Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-TRẦN QUỐC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN THỊ VÒNG
HÀ NỘI - 2009
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luậnvăn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn
Trần Quốc Khánh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - PGS.TS NguyễnThị Vòng, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn,giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành Luận văn này Xin chânthành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Đất vàMôi trường, tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên Khoa Sau đại học, KhoaĐất và Môi trường cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Văn phòng đăng ký Đất và Nhà, Phòng Tài nguyên và Môi trường, PhòngThống kê quận Long Biên; Chủ tịch, cán bộ địa chính các phường GiangBiên, Thượng Thanh, Ngọc Lâm, Bồ Đề đã tạo điều kiện cho tôi thu thập sốliệu và những thông tin cần thiết liên quan Cảm ơn gia đình, các anh chị đồngnghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Quốc Khánh
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3
2.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai 42.2 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam 10
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Long Biên 37
4.1.3 Tình hình tổ chức quản lý, sử dụng đất của quận Long Biên 42
4.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 464.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
Trang 54.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
494.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 524.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
4.2.6 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm
4.2.7 Công tác quản lý tài chính về đất đai; Phát triển thị trường quyền
sử dụng đất trong thị trường bất động sản; Quản lý, giám sát việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Quản lý các
4.2.8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranhchấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
4.3.1 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 734.3.2 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2008 754.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử
dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên 82
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
UBND : Uỷ ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
VPĐKĐ&N : Văn phòng đăng ký Đất và Nhà
Trang 8DANH MỤC BẢNG
4.1 Tổng hợp số lượng bản đồ địa chính theo Luật đất đai 1993 504.2 Tổng hợp kết quả giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP 554.3 Tổng hợp kết quả giao đất thực hiện các dự án 56
Trang 9DANH MỤC HÌNH
4.1 Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn quận Long Biên 41
4.3 Cơ cấu đất đai theo đối tượng quản lý, sử dụng 634.4 Biến động đất đai trên địa bàn quận Long Biên các năm 2005-
Trang 101 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sảnxuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là cácnguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằmtrong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sốngtrong lòng đất
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cốđịnh trong không gian Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp
lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm chomật độ dân cư ngày càng tăng Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị
và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xâydựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bứcxúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn Đây là vấn đề nan giải không chỉ vớinước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới Đểgiải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chươngtrình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm Đặc biệt là đối với nước
ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoáđang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước [1]
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chođến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thíchđáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luậtđất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Đặc biệt, Luật đất đai năm 2003 chínhthức có hiệu lực ngày 01/7/2004 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp
Trang 11với thực tế quản lý và sử dụng đất Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đikèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai củaquốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trongthời kỳ đổi mới.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhậntại điều 6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắmchắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sửdụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại
Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lậptheo Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ Với lợithế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiềuthuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Các ngành dịch vụ, thương mại, côngnghiệp của quận phát triển mạnh Mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần
đã dần được chuyển dịch theo hướng nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụsinh thái
Vì là quận mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ramạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹđất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung Điều này đòi hỏiUBND quận Long Biên phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đaiphù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quậnLong Biên giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất,
cơ cấu đất đai của từng loại đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăngcường công tác quản lý Nhà nước về đai đai
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự phân công của khoaTài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, dưới sựhướng dẫn của cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.
Trang 12- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất của quận Long Biên.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chếcác vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quanquản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất
Trang 132 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai
2.1.1 Cơ sở lý luận chung
- Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâuđời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,địa hình, thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diệntích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đấtđai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất cóảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩađất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷvăn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạtđộng của con người [19]
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông -lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địabàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốcphòng Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian [10]
- Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được
sử dụng Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động củacon người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc cótác động lên chúng” [5]
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn,nước, phân hoá học ), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳmùa vụ ) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động
Trang 14môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sửdụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụngđất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chiphối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởicác điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy có thểkhái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian nhưdiện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng , cần chú ý đến việc thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tốbao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân
số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đấtđai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nôngnghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹthuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chấtcho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất dođất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của conngười Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuấtkhông thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội [4]
- Vấn đề quản lý đất đai:
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đếnviệc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đấtđai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuêhoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu vàquyền sử dụng đất
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửađất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu
Trang 15giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sửdụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản.Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm cáchoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụngđất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đấtđai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai
và pháp luật liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nướcxác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước;tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò củalĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chứcđịa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp
về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế
2.1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới
2.1.2.1 Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản
lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộpháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằnggiữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vàoloại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạtđộng của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụngđất, đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởingân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá Pháp luật và chính sách đấtđai ở Thuỵ Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đâygắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư
Trang 16nhân Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc muabán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn
đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đấtđai và hệ thống đăng ký… [6]
2.1.2.2 Nước Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xãhội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tậpthể của quần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm,mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhànước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữutập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác làquốc sách cơ bản của Trung Quốc
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trìnhthuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùngcho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoángsản và đất dùng cho công trình quốc phòng
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu hađất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình Vì vậy Nhà nước có chế độbảo hộ đặc biệt đất canh tác
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theomục đích sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bịtrưng dụng Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ
4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị
Trang 17trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bịtrưng dụng 3 năm trước đó Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm,lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bịtrưng dụng để sử dụng vào mục đích khác [6]
2.1.2.3 Nước Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trênmột số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý
sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng vàkhông gian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc
sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợiích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua,bán được Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện,nhà văn hoá, bảo tàng
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng vàđảm bảo lợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm vàthiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữucủa mình Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhườngchỗ và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường mộtcách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân
Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảmbảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sửdụng đất nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ởcũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xâydựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đốivới một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng,đất mới dành cho ươm cây trồng
Trang 18Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiệnthuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàmphán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trungcác thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn.
Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và ngườimua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bánđất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên báncho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt độngmua bán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụmôi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ
sở hữu đất đai có Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phícho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địaphương chi trả
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quyđịnh của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đôthị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển [6]
2.1.2.4 Nước Australia
Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia
có được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đấtđai nói riêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đếnkhi trở thành quốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australiamang tính kế thừa và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi vàgián đoạn do sự thay đổi về chính trị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho phápluật và chính sách đất đai phát triển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, đượcxếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp Luật đất đai của Australia đã tậphợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đất nước
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở
Trang 19hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và
tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữuđất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhànước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoángsản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ …( theo sắc luật về đất đai khoángsản năm 1993)
Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa
kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai Tuynhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sửdụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưngthu dó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thoả đáng [6]
2.2 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
2.2.1 Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rấtsớm Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thốngchính sách về đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sáchthống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong
cả nước, đồng thời thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống
kê đất đai trong cả nước Đặc biệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đấtđai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùngbiển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhấtquản lý đất đai theo quy hoạch chung” Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quantrọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước [7]
Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khithực hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày13/01/1981 về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợptác xã nông nghiệp Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Trang 20được coi là tiền đề cho những chính sách mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII chính thức thông qua Luật đấtđai 1988 và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 Nghị quyết10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sửdụng ổn định lâu dài là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự pháttriển của công tác quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mớiđất nước
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thựchiện chính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấuđiểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị Tại điều 17 quy định: “Đấtđai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theoquy hoạch và pháp luật”
Đồng thời Luật đất đai 1988 không còn phù hợp và bộc lộ nhiều điểmbất cập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thông qua,chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 Tiếp đó là Luật đất đai bổ sungmột số điều của Luật đất đai 1993, 2001
Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quantrọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổiquan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâmnghiệp được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụngđất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thếchấp quyền sử dụng đất….và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đấtđai Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệpcho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nôngnghiệp Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
Trang 21chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trướcđây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến,hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 6 Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai [2] Bao gồm:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính;
3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất;
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;
7 Thống kê, kiểm kê đất đai;
8 Quản lý tài chính về đất đai;
9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản;
10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất;
11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,Thông tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất
Trang 22đai Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai được đánh giá là tương đối hoànchỉnh với những nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sửdụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiệnthống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướngdẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩmđịnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thựchiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Đây được coi là Nghịđịnh mang tính đột phá, giải quyết được nhiều tồn tại, bất cập trong quá trìnhquản lý sử dụng đất
2.2.2 Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
2.2.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về đai đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lýcho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tớingười sử dụng đất
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP vềviệc Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đấttrong cả nước
- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ vềcông tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệulực thi hành từ ngày 08/01/1988
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đấtcho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết
Trang 23sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việcgiao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích sản xuất nông nghiệp
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
lý, sử dụng đất lâm nghiệp
- Nghị định 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- Ngày 02/12/1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật đất đai năm 1993
- Nghị định 17/CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tụcchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyển sử dụng đất
- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thếchấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông quaLuật đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai, cụ thể:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủhướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003
Trang 24- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ vềphương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ vềbồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ vềthu tiền sử dụng đất
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xâydựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửađổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điềukiện và tình hình sử dụng đất ở Việt Nam Hệ thống văn bản pháp luật sauLuật đất đai 2003 đã quy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhấttoàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật
Trang 252.2.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính
Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố địnhhoặc các điểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991, các địa phương trên cả nước
đã tiến hành đo đạc, xác định địa giới hành chính trên cơ sở vùng lãnh thổ đãđược xác định theo Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980
Tính đến 31/12/2008 toàn quốc có 63 Tỉnh, thành phố với tổng diệntích tự nhiên là 33.121.159 ha
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nướcđối với địa giới hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 364/CP đãđược xây dựng hoàn thiện tới từng xã, phường, thị trấn Cơ bản địa giới hànhchính đã được xác định cụ thể, rõ ràng và được quản lý theo đúng quy địnhcủa Nhà nước
Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theođịa danh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội Hiện nay toàn quốc cơbản đã xây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố.[11]
2.2.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý cóliên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhànước có thẩm quyền xác nhận
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loạiđất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳquy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồhiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp cơ quan quản lý
Trang 26Nhà nước về đất đai nắm chắc các thông tin của từng thửa đất, cả về số lượng,chất lượng, diện tích, loại đất
Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2003, thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đo đạc bản đồ giảithửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50.000 phủ trên cả nước và phủtrùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theocông nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độcao Nhà nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng
cả về quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng đất [11]
2.2.2.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là định hướng khoa học cho việcphân bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các ngành kinh tế, phù hợpvới tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước ở từnggiai đoạn cụ thể Quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kếhoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm Mục đích của công việcnày là để sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định
Trang 27Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quantrọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuậtquan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất,thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm Khi đó Hội đồng Bộ trưởng đã lập Banchỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triểnkhai công tác này trên phạm vi cả nước
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp Tỉnh, thành phố và đãđược triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập vàtriển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm
2020 và định hướng tới năm 2050 trình Chính phủ phê duyệt
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, hàng năm đều đạt 100%chỉ tiêu [11]
2.2.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là mộtnội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nó phảnánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đaitrong thời kỳ đổi mới Để đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sửdụng đất của nhân dân, Nhà nước ta phải thực hiện phân bổ đất hợp lý
Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giaođất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mụcđích sản xuất nông nghiệp, đến nay cơ bản toàn quốc đã giao diện tích đấtnông nghiệp tới tay người nông dân để người dân yên tâm sản xuất Thời hạngiao từ 20 năm đến 50 năm tuỳ theo từng loại đất
Đồng thời chúng ta cũng tiến hành giao đất ở ổn định, lâu dài cho hộ
Trang 28gia đình cá nhân sử dụng đất ở và vườn liền kề
Nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đơn vị, cá nhân đượcNhà nước giao đất, thu hồi đất dựa trên cơ sở thực hiện Nghị định 18/CP ngày13/02/1995 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh về quyền
và nghĩa vụ khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Quyết định số1357/TC/QĐ-TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính quy định về khung giácho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất
Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng khôngđúng mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụnghoặc sử dụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, Nhànước trưng dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, xâydựng các công trình phúc lợi [12]
2.2.2.6 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất là biện pháp Nhà nước nhằm theo dõi tìnhhình sử dụng và biến động thường xuyên của đất đai, đồng thời thiết lậpquyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cầnthiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ cácquyền và nghĩa vụ của mình Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tiếnhành đối với toàn bộ các chủ sử dụng đất trên địa bàn, không phân biệt chủ sửdụng, mục đích và nguồn gốc sử dụng đất Nội dung công tác nhằm thống kê
và quản lý toàn bộ quỹ đất hiện đang được sử dụng của địa phương
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lýđất đai, nhằm thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo
cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thựchiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình
Đối với Nhà nước: đăng ký đất đai là một công cụ giúp Nhà nước nắm
Trang 29chắc và quản lý chặt tài nguyên đất đã giao cho người sử dụng đất Thông qua
đó, Nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp quản lý đất đai có hiệu quả và bảo vệquyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
Đối với người sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làchứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụngđất, tạo điều kiện để họ yên tâm sản xuất, khai thác sử dụng đất có hiệu quảcao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật
Tính đến 31/12/2008, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đã
tổ chức thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất
Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính của nhiều xã còn lập theo mẫu cũchưa chuyển đổi sang mẫu mới hiện hành là Hệ thống hồ sơ địa chính đượcthiết lập theo Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường
Kết quả lập hồ sơ địa chính trên địa bàn cả nước: trong 8 vùng của cảnước thì Đồng bằng Sông Cửu Long có số xã lập hệ thống hồ sơ địa chínhtheo mẫu mới (Thông tư 29/2004/TT-BTNMT) là nhiều nhất cụ thể: Số xã lập
sổ mục kê là 328 xã, chiếm hơn 20% tổng số xã lập sổ mục kê; số xã lập sổđịa chính là 352 xã chiếm hơn 31% tổng số xã lập sổ địa chính Vùng có số xãlập hồ sơ địa chính thấp nhất là vùng Tây Bắc cụ thể: Có 18 xã lập sổ mục kêchiếm 4,7% tổng số xã lập sổ mục kê; số xã lập sổ địa chính là 40 xã chiếm11,7% tổng số xã lập sổ địa chính
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý đảm bảoquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng, là một công
cụ để Nhà nước thực thi công tác quản lý Nhà nước đối với người sử dụng đất
và thửa đất cụ thể
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm
1990 theo quy định của Luật đất đai năm 1988 và Quyết định số 201QĐ/ĐKTK ngày 14 tháng 7 năm 1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay
Trang 30là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Song do còn nhiều khó khăn và vướng mắctrong các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tiến độ cấpgiấy chứng nhận trong cả nước còn chậm
Từ khi công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiệntheo Luật đất đai năm 2003, công tác này mới được đẩy mạnh và đã đạt đượcnhững kết quả tích cực
Đến nay cả nước đã có 11 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính gồm: HoàBình, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, ĐồngTháp, Cần Thơ, Bình Phước Bên cạnh đó còn 10 tỉnh có kết quả cấp giấychứng nhận các loại đất chính đạt thấp dưới 60% gồm: Điện Biên, Yên Bái,Lai Châu, Tuyên Quang, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, KonTum, Đắk Nông
Tính đến 31/12/2008, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:
- Đất nông nghiệp: cấp được 11.693.900 giấy với diện tích 9.328.300
ha, đạt 92,7% số hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất và bằng 97,8% tổng diệntích đất nông nghiệp cần cấp
- Đất lâm nghiệp: cấp được 628.900 giấy với diện tích 3.546.500 ha đạt35,00% tổng diện tích đất cần cấp (trong đó hộ gia đình, cá nhân đạt 72,00%,
ở là giấy hồng theo Nghị định 60/NĐ-CP Tổng 02 loại giấy này đã cấp được1.415.208 giấy với diện tích 31308 ha đạt 35,10% tổng số hộ và đạt 38,00%diện tích đất cần cấp, trong đó sổ đỏ chiếm 57,40%, giấy hồng chiếm 42,60%
Trang 31[11], [12]
2.2.2.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần Côngtác kiểm kê đất đai được đánh giá là vô cùng quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế, chính trị, xã hội; kết quả kiểm kê đất đai là căn cứ để UBND cáccấp nghiên cứu, hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo mục tiêu pháttriển bền vững; tính toán các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng lãnh thổ
Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch hướng dẫn việcthực hiện thống kê đất đai đến các địa phương và triển khai thực hiện vàongày 01/01 hàng năm Bên cạnh thống kê đất đai thì cứ 5 năm Bộ Tài nguyên
và Môi trường lại tổ chức kiểm kê đất đai trong cả nước
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 24/CP về việc kiểm kêđất đai năm 2000 Dưới sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phươngnên công tác kiểm kê đất đai năm 2000 đã hoàn thành tốt trong cả nước
Năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư số BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồhiện trạng sử dụng đất, các tỉnh thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện và
28/2004/TT-đã đạt kết quả tốt [12]
2.2.2.8 Công tác quản lý tài chính, phát triển thị trường bất động sản; quản
lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chínhcủa Nhà nước
Công tác thu thuế nhà đất hàng năm hiện nay đang được tiến hành theohướng dẫn tại Thông tư số 83/TC-TCT ngày 7/10/1994 của bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành pháp lệnh về thuế nhà, đất
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế trực thu nhằm huy độngvào ngân sách Nhà nước một phần thu nhập của người sử dụng đất khi chuyển
Trang 32quyền sử dụng đất Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất trên cơ sở Nghị định
số 19/2000/NĐ-CP Ngày 08/06/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật thuế chuyển quyền sử dụng đất
Lệ phí trước bạ là khoản tiền mà người có nhu cầu xin trước bạ nộp cho
cơ quan thuế để được Nhà nước đảm bảo về mặt pháp lý quyền sở hữu một tàisản Thực thiện thu Lệ phí trước bạ trên cơ sở Nghị định số 193/CP Ngày29/12/1994 của Chính phủ ban hành quy định về lệ phí trước bạ
Tiền sử dụng đất là một khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khiđược Nhà nước giao đất để làm nhà ở, đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê;xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; người đang sửdụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích
sử dụng từ các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích anninh quốc phòng; đất chuyên dùng và các loại đất khác trước đây khi đượcNhà nước giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất; người được mua nhà ởđang thuê, nhà thanh lý, nhà hoá giá thuộc sở hữu Nhà nước Thu tiền sử dụngđất trên cơ sở Nghị định số 89/CP ngày 17/08/1994; Nghị định số 44/CP ngày03/08/1996; Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/08/2000; Thông tư số115/2000/TT-BTC ngày 11/12/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số38/2000/NĐ-CP ngày 23/08/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Thông tư số117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sửdụng đất
Lệ phí địa chính là một khoản tiền người sử dụng đất phải trả khi được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết cáccông việc về địa chính như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứngnhận đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ hoặc các văn bản cần thiếttrong hồ sơ địa chính, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất [20]
Trang 332.2.2.9 Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản
- Luật đất đai năm 2003 đã chấp nhận sự tồn tại của thị trường quyền
sử dụng đất cũng như thị trường bất động sản thể hiện đường lối phát triểncủa Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới
Thị trường bất động sản ở Việt Nam thực chất đã ngầm phát triển từ lâusong lại không có một điều khoản nào trong Luật đất đai trước đây quy định
Trước khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, thị trường quyền
sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển ngoàivòng kiểm soát của pháp luật Nhà nước không quản lý được thị trường nàynên phát triển một cách lộn xộn đã đẩy giá đất lên rất cao và trở thành giá ảotrong cuối năm 2003
Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản trong những năm gần đây mới thực sự được quan tâm vì cơ sởvật chất, tiền đề để phát triển thị trường này đòi hỏi phải xây dựng một cáchhoàn thiện và đầy đủ Để phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thịtrường bất động sản cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất tốt như hệ thốngquy hoạch đất đai đầy đủ, rõ ràng, công khai và minh bạch; phù hợp với điềukiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương; các loại bản đồ phải đầy đủ,chính xác cùng với nó là hệ thống pháp luật phải tạo được hành lang thôngthoáng nhưng cũng đảm bảo chặt chẽ, khoa học mới có thể phát triển ổn địnhthị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản [20]
2.2.2.10 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất là một nội dung mới trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai củaLuật đất đai năm 2003 so với năm 1993 Đây là một nội dung nhằm xem xétviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đảm bảo thực hiệnđúng theo pháp luật đối với công tác quản lý và sử dụng đất của cơ quan Nhà
Trang 34nước có thẩm quyền.
Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý,giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất mới đượcquan tâm thực hiện, coi trọng
Trong thời gian qua, người sử dụng đất đã được hưởng các quyền lợitheo quy định của pháp luật như quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo, bồi
bổ đất nông nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện khá đầy đủ các nghĩa vụcủa mình đối với Nhà nước trong quá trình sử dụng đất
2.2.2.11 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Mục đích của công tác này là nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêmchỉnh pháp luật đất đai, đảm bảo cho đất đai được quản lý chặt chẽ, các loại đấtđược sử dụng một cách hợp pháp, tiết kiệm và mang hiệu quả cao, góp phầntăng cường đoàn kết trong nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội Mặt khác,qua thanh tra, kiểm tra để nắm được các chính sách pháp Luật đất đai đã đi vàothực tế như thế nào, qua đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặttiêu cực, tìm ra những nội dung không phù hợp để đề xuất và bổ sung, sửa đổicác chính sách pháp Luật đất đai cho ngày càng hoàn thiện hơn
Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các đoàn công tácthực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phápluật về đất đai đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật vềđất đai Nhiều vụ việc liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý và sửdụng đất đã được phát hiện và được xử lý kiên quyết, dứt điểm, đảm bảo đúngpháp luật [12]
2.2.2.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó gắn liền với quyền lợi và lợiích kinh tế của người sử dụng đất Đặc biệt cùng với cơ chế thị trường và sựphát triển của nền kinh tế, đất đai trở nên có giá trị hơn Do vậy, vấn đề tranh
Trang 35chấp đất đai xảy ra thường xuyên, phức tạp và quyết liệt; không giải quyếtđược sẽ gây ra sự mất ổn định trong xã hội.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: là biện pháp nhằm điều chỉnh cácquan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ
sử dụng đất đem lại sự công bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoànkết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chínhquyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội
Để tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp đất đai, Luật đất đai năm
1993 đã quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaicủa các cấp đối với từng trường hợp cụ thể Luật đất đai năm 2003 đã dànhtoàn bộ chương VI với 13 Điều (từ Điều 132 đến 144) về thanh tra, giải quyếttranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Chính phủcũng ban hành Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt viphạm hành chính về đất đai
Theo số liệu báo cáo từ 63 tỉnh thành và 22 bộ ngành, riêng năm 2008các cơ quan hành chính tiếp nhận 120.004 đơn khiếu nại, 15.995 đơn tố cáo,28.866 đơn kiến nghị phản ánh Qua phân tích xử lý có 89.896 đơn khiếu nại,8.571 đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết, số còn lại là trùng lặp không rõ nộidung, địa chỉ, trong đó có 70% vụ liên quan đến đất đai nhà cửa Trong đó98,20% đơn thư khiếu nại về đất đai, 1,8% đơn thư khiếu nại thuộc về môitrường
Để kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quyđịnh của pháp luật, trong năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trườmg đã thànhlập 06 đoàn công tác thanh tra Bộ chủ trì thẩm tra xác minh giải quyết 196đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại 16 tỉnh thành Ngoài ra, thanh tra bộ đãban hành 427 văn bản và trình lãnh đạo bộ ký ban hành 861 văn bản giảiquyết khiếu nại, tố cáo
Trang 362.2.2.13 Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thể hiện chủ trương mớicủa Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất ở thời kỳ mới,đồng thời cũng nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường quyền sử dụng đấttrong thị trường bất động sản một cách công khai, minh bạch
Trong quản lý và sử dụng đất, các hoạt động dịch vụ công về đất đaibao gồm các hoạt động như: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc thành lập bản đồ địa chính; dịch vụ vềthông tin đất đai… Các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc Nhànước hoặc không thuộc Nhà nước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, chophép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất vừa thực hiện chức năng quản lý Nhànước, vừa cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai
2.2.3 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm chính trị,văn hoá, khoa học, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Trong nhữngnăm gần đây, Thành phố đã có những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc Sau khisát nhập tỉnh Hà Tây, diện tích của thành phố Hà Nội đã tăng lên hơn 3 lầnvới tổng diện tích tự nhiên là 311.975,65 ha
Địa giới hành chính rộng lớn với đặc điểm dân cư đa dạng, phong phúkhiến công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như công tác quản lý đất đaitrên địa bàn thành phố gặp những khó khăn, thách thức nhất định Tuy nhiên
đó cũng là tiền đề, động lực để thành phố xây dựng những chiến lược pháttriển phù hợp với tình hình thực tế, xứng đáng là thủ đô - trái tim của cả nước
Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thànhphố Hà Nội nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố do đócông tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể
Trang 372.2.3.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụngđất đã được Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân Thành phố Hà Nội đặcbiệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của Thành phố Căn
cứ pháp luật đất đai, các chương trình, Nghị quyết của Thành uỷ và Hội đồngnhân dân, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định vềtrình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai và môi trường, đồng thờiThành phố cũng đã chỉ đạo rà soát và huỷ bỏ những văn bản không còn hiệu lực
- Ngày 29/9/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số18/2008/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bànthành phố Hà Nội
- Ngày 23/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số43/2008/QĐ-UBND quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thutiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngày 22/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số38/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đo đạc
và bản đồ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngày 22/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số39/2008/QĐ-UBND quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyểnmục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làmnhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngày 23/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số42/2008/QĐ-UBND quy định về Trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụngđất để thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước không sửdụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nướcngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngày 23/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số
Trang 3841/2008/QĐ-UBND quy định về việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các
tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngày 31/12/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số62/QĐ-UBND quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nộinăm 2009
Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đã và đang được triển khai thực hiện nghiêmtúc trên toàn địa bàn Thành phố
2.2.3.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính; khảo sát đo đạc, thành lập bản đồ
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những tranh chấp đấtđai liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND Thành phố
đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hànhchính đến từng xã, phường, thị trấn theo đúng quy định Năm 2000 thành phố có 7quận và 5 huyện với 229 phường, xã, thị trấn
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP điềuchỉnh địa giới hành chính và thành lập 2 quận mới là quận Long Biên và quậnHoàng Mai
Tháng 8/2008, tỉnh Hà Tây chính thức sát nhập với thành phố Hà Nội nênđịa giới hành chính của thành phố Hà Nội có sự biến động lớn với sự sát nhập của
14 huyện, thị xã, với tổng diện tích tự nhiên tăng thêm là 219.630 ha
Theo số liệu điều tra, thành phố Hà Nội (thành phố Hà Nội cũ) có 9 quận
và 5 huyện với 232 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
100% số xã, phường, thị trấn, quận, huyện và thành phố đều có hệ thốngbản đồ địa giới hành chính của mình
- Tháng 12/1999, Thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồĐịa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ bản hoàn thành đo vẽ
Trang 39bản đồ Địa chính khu vực I nội thành và đang triển khai ở khu vực II nội thành.
- Cuối tháng 6/1998 toàn bộ bản đồ Địa chính khu vực ngoại thành tỷ lệ1:1.000 (đối với khu vực thổ cư) và tỷ lệ 1:2.000 (đối với khu vực còn lại) vàbản đồ địa chính của 97 phường khu vực nội thành tỷ lệ 1:2000 đã được bàngiao cho UBND các xã, phường, thị trấn
- Bước đầu ngành Tài nguyên & Môi trường của thành phố đã áp dụngcông nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giaomốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đấtđai với quản lý Nhà nước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạclập sổ địa chính theo các phương pháp quản lý mới ở một số phường
- Cuối năm 2000, Hà Nội hoàn thành việc lập đầy đủ hệ thống bản đồđịa chính chính quy để điều hành quản lý đất đai
- Đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tại 3 cấp từ cấpphường, xã, thị trấn; quận, huyện đến Thành phố
2.2.3.3 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đitrước một bước Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm2010; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 - 2005 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt và điều chỉnh hàng năm làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Tất cả các xã ngoại thành đãhoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm đến năm 2010 và
2020 phục vụ trực tiếp cho công tác giao đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng
hạ tầng khu dân cư nông thôn, quản lý quỹ đất công ích Thành phố đangtriển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện, riêng huyệnThanh Trì đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; quyhoạch chi tiết phát triển đô thị đến năm 2020 của tất cả các quận, huyện đãđược Thành phố phê duyệt
Việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành
Trang 40phố đã và đang được triển khai nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sửdụng đất theo đúng quy định của pháp luật
2.2.3.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất đã thực hiện cải cách hành chính về thủtục; hàng năm UBND Thành phố đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị với diện tíchtrung bình khoảng 1000 ha Tình hình thực hiện kế hoạch nhìn chung đạtthấp, tính trung bình đạt 58,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Phần lớn các
dự án đầu tư có sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã được triểnkhai và sử dụng có hiệu quả Một số dự án chưa được triển khai do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trongcông tác giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đẩy mạnh và thực hiện
ở quy mô ngày càng lớn hơn Trong 5 năm đã thực hiện bồi thường giảiphóng mặt bằng được 838/1.753 dự án và đã bàn giao diện tích đất ngoài thựcđịa cho các chủ đầu tư là 4.128 ha; đặc biệt nhiều công trình trọng điểm, các
dự án mở rộng đường giao thông, các nút giao thông lớn, các dự án đấu giáquyền sử dụng đất, các dự án xây dựng khu đô thị mới, đã được triển khaixây dựng như đường cao tốc 1A, đường Viện Vật lý - đê Bưởi, đường ĐộiCấn - Hoàng Hoa Thám, đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Trần Duy Hưng,nút giao thông Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở; các khu công nghiệp: Sài Đồng B,khu Công nghiệp vừa và nhỏ của các quận, huyện,
Để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng việc chuẩn bị trước quỹnhà, quỹ đất tái định cư đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo, đã triển khai 34
dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư với 14.321 căn hộ, tập trung ở những
dự án lớn như: khu đô thị tái định cư Dịch Vọng (1.381 căn hộ), khu Đền Lừ
2 (639 căn hộ), khu Trung Hòa - Nhân Chính (2.091 căn hộ), khu Nam TrungYên (3.646 căn hộ), và 15 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại cáchuyện ngoại thành để giao đất cho dân xây dựng nhà ở tái định cư với 1.790