1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

NGHIÊN cứu điều KIỆN tự NHIÊN và tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC vụ PHÁT TRIỂN bền VỮNG HUYỆN đảo KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG

136 765 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Ngược dòng lịch sử thế giới rất nhiều quốc gia đã tậndụng vị trí đắc địa trên biển để phát triển kinh tế và đưa đất nước vào nhómcác quốc gia phát triển như: Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-NGUYỄN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên

Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thục Nhu

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, độngviên, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lý -trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam; Bộ môn Địa lý - Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ;

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ của Sở Tài nguyênmôi trường tỉnh Kiên Giang, Chi cục thống kê huyện Kiên Hải đã tạo điềukiện và tận tình giúp đỡ trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu và thựcđịa tại địa phương

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lãnhđạo khoa Địa lý, phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoànthành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp

đỡ và động viên tác giả rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu vàthực hiện luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Huệ

Trang 3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB : The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)

ASEAN : Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á)

CoC : code of conduct (Qui tắc ững xử Biển Đông)

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐKTN : Điều kiện tự nhiên

FDI : Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)GAP : Good Agriculture Production (Thực hành nông nghiệp sạch)GIS :Geographic Information System (Hệ thống thông tin Địa lí)HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích

mối nguy hiểm và kiểm tra tới hạn)

IOC/ UNESSCO : Intergovernmental Oceanographic Commission of

UNESCO (Tổ chức Hải dương học liên chính phủ)ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức

tiêu chuẩn hóa quốc tế)KH&CN : Khoa học và công nghệ

Trang 4

KTTS : Khai thác thủy sản

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

ODA : Official Development Assistance (Vốn đầu tư nước

ngoài không hoàn lại)PTBV : Phát triển bền vững

SQF : Safe Quality Food (Hệ thống quản lý chất lượng)

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

UBMT&PTTG : Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới

UNESSCO : United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóacủa Liên Hợp Quốc)

WTO : World Trade Organnization (Tổ chức Thương mại thế giới)

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 4

3 Nội dung nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

7 Những hướng đóng góp của đề tài 8

8 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐKTN VÀ TNTN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG .9

1.1 Cơ sở lý luận 9

1.1.1 Một số khái niệm 9

1.1.2 Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển KT và bảo vệ môi trường lãnh thổ 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.1.3 Phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu 20

1.1.4 Cơ sở thực tiễn khi về nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển KT và bảo vệ môi trường lãnh thổ 24

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG 32

2.1 Vị trí địa lí và tài nguyên vị thế 32

2.2 Thực trạng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 38

2.2.1 Đặc điểm địa chất và tài nguyên đất 38

2.2.2 Địa hình, 40

Trang 6

2.2.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn 43

2.2.4 Nguồn nước mặt và nước ngầm 46

2.2.5 Chế độ hải văn 48

2.2.6 Ttài nguyên rừng 49

2.2.7 Tài nguyên sinh vật biển 50

2.2.8 Đặc điểm tài nguyên du lịch 52

2.2.9 Khoáng sản 53

2.3 Thực trạng KT - XH của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 54

2.3.1 Dân cư và nguồn lao động 54

2.3.2 Các ngành kinh tế 56

2.4 Những vấn đề chính về môi trường huyện đảo Kiên Hải 76

2.4.1 Môi trường không khí 77

2.4.2 Môi trường nước 77

2.4.3 Môi trường đất 77

2.4.4 Một số vấn đề khác 77

2.5 Vị trí của huyện đảo đối với vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng 79

2.6 Đánh giá chung về ĐKTN, KT – XH của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 80

2.6.1 Thuận lợi 80

2.6.2 Khó khăn cần khắc phục 81

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT – XH VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG 83

3.1 Định hướng và giải pháp khai thác ĐKTN và TNTN huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 83

3.1.1 Định hướng và giải pháp chung cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiên Hải 83

Trang 7

3.1.2 Giải pháp chung cho phát triển KT – XH huyện Kiên Hải, tỉnh

Kiên Giang 84

3.2 Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển cho từng ngành kinh tế huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 85

3.2.1 Ngư nghiệp 86

3.2.2 Thương mại và các ngành dịch vụ khác 95

3.2.3 Định hướng, giải pháp và dự báo các ảnh hưởng của phát triển du lịch huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường hệ sinh thái biển 96

3.2.4 Định hướng phát triển ngành Nông - Lâm nghiệp theo hướng bền vững 107

3.2.5 Định hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và tiểu thủ công nghiệp 110

3.3 Các định hướng khác 111

3.3.1 Định hướng phát triển dân số 111

3.3.2 Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên trên biển 112

3.4 Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đên môi trường 113

3.4.1 Ảnh hưởng của các hoạt động Nông nghiệp 113

3.4.2 Ảnh hưởng của hoạt động ngư nghiệp đến môi trường 114

3.4.3 Ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường 114

3.5 Những giải pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển bền vững 116

3.5.1 Những biện pháp quản lý và chính sách 116

3.5.2 Giải pháp khoa học và công nghệ 116

3.5.3 Giải pháp giáo dục 117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 8

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích các đảo của huyện Kiên Hải 32Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kiên Hải năm 2013 39Bảng 2.2: Các yếu tố khí hậu huyện Kiên Hải tại trạm quan trắc Rạch

Giá (năm 2013) 43Bảng2.4: Diện tíc, dân số và mật độ dân số các xã của huyện Kiên

Hải năm 2013 55Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản huyện Kiên Hải giai đoạn từ 2010 - 2013 57Bảng 2.6: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành phân theo thị xã,

huyện, thành phố giai đoạn 2010-2013 58Bảng 2.87: Sản lượng thủy sản đánh bắt huyện Kiên Hải giai đoạn 2010-

2013 59Bảng 2.8: Số lượng tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn hơn 90 CV 60Bảng 2.9: Thể tích nuôi trồng thủy sản huyện Kiên Hải giai đoạn 2010

– 2013 61Bảng 2.10: Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn từ năm 2010 – 2013 62Bảng 2.11: Số lượng lồng - bè, số hộ dân và thể tích mặt nước nuôi trồng

thủy sản huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013 64Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây hàng năm huyện

2010-Kiên Hải, tỉnh 2010-Kiên Giang giai đoạn 2010-2013 66Bảng 2.13: Diện tích cây hàng năm huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 67Bảng 2.14: Diện tích cây trồng lâu năm huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

giai đoạn 2010-2013 (đơn vị: ha) 68Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất huyện Kiên hải năm 2013 70Bảng 2.16: Số học sinh các cấp thuộc các xã của huyện Kiên Hải năm 2013

76

Trang 10

Bảng 3.1: Các tác động đến môi trường của hoạt động du lịch 115

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biển - đảo là một phần của lãnh thổ của Việt Nam, một quốc gia córanh giới, chủ quyền trên bản đồ thế giới Trong những ngày qua báo chítrong nước và quốc tế luôn đăng tải về các vấn đề nóng bỏng tranh chấp trênBiển Đông giữa Việt Nam và các nước xung quanh, đặc biệt là thái độ hunghăng, ngang ngược của Trung Quốc khi sử dụng vũ khí xâm chiếm vùng lãnhhải thuộc chủ quyền của nước ta và sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là

sự hiện diện của Mỹ tại vùng biển này với vai trò hòa giải để các nước xungquanh kiềm chế, tránh một cuộc xung đột vũ trang xảy ra nơi đây Vị trí củaBiển Đông như thế nào mà Trung Quốc và Mỹ đều muốn tranh giành ảnhhưởng của mình tại đây? Nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ làm gì trong bốicảnh lịch sử trên để vừa tránh một cuộc đấu tranh vũ trang vừa bảo vệ đượcchủ quyền đất nước? Ngược dòng lịch sử thế giới rất nhiều quốc gia đã tậndụng vị trí đắc địa trên biển để phát triển kinh tế và đưa đất nước vào nhómcác quốc gia phát triển như: Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản… hoặc các thànhphố lớn trở thành các trung tâm hành chính kinh tế, các đặc khu của quốc gianhư: Hồng Kong, Thượng Hải, Tokyo, Philadenphia, Sanfransico,… Trongthời đại ngày nay vị trí của biển, đại dương ngày càng trở nên quan trọng,nhất là các vùng biển là những tuyến đường giao thông huyết mạch cả về kinh

tế lẫn quân sự của thế giới thì cơ hội mở ra cho sự phát triển, liên kết, hợp tácvới cường quốc trên thế giới của các quốc gia ven biển trở nên vô cùng vôtân Trong những năm đầu thế kỷ 21 các quốc gia trên thế giới tiến hành khaithác lãnh thổ trên biển, trước hết là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và đảmbảo an ninh quốc phòng, sau là khai thác tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh tếcủa vùng hải đảo Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và một vùng biểnđặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ

Trang 12

Việt Nam có một lợi thế rất lớn về biển đảo khi mà Biển Đông là một trongnhững tuyến hàng hải có ý nghĩa quan trọng trong khu vực và quốc tế Nhưngđây cũng là vùng biển có nhiều tranh chấp với các nước xung quanh Thấyđược tiềm năng, vị thế và ý nghĩa của các đảo, quần đảo, vì vậy từ năm 1983Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế luật biển năm 1982 và có nhiều biệnpháp tăng cường công tác an ninh quốc phòng để bảo vệ lãnh thổ chủ quyềncủa đất nước, đồng thời có những chính sách để phát triển kinh tế vùng hảiđảo nhằm nâng cao vị thế của các huyện đảo so với đất liền, đây là phươnghướng cũng là xu thế của thời đại Vì thế tác giả Lê Đức An trong tác phẩm

“Hệ thống đảo ven bờ” đã nhận định “ Ngày nay các đảo – biển không còn là

vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh nữa, mà cùng với cả nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ”.

Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo của Đảng và Nhà nước.Đảng và nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển nhằm đưa Việt Nam trởthành một nước có nền kinh tế biển vững mạnh, trở thành động lực thúc đẩycác lĩnh vực khác nhằm tạo thành một tam giác tăng trưởng với ba mục tiêulà: kinh tế vùng ven biển, kinh tế biển và kinh tế hải đảo kết hợp với sự pháttriển trong đất liền Phát triển kinh tế biển và hải đảo để lôi kéo, thúc đẩy cácvùng khác cùng phát triển Bên canh đó việc mở rộng hợp tác quốc tế, tíchcực hội nhập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và độc lập lãnh thổ Để đạt đượcđiều đó, mục tiêu đến năm 2020 đối với kinh tế hải đảo là tập trung phát triểncác ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng CNH và HĐH, phấn đấu đạt mức tăngtrưởng bằng 1/3 so với mức bình quân của cả nước

Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam ngoài những giá trị về mỹ học, địa chấtđịa mạo, tài nguyên vị thế, sinh vật biển giàu có với các khu dự trữ sinh quyểnthế giới, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, tài nguyên du lịch phong phú, vàđời sống người dân với những nét văn hóa vô cùng phong phú, mang đậm

Trang 13

tính độc đáo của từng địa phương Đây là những nguồn tài nguyên để cáchuyện đảo phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng HuyệnKiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong 12 huyện đảo của nước ta, vớinhững đặc thù về vị trí địa lí và nguồn tài nguyên thiên nhiên huyện Kiên Hải

có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội như các huyện đảo khác của

cả nước

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang; gồm 23 đảonổi lớn nhỏ (11 đảo có dân cư sinh sống), có 4 xã với tổng diện tích tự nhiêncác đảo nổi là 2.558,59 ha (2013), chiếm 0,41% diện tích tự nhiên tỉnh KiênGiang, dân số huyện năm 2013 là 20.346 người Huyện có vị trí ngư trườngrất thuận lợi về khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản, vùng ven các đảo cóthể phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao Biển, rừng vàcảnh quan thiên nhiên của Kiên Hải có tiềm năng du lịch rất lớn, có thể nóinguồn lợi từ biển và cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên mà thiênnhiên đã ưu đãi giúp Kiên Hải đi lên và đạt tốc độ phát triển kinh tế ngày càngcao Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất đang được đầu tư và hoàn thiện nhưmạng lưới điện, hệ thống đường giao thông, bến cảng, bến tàu đã và đangđược xây dựng Bên cạnh những thuận lợi, Kiên Hải còn gặp nhiều khó khănnhư: mật độ dân số tương đối cao 795 người/km2 (2013), diện tích đảo nhỏ,mức độ khai thác kinh tế đã tác động nhiều đến tự nhiên (tác động đến hệ sinhthái biển, lớp phủ thực vật, ô nhiễm môi trường xung quanh đảo khiến cho tàinguyên có nguy cơ bị suy thoái, cần có những biện pháp bảo vệ) Ngoài ra,huyện đảo Kiên Hải có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn Kiên Hải thuộcquần đảo phía trong nên được xem là khu hậu cần của quần đảo tiền tiêu phíaTây Nam của tổ quốc là Thổ Chu và Phú Quốc Với vị trí, hình thể và sự phân

bố của các đảo đã tạo nên một hậu phương vô cùng vững chắc, có thể triểnkhai các kế hoạch tấn công, tác chiến rất thuận lợi Ngoài ra nơi đây con cung

Trang 14

cấp nguồn nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, sức người và là nơi neo đậutàu thuyền vô cùng lý tưởng Với cơ sở phân tích như trên cho thấy được ýnghĩa và tầm quan trọng của huyện đảo Kiên Hải đối với tỉnh Kiên Giang nói

riêng và cả nước nói chung nên học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu của đề tài

- Làm sáng tỏ được đặc điểm, tiềm năng ĐKTN và TNTN huyện KiênHải, tỉnh Kiên Giang

- Trên cơ sở những đặc thù về TNTN, KT - XH có thể đưa ra đượcnhững kiến nghị, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trườnghuyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

3 Nội dung nghiên cứu

- Vận dụng lý luận, phương pháp của địa lý tự nhiên tổng hợp cho việcnghiên cứu, phân tích các ĐKTN và TNTN huyện đảo Kiên Hải

- Xác định những nét đặc thù của ĐKTN, TNTN và KT – XH của lãnhthổ để nghiên cứu

- Phân tích tiềm năng tự nhiên và TNTN phục vụ cho phát triển một sốngành KT trọng điểm của huyện đảo như: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, dulịch và hậu cần nghề cá…

- Đề xuất, kiến nghị sử dụng hợp lý TNTN và BVMT của huyện đảo

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1.Giới hạn về không gian

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào huyện đảo Kiên Hải gồm

4 đơn vị hành chính: thị trấn Hòn Tre, các xã Lại Sơn, An Sơn và Nam Duvới diện tích tự nhiên gần 2.558,59 ha Trong đó chủ yếu tập trung vào cácđảo: Hòn Tre, Hòn Củ Tron, (đảo Nam Du - xã An Sơn), Hòn Sơn Rái (xã Lại

Trang 15

Sơn) và Hòn Ngang (xã Nam Du) Phạm vi có thể mở rộng và có sự liên kếtkhông gian với phần đất liền và các đảo khác của tỉnh Kiên Giang.

- Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên

cơ sở bản đồ hành chính, bản đồ qui hoạch của tỉnh Kiên Giang năm 2013

4.2.Giới hạn về nội dung

- Phân tích đặc điểm các hợp phần tự nhiên: vị trí địa lí, địa chất, địamạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật… của huyện đảo Kiên Hải, tỉnhKiên Giang

- Xác định một số ngành KT điển hình của lãnh thổ nghiên cứu, thưctrạng và tiềm năng

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam như: Các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và KT - XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội biển của Lê Đức An (chủ nhiệm) và nnk trong đề tài KT.

03 12 - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

Hà Nội - 1993; Đề tài: Đánh giá ĐKTN, TNTN và KT - XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội biển của Lê Đức

An (chủ nhiệm) và nnk trong đề tài KT 03 12 - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội- 1995; Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Hà Nội - 2005; Các huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và định hướng phát triển của Phạm Hoàng Hải (chủ biên) và nnk năm 2010 – Viện Địa Lí, nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo Việt Nam của Phạm Hoàng Hải năm 2011 - Viện Địa Lí, nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ; Hệ thống đảo ven

bờ Việt Nam tài nguyên và phát triển của Lê Đức An - Viện Địa Lí, nhà

xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ

Trang 16

- Các công trình nghiên cứu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Kiên

Giang như: Luận án Tiến Sĩ của tác giả Đào Ngọc Cảnh về Tổ chức lãnh thổ các địa điểm du lịch tỉnh Kiên Giang năm 2003…

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Quan điểm hệ thống: Huyện đảo Kiên Hải được xem là một hệ thống tựnhiên, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên cũng nhưgiữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội Do vậy, mỗi thành phầnphải được nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tượng và thành phầnkhác trong hệ thống về không gian, thời gian và động lực phát sinh lãnh thổ

Quan điểm tổng hợp: Trong công tác nghiên cứu ĐKTN và TNTNcủa huyện Kiên Hải cần phải dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ

và toàn diện Vì mỗi hệ thống tự nhiên là tập hợp của nhiều yếu tố tự nhiên,giữa các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo những quy luậtphát triển riêng Khi có sự tác động vào một hợp phần hay một bộ phận tựnhiên nào đó sẽ kéo sự theo thay đổi mang tính dây chuyền của hàng loạtcác yếu tố tự nhiên khác Điều đó có thể dẫn đến những hậu quả to lớn, cókhi vượt qua ngoài phạm vi không gian lãnh thổ bị tác động Vì vậy, phảivận dụng quan điểm này khi nghiên cứu về các ĐKTN và TNTN của huyệnKiên Hải, đây là một cơ sở quan trọng phục vụ cho việc định hướng và khaithác lãnh thổ cũng như công tác bảo vệ môi trường

Quan điểm lãnh thổ: Bất kỳ đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với mộtkhông gian lãnh thổ nhất định Trong không gian lãnh thổ nhất định đó, cácđối tượng địa lý có các quy luật hoạt động riêng, chúng gắn bó và phụ thuộcrất chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó Trong mỗi lãnh thổ luôn có sựphân hóa nội tại và có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ cận kề cả về tựnhiên cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội Kiên Hải là một huyện đảo

Trang 17

nằm trong vịnh Rạch Giá, thuộc tỉnh Kiên Giang Vì vậy mà việc nghiên cứuĐKTN và TNTN trong nội bộ huyện đảo Kiên Hải cũng phải có sự kiên kếtkhông gian với nhau, với các đảo xung quanh và đất liền của tỉnh Kiên Giangcũng như các tỉnh lân cận.

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mỗi một thể tổng hợp tự nhiên là mộtthể thống nhất và hoàn chỉnh, nó có quá trình phát sinh, phát triển và biếnđổi không ngừng Vì vậy, khi nghiên cứu bất kì lãnh thổ nào cũng cần phảihiểu rõ về quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi của lãnh thổ đó Để cónhững dự báo, những phương hướng khắc phục kịp thời Huyện Kiên Hải,tỉnh Kiên Giang là một huyện đảo luôn chịu những sự tác động không ngừngcủa tự nhiên cũng như các hoạt động của con người Môi trường nơi đây rấtnhạy cảm, do đó trước khi tiến hành khai thác một hoạt động kinh tế nào đócần phải phải tiến hành nghiên cứu cẩn trọng, đưa ra những dự báo tác độngđến môi trường và phương án khắc phục

Quan điểm kinh tế sinh thái: Ứng dụng của quan điểm này là xác địnhtrước được những mục tiêu cụ thể trong mối quan hệ giữa các ĐKTN vàTNTN với các hoạt động KT – XH Các quan điểm của kinh tế sinh thái là

cơ sở để các nhà quản lý tiến hành khai thác tài nguyên của lãnh thổ đểhướng đến sự bền vững Tiềm năng về ĐKTN và TNTN của Kiên Hải là rấtlớn, dựa trên có sở này có thể đưa ra các kế hoạch, chiến lược phát triểncác ngành kinh tế phù hợp và có thể trở thành ngành KT mũi nhọn củahuyện trên cơ sở tiềm năng có sẵn

Quan điểm phát triển bền vững: Tất cả các lãnh thổ khi tiến hành khaithác ngành kinh tế đều cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững.Như Chủ tịch Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển - Brutland đãphát biểu năm 1987: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu củacác thế hệ tương lai” Phát triển bền vững của một quốc gia hay một lãnh thổ

Trang 18

nào đó phải đảm bảo đồng thời bốn yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa và môitrường Vì vậy, quan điểm này góp phần rất quan trọng trong đề xuất địnhhướng kiến nghị, giải pháp cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệmôi trường của đề tài nghiên cứu Đây là tiêu chí hàng đầu cho nghiên cứucác ĐKTN và TNTN phục vụ cho các mục tiêu cụ thể.

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp thực địa

- Phương pháp bản đồ và Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)

- Phương pháp đánh giá tổng hợp

- Phương pháp chuyên gia

7 Những hướng đóng góp của đề tài

- Xác định sơ đồ phân bố không gian cho một số ngành kinh tế đã lựa chọn

- Đưa ra những kiến nghị định hướng cho việc sử dụng hợp lý TNTN

và bảo vệ môi trường của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

8 Cấu trúc luận văn

- Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, nội dung của đề tài gồm

có 3 chương:

Chương 1: “Cơ sở lý luận nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát

triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”

Chương 2: “ĐKTN và TNTNT huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”

Chương 3: “Định hướng và giải pháp khai thác ĐKTN và TNTN phục

vụ phát triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”

Trang 19

a Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên có sẵn như đất,nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, thủy văn… của một lãnh thổ phân bốtrong một không gian nhất định Mà con người có thể khai thác để phục vụcho nhu cầu của mình

b Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sửdụng để đạt được một mục đích Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuấthiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích Tài nguyên thiên nhiên làmột đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụcho nhu cầu con người như đất, nước, động vật, thực vật… tài nguyên thiênnhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế [52,54]

Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như:đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vậthoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ Tàinguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên động vật và thực vậtbiển, nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể Chúng còn bao gồmcác tài nguyên văn hóa có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển đến các di chỉkhảo cổ, lịch sử văn hóa của cộng đồng bản địa Chủ thể được xác lập để bảo

vệ các vùng có một hoặc nhiều đặc thù tự nhiên và văn hóa Tài nguyên biểnthường gắn liền với quyền tài phán quốc gia [48]

Trang 20

Tài nguyên thiên nhiên biển, theo cách truyền thống được phân theocác nhóm, các loài khác nhau [12,48] Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên biểnđược chia thành: Tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật; theo khảnăng tái tạo và không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và không tiêu hao Tàinguyên tái tạo sinh vật như tôm, cá, thực vật ngập mặn… có thể tự phục hồinếu không bị khai thác quá mức Tài nguyên tái tạo phi sinh vật bao gồm đất

và các tài nguyên năng lượng như gió, thủy triều, sóng biển và bức xạ mặttrời Tài nguyên không tái tạo điển hình là khoáng sản

c Phát triển bền vững

Đây là một khái niệm phổ biến trên toàn thế giới, khái niệm này đề cậpđến các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại cũng như các hoạt động kinh tế xãhội ở tương lai Đây là sự phát triển mang tính chất lâu dài được cả thế giớiquan tâm, vì điều này liên quan đến sự tồn vong của loài người trên Trái đất

Khái niệm Phát triển bền vững được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong

Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất

vào tháng 6/ 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) với việc nêu lên 27 nguyên tắc

cơ bản liên quan đến môi trường và PTBV

Theo tinh thần của Tuyên bố này PTBV tựu trung theo đuổi 3 mục tiêu, có

thể gói gọn trong 12 chữ:" toàn vẹn sinh thái; hiệu quả kinh tế; công bằng xã hội

" Mục tiêu toàn vẹn sinh thái được tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinhhọc ở mọi cấp bậc, mà căn bản là nguồn gien, các loài và các hệ sinh thái Hiệuquả kinh tế là mục tiêu nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, màbản chất là giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo so với tài nguyên có thể táitạo Mục tiêu công bằng xã hội thể hiện cơ bản ở cách giải quyết vấn đề thừahưởng các giá trị về sinh thái và di sản văn hóa trong nội bộ một thế hệ và giữacác thế hệ, với mục đích cuối cùng là đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại màkhông làm tổn hại đến thế hệ mai sau đáp ứng nhu cầu của họ [28]

Trang 21

Về mặt bảo vệ môi trường có thể hiểu PTBV về bản chất là sự pháttriển mà môi trường được giữ vững, không bị ô nhiễm Vì vậy quản lý môitrường là chìa khóa cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững.

Theo UBMT&PTTG (Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới)đưa ra năm 1987 thì: “Phát triển bền vững là những thế hệ hiện tại cần đápứng nhu cầu của mình mà không làm hại đến khả năng các thế hệ tương laiđáp ứng nhu cầu của họ” Phát triển bền vững ở đây không những đáp ứngnhững nhu cầu của con người về đời sống xã hội, nâng cao các tiêu chuẩnsống đảm bảo các quyền bình đẳng và các quyền lợi xã hội khác mà còn phảibảo vệ sự đa dạng sinh học trên Trái đất, hạn chế sự suy giảm, cạn kiệt cácnguồn tài nguyên đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể phục hồi Vấn

đề đặt ra ở đây là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường,bằng cách nào đó mà nền kinh tế tăng trưởng nhưng môi trường vẫn đượcđảm bảo Như GS TS Lê Đức An nhận định “Vấn đề then chốt của phát triểnbền vững không phải là sản xuất ít đi mà là sản xuất khác đi”, bên cạnh việcphát triển kinh tế cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đểnâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng Môi trường chỉ có thể chứa đựngnhững chất thải đến một ngưỡng nhất định nào đó, nếu quá sức chịu đựng thìmôi trường dần dần sẽ suy thoái, thậm chí là có thể bị biến đổi hoàn toàn và

hệ quả tất yếu là các hệ sinh thái sẽ bị diệt vong

- Bền vững về kinh tế: được thể hiện ở sự ổn định và gia tăng sức sản

xuất Chỉ tiêu dùng để đánh giá thường là tổng thu nhập quốc dân bìnhquân/người/năm

- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên: thể hiện ở việc sử dụng hợp lý

các tài nguyên trên lãnh thổ, trong phạm vi khôi phục và tái tạo được

- Bền vững về môi trường: các hoạt động phát triển phải đảm bảo sử

dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường, xã hội Trong

đó đề cao vấn đề bảo vệ môi trường như một điều kiện sống còn

Trang 22

- Bền vững về mặt xã hội: Xã hội bền vững phải là xã hội trong đó

phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội Nền giáo dục, đào tạo, y tế,phúc lợi xã hội phải được chăm lo, không ngừng bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa

d Bảo vệ môi trường

Ngày nay môi trường đang là một vấn đề mang tính toàn cầu Từ khicon người xuất hiện cho đến nay đã không ngừng khai thác tự nhiên để phục

vụ cho những nhu cầu của mình Khi kinh tế càng phát triển thì môi trườngcàng bị hủy hoại đến mức không thể phục hồi, nhiều loài sinh vật đã bị diệtvong, nhiều tài nguyên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt điều này ảnh hưởngmạnh mẽ đến môi trường sinh sống của con người cũng như các loài sinh vật.Hiên nay môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng trước các hoạt động kinh

tế của con người, nếu con người không chung tay góp sức để bảo vệ môitrường thì nhất định đến một lúc nào đó sự diệt vong sẽ diễn ra trong mộttương lai không xa

Báo vệ môi trường là nhũng hoạt động giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, cải thiện môi trường càng ngày càng tốt hơn, bảo đảm cân bằng sinhthái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả sống do con người và thiên nhiêngày ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên Bảo vệ môi trường cũng đồng thời có nghĩa là bảo vệ cho môi trườngbền vững, môi trường không bị ô nhiễm, không bị suy thoái, không gây taibiến, dáp ứng dược những nhu cầu về tài nguyên và môi trường của hiện tại

mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhũng nhu cầu ấy cho mai sau.Báo vệ môi trường bền vững không phải là bảo vệ cái bền vững chết cứng,

mà báo vệ cái bền vững động của sự phát triển dộng cùng với sự hiểu biếtluôn được nâng cao; càng phát triển, môi trường càng được báo đám sự bềnvững cùa một cân bằng sinh thái động Dù môi trường có bị thay dổi do sựphát triển, nhưng sự thay đổi ấy là một quá trình luôn được bền vững.

Trang 23

e Kinh tế sinh thái

Kinh tế sinh thái là một khái niệm tổng hợp, đề cập đến mối liên hệgiữa hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế với tầm bao quát, rộng mở và cóliên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau

Các hệ sinh thái ven bờ và những hệ sinh thái đảo là những hệ sinh thái

có tính đa dạng sinh học cao, là nguồn vốn thiên nhiên quí giá cho phát triểnkinh tế biển - đảo nhưng đây lại là những hệ sinh thái mỏng manh, nhạy cảm

dễ bị hủy hoại, suy thoái nếu không có chiến lược và hướng khai thác hợp lý

Vì vậy khi phát triển kinh tế biển đảo cần phải dựa trên cơ sở của kinh tế sinhthái, đây là hướng đi để tiến tới phát triển bền vững

Khi tiến hành nghiên cứu theo định hướng phát triển bền vững cho các

hệ thống biển đảo ven bờ cần phải tiến hành một cách toàn diện, cẩn trọng vàphải dựa trên quan điểm sinh thái bền vững Tổ chức Hải dương học liênchính phủ (IOC) đã đưa ra các tiêu chí cho việc nghiên cứu các hệ sinh tháiđảo và vùng biển nông cho mục đích phát triển bền vững với các nội dungnhư sau: chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) trên đảo nhất là vùngnước quanh đảo, các tai biến thiên nhiên và các nguy cơ tiềm ẩn cùng biệnpháp phòng tránh, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên (sinh vật), bảo vệ và pháttriển các hệ sinh thái (đảo, vùng triều, rạn san hô, cỏ biển,…)

1.1.2 Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển KT và bảo vệ môi trường lãnh thổ

a Các điều kiện tự nhiên

Hệ thống đảo – biển có những đặc thù riêng không giống như một lãnhthổ trên đất liền Ở đây có mối liên hệ không gian giữa đảo và biển về nhiềumặt, khu vực ven biển và trên đảo là các điều kiện tạo thành đất, đặc điểm vềnước mặt, nước ngầm, thời tiết, khí hậu, chế độ gió mưa, nhiệt độ, độ ẩm, giómùa… Ở vùng biển lại có sự tương tác của các đặc điểm hải văn như sóng,

Trang 24

hải lưu, độ mặn, thủy triều… cùng với các điều kiện thời tiết, khí hậu trênvùng biển.

Hệ thống ven biển – biển – đảo có chung các đặc điểm về thời tiết, khíhậu của môi trường không khí trên biển đảo Song trên đảo có những đặc điểm

tự nhiên riêng mà dưới biển không có được và ngược lại dưới biển có nhữngđặc thù không thấy trên đảo Vì vậy, khi tiến hành khai thác các điều kiện tựnhiên phục vụ cho phát triển kinh tế cần đưa ra các tiêu chí và thống nhất cáctiêu chí này ở một mức độ tương đối cả phần lục địa ven biển, trên các đảo nổi

và dưới biển, có thể lấy các cặp chỉ tiêu độ cao và độ sâu, chỉ tiêu về đa dạngsinh học trên đảo nổi và dưới biển, chỉ tiêu về dòng chảy trên bờ và dưới biển,chỉ tiêu về khoáng sản…

Các đảo nổi thường được biển bao quanh nên diện tích đảo nổi chỉchiếm một phần rất nhỏ trong không gian biển đảo, do đó các quá trình tựnhiên của biển thường chiếm ưu thế Tuy nhiên, các yếu tố tự nhiên trên đảolại đóng vai trò quyết định như nguồn nước trên đảo cung cấp cho hoạt độngsống nhưng rất cần thiết cho hoạt động đánh cá, hoặc địa hình vũng vịnh venbiển và quanh các đảo có ý nghĩa cho việc khai thác nuôi trồng thủy sản vàlàm dịch vụ neo đậu tàu thuyền tránh bão, hay độ cao của đảo, hướng núi lại

có ý nghĩa về việc bố trí đèn biển, bố trí các cơ sở hạ tầng chỉ dẫn giao thông,

bố trí xây dựng các bến cảng, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá…

b Khoảng cách huyện đảo với đất liền và giữa các đảo trong huyện đảo

Các huyện đảo thường phân bố độc lập giữa một vùng biển ngăn cáchvới các lãnh thổ khác khoảng vài chục hải lý (huyện đảo Cồn Cỏ, Cô Tô, LýSơn…) đến hàng trăm hải lý (huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa), do đó điềukiện tự nhiên và kinh tế xã hội thường rất độc lập không như trên đất liền, cónhiều đặc thù và lợi thế so sánh cũng như có nhiều sự hạn chế đều có liênquan trực tiếp đến biển

Trang 25

Vị trí của hệ thống các đảo và huyện đảo không như nhau, có thể thuậnlợi cho mục đích này nhưng lại hạn chế đối với mục đích khai thác kinh tếkhác Tuy nhiên, nếu đảo càng gần đất liền, gần các vùng kinh tế trọng điểm,các khu kinh tế mở, khu chế xuất thì càng có lợi thế để phát triển, nhất là pháttriển các ngành dịch vụ cho nhu cầu của các trung tâm kinh tế lớn như: nhucầu nghỉ ngơi, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần, du lịchsinh thái,… huyện đảo Kiên Hải tiếp giáp với các trung tâm kinh tế như: phíađất liền có thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, trên biển tiếp giáp với PhúQuốc (khu kinh tế biển tổng hợp lớn nhất cả nước) Đây là các điều kiệnthuận lợi để huyện Kiên Hải phát triển kinh tế - xã hội.

Các đơn vị hành chính xã của các huyện đảo Kiên Hải không liền kềvới nhau như trên đất liền mà cách xa nhau do các đảo phân bố rải rác nênphương tiện di chuyển nơi đây chủ yếu là đường thủy mà môi trường nước lạinhiều tính biến động và rất nhạy cảm Vùng biển Kiên Hải khá yên bình sovới các vùng biển khác của cả nước, tuy nhiên nơi đây vẫn xuất hiện các taibiến thiên nhiên như: dông, bão, sóng lớn và tiềm ẩn nguy cơ động đất… vìvậy cần có những biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa những thiệt hại vềngười và của cải Ở huyện đảo Kiên Hải tuy có những lợi thế nhất định nhưngbên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều khó khăn Do đó đòi hỏi phải có nhữngcách tiếp cận từ nhiều góc độ trong việc nghiên cứu và tiến hành các hoạtđộng kinh tế

c Vị thế của hệ thống đảo là một nội dung quan trọng và mang tính bắt buộc khi nghiên cứu về hệ thống đảo – biển

- Vị thế được hiểu ở đây là những lợi thế so sánh về mặt địa lý, về khaithác các giá trị vật chất và phi vật chất của một đơn vị lãnh thổ nhất định.Tiềm năng vị thế được biết đến thông qua việc phân tích, đánh giá hoặc khảnăng phát hiện của chủ thể quản lý, chủ sở hữu hoặc các chuyên gia tư vấnphát triển đối với lãnh thổ đó

Trang 26

- Tầm quan trọng của các huyện đảo không phải chỉ là vốn tài nguyênmỏng manh của chúng mà chính và chủ yếu là vị thế của chúng Điều nàykhông chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế xã hội mà còn đặc biệt quantrọng đối với việc bảo vệ an ninh tổ quốc trong xác định đường cơ sở, vùnglãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Một đảo dù diện tích nhỏ nhưng giá trị vịthế của nó càng tăng lên khi nó càng xa đất liền, càng bao quát được một vùngbiển rộng lớn, càng gần với các tuyến hàng hải quốc tế,… Tiềm năng củahuyện đảo được khẳng định ở vai trò của chúng trong hoạch định biên giới trênbiển và xác định đường cơ sở, tiềm năng dịch vụ hàng hải, đánh bắt hải sản và

du lịch biển – đảo…

- Giá trị kinh tế thu được từ việc khai thác, tận dụng các tiềm năng vịthế của một đơn vị lãnh thổ cực kỳ lớn Trên thế giới, có nhiều quốc gianghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng biết phân tích đúng lợi thế địa lí của đấtnước và đưa ra những chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp đãđem lại hiệu quả kinh tế hết sức to lớn, đưa đất nước tiến triển vượt bậc Vídụ: đất nước Singapore dựa trên vị trí là một quốc đảo nằm ở eo biểnMalacca, đây là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới nối giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương Quốc gia nhỏ bé này đã lựa chọn ngành hàng hải

và dịch vụ du lịch làm trọng tâm, mũi nhọn để phát triển Từ đó đã kéo theo

sự phát triển của các ngành kinh tế khác và Singapore đã trở thành một quốcgia giàu có và có trình độ dịch vụ cao nhất thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn

- Các thông tin từ phân tích tiềm năng vị thế của huyện đảo Kiên Hải

có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tổ chức lãnh thổ, quy hoạch phát triển,lập chiến lược và định hướng sử dụng không gian biển – đảo Sử dụng khônggian biển – đảo đang là một xu thế lớn của Thế giới và ở Thái Bình Dương thìNga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang giữ

Trang 27

một vai trò cực kỳ quan trọng Là một quốc gia ven biển và nằm hệ thống cácquốc gia Đông Nam Á, vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao,nhất là chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế Thế giới,đây là điều kiện thuận lợi để huyện Kiên Hải nói riêng và các huyện đảo ven

bờ khác của Việt Nam nói chung phát huy hết vai trò của mình - là những cửangõ để vươn ra khu vực Đông Nam Á và Thế giới trong các kế hoạch, chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và củaViệt Nam nói chung trong những năm sắp tới khi mà nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp

Ngoài ra, vị trí của huyện Kiên Hải còn là điểm mốc để xác định cácyếu tố khí tượng – hải văn trên biển, tham gia vào mạng lưới thông tin khítượng, bố trí các hệ thống đèn biển trong mạng lưới hướng dẫn giao thôngtrong Vịnh Thái Lan Bên cạnh đó, vị trí của đảo còn đóng vai trò quan trọngtrong việc lựa chọn điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão, bố trí cơ sở tiếp nhậnthông tin cứu hộ và triển khai công tác cứu nạn trong vịnh Thái Lan cũng nhưtrên Biển Đông…

- Vị thế lãnh thổ của huyện đảo Kiên Hải thể hiện trong sơ đồ tuyếnchính phát triển Kinh tế - xã hội vùng biển trọng điểm tỉnh Kiên Giang(Tuyến 1: Tp Rạch Giá - tx Hà Tiên – đảo Phú Quốc – Tiên Hải – Thổ Chu.Tuyến 2: Tp Rạch Giá – Hòn Tre – Hòn Nghệ - Phú Quốc Tuyến 3: Tp RạchGiá – Hòn Tre – An Sơn – Lại Sơn – Thổ Chu.)

a Sức chứa và khả năng đáp ứng của các đảo về nhu cầu tài nguyên và điều kiện môi trường.

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng cần phải lưu ý khi tiến hànhnghiên cứu và khai thác lãnh thổ các đảo và hệ thống biển đảo Do tiềm năngtài nguyên trên đảo rất hạn chế, nhất là quỹ tài nguyên đất, tiềm năng tàinguyên nước (kể cả nước mặt và nước ngầm), nguyên – nhiên liệu và năng

Trang 28

lượng cho hoạt động xây dựng, sản xuất và cho hoạt động sống, phần lớn diệntích rừng không chỉ trên đảo có người sinh sống mà ngay cả các đảo kề bêncũng bị tàn phá do nhu cầu chất đốt đã làm mất đi nguồn thủy sinh cho cácdòng suối và khả năng tích trữ nước ngầm tầng nông trên đảo.

Huyện Kiên Hải có diện tích nhỏ, các đảo phân bố rải rác, địa hình chủyếu là đồi núi nên diện tích đất, tài nguyên nước, các nguyên vật liệu, diệntích rừng… rất hạn chế nên khi tiến hành khai thác kinh tế cần phải có nhữngphương án và những giải pháp cụ thể

b Sự thuận lợi và mức độ an toàn giao thông trên biển

Trên biển giao thông chủ yếu là đường thủy, điều này phụ thuộc rấtnhiều vào địa hình đáy biển, luông lạch ra vào các cảng, bến đỗ, vào các điềukiện khí tượng - hải văn vùng biển và quan trọng hơn là chất lượng phươngtiện vận chuyển Vùng biển Kiên Hải nằm trong vịnh Thái Lan đây là vùngbiển hầu như ít gặp sóng to, gió lớn thuyền bè có thể chở khách thuận tiệnsuốt cả thời gian trong năm Hệ thống các cầu cảng, thuyền bè đang được đầu

tư xây dựng để đáp ứng các mục tiêu phát triển KT và đảm bảo ANQP

Mức độ thuận tiện được tăng lên khi các phương tiện giao thông đượctrang bị tốt hơn, năng lực vận chuyển và trang bị an toàn được nâng cao như

hệ thống tàu cao tốc của tư nhân được trang bị hiện đại làm cho mức độ antoàn được tăng lên cao hơn, rút ngắn được khoảng thời gian khi di chuyển racác đảo và có thể hoạt động được trong những trường hợp sóng lớn hơn

c Tiềm năng tài nguyên của huyện đảo

Tiềm năng tài nguyên huyện đảo Kiên Hải cũng như các huyện đảo khácđược cấu thành từ nguồn tài nguyên trên đảo và dưới biển Tiềm năng trên đảoHòn Tre, Hòn Sơn Rái và quần đảo Nam Du tuy không lớn so với tiềm năng trênbiển nhưng rất quan trọng Trong đó quan trọng nhất là tài nguyên nước, tàinguyên đất, tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu Dựa vào những nguồn tài

Trang 29

nguyên này các nhà quản lý sẽ đưa ra những hoạch định, chiến lược phát triển cụthể cho từng đảo theo từng giai đoạn như đảo Hòn Tre (xã Hòn Tre) được quihoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của huyện và tập trung phát triển dulịch, Hòn Sơn Rái (xã Lại Sơn) chú trọng phát triển du lịch và nuôi trồng thủysản, quần đảo Nam Du phát triển đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản, pháttriển du lịch, hậu cần nghề cá, các bến cảng, bến tàu đã và đang đầu tư xây dựng.

Nguồn tài nguyên biển quan trọng nhất là những nguồn lợi về cá, tôm,thân mềm, nhuyễn thể và các nguồn lợi sinh vật khác Thế mạnh của vùngbiển hải đảo là phát triển nghề nuôi thủy sản theo khu vực quanh các đảo nổi.Kiên Hải là một trong những huyện đảo với ngư trường rộng lớn nên có thểphát triển việc khai thác hải sản, chế biến nước mắm, nuôi cá lồng trên biển.Trữ lượng thủy hải sản vùng biển Kiên Hải – Phú Quốc khá lớn Hiện naynuôi trồng hải sản mới phát triển chưa ngang tầm với tiềm năng và thế mạnhcủa huyện

Tiềm năng tài nguyên sinh vật biển là cơ sở quan trọng để định hướngphát triển những ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quảmôi trường lớn nhất, lâu dài nhất đối với sản xuất ở các huyện đảo là các ngànhngư nghiệp với trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng đặc sản biển – đây là mộtngành không chiếm diện tích đất nổi nhiều, tiêu thụ nguồn tài nguyên hợp lý vàgiải quyết nhiều việc làm và thu nhập cao cho dân cư các huyện đảo

d Thiên tai

Biển Đông của Việt Nam là một trong những ổ bão của Thế giới nên cónhiều thiên tai như: bão nhiệt đới, giông, lốc xuất hiện với tần suất dày đặcvới cường độ mạnh nhất là vào mùa mưa bão Nhưng vùng biển Tây Nam Bộlại khá yên bình so với các vùng khác nhưng không phải vậy mà không cónhững thiên tai Nơi đây thường xuất hiện mưa, dông, thủy triều kết hợp vớibão làm ngập lụt nhiều tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ đã ảnh hưởng không nhỏ

Trang 30

đến các đảo ven bờ trong đó có huyện đảo Kiên Hải Nhất là khi vào thời giankhi gió mùa Tây Nam hoạt động xuất hiện sóng lớn gây không ít khó khăncho việc di chuyển và khai thác thủy sản cũng như hoạt động du lịch.

e Dân cư trên đảo

- Dân cư trên các đảo Hòn Tre, Hòn Sơn Rái và quần đảo Nam Du chủyếu là dân nhập cư, người bản địa chiếm tỷ lệ rất nhỏ Vì là người nơi khácđến nên họ không có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng cácnguồn tài nguyên nơi đây Đặc biệt trình độ dân trí chưa cao nên họ chưa biết

áp dụng khoa học kỹ thuật mà chỉ khai thác những cái đã có sẵn Môi trườngđảo – biển vốn đã mỏng manh và nhạy cảm nên nguy cơ bị suy thoái là rấtlớn Vì vậy, để khai thác hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên nơi đây thì cần

có nhiều chính sách và giải pháp hợp lý cho từng vùng cụ thể khi tiến hànhcác hoạt động kinh tế

1.1.3 Phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu

Do đặc thù về hình thể, sự phân bố và môi trường xung quanh mà cáchuyện đảo có những nét đặc thù riêng không giống như trên đất liền Cónhững huyện đảo cách đất liền khoảng vài chục đến vài trăm hải lý nên khitiến hành khai thác phải có những phương hướng, cách tiếp cận cụ thể Theotruyền thống thì chủ yếu khai thác những cái có sẵn trên các đảo mà chưaquan tâm nhiều đến môi trường và những vấn đề an sinh khác Ngày nay,với những chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước ta thì bất

kỳ một khu vực nào cũng không còn là vùng sâu, vùng xa và vùng hải đảonữa mà tất cả đều có những cơ hội phát triển như nhau Tuy nhiên, tùy theođặc thù của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng, từnghuyện đảo mà có phương pháp khai thác cụ thể

a Khẳng định được vị thế của huyện đảo là chính là nội dung quan trọng nhất.

Không giống như trên đất liền, các huyện đảo không chỉ có không gianlãnh thổ riêng mà còn là điểm để xác định không gian lãnh thổ của quốc gia

Trang 31

Vì vậy vị thế của chúng có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt Điều nàyđược thể hiện rất rõ trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc, trong việc xác địnhđường cơ sở, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Một đảo dù có diệntích nhỏ nhưng giá trị của nó sẽ tỷ lệ nghịch khi nó càng xa đất liền, càng baoquát được một vùng biển rộng lớn, càng gần với đường hàng hải quốc tế.

Huyện Kiên Hải thuộc nhóm đảo phía trong, phân bố rải rác nên có mộtkhông gian biển rất lớn Khoảng cách với các trung tâm kinh tế trên đất liền(tp Rạch Giá, huyện An Biên, An Minh), cũng như với các đảo Phú Quốc(trung tâm kinh tế biển lớn nhất cả nước), Thổ Chu Đây còn là vùng biểnphát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Kiên Giang - Kiên Hải có nhiều điềukiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngoài ra Kiên Hải nằm trong ngư trường

Cà Mau – Kiên Giang giàu có về tài nguyên biển tạo điều kiện cho phát triểnđánh bắt và nuôi trồng thủy sản quanh các đảo Hòn Tre, Hòn Sơn Rái và quầnđảo Nam Du Bên cạnh đó, huyện còn có ý nghĩa quốc phòng rất lớn nơi đâyđược xem là khu vực hậu cần cung cấp sức người, sức của cho các đảo tiềntiêu (đảo Thổ Chu, Phú Quốc), bố trí và triển khai các kế hoạch quân sự Đâycòn là cửa ngõ của các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ và Hậu Giangtrong việc mở rộng giao lưu, hợp tác trên biển trong vịnh Thái Lan

b Có mối quan hệ chặt chẽ với vùng biển xung quanh đảo.

Tiềm năng của các đảo không chỉ được xác định ở trên đảo mà còn ởvùng biển bao quanh đảo, nếu chỉ xác định tiềm năng trên đảo mà bỏ qua khuvực biển bao quanh thì đó là một thiếu sót vô cùng to lớn Tuy hai hệ sinh tháiphát triển tương đối độc lập nhưng giữa chúng có một mối quan hệ hữu cơ rấtchặt chẽ về các quá trình ngoại sinh như: bóc mòn, bồi tụ, dòng chảy, xói lở,

… khi hiểu được mối quan hệ này sẽ dễ dàng đưa ra những định hướng pháttriển cụ thể của từng huyện đảo như: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, pháttriển hàng hải, du lịch…

Trang 32

c Không gian liên kết với các khu vực xung quanh

Sự phát triển của một huyện đảo không chỉ phụ thuộc vào nguồn tàinguyên của đảo, chính sách đầu tư mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các khuvực xung quanh đó là các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chếxuất, vùng kinh tế trọng điểm… sự phát triển của các trung tâm kinh tế hỗ trợrất nhiều cho sự phát triển của các huyện đảo như: huyện Kiên Hải được sự

hỗ trợ từ các trung tâm kinh tế lớn như tp Rạch Giá, Phú Quốc, các huyện AnBiên, An Minh và Châu Thành Trong đó quan trọng nhất chính là sự giaothông hàng hải giữa các đảo với đất liền

d Tính đặc thù về thế mạnh và hạn chế của huyện đảo

Cả các huyện đảo đều có những đặc thù về thế mạnh và hạn chế riêng

so với trên đất liền Sự khác biệt về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên

và các điều kiện kinh tế xã hội Tuy nhiên giữa các huyện đảo có những đặcđiểm chung như tiềm năng về phát triển ngư nghiệp, các ngành dịch vụ và dulịch sinh thái và những hạn chế chung về phát triển nông nghiệp do diện tíchnhỏ hẹp, ngành khai khoáng và ngành công nghiệp chế biến

Huyện Kiên Hải cũng có những thế mạnh về ĐKTN và TNTN thuậnlợi cho phát triển các ngành KT, vị thế của Kiên Hải gần bờ và gần các trungtâm kinh tế lớn của tỉnh Kiên Giang như Tp Rạch Giá – trung tâm hành chính,văn hóa, kinh tế lớn nhất tỉnh và các vùng phụ cận như huyện Châu Thành,huyện An Biên và huyện An Biên Đây là những đầu cầu cho sự phát triểnkinh tế

Bên cạnh những thuận lợi, Kiên Hải cũng tồn tại những khó khăn nhưquĩ đất hạn chế, các cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, môi trường nhạy cảm dễ

bị suy thoái, nguồn lực chưa được đảm bảo… Vì vậy trước khi tiến hànhkhai thác thế mạnh cần có những nghiên cứu, đánh giá và phương pháp khắc

Trang 33

phục những khó khăn, hạn chế….

e Thực hiện cơ chế kinh tế mở của và hướng ra biển

Những tồn tại cơ bản và lâu dài trong phát triển KT - XH của các huyệnđảo chính là hạn chế về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu khoa họccông nghệ và nguồn nhân lực cho sự phát triển Những khó khăn này có thểđược khắc phục khi “mở cửa” cho nước ngoài vào đầu tư, nhất là trong lĩnhvực du lịch - sinh thái và dịch vụ hàng hải, đánh bắt và nuôi trồng hải sản,nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Tất cả các dự án đầu tư cả trong

và ngoài nước đều phải lấy tiêu chí “hướng ra biển” làm nội dung căn bản

Huyện Kiên Hải cũng tồn tại những hạn chế như trên, vì vậy để pháttriển được nền kinh tế cần có sự quan tâm của tỉnh Kiên Giang cũng như cácchính sách ưu đãi cho Kiên Hải, bên cạnh đó huyện cũng thực hiện chính sách

mở cửa, xây dựng các cơ sở hạ tầng, ưu đãi cho các doanh nghiệp vào đầu tư

để thu hút ngồn vốn

f Đặc biệt chú trọng đến công tác an ninh quốc phòng

Việc phát triển kinh tế xã hội luôn luôn gắn liền với công tác đảm bảo

an ninh quốc phòng Đó vừa là chức năng, vừa là thế mạnh của các huyện đảonhờ vào vị thế đặc biệt của chúng Do đó nhiều không gian Địa lí của cáchuyện đảo cần phải được dành cho quốc phòng, mặc dù nơi đó có thể phù hợpvới nhiều dự án đầu tư kinh tế nhiều lợi nhuận

Mặc dù thuộc nhóm đảo phía trong nhưng Kiên Hải có một vị trí rất quantrọng đối với vấn đề quốc phòng Đây là cửa ngõ ra Vịnh Thái Lan và là nơi tiếpgiáp với các nước trong ASEAN như Campuchia, Thái Lan, Malaysia củaĐBSCL và đặc biệt vị trí hậu cần đối với các đảo tiền tiêu Phú Quốc và ThổChu Từ đây có thể triển khai các công tác cứu hộ cứu nạn trên biển cũng nhưnơi tổ chức các phương án tác chiến, nơi neo đậu tàu thuyền khi có dông, bão

g Đặt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đảo lên hàng đầu

Do môi trường sinh thái của các huyện đảo rất mỏng manh và nhạy

Trang 34

cảm, diện tích các đảo nhỏ hẹp, cô lập và đang bị phá hủy mạnh do các hoạtđộng kinh tế của con người nên đang bị suy thoái nghiêm trọng và khó phụchồi hoặc không thể phục hồi nếu bị tác động quá mạnh Vì thế phải có thái độrất cẩn trọng và nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng cơ

sở hạ tầng hoặc quy hoạch khai thác tài nguyên

Khi tiến hành các hoạt động kinh tế, môi trường sẽ bị ảnh hưởng vànghiêm trọng hơn là sẽ bị hủy hoại dẫn đến sự biết mất của các HST Do đócông tác bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong việc phát triển

KT – XH của Kiên Hải Chính quyền và người dân nơi đây luôn nhận thứcđược điều này nên công tác giáo dục tuyên truyền và thực hiện rất tốt

1.1.4 Cơ sở thực tiễn khi về nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển KT và bảo vệ môi trường lãnh thổ

a Bối cảnh quốc tế và yêu cầu của sự phát triển kinh tế biển của nước ta

Hiện nay các quốc gia trên Thế giới và khu vực như Trung Quốc, NhậtBản, Philippin, Singapore, Malaysia, Indonexia… đã thành công trong chiếnlược phát triển kinh tế biển và đã đạt được những thành tựu to lớn, các trungtâm kinh tế, các thành phố ven biển được hình thành tạo điều kiện mở rộnggiao thương quốc tế, xây dựng tại vùng biển một nền kinh tế mở, năng động

và phát triển nhanh, tạo đà kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế vàkhu vực xung quanh

Những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong chiếnlược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển cho thấy chiến lược phát triểnbền vững vùng biển và ven biển có tầm quan trọng rất đặc biệt, là một bộphận chủ yếu của chiến lược phát triển quốc gia Ngoài việc thực hiện chínhsách mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển Cũng cần phải xây dựng chiếnlược quản lý với sự tham gia của cộng đồng để bảo vệ môi trường biển và

Trang 35

vùng ven biển.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang hướng mạnh sự phát triển rabiển thì Việt Nam không thể không hòa nhập nếu không muốn bị bỏ lại phíasau, đây không chỉ là xu hướng hội nhập mà còn mang tính cách mạng Việcphát triển KTB là cơ hội để nước ta mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh

tế Thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực Pháttriển KTB còn kéo theo sự phát triển của các vùng khác của đất nước cùngphát triển theo Điều này còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia

Cùng với xu thế quốc tế và khu vực cũng như chiến lược phát triển củanước ta thì tất cả các huyện đảo đều có cơ hội phát triển kinh tế dựa trênnhững điều kiện tài nguyên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như chínhsách đầu tư của nhà nước Không một khu vực nào bị coi là vùng xa xôi, hẻolánh nữa mà tất cả đều có cơ hội phát triển Do thuộc nhóm đảo phía trong,khoảng cách với đất liền không quá xa xôi (trung tâm hành chính Hòn Trecách thành phố Rạch Giá khoảng 30 km đường biển) huyện Kiên Hải đangnhận được sự quan tâm và nhiều chính sách đầu tư của tỉnh và của nhà nướcnhư: xây dựng mạng lưới giao thông quanh đảo, xây dựng các bến cảng, đưamạng lưới điện quốc gia ra đảo, các chính sách về phát triển các ngành nuôitrồng và đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch

b Chính sách phát triển KTB của nước ta

Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng xác định được tầm quantrọng của KTB, nước ta đã đưa ra nhiều chính sách phát triển dựa theo ĐKTN

và TNTN của từng huyện đảo Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 06-5-1993 của

Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển khẳng định đẩy mạnhphát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợiích quốc gia; bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển; phấn đấu trởthành một nước mạnh về biển vào năm 2020 Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị

Trang 36

ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: “Thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộkhoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khaithác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môitrường, đào tạo nhân lực”; “… tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa họcbiển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và nănglượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khítượng - thuỷ văn” Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, một loạt kế hoạch vềphát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thôngvận tải 2010…

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) khẳng định mục tiêu:

“Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặcthù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở chocác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển Đẩy mạnh công tác nuôi trồng,khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triểnđóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiếnmạnh ra biển và làm chủ vùng biển Phát triển tổng hợp kinh tế biển và venbiển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùngphát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo

để tiến ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trênbiển” Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lầnthứ X (năm 2006)

Những quan điểm, biện pháp nêu trên tiếp tục nhấn mạnh chủ trươngxây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế -

xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước,đặt kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với

Trang 37

các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm phát triểncác lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp,các ngành, cả Trung ương và địa phương vẫn còn những hạn chế Thực tế đóđặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các quan điểm chỉđạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược Hội nghị lần thứ tư BanChấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09-02-2007).Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước taphải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huymọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấuphong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả caovới tầm nhìn dài hạn" Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng

53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt cácvấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển vàven biển Nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được xác định: kếthợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - anninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường Kết hợp chặt chẽ giữa phát triểnvùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (năm 2011) tiếp tục khẳng định chủtrương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị trí và tiềm năng biểnnước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệchủ quyền vùng biển Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệpven biển,… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từngđảo.” Những chủ trương, biện pháp nêu trên từng bước được cụ thể hóa trongcác lĩnh vực kinh tế biển Nhờ đó, các lĩnh vực kinh tế biển nước ta, trong đó

có kinh tế đảo, đã có bước chuyển biến đáng kể và đạt được những kết quả

Trang 38

quan trọng.

Hình 1.1: Tương tác giữa ba hệ thống tự nhiên – kinh tế - xã hội

và phát triển bền vững

Trang 39

Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững của WCED 1987

Hình 1.3: Mô hình phát triển bền vững Villien 1990

Tại hội nghị toàn quốc về chiến lược phát triển bền vững, Đảng ta đã khẳngđịnh: “Phát triển bền vững thực sự là định hướng sống còn của Việt Nam” trong

đó con người chính là trung tâm Chiến lược cũng đề ra 19 ưu tiên để đạt được sựbền vững trong phát triển kinh tế và 8 nguyên tắc chính PTBV

(1) Con người là trung tâm của PTBV

(2) Phát triển kinh tế là trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.(3) Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là một yếu tố không thểtách rời của quá trình phát triển

(4) Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằngnhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của thế hệtương lai

(5) Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH,thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững cho đất nước

(6) PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ,ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các

Trang 40

công đồng dân cư và mọi người dân.

(7) Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ độnghội nhập nền kinh tế quốc tế, để PTBV đất nước

(8) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội vàBVMT với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự toàn xã hội

Nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý

và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.Ngày 17/8/2004 tại quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (chương trình nghị sự

21 của Việt Nam)

d Quan điểm phát triển bền vững cho vùng biển đảo

Phát triển kinh tế biển – đảo ở các quốc gia ven biển trên thế giới đã thuđược nhiều thành tựu về mặt kinh tế và lý luận Từ những nhận thức đúng đắn

về tài nguyên, tiềm năng cũng như những lợi thế so sánh của vùng biển và hảiđảo, các nước này đã tìm ra được hướng đi đúng cho các hải đảo Thực tiễn

và lý thuyết phát triển đảo trên đã được các quốc gia minh chứng, mô hìnhkinh tế phù hợp đối với các đảo là kinh tế sinh thái, du lịch và dịch vụ Tuynhiên, cần có những bước đi và chính sách phù hợp Hội nghị quốc tế về pháttriển bền vững kinh tế - xã hội các đảo, họp tại Đài Loan đã khẳng định để cóthể phát triển bền vững, các đảo phải được hưởng chính sách phát triển kinh

tế ưu tiên khác với đất liền và đầu tư phát triển kinh tế ban đầu cho đảo đòihỏi các chuyên gia có trình độ công nghệ, kinh tế, văn hóa cao

Tính động trong cân bằng của các hệ sinh thái biển đảo lại rất lớn, làmcho chúng trở nên mong manh, dễ bị suy thoái Phát triển kinh tế biển – đảo

vì vậy phải đưuọc thực hiện trên các nguyên tắc của phát triển bền vững.Trong đó hướng “kinh tế - sinh thái” đang là một hướng đi mới, đề cập đến

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Đức An (chủ biên) và nnk, (1995), “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội biển”, Báo cáo đề mục, đề tài KT.03.12, Viện Địa lí, trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội biển”
Tác giả: Lê Đức An (chủ biên) và nnk
Năm: 1995
3. Lê Đức An (chủ biên) và nnk, (1998), “Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hệ thống đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam. Báo cáo đề mục thuộc đề tài trong chương trình Biển Đông, Hải đảo, Đề tài nhánh:Nghiên cứu di dân ra đảo (Đỗ Trọng Hùng chủ biên), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Xây dựng cơ sở khoa học choviệc sử dụng hệ thống đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam. Báo cáo đềmục thuộc đề tài trong chương trình Biển Đông, Hải đảo
Tác giả: Lê Đức An (chủ biên) và nnk
Năm: 1998
4. Lê Đức An (đồng chủ biên) và nnk, (2001), “Chuyên khảo hệ thống đảo ven bờ Việt Nam (Những vấn đề địa lí môi trường), Viện Địa lí, Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyên khảo hệ thốngđảo ven bờ Việt Nam (Những vấn đề địa lí môi trường)
Tác giả: Lê Đức An (đồng chủ biên) và nnk
Năm: 2001
5. Lê Đức An, Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam tài nguyên và phát triển Viện khoa học và công nghệ Việt Nam , Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam tài nguyên và phát triểnViện khoa học và công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học tựnhiên và công nghệ
6. Bùi Hoàng Anh, (2010), “Phân tích, đánh giá cảnh quan đảo Phú Quốc phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học” , Trường đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích, đánh giá cảnh quan đảo PhúQuốc phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môitrường. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học”
Tác giả: Bùi Hoàng Anh
Năm: 2010
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2003), “Đề án phát triển tổng thể đảo phú quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề án phát triển tổng thể đảo phú quốctỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2003
8. Bộ kế hoạch và đầu tư, (2005), Báo cáo “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo “Chiến lược phát triển kinhtế biển Việt Nam đến năm 2020”
Tác giả: Bộ kế hoạch và đầu tư
Năm: 2005
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2005), Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hiến lược phát triển kinh tế biển vàvùng ven biển Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2005
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, (2012), “Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và phát triểnrừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Năm: 2012
11. Cảnh, Đào Ngọc Cảnh, (2003 ), “Tổ chức lãnh thổ các địa điểm du lịch tỉnh Kiên Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Tổ chức lãnh thổ các địa điểm dulịch tỉnh Kiên Giang
13. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, năm 2010, 2011, 2012, 2013. Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang,năm 2010, 2011, 2012, 2013
14. Đề tài KC -09 – 12, Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ - Chương trình điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng biển KC 09 . 15. Phạm Hoàng Hải (chủ nhiệm). Đề tài : Đánh giá tổng hợp tiềm năngtự nhiên, KT – XH, thiết lập các cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển KT – XH bền vững cho một số huyện đảo . Đề tài: KC.09. 20. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ -Chương trình điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng biển KC 09".15. Phạm Hoàng Hải (chủ nhiệm). Đề tài": Đánh giá tổng hợp tiềm năng"tự nhiên, KT – XH, thiết lập các cơ sở khoa học và các giải phápphát triển KT – XH bền vững cho một số huyện đảo
16. Phạm Hoàng Hải và nnk, (2010), Các huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và định hướng phát triển. Lưu trữ tại Viện Địa Lý, thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềmnăng và định hướng phát triển. Lưu trữ tại Viện Địa Lý
Tác giả: Phạm Hoàng Hải và nnk
Năm: 2010
17. Phạm Hoàng Hải, (2011), Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo
Tác giả: Phạm Hoàng Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2011
(1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN,bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo Dục
19. Nguyễn Đình Hòe, (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
20. Hương, Bùi Thị Hương, (2014), “Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốc phòng An ninh Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học” , Trường đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tài nguyên vị thế huyệnđảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốcphòng An ninh Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học”
Tác giả: Hương, Bùi Thị Hương
Năm: 2014
21. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) và nnk, (2004), “Một số vấn đề khoa học định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven biển Việt Nam, Dự án khoa học cập Bộ, Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề khoa họcđịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường vùngven biển Việt Nam
Tác giả: Đỗ Hoài Nam (chủ biên) và nnk
Năm: 2004
22. Bùi Thị Minh Nguyệt, (2005), “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho mục đích phát triển bền vững huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học”, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội cho mục đích phát triển bền vững huyện Cô Tô, tỉnhQuảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học
Tác giả: Bùi Thị Minh Nguyệt
Năm: 2005
23. Hoàng Thị Kiều Oanh, (2009), “Đánh giá tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển bền vững đảo Ngọc Vừng, tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Địa lí. Trường đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tiềm năng tài nguyên phụcvụ phát triển bền vững đảo Ngọc Vừng, tỉnh Quảng Ninh”
Tác giả: Hoàng Thị Kiều Oanh
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w