Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Đối chiếu với các số liệu thu thập với thực trạng quản lý sử dụng đất của các phường. Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội dung của luận văn. Căn cứ vào hệ thống bản đồ đã thu thập được; bằng công nghệ số: sử dụng phần mềm Microstation biên tập, xây dựng Bản đồ hành chính; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của quận Long Biên.

Với phương pháp này, nội dung của luận văn được thể hiện một cách dễ hiểu, khoa học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Long Biên .1 Điều kiện tự nhiên

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Văn phòng là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách ra từ 10 xã và 3 thị trấn của huyện Gia Lâm để thành lập 14 đơn vị hành chính cấp phường bao gồm: Việt Hưng, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Long Biên, Bồ Đề, Giang Biên, Phúc Lợi, Phúc Đồng, Sài Đồng, Thạch Bàn, Cự Khối, Ngọc Lâm, Gia Thuỵ, Thượng Thanh.

Tuy nhiên, năm 2004 là năm quận đi vào hoạt động cũng là năm Luật đất đai 2003 có hiệu lực, do vậy mà những quy định mới về quản lý, sử dụng đất đai được quận Long Biên áp dụng ngay từ năm đầu hoạt động nên tránh được nhiều phức tạp trong việc thực hiện những quy định của. Công tác xác định địa giới hành chính: Quận đã xác định cụ thể mốc địa giới hành chính trên thực địa và xây dựng bản đồ địa giới hành chính cho 14 phường; bổ sung, tăng dày hệ thống mốc địa giới hành chính tạo điều kiện cho các phường quản lý chặt chẽ ranh giới, diện tích.

Tình hình quản lý đất đai

Song song với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, một số quy hoạch chi tiết mới được xây đựng và đang được triển khai thực hiện như quy hoạch khu đô thị mới Thượng Thanh, khu đô thị mới Cự Khối, quy hoạch công trình 2 bên đường 5 kéo dài, khu Tái định cư đường Ngô Gia Tự, khu đấu giá quyền sử dụng đất phường Giang Biên… các khu công viên, cây xanh cũng đang được nghiên cứu để triển khai trong những năm tiếp theo. Bản quy hoạch này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam giúp định hướng việc sử dụng đất trên địa bàn toàn quận một cách hợp lý theo không gian quy hoạch đồng thời kết nối hài hoà với các trục không gian quy hoạch liền kề; đồng thời đảm bảo việc quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai. Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, thu nhập, nghề nghiệp, sinh hoạt của người dân do vậy công tác đền bù, giải phóng mặt bằng luôn được lãnh đạo quận đặc biệt quan tâm, đảm bảo áp dụng chính sách đúng quy định, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân.

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Văn phòng đăng ký Đất và Nhà quận Long Biên là cơ quan trực tiếp thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công về đất đai, Hiện nay Văn phòng với 6 cán bộ biên chế và 8 cán bộ hợp đồng đang thực hiện tốt vai trò cung cấp các dịch vụ công tới người tham gia các giao dịch về đất đai,. Thực hiện văn bản số 301/UBND-NNĐC ngày 09/8/2006 về việc giao sở Tài nguyên và môi trường chủ trì cùng UBND các quận, huyện trên cơ sở kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành, UBND quận Long Biên đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các phường tiến hành kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận. Xỏc định diện tớch, ranh giới cụ thể, rừ ràng; tỡnh trạng cấp GCN quyền sử dụng đất từ đó làm cơ sở để lập hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện các giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất, cân đối quỹ đất cho mục đích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng,.

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đất đem lại sự công bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội.

Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả giao đất thực hiện các dự án
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả giao đất thực hiện các dự án

Tình hình sử dụng đất đai

Nhất là thường xuyên bám sát cơ sở nên những sai phạm đã được khắc phục ngay từ khi mới phát sinh, không để lại hậu quả đáng tiếc, các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đều được xử lý kịp thời, kiên quyết và đảm bảo đúng pháp luật; số vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết dứt điểm, không để phát sinh vụ khiếu kiện đông người kéo dài. Diện tích đất này được trồng các loại cây ăn quả, chủ yếu là cam, quýt, bưởi… Phường Cự Khối là phường hiện có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất với diện tích 34,86 ha, chiếm 54,22 % diện tích đất trồng cây lâu năm toàn quận. - Đất nông nghiệp khác là 4,52 ha chiếm tỷ lệ nhỏ trong quỹ đất nông nghiệp của quận gồm các diện tích là các cơ sở ươm tạo cây giống, nhà lưới, nhà sơ chế rau … của các hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quận hoặc các đơn vị, cá nhân thực hiện phương án phát triển kinh tế.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích là 474,79 ha, bao gồm: đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng để phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn quận. Tuy nhiên do đặc điểm là các phường mới chuyển từ xã lên, tính chất thương mại, dịch vụ chưa cao, nên trên địa bàn nhiều phường có cơ cấu đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên như các phường Thạch Bàn, Thượng Thanh, Long Biên, Cự Khối, Phúc Lợi, Giang Biên.

Bảng 4.13: Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 4.13: Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2008

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên

(ví dụ: xây dựng một trang mạng riêng đủ mạnh và linh hoạt để có thể xử lý mọi tác vụ liên quan đến công tác quản lý địa chính; ở đó cán bộ chuyên môn có thể cập nhật và xử lý thông tin địa chính liên quan. UBND quận Long Biên cần tập trung chỉ đạo sỏt sao, cú kế hoạch cụ thể, phõn cụng trỏch nhiệm rừ ràng, thường xuyờn đôn đốc các ban ngành liên quan và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Các phường phải kiện toàn Hồi đồng xét cấp Giấy chứng nhận các phường với đầy đủ thành phần theo quy định, tăng cường sự chỉ đạo của cấp Uỷ và chủ tịch UBND đối với bộ phận chuyên môn.

Hiện nay, người dân muốn nhận GCN đã được cấp phải nộp lệ phí trước bạ trước khi nhận GCN dẫn đến hiện tượng GCN đã cấp nhưng không đến tay người dân, giải pháp cho vấn đề này là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước để nhận GCN. Cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rộng rãi, thuận tiện; áp dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp nhận và trả thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn; bổ sung thêm cán bộ tiếp nhận hồ sơ và điều chỉnh thời gian tiếp nhận - trả hồ sơ giao dịch về đất đai (ví dụ: áp dụng thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ cả ngày đối với các giao dịch về đất đai).