Với những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài: “Một số phương tiện tu từvà biện pháp tu từ trong ca dao ru con của người Việt” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình nhằm góp t
Trang 1- -
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG CA DAO RU CON CỦA NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hiên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2017
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với những
biện luận, quan điểm độc lập Các số liệu khảo sát, kết quả nêu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 6 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình theo học ngành cao học Ngôn ngữ học Việt Nam
tại Trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết lòng từ gia đình, thầy cô và
bạn bè Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Gia đình tôi, hậu phương luôn đứng bên tôi trong những phút khó khăn
để hoàn thành được luận văn
Các thầy, cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 6
tại Trường Đại học Hải Phòng, những người đã dành tâm sức tận tình hướng
dẫn tôi
Cô giáo, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, người đã tận tâm hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe tới quí thầy cô, gia đình và các
anh chị học viên
Hải Phòng, ngày 6 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 11 1.1 Khái quát về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 11
1.1.1 Phương tiện tu từ 11
1.1.2 Biện pháp tu từ 11
1.1.3 Mối quan hệ giữa phương tiện tu từ với biện pháp tu từ 13
1.2 Phương tiện tu từ từ vựng và tu từ ngữ nghĩa 14
1.2.1 Phương tiện tu từ từ vựng 14
1.2.2 Phương tiện tu từ ngữ nghĩa 20
1.3 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa và tu từ cú pháp 24
1.3.1 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa 24
1.3.2 Biện pháp tu từ cú pháp 26
1.4 Khái quát về ca dao ru con và tu từ nghệ thuật trong ca dao ru con 30
1.4.1 Vài nét về ca dao và ca dao ru con người Việt 30
1.4.2 Tu từ nghệ thuật trong ca dao ru con 36
CHƯƠNG 2.MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TRONG CA DAO RU CON 42
2.1 Phương tiện tu từ từ vựng 42
2.1.1 Từ thi ca 43
2.1.2 Từ Hán Việt 46
2.1.3 Từ nghề nghiệp 53
2.1.4 Từ địa phương 55
2.1.5 Từ láy 58
2.2 Phương tiện tu từ ngữ nghĩa 61
Trang 52.2.1 Ẩn dụ 62
2.2.2 Nhân hoá 69
2.2.3 Phóng đại 72
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CA DAO RU CON 79
3.1 Một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong ca dao ru con 79
3.1.1 So sánh 80
3.1.2 Chơi chữ 86
3.2 Một số biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao ru con 91
3.2.1 Sóng đôi 92
3.2 2 Biện pháp lặp 95
3.2.3 Câu hỏi tu từ 98
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG
2.1 Thống kê các phương tiện tu từ từ vựng trong ca dao ru con 42
2 2 Thống kê phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong ca dao ru con 61
2 3 Thống kê một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong ca dao ru con 79
2 4 Thống kê một số biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao ru con 91
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian của người Việtđược sáng tạo qua nhiều người thuộc nhiều thế hệ, thời đại khác nhau Ca daoViệt Nam là lời ăn tiếng nói của nhân dân ta đã khắc sâu trong tâm trí conngười Việt Nam từ xưa tới nay Ca dao có một sức hấp dẫn đặc biệt với ngườiđọc qua nhiều thế hệ bởi cách thể hiện tình cảm ý nhị và sâu sắc Ca dao phảnánh muôn mặt cuộc sống lao động sản xuất của chính những người sáng tạo ra
nó, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, khát vọng tình yêu lứa đôi, tình cảm vàứng xử của con người trong cuộc sống với thế giới xung quanh Trong ca daocủa người Việt có một mảng thường được những người lớn sử dụng để hát rucon (mà có thể gọi là ca dao hát ru con) Với người Việt, ca dao ru con nhưmột kí ức trẻ thơ mà không ai có thể quên trong kí ức của mình, qua lời rucủa các bà, các mẹ hình ảnh vầng trăng, cánh cò, dòng sông, cánh đồng, lũytre làng nó đã được in sâu vào tâm hồn trẻ thơ Bằng những lời ru êm ả thathiết của bà, của mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những kí ức và những hìnhảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lí làm người, tình yêu quê hương đất nước.Sau này khi lớn lên chắc hẳn mỗi chúng ta không thể quên được những lời cadao ru con đó
Việc nghiên cứu ca dao ru con để tìm cách bảo tồn, phát huy vai trò của
nó trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một điềuhết sức cần thiết Bên cạnh đó, nghiên cứu ca dao ru con cũng là hành trìnhtrở về với cội nguồn dân tộc để tìm hiểu tâm hồn, văn hóa dân tộc Việt Đượcthử thách qua không gian thời gian và lòng người đọc, được gọt giũa bởi hàngngàn nhà thơ dân gian, ca dao ru con của người việt đã trở thành viên ngọcóng ánh trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam Có thể nói hàng ngàn thế
hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít nhất hơn một số câu ca dao rucon Điều đó đủ cho ta thấy ca dao ru con của người Việt đã đi sâu vào đờisống tinh thần, tâm hồn của người dân đất Việt Ca dao đã vận dụng mọi khả
Trang 8năng ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống vàhơn thế nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy đủ hình tượng nguyệnvọng của nhân dân về cuộc sống.
Ca dao ru con là mảng sáng tác không nhỏ của ca dao Việt Nam Cadao ru con có hàng trăm bài dài ngắn khác nhau, thể hiện mọi cung bậc sắcthái tình cảm của những bậc ông bà, cha mẹ muốn gửi gắm tình cảm, khátvọng của mình vào trẻ thơ và mong muốn con cháu trở thành những người cóích cho xã hội Đó là những tình cảm thắm thiết, là niềm mơ ước, là khátvọng, là nỗi nhớ, hay thậm chí là cả những oán trách, giận hờn, những thởthan, những xót xa cay đắng, những nuối tiếc muộn màng và mong muốn traolời yêu thương cho con trẻ… Vốn là sáng tác tập thể nên ở từng địa phương,trong mỗi hoàn cảnh, với mỗi đối tượng tiếp cận, ca dao nói chung và nhữngbài ca dao ru con nói riêng lại có những hướng tiếp cận khác nhau không thểquy vào một mô hình hay công thức cứng nhắc đơn giản được Chính điềunày cũng tạo nên vẻ đẹp muôn màu của ca dao khi nó được soi chiếu từ nhiềugóc độ khác nhau của các hướng tiếp cận nghiên cứu
Đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, song các côngtrình đó chủ yếu nghiên cứu ở góc độ văn học chứ chưa có công trình nghiêncứu nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện pháp tu từ ngữnghĩa và cú pháp trong ca dao ru con Nếu có, chỉ dừng lại ở sự liệt kê kháiquát Khi đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp phần vàoviệc tìm hiểu loại hình văn học này từ phương diện ngôn ngữ học
Là một người theo học nghành sư phạm, hiện nay là giáo viên giảngdạy trong nhà trường, tác giả luận văn muốn thông qua việc tìm hiểu về cadao ru con của người Việt, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và ý thức giữ gìn,phát huy truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh đangngồi trên ghế nhà trường luôn cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ những bài cadao ru con của người Việt
Trang 9Với những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài: “Một số phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ trong ca dao ru con của người Việt” làm nội dung nghiên
cứu cho luận văn của mình nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của ca daonói chung, ca dao ru con nói riêng của người Việt từ góc nhìn tu từ học
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về ca dao nói chung, từ trước tới nay đã có không ít côngtrình có giá trị tiếp cận từ các góc độ và phương diện khác nhau như: thi pháp,thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, biệnpháp nghệ thuật, đặc điểm ngôn ngữ,…
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về ca dao
2.1.1 Nghiên cứu về ca dao từ phương diện văn học dân gian
Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao được quan tâmtìm hiểu, nghiên cứu trước hết từ phương diện văn học- văn học dân gian Ta
có thể điểm qua một số công trình sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu về ca dao
tiêu biểu như: Văn học dân gian Việt Nam (1997) của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Tục ngữ ca dao dân ca (2007) của Vũ Ngọc Phan, Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Bình giảng ca dao của Nguyễn Tiến Tựu, Thế giới nghệ
thuật trong ca dao của Phạm Thu Yến (1998), Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam (2002) của Trần Thanh Vân, Kho tàng ca dao người Việt (1995) của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên)
gồm 4 tập, Tục ngữ ca dao Việt Nam (2007) của Mã Giang Lân trong Ca dao
và những lời bình.
Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu ca dao ở góc độ văn học,mặc dù các nhà nghiên cứu cũng có đề cập ít nhiều đến đặc điểm ngôn ngữ cadao về vấn đề tu từ ngữ âm và từ vựng nhưng chỉ mang tính nhận xét kháiquát mà không đi sâu nghiên cứu chuyên biệt
2.1.2 Nghiên cứu ca dao từ phương diện ngôn ngữ học
Xét về phương diện ngôn ngữ học, việc nghiên cứu ca dao từ trước đếnnay thường đi theo những xu hướng nghiên cứu chính như sau:
Trang 10- Nghiên cứu đặc điểm chung của ngôn ngữ ca dao Có thể thấy điều
này trong các công trình, bài viết như: Một số đặc điểm của ngôn ngữ ca dao
dân ca Nam Bộ (1984) của Bùi Mạnh Nhị, Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao dân ca(1999) của Nguyễn Thế Truyền Những bài viết đó đem
đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca dao dân ca Nam Bộ,đồng thời là những thành tựu ban đầu khi nghiên cứu về mối quan hệ giữangôn ngữ địa phương với văn hóa qua ngôn ngữ ca dao dân ca Nam Bộ
Ngoài ra, còn có thể thấy ở bài viết Thế giới sắc màu trong ca dao (2009) của Trần Văn Sáng; Ngôn ngữ ca dao Việt Nam (1991) của Mai Ngọc Chừ; hay
Về phân tích ca dao- dân ca (2004) của Nguyễn Thanh Du Chính tác giả Mai
Ngọc Chừ cho rằng: “Ngôn ngữ ca dao có cả những đặc điểm tinh túy của
văn học đồng thời còn là sự vận dụng linh hoạt tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ truyền miệng Sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ca dao” Trong luận án tiến sĩ Ngữ
văn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt (2005), tác giả Lê Đức Luận đã vận
dụng lí thuyết cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ để chỉ ra đặc trưng cơ bản vềcấu trúc hình thức và nội dung của hệ thống các cấp độ ngôn ngữ trong ca daongười Việt
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ ca dao từ góc nhìn dụng học Đây là
một xu hướng mới nổi lên trong vài chục năm trở lại đây Về cơ bản, việcnghiên cứu chủ yếu được thực hiện dưới dạng những bài viết, luận văn, luận
án … mà chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể về bình diện dụng họccủa ca dao Việt Nam nói chung Có thể kể đến một số bài viết, bài nghiên cứu
tiêu biểu như: “Bài ca dao Tát nước đầu đình từ góc nhìn ngữ dụng học"
đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7, 2004 của nhà nghiên cứu ngônngữ Đỗ Thị Kim Liên Tác giả đã vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ và
lí thuyết chiếu vật, chỉ xuất để xác định các hành động nói và vai giao tiếp,thời gian và không gian trong một bài ca dao Hay một số công trình, bài viết
Trang 11khác như: Đọc lại hai bài ca dao dưới góc nhìn ngữ dụng học được đăng trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5( 34), 2009 của Bùi
Trọng Ngoãn; luận văn thạc sĩ Hành vi hỏi gián tiếp trong ca dao Việt Nam (2010) của Tô Lan Phương, trường Đại học sư phạm Hà Nội; Câu phủ định
và hành động phủ định trong ca dao về tình yêu đôi lứa (2010) của Lương
Thị Mơ, trường Đại học sư phạm Hà Nội Trong luận văn, tác giả khẳng địnhcâu phủ định và hành động phủ định trong ca dao về tình yêu đôi lứa ít nhiềuchịu sự chi phối của những đặc điểm ca dao nói chung và ca dao tình yêu nóiriêng Đây là một công trình nghiên cứu có những thành công nhất định trongviệc đem đến cho người đọc cách hiểu và khám phá mới về ngôn ngữ cũngnhư cách bộc lộ tình cảm của người bình dân xưa trong sinh hoạt và trong laođộng sản xuất từ góc độ ngữ dụng học
- Nghiên cứu ca dao trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Về
xu hướng này, có thể kể đến công trình So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình
dưới góc nhìn ngôn ngữ- văn hóa học (2009) của Hoàng Thị Kim Ngọc Với
công trình nghiên cứu này, tác giả lại tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyếtgiao tiếp ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn, xem lối đối đáp giao duyên là mộthình thái đặc biệt của giao tiếp bằng ngôn ngữ Từ đó tác giả vận dụng các líthuyết về so sánh và ẩn dụ của ngôn ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánhtrong ca dao
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ca dao ru con
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu ca dao nói chung đã thu hút sựquan tâm chú ý của giời nghiên cứu, phê bình lí luận… Các nhà nghiên cứu
đã tìm hiểu ca dao ở nhiều khía cạnh khác nhau như phân loại, chức năng, nộidung, hình thức thể hiện, ngôn ngữ, … Tuy nhiên, việc nghiên cứu từng tiểuloại nhỏ của ca dao, trong đó có ca dao ru con chưa thực sự sâu sắc và có tính
hệ thống Trong phạm vi nguồn tài liệu mà chúng tôi có được, có thể điểmqua một số công trình nghiên cứu với nội dung chính của chúng như sau:
Trang 12Trong cuốn “Tìm hiểu ca dao Việt Nam” [28, tr.94] ngoài việc xem xét
phương diện âm nhạc của hát ru (cũng chính là ca dao ru con), nhà nghiêncứu Phạm Phúc Minh đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh văn hóa của thể loại này
Theo ông, hát ru là “một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở
các vùng dân tộc khắp mọi miền đất nước … Hát ru là tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc”.
Nhận xét về nội dung của ca dao ru con, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến
Tựu cho rằng: “Ngoài nội dung trí thức thông thường và đơn giản về thế giới
tự nhiên và trong đời sống xã hội, ca dao ru con còn hướng trẻ em vào những
đề tài lịch sử, địa lí dưới hình thức những chủ đề tình cảm đạo đức … hoặc là những lời thở than, nhắn gửi, trách móc xa xôi, bóng gió hướng tới những đối tượng khác nhau trong gia đình và xã hội” (như chú bác, cô, dì, láng giềng,
quan lại, thậm chí cả vua chúa, thần thánh, trời phật…) [44, tr.155-156]
Bên cạnh nội dung, chức năng của ca dao ru con trong thực tiễn sinhhoạt cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý như các tác giả Nguyễn
Tấn Long và Phan Canh trong “Thi ca bình dân Việt Nam”, Hoàng Tiến Tựu trong “Mấy vấn đề giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian”, Bùi Mạnh Nhị trong “Văn học dân gian- Những công trình nghiên cứu”, Phạm Thu Yến trong
“Những thế giới nghệ thuật ca dao”… Ở những công trình này, các tác giả có
chung một khẳng định: “Ca dao ru con là phần lời cốt lõi của dân ca ru con.
Dân ca ru con rất giàu chức năng, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu ru con của nhân dân Nhưng ngoài chức năng nguyên thủy, dân ca ru con còn có thêm chức năng kết hợp như giáo huấn, giải trí, phô diễn tâm tình” [43, tr.132]
Trong số những tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy có hai bộgiáo trình đã đề cập đến hát ru- ca dao ru con một cách toàn diện hơn cả mặc
dù cũng chưa thật đầy đủ, mới dừng ở mức phát hiện Một là Giáo trình Văn
học dân gian Việt Nam của các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ
Quảng Nhơn[20, tr.429] Trong giáo trình này, các tác giả đã xếp ca dao rucon vào thể loại dân ca trữ tình sinh hoạt và nhấn mạnh chức năng ru ngủ của
Trang 13hát ru với những hình ảnh ngôn từ tinh tế mà mộc mạc tạo nên những biểuhiện đa dạng của lời hát ru Cũng trong giáo trình này, những nội dung biểu
đạt phong phú của ca dao ru con, của hát ru được đề cao Đó “có thể là những
nhận xét, ý nghĩ, tình cảm thơ ngây của đứa trẻ; có thể là lời tâm tình của người bà, người mẹ, người chị… Trong khuôn khổ một ý nghĩa thực tiễn nhất định (hát để ru đứa bé ngủ), hát ru là tiếng lòng của nhân dân lao động Việt Nam; là nơi gửi gắm những vui, buồn, mơ ước thiết tha nhất; là dịp tỏ thái độ đối với cuộc sống đau khổ trong xã hội đầy rẫy những bất công, nghèo đói xưa kia”.
Cuốn thứ hai là Giáo trình văn học dân gian của các tác giả Vũ Anh
Tuấn, Phạm Thu Yến[41, tr.199] Trong giáo trình này, các tác giả khẳng
định: “Hát ru là biệt loại của ca dao, thường gắn bó chặt chẽ với đời sống
mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc” Từ định nghĩa trên, nhóm tác giả
đã xem xét cụ thể những vấn đề về chức năng, diễn xướng, đề tài, cấu trúc,
thể thơ thường sử dụng trong hát ru Các nhà nghiên cứu này cho rằng: “Hát
ru là minh chứng rất rõ cho chức năng sinh hoạt thực hành của văn học dân gian Nó tồn tại trong cuộc sống với tư cách của một thứ nghệ thuật ích dụng
… Diễn xướng hát ru không qui mô như một số hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian khác mà đơn giản, ấm áp, thấm đẫm tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình… Đề tài hát ru rất đa dạng…” Ngoài ra, cuốn giáo
trình này cũng bước đầu nêu ra những nhận xét khái quát về cấu trúc của hát
ru (gồm hai phần: phần 1 để đáp ứng chức năng thực hành hát ru bé ngủ; phần
2 thường để bộc lộ tâm trạng của người mẹ, người bà, người chị, …), vềngôn ngữ hát ru (mộc mạc, giản dị), về thể thơ (chủ yếu là thể thơ lục bát)
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình đã đề cấp đến ca dao ru con
ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, hầu hết mới chỉ dừng lại ở những bàiviết, phần viết ngắn, những ý kiến khái quát có tính chất phát hiện về chứcnăng, nội dung, diễn xướng hay kết cấu, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chung …của ca dao ru con mà chưa có một sự nghiên cứu, tìm hiểu nào có tính tổng
Trang 14quát, hệ thống và cụ thể về từng phương diện của ca dao ru con như đối vớicác thể loại khác Đặc biệt, những nghiên cứu chuyên biệt về từng bình diệnngôn ngữ trong ca dao ru con đến nay vẫn còn rất hạn chế Vì vậy, với việcnghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc khảosát một số văn bản ca dao ru con của người Việt về mặt ngôn ngữ, từ đó phântích và làm rõ hơn những đặc điểm và giá trị của ngôn ngữ ca dao ru con trênphương diện tu từ học.
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sửdụng trong ca dao ru con của người Việt, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh,đối chiếu để làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao ru con
3.2 Nhiệm vụ.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ chính của luậnvăn là:
- Xác lập, hệ thống hoá những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu;
- Khảo sát các bài ca dao ru con của người Việt trên phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ, để thấy được giá trị và hiệu quả biểu đạt của các phươngtiện và biện pháp tu từ đó Cuối cùng rút ra bài học thực tiễn trong dạy học cadao đang đặt ra trong nhà trường hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số phương tiện tu từ và biệnpháp tu từ trong ca dao ru con của người Việt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong thực tế, để hát ru trẻ, người ru có thể sử dụng hai loại văn bản:
- Loại thứ nhất là những bài ca dao ru con được sáng tác dành riêng chohoạt động ru trẻ Ở những bài ca dao này thường xuất hiện dấu hiệu nhận biết
là các từ, cụm từ như: ru em, ru con, bồng, bế, cái ngủ, nín đi, ru hời, cái cò,
cái bống; các đại từ nhân xưng như: mẹ, con, chị, em, ….
Trang 15- Loại thứ hai là những bài ca dao nói chung hay những truyện thơNôm được vận dụng một cách lâm thời nhằm mục đích ru trẻ Loại này rấtphong phú về mặt văn bản.
Với đề tài này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu loại văn bảnthứ nhất (tức những bài ca dao ru con dành riêng cho hoạt động hát ru trẻ)
trong tài liệu sau: Kho tàng ca dao người Việt - Nguyễn Xuân Kính, Phan
Đăng Nhật NXB Khoa học Xã hội, 2009 Đồng thời, trong luận văn nàychúng tôi cũng dẫn thêm một số bài ca dao được vận dụng làm bài hát ru trẻngủ lâm thời nhưng cũng khá quen thuộc trong các tài liệu:
1) Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2007 2) Ca dao dân ca Nam Bộ - Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần
Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương phápchủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê- phân loại: Phương pháp này sử dụng để khảo
sát , thống kê và tổng hợp các biện pháp tu từ từ vựng và ngữ nghĩa trong cadao ru con Từ đó xác định hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ ấy
- Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp truyền thống nhằm làm
sáng tỏ bản chất của hiện tượng Việc miêu tả được tiến hành với các thủ phápchính như sau:
+ Các thủ pháp giải thích bên trong (phân loại, hệ thống hóa tư liệu: xử
lý số liệu, từ đó xác lập nguồn tư liệu làm cơ sở nghiên cứu; thủ pháp đối lập,thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp để chỉ ra mối quan hệ giữa các thành tốtham gia cấu tạo; thủ pháp vị trí…)
+ Các thủ pháp giải thích bên ngoài (thống kê định lượng và định tính
để có được số lượng các câu ca dao ru con theo định hướng của đề tài; thủpháp tâm lí - tộc người: dựa vào các đặc điểm văn hóa, tâm lí của các bậc làmông bà, cha mẹ, anh chị khi ru con để miêu tả các đặc điểm phương thức biểu
Trang 16đạt, nội dung biểu đạt, đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa của ca dao ru con củangười Việt.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Sau khi thống kê, so sánh đối chiếu để
tìm ra những nét giống và khác làm cơ sở cho việc quy loại nhóm
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về lý luận
Luận văn nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ ca dao ru con của ngườiViệt xét về mặt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ Với đề tài này, nếu luậnvăn đạt kết quả tốt, có thể góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận vềđặc điểm ngôn ngữ của một thể loại văn học dân gian là ca dao nói chung, cadao ru con nói riêng từ phương diện tu từ học
6.2 Về thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu, bảo tồn đặc trưng, phát huygiá trị văn hóa dân gian của người Việt thông qua các bài ca dao ru con trongbối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa đa chiều trên thế giới cũng như sự pháttriển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự phát triển của các phương tiện âmnhạc, truyền thông hiện đại
7 Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận cùng Tài liệu tham khảo, cũng như Phụ lụcmột số bài, câu ca dao ru con của người Việt, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2: Một số phương tiện tu từ trong ca dao ru con
Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong ca dao ru con
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
1.1.1 Phương tiện tu từ
Phương tiện tu từ được các nhà phong cách học quan niệm: “Phương
tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa
sự vật- lôgic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm( chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm xúc ( chứa đựng những yếu tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình giá( chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng( chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xuyên, cố định” [ 22, tr.11]
Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học (tiềmtàng trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất
trung hoà của hệ thống ngôn ngữ Ví dụ: từ hi sinh (có màu sắc cao quí), qua
đời (có màu sắc tôn kính),…là những phương tiện tu từ nằm trong thế đối lập
tu từ học với phương tiện trung hòa (từ chết có màu sắc trung hòa) Từ hi sinh ngoài nét nghĩa cơ bản là chết còn mang nét nghĩa bổ sung: thể hiện sự trân trọng, tôn kính của người nói Vì thế trong trường hợp này, từ hi sinh được
gọi là phương tiện tu từ
Căn cứ vào các cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, các phươngtiện tu từ được phân thành: phương tiện tu từ từ vựng, phương tiện tu từ ngữnghĩa, phương tiện tu từ cú pháp, phương tiện tu từ văn bản
1.1.2 Biện pháp tu từ
Khi nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt, các tác giả đã có khánhiều quan niệm khác nhau về các biện pháp tu từ Chẳng hạn, nhà nghiên
cứu Cù Đình Tú trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
đã đồng nhất biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ Theo cách hiểu củaông thì biện pháp tu từ bị hạn chế chỉ ở trong các hình thức chuyển nghĩa, tức
“những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong
Trang 18khi trình bầy” Còn tác giả Đinh Trọng Lạc trong công trình 99 phương tiện
và biện pháp tu từ tiếng Việt lại dùng một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ),
nhưng khi miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ khác nhau thì ông lại dùng những thuậtngữ khác nhau như: phương thức, biện pháp Tác giả Đỗ Hữu Châu, nhà
nghiên cứu gạo cội về từ vựng - ngữ nghĩa, trong công trình Các bình diện
của từ và từ tiếng Việt dùng một thuật ngữ thống nhất là biện pháp tu từ
(giống như Đinh Trọng Lạc) nhưng với cách hiểu không xác định Ví dụ nhưbiện pháp tu từ từ vựng được ông dùng để chỉ biện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặcbiện pháp tu từ cú pháp (bao gồm cả các phương tiện tu từ cú pháp) Nhữngcách hiểu biện pháp tu từ như vậy chưa thể phân biệt được phương tiện tu từvới biện pháp tu từ và vô hình trung đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biệnpháp tu từ chỉ ở hai cấp độ: ngữ nghĩa và cú pháp
Từ những cách định nghĩa, phân tích trên, luận văn thống nhất và sử dụng
theo định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc: “Biện pháp tu từ là những cách
phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là
có màu sắc tu từ hay không có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh) ”[22, tr.142] Hiểu như vậy, biện pháp tu từ chính là những cách kết hợp
ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhấtđịnh Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàncảnh, chỉ nhằm mục đích diễn đạt lí trí (sự vật- lo gic) mà thôi
Tóm lại, biện pháp tu từ là cách diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ, thể hiệnkhả năng sáng tạo độc đáo của người sử dụng ngôn ngữ Do vậy, việc phânloại và miêu tả các biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quán ở tất
cả các cấp độ ngôn ngữ sẽ giúp cho người sử dụng ngôn ngữ luôn có ý thứcnhận thức được tầm quan trọng của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa cácbiện pháp thông thường và biện pháp tu từ (biện pháp đặc biệt) Sự lựa chọn,
sử dụng các biện pháp tu từ ở người sử dụng ngôn ngữ luôn là sự sáng tạokhông ngừng, nhưng không nên nghĩ rằng phải luôn dùng hình thức diễn đạt
Trang 19mới mẻ, bóng bẩy mới hay Vì thế, người phát ngôn chỉ có khám phá, pháthiện và khai thác giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ thì người đọc mới cóthể phát hiện và nhận thức sâu sắc về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phốihợp sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biệnpháp tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biệnpháp tu từ ngữ âm- văn tự
1.1.3 Mối quan hệ giữa phương tiện tu từ với biện pháp tu từ
Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ,biện pháp tu từ, chúng ta cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác Cóthể phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện tu từ dựa trên một số đặc điểm cơbản sau:
- Là những cách phối hợp sử dụng các
đơn vị lời nói trong giới hạn của một
đơn vị thuộc bậc cao hơn
- Là những yếu tố thuộc các cấp
độ khác nhau, được đánh dấu về
tu từ học trong giới hạn của mộtcấp độ nào đó của ngôn ngữ
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ
nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một
đơn vị lời nói nào đó, bị qui định bởi
những quan hệ cú đoạn giữa các đơn
vị của một bậc hay các bậc khác nhau
- Ý nghĩa tu từ học của phươngtiện tu từ được củng cố ở ngayphương tiện đó, được qui định bởinhững quan hệ hệ hình của cácyếu tố cùng bậc
Giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tuy có những sự khác biệtnhất định, nhưng vẫn có mối quan hệ biện chứng Một mặt, việc sử dụng cácphương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng mộtbiện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành mộtphương tiện tu từ (đây là trường hợp của so sánh) Hơn nữa, cùng một phươngtiện tu từ có thể xây dựng nên những biện pháp tu từ khác nhau Chẳng hạn,
Trang 20từ phương tiện tu từ từ vựng, người ta có thể có nhiều biện pháp tu từ: sửdụng từ ngữ Hán Việt, sử dụng từ ngữ địa phương, sử dụng từ ngữ dùng trongkhẩu ngữ,… Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể cùngtham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ duy nhất.
1.2 Phương tiện tu từ từ vựng và tu từ ngữ nghĩa
1.2.1 Phương tiện tu từ từ vựng
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Phương tiện tu từ từ vựng là những từ
ngữ đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ được hình thành từ bốn thành tố: biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng), cảm xúc (diễn đạt những tình cảm, những cảm xúc), bình giá (khen, chê, tốt, xấu,…) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm
từ: từ thi ca, từ Hán Việt, …
- Những từ ngữ có điệu tính tu từ thấp là những từ ngữ được ưu tiên sửdụng trong lời nói sinh hoạt hàng ngày mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên
Đó là những từ ngữ mang màu sắc cụ thể, nôm na, bình dân, thân mật, bắt
nguồn từ các lớp từ: từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy, …
Sau đây, chúng tôi sẽ tập trung trình bày khái quát về các lớp từ ngữ cóđiệu tính tu từ cao để làm cơ sở cho việc tìm hiểu màu sắc tu từ của cácphương tiện này trong ca dao ru con ở chương 2 của luận văn
Trang 211.2.1.1 Từ thi ca
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Từ thi ca là những từ thường được sử
dụng chủ yếu trong thơ văn xưa Ngày nay nếu dùng chỉ những con người, sự vật hiện đại thì thấy kệch cỡm, buồn cười” [22, tr.13].
Ví dụ: nàng, chàng, tráng sĩ, trầm tư, đồng vọng, anh hào, thuyền quyên…
Thuyền quyên phải sánh anh hào
Phụng hoàng đâu sánh thấp cao với diều.
Hay bài ca dao sau đây:
Làm trai quyết chí tu thân Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo Làm trai năm liệu bảy lo mới hào Trời sinh trời chẳng phụ nào
Công danh gặp hội anh hào ra tay
Chí khôn rắp để dạ này
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thuyền quyên chỉ những người con gái đẹp nết, đẹp người; anh hào chỉ
những chàng trai tuấn kiệt, văn võ toàn tài trong xã hội Đây là những từ xuấthiện khá phổ biến trong thơ ca xưa còn ngày nay khi đi vào sáng tác thơ cachúng ta thấy lớp từ thi ca không còn xuất hiện nữa
Từ thi ca bao gồm cả những từ rút trong thơ cổ, có tính chất điển cố,
kiểu như: hồng nhan, lá thắm, chim xanh, tài tử,… Ví dụ:
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.
(Nguyễn Du)
1.2.1.2 Từ Hán Việt
‘‘Từ ngữ Hán Việt là vốn từ của tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán nhưng đã được Việt hóa theo cách đọc, cách hiểu và cách sử dụng của người Việt’’[22, tr.15].
Trang 22Về sắc thái ý nghĩa: từ ngữ Hán Việt thường mang sắc thái ý nghĩa khái
quát, trừu tượng (chẳng hạn như: thảo) đối lập với tính cụ thể cảm tính trong
từ thuần Việt (cỏ) Chính đặc điểm sắc thái ý nghĩa này mà các từ ngữ HánViệt thường tạo ra được hiệu quả biểu đạt rất riêng: thể hiện tính tĩnh tại của
sự vật hiện tượng được miêu tả và trong sự đối lập với tính sống động của từ
thuần Việt Ví dụ, các cặp từ sau thi hài - xác chết, thảo mộc- cỏ cây, hoàng
hôn- buổi chiều, thảo khấu- giặc cỏ,… có sự đối lập rất rõ ràng về sắc thái ý
nghĩa giữa một bên là các từ Hán Việt: thi hài, thảo mộc, hoàng hôn, thảo
khấu,… có sắc thái nghĩa khái quát, trừu tượng so với các từ thuần Việt: xác chết, cỏ cây, buổi chiều, giặc cỏ,…biểu hiện sự sống động và cụ thể của đối
tượng được nói đến
Về sắc thái biểu cảm: những từ Hán Việt kiểu như: tạ thế, hi sinh, khỏa thân,… mang sắc thái trang trọng, thanh nhã đối lập với các từ thuần
Việt: mất, chết/ngoẻo, ở trần mang sắc thái trung hòa, thân mật và đôi khi suồng sã Ta hãy so sánh ý nghĩa của các cặp từ tạ thế - mất, hi sinh -
chết/ngoẻo, khỏa thân - ở trần sẽ thấy rõ hơn cái sắc thái biểu cảm của người
nói Hoặc như trong câu ca dao ru con sau:
Mẹ thương con lên non Ai Tử Thiếp chờ chàng hóa đá Vọng Phu.
Về màu sắc phong cách: từ Hán Việt nhìn chung có màu sắc phong
cách sách vở, gọt giũa và thường được dùng trong các phong cách: khoa học,chính luận, hành chính Ngược lại, từ thuần Việt nhìn chung có màu sắc đaphong cách Một số từ thuần Việt có thể thích hợp với hầu hết các phong cáchchức năng tiếng Việt, nhưng một số từ lại chỉ thích hợp với phong cách sinhhoạt, khẩu ngữ So sánh cặp từ: phát biểu (từ Hán Việt) và nói (từ thuần Việt)thì rõ ràng giữa hai từ này có sự khác nhau về màu sắc ngôn ngữ gọt giũa và
màu sắc phong cách ngôn ngữ sách vở Hoặc như cặp từ: sơn hà và núi sông thì rõ ràng từ sơn hà là từ ngữ được gọt giũa khác với từ núi sông, một từ
thuần Việt đa phong cách Ví dụ:
Trang 23Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh vác sơn hà
Sao cho tỏ mặt mói là trượng phu
Hoặc chẳng hạn, để hiểu rõ hơn sự khác biệt nhất định về sắc thái nghĩagiữa các từ Hán Việt với các từ thuần Việt, ta hãy xem đặc điểm sử dụng từngữ Hán Việt với việc sử dụng các từ thuần Việt trong bài thơ Thăng Longthành hoài cổ của Bà huyện Thanh Quan Trong bài thơ này, chính Bà huyệnThanh Quan đã sử dụng một khối lượng rất lớn từ ngữ Hán Việt để miêu tảcái khung cảnh tĩnh mịch và dường như bất động của không gian để đưangười đọc về với cõi vĩnh viễn và nỗi u hoài ngàn năm của nhà thơ khi ngậmngùi ngắm nhìn dấu xưa vết cũ của thời gian đọng lại, như dưới đây:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
( Thăng Long thành hoài cổ- Bà huyện Thanh Quan)Bên cạnh những từ ngữ có tính điệu tu từ cao là những từ ngữ có tính
điệu tu từ thấp đó là các lớp từ: từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy, …
1.2.1.3 Từ nghề nghiệp
“Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó thường chỉ được những người trong nghành đó biết và sử dụng” [22, tr.28] Ví dụ, trong nghề hát
tuồng có những từ ngữ riêng chỉ đối tượng, hiện tượng chỉ có trong nghành
nghề đó Đào, kép là những vai trẻ; lão, mụ là những vai già.
Trang 24Từ nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn hóa Từ nghềnghiệp thường được dùng trong khẩu ngữ của những người cùng nghề nghiệp.
Nó cũng có thể được dùng trong sách báo chính luận và nghệ thuật với vai tròcủa những phương tiện tu từ để miêu tả nghề nghiệp lao động, phương phápsản xuất và đặc điểm lời nói của nhân vật
Việc sử dụng từ nghề nghiệp, tuy vậy cũng rất hạn chế Nhà vănthường chọn lúc, chọn chỗ mà cho nhân vật nói lên một vài tiếng tiêu biểu, đểgây sắc thái đặc biệt chứ không phải luôn luôn đặt vào cửa miệng nhân vật
toàn những từ nghề nghiệp Ví dụ lờ là dụng cụ đánh bắt cá, tôm của người dân Nam Bộ Lờ làm bằng ruột tre, cong chuốt nhỏ Khi đi vào ca dao thì từ
nghề nghiệp này rất ít khi được nhắc tới, có chăng chỉ xuất hiện trong ca dao
ru con Nam Bộ:
Bấy lâu đến ngọn sông chờ Muốn tìm cá lớn phải chờ trời mưa Tiếc công đắp đập be bờ
Để ai quảy đó mang lờ đến đơm.
1.2.1.4 Từ địa phương
“Từ địa phương là những từ chỉ được dùng trong các phương ngữ, các thổ ngữ” [ 22, tr.30] Từ địa phương được sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo ra
giá trị biểu cảm cao Trong ca dao từ địa phương cũng được sử dụng hết sức tinh
tế Chẳng hạn như trong câu ca dao ru con sau đây:
Rồi mùa toóc rạp rơm khô Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm.
Nhờ những dấu hiệu ngữ âm, từ vựng mà chúng ta biết được ngay rằngđây là câu ca dao của vùng đồng bằng miền Trung quanh năm chiêm khê mùathối Mùa gặt đến phải thuê người làm để chạy đua với thời tiết và thời vụ
Mùa gặt đã xong, rơm khô, toóc (rạ) rạp, bạn gặt đã ra về mỗi người một ngả Trót quen nhau rồi, trót thương nhau rồi biết tìm nơi mô (nào)? Việc sử dụng
các từ ngữ địa phương này thể hiện sự da diết và thủy chung xiết bao trong lời
Trang 25bộc bạch mang dáng dấp một câu hỏi, một lời tự vấn Câu ca dao lục bát biếnthể chứa đầy dấu ấn của một vùng địa phương Trung Bộ Nó như vừa đượcnói ra từ miệng của một người nào đó với một vùng đất cụ thể cùng những nétvăn hóa đặc trưng Chính vì vậy bao thế hệ đi qua, nó vẫn còn đó, hiển hiệntrong lòng người như ân tình của cuộc sống lam lũ nơi đồng ruộng chẳng dễdàng đổi thay Sinh ra từ mạch sống làng quê, câu ca dao mang cả cái chânchất, mộc mạc của lời nói hàng ngày rất đáng yêu vào một lời bày tỏ bỗng trởnên diệu vợi như khúc ngâm thoát ra từ trong sâu thẳm trái tim mình.
1.2.1.5 Từ láy
“Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắc ngữ âm, ngữ nghĩa nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa” [22, tr.33] Từ láy tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất lớn Nó
làm cho văn chương tiếng Việt mang màu sắc thái riêng Đặc biệt trong thơ,
từ láy vừa biểu thị những khái niệm trừu tượng vừa khái quát hóa mà lại vừa
cụ thể hóa sự vật hiện tượng được mô tả Theo như cách nói của Nguyễn Phan
Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ thì có khả năng mang hai tầng nghĩa Ví dụ:
ầm ầm, bập bềnh, nhấp nhô, phập phồng, ngắc ngoải, khấn khểnh,… Do đặc
điểm của từ láy có cấu trúc vật chất của sự vật được biểu thị nên có khả năng
cụ thể hóa đối tượng và gợi tính tạo hình, gợi cảm Trong thơ ca từ láy xuấthiện với tần số lớn khi tác giả muốn diễn tả những trạng thái tồn tại đặc biệtcủa sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất hay tư tưởng Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Bài ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đanglội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng ban trưa chang changcủa mùa hạ Người và trâu phải làm việc vô cùng vất vả Mồ hôi tuôn ra như
Trang 26mưa Từ láy tượng thanh thánh thót gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh thánh thót Mồ hôi thánh thót
như mưa ruộng cày là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc lao động
vất vả của người nông dân, họ phải đổ biết bao mồ hôi, công sức vào nhữngluống cày, sá cày để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội Qua đó thấyđược tính cần cù chịu khó của ông cha ta đã truyền qua bao đời và đức tính
đó đã được nối tiếp bởi những người nông dân, những con người chăm chỉlàm lụng, không ngại khó khăn gian khổ
Những nhà thơ lớn của Việt Nam là những người sử dụng từ láy một
cách rất khéo léo Nguyễn Du tả cảnh xuân: dập dìu, ngổn ngang, tà tà, thơ
thẩn, thanh thanh, nao nao, sè sè, rầu rầu,…Với Nguyễn Khuyến rất có tài
khai thác khả năng biểu trưng của các từ láy: thấp le te, đóm lập lòe, bé tẻo
teo, bà quan tênh nghếch, thằng bé lom khom…
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải Thằng bé lom khom ghé hát chèo.
( Hội Tây- Nguyễn Khuyến)
1.2.2 Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
“Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai (hay còn gọi
là tầng nghĩa thứ hai) mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng” [22, tr.44].
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng, phương tiện tu từ ngữ nghĩa đượcchia ra thành: Phương tiện tu từ dùng hình ảnh số lượng và phương tiện tu từ
hình ảnh chất lượng gồm: phóng đại, ẩn dụ, nhân hóa, thu nhỏ, nói giảm, cải
danh, phúng dụ, hoán dụ, nói mỉa, cải dung Sau đây là một số phương tiện tu
từ ngữ nghĩa tiêu biểu:
1.2.2.1 Phóng đại
‘‘Phóng đại (còn gọi là khoa trương, thậm xưng, khoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng mạnh mẽ’’ [22, tr.46] Phóng
Trang 27đại ở mức độ cao là cách nói cường điệu quá dáng đến độ phi lí không thể tin
được Ví dụ: chưa ăn đã hết, không cánh mà bay, một ngày dài hơn thế
kỷ…Phóng đại ở mức độ này thường xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ nghệ
thuật, sáng tạo nên những hình ảnh biểu tượng đặc sắc Ví dụ:
Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi.
Phóng đại là một phương tiện đắc dụng trong thơ ca hài hước, tràolộng Trong ca dao ru con của người Việt, phóng đại tuy xuất hiện khôngnhiều, nhưng thường gây ấn tượng rất mạnh cho người đọc
Phóng đại không phải là thổi phồng sự việc hay xuyên tạc sự thật đểlừa dối, nó không làm người ta tin vào điều nói ra mà chỉ là cốt hướng cho tahiểu được điều cần nói Cơ sở của phóng đại là tâm lí của người nói muốnđiều mình nói gây được sự chú ý và tác động cao nhất làm người nhận hiểuđược nội dung và ý nghĩa của người nói đến mức độ tối đa Phóng đại đượcdùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, từ khẩu ngữ tự nhiên, ngônngữ chính luận cho đến ngôn ngữ nghệ thuật Phóng đại có thể dùng trongchâm biếm Bài ca dao ru con sau đây là một ví dụ:
Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
Phóng đại ở mức độ thấp, chỉ mới là cách nói nhấn mạnh, nói quá đi với
cái có thật trong thực tế, chưa đến mức phi lý, vẫn chấp nhận được Ví dụ: vô
cùng vĩ đại, trăm công nghìn việc, hết sức khó khăn, trăm đắng ngàn cay,…
Phóng đại ở mức độ này thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày, không cóhoặc có ít giá trị tu từ
1.2.2.2 Ẩn dụ
Trong công trình Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng
Việt, tác giả Hữu Đạt đã định nghĩa: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng
ra …thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc’’[11, tr.126] Ở đây, tác
Trang 28giả nhấn mạnh việc đặt ẩn dụ trong mối tương phản chặt chẽ giữa ngôn ngữvới bối cảnh văn hóa, truyền thống dân tộc Nếu như không am hiểu về vănhóa Việt Nam với những đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa nông nghiệp,văn minh lúa nước thì ắt hẳn sẽ không hiểu được Ví dụ:
Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
( Truyện Kiều)Hoa (B) trong câu thơ trên là một ẩn dụ (mang ý nghĩa ẩn dụ) chỉ ngườiphụ nữ có nhan sắc (A)
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý
nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” [22, tr.52].
Ví dụ:
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòn nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Con cò (B) trong câu thơ trên là một ẩn dụ (mang ý nghĩa ẩn dụ) chỉ
người nông dân (A)
Trong ca dao ru con của người Việt có rất nhiều bài nói đến hình ảnh
con cò, có khi là cái cò lặn lội bờ ao, con cò đi ăn đêm, có khi là con cò bay
lả bay la, cũng có khi là con cò kì hay con cò quăm,… Những bài ca dao ấy
đều rất kín đáo, ý nhị, tác giả dân gian không hề đả động gì đến con ngườinhưng chúng ta đều ngầm hiểu cái thân cò ấy chính là thân phận người nôngdân sớm nắng chiều mưa, đầu tắt mặt tối Hình ảnh con cò không gì khác ấy
Trang 29là hình ảnh những người nông dân Việt Nam muôn đời, những con người cần
cù, chăm chỉ, chất phát, kiên cường luôn bền bỉ nhẫn nại cả trong lao độngsản xuất lẫn trong đấu tranh chống những thế lực áp bức mình
1.2.2.3 Nhân hóa
“Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu
tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng trình bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình” [22, tr.63].
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai?
Khăn trong ngữ cảnh này là cái khăn có sở chỉ Nhưng nó không còn
là một thứ hàng dệt thông thường, có hình dài hoặc vuông, dùng để lau chùi,chít đầu, quàng cổ hay trải bàn mà nó đã được nhân hóa, đã có hồn, có tâm
thức, biết “thương nhớ”.
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tínhchất, hoạt động của đối tượng không phải con người Ví dụ:
Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Nhện mà biết chờ, biết đợi, sao mà biết nhớ biết thương như con
người hay sao? Tất cả những thuộc tính trên chỉ là riêng của con người, chỉ có
Trang 30con người mới có tâm trạng, cảm xúc nhưng khi mượn hình ảnh của nhện, sao
cho mang các thuộc tính của con người càng khiến cho nội dung của bài cadao thêm sâu sắc
+ Coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình tròchuyện với nhau Ví dụ :
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Phép nhân hóa trong câu ca dao trên được tạo ra bằng cách trò truyện
xưng hô với vật ( núi) như đối với con người Qua đó thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người và núi “ Núi là cái cớ để con người giãi bày tâm sự”.
1.3 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa và tu từ cú pháp
1.3.1 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
“Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là những cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình tự tiếp nối các đơn vị của từ vựng (kể cả các phương tiện tu từ) thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn” [22,
tr.153] Căn cứ vào các kiểu tương quan ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, biệnpháp tu từ ngữ nghĩa được chia ra: biện pháp tu từ dùng hình ảnh tương đồng,biện pháp tu từ dùng hình ảnh đối lập và biện pháp tu từ dùng các hình ảnhkhông ngang bằng Mỗi nhóm này lại gồm những biện pháp tu từ cụ thể, phổbiến là các biện pháp tu từ sau:
1.3.1.1 Biện pháp tu từ so sánh
“So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp
tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực
tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mở về đối tượng” [22, tr.154] Ví dụ: Da đen như cột nhà cháy
Trong ví dụ này thì da đen và cột nhà cháy là hai đối tượng khác loạinhưng chúng có điểm tương đồng nhau về màu sắc là có cùng màu đen
Trang 31Về mặt cấu tạo, mô hình của một so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:+ Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
+ Yếu tố 2: phương diện so sánh
+ Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
+ Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Song trên thực tế nhiều so sánh không đủ cả 4 yếu tố So sánh vắng yếu
tố 2 là so sánh chìm So sánh vắng yếu tố 2, 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắtgiọng và hình thức đối chọi
Dựa vào sự tương quan giữa yếu tố được đưa ra so sánh và yếu tố đượcdùng làm chuẩn, có thể chia ra các loại so sánh có thể trực tiếp hay gián tiếp:
So sánh trực tiếp, ví dụ như mấy câu ca dao sau đây:
Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như con chèo bẻo xa cây măng vòi.
Nếu chỉ là rồng với mây, người ta có thể bảo là viển vông, nhưng đến
hình tượng “con chèo bẻo xa cây măng vòi’’ thì ai cũng phải nhận là một chị
ở nông thôn Hay diễn tả sự gắn bó với nhau những khi gặp gian nan, trắc trởhay trong hoàn cảnh thuận lợi cũng bằng lối so sánh trực tiếp:
Đôi ta như rắn liu điu
Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau.
So sánh gián tiếp là một phương pháp tế nhị hơn Ví dụ muốn ngỏ ý lấynhau, bên con trai đã hỏi ‘‘bóng gió”, bên con gái ưng thuận và đáp lại mộtcách còn “bóng gió” hơn:
Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng.
Không dùng “đêm khuya’’ mà dùng “đêm trăng thanh’’ để chỉ lúc
công việc rỗi rãi, thanh niên nam nữ ở nông thôn thường dễ tự tình với nhau;
nếu dùng “đêm khuya’’ thì sẽ thành vợ chồng mất, những câu sau sẽ hóa ra
Trang 32vô nghĩa Câu “non chăng hỡi chàng’’ thật là câu bẻ lại rất dí dỏm: anh bảo
đã đủ lá mà lại là non, thì anh còn hỏi em làm gì? Lối so sánh gián tiếp trênđây cho thấy tâm tình của nhân dân lao động biểu lộ trong ca dao hết sức tếnhị, và sâu sắc
1.3.1.2 Biện pháp tu từ chơi chữ
“Chơi chữ là một biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới, bất ngờ, khác loại với phần tin cơ sở, nhằm gây tác dụng châm biếm,
đả kích hoặc mua vui’’ [22, tr.176].
Chơi chữ sử dụng các phương tiện từ vựng như: từ cùng âm, từ cùngnghĩa, từ gần nghĩa, từ đa nghĩa, từ trái nghĩa và các phương tiện ngữ phápnhư tách và ghép các yếu tố trong câu, đánh tráo quan hệ cú pháp trong câu
Một số hình thức chơi chữ:
- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm- chữ viết: dùng từ gần âm,đồng âm Ví dụ:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Ông thày xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
- Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng- ngữ nghĩa: dùng từ đồngnghĩa, nhiều nghĩa hoặc từ cùng một trường từ vựng Ví dụ:
Đi tu thầy bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
1.3.2 Biện pháp tu từ cú pháp
“Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong một chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và những cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên”[22, tr.183] Các
biện pháp tu từ này dựa trên những tác động qua lại về hình thái và nghĩa giữa
Trang 33một số kiểu cấu trúc cú pháp hoặc một số câu trong một ngữ cảnh nhất định.
Đó là các biện pháp tu từ: sóng đôi, đảo đổi, lặp, câu hỏi tu từ
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
( Hồ Chí Minh)Sóng đôi không nguyên vẹn cho phép vắng mặt một vài yếu tố (bị tỉnhlược) trong dãy sau Ví dụ:
Chúng ta quyết không để cha mẹ, bà con ta cho chúng giết hại Quyếtkhông để vợ con, chị em ta cho chúng hãm hiếp Quyết không để nhà thờ,làng xóm, tài sản đồng bào ta cho chúng cướp bóc
( Hồ Chí Minh)Sóng đôi bộ phận là sự lặp lại một vài đơn vị cú pháp tiếp theo nhautrong giới hạn của một câu Ví dụ:
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
( Hồ Chí Minh)
1.3.2.2 Biện pháp lặp
a) Khái niệm
“Phép lặp( phép điệp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe” [22, tr.191].
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà định nghĩa: “ Điệp ngữ là biện pháp lặp một hay nhiều lần những từ,
Trang 34ngữ v.v… nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tuợng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe’’ [23, tr.209- 210] Ví dụ:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Đôi o ướm trắng dải điều thát lưng.
Câu ca dao lặp lại hai lần“chiều chiều”, gợi ra những hoài niệm, những
kí ức man mác một thời đã qua không trở lại Nói cho nghiêm ngặt thì không cómột sự lặp lại nào là hoàn toàn, vì lặp lại là có sự biến đổi về nghĩa Chẳng hạn
“chiều chiều” trước câu thuộc về hiện tại, thời điểm đang nói, “chiều chiều” lặp
lại là “chiều chiều” trong kí ức, trong quá khứ Vì vậy, không chỉ dơn thuần lặp
lại từ, tăng thêm lượng nghĩa, xúc cảm
Phép lặp trong câu có tác dụng kích thích tâm lí của người tiếp nhận:một yếu tố nào đó xuất hiện nhiều lần sẽ khiến người ta chú ý, gây ấn tượngmạnh hoặc gợi xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe Về phía ngườiviết, phép điệp có tác dụng tô dậm, khắc sâu một ấn tuợng, một cảm xúc, mộtnhận xét, và trong nhiều truờng hợp, nó tạo nên một nét nhấn trong âm điệulời văn
b) Phân loại
Có nhiều cách phân chia phép lặp:
- Theo các yếu tố: lặp từ, lặp ngữ, đoạn câu …
- Theo vị trí: lặp đầu cuối câu, giữa câu, cách quãng, lặp liên tiếp, lặp vòng tròn
- Theo tính chất: lặp đơn giản và lặp phức hợp
Cách lặp từ và cụm từ, lặp đầu câu và cuối câu tạo nên sức mạnh lôicuốn, nhằm đem lại màu sắc biểu cảm rõ rệt trong thơ ca Ví dụ:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
( Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
Trang 35Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Câu thơ: Bây giờ tan tác về đâu? vừa gợi tả nỗi đau thương tan tác vừa
thể hiện nỗi nhớ ứa máu tơi bời, nỗi xót xa căm giận lũ hung tàn cướp nướccủa tác giả Nó có tác dụng nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàncủa quê hương trong chiến tranh
Câu hỏi tu từ thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng vănhọc đẹp đẽ lên gấp bội Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ? Mái tóc em đây hay là mây là suối ? Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông Thịt da em hay là sắt là đồng ?
( Người con gái Việt Nam- Tố Hữu)Cũng có khi câu hỏi tu từ mang ý nghĩa mời mọc, gợi ý thiết tha Ví dụ:
Em không nghe mùa thu?
Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng thu
( Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Trang 36Nhiều khi câu hỏi tu từ là nhằm biểu lộ một tâm tư, tình cảm, cảm xúccủa người nói Ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
( Ca dao)
1.4 Khái quát về ca dao ru con và tu từ nghệ thuật trong ca dao ru con
1.4.1 Vài nét về ca dao và ca dao ru con người Việt
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên 2005) định nghĩa: “Ca dao
còn được gọi là phong dao Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành được phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca” [15, tr 31].
Nhiều tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 viết: “Ca dao
là những bài hát có hoặc không có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát ) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [33, tr.3] Nhưng Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam lại quan niệm: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [35, tr.42] Trong khi đó, các nhà nghiên cứu văn học dân
gian như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn lại cho rằng:
Trang 37“Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [20,
tr.295- 296]
Các định nghĩa về ca dao đã trình bày ở trên mặc dù có khác nhau ítnhiều, nhưng cơ bản vẫn thống nhất trên những điều cơ bản: ca dao là nhữngcâu thơ có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca Ca dao là lờidân ca tách khỏi điệu nhạc, dân ca là lời thơ dân gian đi kèm với điệu nhạc.Tuy nhiên, lời và nhạc gắn bó chặt chẽ với nhau Trong văn học dân gian,người ta đề cập tới ca dao dân ca như là lời dân gian
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ ngữ ca dao theo định nghĩa
của các nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn, Phạm Thu Yến: “Ca dao là thơ ca dân
gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động” [41, tr.199]
1.4.1.2 Ca dao ru con
Ca dao được phân chia thành nhiều bộ phận, trong đó có ca dao ru con.Khi tìm hiểu một số tài liệu về văn học dân gian, chúng tôi nhận thấy, thuậtngữ “ca dao ru con” còn được các nhà nghiên cứu định danh bằng nhữngthuật ngữ khác như “những bài hát ru” hay ngắn gọn hơn là “hát ru”
Ca dao ru con hay hát ru là một biệt loại của ca dao, được dùng để chỉnhững bài ca dao có chức năng chủ yếu là dỗ trẻ nín khóc và đưa trẻ vào giấcngủ say Đó là một loại bài ca trong những bài ca trữ tình dân gian thuộc đềtài sinh hoạt gia đình gắn với đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dântộc Có thể nói, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có một điệu hát ru mang sắcthái riêng Từ “cái cò bay lả bay la” của khúc hát ru đồng bằng Bắc Bộ, “Giómùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vườn xanh mướt phương Nam đến
“Em ơi em ngủ cho ngon Để chị đi thăm cây lúa trên nương” của dân ca ru
em miền núi … bài nào cũng thiết tha, đầm ấm tình mẫu tử, nồng ấm tình đời,trĩu nặng những cảnh ngộ, những tâm tình…
Trang 38Ca dao ru con cũng như các tác phẩm văn học dân gian khác là mộtchỉnh thể nghệ thuật mang tính tổng hợp cao, với sự kết hợp hài hòa của cácyếu tố ngôn từ, âm nhạc, đến kết cấu, môi trường diễn xướng để thực hiệnchức năng “sinh hoạt thực hành” với những nội dung, thể tài hết sức đa dạng.
Về nội dung, ca dao ru con trước hết là lời ru của mẹ cho con, lời rumang âm hưởng ngọt ngào, dịu dàng và mênh mang vỗ về đứa trẻ; là những
gì mong mỏi cho con lớn khôn, nên người, có ích cho bản thân con, cho giađình, cho làng xóm, cho đất nước:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ năm canh…
Bài ca dao ru con của mẹ nhiều khi còn là những lời tự sự đầy trữ tình
về chính bản thân mẹ với đủ các cung bậc trong cuộc đời, số phận của mẹ: làhạnh phúc của tình yêu say đắm hay là nỗi đắng cay của tình duyên trắc trởhay nỗi nhọc nhằn của thân phận làm dâu … Đôi khi lời ru của mẹ chỉ lànhững cảm nghĩ về cuộc sống, về con người, về thiên nhiên đất nước, về nhântình thế thái, …
Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Trang 39Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Những lời hát ru của mẹ như thế đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừađằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng Trong câuhát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mâytrôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanhánh bạc và những con thuyền thấp thoáng nơi xa… Nghe lời ru của bà của mẹ,trẻ thơ như được tắm mình trong một nguồn “sữa mẹ” lớn lao để nuôi dưỡngtâm hồn, nhân cách của mình, từ đó mỗi bước đi của tuổi thơ thêm lấp lánh, đẹp
đẽ hơn giúp trẻ vững bước trên những chặng đường đời của mình
Hình thức nghệ thuật của ca dao ru con cũng rất đa dạng, nhưng tựutrung lại, có thể thấy một số đặc điểm chính như sau:
Về ngôn ngữ, cũng như ca dao nói chung, ngôn ngữ ca dao ru con kết tụ
những đặc điểm nghệ thuật tinh túy của tiếng Việt, là sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ với ngôn ngữ của đời sống.Mặt khác, ngôn ngữ ca dao ru con lại đẹp theo cách riêng của nó Xuất phát từchức năng sinh hoạt và đối tượng trữ tình riêng biệt, ngôn ngữ của ca dao rucon có đặc điểm mộc mạc, dung dị, chất phác Nó chính là lời ăn tiếng nóihàng ngày của người dân lao động Cái đẹp của ngôn ngữ ca dao ru con chính
là cái đẹp của sự thân quen, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ:
Trang 40- Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được con chuối, con trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
- Con ơi đừng khóc mẹ sầu, Cha con bạc nghĩa theo hầu thì thôi.
Xét về kết cấu, ca dao nói chung thường có kết cấu ngắn gọn, “đa số
mỗi bài ca dao chỉ có từ 2 đến 4 dòng thơ”, nhưng riêng ở mảng ca dao ru conthì những bài có kết cấu vừa và dài (từ 4 dòng thơ trở lên) lại chiếm một sốlượng lớn Sở dĩ như vậy vì các bài ca dao ru con thường có tính chất trầnthuật, kể lể, phô diễn đậm nét hơn ca dao nói chung Và những câu chuyện kểtrong ca dao ru con là những câu chuyện tâm tình mà trong đó, người ta quantâm đến nỗi niềm được kể lể hơn là cảnh ngộ được kể lại Ví dụ:
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng Chân đi, chân ở dùng dằng Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con
Đi thì nhớ vợ cùng con
Về nhà nhớ củ khoai môn trên rừng.
Ngoài đặc điểm trên, ở ca dao ru con còn thường tồn tại dưới hình thứckết cấu chủ yếu là kết cấu một vế với lối đối đáp một chiều, thường là lời bộcbạch trực tiếp của người ru Chẳng hạn,ở bài ca dao ru con sau:
Con ơi, con nín đi con Cha con vui thú nước non quê người Đôi nơi, kẻ khóc người cười Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn.