Hồ Chí Minh… và Bình Thuậncũng là một trong số đó.Hiện nay, Bình Thuận đang là điểm nóng về du lịch của cả nước với số lượng du khách đến rất cao bởi nguồn tài nguyên du lịch vô cùng pho
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-LÊ THỊ KIM PHƯỢNG
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN
Trang 2MỤC LỤC
II Lịch sử nghiên cứu đề tài 5
III Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7
V Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 7
VI Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 8
VII Kết cấu của luận văn 9
Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH BÌNH THUẬN 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔNG QUAN LÝ LUẬN .10 VÀ KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH BÌNH THUẬN 10
1.1 Khái niệm 10
1.1.1 Du lịch 10
1.1.2 Tài nguyên du lịch 12
1.2 Các loại tài nguyên du lịch 12
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 12
1.2.1.1 Địa hình 12
1.2.1.2 Biển 13
1.2.1.3 Thế giới động thực vật 14
1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 14
1.3.2.1 Di tích lịch sử 15
1.3.2.2 Di tích kiến trúc nghệ thuật 15
1.3.2.3 Lễ hội 16
1.3.2.4 Ẩm thực 16
1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch 17
1.4 Khái quát về tỉnh Bình Thuận 19
1.4.1 Môi trường tự nhiên 19
1.4.2 Môi trường xã hội 21
1.5 Vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bình Thuận 23
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KHAI THÁC 25
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BÌNH THUẬN 25
2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận 25
2.2 Nguồn tài nguyên để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận 28
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 28
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 31
2.2.2.1 Các di tích lịch sử văn hoá 31
2.2.2.2 Các lễ hội 38
2.2.2.3 Làng nghề truyền thống 40
2.2.2.4 Ẩm thực 43
2.2.2.6 Các đối tượng dân tộc học 45
2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với sự phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận 45
2.4 Thực trạng của việc sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận 47
2.3.1 Di tích lịch sử - văn hóa 47
2.3.2 Lễ hội 50
2.3.3 Các làng nghề truyền thống 52
Trang 32.3.5 Sự kiện 53
Tiểu kết 55
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ ĐẦU TƯ 56
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 56
TỈNH BÌNH THUẬN 56
3.1 Định hướng khai thác và đầu tư 56
3.1.1 Đánh giá hiệu quả khai thác – sử dụng, đầu tư 56
3.1.1.1 Đánh giá hiệu quả khai thác – sử dụng 56
3.1.1.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư 59
3.1.2 Định hướng phát triển 61
3.1.2.1 Tạo dựng các sản phẩm du lịch mang tính “đặc sản” 61
3.1.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm 63
3.1.2.3 Xây dựng các quần thể du lịch độc đáo và đa dạng mang đậm sắc thái địa phương 63
3.2 Giải pháp khai thác và phát triển 64
3.2.1 Công tác bảo tồn và tôn tạo 64
3.2.2 Công tác đầu tư 65
3.2.3 Công tác tuyên truyền quảng cáo 67
3.2.5 Xây dựng nguồn nhân lực 70
Tiểu kết 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….…74
Trang 4Việt Nam là đất nước có bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm đã tạo chođất nước nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú Đây chính là cơ sởhình hành nhiều trung tâm du lịch lớn nổi tiếng trên khắp mọi miền tổ quốc như HàNội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… và Bình Thuậncũng là một trong số đó.
Hiện nay, Bình Thuận đang là điểm nóng về du lịch của cả nước với số lượng
du khách đến rất cao bởi nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú với nhữngdanh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, điểm tham quannghỉ dưỡng độc đáo không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn đối với cả dukhách nước ngoài Với những lợi ích mà du lịch mang lại về kinh tế, văn hóa và xãhội Bình Thuận đang ngày càng chú trọng vấn đề khai thác hiệu quả nguồn tàinguyên phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Bình Thuận nóiriêng Nếu “thủ đô Resort” với điểm sáng Mũi Né được khai thác hợp lý cùng vớinguồn tài nguyên nhân văn độc đáo và đa dạng thì du lịch Bình Thuận còn có thểphát triển nhanh hơn nữa
Có thể nói, Bình Thuận hội tụ tương đối đủ những lợi thế về thiên thời, địalợi, nhân hòa nên chỉ trong một thời gian ngắn nơi đây đã khẳng định vị trí trongngành du lịch không chỉ ở Việt Nam mà có tạo được thương hiệu trong lòng dukhách quốc tế với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch biển đảo, du lịchmạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
Trang 5Tuy nhiên, quá trình khai thác còn nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với nguồntài nguyên hiện có Nên việc nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn và tìm ra một
số giải pháp để khai thác phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh du
lịch đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững Đề tài “Nghiên cứu tài nguyên du
lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận” được chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ du lịch học với mong muốn góp phần tạo ra một sốsản phẩm, loại hình du lịch độc đáo, đặc thù nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch địaphương, góp phần thỏa mãn nhu cầu cho du khách thập phương trong sự đòi hỏingày càng cao của du khách
II Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài du lịch không chỉđược nhiều chuyên gia chú tâm biên khảo mà còn được không ít nhà nghiêncứu ở các lĩnh vực khác quan tâm Có rất nhiều những công trình nghiên cứucủa rất nhiều tác giả nghiên cứu về nguồn tài nguyên du lịch trên khắp cả nước
Đối với Bình Thuận, du lịch được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhautrong một số công trình như:
Đề tài “Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận” - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2004 Công trình đã nhấn mạnh vai trò của du lịch trong
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Qua đề tài này, tác giả chỉ điểmqua mà không đi sâu khai thác chức năng cũng như những đóng góp tích cựccủa tài nguyên du lịch trong sự phát triển ngành du lịch tỉnh nhà
Đề tài “Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa tỉnh Bình Thuận”, luận văn
thạc sỹ văn hóa học của Nguyễn Văn Hòa, Đại học khoa học xã hội và nhân vănthành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 Đây là công trình nghiên cứu phần nào cóliên quan đến việc khai thác một số hoạt động du lịch từ nguồn tài nguyên dulịch có liên quan để phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Bình Thuận Tuynhiên, trong đó tác giả chủ yếu đi sâu khai thác các bình diện và mối quan hệgiữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa
Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch
Trang 6Thuận” năm 2010 Với tài liệu này, hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh
Bình Thuận được sưu tầm, thống kê khá đầy đủ nhưng với giới hạn của tài liệu nàykhông phải là một đề tài nghiên cứu nên chưa có được giải pháp hợp lý để phát triểnnguồn tài nguyên này trong sự phát triển du lịch của địa phương
Ngoài ra, trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịchcủa tỉnh nhà, các cấp lãnh đạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo như:
Đề án “Xây dựng và tổ chức city tour trên địa bàn thành phố Phan Thiết (giai đoạn 2010-2015)” của UBND tỉnh Bình Thuận, năm 2010, đã lập kế hoạch xây dựng một số chương trình du lịch city tour trên địa bàn thành phố
Phan Thiết trong đó có những chương trình khai thác một số tài nguyên nhânvăn phục vụ cho du khách
Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 03/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh(khóa XII) về phát triển du lịch đến năm 2015 Thông qua nghị quyết các cơ quanban ngành ở Bình Thuận đã lập kế hoạch nhằm định hướng phát triển du lịch trongtương lai, xây dựng đồ án quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư du lịch tạo mọiđiều kiện thuận lợi để thu hút các dự án mới, ưu tiên đầu tư phát triển những tổ hợp
du lịch, cảnh quan, khu vui chơi giải trí có quy mô lớn với chất lượng cao, đã dựngnên bức tranh hoàn hảo cho ngành du lịch địa phương
Bên cạnh đó, trong một số hội thảo về phát triển du lịch của địa phương
đã có nhiều tham luận đề cập đến đề tài này Đáng chú ý là bài phát biểu củaGiám đốc Sở văn hóa – thể thao và du lịch Bình thuận nhân ngày 27/9 đã đềcập đến vấn đề tổ chức những hoạt động, sự kiện, lễ hội văn hóa nhằm gópphần thúc đẩy du lịch phát triển tại Bình Thuận
Ngoài ra, trong một số tạp chí như tạp chí du lịch, các báo, đài truyềnhình trung ương và địa phương, mạng internet… cũng có giới thiêu nhiều bàiviết của các nhà nghiên cứu không chuyên, các nhà báo, các du khách về hoạtđộng du lịch văn hóa ở Bình Thuận Tuy nhiên, các tác giả chưa nhìn nó ở góc
độ sâu sắc của du lịch học
Nhìn chung các công trình nêu trên, đã trình bày một cách khái quát và
có hệ thống về du lịch Bình Thuận nói chung và nguồn tài nguyên du lịch BìnhThuận nói riêng nhưng chưa có công trình chuyên nghiên cứu về nguồn tài
Trang 7nguyên du lịch nhân văn của Bình Thuận để khai thác phục vụ du lịch ở góc độ
du lịch học Nhưng đó là tất cả nguồn tư liệu quan trọng giúp đề tài đượcnghiên cứu một cách tổng quát các tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh và đề racác giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của nó góp phần phát triển du lịchcủa tỉnh nhà
III Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về số lượng và chất lượngnguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Trong đó, đi sâu vào nghiên cứu thựctrạng khai thác và bảo tồn các tài nguyên nhân văn để phục vụ cho sự phát triển dulịch Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tàinguyên phục vụ phát triển du lịch Bình Thuận
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài như du lịch, tài nguyên dulịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
- Vai trò củ du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận
- Làm rõ thực trạng của việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên nhân vănvật thể và phi vật thể tại Bình Thuận
- Định hướng các giải pháp để bảo tồn và phát triển các tài nguyên nhân vănphục vụ cho du lịch
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu tài nguyên dulịch nhân văn đã, đang khai thác Trong đó, có một số tài nguyên có giá trị còn ởdạng tiềm năng mà trọng tâm là tài nguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân vănphi vật thể đã khai thác phục vụ cho việc phát triển du lịch ở Bình Thuận từ 1995đến nay
Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm
vi lãnh thổ tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 đến thời điểm hiện tại
V Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn này, các lý thuyết về du lịch và tài nguyên du lịch trong bộLuật du lịch Việt Nam sẽ được sử dụng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu Bên
Trang 8cạnh đó, còn sử dụng các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương về chiến lượcphát triển du lịch tầm nhìn 2010 đến năm 2030.
Trong quá trình thực hiện để hoàn thành bài luận văn, sử dụng những phươngpháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp
Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưutrữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, cáctài liệu khác có liên quan
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, tổng hợp
và phân tích liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ
sở cho mục đích nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp phân tích hệ thống
Sử dụng phương pháp hệ thống để phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch củatỉnh trong mối liên hệ với với các điều kiện về dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội Đặtviệc khai thác tài nguyên phát triển du lịch trong mối liên hệ với các yếu tố khác:chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch; phương hướng phát triển dulịch, kinh tế của tỉnh Bình Thuận
- Phương pháp khảo sát thực địa
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của dukhách đến Bình Thuận kể cả du khách trong nước và du khách quốc tế về nguồn tàinguyên du lịch nhân văn Bên cạnh đó, đề tài còn phỏng vấn chuyên sâu để lấy ýkiến của du khách và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và văn hóa nhằm giúp tìm ranhững giải pháp hợp lý để phát triển loại hình du lịch văn hóa tại địa phương
VI Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Qua việc nghiên cứu và đối chiếu với thực tiễn của hoạt động du lịch, luậnvăn làm rõ vai trò, chức năng, vị trí của tài nguyên nhân văn trong sự phát triển dulịch ở Bình Thuận nói riêng và du lịch nước nhà nói chung
Việc nghiên cứu tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch, luận văn đã tổng hợpmột cách có hệ thống những tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Thuận nên sẽđóng góp thêm một số nội dung về điểm tham quan theo hướng từ Bắc đến Namchiều dài của tỉnh
Trang 9Thông qua đề tài, luận văn đã đưa ra một số những sản phẩm du lịch nhằmnâng cao tính đa dạng bổ sung vào trong hệ thống sản phẩm du lịch Bình Thuậnhiện nay.
Ngoài những đóng góp trên, luận văn còn góp phần quảng bá thương hiệu dulịch Bình Thuận trong sự định hướng tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy các giátrị của tài nguyên trong quá trình phát triển du lịch của địa phương trong thời giantới
VII Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luậnvăn gồm ba chương như sau:
Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH BÌNHTHUẬN
Đưa ra các khái niệm về du lịch, tài nguyên, tài nguyên du lịch nhân văn…Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận và vai trò của nguồn tài nguyên trong sựphát triển du lịch Bình Thuận gần 20 năm qua
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DULỊCH NHÂN VĂN TỈNH BÌNH THUẬN
Giới thiệu, tổng hợp nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn; đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch nhân văntỉnh Bình Thuận trong thời gian qua
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ ĐẦU TƯTÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNHTHUẬN
Đánh giá hiệu quả khai thác, đầu tư, bảo tồn và đề xuất các các giải phápkhai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
Trang 10NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔNG QUAN LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH BÌNH THUẬN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Du lịch
Du lịch hiện nay đang phát triển ở nhiều quốc gia Để hiểu sâu sắc hơn vềhoạt động này, các nhà nghiên cứu du lịch đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau vềthuật ngữ này
Theo ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ Du lịch được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng Trong tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
là một cuộc dạo chơi; “Touriste” là người đi dạo chơi Theo Robert Langquar, vào khoảng năm 1800, “Tourism” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh, được quốc tế
hóa và sử dụng cho đến ngày nay [42, tr.16]
Vào năm 1963, Hội nghị LHQ về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” [42, tr.17]
Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc gọi Du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi
để nâng cao nhận thức Dựa trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của hoạt động du lịch đã đưa ra định nghĩa “Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các mối quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thõa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”.[1151, tr.13551]
Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 06/1991 lại có
một định nghĩa “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Định nghĩa này thể hiện rõ quan điểm, du lịch là một hoạt động không mang mục
Trang 11đích lợi nhuận của con người Tuy nhiên, định nghĩa chưa thể hiện sự bao quátnhững nội hàm của hoạt động du lịch
Ở một góc độ khác, tổ chức du lịch thế giới (UWTO) đã mở rộng khái niệm
du lịch như sau: "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm" Với khái niệm này, nội hàm của hoạt động du
lịch tuy có đề cập khá chi tiết nhưng vấn đề thời gian du lịch chưa phù hợp vớinhiều đối tượng khác nhau
Bên cạnh đó, Tổ chức Du lịch Thế giới đã định nghĩa, du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư 1
Trong tiếng Việt, thuật ngữ Du lịch là từ Hán - Việt “Du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải Nhiều tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau
Từ điển tiếng Việt thông dụng đã định nghĩa “du lịch là đi đến nơi xa lạ để giải trí và hiểu thêm về đất nước, con người và cuộc sống” [1822, tr 333] Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở ” [ 526, tr.264]
Trong Từ điển bách khoa toàn thư mở, du lịch là đi du lịch để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có thể lưu trú qua đêm và có sự trở về 2
Trên cơ sở đó, có thể hiểu du lịch là hoạt động của con người về sự di chuyển và lưu trú ngoài nơi cư trú nhằm mục đích tham quan nghỉ dưỡng và nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.
Về cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng đa phần các khái niệm đều hàmchứa nét nghĩa, du lịch là một hoạt động gắn liền với đi chơi, giải trí nhằm phục hồinâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong một thời gian nhấtđịnh Tuy nhiên, mục đích các chuyến đi du lịch không chỉ dừng lại ở việc nghỉngơi, giải trí mà còn nhằm thoả mãn nhu cầu về tinh thần
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại khoản 1, điều 4 đã nêu định nghĩa “Du
Trang 12lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
Định nghĩa này gắn với thực tiễn hoạt động du lịch của du khách Việt Nam Mặtkhác, định nghĩa này thể hiện được hướng nghiên cứu của luận văn nên đề tài chọnđịnh nghĩa để làm định hướng nghiên cứu.[21, tr.8]
1.1.2 Tài nguyên du lịch
Thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên và các đối tượng vănhóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội
và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang và tài nguyên chưa được khai thác Đây được xem như là tiền đề để phát triển du lịch, nguồn tài nguyêncàng phong phú, độc đáo, đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng hấp dẫn đối với
du khách bấy nhiêu và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Việc xác định nguồn tài nguyên du lịch là một phần đóng góp quan trọngtrong việc xây dựng những sản phẩm du lịch mà tiêu biểu là nhưng điểm tham quanphục vụ cho du khách và là cơ sở tạo nên những chương trình du lịch độc đáo mangđậm những sắc thái riêng ở mỗi vùng, miền
Xét ở góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, Luật Du Lịch Việt Nam (năm 20066)
đã định nghĩa “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” Như vậy, tài
nguyên du lịch được chia thành tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tựnhiên
1.2 Các loại tài nguyên du lịch
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khíhậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên,… được sử dụng phục vụ mụcđích du lịch
1.2.1.1 Địa hình
Trang 13Trong du lịch, từ đồng bằng cho đến trung du, miền núi, địa hình càng đadạng, độc đáo thì càng có sức hấp dẫn du khách.
Nói đến đồng bằng, chủ yếu là địa hình sông nước Tuy đối với một sốngười, nó ít có sức hấp dẫn vì tính đơn điệu, nhưng số khác đã xem đây là nhữngđiểm đến khá thú vị Vì thế, ở một số quốc gia, du lịch sông nước khá thịnh hành.Đến đây, họ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng trong mộtkhông gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui như câu cá, chèo thuyền,tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước Hoặc có khi du khách đượcngắm thành phố mình ưa thích khi đang lướt trên sóng nước
Đối với vùng đồi núi, nơi có nhiều sông suối, thác nước, hang động, rừngcây, có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng có thể phát triển nhiều loạihình du lịch như du lịch thể thao (leo núi, vượt thác), du lịch sinh thái, du lịch nghỉdưỡng … Đặc biệt, miền núi là địa bàn sinh sống của đa số đồng bào các dân tộc ítngười, với sự đa dạng văn hóa cũng là yếu tố để thu hút du khách đến tham quan,khám phá về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cộng đồng,…
Ở nước ta, một số kiểu địa hình có cảnh quan thu hút du khách như kiểu địahình karst gắn với một số địa danh nổi tiếng như động Phong Nha, động ThiênĐường (Bố Trạch – Quảng Bình), động Tiên Cung, hang Đầu Gỗ (Hạ Long), TamCốc – Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)…
1.2.1.2 Biển
Biển không chỉ là cầu nối để phát triển thương mại và giao thương quốc tế.Ngày nay, biển còn có vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên du lịch phong phú vềtiềm năng Biển là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn bởi sự hấp dẫncủa những bãi biển đẹp, nước biển sạch, không khí trong lành Biển thích hợp vớinhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch thể thao, du lịch
ẩm thực, du lịch khám phá các loại hình văn hóa biển
Việt Nam với 3.200km đường bờ biển, nhiều bãi tắm đẹp, trải dài từ Bắc đếnNam như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu Mỗi địa phương, dukhách sẽ được tận hưởng những loại hình du lịch độc đáo mang nét văn hóa bản địa
Trang 14Chẳng hạn, khi đến với biển Mũi Né (Bình Thuận), du khách không chỉ tắmbiển, nghĩ dưỡng mà họ còn được thưởng thức nhiều hương vị ẩm thực đặc sản Ởđây, với sự ưu đãi của thiên nhiên về địa hình, khí hậu, độ nắng và gió, thích hợpvới loại hình du lịch thể thao như lướt ván buồm, lướt ván diều,…
Biển được xem như một mỏ vàng của ngành du lịch Nhiều quốc gia trên thếgiới đã khai thác biển rất tốt để phát triển du lịch, trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với
du khách
1.2.1.3 Thế giới động thực vật
Hệ sinh thái động thực vật được xem là một tiềm năng du lịch đã và đangđược khai thác để phát triển du lịch ở nhiều quốc gia Mỗi hệ sinh thái có những đặctrưng riêng, chứa nhiều sinh cảnh, nhiều tiểu vùng khí hậu, nhiều tiểu vùng thủyvăn khác nhau Vì thế, các khu bảo tồn thiên nhiên được xem là những bảo tàngrộng lớn, những kỳ quan của tạo hóa, nơi lưu giữ nhiều thảm động, thực vật phongphú
Xu hướng du lịch hiện nay của con người là tìm đến những khu vườn quốcgia, khu du lịch sinh thái để được tiếp cận thế giới động thực vật sống động, đểchiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và để tận hưởng không khí trong lành
Ở Việt Nam, một số vườn quốc gia với những loại động thực vật đặc hữuđược khai thác để phục vụ phát triển du lịch như Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì(Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (ĐắcLắc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái ĐầmDơi (Cà Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp)
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng cho conngười Con người mong muốn cải tạo và biến nguồn tài nguyên này trở nên có giátrị hơn đối vối đời sống cộng đồng Ngoài việc khai thác, con người phải quan tâmđến việc bảo tồn, tôn tạo để giảm áp lực đối với thiên nhiên, phát huy những giá trị
Trang 15Ở nước ta, một số bảo tàng tiêu biểu được khai thác phục vụ cho du lịch nhưBảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàngvăn hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học … du khách có thể tìm ở đây những
tư liệu quý giá mang tính bao quát nhất về một đối tượng nào đó
1.3.2.2 Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật mang tính hấp dẫn cao, bao gồm nhiều dạng nhưđình, đền, chùa, miếu, tượng đài,… Điểm nhấn của loại di tích này thể hiện ở sựtinh tế trong đường nét chạm trổ, sự phối kết của nguyên vật liệu và sự thiết kế, bàitrí Mỗi cộng đồng có quan niệm về thẩm mỹ riêng biệt, do đó mỗi dí tích kiến trúcnghệ thuật là một công trình thể hiện sự tích lũy kinh nghiệm và sáng tạo của nhândân Sự độc đáo của loại di tích này đã được nhiều địa phương chọn làm biểu tượng,biểu trưng cho văn hóa địa phương như chùa Một cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ
Trang 161.3.2.3 Lễ hội
Lễ hội dân gian, truyền thống không chỉ là tấm gương phản chiếu nền vănhoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dântộc ấy
Theo GS.Phan Đăng Nhật: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ
vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch
sử quan trọng của dân tộc Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”
Khai thác lễ hội để phục vụ du lịch là chiến lược phát triển của nhiều địaphương, thể hiện trong sự nâng cấp và đầu tư từ nội dung chương trình cho đến cácđiều kiện phục vụ hoạt động lễ hội Lễ hội trong hoạt động du lịch vừa đề cao “tínhthiêng” nhưng cũng đồng thời thỏa mãn nhu cầu về tâm linh của con người
Ngoài lễ hội truyền thống, lễ hội ngày nay được mở rộng về hình thức và qui
mô tổ chức mà chúng ta thường gọi chung là lễ hội đương đại, được tồn tại dướidạng festival, các sự kiện (event), các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch gắn vớinhiều nội dung phong phú, mang tính quốc tế
1.3.2.4 Ẩm thực
Ẩm thực là một thành tố quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quêhương Nó lưu giữ và thể hiện những triết lý sâu sắc về văn hóa và tính cách conngười của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia Vì thế, mỗi nơi có một quan niệm khácnhau về văn hóa ẩm thực
Theo quan niệm của Nguyễn Tuân - một tác giả đã từng đưa hương vị Phở của Hà Nội đến với bạn bè thế giới, “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.”
Ẩm thực là cầu nối du khách với cư dân bản địa Qua thưởng thức ẩm thực,
du khách có dịp hiểu biết hơn về cách ăn, cách chế biến cũng như tấm lòng của
Trang 17người dân địa phương chứa đựng trong mỗi món ăn mang những nét riêng và đượcnâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.
Ở Việt Nam, từ món ăn dân dã cho đến món ăn cầu kỳ, sang trọng đều mang
ý nghĩa truyến thống và gắn với điều kiện sinh sống của cư dân mỗi vùng miền
Nhiều địa chỉ ẩm thực hấp dẫn du khách như chả cá Lã Vọng (Hà Nội); cơm vua ở
cố đô Huế; Bê thui Cầu Mống (Quảng Nam); Cá lóc nướng trui (Đồng Tháp),… đặc biệt, món phở Việt Nam có sức lan tỏa rộng và có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Qua đó cho thấy, ẩm thực được xem như một phương tiện quan trọng gópphần thu hút khách du lịch
1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch là nguồn lợi quan trọng, là điều kiện để tạo thành sảnphẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương Việc khai thác tài nguyên để phục vụ dulịch đòi hỏi địa phương phải nắm bắt được những yếu tố nổi bật, có khả năng khubiệt sản phẩm du lịch của điểm này với điểm khác, vùng này với vùng khác
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động và sựphát triển du lịch của một địa phương Sức hấp dẫn của điểm du lịch tùy thuộc vào
sự phong phú và đặc sắc của nguồn tài nguyên du lịch Thực tế cho thấy, sự độc đáocủa điểm du lịch đã thôi thúc và tác động mạnh mẽ đến sự ham thích, niềm đam mêcũng như sự mong muốn được hiểu biết, nhận thức hoặc khám phá của con người
Mặt khác, tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch Vớinguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú
sẽ là lợi thế rất quan trọng để địa phương khai thác, phát triển các loại hình du lịch.Ngành du lịch cần chuyên môn hóa việc khai thác nguồn lợi từ tài nguyên du lịch đểphục vụ du khách Việc đòi hỏi đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của du khách đãcho thấy, sự đa dạng trong loại hình du lịch là cần thiết nhưng phải thể hiện đượctính giá trị của mỗi loại đặc sản, tạo sự cạnh tranh trong hoạt động du lịch Như thế,chất lượng phục vụ sẽ được nâng cao, tạo sự thu hút mạnh mẽ đối với du khách
Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt Trong đó, tài nguyên dulịch là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm du lịch Mỗi địa phương, khitiến hành quy hoạch, xây dựng chiến lược, thiết lập các chính sách để phát triển du
Trang 18lịch cần phải điều tra, đánh giá xác thực nguồn tài nguyên du lịch, cũng như giá trịtiêu biểu của từng loại tài nguyên du lịch.
Trang 191.4 Khái quát về tỉnh Bình Thuận
Theo địa chí Bình Thuận, đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Namngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thànhmất dần đất đai Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (saugọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành Năm 1692,chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là trấn Thuận Thành Năm
1697, đặt phủ Bình Thuận gồm huyện An Phước và Hòa Đa Sau cải làm BìnhThuận dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài
Đời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuậnphủ Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyệnTuy Phong và Tuy Định Năm 1832, Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao choquan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa
Năm 1883 ký hiệp ước Harmand cắt Bình Thuận nhập vào thuộc địa Nam kỳcủa Pháp, sau 1884 trả tỉnh Bình Thuận về Trung kỳ Năm 1888, Đồng Khánhchuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy
Lý và lấy huyện Tánh Linh của tỉnh Đồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận.Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận
Trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn sát nhập phía Nam tỉnh Bình Thuậnvới phía Bắc tỉnh Phước Tuy lập ra tỉnh Bình Tuy Tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ có 7quận gồm Hải Ninh, Hải Long, Hàm Thuận, Hoà Đa, Phan Lý Chàm, Tuy Phong,Thiện Giáo với 58 xã, 191 ấp, dân số 225.523 người Bắc giáp tỉnh Tuyên Đức,Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Đông Nam giáp biển Đông, Tây Bắc giáp tỉnhLâm Đồng, Tây giáp tỉnh Bình Tuy Tỉnh lỵ là thị xã Phan Thiết Đầu năm 1976,tỉnh Bình Thuận nhập với tỉnh Bình Tuy và tỉnh Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải,tỉnh lỵ vẫn là Phan Thiết Cuối năm 1991, Bình Thuận lại tách ra thành tỉnh BìnhThuận và Ninh Thuận hoạt động độc lập cho đến hiện nay
1.4.1 Môi trường tự nhiên
1.4.1.1 Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnhLâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu và phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông Tuy là tỉnh duyên hải miền
Trang 20Trung nhưng Bình Thuận nằm ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ và chịu ảnh hưởng củađịa bàn kinh tế trọng điểm phía nam
Diện tích tự nhiên của Bình Thuận là 7.992 km2, số dân 1.244.914 (2012) vớitrung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết và 8 huyện, thị bao gồm Hàm ThuậnNam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong, Bắc Bình,huyện đảo Phú Quý và thị xã La Gi
1.4.1.2 Địa hình Bình Thuận đa dạng, chủ yếu là núi thấp, gò đồi, đồngbằng, đồi cát và cồn cát ven biển Dường như thiên nhiên đã ưu ái ban cho địa hình
ở đây nhiều sự độc đáo, chẳng hạn những đồi cát trải dài trắng xóa với nhiều hìnhdạng khác nhau, thường được thay đổi theo hướng gió, trở thành đề tài hấp dẫn chonghệ thuật và du lịch
Thêm vào đó, nhiều vùng đất có trữ lượng lớn về mạch nước khoáng vàmạch nước nóng như nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), nước nóng chân núi TàKóu (Hàm Thuận Nam) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái
và nghĩ dưỡng, chữa bệnh…Ngoài ra, đảo và núi của Bình Thuận cũng đầy sứcquyến rũ bởi nhiều cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ như đảo Phú Quý, núi Tà Koú
và nhiều danh thắng khác
Ngoài các tiềm năng trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển.Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng,vịnh và bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trường hoang dã và trong sạch Nhiều cảnhquan đã trở nên rất đỗi quen thuộc với du khách trong và ngoài nước như bãi biểnĐồi Dương - Thương Chánh, Rạng, Động Cát bay, Hòn Rơm (Mũi Né ), Suối Tiên(Hàm Tiến ), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá Ông Địa, Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết),Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam), Ngoài ra, sự hoang sơ của các hồthiên nhiên và hồ nhân tạo cùng với phong cảnh núi rừng như hồ Biển Lạc (rộng
280 ha), hồ Bàu Trắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận - Đa Mi, núi Ông (cao 1.302 m),Thác Bà, Thác Reo ở Đức Linh - Tánh Linh cũng là những địa chỉ hấp dẫn
1.4.1.3 Bình Thuận được xem là một trong những vùng khô hạn của cảnước, nhiều gió, nhiều nắng và không có mùa đông Nhiệt độ trung bình của toàntỉnh 26,50C – 27,50C; lượng mưa thấp, trung bình 800 - 1600 mm/năm, tập trung từ
Trang 21tháng 6 đến tháng 9 – 10 trong năm Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới giómùa, nắng ấm, không khí trong lành, mát mẻ.
Với điều kiện tự nhiên như trên, Bình Thuận thường được du khách gọi là
nơi có biển xanh - cát trắng – nắng vàng, phù hợp việc tổ chức các hoạt động du
1.4.2 Môi trường xã hội
1.4.2.1 Bình Thuận là địa phương có hơn 30 dân tộc anh em chung sống,trong đó 06 dân tộc chiếm số dân đông nhất là Kinh, Chăm, Hoa, Raglai, Cơ Ho vàTày Sự cộng cư của các dân tộc anh em đã làm cho Bình Thuận trở thành nơi cónền văn hóa đa sắc và giàu truyền thống
Qua một số dấu tích về kiến trúc, phong tục tập quán, của người Chăm đãcho thấy, họ vốn là những cư dân bản địa, có đời sống văn hóa truyền thống lâu đờirất độc đáo Từ thế kỷ XVIII, nhiều luồng di cư của cư dân từ miền Trung, miềnBắc vào, từ Trung Quốc sang đã làm cho Bình Thuận trở thành nơi cộng cư và cộngcảm của nhiều dân tộc Sự đan xen văn hóa Chăm – Việt – Hoa (là chủ yếu) đã làmcho Bình Thuận trở thành nơi lưu giữ nguồn tài nguyên nhân văn rất phong phú
Mặt khác, Bình Thuận là vùng đất có truyền thống cách mạng kiên cường.Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quân và dân tỉnh Bình Thuận đã viết nên những trang sử hào hùng, vớinhững địa danh và chiến công vang dội Đó là “Chiến khu Lê” bất khuất bên nhữngcồn cát và dưới những cánh rừng ô rô, là “Tam giác kiên cường”, là chiến thắngHoài Đức - Bắc Ruộng Nhiều anh hùng dân tộc đã lớn lên từ đây hoặc chọn vùng
Trang 22đất này để nuôi dưỡng chí khí tiêu biểu như Nguyễn Tất Thành với trường DụcThanh – Phan Thiết và rất nhiều anh hùng đã được vinh danh.
1.4.2.2 Bình Thuận có hệ thống giao thông khá thuận lợi, là trục giao thôngtrọng yếu Bắc – Nam với các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy
Quốc lộ 1A có chiều dài đi qua tỉnh là 178 km và quốc lộ 55 nối Bình Thuậnvới Bà Rịa - Vũng Tàu, quốc lộ 28 nối thành phố Phan Thiết với Lâm Đồng Đặcbiệt tuyến đường sắt Bắc – Nam đã tạo cho Bình Thuận có vai trò quan trọng trongmối giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội Bắc Nam
Từ sau sự kiện Nhật thực toàn phần 24.10.1995 mà điểm chiêm ngưỡng hấpdẫn là thành phố Phan Thiết, đã tạo điều kiện cho Bình Thuận nhanh chóng pháttriển Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triểnkinh tế, lãnh đạo địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông côngchánh như đường xá, nhà ga, bến cảng,…
Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tếquan trọng khác được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tưnâng cấp, mở rộng và kéo dài Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết –Nha Trang đã khởi công xây dựng tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và
đi lại của con người dễ dàng và đây cũng chính là động lực thúc đẩy du lịch pháttriển hơn nữa trong tương lai
Ngoài tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận tỉnh với chiều dài 190 km,
Địa phương cũng đã xúc tiến xây dựng ga Phan Thiết để phục vụ nhân dân mà đặcbiệt là khách du lịch
Là một tỉnh có vùng biển rộng, bờ biển dài, có hải đảo và nằm cạnh đườnghàng hải quốc tế, Bình Thuận cũng đã xây dựng một số cảng biển như cảng PhúQuý tiếp nhận được tàu 10.000 tấn ra vào, cảng Phan Thiết đang được xây dựng đểtiếp nhận tàu 2.000 tấn
Hiện nay, lãnh đạo địa phương đang có đề án xây dựng sân bay Phan Thiết
Đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Bình Thuận
1.4.2.3 Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân trong tỉnh cũng như của
du khách, việc đầu tư, mở rộng các trung tâm thương mại, chợ,… đang được địaphương quy hoạch và triển khai Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương cho tiến hành xây
Trang 23dựng những khu chợ nhỏ để mua bán các loại hải sản tươi sống phục vụ khách dulịch nhằm hạn chế tình trạng mua bán tràn lan làm mất mỹ quan đô thị, mặt khácbảo đảm sự an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách.
Nhìn chung, Bình Thuận là tỉnh được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyênquí giá Lãnh đạo và nhân dân Bình Thuận đã rất trân trọng và luôn có ý thức trongviệc khai thác và bảo vệ các nguồn lợi đó để phục vụ công cuộc phát triển tỉnh nhà
1.5 Vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bình Thuận
Tuy chỉ gần 20 năm hình thành và phát triển nhưng du lịch Bình Thuận đã vàđang từng bước khẳng định vị trí của ngành trong hoạt động kinh tế - xã hội của địaphương Du lịch đang thể hiện là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế vàđóng góp đáng kể vào sự phát triển của Bình Thuận (Bảng 2)
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch tăng bình quân hàng năm tăng từ 32 35%/năm Trong đó, tỷ lệ GDP của ngành du lịch chiếm trong GDP của tỉnh có xuthế chuyển biến tăng khá nhanh, đến nay GDP của ngành du lịch đóng góp rất lớnvào tổng doanh thu cho cả tỉnh và cũng là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợkhác phát triển mạnh mẽ (Bảng 3)
Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịchcủa tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôikéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việclàm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phậndân cư
Sự phát triển của ngành du lịch góp phần mở rộng quan hệ kinh tế - đốingoại của Bình Thuận với các địa phương trong nước và một số nước trên thế giới.Ngoài sự đầu tư vào du lịch, trong những năm qua, Bình Thuận còn thu hút nhiều
dự án đầu tư khác từ nước ngoài như Thụy Sỹ, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Nhật,Canada… trên một số lĩnh vực như xây dựng, y tế, tài chính, công nghiệp chế biến,thương mại và dịch vụ
Trang 24Tiểu kết
Tài nguyên du lịch là nhân tố quyết định chủ yếu trong quá trình phát triển du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Hai loại tài nguyên này có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau Nếu tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ việc thư giãn, nghĩ dưỡng thì tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị về mặt nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con người, làm phong phú thêm thế giới tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con người Khai thác thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch và du lịch phát triển sẽ củng cố phát triển thêm các giá trị về mặt văn hóa Nhờ mang tính văn hóa nên đã khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo, nhân văn, được coi là nguồn tài nguyên đặc biệt hấp dẫn thu hút phát triển du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách.
Ngày nay, khi đến với Bình Thuận bên cạnh việc thưởng thức nguồn tài nguyên thiên nhiên là biển thì các giá trị văn hóa của nguồn tài nguyên nhân văn lại thu hút nhiều du khách đến để tham quan nghiên cứu học tập hơn cả Và đây cũng là một lợi thế cần được khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng mạnh mẽ của con người.
Trang 25Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BÌNH THUẬN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận vốn là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Nguồn tàinguyên du lịch ở đây rất đa dạng, không chỉ tập trung ở tài nguyên du lịch thiênnhiên với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hoang sơ mà còn giàu
có về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên nàychưa được địa phương quan tâm khai thác để phục vụ du lịch
Khi hiện tượng nhật thực toàn phần xuất hiện tại Việt Nam vào ngày24.10.1995 mà điểm chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này rõ nhất là Mũi Né (PhanThiết) và núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) của tỉnh Bình Thuận Hàng vạnngười gồm những nhà khoa học, những người yêu thích địa lý cùng du khách trong
và ngoài nước đã tựu trung về hai địa điểm trên để thưởng thức
Từ sau hiện tượng nhật thực 1995, địa danh Bình Thuận được nhắc đến nhiềuhơn và hàng loạt các điểm đến lý tưởng của Bình Thuận như Mũi Né, Hòn Rơm,Mũi Kê gà, núi Tà Koú,… bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam Ngành dulịch Bình Thuận bắt đầu đâm chồi nẩy lộc, chính quyền địa phương ngày càng quantâm và có những hoạch định chiến lược phát triển Qua gần 20 năm hình thành vàphát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
Từ năm 1995 đến năm 2000 là giai đoạn khởi sắc của ngành du lịch BìnhThuận Tuy chỉ mới định hình về mô hình hoạt động nhưng các cơ quan chức năngcủa địa phương đã không ngừng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đếnkhai thác tiềm năng du lịch tỉnh nhà
Từ năm 2000 đến năm 2005, đây là giai đoạn ngành du lịch Bình Thuận chú
ý hoàn thiện về điều kiện hoạt động Bước đầu ngành đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạtầng phục vụ du lịch Cơ sở lưu trú được xây dựng theo tiêu chuẩn để đón kháchtrong nước và nước ngoài Toàn tỉnh có 110 cơ sở lưu trú với khoảng 3.431 phòng,trong đó 2/3 đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế Lượng khách du lịch đến ngày càngtăng từ 513.000 lượt (2000) đến 1.250.936 lượt (2005)3 theo đó doanh thu từ du lịchcũng tăng lên đáng kể, từ 178 tỷ đồng tăng lên 611.32 tỷ đồng
Trang 26Giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoạn ngành du lịch địa phương chú ý xây dựngnhững chiến lược hoạt động lâu dài
Bắt đầu bằng Lễ hội du lịch Bình Thuận - Hội tụ Xanh năm 2005 - kỷ niệm
10 năm hình thành và phát triển du lịch tỉnh nhà - sự kiện lớn này đã tiếp sức, quảng
bá tích cực hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận Từ sau lễ hội, hàng loạt chươngtrình hành động cụ thể được ra đời
Về hoạt động văn hóa, nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật và thể thaomang sắc thái địa phương được đầu tư cả về chất lượng lẫn hình thức nghệ thuật.Các chương trình ca nhạc dân tộc mang âm sắc địa phương được khuyến khích khaithác Các hoạt động thể thao trên biển hoặc thể thao địa hình tổ chức vào các dịp lễtết, thu hút đông đảo vận động viên trong ngoài nước tham gia như chạy vượt đồicát, leo núi, đua thuyền, lướt ván diều, lướt ván buồm,…
Lãnh đạo của địa phương cũng rất chú trọng đến việc khai thác, quảng bá vàđưa hình ảnh văn hóa và con người Bình Thuận đến với du khách Những nét vănhóa đặc sắc của địa phương được khai thác mạnh mẽ như đầu tư, tôn tạo các di tíchlịch sử - văn hóa, xây dựng Bảo tàng văn hóa Chăm,… Đặc biệt, việc chọn lọc 06 lễhội trong hơn 150 lễ hội của địa phương để giới thiệu đến du khách là một chủtrương mới mẻ Các lễ hội này biểu trưng cho văn hóa đa sắc màu của cộng đồngcác dân tộc anh em ở Bình Thuận, vì thế đã rất hấp dẫn du khách trong và ngoàinước
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã có bước tăng trưởng khá toàn diện Tronggiai đoạn này, toàn tỉnh có 137 cở sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số5.712 phòng Trong đó, 82 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 3.843 phòng nếu so vớigiai đoạn từ năm 2000 – 2005 thì con số này tăng gấp nhiều lần cả về số lượng lẫnchất lượng Bên cạnh các cơ sở lưu trú, nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn Âu, Á,đặc sản địa phương…ngày càng nhiều, đầy đủ tiện nghi, sang trọng Sản phẩn dulịch ngày càng đa dạng và có chất lượng với các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch
vụ Spa đạt tiêu chuẩn, dịch vụ vũ trường, các hoạt động thể thao trên biển như lướtván buồm, lướt ván diều…phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách
Về hoạt động nâng cấp và tăng cường cơ sở hạ tầng như: đường xá, điện,nước, thông tin liên lạc cũng đã được Tỉnh quan tâm đầu tư tập trung ở các khu du
Trang 27lịch đã và đang quy hoạch Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môitrường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện
Cũng từ Lễ hội du lịch Bình Thuận – Hội tụ xanh 2005, Bình Thuận trở
thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách Trong thời điểm này, lượng du kháchđến với mảnh đất đầy nắng và đầy gió ngày càng tăng từ 1.200.000 - 2.200.000 lượt(tỷ lệ tăng từ 13%-15%/ năm) tương ứng với lượt khách đến doanh thu từ du lịchcũng tăng từ 600 - 1.890 tỷ đồng (tỷ lệ tăng từ 32%-35%/ năm), trong đó, lượtkhách quốc tế cũng đã tăng lên đáng kể từ 130.000 đến 220.000 lượt Đây là mộtcon số đáng mừng cho ngành du lịch Bình Thuận trong gần 10 năm chính thức bắtđầu hoạt động
Từ sau năm 2010, du lịch Bình Thuận càng cố gắng xây dựng thương hiệu vàtạo sự bền vững trong ngành du lịch Việt Nam Với nhiều thế mạnh về nguồn tàinguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, ngành du lịch BìnhThuận đã tạo được nhiều điểm nhấn
“Thủ đô resort” là tên gọi khá quen thuộc của nhiều du khách Đó là cách gọi
thân thương mà chính những du khách đã đến đây trao tặng cho du lịch Bình Thuận
Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng rất đáng kể, đáp ứng được nhu cầu lưu trúcủa du khách trong những đợt cao điểm như hè, lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần,… Năm
2012, toàn tỉnh có 210 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 8.583phòng, so với cuối năm 2011 tăng 1.042 phòng, trong đó có 145 cơ sở lưu trú và5.775 phòng được xếp hạng từ 1 - 5 sao.4
Đến thời điểm năm 2012, Bình Thuận đã có 411 dự án du lịch được chấpthuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 54.719 tỷ đồng, trong đó có 150 dự án
đã đi vào hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Bình Thuận khá cao và ổn định Năm
2011, lượng khách đến tham quan nghỉ dưỡng là 2.800.000 lượt khách (năm 2000 là513.000 lượt khách), tăng bình quân 16,7%/ năm, trong đó khách quốc tế 260.000lượt khách (năm 2000 là 53.000 lượt khách), chiếm 9,3% Năm 2012, số lượt dukhách du lịch đạt khoảng 3.140.000 lượt khách, tăng 12% so với năm 2011, trong
đó khách du lịch quốc tế (đến từ 80 quốc gia trên thế giới) đạt 340.000 lượt khách,
Trang 28tăng 13,3% Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 4.350 tỷ đồng, tăng 126,8% sovới năm 2011 Thời gian lưu trú của khách ngày càng dài hơn, tỷ lệ du khách quaytrở lại cao hơn.
Bên cạnh đó, ngành du lịch địa phương cũng rất quan tâm đến các hoạt độngvui chơi, giải trí, thể dục thể thao Nhiều sự kiện thể thao mang tính quốc tế được tổ
chức như Lễ hội thuyền buồm quốc tế năm 2011 và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2012
là những sự kiện lớn thu hút hàng vạn du khách
Gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã tạo đượcchỗ đứng trong làng du lịch Việt Nam Nhằm để xây dựng thương hiệu, nâng caohình ảnh điểm đến, Bình Thuận đã nỗ lực quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhauvới nhiều hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch tại địa phương, triển khai nhiềuhoạt động phong phú và ấn tượng Với những nỗ lực đó, du lịch Bình Thuận đã đạtđược những kết quả đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã đón trên 1.755.000lượt khách (đạt hơn 50% kế hoạch), doanh thu đạt gần 2.624 tỷ đồng trên 5.000 tỷđồng chỉ tiêu cả năm
Như vậy, với những nỗ lực của toàn thể các ban ngành, ngành du lịch BìnhThuận đã đưa những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam cũng như bứctranh văn hóa các dân tộc ở Bình Thuận đến với nhiều bạn bè trên thế giới Sự lớnmạnh của ngành du lịch đã tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác, gópphần nâng cao vị thế của tỉnh Bình Thuận như hiện nay
2.2 Nguồn tài nguyên để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vàmức độ phong phú và độc đáo của nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó baogồm cả nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Là mộttỉnh ven biển cực Nam Trung bộ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởngmưa bão, với sô giờ nắng cao nên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch có thể diễn raquanh năm với nhiều cảnh quan, thắng cảnh đẹp và độc đáo
Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch biển của BìnhThuận với nhiều bãi biển được đánh giá là đẹp, đặc sắc Bờ biển tỉnh Bình Thuận cónhiều bãi tắm sạch đẹp, yên bình, cảnh sắc trữ tình, lãng mạn
Trang 29Tại trung tâm thành phố Phan Thiết, bãi biển Đồi Dương – Thương Chánhvới những hàng dương được trồng dọc theo bãi biển thoáng đãng, tạo dáng vẻ xanhtươi, mát mẻ, sạch sẽ Bãi biển Rạng (Hàm Tiến) bên cạnh hệ thống các resort nằmdọc theo có rất nhiều các bãi cát xen với các bãi đá với những rặng dừa bên bờ biểncát trắng mịn, nước biển và bầu trời trong xanh được đánh giá là đẹp và khá thuậnlợi cho một số hoạt động như tắm biển, lặn biển kết hợp với thể thao trên biển nhưlướt ván buồm, lướt ván dù và một số hoạt động khác.
Địa danh Mũi Né – Hòn Rơm bây giờ không còn xa lạ với các du khách thậpphương, đây là một vùng đồi cát ven biển cùng với các bãi biển được đánh giá làđẹp nhất Việt Nam với những rặng dừa và rừng phi lao cùng những bãi cát mịnmàng với nhiều gam màu của đồi đất, cồn cát làm say mê hấp dẫn lòng người Cảnhsắc ngoạn mục của Hòn Rơm cùng với những đồi cát ở Mũi Né được mệnh danh là
“vùng tiểu sa mạc” nơi đã lưu dấu nhiều nhà nhiếp ảnh nghệ thuật về những bứcảnh của những đồi cát bay có một không hai ở Việt Nam
Trên đường đi Mũi Né, Suối Tiên với cảnh sắc và môi trường nguyên sơ,trong lành là một trong những tài nguyên du lịch đặc sắc của Bình Thuận với nhữngvách đất dựng đứng, những hang động, mỏm núi nhấp nhô, hình thù đa dạng vàcảnh quan kỳ vĩ rất phù hợp cho những đối tượng khách muốn khám phá thiênnhiên cùng trải nghiệm những điều kỳ thú
Nằm trong tuyến dã ngoại Hòn Rơm kéo dài, thắng cảnh Bàu Trắng (HòaThắng - Bắc Bình) còn gọi là Bàu Sen là một hồ nước ngọt tự nhiên duy nhất nằmnằm giữa vùng đồi cát mênh mông xen lẫn nhiều khóm cây rừng thấp Vào mùa hèsen nở rộ càng tô điểm thêm cho vùng cát trắng những sắc màu thiên nhiên rực rỡ.Giữa vùng ven biển khô hạn đầy nắng gió, với nguồn nước mát quanh năm, BàuTrắng làm dịu không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông đây được coi là mộtthắng cảnh tuyệt vời hiếm có, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng
Quần thể du lịch bãi Cà Dược với bãi đá bảy sắc màu còn được gọi là bãi đábảy màu (Bình Thạnh-Tuy Phong) với những viên sỏi trơn nhẵn có nhiều màu sắckhác nhau từ trắng muốt, đen tuyền, xanh, vàng nhạt đến xám, nâu, rồi tím sẫm Từtrên chùa Hang nhìn xuống nơi này thật thú vị, biển hiện ra ngay trong tầm mắt
Trang 30xanh thẳm Điều đặc biệt là bờ thì không phải là cát mà là những viên đá nhỏ đủmàu sắc và nhiều hình thù trải dài ven biển…
Cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km, Cù lao Câu (Tuy Phong) là mộtkhu bảo tồn sinh vật biển với diện tích khoảng 10.000m2 với nhiều chủng loại san
hô kể cả san hô đỏ Đặc biệt, vô vàn các khối đá kỳ thú với hình dạng và màu sắc,kích thước khác nhau bao quanh đảo Đây là điểm dã ngoại hấp dẫn, nối dài tuyến
du lịch Phan Thiết về phía bắc tỉnh Bình Thuận
Ngược về hướng nam, Hòn Bà (Hàm Tân) là một đảo nhỏ với diện tíchkhoảng 4 ha, có hệ thực vật khá đa dạng Đây là một cảnh quan thiên nhiên đẹp,được mệnh danh là “hòn thơ giữa biển” bởi cảnh quan trữ tình với những rặngdương liễu bên bờ cùng những cây cổ thụ lớn trên trong một khung trời nước tuyệtđẹp, hữu tính, sắc màu thay đổi luân phiên theo từng thời điểm khác nhau trongngày và theo mùa trong năm Hòn Bà có giá trị thu hút khách du lịch tham quan,nghỉ dưỡng, tắm biển, câu cá và lặn biển
Tiếp theo đó, Mũi Điện – Khe Gà (Hàm Tân) là khu vực có cảnh quan thiênnhiên đẹp, bãi biển thoai thoải, trải rộng, nước biển trong xanh, yên tĩnh Đặc biệt,nơi đây ngọn Hải Đăng được xây vào năm 1899, toạ lạc trên đảo Mũi Điện chỉ nằmcách đất liền vài trăm mét, là một trong những ngọn Hải Đăng đẹp nhất Đông Nam
Á Ngoài việc hướng dẫn cho tàu bè qua lại, ngọn Hải Đăng này còn có ý nghĩa vềmặt lịch sử và đặc biệt hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu
Bên cạnh, những bãi biển đẹp, cảnh sắc ngoạn mục, hồ cũng có những giá trịnhất định và cần thiết trong việc tạo nên nhiều loại hình cũng như những hoạt độngtrong du lịch
Hồ Biển Lạc (ranh giới giữa địa phận hai huyện Đức Linh và Tánh Linh) làmột thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng, bao quanh là rừng nguyên sinh với nhiều gỗquý và phong lan rừng cùng nhiều loài động vật quý hiếm từ trên không gian lẫndưới đáy hồ Bên cạnh hồ Biển Lạc, khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông làmột cảnh quan đặc sắc đang được tỉnh đầu tư khai thác trong thời gian tới sẽ đưavào phục vụ cho du lịch
Vùng hồ thuỷ điện Hàm Thuận – Đa My đã được tỉnh Bình Thuận quy hoạchthành khu du lịch Nơi đây, có thể tổ chức rất nhiều loại hình du lịch như săn bắn
Trang 31thú nuôi, thăm rừng đặc dụng, du thuyền dạo chơi hồ lớn, bơi thuyền đôi, thể thaonước, dù lượn, câu cá, cắm trại vui chơi dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch văn hoádân tộc, du lịch khám phá, leo núi, đạp xe địa hình, du ngoạn trên hồ với ngựa, voi,nhà nghỉ ven hồ…
Thêm vào đó, Bình Thuận còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một sốnguồn nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh có thương hiệu nổitiếng Tiêu biểu, nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), suối nước khoáng PhongĐiền 620C (Tân Thuận - Hàm Thuận Nam) với nhiều bùn khoáng thích hợp cho dulịch chữa bệnh và điều dưỡng, suối nước khoáng ĐaKai (Đức Linh), suối nước nóngBưng Thị (Tân Thuận - Hàm Thuận Nam) … đều là những điểm thu hút khách dulịch có nhu cầu tham quan, dã ngoại, chữa bệnh, điều dưỡng…khu bảo tồn thiênnhiên Biển Lạc Núi Ông, rừng đặc dụng Tà Cú là khu vực còn giữ được khu rừngnguyên sinh với thảm thực vật đa dạng rất thích hợp cho du lịch sinh thái
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Ngoài nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng, phong phú Bình Thuậncòn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức độc đáo và đặc sắc cả về vậtthể lẫn phi vật thể Trong đó, tồn tại nhiều nét văn hóa địa phương mà chỉ riêngBình Thuận mới có được Đây chính là cơ sở, là điều kiện để du lịch Bình Thuậnkhai thác và xây dựng sản phẩm đặc thù riêng biệt trong tương lai
2.2.2.1 Các di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dântộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cộinguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộngđồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản vănhóa nhân loại Với những giá trị như trên, các di tích - lịch sử văn hóa là bộ phậnđặc biệt trong cơ cấu tài nguyên du lịch mà trong đó cả về nội dung lẫn hình thứcđều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả du khách tham quan lẫncác nhà nghiên cứu
Trải dài từ phía Bắc vào phía Nam của tỉnh có Cổ Thạch Tự (Tuy Phong) còn
gọi là chùa Hang trên ngọn núi cao 64 m là một địa danh có sự kết hợp hài hòa giữa
Trang 32hang động kỳ vĩ, đã làm xao lòng các du khách hành hương nhằm thỏa mãn nhu cầutâm linh và thư giãn Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền sư Bảo Tạngkhai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX Về sau chùa được xây dựng lại khang trangvới tên gọi chùa Cổ Thạch Đứng trên chùa Hang, du khách có thể phóng xa tầmmắt chiêm ngưỡng cả vùng bãi biển mênh mông xanh biếc với rất nhiều tảng đá xếpchồng lên nhau tạo thành nhiều hình thù kỳ thú Phóng tầm mắt ra xa là Hang Gió
và bãi Cà Dược uốn cong theo bờ biển xanh, tổng thể cảnh quan thật thơ mộng, hữutình
Đối với những du khách đam mê về văn hóa, lịch sử, khảo cổ, Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình – Bình Thuận) là nơi chứa đựng những
dấu ấn lịch sử của dân tộc Chăm và vương quốc Chămpa một thời hào hùng thực sự
là một nơi đáng ghé qua Được xây dựng vào năm 2009, trung tâm là nơi trưng bàynhững hiện vật, hình ảnh, tư liệu của dân tộc Chăm và vương triều Chămpa Trênthực tế có thể xem đây là một bảo tàng thu nhỏ, phản ánh một phần lịch sử văn hóavật chất và văn hóa tinh thần của người Chăm xưa và nay Đặc biệt, chứa đựngtrong các nội dung trưng bày tại bảo tàng chính là các giá trị văn hóa nghệ thuật, ýthức về văn hóa truyền thống được giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác về một nền văn hóa phong phú và đa dạng của người Chăm trong lịch sử, cũngnhư sự nối tiếp hiện nay trong cuộc sống của họ Bên cạnh những tác phẩm nghệthuật, những hiện vật, cổ vật quý hiếm trong lịch sử còn lưu giữ tại đây còn giớithiệu văn hóa ẩm thực và trình diễn nghề dệt thổ cẩm và nghề làm gốm, một phầncủa văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Chăm được lưu truyền lại và đang đượcphát huy phục vụ đời sống của cộng đồng và khách tham quan du lịch
Cùng với bảo tàng Chăm, di tích lịch sử nghệ thuật đền thờ Pô Klong Mơh Nai (Bắc Bình, Bình Thuận) được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVII để thờ vua Pô
Klong Mơh Nai - vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa theo quan niệm tôngiáo của người Chăm (các đỉnh núi cao là nơi cư ngụ của thần linh nên khi các vịvua chúa tạ thế, hoàng tộc phải chọn một ngọn đồi cao để chôn cất và thờ phụng).Trải qua hơn 300 năm kể từ lúc xây dựng, đây là nơi mà hậu duệ của vua Chămchọn để tổ chức các lễ nghi tôn giáo và giữ gìn bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộcChăm rất có giá trị
Trang 33Riêng tại Thành phố Phan Thiết, tháp Chăm Pô Sah Inư (Phú Hài – Phan Thiết là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa,
vẫn sừng sững trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thànhphố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc Trong quần thể các tháp này, các nhàkhảo cổ còn tìm thấy nhiều nền móng của một ngôi đền bị sụp đổ Hiện nay, quầnthể này chỉ còn 3 tháp, trong đó, tháp lớn nhất còn khá nguyên vẹn, thờ thần Shivavới bộ Linga-Yoni làm bằng đá đen nguyên khối Gần đó là 2 ngôi tháp nhỏ, bị hưhỏng khá nặng Tháp nhỏ nhất, nằm sát tháp lớn thờ thần Lửa Cách đó khoảng 50
m là tháp thờ thần Bò và thần Nandin Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc HòaLai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa Tuy chỉ có kíchthước vừa và nhỏ, nhưng hóm tháp này đã chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuậtkiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ
bí Nhóm đền tháp này được người Chăm xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứVIII đầu thế kỷ thứ IX, với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vịthần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính Cho đến thế kỷ XV, một số đền thờ vớikiến trúc đơn giản được xây dựng thêm để thờ công chúa Po Sha Inư (con vua ParaChanh), là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêuquý Có rất nhiều lễ hội diễn ra tại đây mà tiêu biểu đó là lễ hội Katê đã thu húthàng ngàn du khách đến đây vào tháng 7 (Chăm lịch) hàng năm
Bên cạnh nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư gần 100 m về phía Nam, quần
thể du lịch Lầu ông Hoàng là một thắng cảnh đẹp bao gồm đồi núi, sông biển, chùa
tháp tạo thành khu du lịch nổi lên với ngọn Núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi
nhấp nhô sát biển Địa danh này gắn với nhiều giai thoại của Thi sĩ Hàn Mạc Tử và
mối tình tuyệt đẹp của ông với nữ sĩ Mộng Cầm đã khiến cho Lầu Ông Hoàng càngthêm có ý nghĩa Tuy nhiên, hiện nay Lầu ông Hoàng vẫn chỉ còn là phế tích đangchờ các nhà đầu tư phục dựng để thêm vào cho du lịch Bình Thuận một điểm đếnhấp dẫn và độc đáo
Vạn Thuỷ Tú là đền thờ cá voi lớn nhất cả nước, được ngư dân trong vùng
thiết lập năm Nhâm Ngọ 1762 là nơi lưu giữ xương cá voi nhiều nhất Việt Nam,hơn 100 bộ, có bộ gần 200 tuổi và nhiều loại cá khác cùng họ, bộ xương lớn nhất
Trang 34sản văn hoá Hán Nôm liên quan tới nghề biển Đây là một trong những di tích cổ có
số lượng lớn về sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng, các sắc phong nàydùng để thờ cá Ông và các vị thần biển Di tích được Nhà nước xếp hạng Di tíchlịch sử cấp quốc gia năm 1996
Trường Dục Thanh toạ lạc trên đất của làng Thành Đức, đường Trưng Nhị,
thành phố Phan Thiết do hai cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai ngườicon của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông) xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựngtrường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội) Năm 1910, trên đường đi tìm đường cứunước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học ởtrường Dục Thanh cho đến khoảng tháng 2 năm 1911, thầy Thành rời trường vàoSài Gòn, vượt đại dương tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc Nhiều kỷ vật quýgiá, thiêng liêng gắn với thời gian và lịch sử trong những ngày dạy học của ThầyThành vẫn còn lưu giữ tại Dục Thanh Bên cạnh khu di tích Dục Thanh là Chinhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh vềcuộc đời hoạt động của Bác Hồ Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hoá thông tin xếphạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986
Cách di tích trường Dục Thanh khoảng 150m về phía Nam, cách cầu Dục
Thanh hơn 100m về hướng Tây Nam, du khách có thể từ nhiều hướng và nhiều con
đường khác nhau, để đến tham quan chùa Ông – một ngôi chùa cổ được thiết lập
vào tháng 11 năm Canh Dần (1770) Đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất củangười Hoa ở Bình Thuận Trong thời kỳ bài Thanh phục Minh, người Hoa di dânsang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam mà nhiều nhất là các tỉnh phíaNam Người Hoa sang Bình Thuận chủ yếu ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông,Triều Châu và Hải Nam tạo thành các hội quán Chùa Ông thờ Quan Thánh ĐếQuân - Quan Công Chùa có kiến trúc độc đáo mang nét nghệ thuật đặc trưng củangười Hoa, nội thất bên trong được trang trí với gần 100 bức hoành phi câu đối vànhiều chuông cổ có giá trị được đưa từ Trung Quốc sang Cứ 2 năm một lần vào cácnăm chẵn tại đây còn diễn ra lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh được xem là lớn nhấtViệt Nam, cũng là một lễ hội lớn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan
Một ngôi chùa khác nữa tại Thành Phố Phan Thiết cũng là một điểm thamquan mà du khách thường viếng thăm trong cuộc hành trình đến Bình Thuận bởi
Trang 35những giá trị về lịch sử mà ngôi chùa đang lưu giữ Chùa Phật Quang được xây
dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, hiện đang tọa lạc trên đường Trần QuangKhải thuộc phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết Về kiến trúc khá giống vớicác ngôi chùa khác ở Bình Thuận nhưng chứa đựng nhiều di dản có giá trị Hiệnnay, chùa còn lưu giữ chiếc Đại Hồng chung lớn đúc bằng đồng, chạm khắc đẹp đúcvào năm Canh Ngọ 1750 và bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng chữ Hán cổ ở cả hai mặttrên 118 mộc bản diễn tả Đức Phật đang thuyết pháp Đây là bộ kinh Pháp Hoa cònkhá nguyên vẹn và cổ được chạm khắc suốt 28 năm và được hoàn thành vào nămLong Đức thứ 3 tức vua Lê Thuần Tông – Giáp Dần 1734 và đã được xếp vào sách
Kỷ lục Việt Nam năm 2006
Nằm ngay trên đường quốc lộ 1, Chùa Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam) còn gọi
là chùa Linh Sơn Trường Thọ có tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn, dài 49 m
(đây là bức tượng lớn nhất Việt Nam, được khởi công từ năm 1960) ) toạ lạc ở độ
cao 475m giữa lưng chừng núi trên sườn núi Tà Cú trong khu bảo tồn nguyên sinh,
do sư tổ Trần Hữu Đức và các đệ tử xây dựng vào khoảng năm 1878 – 1880 Phongcảnh nơi đây thật hữu tình với bờ biển trải dài, đá núi muôn hình thù, rừng xanh baoquanh, tạo cho Tà Cú thêm nét uy nghiêm, hùng vĩ Vào các ngày Tết đầu năm âmlịch và ngày rằm, mồng một hàng tháng hàng vạn lượt người đến tham quan bắtnhịp cùng với hoạt động du lịch Bình Thuận đang ngày càng phát triển nên từ tháng9/2003 khu du lịch Tà Cú đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo hiện đại Hiện nay,đây là khu du lịch có quy mô lớn (khoảng 100ha) của Bình Thuận hàng năm đónhàng ngàn lượt du khách đến đây tham quan, cúng viếng chùa và tận hưởng nhữnggiây phút ngắm cảnh núi rừng Tà Cú trong màn sương mờ ảo thật hữu tình của mâytrời non nước từ trên núi cao
Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng do người Pháp vận chuyển vật liệu từ Pháp
sang để xây dựng từ năm 1897 – 1899 để dẫn đường cho mọi thuyền bè qua lạitrong khu vực Đây là ngọn hải đăng không chỉ cổ nhất Đông Nam Á mà còn làngọn hải đăng cao nhất khu vực với gần 200 bậc thang xoáy trôn ốc có tổng chiềucao đến đỉnh đèn là 35m, du khách phải kiên trì cố gắng để lên đến đỉnh Bằngnhững nỗ lực của mình, du khách sẽ được đền đáp bằng bức tranh phong cảnh hữu
Trang 36khách sẽ nhìn thấy biển xanh thăm thẳm, với đường uốn lượn xa xa, với một vài conthuyền bình yên đang neo đậu Một cảm giác vỡ òa, choáng nghợp trước khungcảnh bát ngát, gió lồng lộng thổi giữa bao la đất trời.
Dinh Thầy Thím (Lagi – Hàm Tân) Cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km
về phía Đông Nam, tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái nằm trên địa phận thôn Tam Tân.Dinh Thầy Thím là khu du tích lịch sử văn hóa được nhiều người tìm đến để chiêmngưỡng và cúng bái, nhất là vào dịp tảo mộ (ngày 5 tháng giêng) và hội Dinh Thầy(15, 16/9 âm lịch) hàng năm Có rất nhiêu giai thoại về Thầy và Thím nhưng cốt lõichính là tài đức của thầy ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùngkhi hai vợ chồng về phương Nam dừng chân ở làng Tam Tân khi có biến cố xảy ra.Quý trọng tài đức của Thầy, Thím dân làng đã lập miếu thờ khi vợ chồng thầy thímqua đời Ngày nay, sau nhiều năm phục dựng, phát triển, dinh Thầy Thím không chỉ
là nơi du khách thập phương đến cúng bái mà còn là nơi du khách đến để chiêmngưỡng, tham quan
Đến cửa biển La Gi – Hàm Tân, du khách lên thuyền theo đường biển vềhướng Đông Nam 4,6 km để tham quan một đền thờ được người Chăm tạo dựngvào khoảng thế kỷ XV - XVI để thờ Pô Ina Nagar là vị thần được người Chăm tôn
kính gọi là Mẹ xứ sở đó chính là đền thờ Thiên Ya Na Tọa lạc giữa biển khơi, hòn
đảo chứa đựng nhiều truyền thuyết liên quan đến đền thờ Thiên Ya Na nên đượcnhân dân địa phương gọi là đảo Hòn Bà
Đền thờ Thiên Ya Na ở Hòn Bà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể vàphi vật thể mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của người Chăm và người Việt gắnvới thời gian tồn tại của ngôi đền Ngoài chức năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vănhóa tinh thần của nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận khu vực phía Nam, Hòn
Bà còn là một danh thắng nổi tiếng, có sức hấp dẫn, thu hút mọi tầng lớp, du kháchtrong nước, ngoài nước đến đây khám phá nền văn hóa Chăm và thưởng ngoạn cảnhđẹp hoang sơ của đảo
Với những thắng cảnh đẹp và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, đến đảoPhú Quý không những được chiêm ngưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
mà còn có thể tìm về những giai thoại được lưu truyền qua các di tích lịch sử - vănhóa còn tồn tại
Trang 37Chùa Linh Quang là một trong những ngôi chùa cổ nhất của tỉnh BìnhThuận, tọa lạc trên một ngọn đồi ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện đảo PhúQuý Linh Quang Tự được xây dựng vào năm 1747 đến nay chùa đã có niên đại trên
250 năm, ở đây còn lưu giữ nhiều sắc phong và nhiều tượng Phật quý Không chỉ làmột nơi có quang cảnh đẹp, mà Linh Quang Tự còn là ngôi chùa tiêu biểu trên cáclĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật về phật giáo ở trên đảo Linh Quang Tự là mộttrong hai di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại huyện đảo Phú Quý được Bộ Vănhóa Thông tin xếp hạng thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 12/01/1996
Bên cạnh đó, đền thờ Bà Chúa Xứ do người Chăm xây dựng khoảng cuối thế
kỷ XV đầu thế kỷ XVI để thờ công chúa Bàn Tranh – một công chúa xinh đẹp vìchống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị đày ra đảo Sau khi bà mất, đểđáp trả công lao to lớn người dân đã xây dựng đền để thờ phụng Sau này, ngườiViệt đến đảo đã tiếp tục sửa chữa, tu bổ và cũng vì sự linh thiêng của bà đã phù hộcho người dân trên đảo nên được tôn xưng là Bà Chúa Xứ
Tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện PhúQuý, đền thờ thầy Sài Nại là di tích mang nhiều dấu ấn, giá trị về văn hóa, lịch sử,phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoatrong quá trình chung sống giữa vùng biển đảo xa xôi Tại đây, hàng năm thườngdiễn ra lễ hội tưởng nhớ công lao của người đã từng có công lớn trong việc tạo dựngcuộc sống trên đảo đã thu hút đông đảo các cộng đồng người dân trên đảo tham giavới tinh thần, thái độ thành kính và là chỗ dựa không thể thiếu trong đời sống vănhóa tâm linh từ xưa đến nay của nhân dân trên đảo Trải qua hơn 300 năm tồn tại,được các thế hệ người người Chăm rồi đến người Việt của các làng trên đảo kế tiếpnhau trông nom, tôn tạo, thờ phụng và thực hiện các nghi thức tế lễ theo đúng tậptục xưa Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn bảo lưu, gìn giữ đếnhôm nay UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận Đền thờ thầy Sài Nại là Di tích Lịch
sử Văn hóa Cấp Tỉnh tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 07/9/2010
Đây là những điểm thuộc loại hình du lịch khám phá lịch sử lý thú trên đảo,góp phần hướng cho du lịch phát triển ra phía đảo và kết nối hệ thống di tích trênđất liền với hệ thống di tích trên đảo thành một tuyến trong hành trình khám phá
Trang 382.2.2.2 Các lễ hội
Lễ hội ở Bình Thuận cũng rất hấp dẫn, bên cạnh các lễ hội truyền thống,Bình Thuận còn tạo ra nhiều lễ hội, sự kiện vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyênđán, Quốc khánh 2/9, các đại hội, hội diễn thể thao nhằm tạo các không gian mớicho sống dậy tưng bừng đủ các hoạt động, các sắc mầu văn hóa của người Việt,người Chăm cùng các hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, tất cả đều có sức mờigọi du khách bốn phương đến thưởng ngoạn và nhập cuộc
Lễ hội Trung Thu là một trong 5 lễ hội tiêu biểu của tỉnh về phát triển văn
hóa du lịch địa phương, hằng năm thu hút trên hàng vạn lượt nguời đến tham giacác chương trình, tham quan, thưởng ngoạn Lễ hội mang ý nghĩa duy trì hoạt độngvăn hóa truyền thống của quê hương, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh thiếunhi thành phố, lễ hội Trung thu đã tạo ra bức tranh văn hóa đặc sắc của dân tộc đượcnâng tầm thành sản phẩm Văn hóa - Du lịch để quảng bá, giới thiệu thu hút dukhách mọi nơi
Lễ hội Ramưwan là lễ hội tiêu biểu và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ
thống lễ hội của người Chăm Bàni (Hồi Giáo cũ), vừa mang sắc thái tôn giáo, vừa làtín ngưỡng dân gian Đây là lễ đón năm mới của người Chăm Bàni, diễn ra hàngnăm vào đầu tháng 9 Hồi lịch, tập trung đông nhất là người Chăm ở Động Trắng –thôn Bình Minh – xã Phan Hòa và Động Đỏ – thôn Bình Liêm – xã Phan Rí Thành– huyện Bắc Bình Ramưwan là một lễ hội đặc sắc của người Chăm, góp phần làmphong phú và đa dạng sắc màu độc đáo của lễ hội người Chăm Bàni ở Bình Thuận
Katê là lễ hội năm mới đặc sắc của người Chăm theo đạo Bàlamôn mang ý
nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi Katêcòn mang ý nghĩa phồn thực cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nởcủa con người và vạn vật Lễ hội Katê được tổ chức đúng ngày 1 tháng 7 Chăm lịch(khoảng tháng 10 Dương lịch) tại các làng, gia đình người Chăm Bàlamôn và diễn
ra long trọng tại tháp Pô Sah Inư với nhiều phần lễ và hội vô cùng đặc sắc
Điểm nhấn của phần hội là các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang chủ đề
“Sắc màu Pô Sah Inư” Các chương trình ca múa nhạc chọn lọc đậm đà bản sắc dântộc với các nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân Chăm và các hoạt động khác cũngđược nâng tầm như biểu diễn cách làm các loại bánh truyền thống của dân tộc
Trang 39Chăm: bánh gang tay, bánh gừng, bánh tét… qua bàn tay tài hoa khéo léo của cácnghệ nhân; trình diễn tay nghề làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống, cũng như trưngbày và giới thiệu sản phẩm phục vụ khách tham quan Các trò chơi dân gian như:đẩy gậy, đi cà kheo, đội nước… thu hút hàng ngàn lượt du khách từ khắp nơi thamgia.
Lễ hội Nghinh Ông xuất xứ từ tập quán của một bộ phận người Hoa ở Phan
Thiết Được tổ chức hai năm một lần vào trung tuần tháng 7 Âm lịch vào các nămchẵn tại chùa Ông (Quan Đế Miếu – Phan Thiết) Lễ hội có sự tham gia của hàngngàn người thỉnh Ông Quan Thánh xuất du qua các đường phố của Phan Thiết vớinhiều tiết mục lễ và hội đặc sắc Trong tiếng trống chiêng vang dội, Thang Long(Rồng Xanh) dài 49m của Quan Đế miếu khỏe khoắn và vui tính uốn mình qua lạitrên đường phố Đây là lúc mà người xem cũng trở thành nhân vật trong lễ hội,không có thời gian để phân biệt chức phận, giàu nghèo, tất cả cùng chan hòa trongkhông khí vui tươi đầy phấn khích Mọi người dân Phan Thiết đều tự hào xem lễ hộinày như là lễ hội của mình, là một phần máu thịt của quê hương Đối với người dânPhan Thiết và du khách thì phần hội trong lễ hội Nghinh Ông là nội dung quangtrọng nhất mang nhiều giá trị của lễ hội đường phố đó cũng chính là giá trị tâm linh
và sự hưởng thụ lễ hội của mỗi con người
Lễ hội dinh Thầy Thím diễn ra tại dinh Thầy Thím ở làng Tam Tân – xã Tân
Tiến – thị xã LaGi Hàng năm, dinh Thầy Thím được tổ chức 2 kỳ lễ lớn là Tảo Mộ(nhằm ngày mùng 5 tháng 1 Âm lịch) và lễ Tế Thu (nhằm ngày 14 đến ngày 16tháng 9 Âm lịch) trong một không khí long trọng, tôn vinh nét đẹp văn hóa củavùng đất này Lễ hội ôn lại công đức của vị đạo sĩ giàu lòng nhân ái, có nhiều nghĩa
cử cao đẹp, giúp dân đóng thuyền, bốc thuốc chữa bệnh, giúp dân chài trong lúcsóng to gió lớn, cảm hóa được cả thú dữ… được dân làng mến mộ.Cùng với Lễ hội,
di tích dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Ditích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27/9/1997
Lễ hội cầu ngư là lễ hội chính yếu và phổ biến của ngư dân, gắn liền với tập
tục, tín ngưỡng thờ Ông Nam Hải (cá Voi) của ngư dân mang nét đặc trưng độc đáo,cầu mong biển êm sóng lặng, no đủ mùa màng, quốc thái dân an…