1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

147 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-ĐÀO NGỌC ĐỨC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số : 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐÀO CHÂU THU

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc

Tác giả luận văn

Đào Ngọc Đức

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡtận tình của PGS T.S Đào Châu Thu, sự quan tâm tạo điều kiện của SởTài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, UBND các xã thuộc huyệnHoằng Hóa, các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nôngnghiệp và PTNN, Thống kê thuộc UBND huyện Hoằng Hóa, Khoa Sauđại học, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, đã tạo điềukiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợinhất để tôi hoàn thành đề tài này

Tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người thân và đồng nghiệpnơi tôi đang công tác đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình họctập và thực hiện đề tài

Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình

và quý báu đó !

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Tác giả

Đào Ngọc Đức

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

Danh mục các chữ viết tắt 5

Danh mục bảng 6

Danh mục đồ thị 7

2.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất nông

2.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 10

2.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO 21

2.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam

22

3 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa 33

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hóa 49

Trang 5

4.1.4 Đánh giá chung 61

4.2 Xác định, mô tả và đánh giá hiệu quả các LUT hiện tại 644.2.1 Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính

4.2.2 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

4.3 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa 894.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất 894.3.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng huyện Hoằng Hóa 91

Trang 6

RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

2.1 Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất

4.1 Số liệu khí tượng thuỷ văn các tháng năm 2008 của huyện 37

4.3 Dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoan 2006-2008 494.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ 51

4.6 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm 2006-2008

524.7 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa 584.8 Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 -

Trang 8

4.18 Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng

DANH MỤC HÌNH

4.2 Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng trung bình

4.3 Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm 384.4 Cơ cấu kinh tế năm 2008 của huyện Hoăng Hóa 524.5 Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa 584.6 Vị trí các xã được lựa chọn làm điểm điều tra 65

4.11 Cảnh quan LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) 72

4.14 Mối quan hệ hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại

Trang 9

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, khôngchỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạtđộng kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sảnxuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp Chính vìvậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nôngnghiệp bền vững và cân bằng sinh thái

Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đangđứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng Con người đã và đangkhai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai Hiện nay,việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ranhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triểnbền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu Thực chất của mục tiêu này chính

là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường.Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một

số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loạihình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả,đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết củaQuốc gia và của từng địa phương

Hoằng Hoá là một huyện nông nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắccủa thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 22.473,18 ha (theo sốliệu kiểm kê đất đai năm 2008), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm64,60% (14.518,8 ha), có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thù của vùng đấtđồng bằng ven biển, có điều kiện kinh tế phát triển nông nghiệp hàng hoá Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã đượcchú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá Năng suất,

Trang 10

sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngàycàng được cải thiện Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tạinhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụngkhông hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuấtcòn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt

là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai

mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá

Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúngmức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệuquả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sửdụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hoằng Hóa

là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Châu

Thu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất

sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá”

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện nhữngthuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp

- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện HoằngHoá, tỉnh Thành Hoá

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện HoằngHoá, phát hiện những tiềm năng và tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp

- Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềmnăng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các cácloại hình sử dụng đất hiện tại

- Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình

Trang 11

sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyệnHoằng Hoá, tỉnh Thành Hoá.

2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất

nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp

2.1.1.1 Đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặngcho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩmcủa đất Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tạisao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này Học giả người Nga,Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kếtquả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá,thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [4] Tuy vậy, khái niệm nàychưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xungquanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nướcngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên.Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như sau “Đất là lớpmặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [38] Bàn vềvấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quýbáu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sựtồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [4] Trongphạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tốsinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt tráiđất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [36]

Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho

Trang 12

rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”[4] và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của

bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh tháingay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình,mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sảntrong lũng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quảcủa con người trong quá khứ và hiện tại để lại” [4]

Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sảnxuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sảnhoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Khi nói đấtnông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nôngnghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khácnhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu chohoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ

là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính)

Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vàomục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp vànuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồmđất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,đất làm muối và đất nông nghiệp khác”

2.1.1.2 Vai trò đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền

đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sảnxuất có tầm quan trọng khác nhau C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là chacủa cải vật chất, còn đất là mẹ” [4] Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà n-ước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [15], Luật đất đai

Trang 13

2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,

an ninh và quốc phòng”[10] Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tưliệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:

- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâmnghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quátrình sản xuất Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện cáchoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sảnphẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càngtăng lên Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểmbồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của conngười

- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địacầu [38] Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuấtnông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sảnngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Việckhai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm choquĩ đất nông nghiệp tăng lên Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích

Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoanghóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người

và sức của Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu

tư cho công tác này thực sự có hiệu quả

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa cácvùng, các miền [38] Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổnhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao

Trang 14

động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau Do vậy,việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vậtnuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắcđiều kiện của từng vùng lãnh thổ.

- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định

do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ vàchuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ vàhợp lý

Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trìnhsản xuất nông nghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xãhội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất -văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xâydựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâmnghiệp Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiệnquan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

2.1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý Điều này cónghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bốtrí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằmnâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao

độ phì của đất

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao Đây là kết quảcủa việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đấtthông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chiphí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốnnâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹthuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực,

Trang 15

thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâmsản cho xuất khẩu [11].

- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững

Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lương, có nghĩa là đấtđai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại màcòn cho thế hệ tương lai Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinhthái, môi trường Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắnliền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài

Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trìnhsản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cầnthiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia

2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước pháttriển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thìquốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ

sở nên tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thìnhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Để đảm bảo an ninhlương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai Do

đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để

và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưađược coi trọng Mặt khác, cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội,công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai tròquan trọng đối với cuộc sống của con người Nhân loại đã có những bước tiến

kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày Nhưng do chạytheo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã

Trang 16

gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất Kết quả

là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới qua các hìnhthức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bịphá hoại cấu trúc của tầng đất Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tíchđất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra[21] Theo P.Buringh [29], toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giớichừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7

tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp

Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụngnhưng có khả năng trồng trọt Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ

ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồngtrọt) Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác [29]

Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều Tuy có diệntích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ

lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp Mặt khác,châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân sốđông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia Ở Châu Á, đất đồinúi chiếm 35% tổng diện tích Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nóichung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang đượctrồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm củaĐông Nam Á Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu

ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai tháckhốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏdại

Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng dokhai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhucầu về lương thực thực phẩm cho loài người Tuy nhiên, do dân số ngày một

Trang 17

tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm

Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt Từ số liệu của UNDP năm 1995[14] cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diệntích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầungười khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vàosản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm

về nông nghiệp [19] Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổngdiện tích tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ

có 9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, bình quân diện tích đấtsản xuất nông nghiệp là 1106,25 m2/ người

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho

xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đượccác nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm Thực tế cho thấy, trong những nămqua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ởnhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ởViệt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng cục Thống kê và

Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp củanước ta trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.1

B ng 2.1 Bi n ến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện ng v di n tích ề diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện ện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện đất sản xuất nông nghiệp và diện t s n xu t nông nghi p v di n ất sản xuất nông nghiệp và diện ện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện à diện ện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện

tích đất sản xuất nông nghiệp và diện t tr ng cây h ng n m Vi t Nam ồng cây hàng năm ở Việt Nam à diện ăm ở Việt Nam ở Việt Nam ện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện

Năm

Tổng diện tích

đất sản xuấtnông nghiệp

(1000ha)

Tổng diệntích đất trồngcây hàng năm(1000ha)

Dân số(1000 người)

Bình quân diệntích đất sản xuâtnông nghiệpngười/m2

Trang 18

2006 9.436,16 6.348,15 84.155,8 1.121,27

Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai các năm 2000, 2005, 2006, 2007- Bộ Tài nguyên

và Môi trường; Niên giám thống kê 2008 [8].

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [2] đất sản xuất nông nghiệp củachúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tíchđất chưa sử dụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn

để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khácnhau So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nôngnghiệp rất thấp Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quândiện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp và manh mún là mộttrở ngại to lớn Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấplương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cáchkhai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả caotrên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững

2.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông

nghiệp.

2.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha Nhân loại đã làm

hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay mỗi năm có khoảng 6 -7 triệu ha đấtnông nghiệp bị bỏ do xói mòn và thoái hoá Để giải quyết nhu cầu về sản phẩmnông nghiệp của con người phải thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và

mở rộng diện tích đất nông nghiệp [31] Việc điều tra, nghiên cứu đất đai đểnắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản đồ đất, đánh giáhiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý

là vấn đề quan trọng mà các quốc gia đang rất quan tâm Để ngăn chặn nhữngsuy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời

Trang 19

nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai, sao chonguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì được sứcsản xuất của nó trong tương lai, cần thiết phải nghiên cứu thật đầy đủ về tínhhiệu quả trong sử dụng đất, đó là sự kết hợp hài hoà cả 3 lĩnh vực hiệu quả kinh

tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường trên quan điểm quản lý sử dụng đấtbền vững

2.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hếtsức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loạivùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia ra làm 3 nhóm sau đây:

* Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như dất

đai, khí hậu thời tiết, nước, sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nôngnghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối.Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phùhợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng

- Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thànhphần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốthay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất

- Nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điềukiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúpcho sinh vật sinh trưởng và phát triển

- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổnhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnhhưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi

Trang 20

- Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiệnánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp sẽquyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy, trong thực tiễn sửdụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thếsẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản

xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn, nhiệt độbình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian trựctiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, câyrừng và thực vật thuỷ sinh, lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trongviệc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nướccho sinh trưởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản [31]

Trang 21

*Biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sảnxuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Theo tác giả ĐườngHồng Dật, (1995) [6] thì biện pháp kỹ thuật canh tác là những tác động thểhiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết,vềđiều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựachọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào phùhợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra

Theo Frank Ellis và Douglass C.North [25], ở các nước phát triển, khi cótác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thìcũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng côngnghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăngtrưởng nhanh Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp Việt Nam, quytrình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [8] Như vậynhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhkhai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhân tố kinh tế - xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố như chế độ xã

hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách các yếu tố này có ý nghĩaquyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất Sau đây là một

số nhân tố chủ yếu:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp Trong các yếu tố cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất,

nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu

tố đầu vào cho sản xuất Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc,dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng.Trong đó thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất

Trang 22

hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu Các yếu tố còn lạicũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụngđất.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản: là cầu nối giữa người sảnxuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điềunày giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo

- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụngđất thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng

về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyềnthống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất

Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cậpnhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng

- Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sáchđịnh canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức,chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo…các chínhsách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển vàhình thành các loại hình sử dụng đất mới

Trong các nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng đất đượctrình bày ở trên, từ thực tế từng vùng, từng địa phương có thể nhận biết thêmnhững nhân tố khác tác động đến hiệu quả sử dụng đất, trong đó có những yếu

tố thuận lợi và những yếu tố hạn chế Đối với những yếu tố thuận lợi cần khaithác hết tiềm năng của nó, những nhân tố hạn chế phải có những giải pháp đểkhắc phục dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Vấn đề mấu chốt là tìm ranhững nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất, để có những biện pháp thayđổi cơ cấu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả

Trang 23

2.2.3 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất

Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau

là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý Trong đóđánh giá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng Vậy hiệuquả sử dụng đất là gì?

Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không cónghĩa là lãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội.Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hànghoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”.(Dẫn theo VũPhương Thuỵ [25])

Theo Trung tâm từ điển ngôn ngữ [26], hiệu quả chính là kết quả cũngnhư yêu cầu của việc làm mang lại

Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quátrình sử dụng đất Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đạilượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhữngchỉ tiêu cụ thể, xác định Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đấtđai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người mà ta phải xem xétkết quả sử dụng đất được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả

đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánhgiá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kếtquả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm

đó Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấucây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay củahầu hết các nước trên thế giới [33] Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của cácnhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nôngnghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham

Trang 24

gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vậtnuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đónghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnhtranh cao Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triểnnền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừađảm bảo sự bền vững

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bảnchất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác vànhững nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải đượcxem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [25]

* Hiệu quả kinh tế:

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể làquy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian laođộng theo các ngành sản xuất khác nhau Theo các nhà khoa học Đức(Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu

so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mứctăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, gópphần làm tăng thêm lợi ích của xã hội [25]

Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữalượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượngchi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đócần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan

hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quảkinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá

Trang 25

trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sảnxuất mới đạt hiệu quả kinh tế.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh tế

sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng củacải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao độngthấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội Xuấtphát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ rađược loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh

tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoácác chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủyếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việclàm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xãhội, nâng cao mức sống của toàn dân

Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếuđược xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nôngnghiệp Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sửdụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm

* Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trờng là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đangđược chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả Điều này

có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọigiải pháp về quản lý được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hạihay có những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi

Trang 26

trường không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đadạng sinh học Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vữngcủa mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quảmang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởngxấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệtài nguyên đất và môi trường sinh thái

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả

ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệuquả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội

và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thìhiệu quả kinh tế sẽ không bền vững

2.2.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững

2.2.4.1 Quan điểm sử dụng đất bền vững.

Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và vớicuộc sống của con người nói riêng Theo E.R De Kimpe và B.P Warkentin(1998) [35] thì đất có 5 chức năng chính: một là duy trì vòng tuần hoàn sinhhoá học và địa hóa học, hai là phân phối nước, ba là dự trữ và phân phối vậtchất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng lượng Những chức năng nàyđảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên trướcnhững thay đổi Tuy nhiên, các tác động của con người đã làm cho hệ sinhthái biến đổi nhiều khi vượt quá khả năng điều chỉnh của đất Là một hệ sinhthái một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người nên hệsinh thái nông nghiệp chịu những tác động của con người mạnh mẽ nhất Conngười đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển,nguồn nước để tạo ngày một nhiều hơn lương thực, thực phẩm và hậu quả là

Trang 27

đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngàymột xấu đi Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất mộtcách rõ rệt và có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không những thế sự suythoái đất đai còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước, những hiện tượng thiêntai bất thường Trước những biểu hiện nói trên, nhằm đảm bảo cho cuộc sốngcủa con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sửdụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôiphục những khả năng đã mất Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên

cơ sở của những mong muốn trên Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đấtmột cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong suốt

cả thời gian Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứuvấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó

có Việt Nam Việc sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặctrưng vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất Thuậtngữ đất đai được đề cập đến ở đây gồm thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷvăn, thực vật và động vật, kể cả vấn đề cải thiện các biện pháp quản lý đất đai

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chất lượngđất đai” trong sử dụng đất bền vững bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sựbền vững của tài nguyên đất khi sử dụng cho các mục đích nhất định, chấtlượng đất đai có thể khác nhau trên nhiều phương diện như khả năng cung cấpnước tưới, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho mục đích sản xuất nôngnghiệp, khả năng chống chịu xói mòn, sức sản xuất tự nhiên và phân bố địahình ảnh hưởng đến khả năng có giới hoá [30] Để duy trì được sự bền vữngcủa đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski (1993) [34] đã xác định 5 nguyêntắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:

- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất;

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất;

Trang 28

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sựthoái hoá chất lượng đất và nước;

- Khả thi về mặt kinh tế;

- Được xã hội chấp nhận

Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý vềmặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Nămnguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thựctiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽchỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam,theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998) [29], việc sử dụngđất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đượcthị trường chấp nhận;

- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đấtđai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên;

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đờisống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức

đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đấtbền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từngvùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đaitrong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duytrì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồngmột cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thờigian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống củacon người và sinh vật

Trang 29

2.2.4.2 Khung đánh giá sử dụng đất bền vững

Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về “Khung đánh giá quản

lý đất bền vững ” đã đưa ra định nghĩa: “ Quản lý bền vững đất đai bao gồm

tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lýkinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiếm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất vànước (bảo vệ);

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) [13]

Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững

và là những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so vớicác mục tiêu cần phải đạt được Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu màkhông phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận

Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất đượcxem là bền vững phải đạt 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mứcbình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm cácsản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư đểlại) Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không

sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường

Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất

Trang 30

của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong mộtgiai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đóthì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớnhơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống vàphát triển xã hội

Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họquan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ) Sản phẩm thu đượccần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân

Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Về đất đai, hệthống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởngthụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể

Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tậpquán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ

- Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độmàu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữđất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức chophép

Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụngbền vững

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơnđộc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm )

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sửdụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên đểgiúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [13]

Tóm lại: khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được

Trang 31

thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích

mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nôngnghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năngsản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảmtheo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa con người, của các sinh vật

2.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của

FAO

* Loại hình sử dụng đất.

Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sửdụng đất, đưa vào nội dụng các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất

là một đối tượng dùng trong đánh giá đất

Loại hình Sử dụng đất (Land Use Types-LUT): Là bức tranh mô tảthực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản

lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định[24]

* Nội dung chính của đáng giá các loại hình sử dụng đất.

- Lựa chon và mô tả các loại hình sử dụng đất hiện tại;

- Đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại trên ba mặt:

+ Hiệu quả về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thịtrường chấp nhận;

+ Hiệu quả về môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên;

+ Hiệu quả về xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sốngngười dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: Lựa chọn các loạihình sử dụng đất để có thể duy trì và phát triển trong tương lai cần thoả mãn

Trang 32

các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường Nói chung nếu cóhiệu quả kinh tế cao thì phải được người dân chấp nhận và môi trường đất,nước và không khí không bị suy giảm.

2.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới

và Việt Nam

2.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ranhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá Nhưng tuỳ thuộc vào điềukiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khácnhau

Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đềunghiên cứu và đa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo rađược một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn Viện lúaquốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống câytrồng trên đất canh tác Tạp chí " Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng

đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sửdụng đất, điển hình là của Nhật Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đãnêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ

đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹthuật, kinh tế- xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩnhiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phốihợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi,cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chấthàng hoá của sản phẩm [27]

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện Chính phủ

Trang 33

Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định chế độ

sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tínhchủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế - xã hộinông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp [25]

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều nhiều quy chếmới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khôngthích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn [37]

Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệpquan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng sốtiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp),Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉUSD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [25]

Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới

có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển

từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quảcao hơn Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưacác giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lươngthực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm Ở Châu Á cónhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luânphiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đãgắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại vàchuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp Các nước Châu Átrong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷlợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân

Trang 34

canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Nhưng

để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sựphát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trường

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sựchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệuquả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tớixây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững

2.4.2 Những nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trìnhnghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong phát triển sản xuất nông nghiệp Các nhà khoa học đã chú trọng đến côngtác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn đểđưa vào sản xuất Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kểvào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Các côngtrình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang vàPhạm Dương Ưng (1995) [17]; đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểmsinh thái và phát triển lâu bền [30]; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồngbằng Sông Hồng [18]; Lê Hồng Sơn (1995) [23] với nghiên cứu "ứng dụng kếtquả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệuquả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn,tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [1]; Đánh giá kinh tế đất lúavùng đồng bằng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [13]

Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tíchđất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm Song songvới việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơn nhưcây họ đạm (đậu, đỗ ), cây có dầu (lạc, vừng ), rau củ và các loại cây ăn quả

có giá trị phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu

Trang 35

tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.

Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuấtthì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp dựa vào việc nghiên cứu đa ra các công thức luân canh mới bằng cácphương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thức luâncanh Từ đó các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được cải tiến để khai thácngày một tốt hơn tiềm năng đất đai

Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hànhnghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quantrọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triểnnông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS Đào Thế Tuấn (1992)cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đấttrong điều kiện Việt Nam Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thốnggiống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS Đào ThếTuấn (1998) [28] chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long

do GS.VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùngsinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khácnhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì

đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhaunhư vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quảcây trồng trên từng vùng đất đó Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềmnăng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nôngnghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng

Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợiđất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhà

Trang 36

nghiên cứu đề cập như Ngô Thế Dân [7]

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồngbằng Sông Hồng (1994) [10]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng SôngHồng (Phùng Văn Phúc,1996) [20]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù

xa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [12]; đánh giá hiệu quả một số mô hình

đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997)[9] cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạthiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tớitiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tếcao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phươngthức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp

Tại Thanh Hoá, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất vànâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bềnvững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều Năm 2000 tác giảTrịnh Văn Chiến [5] đã tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thíchhợp trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, kết quả đã xâydựng được những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao Năm

2002 tác giả Lê Xuân Cao [3] đã có đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ởNông trường quốc doanh Sao Vàng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngàycàng được mở rộng, năng suất các cây trồng đều được tăng lên, các loại hình sửdụng đất được áp dụng tại nông trường hiện nay phù hợp hơn với điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội Môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện tốt hơn.Tác giả cũng đã tìm được cây trồng trọng điểm của nông trường chính là câymía và các loại cây ăn quả

Tuy nhiên, các đánh giá về thực trạng đất nông nghiệp ở các địa phươngcòn chưa nhiều Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất

Trang 37

nông nghiệp của huyện Hoằng Hóa trong những năm tới theo hướng phát triểnbền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và

có thể thực hiện được Đây chính là lý do thúc đẩy chúng tôi đi sâu vào nghiên

cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý

huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá” góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp của huyện nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung

Trang 38

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hoằng Hoá

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hoá, nghiên cứuđiểm tại 5 xã đại diện cho 2 tiểu vùng sinh thái khác nhau trong huyện

- Vùng đồng bằng: Địa hình chủ yếu vàn cao, vàn và vàn thấp, gồm 39

xã, thị trấn phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam huyện thuộc tả ngạn, hữu ngạnsông Tuần, sông Mã Là vùng đất thích hợp với thâm canh lúa nước, lúa - màu

và cây công nghiệp ngắn ngày

Các xã: Hoằng Trung, Hoằng Quang và Hoằng Phúc được lựa chọn làm

ba điểm nghiên cứu đại diện cho tiểu vùng này

- Vùng ven biển: Địa hình chủ yếu là cao, vàn cao gồm 10 xã ven biển.Đất đai chủ yếu là cát và cát pha, độ phì thấp thích hợp với hoa màu và câycông nghiệp ngắn ngày

Các xã: Hoằng Hải, Hoằng Phụ được lựa chọn làm hai điểm nghiên cứuđại diện cho tiểu vùng này

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

huyện Hoằng Hoá

3.3.2 Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất chính của huyện

3.3.3 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính

3.3.3.1 Đánh giá hiệu quả về kinh tế.

3.3.3.2 Đánh giá hiệu quả về môi trường.

3.3.3.3 Đánh giá hiệu quả về xã hội.

Trang 39

3.3.4 Xác định các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

(LUT) có triển vọng

3.3.5 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên cơ sở

kết quả nghiên cứu đánh giá LUT của huyện Hoằng Hoá

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và địaphương: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môitrường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên vàMôi trường

Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của

đề tài

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid rural appraisal, RRA)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (Particpatoryrural appraisal, PRA)

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel

3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ

Sử dụng phần mềm tin học Mapinfo và Microstation để xây dựng bản đồ

3.4.5 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên 1ha của các LUT trên 1 năm, đề tài sửdụng hệ thông các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (một năm)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất

Trang 40

thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầuvào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phítrung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.GTGT = GTSX - CPTG

- Thu nhập hỗn hợp trên 1ha đất nông nghiệp (TNHH/1ha)

TNHH = GTGT - T - A- ClđTrong đó: T: thuế sử dụng đất và thuế khác

A: khấu hao tài sản cố định Clđ: chi phí lao động đi thuê (nếu có)+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTGT/CPTG,GTHH/TPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi (TNHH/LĐ) Thựcchất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất vàtừng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằngtiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằngmức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

* Hiệu quả xã hội:

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vinghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một

số chỉ tiêu sau:

- Khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu thụ của các LUT ở thờiđiểm hiện tại và tương lai

- Giá trị hỗn hợp trên công lao động (GTHH/LĐ)

- Mối quan hệ cộng đồng của nông dân trong quá trình sản xuất

Ngày đăng: 23/04/2013, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xác định các loại hình sử dụng đất: - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
c định các loại hình sử dụng đất: (Trang 47)
Hình 4.2. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng trung bình trong năm 2008 của huyện  - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.2. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng trung bình trong năm 2008 của huyện (Trang 55)
Bảng 4.1. Số liệu khí tượng thuỷ văn các tháng năm 2008 của huyện - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.1. Số liệu khí tượng thuỷ văn các tháng năm 2008 của huyện (Trang 55)
Hình 4.2. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng  trung bình trong năm 2008 của huyện - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.2. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng trung bình trong năm 2008 của huyện (Trang 55)
Hình 4.3. Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.3. Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm (Trang 56)
Hình 4.3. Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.3. Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm (Trang 56)
Bảng 4.2. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.2. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá (Trang 57)
Bảng 4.2. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.2. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá (Trang 57)
Tình hình dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007 được thể hiện qua bảng 4.3. - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
nh hình dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007 được thể hiện qua bảng 4.3 (Trang 67)
Bảng 4.3. Dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoan 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT       2006       2007       2008 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.3. Dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoan 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 (Trang 67)
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ (Trang 70)
Bảng 4.5. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.5. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ (Trang 70)
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ (Trang 70)
Bảng 4.5. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.5. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ (Trang 70)
Hình 4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa (Trang 77)
Hình 4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa (Trang 77)
4.1.3.3 Tình hình biến động đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
4.1.3.3 Tình hình biến động đất nông nghiệp (Trang 80)
Bảng 4.8. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp  giai đoạn 2005 - 2008 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.8. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 80)
Bảng 4.10. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình  sử dụng đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.10. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Trang 92)
Bảng 4.10. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình   sử dụng đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.10. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Trang 92)
Bảng 4.11.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng đồng bằng Loại hình sử dụng đất (LUT)GTSX CPTG CPTG+LTCP =  - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.11.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng đồng bằng Loại hình sử dụng đất (LUT)GTSX CPTG CPTG+LTCP = (Trang 93)
Bảng 4.11.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng ven biển Loại hình sử dụng đất (LUT)GTSXCPTGCPTG+LTCP =  - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.11.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng ven biển Loại hình sử dụng đất (LUT)GTSXCPTGCPTG+LTCP = (Trang 94)
Bảng 4.11.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng ven biển - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.11.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng ven biển (Trang 94)
Bảng 4.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình  sử dụng đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Trang 100)
Bảng 4.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình   sử dụng đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Trang 100)
Bảng 4.14. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.14. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Trang 103)
Bảng 4.15. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.15. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp (Trang 104)
Bảng 4.15. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.15. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp (Trang 104)
dụng đất. Kết quả thể hiện ở bảng 4.16. - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
d ụng đất. Kết quả thể hiện ở bảng 4.16 (Trang 106)
Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hiệu quả của các loại hình sử dụng đất - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hiệu quả của các loại hình sử dụng đất (Trang 106)
-Các loại hình sử dụng đất có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả môi trường, nâng cao độ che phủ cho đất và thu hút được lực lượng lao  động tương đối ổn định, lâu dài cho nhân dân địa phương. - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
c loại hình sử dụng đất có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả môi trường, nâng cao độ che phủ cho đất và thu hút được lực lượng lao động tương đối ổn định, lâu dài cho nhân dân địa phương (Trang 107)
Hình 4.14. Mối quan hệ hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường  của các loại hình sử dụng đất - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.14. Mối quan hệ hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất (Trang 107)
Loại hình sử dụng đất (LUT) Diện tích  hiện trạng  (ha) Diện tích đề xuất (ha) Tăng, giảm (ha) - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
o ại hình sử dụng đất (LUT) Diện tích hiện trạng (ha) Diện tích đề xuất (ha) Tăng, giảm (ha) (Trang 112)
Bảng 4.18. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai  của vùng ven biển - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Bảng 4.18. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển (Trang 112)
Hình 4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà (Trang 117)
Hình 4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình 4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà (Trang 117)
Phụ lục 07. Chu chuyển tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
h ụ lục 07. Chu chuyển tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển (Trang 135)
I-TÌNH HÌNH CHUNG: - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
I-TÌNH HÌNH CHUNG: (Trang 136)
I-TÌNH HÌNH CHUNG: - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
I-TÌNH HÌNH CHUNG: (Trang 136)
-Loại hình sử dụng đất: ghi 2 lúa+1 màu ,2 lúa... -Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp... - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
o ại hình sử dụng đất: ghi 2 lúa+1 màu ,2 lúa... -Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp (Trang 137)
TT Loại hình sử dụng đất - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
o ại hình sử dụng đất (Trang 137)
Hình thức bán sản phẩm:………………………………………… - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
Hình th ức bán sản phẩm:………………………………………… (Trang 143)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w