
mèo, lợn, gà, trâu, bò, thỏ, vịt, ngan, chim, voi, hổ, ngựa, báo, gấu, cáo, nhím, mắt, mồm, tai, chân, vây, vẩy, đuôi, lông, móng, mỏ, mào, vòi, bơi, cắn, sủa, cào, ăn, vồ, bắt, đi, nhẩy, chạy, nằm, ngồi, …
Về chủ đề Giao thông có các từ như: xe, tàu, thuyền, đường, cầu, đèn,
còi, cánh, đầu, đuôi, thân, toa, cửa, ghế, bay, chạy, đạp, lái, …
Điều này rất dễ hiểu bởi bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo bé chưa thực sự hoàn thiện, trẻ chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với đời sống xung quanh trẻ, có những trẻ chỉ tiếp xúc với người thân trong gia đình, góc vườn, phòng ngủ hoặc xa hơn thế là trường lớp, cô giáo, bạn bè và đồ dùng đồ chơi trong lớp học Vốn từ của trẻ mẫu giáo bé còn hạn chế, đặc biệt việc hiểu biết nghĩa của các từ chưa thật sự chính xác nên trẻ phát âm những từ đơn đơn âm tiết dễ dàng hơn rất nhiều so với những từ đơn đa âm tiết, đó là các từ ngắn gọn, phát âm dễ, tư duy về nghĩa đơn giản và hầu hết trẻ hiểu theo cách hiểu đơn nghĩa cho dù từ đó là đa nghĩa
Từ đơn đa âm tiết được trẻ sử dụng ít trong tổng vốn từ của trẻ mà chúng