Một số phong tràohành động của thanh niên chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã
Trang 1H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC THUẬN
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP- 2018
Trang 2H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUY N Đ C THU N ỄN ĐỨC THUẬN ỨC THUẬN ẬN
NGHIÊN C U S THAM GIA C A ĐOÀN THANH ỨU SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH Ự THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH ỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG PHÁT TRI N KINH T - XÃ H I ỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ế - XÃ HỘI ỘI
T I HUY N KIM BÔI, T NH HÒA BÌNH ẠI HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỈNH HÒA BÌNH
Ngành : Qu n lý kinh t ản lý kinh tế ế
Người hướngd n khoa h c: ẫn khoa học: ọc: TS Nguy n Th Quỳnh Anh ễn Thị Quỳnh Anh ị Quỳnh Anh
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Thuận
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Quỳnh Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích Định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nôngnghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoànthành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, tổ chức Đoànthanh niên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluận văn./
Hà Nội, ngày17 tháng 6 năm 2018
Học viên
Nguyễn Đức Thuận
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục sơ đồ x
Trích yếu luận văn xi
Thesis abstract xiii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới của đề tài 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 5
2.1.1 Khái niệm, bản chất, hình thức tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 5
2.1.2 Sự cần thiết tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - 12
2.1.3 Đặc điểm sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 12
2.1.4 Nội dung tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội .13
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 20
Trang 62.2 Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội 25
2.2.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới 25
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 28
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 31
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 34
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Giới thiệu về huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 34
3.1.2 Giới thiệu về Đoàn thanh niên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 39
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 40
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42
4.1 Thực trạng sự tham gia của đoàn thanh niêntrong phát triển kinh tế - xã hội .42
4.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đoàn thanh niên huyện Kim Bôi 42
4.1.2 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội .44
4.1.3 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập 49
4.1.4 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề giảm nghèo 52
4.1.5 Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề an sinh xã hội 56
4.1.6 Sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất 66
4.1.7 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển giáo dục pháp luật ở nông thôn 70
4.1.8 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn 71
Trang 74.1.9 Sự tham gia của Đoàn Thanh niên với xây dựng đời sống văn hoá thông
tin và tuyên truyền nông thôn 71
4.1.10 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 72
4.1.11 Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn 74
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi 75
4.2.1 Công tác lãnh đạo và vai trò lãnh đạo của Đoàn thanh niên 75
4.2.2 Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền 75
4.2.3 Năng lực của cán bộ Đoàn 76
4.2.4 Trình độ học vấn và nhận thức của Đoàn thanh niên đối với vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội 79
4.2.5 Cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của Đoàn thanh niên 81
4.3 Một số giải pháp nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi 82
4.3.1 Quan điểm 82
4.3.2 Mục tiêu 82
4.3.3 Một số giải pháp chủ yếu 83
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 91
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục Error! Bookmark not defined.
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐVTN Đoàn viên thanh niên
HĐND Hội đồng nhân dân
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế xã hội
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hộiNQ/TW Nghị quyết trung ương
PTNT Phát triển nông thôn
TBXH Thương binh xã hội
TDTT Thể dục thể thao
THPT Trung học phổ thông
TNCS Thanh niên cộng sản
TWĐTN Trung ương Đoàn thanh niên
VHVN Văn hóa văn nghệ
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mô tả mẫu điều tra các đối tượng 40Bảng 4.1 Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi năm 2017 43Bảng 4.2 Đoàn thanh niên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 46Bảng 4.3 Kết quả tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của Đoàn thanh niênso
với toàn huyện Kim Bôi giai đoàn 2014-2017 47Bảng 4.4 Kết quả tổ chức đoàn giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện Kim Bôi 49Bảng 4.5 Số lượng đoàn thanh niên được tổ chức đoàn giúp chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện
Kim Bôi giai đoạn 2013 - 2017 50Bảng 4.6 Tổ chức đoàn tham gia phát triển mô hình kinh tế thanh niên huyện
Kim Bôi giai đoạn 2013 - 2017 51Bảng 4.7 Kết quả giúp đỡ hộ thanh niên tại huyện Kim Bôi giai đoạn 2013-
2017 54Bảng 4.8 Kết quả giúp đỡ hộ thanh niên so với toàn huyện Kim Bôi giai đoạn
2014-2017 55Bảng 4.9 Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên huyện Kim
Bôi giai đoạn 2013 – 2017 58Bảng 4.10 Kết quả tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên của Huyện Kim Bôi
giai đoạn 2013-2017 60Bảng 4.11 Đánh giá một số kết quả của hoạt động tư vấn hướng nghiệp của
huyện Kim Bôi năm 2017 62Bảng 4.12 Giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn vốn vay
ủy thác, tín dụng khác cho thanh niên huyện Kim Bôi giai đoạn
2013 - 2017 65Bảng 4.13 Tổ chức đoàn thanh niên tham gia phát triển mô hình kinh tế tại
huyện Kim Bôi giai đoạn 67Bảng 4.14 Kết quả tổ chức đoàn thanh niên tham gia phát triển mô hình kinh
tế 69
Trang 10Bảng 4.15 Số lượng và tỷ lệ tham gia của thanh niên trong việc giữ gìncảnh
quan và môi trường nông thôncủa huyện Kim Bôi từ năm
2013-2017 73Bảng 4.16 Kết quả khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với
thanh niên huyện Kim Bôi năm 2017 76Bảng 4.17 Kiến thức về kinh tế nông nghiệp cần trang bị cho cán bộ đoàn cơ
sở huyện Kim Bôi năm 2017 77Bảng 4.18 Đánh giá của lãnh đạo và người dân về kỹ năng nghiệp vụ của cán
bộ Đoàn cơ sở tronghuyện Kim Bôi năm 2017 78Bảng 4.19 Đánh giá của lãnh đạo và người dân về kỹ năng cần được trang bị
cho cán bộ đoàn cơ sở huyện Kim Bôi năm 2017 79Bảng 4.20 Trình độ học vấn của thanh niên huyện Kim Bôi năm 2017 80Bảng 4.21 Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên huyện Kim
Bôi năm 2017 81
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các hình thức tham gia của thanh niên trong xây dựng kinh tế xã hội
11
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Thuận
Tên luận văn: Nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế
-xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế
-xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triểnkinh tế - xã hội tại Huyện trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được từ Chi cục Thống kê, phòng Lao động TB&XH, Phòng Tàinguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Huyện đoàn về các thông tin vàtình hình Kinh tế của huyện Các thông tin niêm yết của các cơ quan, tổ chức như Báo,các tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, truyền thanh… Sốliệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp lãnh đạo cấp huyện, cán bộ đoàncác cấp Đồng thời, lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức, cơ quan phối hợp với tổ chứcđoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội (155 phiếu) Nghiên cứu sử dụng một số phươngpháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê vàthống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên trongphát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông qua các phong trào thi đua sôi nổi, cácchương trình hành động cách mạng thu hút tập hợp đông đảo đoàn viên thanh niên thamgia phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi Lực lượng thanh niên đã khẳng định vaitrò xung kích đi đầu tham gia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trìnhphát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội Bên cạnh đó, những khókhăn mà đoàn thanh niên gặp phải là: thu nhập bình quân đầu người/năm còn thấp; tỷ lệgiúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanh niên có việc làm thấp;duy trì và phát triển mô hình kinh tế đặc biệt vấn đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xãthanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên có trình độ học vấn, kỹ
Trang 13năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cận khoa học công nghệ Một số phong tràohành động của thanh niên chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là Công tác lãnh đạo và vai trò lãnh đạocủa Đoàn thanh niên; Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; Năng lực của cán
bộ Đoàn; Trình độ học vấn và nhận thức của Đoàn thanh niên đối với vai trò các ngànhtạo điều kiện cho hoạt động đoàn; Cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của Đoànthanh niên
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất hainhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình như sau: i) Nhóm giải pháp nâng cao vaitrò của tổ chức Đoàn – là người thắp lửa cho thanh niên; ii) Nhóm giải pháp đổi mớiphương thức hoạt động của các tổ chức thanh niên
Trang 14THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Thuan
Thesis title: Study on participation of Youth Union in socio-economic development in
Kim Boi district, Hoa Binh province
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objective
This research study seeks to assess the actual situation of the Youth Union'sparticipation in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binhprovince, to indentify the influencing factors, thereby torecommend solutions toincrease the participation of the Youth Union in the socio-economic development infuture
Research methodology
Secondary data on key information and economic situation of district wascollected from the Department of Statistics, Department of Labor, Invalids and SocialAffairs, Department of Natural Resources and Environment, Department of Agricultureand Rural Development, District Youth Union Other information was sourcedfromnews, journal articles, and websites Primary data was collected from interviews oflocal leaders at district and Youth Union levels, other organizations and agencies whocoordinate with the Youth Union officials (155 questionnaires) This research studyuses descriptive statistics and comparative statistics to study the participation of theYouth Union in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binh province
Main results and conclusion
The results show thatthe programs offered by Youth Union have attracted manyyoung members to participate in socio-economic development in Kim Boi district Theyare confirmed to have a leading role in implementing the socio-economic developmentprograms, and maintaining political and social security in the district They are facingthe problems such that the annual income per member is lower than average; the labourparticiaption rate is low; the implementation and development of the Youth Unioncooperatives is poor; and lacking of members’ skills and education attainment toscience and technology In addition, there is lacking of local authorities’ attention tosome Youth Union’s programs
Trang 15Key factors influencing the participation of Youth Union in socio-economicdevelopment in Kim Boi district, Hoa Binh province are the leadership role of theYouth Union; the leadership role of local Communist Party unit; the education level andawareness of Youth Union members toward the programs; the mechanisims and policies
to attract the particiaption of Youth Union members
Based on the analysis of the current situation and the influencing factors, theresearch study recommends two measures/solutions to enhance the participation of theYouth Union in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binh province asfollows i) Solutions for enhancing the role of the Youth Union; ii) Solutions forimproving the operation and implementation process of the Youth Union
Trang 16PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh niên là lực lượng xung kích tham gia các phong trào phát triển kinh
tế – xã hội của địa phương với nhiều nội dung khác nhau như tham gia vào phảnbiện chủ trương, chính sách, quyết sách của địa phương, đơn vị; tham gia chuyểngiao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tham gia sản xuất và hưởnglợi từ những thành quả từ chương trình nhằm thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụquyền lợi trong đóng góp nguồn lực, thực hiện, giám sát, đánh giá và hưởng lợi
Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa,triển khai có hiệu quả phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ Tổ quốc” “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Tuổi trẻchung tay xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinhdoanh giỏi”, “Xung kích xây dựng làng xã xanh – sạch – đẹp”, “Tình nguyện vìcuộc sống cộng đồng” gắn liền với phương châm “Mỗi thanh niên một việc làm tìnhnguyện; mỗi cơ sở Đoàn một phần việc thiết thực tham gia xây dựng Nông thônmới, xây dựng văn minh đô thị” đã khẳng định vai trò của thanh niên tham gia vàocác khâu từ xác định nhu cầu cho tới hưởng lợi từ việc phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp củacác cơ quan, ban, ngành, Đoàn thanh niên huyện Kim Bôi đã có những bước đivững chắc và phát triển, thông qua các phong trào thi đua sôi nổi, các chươngtrình hành động cách mạng thu hút tập hợp đông đảo đoàn viên thanh niên thamgia Đặc biệt, lực lượng thanh niên đã khẳng định vai trò xung kích đi đầu thamgia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trình phát triển kinh tế,giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội cụ thể như: đảm nhận các công trìnhthanh niên làm mới và sửa chữa đường giao thông, sân chơi cho thiếu nhi, đoạnđường thắp sáng làng quê, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế thanh niên, giúp
đỡ hộ thanh niên thoát nghèo, tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, gópphần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh
Mặc dù vậy, phong trào Tuổi trẻ Kim Bôi phát triển kinh tế - xã hội cònnhiều khó khăn như: thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện còn thấp (13triệu); tỷ lệ giúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanh niên
có việc làm thấp; duy trì và phát triển mô hình kinh tế đặc biệt vấn đề thành lập các
Trang 17tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên
có trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cận khoa học côngnghệ Bên cạnh đó, các phong trào hành động cách mạng của thanh niên một sốđịa phương chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ
đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niêntrong phát triển kinh tế - xã hội tại Huyện trong thời gian tới
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trongphát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng sự thamgia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnhHòa Bình;
- Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là các cán bộ đoàn, đoàn viênthanh niên tham gia trực tiếp vào các nội dung phát triển kinh tế - xã hội tạihuyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Trang 181.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1.Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung về sự tham gia của Đoàn thanh niên trongphát triển kinh tế - xã hội cụ thể là:
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề giảm nghèo;
Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề an sinh xã hội;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng và phát triển các hìnhthức tổ chức sản xuất;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển giáo dục pháp luật ở nôngthôn;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cưdân nông thôn;
Sự tham gia của Đoàn Thanh niên với xây dựng đời sống văn hoá thôngtin và tuyên truyền nông thôn;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn;
Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nâng cao chất lượng tổ chứcĐoàn thanh niên trên địa bàn
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
Trang 19Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia củaĐoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở bài học kinh nghiệmtrên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra 03 bài học kinh nghiệm cho việctăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ởhuyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Về thực tiễn: Lực lượng thanh niên đã khẳng định vai trò xung kích đi đầutham gia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trình phát triển kinh
tế, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội nhưng cũng gặp phải không ít khókhăn như thu nhập bình quân đầu người/năm so với bình quân chung của huyệncòn thấp; tỷ lệ giúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanhniên có việc làm thấp; duy trì và phát triển mô hình kinh tế đặc biệt vấn đề thànhlập các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đoàn,đoàn viên có trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cậnkhoa học công nghệ Một số phong trào hành động của thanh niên chưa được cáccấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức Trên cơ sở phân tích thực trạng vàcác yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm tăng cường
sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện KimBôi, tỉnh Hòa Bình như sau: i) Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của tổ chứcĐoàn – là người thắp lửa cho thanh niên; ii) Nhóm giải pháp đổi mới phươngthức hoạt động của các tổ chức thanh niên
Trang 20PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1 Khái niệm, bản chất, hình thức tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Khái niệm
a Sự tham gia
Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vàomột hoạt động, một tổ chức chung nào đó Cách hiểu này tương đối đơn giản vàkhông khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thể các mốiquan hệ của nó, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng Theo quan điểm của cácnhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation) là một triết lý đặc biệt quantrọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng Oakley (1989) cho rằng tham gia làmột quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếpthu và năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng nhưkhích lệ các sáng kiến địa phương Quá trình này hướng tới sự tăng cường nănglực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhấtđịnh Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích vàđánhgiá các hoạt động phát triển của người dân (dẫn theo Nguyễn Ngọc Hợi, 2003)
Về mặt nội dung và hình thức của tham gia, chúng là sự nhận biết vàchuyển hoá của nhau nên việc phân biệt thường mang tính tương đối Liên quanđến nội dung và hình thức tham gia có hai quan điểm cơ bản như sau:
- Sự tham gia có ba mức độ: 1) Tham gia là một phương tiện để tạo ra cácđiều kiện dễ dàng cho việc thực hiện các can thiệp từ bên ngoài vào; 2) Tham gia
là một phương tiện để dung hoà trong quá trình ra quyết định và tạo lập chínhsách cho các can thiệp từ bên ngoài vào; 3) Tham gia là một mục đích tự thân đểcác cộng đồng có quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ra quyết định.Tham gia tự nó là mục đích chứ không phải là phương tiện Cộng đồng tự xácđịnh và thay đổi các giải pháp cho các nhu cầu phát triển của mình (NguyễnNgọc Hợi, 2003)
- Sự tham gia có bảy mức độ: 1) Tham gia bị động: cộng đồng tham gia
Trang 21được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên ngoài vào cho biết là sự kiện gì sẽ xảy
ra Phản ứng của cộng đồng không tác động tới sự kiện đó; 2) Tham gia bằngcách cung cấp thông tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi do cá nhân, tổ chứcnghiên cứu phát triển hay các lực lượng xã hội khác đặt ra Theo cách này cộngđồng không có cơ hội được chia sẻ thông tin trong kết quả nghiên cứu; 3) Thamgia bằng cách tư vấn: cộng đồng xác định vấn đề, trình bày quan điểm, góp ý, tưvấn về giải pháp giải pháp thực hiện Tuy nhiên, sự tham gia này không đảm bảocho cộng đồng bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định; 4) Tham gia bằngkhuyến khích vật chất: cộng đồng tham gia bằng cách cung cấp các nguồn lựcnhư vật chất hay sức lao động; 5) Tham gia mang tính chất chức năng: cộng đồngxây dựng các nhóm nhằm thoả mãn mục tiêu phát triển Sự tham gia này thườngxuất hiện sau khi quyết định quan trọng đãđược đưa ra và có xu hướng phụ thuộcvào những người khởi xướng, hướng dẫn từ bên ngoài; 6) Tham gia có tác độngqua lại: cộng đồng tham gia phân tích chung để xây dựng kế hoạch hành động vàthiết lập hay củng cố một tổ chức địa phương có khả năng kiểm soát những hoạtđộng phát triển cụ thể; 7) Tự vận động: cộng đồng tự khởi xướng để thay đổi các
hệ thống Họ hình thành hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồnlực kỹ thuật cần thiết song vẫn duy trì sự kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng
và thực thi kế hoạch Sự vận động có thể hướng tới mục tiêu cải thiện sự phânphối phúc lợi và quyền lực hiện tại (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003)
Với những mức độ và khía cạnh phát triển khác nhau cho thấy nội dungtham gia của cộng đồng không chỉđa dạng mà còn có hàm chứa tính vận độngcao Nó có thể là một hay một chuỗi các hoạt động hướng tới sự phát triển cómục đích của cộng đồng Hình thức là biểu hiện của nội dung song sự tham gia làmột quá trình nên đánh giá hình thức tham gia thường mang tính tương đối tạinhững thang bậc, mức độ xác định khác nhau Mỗi mức độ tham gia có thể có 1hay nhiều hình thức song nhìn chung có thể khái quát theo các hình thức
Theo Nguyễn Ngọc Hợi(2003) hình thức tham gia thể hiện như sau:
- Hình thức bịđộng: Cộng đồng được tiếp nhận thông tin một chiều từ bênngoài vào
- Hình thức cung cấp thông tin: Cộng đồng cung cấp thông tin của mìnhcho các đối tượng bên ngoài thông qua việc trả lời câu hỏi
Trang 22- Hình thức tham khảo ý kiến (tham gia bằng cách tư vấn): Phạm vi vàđốitượng của hình thức này hẹp, đòi hỏi các chủ thể tư vấn phải có kiến thức và sựtổng hợp, phân tích và suy luận nhất định Hình thức này giúp các quyết định cóđược sựủng hộ của cộng đồng
- Vì lợi ích: Sự tham gia xuất phát từ lợi ích của chính cộng đồng Đây làhình thức rất quan trọng để có thể thu hút tốt nhất sự tham gia của cộng đồngcũng như mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động phát triển
- Vì nhiệm vụ: Sự tham gia tạo nên quyền lực của cộng đồng, một dạngđặc biệt của lợi ích (lợi ích tiềm năng) Trong thực tế nó thể hiện sự phân cấp,trao quyền cho cộng đồng, ví dụ như lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổchức thực hiện các kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động
- Tương hỗ: Là tổng hợp của các loại hình tham gia Nó có tác động tương
hỗ, đảm bảo phát huy và kết hợp các nguồn lực cộng đồng theo hình thái sứcmạnh tập thể Nó có ảnh hưởng chi phối tới cả quá trình phát triển chung trên cơ
sở tác động tới tổ chức, cộng đồng bên ngoài hay các lực lượng xã hội khác
Sự tham gia giúp cộng đồng tự nâng cao năng lực khám phá và giải quyếtcác vấn đề thực tiễn quan tâm Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình pháttriển của chính cộng đồng Tuy nhiên, sự tham gia chỉ có ý nghĩa khi cộng đồng
có một số quyền năng nhất định để có thể kiểm soát và tự quyết định những vấn
đề phát triển đó Do vậy, tăng cường sự tham gia thường đi đôi với trao quyềnkiểm soát và quyết định cho cộng đồng (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003)
b Đoàn thanh niên
Theo Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam doĐảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rènluyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởngcủa Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Ban chấp hành Trung ương đoàn, 2012)
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cáchmạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy
Trang 23những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tụctrung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoànviên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Ban chấp hành Trungương đoàn, 2012).
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của ĐảngCộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủnghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đángcủa tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượngnòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niênViệt Nam Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thốngchính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoànthể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo
và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham giavào việc quản lý nhà nước và xã hội (Ban chấp hành Trung ương đoàn, 2012)
c Phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội,công bằng, dân chủ đó là tiến bộ xã hội Biểu hiện của tiến bộ xã hội: Xã hộicông bằng, mức sống tăng, dân trí cao Tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế cómối quan hệ tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau: Phát triển kinh tế tạo điều kiện vậtchất cho xã hội tiến bộ Tiến bộ xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế (NguyễnQuang Hạnh và Nguyễn Văn Lịch, 2017)
Nghiên cứu mối quan hệ này giúp chúng ta thấy được cơ sở và sự cần thiếtphải tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hộingay trong từng bước phát triển trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
2.1.1.2 Bản chất tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo Nguyễn Thị Lan và Lý Thị Quỳnh Trang (2015), Thanh niên là lựclượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo,
có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại sự tham gia của thanh niêntrong xây dựng nông thôn mới để: Thể hiện quyền làm chủ thực sự trong các
Trang 24hoạtđộng xây dựng kinh tế - xã hội; Thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở; Hạn chế
sự thất bại có thể xảy ra khi không đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết khi phát triểnnông thôn; Khai thác hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng; Tạo cơ hội chothanh niên tự nâng cao năng lực xã hội
Thanh niên tham gia vào các chương trình dự án phát triển Kinh tế cónghĩa là họ đang thực thi dân chủ cơ sở hoặc chính là thanh niên: Có quyền đượcbiết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đếnđời sống của họ; Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến,quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng; Được cùng quyết định, chọnlựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng; Có trách nhiệmcùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động đem lạilợi ích chung; Thanh niên cùng với người dân lập kế hoạch, quản lý điều hành,kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình, dự án phát triển cộng đồng(Nguyễn Thị Lan và Lý Thị Quỳnh Trang, 2015)
Sự quyết định và tự quản của thanh niên được đánh giá ở mức độ cao bởi
lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực dân chủ của mọi tầng lớp trong xã hội.Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm caocủa mình
2.1.1.3 Hình thức tham gia của Đoàn thanh niên trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
Khi tham gia vào quá trình phát triển Kinh tế nông thôn với sự hỗ trợ củaNhà nước, các tổ chức đoàn thể sẽ từng bước được tăng cường kiến thức, kỹ
năng, năng lực về quản lý tham gia tuyên truyền, vận động người dân “cùng
làm” tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài Khi xem xét quá trình
tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, vai tròthanh niên luôn được đặt song song với vai trò của người dân được đánh giá dựatrên các tiêu chí:
- Thanh niên biết: Thanh niên có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm triển
khai thực hiện các nội dung phát triển Kinh tế tại địa phương Từ sự hiểu biết củatầng lớp thanh niên về những kiến thức bản địa, những kiến thức xã hội, tiếp cậnKHCN có thể đóng góp quy hoạch phát triển hạ tầng Kinh tế – môi trường nôngthôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo theo tiêu chuẩn mới bộ tiêu chí
Trang 25xây dựng nông thôn mới ban hành(Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011).
- Thanh niên bàn: Thanh niên tham gia bàn các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các chương trình hành động góp phần pháttriển Kinh tế như lựa chọn mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, môhình sản xuất kinh doanh tập thể, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng,các thức thi công công trình, các mức đóng góp, phương thức quản lý tài chính,
… (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011)
- Thanh niên đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền
bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăngtính tự giác của từng ĐVTN trong cộng đồng Hình thức đóng góp có thể bằngtiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ (Ban Bí thư Trungương Đoàn, 2011)
- Thanh niên làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ cùng người
dân vào các hoạt động PTNT như: tuyên truyền vận động người dân thực hiệnchủ trương chính sách xây dựng kinh tế - xã hội, xung kích đảm nhận các hạngmục công trình phát triển hạ tầng Kinh tế – môi trường, xung kích đi đầu xâydựng các mô hình kinh tế mới, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn, giữ gìn anninh trật tự, xây dựng tổ chức Đoàn tham gia xây dựng Đảng và chính quyềnnhân dân (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011)
- Thanh niên kiểm tra: Để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng
và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình Ở nhữngcông trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi
có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trongviệc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản
lý và vận hành công trình Thanh niên là đội ngũ tri thức trẻ, hiểu biết được nhândân tin tưởng và giao phó nhiệm vụ thành viên Ban kiểm tra, giám sát và đánhgiá quá trình triển khai (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011)
- Thanh niên quản lý: Thanh niên tham gia thành viên Ban quản lý, giám
sát thực hiện xây dựng nông thôn ở thôn xóm Trực tiếp giúp người dân quản lýcác khâu thi công công trình, phản ánh các nội dung phát sinh, không đúng kếhoạch tới người dân và cơ quan quản lý, từ đó cùng tham gia tìm biện pháp khắc
Trang 26phục (Phạm Kiều Hưng, 2015).
Sơ đồ 2.1 Các hình thức tham gia của thanh niên
trong xây dựng kinh tế xã hội
Nguồn: Ban Bí thư Trung ương Đoàn (2011)
- Thanh niên hưởng lợi: Với vai trò là nhóm hưởng lợi trực tiếp và nhóm
hưởng lợi gián tiếp Thanh niên cải thiện đời sống vật chất, nâng cao hoạt độngthu hút tập hợp thanh niên của tổ chức đoàn và góp phần phát triển Kinh tế - môitrường tại địa phương (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011)
Có thể nói, sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng kinh tế - xãhội là phương tiện hữu hiệu để huy động sức mạnh tổng hợp của địa phương, tổchức và vận dụng năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vàohoạt động xây dựng kinh tế - xã hội Giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộngđồng và tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.Giúp cho việc xây dựng kinh tế - xã hội được thừa nhận, khuyến khích thanhniên và nhân dân đóng góp nguồn lực thực hiện và đảm bảo phát triển Kinh tếbền vững Mặt khác trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho pháttriển kinh tế xã hội nông thôn là rất hạn chế, hướng tới triển vọng một chươngtrình xây dựng kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước, có thể thấy phát triển kin tế
- xã hội có sự tham gia của thanh niên là cách tiếp cận đúng Theo cách tiếp cậnnày sẽ giúp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ, nâng cao trình độ laođộng trẻ và đảm bảo đồng thời phát triển nông thôn mà không làm gia tăng gánhnặng cho ngân sách nhà nước (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011)
Kiểm tra, giám sátBàn
Quản lýBiết
THANH NIÊN
Hưởng lợi
Trang 272.1.2 Sự cần thiết tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế
-xã hội
Xây dựng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội Trong đó, không thể thiếu sự tham gia của đoàn thanh niên Thanh niên vớitinh thần xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám làm và dám chịutrách nhiệm Vì vậy, thanh niên là những người tích cực hưởng ứng, thực hiệnhiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; tuyên truyền, vận động và đưa các chủ trương, chính sách đó vào cuộcsống, đến với các các tầng lớp nhân dân Thanh niên trong tiến trình xây dựngkinh tế - xã hội được thể hiện bằng những việc làm thiết thực như: Tham giatuyên truyền các chủ trương, chính sách xây dựng kinh tế - xã hội, xây dựng cơ
sở hạ tầng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn (Nguyễn Thị Lan và Lý ThịQuỳnh Trang, 2015)
Từng đoàn viên là người tuyên truyền viên trong quá trình xây dựng kinh
tế - xã hội, trước hết vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai trò quantrọngtrong tiến trình xây dựng kinh tế - xã hội, mỗi gia đình có đoàn viên thanh niên điđầu trong các hoạt động xây dựng kinh tế - xã hội như: tích cực gia tăng pháttriển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và hộ gia đình, tham gia đóng gópnguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, Bên cạnh đó, đội ngũ thanh niên
là lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe, năng động, ham học hỏi nâng cao trình
độ, nhạy bén và thích nghi với xu thế phát triển, đặc biệt là chuyển giao khoa học
kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp Do đó, thanh niên có vai trò quan trọngtrong việc xác định nhu cầu, giải pháp, phản biện, lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, đóng góp nguồn lực, Thanh niên cũng là đội ngũ dân vận trẻ trong việctriển khai các chủ trương, chính sách về xây dựng kinh tế - xã hội: vận độngnông dân hiến đất và góp ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng; tham gia kiểmtra giám sát tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng; tích cực tham gia phát triển sản xuất;vận động nông dân liên kết hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để giúp đỡ, hỗtrợ nông dân đầu vào, đầu ra được thuận lợi; tích cực vận động nông dân áp dụngcác kiến thức về khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm an toàn; đẩymạnh hỗ trợ phát triển các ngành nghề; hỗ trợ vay vốn tín dụng để phát triển sảnxuất (Nguyễn Thị Lan và Lý Thị Quỳnh Trang, 2015)
2.1.3 Đặc điểm sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế
-xã hội
Khi nhắcđếnđoàn thanh niên, ai cũng cho rằngđây là lực lượng xung kích,
Trang 28năng động, sáng tạo Đoàn viên thanh niên những giá trị tốtđẹp của cha anh đitrước, đó là cần cù, sáng tạo, lạc quan Chính vì lẽđó, bản thân đoàn viên thanhniên ý thức rõ hơn ai hết vai trò trách nhiệm của mình trong công cuộc phát triểnkinh tế - xã hội Đoàn thanh niên phải là những người dám nghĩ, dám làm, dámchịu trách nhiệm (Lê Ngân, 2015).
Đặc điểm đầu tiên phải kểđến củaĐoàn thanh niên khi tham gia công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội là sự nhiệt tình,“Thanh niên luôn sẵn sàng cống hiến
với tinh thần vô tư trong sáng nhất” họ luôn chủ động tham gia các hoạt động dù
lớn hay nhỏ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn hăng say không ngại gian khổ vàtận tâm đảm nhận các công trình phần việc thanh niên góp phần xây dựng quêhương giàu mạnh, xã hội dân chủ văn minh.Tiếpđến là tinh thần xung kích đi đầutrong triển khai các hoạt động phát triển kinh tế, đoàn thanh niên luôn làlựclượng tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế xã hội của địa phương Sự sáng tạo, đưa ra các ý tưởng sáng tạo, đổimới phương pháp triển khai các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại địaphương cũngđược đoàn viên thanh niên phát huy tích cực, luôn làđơn vịtiênphong tham gia thực hiện các chính sách mới trong xây dựng kinh tế - xã hội.Bên cạnhđó, sự nhạy bén, luôn chủ động tìm tòi, học hỏi, giao lưu và tiếp cậnthông tin mới để lựa chọn con đường lập thân lập nghiệp ổn định đời sống, làmgiàu cho quê hương; nhạy bén trong công việc đối mới cách thức thực hiện gópphần nâng cao chất lượng tổ chức đoàn và xây dựng hình tượng thanh niên trẻtrong thời kỳ hội nhập (Lê Ngân, 2015)
Sự tham gia của thanh niên luôn gắn liền với các hoạt động triển khai xâydựng kinh tế - xã hội có sự tham gia của người dân, thanh niên có vai trò là cầunối tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tớingười dân, vận động người dân tham gia thực hiện, đóng góp ý kiến đảm bảo tínhbến vững của các hoạt động phát triển (Lê Ngân, 2015)
2.1.4 Nội dung tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1.4.1.Sự tham gia của Đoàn Thanh niên với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Đoàn thanh niên gia xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thônnhư: các đường trục thôn – xóm; đường ngõ – xóm; đường trục chính nộiđồng.Tham gia đảm nhận công trình tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương nội
Trang 29đồng và các công trình phúc lợi khác Huy động nguồn lực xã hội hóa triển khaichương trình Thắp sáng đường quê, sân khấu nổi, sân chơi cho thiếu nhi… (ĐoànTNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017).
2.1.4.2 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập bao gồm các hoạt động:
Khuyến khích và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình, đi đầu trongchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực phối hợp tổ chức tập huấn chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; Tham gia xâydựng mô hình kinh tế hộ góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên; Đa dạnghoá các hình thức hỗ trợ của Đoàn Thanh niên để giúp các hộ gia đình thanh niênvươn lên thoát nghèo thông qua hỗ trợ nguồn giống, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ mộtphần tư liệu sản xuất và vốn phục vụ cho mục đích khởi nghiệp, lập nghiệp (Đỗ ThịHoa, 2015)
Chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Quỹ quốc gia giải quyết việc làm vàcác ngân hàng thương mại khác để hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sảnxuất, kinh doanh Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cáctổ, đội, nhóm trợvốngiúp nhau lập nghiệp trong thanh niên, phát huy nội lực và đẩy mạnh phongtrào tiết kiệm, tích luỹ của ĐVTN, động viên đông đảo thanh niên nông thônmạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.Chủ động phối hợp ký kết cácchương trình liên kết tổ chức đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệuviệc làm cho thanh niên (Đỗ Thị Hoa, 2015)
2.1.4.3 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề giảm nghèo và an sinh
xã hội
Tạo việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên là một trongnhững ưu tiên của các chương trình việc làm quốc gia Nhiều cơ sở sản xuất, kinhdoanh của đoàn viên thanh niên đã mở rộng quy mô, tạo việc làm và tăng thêmthu nhập cho nhiều lao động trẻ ở địa phương Thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanhniên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2012 – 2017” về dạy nghề, giải quyếtviệc làm đối với thanh niên, Trung ương Đoàn phối hợp liên ngành với các Bộ,
Trang 30Ngành liên quan đặc biệt là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiệntruyền thông, tư vấn về nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên hiệu quả vàđược xã hội ghi nhận, đánh giá cao Các chương trình thông tin truyền thông vềnghề nghiệp, việc làm được định kỳ phổ biến trên Đài truyền hình Việt Nam, Đàitiếng nói Việt Nam, các Đài phát thanh và truyền hình địa phương; các Báo củađoàn thanh niên như Tiền Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Sinh viên.Giai đoạn2012-2017, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của cáccấp bộ Đoàn đã tư vấn, truyền thông về nghề nghiệp, việc làm thanh niên Tuynhiên, giải quyết và đảm bảo việc làm bền vững cho thanh niên vẫn là một áp lựclớn, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung.Chất lượng việc làm thấp, 53% lao động tập trung ở ngành nông nghiệp, lao động
tự làm và lao động không hưởng lương, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thunhập thấp, không tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội (Đoàn TNCS HồChí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
Công tác xoá đói giảm nghèo trong thanh niên đã được các cấp, các ngành
và tổ chức đoàn triển khai rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.Những mô hình điển hình làm ăn có hiệu quả như tổ tiết kiệm và vay vốn; tổ hợptác đường nước; tổ hợp tác cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra; tổ chăn nuôi; tổhợp tác góp vốn, góp sức đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa thanh niên
Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng động có nhiềuđổi mới theo hướng thiết thực, góp phần xây dựng môi trường tự nhiên và môitrường xã hội tốt hơn cho thanh niên "Tháng Thang niên" và "Chiến dịch thanhniên tình nguyện hè", "Chiến dịch mùa đông" với các phong trào “Thanh niêntình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”;“Tiếp sức mùa thi”, “Ngày thứ 7 tìnhnguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” tiếp tục được duy trì và hoạt động có nề nếp, thuhút ngày càng đông đảo thanh niên tham gia với nhiều kết quả thiết thực gópphần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng Nhiềucông trình được đoàn thanh niên tham gia xây dựng như: Vườn cây thuốc Nam,
14 chiếc cầu nông thôn, trên 300 Ngôi nhà Nhân ái, Đại Đoàn kết, Bán trú dânnuôi, ngôi nhà khăn quàng đỏ và 1626 các công trình, phần việc thanh niên.Nhiều mô hình tiêu biểu được các cơ sở Đoàn nhân rộng như: Mô hình "Hũ gạotình thương" của huyện Tân Lạc, Yên Thủy, "Tấm áo tặng bạn" của huyệnLương Sơn, Mai Châu, Lạc Thủy, Đội TNTN xanh thành phố Hòa Bình, Đà Bắc,
Trang 31Lạc Thủy, Kim Bôi, mô hình làng xã "Xanh - Sạch -Đẹp" tại thành phố HòaBình (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017).
2.1.4.4 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển giáo dục, pháp luật ở nông thôn
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên tiếp tục được duytrì dưới nhiều hình thức mới, tập trung vào giáo dục nâng cao nhận thức củangười công dân trẻđến tuổi trưởng thành, có ý thức vươn lên lập thân lập nghiệp,tích cực giúp đỡ những thanh niên chậm tiến sống có văn hóa, có nghĩa có tình,
có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng lối sống văn hóa (ĐỗThị Hoa, 2015)
Các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đượcduy trì, củng cố, nhân rộng các mô hình phổ biến và giáo dục pháp luật có hiệuquả, góp phần hình thành ý thức pháp luật, lối sống pháp luật cho thanh niên Cáccấp bộĐoàn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành tổ chức tốt các hoạt động như:tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ; Luật phòng chống ma tuý, Pháp luật
về cải cách hành chính, Luật thanh niên, Luật hôn nhân & gia đình; tổ chức diễnđàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT, cáchoạt động câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật", câu lạc bộ “Phòng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội" Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trongthanh niên được tiến hành thường xuyên và có những giải pháp kịp thời Tổ chứccác hoạt động tuyên truyền và thực hiện pháp luật về giao thông như: Phong tràothanh niên nông thôn đi đầu trong đội mũ bảo hiểm trên đường làng; Thành lậpcác đội ATGT của thôn, xóm và xã (Đỗ Thị Hoa, 2015)
2.1.4.5 Sự tham gia của Đoàn thanh niên với y tế, chăm sóc sức khoẻ
Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn,vấn đề về y tế và chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu nhi, các đối tượng chínhsách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức Đoàn Thanh niên quan tâm.Đoàn Thanh niên các cấp phối hợp tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễnphí cho các đối tượng trên, góp phần phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dânnông thôn Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động tư vấn sức khỏetâm sinh lý cho đối tượng thanh thiếu nhi do tổ chức mình phụ trách cũng nhưthực hiện hoạt động hiến máu tình nguyện Do vậy vấn đề phát triển y tế, chăm
Trang 32sóc sức khỏe cư dân nông thôn góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội
có sự tham gia của Đoàn Thanh niên cũng là vấn đề cần nghiên cứu (Đỗ Thị Hoa,2015)
2.1.4.6.Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Để thực hiện tốt việc xây dựng kinh tế - xã hội, trong kế hoạch đề ra,Đoàn Thanh niên cần đưa nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm Đoàn Thanh niên các cấp ở Hòa Bình vận độngthanh thiếu nhi tham gia bảo vệ nguồn nước, môi trường thông qua các hoạt độngĐoàn, Hội, Đội Nhiều công trình, phần việc thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế
và giá trị tinh thần được các cấp ủy, chính quyền và xã hội đánh giá: Tiêu biểunhư Công trình Xây dựng hố chứa phân hợp vệ sinh của huyện Đoàn Tân Lạcđược Bộ Tài Nguyên và TƯĐoàn trao giải thưởng "Môi trường Việt Nam 2011"(Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
Bên cạnh đó, đoàn thanh niên còn tổ chức các hoạt động bảo vệ môitrường như: Trồng cây xanh đường làng, khơi thông cống rãnh, trồng hàng ràorâm bụt ngõ nhà
2.1.4.7.Sự tham gia của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Công tác tham gia xây dựng Đảng của Đoàn thanh niên huyện Kim Bôithời gian qua có nhiều tiến bộ, tập trung thực hiện các giải pháp trong bồi dưỡng,nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp ( từnăm 2012 – 2017)tổ chức Đoàn đã giới thiệu 943 đoàn viên ưu tú cho Đảng xemxét và đã có 809 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng; tổ chức nghiên cứu, học tập
và xây dựng chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng; thựchiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về "Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá" Đồng thời, thông qua các hoạt động, Đoàn thanh niên huyện Kim Bôitích cực vận động, tổ chức cho đoàn viên thanh niên phát huy vai trò xung kích,gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tham giađóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương của Đảng, Chính quyền về công tácthanh niên (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
Ban chấp hành đoàn đã động viên thanh niên tích cực phấn đấu, học tập,rèn luyện tốt để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đẩy mạnh các phong trào
Trang 33hành động cách mạng, thực hiện có hiệu quả các phong trào đoàn trong các chiđoàn mà tiêu biểu là phong trào "xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổquốc", thực hiện tốt hoạt động hè tình nguyện, Đoàn thanh niên huyện Kim Bôi
tổ chức diễn đàn "Thanh niên với Đảng – Đảng với thanh niên" nhân tháng thanhniên hàng năm… đã thực sự tạo được môi trường cho đoàn viên thanh niên rènluyện bản thân, qua đó đã xuất hiện nhiều đoàn viên ưu tú, các hạt nhân phongtrào, là nguồn để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Công tác phát triển Đảng viên mới
đã góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đảmbảo tính kế thừa, sự phát triển liên tục của Đảng bộ huyện, đáp ứng yêu cầu nângcao chất lượng đảng viên và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.Chất lượng đảng viên mới, đảng viên trẻ tuổi cũng ngày một nâng cao, đa số đềuđược đào tạo bài bản, có năng lực, bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên mônvững vàng Sau khi kết nạp, các đảng viên trẻ đã phát huy được vai trò tiênphong gương mẫu trong học tập, công tác (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh HòaBình, 2017)
Bên cạnh đó, liên quan nhiều nhất đến công tác giáo dục lý tưởng cho thế
hệ trẻ là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII): “Sự nghiệp đổi mới có thành cônghay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồngthế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hộichủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồidưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” Kế thừa và phát triển các quan điểm củaĐảng, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)
đã ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nghịquyết đánh giá cao vai trò của thanh niên Việt Nam và tầm quan trọng của côngtác thanh niên: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượngxung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhậpquốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâmtrong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo,phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho ổn định vàphát triển vững bền của đất nước”; và “Công tác thanh niên là vấn đề sống còncủa dân tộc” Đây là phương hướng, nhiệm vụ để Đảng, Nhà nước và toàn xã hộichăm lo, phát triển thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 34hóa đất nước và hội nhập quốc tế Nhiều phong trào cách mạng của tuổi trẻ, tiêubiểu như phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niêntình nguyện”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…đã diễn rahết sức sôi nổi Kết quả là đã góp phần tạo dựng nên một lớp thanh niên mới,trong đó có bộ phận thanh niên tiên tiến đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ,nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lậpthân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích của lớp thanh niên đitrước Cũng từ đó mà vai trò, vị trí của thanh niên ngày càng được khẳng địnhtrong đời sống xã hội (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017).
2.1.4.8 Sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Phần lớn các mô hình kinh tế thanh niên có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuấtkinh doanh đơn lẻ, manh mún, chậm khắc phục tình trạng khó khăn yếu kém;chưa chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề vàhình thức liên kết giữa các HTX, doanh nghiệp, THT nhằm hỗ trợ nhau cùngphát triển Năng lực, hiệu quả kinh tế của các mô hình còn thấp, trình độ quản lý,điều hành còn hạn chế Tâm lý chung của thanh niên là tìm cho mình việc làm ổnđịnh nên chưa có nhiều bạn trẻ tư duy và quyết tâm xây dựng mô hình kinh tếcủa bản thân Ngoài ra, thanh niên cũng thiếu những kiến thức trong phân tích thịtrường, tìm kiếm cơ hội, hoạch định chiến lược kinh doanh, phân tích rủi ro vàchưa có các kỹ năng, sự tự tin trong phát triển kinh tế Đặc biệt, tư duy khởinghiệp trong thanh niên còn hạn chế Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội,nhất là cơ sở còn nhiều hạn chế về trình độ, kỹ năng và khả năng tạo điều kiệncho thanh niên tham gia phát triển kinh tế (Tuấn Anh, 2017)
Do đó, cần phải xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phát triểnkinh tế trong thanh niên Xây dựng và phát triển các hình thức tổ hợp tác thanh niên,
tổ tiết kiệm và vay vốn, các mô hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên phùhợp với điều kiện thực tế của địa phương như: Hợp tác xã thanh niên, trang trại trẻ, tổhợp tác thanh niên; thành lập Câu lạc bộ hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng các mô hìnhphát triển kinh tế trong thanh niên Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình,
dự án, tổ chức các hoạt động phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia pháttriển kinh tế; phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên trongviệc vận động gia đình và nhân dân tự nguyện tham gia phát triển các loại hình liênkết sản xuất theo chuỗi giá trị (Tuấn Anh, 2017)
Trang 352.1.4.9 Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn
Tập trung xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức và hànhđộng Trong công tác xây dựng Đoàn, chất lượng cán bộ đoàn là trọng tâm, nângcao chất lượng cơ sở đoàn là đột phá Tiếp tục nghiên cứu đổi mới mô hình và tổchức hoạt động của Đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là tổchức Đoàn trên địa bàn dân cư Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởngcách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lốisống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức,sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minhthực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự
bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam Nâng cao trách nhiệm phụ trách ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáodục thiếu niên, nhi đồng Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo củathanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức Đoàn các cấp, nhất là Đoàncấp huyện trong phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ,chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Hoàng, 2017)
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1.5.1 Tác động của tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá
Kinh tếđất nước vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủđiều kiện đểđáp ứng tốtcho các nhu cầu của thanh niên cũng như của nhân dân cho các lĩnh vực học tập,nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, sức khỏe, nhu cầu vui chơi, giải trí, hôn nhân,gia đình Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế sự phân hóa giàu nghèo ngày càng giatăng quá trình phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra những thách thức đối vớithanh niên về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ lẫn, tay nghề, bản lĩnh vàtác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên Mặt khác, sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội,nghề nghiệp của thanh niên Số thanh niên từ nông thôn ra thành phố, các khucông nghiệp, các trung tâm kinh tế, thanh niên lao động tự do, thanh niên thiếuviệc làm, thu nhập không ổn định vẫn ngày càng có chiều hướng gia tăng Bêncạnh đó, dưới sự tác động của toàn cầu hóa, những sản phẩm độc hại phi văn hóabằng nhiều con đường, nhất là qua internet, các phương tiện truyền thông sẽ tác
Trang 36động trực tiếp, liên tục với cường độ cao đến lối sống, nếp sống của thanh niên,tạo sức ép gây nhiều khó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ và phát huy văn hóa dântộc trong giới trẻ.Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tộiphạm nguy hiểm, côn đồ, hung hãn, băng nhóm… chưa được ngăn chặn hiệuquả; môi trường xã hội chưa lành mạnh; sức khỏe sinh sản, tỷ lệ nhiễm HIVtrong thanh niên sẽ còn diễn biến phức tạp, ở mức báo động… đã, đang và sẽ tácđộng xấu đến thanh niên (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017).
2.1.5.2 Sự phát triển của các nhu cầu về kinh tế - xã hội của Đoàn thanh niên
Bên cạnh những hình đẹp về thanh niên, ngoài những giá trị truyền thốngcủa dân tộc được lớp trẻ phát huy như sống trung thực, kính trên nhường dưới, cótình có nghĩa, sống vì mọi người thì tác động của những mặt trái kinh tế thịtrường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phậnkhông nhỏ tầng lớp thanh niên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm sútniềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãngphí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên savào tệ nạn xã hội, tội phạm Lối sống của thanh niên không chỉ thể hiện trong thếgiới thực mà còn được thể hiện thông qua thế giới ảo, thế giới của interner, gameonline Từ những góc sáng hay góc tối của thế giới ảo đã gieo mầm cho nhữngthay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của một bộ phận giới trẻ trong thế giớingày nay (Đỗ Thị Hoa, 2015)
Nhu cầu thưởng thức các loại hình văn hóa, nghệ thuật của thanh niênngày nay đa dạng hơn, có sự biến đổi về cơ cấu và thứ bậc loại hình văn hóanghệ thuật mà thanh niên ưa thích Thanh niên ngày nay ưa thích các loại hìnhnghệ thuật với các nội dung nói về các vấn đề xã hội, nhân văn và trữ tình Nhìnchung, thanh niên ưa thích nhạc trẻ và ngày vàng có nhiều thanh niên ưa thíchđiện ảnh, tuy nhiên các loại hình nghệ thuật dân tộc như: Chèo, Tuồng ít đượcthanh niên quan tâm
Thanh niên ngày nay biết sử dụng thời gian rảnh dỗi vào việc làm có ích nhưgặp gỡ bạn bè (69,2%), xem ti vi (55,6%), đọc sách báo, tạp chí (54,5%), sử dụngthời gian rảnh rỗi vào việc học tập và nâng cao trình độ văn hóa (58,1%), tham giacác hoạt động xã hội (50%), chơi các môn thể thao (47,5%) Việc sử dụng thời giandỗi để tán chuyện trên mạng internet hay game online là những hình thức giải trímới xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây và có khá nhiều thanh niên dànhthời gian cho các hoạt động này (Viện nghiên cứu thanh niên, 2015)
Trang 372.1.5.3 Công tác lãnh đạo và vai trò của lãnh đạo Đoàn
Công tác tổ chức của Đoàn có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của thanhniên trong việc xây dựng kinh tế - xã hội Tổ chức Đoàn có vào cuộc, triển khaicác nội dung trong xây dựng kinh tế - xã hội thì đoàn viên, thanh niên – với tưcách là thành viên của tổ chức mới có sự tham gia vào việc thực hiện chươngtrình Căn cứ vào kế hoạch này, các tỉnh, thành Đoàn xây dựng kế hoạch triểnkhai đến tận cấp cơ sở về các nội dung mà thanh niên có thể tham gia trong xâydựng kinh tế - xã hội tại địa phương Sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên có sát sao haykhông, quá trình triển khai thực hiện của Đoàn cấp dưới đến cơ sở có sáng tạo,sát với thực tế hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của thanh niêntrong thực hiện xây dựng kinh tế - xã hội
Bên cạnh đó, người lãnh đạo, thủ lĩnh của Đoàn cũng có vai trò rất quantrọng đối với sự tham gia của thanh niên trong xây dựng kinh tế - xã hội Ngườilãnh đạo có năng lực về phát triển nông thôn, về tổ chức các hoạt động tại nôngthôn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết thì việc triển khai các nội dungcủa tổ chức Đoàn trong xây dựng kinh tế - xã hội, chỉ đạo đoàn viên, thanh niêntham gia các hoạt động trong xây dựng kinh tế - xã hội sẽ có nhiều thuận lợi
2.1.5.4 Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quantrọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về công tác thanh niên trongthời kỳđổi mới khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cáchmạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phầnlớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệthanh niên Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trongnhững nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” (Nghị quyết số04-NQ/HNTW) Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lựclượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai,vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận nhữngcông việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là độ tuổisung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tựkhẳng định mình (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
Tuy nhiên không phải lúc nào xã hội và các cấp ủy đảng cũng có nhậnthức đầy đủ về vai trò, vị trí của thanh niên và tầm quan trọng của công tác lãnh
Trang 38đạo đoàn thanh niên Có nơi, có lúc các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên chưa thực
sự nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên.Coi thanh niên là lớp người non trẻ, “ngựa non háu đá”, không dám giao nhiệm
vụ vì không tin tưởng Trước yêu cầu của thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổinhanh chóng của tình hình đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sứcmạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Một trongnhững nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém về công tácthanh niên của Đảng là do xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trícủa thanh niên và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo đoàn thanh niên của cáccấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanhniên là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớithanh niên và Đoàn thanh niên trong giai đoạn hiện nay Phong trào thanh niênluôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện vàtrưởng thành Do đó, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên để tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên không chỉ lànhu cầu tồn tại có tính chất nguyên lý về lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn rấtquan trọng đểđẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh niên (Đoàn TNCS HồChí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
2.1.5.5 Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, cácngành từ trung ương tới cơ sở Vì vậy cần phải thống nhất xây dựng nội dungtuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm
vụ, nguyên tắc, nội dung phát triển kinh tế - xã hội và tình hình, kết quả, nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện chương trình Cần tuyên truyền để mọi Đoàn viên vànhân dân hiểu về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnkinh tế - xã hội để tạo ra phong trào thi đua sâu rộng, sôi nổi trong xã hội, đểcộng đồng chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện chương trình; xóa bỏ tưtưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong xây dựng kinh tế - xã hội
Bằng hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đạichúng, các thông tin công tác khuyến nông, khuyến lâm, thông tin công tác Đoàn,tài liệu khoa học kĩ thuật, phổ biến các kiến thức về chuyển đổi cơ cấu cây con,
Trang 39bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ môi trường nhanh chóng được chuyển tải đến vớiđoàn viên thanh niên Qua đó, không ngừng cổ vũđoàn viên thanh niên nông thônthi đua tình nguyện tham gia ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,nông thôn, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn theo hướng hiệnđại và bền vững (Nguyễn Thế Lượng, 2018).
2.1.5.6 Trình độ nhận thức củathanh niên về vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội
Với xuất phát điểm từ trình độ dân trí, điều kiện sinh hoạt văn hóa xã hội,các phương tiện truyền thông, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế,dẫn đến tình trạng thanh niên ở vùng khó khăn thiếu thông tin Mặt khác nhậnthức, hiểu biết xã hội được hình thành chủ yếu qua tích lũy kinh nghiệm từ cáchoạt động sản xuất, đời sống và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Địa bànrộng, phân bố dân cư thưa thớt cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phổ biến thôngtin, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, từ đó cộng đồng các dân tộc không nhậnthức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của mình trong sự thamgia phát triển kinh tế - xã hội (Đỗ Thị Hoa, 2015)
Nếu xem xét sự tham gia của Đoàn thanh niên vào việc phát triển kinh tế
-xã hội từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng thì sự tham gia này mới thực sự cóhiệu quả Nguyên nhân chính là do sự tham gia không đầy đủ vào khâu lập kếhoạch nên chưa chủ động xác định được vai trò của mình trong việc phát triểnkinh tế - xã hội
2.1.5.7 Tính minh bạch trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
Một trong những cơ chế, chính sách của Nhà nước để khuyến khích Đoànthanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội đó là vấn đề giải quyết việc làm chongười lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi thanh niên
Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm, trong nhữngnăm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tốt nhằm giải quyếtviệc làm cho thanh niên.Trong giai đoạn 2011-2016, nhằm đẩy mạnh đào tạonghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung (đặc biệt là lao độngthanh niên, thanh niên nông thôn) và bộ đội, công an xuất ngũ nói riêng, Chínhphủ đã ban hành rất nhiều chế độ, chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ, tạo điềukiện việc làm cho thanh niên (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, 2017)
Trang 40Bên cạnh việc ban việc ban hành chính sách hỗ trợ việc làm cho lao độngthanh niên, Nhà nước còn chú ý đến chính sách hỗ trợ vốn cho thanh niên khởinghiệp Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập Quỹ hỗ trợ Doanhnghiệp nhỏ và vừa, quỹ này sẽ cung cấp nguồn cốn theo định hướng khuyếnkhích các Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cũng đang hoàn thiện và sẽ trình Chính phủ Dự thảo nghị định về tổ chức vàphát triển Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính đang hoànthiện Nghị định về quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo
đó, khi hai Nghị định này được ban hành chắc chắn những doanh nghiệp khởinghiệp sẽ được tiếp cận vốn kịp thời và thuận lợi hơn (Đoàn TNCS Hồ Chí Minhtỉnh Hòa Bình, 2017)
2.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn thông qua phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc
Theo Tạp chí kiến trúc Việt Nam số 5/2014, “Saemaulundong” từ mộtphong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội HànQuốc Ngay từ đầu, phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thầnSaemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác” Cho đến nay có hơn16.000 làng đã đạt được những thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn Chất lượngcuộc sống ở nông thôn đã từng bước bắt kịp với đô thị, đời sống nông thôn nângcao rõ rệt Đặc trưng của phong trào không đơn thuần là một kế hoạch hành động
mà là một cuộc “vận động cải cách ý thức” cùng với “vận động thực hiện hànhđộng” Cuộc cải tổ ý thức của người dân dựa trên các khẩu hiệu tinh thần: “Đãlàm là được”, “Tất cả đều có thể làm được” và “Nhất định phải làm” Với nhữngkết quả đạt được ngay từ đầu, người dân nông thôn đã lấy lại được sự tự tin, phấnkhởi bắt tay xây dựng ngôi làng của mình khang trang và cuộc sống tốt đẹp hơn
Từ thực tế này, nông dân thấy tin vào sức mình, tin ở chính phủ, tin vào tương laitươi sáng cho con cháu mai sau Và họ đã tích cực hưởng ứng phong trào và cóđược những gì mình muốn (Phạm Xuân Liêm, 2014)
Với cốt lõi chính của phong trào mới là: Thay đổi tư duy, phát huy nội lựccủa nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăngthu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển