Đề tài:Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thu nhập của người dân nước ta đã tăng lên đáng kể Nhu cầu của
họ không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà đã nâng lên một mức mới đó là “ănngon mặc đẹp” và các nhu cầu về vui chơi giải trí, thăm quan du lịch trở nên rấtcần thiết Chính những nhu cầu đó đã làm phát sinh và thúc đẩy cho ngành hoatươi Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh Qui mô hiện naykhông chỉ giới hạn ở những hộ gia đình trồng hoa nhỏ lẻ với mục đích vui chơinữa mà ngày nay nó đã trở thành một ngành kinh doanh chính thức và có mức lợinhuận tương đối cao nên đã xuất hiện những công ty, tập đoàn, khu vực trồnghoa chuyên canh với qui mô lớn như:Hà Nội, Đà lạt…
Hoa tươi không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước đặc biệt là nhữngngày lễ lớn như: ngày Valentine, ngày 8 tháng 3, ngày 20 tháng 10… mà nó còn
mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu ra nước ngoài như: thị trường Trung Quốc,Nhật Bản…Việc xuất khẩu này không chỉ làm tăng GDP của quốc gia mà còngiải quyết được công ăn việc làm và góp phần cải thiện mức sống của người dânnước ta Chính vì lý do nóng bỏng và thiết thực của đề tài nên em đã quyết định
chọn đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2008 ” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giaiđoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam
Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của ViệtNam trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu:
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 1
Trang 2
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, báo, tạp chí kinh tế, tivi và Internet…
3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các con số tương đối và tuyệtđối kết hợp với phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
đe doạ của ngành hoa tươi Việt Nam Dựa vào số liệu đó để đưa ra một số giảipháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới
tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của ngành hoa tươi Việt Namtrong thời gian tới
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 2
Trang 3
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA
NGÀNH HOA TƯƠI VIỆT NAM 1.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi trên thế giới
1.1.1 Thị trường EU:
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới Nhiềuquốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đốicao Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh,Pháp và Ý
Cho đến nay Hà lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến làItalia Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc EU như Pháp, Anh, Đức
và Phần Lan đang giảm Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, TâyBan Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh Tuy nhiên, sản lượngtrung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định
Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khácnhư Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng Xét toàndiện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong những nămtới.Tuy nhiên EU vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác nữa như: Kenya,Colombia, Ecuador, Israel…
Xu hướng biến động sản lượng hoa ở khu vực EU đã đem lại cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu hoa ở nước đang phát triển những cơ hội sau: tăng sốlượng nhà sản xuất những trang trại sản xuất Rosa ở châu ÂU đang chuyển sangsản xuất các loài hạt mầm kích thước lớn vì chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nhàcung cấp loại “sweethearts” (ví dụ như các hạt mầm loại nhỏ) từ các nước đangphát triển
Quy mô sản xuất và năng suất của các nước sản xuất hoa ở châu Âu đangtăng cao đó là những khó khăn mà nhà xuất khẩu hoa ở các nước đang phát triểnphải đối mặt
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 3
Trang 4
Việc các cơ sở trồng hoa ở Eu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại đãgiúp họ tăng sản lượng và chất lượng hoa, tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường Xu hướng giảm lượng hoa sản xuất từ các nước Trung Âu và Bắc Âusang các nước vùng ngoại vi châu Âu Nguy cơ dư cung và áp lực giảm giá đặcbiệt là đối với loại hoa hồng trên thị trường này.
Hiện nay có khoảng 50 đến 60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục
vụ nhu cầu quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20%nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân Tuy nhiên, số liệu thống kê cho từng quốc giariêng lẻ là rất khác nhau Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng
cá nhân ở những nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nướckhác có mức thu nhập thấp hơn Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảngthời gian mà nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng cao nên đã góp phần quan trọngthúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm trang trí Vào những ngày đặc biệtnhư giáng sinh, ngày Valentine; ngày của Mẹ, ngày của Thư ký (Secretary’sDay), doanh số kinh doanh hoa thường tăng mạnh Bên cạnh những ngày nghỉ lễquốc tế nổi tiếng, hầu hết các quốc gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng củamình
1.1.2 Thị trường Châu Mỹ:
Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực
và trên thế giới Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngànhcông nghiệp trồng hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu, và trởthành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàngnghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10% Vềđịa lý, Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia Bắc Bán cầu với Nam Báncầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho việc trồng hoa Một trong nhữngcông ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador, Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệucành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại đượcxuất sang Liên minh châu Âu (EU) và Nga
Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ởvùng núi Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm,trong khi mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD Hoa hồng
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 4
Trang 5
chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính
là dịp tăng thu nhập của người trồng hoa
1.1.3 Thị trường châu Á:
Theo đánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa
là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu Dự báo đến năm 2010,giá trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ USD, tăng 5
tỷ USD so với hiện nay.
1.1.4.Ấn Độ:
Được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trong khu vực
với nhiều triển vọng tăng thị phần hoa của mình trên thị trường quốc tế Theothống kê, hiện hoa Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ USD trị giá hoa giaodịch toàn thế giới
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoa cây cảnh của Ấn Độ đã tăngkhá ấn tượng trong thời gian qua, từ mức 188 triệu RS năm 1994 lên mức 3050triệu RS năm 2006 (gấp trên 16 lần) nhưng nước này vẫn được coi là nước cònnhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu mặt hàng này
Những loại hoa trồng nhiều ở Ấn Độ gồm hoa hồng, hoa cúc, cúc vạn thọ,hoa nhài, heliconias và hoa cẩm chướng với tổng diện tích đạt 116 nghìn hectachủ yếu tập trung ở các khu vực chính như: Tamil Nadu, Karnataka, Haryana,Andhra Pradesh, Maharashtra, West Bengal và Gujarat Tổng sản lượng hoa thuhoạch của nước này trong năm 2006 đạt 654 nghìn tấn
Phòng thương mại Ấn Độ đang rất quan tâm đến việc canh tác những sảnphẩm hoa định hướng xuất khẩu và hiện nước này có 500 hecta hoa đang đượctrồng trong nhà kính Ngoài ra, ngành hoa Ấn Độ cũng đang nỗ lực cải tổ lạinhững cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa kém hiệu quả để tập trung vào những cơ
sở có tiềm năng xuất khẩu lớn và tạo nhiều việc làm cho nước này
1.1.5 Trung Quốc:
Là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thế giới Diện tíchtrồng hoa ở Trung Quốc là 122.400 ha, với công suất sản xuất 2,7 triệu tấn mỗinăm, đạt trị giá 6,6 tỷ USD (tiêu thụ hoa toàn cầu đạt 25 tỷ USD mỗi năm) trong
đó xuất khẩu đạt 32 triệu USD
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 5
Trang 6
Năm 2006 giá hoa thế giới tăng cao đẩy kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cànhcủa tỉnh Vân Nam - vùng trồng hoa chính của Trung Quốc tăng mạnh Chỉ tínhđến tháng 11/2006, lượng hoa xuất khẩu của tỉnh Vân Nam đã đạt 4.362 nghìntấn, với kim ngạch 10,45 triệu USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 85,9% về kimngạch so với cùng kỳ năm 2005.
Theo thống kê, giá hoa xuất khẩu trung bình của tỉnh Vân Nam trong 11tháng đầu năm 2006 tăng trên 73%, đạt khoảng 2,37USD/kg Hoa hồng, cẩmchướng và lyli là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở khu vực này Hoa cắtcành của Vân Nam chủ yếu được xuất sang Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore,Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc
Trong đó, thị trường xuất khẩu hoa lớn nhất của Vân Nam trong năm qua
là Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2006 đạt 2,75 triệu USD,tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005
Nhật Bản, Hồng Kông cũng là thị trường xuất khẩu hoa lớn của Vân Namvới kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2006 đạt 2,71 triệu USD, gấp 3,5lần so với cùng kỳ năm 2005 Ngoài ra, xuất khẩu hoa sang thị trường ASEANnăm qua của Vân Nam cũng tăng cao, đạt 3,62 triệu USD, tăng gấp 2 so với cùng
kỳ năm ngoái
Ngoài ra, trong năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hoa tươi cắt cành của cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 54,6% tổng kim ngạch xuất khẩumặt hàng này của Vân Nam, tăng 26,1% so với năm 2005
Yếu tố chính hỗ trợ kinh doanh hoa cắt cành ở Trung Quốc phát triểnnhanh là tăng trưởng kinh tế cao, làm tăng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước
Trong giai đoạn tái thiết ngành nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã hỗtrợ cho ngành trồng hoa Ngoài ra, gia nhập WTO còn tạo cho Trung Quốc thamgia hợp tác quốc tế để phát triển và học hỏi công nghệ hiện đại trong kinh doanhhoa Đặc biệt trong kế hoạch phát triển Quốc gia lần thứ 10, lĩnh vực nghiên cứucông nghệ mới được tập trung mạnh cho kinh doanh hoa cành Ngành này đãphát triển rất nhanh từ mấy năm nay, đây vẫn là cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tưnước ngoài, vì tới 70% hạt và củ giống hoa, và 80% máy móc dùng trong kinhdoanh hoa cành, được nhập từ nước ngoài
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 6
Trang 7
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang khuyến khích sử dụng công nghệ caotrong gieo trồng hoa như trồng trong nhà kính Đây là nền tảng để dự đoán kinhdoanh hoa cành ở Trung Quốc sẽ rất khả quan trong những năm tới Đây cũng sẽ
là thị trường rộng lớn cho hoa nhập khẩu, nhất là từ các nước trong khu vực như:Thái Lan, Việt Nam Đồng thời, ngành kinh doanh hoa cắt cành ở Trung Quốccũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn so với các nước sản xuất hoa trong khuvực và thế giới Vì giá sản phẩm của Trung Quốc luôn rẻ
Bắt đầu hoạt động từ 10/12/2002, Trung tâm đấu giá hoa tươi quốc tế CônMinh - tỉnh Vân Nam đã trở thành trung tâm giao dịch hoa lớn với khối lượnggiao dịch hàng ngày từ 600.000 đến 800.000 bông, có ảnh hưởng lớn tới giá hoahồng, loa kèn, cẩm chướng và hoa cúc châu Phi Côn Minh có quy định chặt chẽhơn nhiều so với các trung tâm bán hoa khác, với quy định người có số hoa giaodịch tối thiểu 300.000 bông/ngày mới được tham gia Hiện nay có khoảng 100doanh nghiệp kinh doanh hoa, 300 người trồng hoa vừa và lớn cung cấp hoathường xuyên cho trung tâm này và hơn 70 thương gia mua hoa mỗi ngày
Tỉnh Vân Nam cung cấp hơn 50% tổng sản lượng hoa Trung Quốc Trên80% sản lượng hoa của tỉnh được bán cho hơn 70 thành phố trên toàn quốc, xuấtkhẩu 15% ra nước ngoài Vân Nam có 7.864,7 ha đất trồng hoa, cho sản lượnghoa trị giá 0,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hoa khoảng 18 triệu USD, chủ yếusang Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philipin và Hàn Quốc
Zhangzhou, tỉnh Phúc Kiến, đã đề ra kế hoạch phát triển ngành trồng hoa
từ nay tới năm 2010, theo đó sẽ xuất khẩu khoảng 26,9 triệu USD HiệnZhangzhou trồng 1.400 loại hoa, trong đó có 800 giống nhập từ nước ngoài.Zhangzhou là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa lớn nhất của tỉnh Phúc Kiến,đồng thời cũng là trung tâm thông tin và hợp tác giữa Trung Quốc lục địa và ĐàiLoan
Ngành kinh doanh hoa ở Trung Quốc phát triển mạnh từ mấy năm qua vàInternet có vai trò ngày càng quan trọng trong ngành này Hiện Trung Quốc đã cótrên 20.000 website của các vườn hoa cũng như nhà kinh doanh hoa chuyênnghiệp
1.1.6 Các nước khác trong khu vực như:
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 7
Trang 8
Thái Lan, Việt Nam… cũng có tiềm năng để trở thành những cườngquốc sản xuất và xuất khẩu hoa tươi cắt cành lớn trong khu vực và thế giới dựavào điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực rẻ, đặc biệt là sự phong phú củacác chủng loại hoa…
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi trong nước.
1.2.1 Tình hình sản xuất:
Hoa cắt cành các loại là một trong những điểm mạnh của các nhà xuấtkhẩu hoa Việt Nam trong những năm gần đây đã thu được một lượng ngoại tệđáng kể cho quốc gia Mở rộng diện tích sản xuất trồng hoa của cả nước đạt 8000
ha với sản lượng 4,5 tỷ cành trong đó mục tiêu xuất khẩu 1 tỉ cành hoa, trị giátrên 60 triệu USD vào năm 2010, tương đương với Hà Lan Trong đó Đà Lạt lànơi sản xuất hoa lớn nhất cả nước Đó là thông điệp của Bộ Thương mại đưa ra
từ chiến lược phát triển hoa xuất khẩu
Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành vớisản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa Quy mô về diện tích này tương đương Tây BanNha, nước đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa Sản xuất hoa cắt cành ở nước tahiện nay tập trung xung quanh một số đô thị lớn Ở Hà Nội và vùng lân cận cótrên 1.000 ha trong đó vùng hoa Tây Tựu- Từ Liêm- Hà Nội với diện tích trồnghoa đạt 330 ha chủ yếu là hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng Ở Hải Phòng
có 300 ha vùng trồng hoa hàng hóa Trung du miền núi phía Bắc với diện tíchgần 136ha gồm: vùng trồng hoa Lao Cai; vùng trồng hoa Hoành Bồ- QuảngNinh
Khu vực duyên hải Miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành, chủyếu phục vụ thị trường tại chỗ Vùng trồng hoa tập trung tp Hồ Chí Minh vớidiện tích 700ha, các tỉnh Nam Bộ… là nơi sản xuất hoa và cây cảnh đáng kểnhưng chủ yếu là các loại hoa nhiệt đới Riêng tỉnh Lâm Đồng có diện tích hoacắt cành trên 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm Vớikhả năng sản xuất quanh năm, Lâm Đồng có thể được coi là trung tâm sản xuấthoa cắt cành lớn nhất cả nước Tuy nhiên, ngòai một số doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, có ứng dụng các yếu tố công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn cả
là có đầu ra, xuất khẩu (số này không nhiều), hoa của Lâm Đồng nói riêng và cảnước nói chung hầu hết để phục vụ thị trường trong nước, lượng xuất khẩu tiểuCHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 8
Trang 9
ngạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như khôngđáng kể
Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng và hoa cúc vẫn là hai loạihoa cắt chủ đạo, với đa dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa phục vụ trang tríhàng ngày, tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên cho đến các loại hoaxuất khẩu cao cấp
Tại vùng trồng hoa Tây Tựu-Từ Liêm-Hà Nội, hoa hồng và hoa cúc là hailoại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất Hoa hồng cho thu hoạch quanhnăm và tạo thu nhập thường xuyên Hoa cúc đứng hàng thứ hai với chu kỳ 3tháng một lần cho thu hoạch Hoa cúc của vùng không chỉ được tiêu thụ tại cácthị trường phía Bắc mà đang được đưa dần vào thị trường phía Nam và xuất khẩusang Nhật Bản,Đài Loan
Vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh là thiên đườnghoa của Việt Nam, hoa hồng và hoa cúc cũng là hai loại hoa chủ đạo Hoa cúc cótới 40 loại khác nhau, chia thành 3 nhóm lớn và cúc đại đóa màu vàng anh, tím,cúc giống nhỏ và cúc có nhóm tia có muỗng Hoa hồng cũng có tới trên 15 loạivới chất lượng nổi trội Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá cao bởi ngườitiêu dùng Việt Nam mà còn bởi cả các bạn hàng thế giới với ưu điểm hoa to,cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao…
Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phíaBắc, diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 55,27% với sản lượng 26,53 triệubông/năm Diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5 ha, sản lượng 5 triệucành/năm
Với tỷ lệ hoa hồng và hoa cúc khá cao, cơ cấu ngành hoa Việt Nam tươngđối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao cấp trên thế giới như Nhật Bản,Trung Quốc và Tây Âu Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó tính vớinhững yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và an toàn thực vật rất cao Các tiêu chuẩn
về hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ, bảo quản thực vật được đặt lên hàngđầu Bên cạnh đó, để có thể thâm nhập các thị trường này, hoa Việt Nam cònphải cạnh tranh về hình thức, giá cả và độ tươi lâu
1.2.2 Tình hình xuất khẩu - tiêu thụ:
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 9
Trang 10
Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất hoa lớn nhất của cả nước với sảnlượng, chủng loại hoa phong phú và đa dạng Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo ranhững cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hoa tươi Việt Nam
ra thị trờng thế giới Mà chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với cácloại hoa chủ lực như: cúc, cẩm chướng, hồng, lan, lys, kỳ lân
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ vnnet)
kim ngạch xuất khẩu hoa của Đa Lạt từ
2004 - 2006
0 20000 40000
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ vnnet)
Thị trường Nhật Bản:
Nhu cầu hoa tươi của thị trường Nhật Bản những năm gần đây liên tụctăng Sự gia tăng này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trồng hoa ViệtNam Cụ thể là năm 2002, nhập khẩu hoa tươi của Nhật chỉ chiếm tỷ trọng10,6%, nhưng đã tăng lên 11,4% trong năm 2003, 12,9% trong năm 2004 và kimngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật trong năm 2005 đã lên tới 500 triệu USD
Những con số trên chứng tỏ hoa nhập khẩu ngày càng có ưu thế tại thịtrường Nhật do nhiều loại hoa không được trồng phổ biến hoặc rất khó trồng vàothời tiết thu và đông ở quốc gia này
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 10
29000
32000
Trang 11Bình quân hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sangNhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩuhoa của Nhật Con số này đã tăng lên 6,5 triệu USD trong năm 2005, nhưng trênthực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam và chưa phảnánh hết sự nỗ lực, tận dụng triệt để mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu của cácdoanh nghiệp Việt Nam
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa hiểu được đặc điểm và tậpquán tiêu dùng của thị trường Nhật Việc xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sangNhật trong thời gian tới có thể tăng tới hơn 8 triệu USD/năm, đặc biệt là hoaphong lan và các loại hoa ghép cành
Do nhu cầu phong phú về các loại hoa và giá nhân công tại Nhật cao, nênkim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật đã tăng mạnh trong những năm gần đây Bìnhquân mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 453 triệu USD hoa tươi Các thịtrường nhập khẩu hoa chủ yếu của Nhật là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc(9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6,3%) Hiện tại, Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, loa kèn, Freesia, các loạihạt và củ hoa tuy-líp lớn nhất vào Nhật Bản Trong khi đó, Thái Lan là nướccung cấp hoa phong lan chủ yếu cho Nhật Bản Đài Loan cung cấp các loại hoacúc Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bóhoa
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang bước đầu thăm dò, tìm hiểu nhằmđẩy mạnh xuất khẩu hoa sang thị trường này Hiện nay, ngoài Đà Lạt Hasfarm(đơn vị sản xuất và cung cấp hoa lớn nhất nước), đang có thêm nhiều doanhnghiệp đầu tư lớn cho việc trồng và sản xuất hoa phục vụ thị trường trong nước
và tiến tới xuất khẩu
Điển hình là vào đầu tháng 12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ ViệtNam tại Nhật Bản, hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tìm hiểu thị trườnghoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005 Sự kiện này là một
cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất hoa quảng bá về đất nước, con ngườiViệt Nam, đặc biệt là giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó cóhoa sen là loài hoa mà người Nhật đặc biệt yêu thích Đây được xem là mặt hàng
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 11
Trang 12
xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, bởi điều kiện khí hậu nước ta rất thuận lợicho việc trồng loại hoa này
Ở Nhật Bản mặt hàng hoa bao gồm rất nhiều chủng loại như hoa cắt, nụhoa, lá, cành, cây cỏ, rêu, cây sống, hoa khô dùng làm trang trí… Do tính chấtđặc thù của loài hoa, hầu hết các loại hoa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bảnđược thực hiện bằng đường hàng không và thông thường mất khoảng 4 ngày kể
từ khi tiến hành xuất khẩu đến khi bày bán tại các cửa hàng bán lẻ ở Nhật Cácdoanh nghiệp nên nắm lấy những thông tin này để lựa chọn sản xuất những loạihoa thích hợp để từng bước tạo vị thế cho hoa xuất khẩu của Việt Nam trên thịtrường Nhật
Hiện nay, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trongnước Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chiphí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác,nên kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những nămgần đây
Nhìn chung giá các loại hoa xuất sang thị trường này khá ổn định Hoacúc là loại có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( trên 193 nghìn USD) có đơn giátrung bình là 0,18 USD/bông
Trong khi giá cẩm chướng xuất khẩu trung bình sang tất cả các thị trường
là 0,175 USD/bông thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với đơn giá là 0,14USD/bông Riêng hoa kỳ lân có sự giảm nhẹ về đơn giá trung bình xuất khẩu Cụthể: trong tháng 05/2007 đơn giá xuất khẩu trung bình của loại hoa này là 0,10USD/bông giảm so với tháng 04/2007 là 0,09 USD/bông
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 12
Trang 13
Tham khảo các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007.
ta cần quan tâm hơn đến thị trường này đặc biệt là về phong cách tiêu dùng, sở thích của họ theo mùa để đáp ứng nhu cầu kịp thời nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của nước ta
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 13