1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN lý sử DỤNG đất ĐAI GIAI đoạn 2010 2014 của HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH hà NAM

87 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tuy mới thành lập nhưng hoạt độngQLNN về đất đai của huyện bước đầu đã đi vào nề nếp, có nhiều thành tựu đáng kể.Công tác QLNN về đất đai bước đầu đã giúp cho chính quyền các cấp sử dụng

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

LÊ MINH NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010-2014 CỦA HUYỆN

DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Hà Nội - 2015

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010-2014 CỦA HUYỆN

DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Người thực hiện : LÊ MINH NGỌC

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THANH TRÀ

Hà Nội - 2015

Trang 3

Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộVăn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thống kêhuyện Duy Tiên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông tin cầnthiết liên quan Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thànhLuận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Lê Minh Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Mục đích nghiên cứu 2

2 Yêu cầu 3

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai 4

1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới 6

1.2.1 Nước Thụy Điển 6

1.2.2 Nước Trung Quốc 6

1.2.3 Nước Pháp 7

1.2.4 Nước Australia 9

1.3 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam 9

1.3.1 Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai 9

1.3.2 Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam 12

1.4 Công tác quản lý sử dụng đất đai tỉnh Hà Nam 15

1.4.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 15

1.4.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; khảo sát đo đạc, thành lập bản đồ 17

1.4.3 Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất .18

1.4.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 18

1.4.5 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 19

1.4.6 Công tác thông kê, kiểm kê đất đai 19

1.4.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai 20

NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

Trang 5

2.2 Phạm vi nghiên cứu 21

2.3 Nội dung nghiên cứu 21

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Duy Tiên 21

2.3.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai theo 15 nội dung của QLNN về Đất đai 21

2.3.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Duy Tiên trên 03 loại đất chính 21

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Duy Tiên 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp; 21

2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp (lập phiếu, phỏng vấn ); 21

2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu; 22

2.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh 22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhiên nhiên, cảnh quan môi trường 23

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 30

3.2 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Duy Tiên giai đoạn 2010-2014 40

3.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 40

3.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính 41

3.2.3 Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên đất, điều tra đánh giá xây dựng giá đất 41

3.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 42

3.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử đụng đất 51

3.2.6 Quản lý bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất.53 3.2.7 Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 57

3.2.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 59

Trang 6

3.2.9 Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai 63

3.2.10 Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất 63

Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất đã được UBND huyện tổ chức quản lý và thực hiện đúng theo quy định 63

3.2.11 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 64

3.2.12 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai; 64

3.2.13 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; .65

3.2.14 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại , tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 65

3.2.15 Công tác quản lý dịch vụ hoạt động về đất đai 65

3.3 Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2014 67

3.3.1 Đất Nông Nghiệp 68

3.3.2 Đất phi nông nghiệp 69

3.3.3 Đất chưa sử dụng 71

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Duy Tiên 72

3.4.1 Nhóm giải pháp chung 72

3.4.2 Một số giải pháp cụ thế 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

NN : Nhà nước

UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 7

HĐND : Hội đồng nhân dân

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Biểu cơ cấu GTSX năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 31 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp 33 Huyện Duy Tiên 33 Bảng 3.3: Dân số năm 2014 của huyện Duy Tiên 34 Bảng 3.4: Phân vị trí đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam năm 2011 42 Bảng 3.5: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm đến 01/01/2014 của H Duy Tiên 43 Bảng 3.6 : Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến

31/12/2013 46 Bảng 3.7 : Kế hoạch sử dụng đất năm 2014-2015 48 Bảng 3.8: Danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất thực hiện từ 01/01 đến 30/9/2014 52 Bảng 3.9: Kết quả thu hồi đất trong 9 tháng tháng (từ 01/01 đến 30/9/2014) 52 Bảng 3.10: Kết quả CMĐ SDĐ trong 9 tháng (từ 01/01 đến 30/9/2014) 53 Bảng 3.11: Tổng hợp diện tích đất đai theo địa giới hành

chính năm 2010 60 Bảng 3.12: Tổng hợp diện tích đất đai theo địa giới hành

chính năm 2014 61 Bảng 3.12: thống kê diện tích đất đai qua các năm 2010-

2014 62 Bảng 3.13: Biến động đất đai trên địa bàn huyện Duy Tiên giai đoạn 2010-2014 67 Bảng 3.14 : Biến động đất đai giai đoạn 2010-2014 71

Trang 9

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệtkhông gì thay thế được của một quốc gia Nguồn lực này còn là thành phần quantrọng của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sởkinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai gắn bó chặt chẽ với con ngườitrong sản xuất và đời sống Đây được xem là vấn đề của mọi thời đại, phản ảnhnhững biến động về chính trị, kinh tế, xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của mỗinước

Trong tiền trình lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắnliền chặt chẽ với nhau Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, conngười dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình Đất đai là thước đo sự giàu

có của mỗi quốc gia

Là một nguồn tài nguyên quý giá nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên cóhạn, tăng việc sử dụng đất vào mục đích này thì sẽ giảm diện tích sử dụng vào mụcđích khác Việc sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả, hủy hoại đất đai cũng nhưtốc độ gia tăng về dân số đặc biệt là ở các khi vực đô thị nơi tập trung dân cư đôngđúc khiến cho đất đai ngày càng trở nên khan hiếm Trong khi đó, quản lý Nhà nước(QLNN) về đất đai ở các cấp chính quyền đặc biệt là ở cấp cơ sở (quận, huyện,phường, xã) đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và là mối quan tâm hàng đầu của toàn

xã hội Vì vậy, việc quản lý đất đai (QLĐĐ) chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vàhiệu quả là rất cần thiết Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tăng cường hiệu lựcQLNN về đất đai càng có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong công cuộc đổi mớiphát triển kinh tế xã hội của đất nước

Duy Tiên là một huyện nằm phía bắc của tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp HàNội, phía Đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnhHưng Yên qua sông hồng và huyện Lý Nhân, phía Nam giáp huyện Bình Lục vàthành phố Phủ Lý, phía Tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng Diện tích tự nhiêncủa huyện khoảng 121,35 km²

Cùng với quá trình hình thành và phát triển, hoạt động QLNN về đất đai trênđịa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận Đất đai được quản lý

Trang 10

chặt chẽ, hiệu quả, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất ( người SDĐ) đượctôn trọng và thực thi theo đúng pháp luật Tuy mới thành lập nhưng hoạt độngQLNN về đất đai của huyện bước đầu đã đi vào nề nếp, có nhiều thành tựu đáng kể.Công tác QLNN về đất đai bước đầu đã giúp cho chính quyền các cấp sử dụng quỹđất hợp lý, hiệu quả theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt.

Tuy nhiên, QLNN về đất đai là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm với nhiềunội dung liên quan đến quyền lợi của người dân đặc biệt là những người có đấtthuộc diện thu hồi để triển khai các dự án Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạtđộng QLNN về đất đai trên địa bàn Huyện thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chếcần sớm khắc phục Nhiều nội dung QLNN về đất đai thực hiện chưa tốt, quá trình

tổ chức triển khai còn lúng túng, chưa chủ động, việc kiểm soát, điều chỉnh củachính quyền huyện, xã chưa kịp thời, hậu quả dẫn đến tranh chấp đất đai, lấn chiếmđất công diễn ra ở một số nơi song chậm được giải quyết, ảnh hưởng đến đời sốngsinh hoạt của người dân, uy tín và vai trò của chính quyền đối với xã hội

Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, được sự phân công của khoa Quản

Lý Đất Đai – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

tình hình quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2014 của huyện Duy Tiên, tỉnh

Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện, bao gồm: Đấtnông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng

Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các vấn

đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà nướcquản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất

Trang 11

2 Yêu cầu

- Nắm vững các văn bản pháp luật về đất đai hiện hành

- Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá đúng thực trạng quản lý Nhà nước và sửdụng đất đai của huyện Duy Tiên giai đoạn 2010-2014

- Số liệu thu thập phải trung thực, khách quuan, chính xác và đáng tin cậy

- Chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đấtđai của huyện Duy Tiên

- Các kiến nghị và giải pháp đưa ra phù hợp với thực tế địa phương và quyđịnh của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai

- Khái niệm đất

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thờigian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độphì nhiêu, màu mỡ

Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đaibao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởngnhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm:yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tựnhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người

Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâmnghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bốkhu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai

là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian

Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phốibởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều

Trang 13

kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy có thể khái quát một sốđiều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.

Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diệntích trồng trọt, mặt bằng xây dựng , cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tựnhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đấtnhư: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng

Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, laođộng, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu

về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thươngnghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sửdụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồnnhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai

là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người Đất đaihạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế đượckhi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội

- Vấn đề quản lý đất đai:

Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xáclập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng vớinhững lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) vàgiải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất,xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cậpnhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và cácnguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản Quản lý đất đai liênquan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng

ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho côngtác quản lý

Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai vàcác nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật

Trang 14

liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một sốnội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấpquản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân;quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhânlực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợptác quốc tế.

1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới

1.2.1 Nước Thụy Điển

Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và

sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộ pháp luật vàchính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêngcủa chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loạihoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt động củatoàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng

dữ liệu đất đai và đều được luật hoá Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển về

cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giámsát chung của xã hội

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liềnvới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quyđịnh các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việcthế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quyhoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký…

1.2.2 Nước Trung Quốc

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hộichủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể củaquần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặcchuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành

Trang 15

trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độquản chế mục đích sử dụng đất

Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốcsách cơ bản của Trung Quốc

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại

- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷlợi và đất mặt nước nuôi trồng

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng chomục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đấtdùng cho công trình quốc phòng

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đấtcanh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộđặc biệt đất canh tác

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích

sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sảnlượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng Tiêu chuẩn

hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượngbình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất không vượtquá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó Đồng thờinghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loạitiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác

1.2.3 Nước Pháp

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một sốnguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đấtđai và hình thành các công cụ quản lý đất đai

Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và khônggian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhànước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có

Trang 16

đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được Không giancông cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, bảo tàng

Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảolợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không

ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Chỉ có lợi íchcông cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó,lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết vớilợi ích tư nhân

Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sảnxuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sử dụng đất nôngnghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:

Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũngphải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trênđất canh tác để bán cho người khác

Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối vớimột số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mớidành cho ươm cây trồng

Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi

để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhaunhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thànhcác thửa đất lớn

Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua,muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bán đất nôngnghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán cho nhữngngười láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn

Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động muabán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới vàtrực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai cóToà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi

Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các

Trang 17

công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả.

Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy địnhcủa các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quyhoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển

1.2.4 Nước Australia

Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia cóđược cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nóiriêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến khi trở thànhquốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tính kế thừa vàphát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi và gián đoạn do sự thay đổi vềchính trị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai pháttriển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vìpháp Luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khácnhau của đất nước

Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở hữuNhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và tư nhân cóquyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữu đất đai theo luậtđịnh là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảo tồnđất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc,than, dầu mỏ …(theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993)

Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữuđất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo dichúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai Tuy nhiên, luật cũngquy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích côngcộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng thu dó gắn liền với việc Nhànước phải thực hiện bồi thường thoả đáng

1.3 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam

1.3.1 Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai

Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rất sớm.Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính sách về

Trang 18

đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách thống nhất quản lýruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, đồng thời thựchiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước Đặcbiệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thôngqua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyênthiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân

và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung” Đây là cơ sở pháp

lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước

Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi thựchiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 về việc

mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng được coi là tiền đề cho những chínhsách mang tính cải cách sâu rộng sau này

Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII chính thức thông qua Luật đất đai

1988 và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 Nghị quyết 10/NQ-TW ngày05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài làdấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công tác quản lý sửdụng đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước

Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiệnchính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởiđầu của công cuộc đổi mới chính trị Tại điều 17 quy định: “Đất đai thuộc sở hữutoàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”

Đồng thời Luật đất đai 1988 không còn phù hợp và bộc lộ nhiều điểm bấtcập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thông qua, chính thức cóhiệu lực từ ngày 15/10/1993 Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung một số điều của Luậtđất đai 1993, 2001

Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng

về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọngnhư: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm nghiệp được giao ổnđịnh lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các quyền:

Trang 19

chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất….vàquy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nghị định 64/CP ngày27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng

ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Nghị định 02/CP ngày15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp

Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật đấtđai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004

Ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật đấtđai năm 2013, Luật đất đai 2013 và hệ thống pháp luật về đất đai sau này đã vậndụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thốngpháp Luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luậtđất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đấtnước

Luật đất đai 2013 sửa đổi bổ sung quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai:

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và

tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính;

3 Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên đất, điều tra đánh giá xâydựng giá đất;

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử đụngđất;

6 Quản lý bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

8 Thống kê, kiểm kê đất đai;

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất;

Trang 20

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai;

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại , tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai;

15 Quản lý dịch vụ hoạt động về đất đai

Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,Thông tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai

Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh vớinhững nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấtđai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; về bồi thường, hỗtrợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử dụng đất; về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai vàxây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địachính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.3.2 Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam

1.3.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về đai đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triểnkhai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người sử dụng đất

- Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP về việcThống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cảnước

- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về côngtác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước

- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu lựcthi hành từ ngày 08/01/1988

- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho

hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với sự phát triển nông nghiệp

- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993

Trang 21

- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sảnxuất nông nghiệp.

- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý, sửdụng đất lâm nghiệp

- Nghị định 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tàinguyên và Môi trường)

- Ngày 02/12/1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật đất đai năm 1993

- Nghị định 17/CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tụcchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyển sử dụng đất vàthế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

- Ngày 29/06/2001 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật đất đai năm 1993

- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một số điềucủa Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất

- Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật đấtđai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004

Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai, cụ thể:

-Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật đất đai;

-Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất

-Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Thu tiền sử dụng đất

-Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Thu tiền thuê đất,

Trang 22

-Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyđịnh về Hồ sơ địa chính.

-Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyđịnh về Bản đồ địa chính

Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,

sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện và tìnhhình sử dụng đất ở Việt Nam Hệ thống văn bản pháp luật sau Luật đất đai 2013 đãquy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trong phạm vi

cả nước theo quy hoạch và pháp luật

1.3.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc cácđiểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991, các địa phương trên cả nước đãtiến hành đo đạc, xác định địa giới hành chính trên cơ sở vùng lãnh thổ đã được xácđịnh theo Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980

Tính đến 31/12/2014 toàn quốc có 63 Tỉnh, thành phố với tổng diện tích tựnhiên là 33.121.159 ha

Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nước đốivới địa giới hành chính

Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 364/CP đã đượcxây dựng hoàn thiện tới từng xã, phường, thị trấn Cơ bản địa giới hành chính đãđược xác định cụ thể, rõ ràng và được quản lý theo đúng quy định của Nhà nước

Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa

Trang 23

danh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội Hiện nay toàn quốc cơ bản đãxây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố.

1.4 Công tác quản lý sử dụng đất đai tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam,phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phíaNam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp với tỉnh Nam Định và phía Tâygiáp với tỉnh Hòa Bình Với diện tích khoảng 831,1km2

Địa giới hành chính rộng hơn với đặc điểm dân cư đa dạng, phong phú khiêncông tác quản lý nhà nước nói chung cũng như công tác quản lý đất đai trên địa bànthành phố nói riêng gặp những khó khăn, thách thức nhất định Tuy nhiên đó cũng

là tiền đề, động lực để tỉnh xây những chiến lược phát triển phú hợp với tình hìnhthực tế, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước

Những năm quan, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh HàNam nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh do công tác này đãđạt được nhiều kết quả đáng kể

1.4.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

Công tác ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụngđất đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND Tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằmtạo cơ sở pháp lý cho việc chiển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước trong điều kiện thực tiễn của Tỉnh Căn cứ pháp luật đất đai, các chươngtrình, Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bảnpháp quy, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai vàmôi trường, đông thời tỉnh cũng đã chỉ đạo rà soát và hủy bỏ những văn bản khôngcòn hiệu lực

Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Hà Nam ngày20/06/2014: Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândân tỉnh do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồiđất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tưtrên địa bàn tỉnh Hà Nam

Trang 24

Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày20/06/2014: Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnhđược Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất;hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu đượcphép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày20/06/2014: Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândân tỉnh Hà Nam do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho vềbồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 20/06/2014:Ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh được Luật Đấtđai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng kýbiến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nướcngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trongkhu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày20/06/2014: Về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBNDtỉnh được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký đấtđai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tàisản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Trang 25

Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày15/08/2014: Ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândân tỉnh Hà Nam được Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chínhphủ, Thông tư số 14/2013/TT-BXD ngày 19/9/2013 của Bộ Xây dựng giao cho vềviệc bán nhà ở cũ, tiếp nhận nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND của UBND TP tỉnh Hà Nam ngày15/08/2014: Ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândân tỉnh Hà Nam được Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chínhphủ, Thông tư số 14/2013/TT-BXD ngày 19/9/2013 của Bộ Xây dựng giao cho vềviệc bán nhà ở cũ, tiếp nhận nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh HàNam

Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày15/09/2014: Về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất cóthu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày02/10/2014: Ban hành quy định một số nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnhđược Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Tài chính giao trong việc xác định giá đất cụ thể trên địabàn tỉnh Hà Nam

Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đã và đang được triển khai thực hiện nghiêmtục trên địa bàn tỉnh

1.4.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; khảo sát đo đạc, thành lập bản đồ.

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những chanh chấp đất đai liênquan đến địa giới hành chính của các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND tỉnh đã chỉ đạo cácngành chuyên môn và địa phương xác định cấm mốc địa giới hành chính đến từng

xã, phường, thị trấn theo đúng quy định

Trang 26

Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, tỉnh Hà Nam có 1 thành phố, và

5 huyện trong đó có 116 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn với diện tích tựnhiên là 832.1km2.

100% số xã, phường, thị trấn, huyện và tỉnh đều có hệ thống bản đồ địa giớihành chính của mình

Bước đầu ngành Tài nguyên và Môi trường của tỉnh đã áp dụng công nghệthông tin và nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xâydựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đất đai với quản lý Nhànước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm đo đạc lập sổ địa chính theo cácphương pháp quản lý mới ở một số xã

- Cuối năm 2000, Hà Nam hoàn thành việc lập đầy đủ hệ thống bản đồ địachính quy để điều hành quản lý đất đai

- Đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụngđất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tại 3 cấp từ cấp xã, huyện đếncấp tỉnh

1.4.3 Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một bước.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5năm 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh hàng nămlàm căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Tất

cả các xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và 2020phục vụ trực tiếp công tác giao đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng hạ tầng khudân cư nông thôn, quản lý quỹ đất công ích Tỉnh đang triển khai lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp huyện

Việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh đangđược tổ chức thực hiện điều chỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý vá sử dụng đấttheo đúng quy định của pháp luật

1.4.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Công tác giao đất, cho thuê đất đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục;hàng năm UBND tỉnh đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyền mục đích sử dụng

Trang 27

đất để thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng với diện tích trung bình khoảng400ha Tính hình thực hiện kế hoạch nhìn chung đạt thấp, tính trung bình đạt 58.5%

so với chỉ tiêu đặt ra Phần lớn các dự án đầu tư có sử dụng đất được giao hoặc chothuê đã được triển khai và sử dụng có hiệu quả Một số dự án chưa được triển khai

do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăntrong công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đẩy mạnh và thực hiện ởquy mô ngày càng lớn hơn Trong 5 năm đã thực hiện bồi thường giải phóng mặtbằng được 838/1753 dự án và đã bàn giao diện tích đất ngoài thực địa cho các chủđầu tư là 1.188ha; đặc biệt nhiều công trình trọng điểm, các dự án mở rộng giaothông, các nút giao thông lớn, các dự án đầu giá quyền sử dụng đất, các dự án xâydựng khu đô thị mới đã được triển khai xây dựng

1.4.5 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất,tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng quyđịnh của pháp luật; từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sựquản lý của Nhà nước Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để thiết lập hồ

sơ địa chính, là công cụ để chính quyền sử dụng đất là cơ sở để thiết lập hồ sơ địachính, là công cụ để chính quyền các cấp quản lý, nằm chắc được quỹ đất, kế hoạch

sử dụng đất của địa phương phù hợp với hiện trạng sử dụng đất UBND tỉnh đã tậpchung chỉ đạo quyết liệt

Tính đến thời điểm kiếm đê đất đai ngày 31/12/2014, Tỉnh sẽ cấp đượckhoảng 10.500 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận), đạt 101,35% chỉ tiêu kế hoạch (vượt1.35% chỉ tiêu)

1.4.6 Công tác thông kê, kiểm kê đất đai.

- Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2000 theo Chỉ thị 24/CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ

Trang 28

- Hoàn thành công tác kiểm kê đất chưa sử dụng và định hướng sử dụng theoChỉ thị 90/CT của Chính phủ.

- Hàng năm các xã phường thị trấn; huyện và tỉnh đều thực hiện tốt công tácthống kê, kiểm kê đất đai, khai báo biến động đất đai

- Từ ngày 17/07/2014 thực hiện công tác thống kê đất đai theo Thông tư số28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về thống kê,kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất UBND tỉnh chỉ đạo các cấp,các nghành tập trung thực hiện trên 116 xã phường, thị trấn, và hoàn thành trướcngày 01/09/2015

1.4.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam về tình hình thực hiện Luật đất đai vàcác nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này theo kết luận tại phiên chất vấn

và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh, năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo các

cơ quan ban, ngành tổ chức 12 đoàn thanh, kiểm tra 245 dự án

Qua thanh tra, kiểm tra đã đưa 79 dự án ra khỏi danh mục chậm triển khai,gia hạn 14 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng kể từ khi nhận bàn giaođất trên thực địa do nguyên nhân khách quan Chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi đất 12 dự ánchậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thựcđịa UBND tỉnh giao các cơ quan ban ngành tổ chức thanh tra, kết luận đề xuất xử

lý đối với 4 dự án vi phạm quy định về đầu tư xây dựng 10 dự án được UBND cáchuyện đề xuất xử lý vi phạm Thu hồi Giấy phép đầu tư để làm căn cứ lập hồ sơ thuđất đối với 2 dự án có vốn đầu tư nước ngoài chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng saimục đích Thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thu hồi đất, thu hồi quyết định giaođất đối với 8 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai, chủ đầu tư không cònhoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh Lập hồ sơ thu hồi đất 8 dự án chưa triểnkhai công tác GPMB hoặc GPMB nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng…

Trang 29

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Duy Tiên theo

15 nội dung ở 03 lại đất trên địa bàn huyện là: đất Nông nghiệp, đất Phi nôngnghiệp, và đất Chưa sử dụng

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong thời gian 04 tháng, về các nội dung quản lý đất đai củahuyện Duy Tiên giai đoạn 2010-2014 Dựa vào số liệu, đánh giá, báo cáo, tổng kếtcác kết quả về tình hình quản lý sử dụng đất của huyện trên sự điều tra thu thập sốliệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Duy Tiên

2.3.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai theo 15 nội dung của QLNN về Đất đai 2.3.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Duy Tiên trên 03 loại đất chính 2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Duy Tiên.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp;

- Nghiên cức các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về đất đai từ trước đếnnay của Trung ương và địa phương Từ đó rút ra những nội dung cơ bản về QLDD

- Điều tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu về công tác quản lý và sử dụng đấtcủa quận theo từng năm

2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp (lập phiếu, phỏng vấn );

- Điều tra, xem xét tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện DuyTiên

- Kiểm tra để đạt được những thành quả và những tồn tại cần giải quyết trongcông tác quản lý sử dụng đất

Trang 30

2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu;

- Phương pháp phân tích trên cơ sở số liệu thu thập và các số liệu điều tra

- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu, vẽ đồ thị để minh họa sốliệu

2.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh.

- Tổng hợp các số liệu so sánh sự thay đổi qua các năm rút ra kết quả, tổngkết và nhận xét

Trang 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhiên nhiên, cảnh quan môi trường.

A Điều kiện tự nhiên.

Vị trí địa lý:

Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp HàNội, phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động củatỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân, phía nam giáp huyện BìnhLục và thành phố Phủ Lý, phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng Tổng diện tích

tự nhiên 12.100,35 ha

Thị trấn Hòa Mạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, nằm trêntuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng và thành phố Hưng Yên.Ngoài ra huyện còn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyếnđường sắt Bắc - Nam, hiện nay khu công nghiệp tập trung của tỉnh đang được đầu tưxây dựng ở đây

Huyện Duy Tiên nằm trong vành đai của Vùng đô thị Hà Nội, cách trung tâmThủ đô Hà Nội khoảng 60 km, với việc hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam là yếu

tố thuận lợi để Duy Tiên phát triển; là điều kiện quan trọng tạo lợi thế so sánh choDuy Tiên trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế với các địa phương khác

Địa hình, địa mạo:

Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổSông Hồng chủ yếu là vàn, vàn cao và tương đối bằng phẳng Nhìn chung địa hìnhcủa huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa vàcây vụ đông Địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Nam,

Mộc Bắc, Châu Giang, Yên Nam, Đọi Sơn có địa hình cao hơn, đặc biệt là khuvực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam

- Vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như Tiên Nội, Tiên Ngoại,Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện; độ cao phổ biến từ 1-2 m,

Trang 32

bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.

Khí hậu:

Duy Tiên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc khí hậuvùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc và gió mùađông nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả vềtính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khối không khí thịnhhành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi theo mùa

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng lànóng, ẩm và mưa nhiều Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Nam với tốc độ 2-4m/s Nhiệt độ trung bình cao nhất 380C, lượng mưa từ 1.100-1.500 mm, chiếm80% lượng mưa cả năm

- Mùa khô: Bắt đầu từ giữa tháng 11 cho đến cuối tháng 3 năm sau, có khíhậu lạnh, ít mưa Hướng gió thịnh hành là gió Đông – Bắc, thường gây lạnh độtngột Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C, lượng mưa ít, chỉ đạt từ 15-20% lượngmưa cả năm

Sau đây là một số yếu tố khí hậu chính của huyện:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,20C đến 24,6oC

+ Về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 20,1oC Các tháng lạnh nhất trongnăm là tháng 1, 12 Nhiệt độ thấp nhất tới 6 – 8oC

+ Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 28oC Các tháng nóng nhất trong năm làtháng 6, 7 Nhiệt độ cao nhất đến 32 - 35oC

+ Biên độ nhiệt trong ngày nhỏ hơn 100C

+ Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm 100Kcal/cm2

+ Tổng tích ôn khoảng 8.3000C

- Lượng mưa: Lương mưa hàng năm từ 1.800-2.000 mm Mưa tập trung vàocác tháng 7, 8, 9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm Ngày có lượng mưa caonhất lên đến 200-250 mm

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong cả năm dao độngtrong khoảng từ 83-85% Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8(92%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 80%

Trang 33

- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1.200-1.600 giờ, thuận lợi cho việc pháttriển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm Mùa đông số giờ nắngchiếm trung bình 28% tổng số giờ nắng cả năm Có tháng chỉ có 17, 9 giờ nắng, trời

âm u, độ ẩm cao sâu bệnh phát triển ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp Mùa

hè có tổng số giờ nắng lớn Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5, 6, 10

- Gió, bão: Tốc độ gió trung bình 2 - 2,3 m/s Trong năm có hai hướng gióthịnh hành: Mùa đông có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, với tần suất 60-70%

và tốc độ gió trung bình thường từ 2,4 - 2,6 m/s; Mùa hè có hướng gió thịnh hành làhướng Đông Nam, với tần suất 50-70% và tốc độ gió trung bình đạt 1,9 - 2,2 m/s.Khi có bão đổ bộ tốc độ gió đạt gần 40 m/s

Thuỷ văn:

Duy Tiên có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông lớn chảyqua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ với diện tích 864 ha, mật độsông đạt 0,5 km/km2, mức ứ nước cao nhất là 0,5 m, thấp nhất là 0,1 m

- Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính chotỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông Chiều dài sông chạyqua tỉnh 38,64 km tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Hà Nam với tỉnh Hưng Yên vàtỉnh Thái Bình, hàng năm bồi đắp phù sa cho diện tích đất ngoài đê và cho đồngruộng qua hệ thống bơm tưới từ sông Hồng

- Sông Châu Giang đi qua địa phận huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc vànối với sông Đáy tại Phủ Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên của huyệnThanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân Trên sông có đập ngăn nước làm nhiệm vụ tướitiêu cho các vùng đất trong huyện

- Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với sông Đáytại Phủ Lý Đoạn qua Duy Tiên dài 13 km, sông có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ

ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô

Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao,

hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chínhxuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn

Trang 34

B Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1 Tài nguyên đất

a Nhóm đất phù sa

Loại đất này được hình thành trên trầm tích của sông Hồng, sông ChâuGiang, còn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớp của trầm tích, thỏa mãn yêu cầu của vật

liệu phù sa được xếp vào nhóm đất phù sa, được chia ra thành 4 loại sau:

*Đất phù sa glây: Loại đất này có diện tích 2.067,24 ha (chiếm 31,74% diệntích của nhóm) có nhiều ở các xã Yên Bắc, Châu Giang, Tiên Ngoại, Hoàng Đông,Tiên Nội Là những đất phù sa phân bố ở những nơi có địa hình thấp, thường bịngập nước hoặc tiêu chậm vào mùa mưa

Khả năng sử dụng: Đây là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên tương đối khá,tuy nhiên có hạn chế do khả năng tiêu nước vào mùa mưa nên cũng ảnh hưởng tớichế độ canh tác cũng như hiệu quả sử dụng đất Hiện tại, trên các loại đất này chủyếu là gieo trồng 2 vụ lúa, và một số nơi chỉ trồng 1 vụ lúa Nếu cải tạo tốt hệ thốngtiêu nước vào mùa mưa có thể gieo trồng cả 3 vụ

*Đất phù sa có tầng sét biến đổi: Đất phù sa có tầng sét biến đổi có khoảng

662 ha (chiếm 10,16% diện tích của nhóm) (gọi ngắn gọn là tầng biến đổi), phân bố

rải rác ở nhiều xã trong huyện; có nhiều ở các xã: Thị trấn Đồng Văn, Hoàng Đông,Tiên Nội,

Loại đất này thường phân bố trên các chân ruộng vàn, là đất phù sa đượchình thành do quá trình canh tác, đặc biệt là quá trình thủy lợi hóa đã làm tầng đấtdưới có những biến đổi về cấu trúc, mầu sắc và hàm lượng hữu cơ và thiếu nhữngđặc tính để có thể trở thành các tầng chẩn đoán khác

Khả năng sử dụng: Đất phù sa có tầng biến đổi có thể sử dụng cho nhiều loạicây trồng, thích hợp cho việc phát triển cây lúa, mầu Hiện nay đang sử dụng nhiềuloại cây trồng khác nhau với các hiệu quả kinh tế khác nhau

* Đất phù sa chua: Đây là loại đất chiếm diện tích lớn, khoảng 2.159 ha(chiếm 33,15% diện tích của nhóm), phân bố tại hầu hết các xã, chiếm diện tích lớn

ở các xã: Châu Giang, Yên Nam, Yên Bắc, Duy Minh, Trác Văn, Châu Sơn,

Loại đất này trước đây là loại phù sa sông Hồng ít chua, sau đó do địa hình,

Trang 35

trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa mùa ở nước ta, nước đã rửa trôi dần các chấtkiềm làm cho đất trở nên chua, đặc biệt là lớp đất mặt Đồng thời với quá trình rửatrôi đất, còn thấy hiện tượng kết von khá phổ biến Kết von thường mềm, mầu nâuđen xuất hiện khá sâu (80 - 100 cm) Tầng kết von tập trung thường có độ pH caohơn trên và dưới Kết von này có thể chủ yếu là do trong vụ hanh khô đất phơi trơtrọi, nước mạch bốc hơi đưa sắt và mangan lên tầng trên bị oxy hóa mà hình thành.

Khả năng sử dụng: Nhìn chung đây là loại đất mang bản chất phù sa mầu

mỡ, song do quá trình khai thác, sử dụng lâu đời, cộng với việc khai thác không cóbồi dưỡng trở lại cho đất đã làm giảm độ phì nhiêu của đất

* Đất phù sa ít chua: Loại đất này có diện tích 1.625 ha (chiếm 24,95% diệntích của nhóm), phân bố nhiều ở các xã Mộc Bắc, Chuyên Ngoại, Trác Văn, ĐọiSơn, Tiên Phong, dọc sông Hồng và sông Châu Giang

Loại đất này hình thành do sự bồi đắp thường xuyên của phù sa hệ thốngsông Hồng, với bản chất của phù sa là trung tính, kiềm yếu, đất tốt Một số diện tíchđất loại này nằm trong đê, mặc dù không được bồi đắp thường xuyên nhưng vẫn giữđược tính chất trung tính ít chua, là do đất nằm ở độ cao trung bình trong mỗi khuvực không cao quá để bị rửa trôi mạnh, cũng không thấp quá để bị glây

Khả năng sử dụng: Loại đất này chủ yếu nằm dọc theo sông Hồng và sôngChâu Giang, có độ phì nhiêu khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cácloại rau mầu, năng suất các cây trồng trên loại đất này khá cao

Đất hình thành trên trầm tích phù sa, không được bồi đắp phù sa trong thờigian dài, thường phân bố ở những nơi có địa hình thấp, bị đọng nước thường xuyên,

có mực nước ngầm nông

Trang 36

Khả năng sử dụng: Do có yếu tố hạn chế về ngập nước thường xuyên và sựxuất hiện tầng glây nông, trên những loại đất này hiện tại chỉ gieo trồng được mộthoặc hai vụ lúa Trên loại đất này một số nơi đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sang lúa

- cá đem lại hiệu quả kinh tế cao Nếu cải thiện được hệ thống tưới tiêu, có thểchuyển diện tích một vụ sang hai vụ lúa, thậm chí có thể gieo trồng cả ba vụ Tuynhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, có nơi nên cải tạo hệ thốngtưới tiêu để thâm canh tăng vụ nhưng cũng có nơi nên phát triển kết hợp giữa trồnglúa và nuôi trồng thủy sản

c Nhóm đất tầng mỏng

Nhóm đất tầng mỏng (LP) có diện tích nhỏ, không đáng kể, xuất hiện ở mộtvài quả đồi thuộc xã Yên Nam với khoảng 5 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.Loại đất này hình thành trên khu vực đồi dốc, thảm thực vật che phủ kém, quá trìnhrửa trôi xói mòn xảy ra mạnh mẽ Nhóm đất này chỉ có duy nhất 1 loại đất chính làđất tầng mỏng chua, đất có thành phần cơ giới là thịt pha cát, tầng đất mỏng, hàmlượng mùn và đạm thấp Do đó có ý nghĩa cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp,trên loại đất này chỉ trồng rừng kết hợp với các biện pháp chống xói mòn bảo vệđất

Đánh giá chung: Đất đai huyện Duy Tiên có địa hình tương đối bằng phẳng,hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình khá là một trong những điều kiệnthuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững trên cơ sở

áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật

2 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện Duy Tiên được nhìn nhận và đánh giá trên cơ sởnguồn nước mặt và nguồn nước ngầm

Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông, hồ, ao, trong đó: sông Hồng, sông

Châu Giang và sông Nhuệ là nguồn cung cấp nước chính Về mùa mưa do ảnhhưởng của mưa lớn tập trung gây ra tình trạng ngập úng cục bộ đối với những vùngđất thấp trũng Mặt khác huyện còn có mạng lưới kênh rạch nhỏ và ao, hồ khá dàyđặc là nguồn cung cấp, dự trữ quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp,đặc biệt là vào mùa khô Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung

Trang 37

cấp nước cho sinh hoạt nhân dân

Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát ban đầu cho thấy huyện có nguồn nước

ngầm khá dồi dào ở độ sâu dễ khai thác Nồng độ sắt trong nước khá cao và có xuhướng tăng dần theo hướng từ Đông sang Tây Duy Tiên có nguồn nước ngầm đặctrưng của vùng châu thổ sông Hồng với hai tầng nước ngầm hệ Thái Bình và hệ HàNội

- Tầng chứa nước Holoxen Thái Bình có chiều dày nhỏ, là tầng chứa nướcđầu tiên ngay trên mặt đất Khu vực có thể sử dụng được chỉ chiếm 50% diện tích(lượng khoáng hoá <1mg/lít)

- Tầng chứa nước Pleistoxen thuộc hệ tầng Hà Nội có chất lượng nước biếnthiên từ mặn đến nhạt, tầng chứa nước có chiều dày từ 10 – 15 m Nồng độ sắt trongnước tăng dần theo chiều từ biển vào đất liền

Nói chung, nguồn nước của huyện dồi dào và dễ khai thác đưa vào sử dụng.Chất lượng nước mặt khá tốt, nước ngầm nếu khai thác đưa vào sử dụng phải quaquá trình xử lý làm sạch

3 Tài nguyên khoáng sản

Vùng đất ven sông Châu Giang, có các mỏ sét ruộng ở độ sâu từ 0,5 - 1,5m,được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng Ngoài ra, ở bãi bồi sông Hồng, cácvùng ruộng trũng còn có sét trầm tích dày từ 1- 3m có thể khai thác, sử dụng

Ở một số xã nằm sát sông Hồng còn có thể khai thác cát phục vụ cho xâydựng, san lấp, tuy nhiên trữ lượng không nhiều và phụ thuộc vào dòng chảy hàngnăm của sông

C Thực trạng môi trường

Với địa hình tương đối bằng phẳng, ruộng đồng và các điểm dân cư phân bốhài hoà Cơ sở hạ tầng được xây dựng mang đậm nét đặc trưng của làng xã vùngđồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến tập quán sinh hoạt trong cộng đồngdân cư Đan xen trong làng xóm có hàng trăm ngôi đình, đền, chùa, nhà thờ xứ, nhàthờ họ mang dấu ấn kiến trúc của các thời kỳ lịch sử như chùa Long Đọi Sơn, đềnLảnh Giang là một kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nơi thờ ba vị tướng đời Hùng và

vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa Cùng với các công trình văn hoá

Trang 38

phúc lợi, nhà ở, đường làng ngõ xóm được xây dựng mới, những làng nghề truyềnthống, những phong tục tập quán, lễ hội được khôi phục đã tạo cho Duy Tiênnhững nét tiêu biểu của một vùng nông thôn trong thời kỳ đổi mới.

Duy Tiên đang trong thời kỳ phát triển, môi trường sinh thái hiện nay đã bịtác động bởi nước thải công nghiệp, rác thải dân cư, ô nhiễm môi trường không khí

do xây dựng, khí thải công nghiệp, giao thông… Bên cạnh đó, do việc sử dụng phânhoá học, thuốc trừ sâu cũng gây tác hại không nhỏ đến môi trường nước, đất, khôngkhí Trong giai đoạn tới cùng với thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôncần có biện pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn từng xã và cả huyện

Kết quả phân tích trong năm 2010 cho thấy sông trên địa bàn huyện DuyTiên bị ô nhiễm chất dinh dưỡng nặng thể hiện qua nộng độ NH4+ khá cao tại vị trítrạm bơm Hoành Uyển dao động trong khoảng 1,19- 5,6 mg/l-N, tại vị trí cầu HòaMạc dao động trong khoảng 0,56-1,83 mg/l-N vượt nhiều lần giới hạn cho phép.Nồng độ các chất hữu cơ như COD, BOD5 cũng vượt giới hạn cho phép, cụ thể tạitrạm bơm Hoành Uyển nồng độ COD trung bình là 26mg/l vượt giới hạn 1,73 lần,nồng độ BOD5 là 16mg/l vượt 2,67 lần; tại cầu Hòa Mạc nồng độ COD trung bình

là 35mg/l vượt 2,3 lần, nồng độ BOD5 trung bình là 23mg/l vượt giới hạn 3,8 lần.Hàm lượng Coliform trung bình tại trạm bơm Hoành Uyển vượt giới hạn 6,38 lần

và tại cầu Hòa Mạc vượt 1,67 lần NO2- tại các vị trí lấy mẫu đều vượt giới hạn chophép

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tính theo GDP) 6 tháng đầu năm 2014ước đạt 15,75%; tổng sản phẩm (GDP) trong huyện ước đạt 2.356 tỷ đồng

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Duy Tiên trong những năm gần đây có sựchuyển dịch mạnh mẽ, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và xu thếchung của nền kinh tế hàng hóa Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dần sang côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ, nông nghiệp - thuỷ sản giảm dần, nhưng giá trị sảnxuất các ngành này vẫn tăng đều và ổn định qua các năm

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo

Trang 39

điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạthiệu quả cao hơn Kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăngnhanh Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: Thươngmại – Dịch vụ 33,49 %; Công nghiệp – TTCN và xây dựng 56,26%; Nông nghiệp –Thủy sản 10,25% Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 39,6 triệuđồng.

Bảng 3.1: Biểu cơ cấu GTSX năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

tính

Năm thực hiện Năm 2013 6 tháng đầu

2

Tổng sản phẩm (GDP - giá HH) Tỷ đồng 3.704,71 2.356,69

Nông nghiệp - thuỷ sản Tỷ đồng 480,50 241,56Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 2.001,41 1.325,88Dịch vụ Tỷ đồng 1.222,79 789,263

Nông nghiệp - thuỷ sản % 12,97 10,25Công nghiệp và xây dựng % 54,02 56,26

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 sản xuất nông nghiệp, thuỷ sảncủa huyện vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định và đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấunền kinh tế của huyện Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng đều qua cácnăm, 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 168,7 tỷ đồng (giá 1994)

Hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân, vụ mùa 2014, chăm sóc câymàu, đến nay huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa và cây vụ Đông Xuân tổngdiện tích gieo trồng ước đạt 5.800 ha; năng suất ước đạt 67,5 tạ/ha; tổng sản lượng

Trang 40

lương thực có hạt ước đạt 37.604 tấn đạt 56,8% kế hoạch, trong đó sản lượng thócước đạt 33.137 tấn, sản lượng ngô ước đạt 4.467 tấn Chăn nuôi ổn định và phát triển,thường xuyên giám sát dịch bệnh và thực hiện tốt việc tiêm phòng theo kế hoạch nênkhông xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Kết quả 6 tháng đầu năm 2014 giá trịngành chăn nuôi ước đạt 78,63 tỷ đồng bằng 45,78% kế hoạch (171,77 tỷ) và chiếm51,73% trong giá trị ngành nông nghiệp

Đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi lợn trênnền đệm lót sinh học, đề án phát triển nấm ăn, đề án cánh đồng mẫu, đề án lúa gieothẳng Đề án trồng rau hữu cơ được triển khai tại xã Trác Văn, khu nông nghiệp côngnghệ cao được triển khai tại xã Mộc Bắc đến nay mô hình rau hữu cơ đã cho thu hoạchđạt kết quả tốt

Thực hiện mô hình liên kết “Doanh nghiệp – Ngân hàng – Người chăn nuôi” đã

có nhiều hộ tham gia Duy trì các khu chăn nuôi tập trung, xây dựng 1 trang trại chănnuôi và nuôi trồng thủy sản tham canh tăng năng suất cao tại xã Chuyên Ngoại; khuchăn nuôi bò sữa trang trại kiểu mẫu tại xã Mộc Bắc

Rà soát tiêu chí và lập kế hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới năm 2014 đốivới các xã đăng ký hoàn thành năm 2014và các xã thực hiện giai đoạn 2011 – 2015

Kiểm tra đánh giá các công trình thủy lợi đảm bảo cho công tác phòng chốngbão, lụt, úng năm 2014; chỉ đạo lấy nước cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp, đảmbảo kế hoạch gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất

Triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật, thủysản năm 2014 và kế hoạch thực hiện quy định quản lý giết, mổ, vận chuyển, kinhdoanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn

Ngày đăng: 25/12/2019, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w