1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954

74 272 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 747,19 KB

Nội dung

KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM VỀ SỰ CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954 .... Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 là sự đánh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN VĂN THƯỞNG

VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN VĂN THƯỞNG

VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI

ĐOẠN 1945 - 1954

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Thiếu tá, ThS Nguyễn Thế Hùng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận của mình

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Thiếu tá, ThS Nguyễn Thế Hùng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được

sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Văn Thưởng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của

thầy Thiếu tá, ThS Nguyễn Thế Hùng Em xin cam đoan rằng: Đây là kết

quả nghiên cứu của riêng em.Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Văn Thưởng

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp khoa học của khóa luận 3

8 Kết cấu đề tài 3

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Một số quan điểm về vấn đề hậu phương 4

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng 9

1.2 Cơ sở thực tiễn của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 13

1.2.1 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1951 13

1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951-1954 16 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 19

Chương 2 CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954 20

2.1 Chi viện hậu của phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1951 20

2.1.1 Sự chi viện của hậu phương trong nước 20

2.1.2 Sự chi viện của hậu phương quốc tế 33

Trang 7

2.2 Chi viện và củng cố hậu phương trong kháng chiến chống Pháp giai

đoạn 1951 - 1954 39

2.2.1 Sự chi viện của hậu phương trong nước 39

2.2.2 Sự chi viện của hậu phương quốc tế 48

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 53

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM VỀ SỰ CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954 54

3.1 Kết quả và ý nghĩa 54

3.1.1 Kết quả 54

3.1.2 Ý nghĩa 55

3.2 Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu 56

3.2.1 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc 56

3.2.2 Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ Quốc phát huy tinh thần tự lực, tự cường 58

3.2.3 Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế 59

3.2.4 Bảo đảm xây dựng hậu phương về chính trị và lực lượng vũ trang vững mạnh kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng 62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Năm 1945, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập

để khẳng định với thế giới Việt Nam là một đất nước độc lập, thực dân Pháp

đã quay trở lại hòng cướp nước ta một lần nữa Đứng trước thế lực của địch, quân và dân ta quyết không nhân nhượng, quyết không để mất nước vào tay giặc Tháng 12 năm 1946, sau khi nhận được lá thư “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, cả nước ta đồng lòng đứng lên dốc toàn bộ lực lượng, tính mạng và của cải để sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài, trường kì Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 là sự đánh đổi

từ xương máu, từ nước mắt, từ tuổi xuân của biết bao anh hùng liệt sĩ trực tiếp cầm súng nơi tiền tuyến, và còn là cả sự bất khuất, kiên trung của những con người nơi hậu phương Từng manh áo, từng hạt gạo, mỗi đôi giầy, mỗi lá thư viết vội đều góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại ấy Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa II tháng 5/1957 đã khẳng định “Hậu

phương vững chắc là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định thắng lợi của kháng chiến” Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có câu nói khẳng định sức

mạnh của mặt trận hậu phương: “Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ

đánh giá được sức mạnh đoàn kết của một dân tộc, sức mạnh của một nhân dân” và khẳng định “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém về tác chiến; khó khăn về cung cấp không kém khó khăn về tác chiến và công tác cung cấp là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi”

Hoàn cảnh đất nước sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, chúng ta

đã phá vỡ được âm mưu của Pháp nhằm thế cô lập cách mạng Việt Nam với các bên ngoài Đồng thời, chọc thủng hành lang Đông - Tây mà Pháp xây

Trang 9

dựng ở Bắc Bộ Từ đó, Đảng nhận định chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch lớn và có khả năng giành chiến thắng Tuy nhiên, muốn giành thắng lợi đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho các chiến

dịch, một yếu tố tiên quyết không thể không bàn đến nếu “muốn tiến hành

chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc…”, hậu phương kháng chiến trở thành vấn đề được Đảng

quan tâm đặc biệt Bởi vì, không có quân đội nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được, cố nhiên là chúng ta nói một cuộc chiến thắng bền vững và lâu dài

Xuất phát từ việc nhận thấy tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của mặt trận hậu phương mang lại trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã lựa chọn đề tài “vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945 - 1954 ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích quá trình sự chi viện của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp qua đó rút ra vai trò, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954 vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hậu phương kháng chiến chống thực dân Pháp

- Nghiên cứu quá trình chi viện của hậu phương cho kháng chiến chống thực dân Pháp

- Ý nghĩa, vai trò của hậu phương và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu

4 Đối tượng nghiên cứu

Sự chị viện của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945 - 1954

Trang 10

5 Phạm vi nghiên cứu

Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945-1954 ở nước ta

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin và trình bày khóa luận, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp luận, phương pháp phân tích,

phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình, các văn bản

7 Đóng góp khoa học của khóa luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm sâu sắc thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề vai trò của hậu phương - vấn đề trực tiếp quyết định đến thắng lợi đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan tới đề tài từ những nguồn khác nhau

Khóa luận cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch

sử cũng như làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy, tham khảo học tập về quân sự

Trang 11

1.1.1 Một số quan điểm về vấn đề hậu phương

1.1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

“Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” (V.I.Lênin toàn tập, tập 35, trang 497)

Trong chiến tranh, xây dựng hậu phương là vô cùng quan trọng, đây không chỉ là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về chính trị, kinh

tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chi viện nhân lực mà còn là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến Bên cạnh đó, các hoạt động hậu phương cung cấp nhu cầu của tiền tuyến được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi phương án chiến dịch có sự thay đổi từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh nhanh, thắng nhanh” góp phần tạo nên chiến thắng

Sau Lênin, Stalin cũng nói: “Không có quân đội nào trên thế giới không

có hậu phương vững chắc mà lại có thể thắng được” Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô là minh chứng tiêu biểu cho câu nói của những nhà chính trị, quân sự vĩ đại này Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chất

Trang 12

chiến lược và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến

Đó là quy luật của các loại chiến tranh từ xưa đến nay

Như vậy hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới có chỗ dựa vưng chắc vì vậy xây dưng và phát triển hậu phương là nhiệm vụ cần đạt được để phát triển chiến tranh cách mạng

1.1.1.2 Tư tưởng của Hồ Chí Minh

“Khi có chiến tranh phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng

trong nước để chống giặc”

Hậu phương là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh Nhìn lại cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.Nhà Trần đã ba lần đại thắng quân Nguyên xâm lược vào những năm 1258, 1285 và 1288 Đánh thắng quân Nguyên đã từng “bách chiến bách thắng” khắp các miền Âu, Á thời bấy giờ không phải là ngẫu nhiên, càng không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng Trái lại nó là kết quả rực rỡ của sự chuẩn bị đầy đủ tinh thần của quân và dân Đại Việt ta, là sự thắng lợi của đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn của vua tôi nhà Trần Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn ấy bắt nguồn từ quyết định: “nới sức dân làm kế võ sâu gốc vững” Trên cơ sở đồng tình ủng hộ và tự nguyện tham gia của nhân dân

Kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha ta từ bao đời nay với tinh thần yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng chiến tranh toàn dân đánh giặc “Khi có chiến tranh phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” Ở đây Hồ Chí Minh muốn đoàn kết dân tộc lại với mục tiêu chung là: cứu Tổ quốc Kẻ thù nước ta là nước lớn, được trang bị vũ khí

kỹ thuật cao, có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, chiếm ưu thế áp đảo ta mà chúng ta vẫ giành thắng lợi là do chúng ta biết kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với chiến lược quân sự, tranh thủ sự ủng hộ của hâu phương

Trang 13

“Phải có một quân đội đánh giỏi và một hậu phương vững chắc…";

“Mỗi một người công nhân, mỗi một người nông dân đều phải biết đánh giặc”; “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng” Đó là những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bài viết đăng trên Báo Nhân dân, số ra từ ngày 21 đến 25-1-1954 Trong các bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh để mọi người thấy rõ quan điểm lý luận về tính tất yếu phải xây dựng một quân đội của giai cấp công nhân, cùng với hậu phương vững chắc, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc Qua đó, Người chủ trương tập trung củng cố, tăng cường sức mạnh cho quân đội; cả nước hợp sức, dồn lực, xây dựng hậu phương vững chắc, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng"

Trước tình hình khó khăn của nước nhà để huy động tất cả các lực lượng để chống giặc ngày 19/ 12/ 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Nội dung toàn văn của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” sau này đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 480, nhà xuất bản Chính trị Quốc giai Hà nội 1995, có nội dung như sau:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lẫn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước

Hỡi anh em binh sĩ, tự về, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước Dù phải gian khổ kháng

Trang 14

chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!”

Không phân biệt người già hay trẻ nhỏ, đàn ông hay đàn bà với vũ khí thô sơ chúng ta đã đã đồng lòng cùng đứng lên đánh giặc đặt trách nhiệm cứu quốc lên vai tất cả mọi người dân Việt Nam mọi tầng lớp, mọi độ tuổi, mọi giai cấp, dùng mọi thứ có trong tay để chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” Bác

Hồ nói

Khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp tham gia xây dựng quân đội và bảo đảm hậu phương cho tuyền tuyến, giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Và kết thúc lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng: “Với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!”

Như vậy, muốn tiến hành chiến tranh chúng ta phải tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân, phải huy động tất cả các lực lượng huy động tất cả trang bị vũ khí sẵn có Đúng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi có chiến tranh phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” Hậu phương có mạnh thì tiền tuyến mới mạnh Hậu phương và tiền tuyến có tác đọng 2 chiều với nhau: Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên hậu phương tạo điều kiện để hậu phương củng cố và xây dựng; ngược lại xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến

1.1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề hậu phương

Hậu phương thực sự là một nhân tố quyết định thường xuyên thắng lợi của chiến tranh Đối với chiến tranh nhân dân Việt Nam, hậu phương càng giữ

Trang 15

một vai trò đặc biệt quan trọng Cuộc kháng chiến chống Pháp, hậu phương luôn luôn được Đảng ta coi trọng Trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn

1945 - 1954, căn cứ vào hoàn cảnh tình hình trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi đặc biệt là diễn biến cuộc kháng chiến của ta và những âm mưu, chiến lược tấn công của địch mà, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển hậu phương làm chỗ dựa vững chắc của cách mạng

Đường lối của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược, chủ yếu là “đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,

dựa vào sức mình là chính “Bởi lẽ, chiến tranh của ta là chiến tranh nhân

dân, do nhân dân tiến hành (mỗi người dân là một chiến sĩ), với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu phương đóng vai trò vô cùng quan trọng Từ đầu năm 1954 hưởng ứng lời kêu gọi “Tất cả vì tiền tuyến, tất

cả để chiến thắng… dốc toàn lực chi viện cho tiền tuyến Điện Biên Phủ” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cả nước đều hướng ra mặt trận, cán bộ, nhân dân các tỉnh đã chạy đua với thời gian, mưa lũ nhằm đảm bảo tốt nhất nhu cầu chiến đấu cho bộ đội, nhân dân đã hăng hái, tự nguyện cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến

Nắm vững qui luật đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi thời gian, điều kiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam

Đảng đã đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của hậu phương, bởi vì với một cuộc chiến không cân sức: dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta có nhân dân anh hùng, có sự lao động sáng tạo,

Trang 16

tài năng và trí tuệ của Đảng, có hậu phương lớn tập trung sức người, sức của, động viên tinh thần tuyến tuyến lớn đánh thắng kẻ thù Do vậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng, để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ

và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN

Đảng, Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn, cùng quân dân miền Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà

1.1.1.4 Ý nghĩa của hậu phương

- Hậu phương là chỗ dựa về chính trị, tinh thần của tiền tuyến chiến đấu

- Hậu phương cung cấp cho tiền tuyến: nhân lực, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, thường xuyên bổ sung lực lượng cho tiền tuyến

và khích lệ tiền tuyến chiến đấu

- Hậu phương trong cuộc chiến tranh nhân dân là một hệ thống căn cứ

ở thành thị và nông thôn, các khu du kích và căn cứ du kích trong vùng tạm bị địch chiếm

- Hậu phương chăm lo cứu chữa thương binh, đón tiếp các chiến sĩ ốm đau bệnh tật trở về

- Hậu phương còn là chỗ “dừng chân” của các lực lượng vũ trang trong từng chiến dịch để học tập rút kinh nghiệm tác chiến, bồi bổ sức lực

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng

1.1.2.1 Hậu phương là địa bàn đứng chân và động viên chính trị tinh thần Thứ nhất, hậu phương là địa bàn đứng chân và động viên chính trị tinh thần

Thật vậy, hậu phương là vùng phía sau chiến tuyến, cung cấp nhân tài, vật lực, là nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất của tiền tuyến, chiến tranh chính là

Trang 17

sự tiếp tục của kinh tế và chính trị để đạt được mục đích nhất định về chính trị

hay kinh tế: “Tiềm lực kinh tế của hậu phương như thế nào thì khả năng

trang bị vũ khí đảm bảo cho hậu cần quân đội như vây, vũ khí trang bị đảm bảo cho hậu cần như thế nào, thì hoạt động của tiền tuyến như vậy, hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của chiến tranh như vậy” [4, tr188] Từ xưa

đến nay - khi đất nước chiến tranh hay hòa bình, vai trò của hậu phương vẫn luôn được đánh giá cao, đòi hỏi các nhà chiến lược, nhà quân sự phải quan tâm thường xuyên Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện với mỗi bên tham chiến, trong

đó tất cả lực lượng đều bị thử thách, tiêu hao nên đòi hỏi phải được phát triển trên mọi mặt nhằm lấn át, đè bẹp đối phương để dành chiến thắng Nếu cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh thì sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa Mặc dù hậu phương có vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng bại của chiến tranh như vậy nhưng giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương thế nào lại là một vấn đề không dễ

Không chỉ có vậy, hậu phương có thể chuyển hóa từ yếu sang mạnh hoặc ngược lại nên cách huy động lực lượng hậu phương là một vấn đề vô cùng quan trọng Nó phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con người, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh Muốn để hậu phương động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường thì chúng ta phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Khi đó hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật

Trang 18

Đề cập đến những yến tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương, Mác và Ăngghen, Lê-nin đều đã đánh giá cao nhân tố chính trị - tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí Xtalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói:

Lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó [22, tr113]

1.1.2.2 Hậu phương là cơ sở kinh tế, cung cấp vật chất

Thứ hai, hậu phương là cơ sở kinh tế, cung cấp vật chất

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu

phương Theo đồng chí Lê Quẩn “một hậu phương vững mạnh là một hậu

phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào

để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến”

[11, tr28] Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường

xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng

ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân

tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [17, tr54] Qua đây ta có thể thấy các nhà lãnh đạo

“Tiềm lực kinh tế của hậu phương như thế nào thì khả năng trang bị vũ khí đảm bảo cho hậu cần quân đội như vây, vũ khí trang bị đảm bảo cho hậu cần như thế nào, thì hoạt động của tiền tuyến như vậy, hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của chiến tranh như vậy” [4, tr188]

1.1.2.3 Hậu phương là nơi cung cấp nhân lực

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Trong cuộc kháng chiến kiến quốc,

lực lượng chính là ở dân” Nói đến hậu phương chúng ta nghĩ ngay đến nhân

Trang 19

dân, nhân dân vừa là chủ thể vừa đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng

chiến Còn Lê-nin thì cho rằng “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu

bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” Dân là chỗ bao bọc che trở, tạo điều

kiện cho cách mạng xây dựng căn cứ của mình Ngoài động viên tinh thần và cung cấp vật chất cho chiến tranh cách mạng, hậu phương còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo yếu tố “cân sức”, “cân tài”

Như vậy có thể thấy ngay rằng trong các cuộc chiến tranh, hậu phương

là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của cả hai bên tham chiến Chiến tranh phải dựa trên hậu phương hùng mạnh Một quân đội tách khỏi hậu phương thì không thể giành được thắng lợi trong chiến

tranh, không thể tồn tại được Ăng ghen đã viết “Toàn bộ việc tổ chức và

phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và cả của vũ khí, nghĩa là vào cả chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật” Lê - nin đã nói “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thật sự, phải có một hậu phương có một tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng lập tức đều bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực

và huấn luyện đầy đủ” Hậu phương có mạnh có vững chắc hay không một

phần là do cách huy động lực lượng của hậu phương, nó phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con người, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc chiến thì hậu phương phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình

đó, hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần

Trang 20

1.2 Cơ sở thực tiễn của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1.2.1 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1951

Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định đưa 6 vạn quân sang Đông Dương Mặc dù mới có một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông

Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn

đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ Lực lượng vũ trang ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ tuy rất nhỏ và yếu nhưng có những sự trợ giúp của đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, Trung vào hỗ trợ Không những vậy mà còn có các đoàn quân của Việt kiều từ Lào, Campuchia, từ Thái Lan về, và quan trọng nhất là nhân dân

đã đứng lên chống địch nên đã từng bước ngăn chặn được địch, và làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào thời điểm bấy giờ còn đang non trẻ và đang đứng trước muôn ngàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh với quy mô cả nước với thực dân Pháp Vì vậy chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn nhân lượng, cố giải quyết các cuộc xung đột bằng hòa bình để có thể kéo dài và trì hoãn được cuộc chiến tranh nổ

ra để ta có thể có thời gian chuẩn bị lực lượng Các cuộc hòa đàm Việt - Pháp

đã diễn ra Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (15/9/1946) được kí kết Chiến tranh đã lùi lại một bước

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân

ta hạ vũ khí đầu hàng Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh

tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu

Trang 21

Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính Đây chính là đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công Quân địch theo đường

bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân

du kích tại chổ Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại

Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ

bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới

Trang 22

Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh

du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới

Về phía địch

Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược

chiến tranh Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng

người Việt đánh người Việt” Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang

củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ

Về phía ta

Sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta

chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”

Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch

Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông

biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn)

mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm

từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp

Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp

với chiến dịch Biên Giới Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch Chiến dịch

Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị,

Trang 23

giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường

1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951-1954

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết

thúc chiến tranh Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố

giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất

của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân

số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến

Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công

liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ Các đại

đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập Nhiều chiến dịch lớn được mở

như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch

Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng

12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích

Hoạt động quân sự của ta gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, Kế hoạch de Tassginy phá sản, Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương

De Latre de Tassginy bị triệu hồi

Trang 24

Tháng 5/1953, tướng Henry Navare được cử sang làm Tổng chỉ huy

quân đội Pháp Navare đề ra kế hoạch mới gọi là Kế hoạch Navare định giành

thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị mở lối thoát danh dự cho Pháp

Nắm chắc âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 gồm nhiều chiến dịch trên một số hướng chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh du kích, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào vùng tự do, nhằm đánh bại cố gắng cao nhất của Pháp - Mỹ Ta đã mở Chiến dịch Tây Bắc - Thượng Lào, phối hợp với Bạn giải phóng Trung, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Chiến dịch Bắc Tây Nguyên Các chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ đẩy mạnh tiến công địch, tiêu hao, phân tán, kiềm chế lực lượng địch để phối hợp với các chiến dịch lớn

Để giữ Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào, Navare cho quân nhảy dù tăng cường cho Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh, thành nơi tập trung binh lực thứ hai sau đồng bằng Bắc Bộ Quân Pháp chấp nhận đương đầu với chủ lực ta ở Điện Biên Phủ, coi đây là

nơi “nghiền nát chủ lực Việt Minh” Như vậy, Điện Biên Phủ lúc đầu không

có trong kế hoạch thì nay lại trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Navare

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến

dịch Điện Biên Phủ Lực lượng của ta gồm 3 đại đoàn (308, 312, 316) và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh - pháo binh (351) Đại tướng Tổng

tư lệnh Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch Kế hoạch lúc đầu ta chủ trương tiến công ào ạt, đánh nhanh, thắng nhanh nhưng sau khi nắm cụ thể tình hình địch, ta thấy không bảo đảm chắc thắng nên chuyển sang

phương châm “đánh chắc, tiến chắc”

Trang 25

Chiều ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn Sau 3 đợt

tiến công, 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quyết liệt, mưu trí, sáng tạo, cuối ngày 7/5, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch gồm 16.200 tên, trong đó có tướng Đờ Cáttơri Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Trang 26

Chương 1 còn nêu ra được những cơ sở thực tiễn trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, qua đó nhìn ra được những thuận lợi và khó khăn của ta và Pháp Đồng thời cũng chỉ ra được chính trị lý luận cũng như chính trị tinh thần đó là những yến tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương Giúp ta hiểu được vai trò của hậu phương dẫn đến kháng chiến thành công

Trang 27

Chương 2 CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954

2.1 Chi viện hậu của phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1951

2.1.1 Sự chi viện của hậu phương trong nước

2.1.1.1 Sự chi viện của hậu phương về chính trị

Để có hậu phương vững mạnh về mọi mặt, phải lấy xây dựng chính trị làm nhiệm vụ hàng đầu Sự vững chắc của hậu phương phụ thuộc trước hết vào sự giác ngộ cách mạng, sự nhất trí về chính trị, tinh thân của nhân dân, sự vững mạnh về chính trị vừa là nền tảng, vừa là đòn bẩy để xây dựng hậu phương vững mạnh

Xây dựng bộ máy chính quyền: Đảng và chính phủ tiến hành kiện toàn

bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân các cấp theo nguyên tắc thực sự dân chủ, tăng cương lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan nhà nước Đầu tiên, hội đồng nhân, ủy ban kháng chiến hành chính các cấp, các cơ quan kinh tế, được sắp xếp lại cho phù hợp theo hướng tinh giản, gọn và hiệu quả Trọng tâm xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước là: tăng cương và củng cố chính quyền cấp xã Nhờ tăng cường và củng cố cấp xã, nhiều nơi đã bỏ được cấp thôn, tạo điều kiện củng cố các đoàn thể quần chúng, cái tiến lề lối làm việc, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác kháng chiến, kiến quốc ở cơ sở

Xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa chung của cả nước

Đến trước cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, Việt Bắc đã hình thành khu giải phóng, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang Tại đây, chúng ta có chính quyền của nhân

Trang 28

dân và thực hiện 10 chính sách mới của Việt Minh Ngày 13-8-1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa Ngày 16-

8-1945, Đại hội Quốc dân Tân Trào bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải

phóng tức Chính phủ lâm thời do Lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Cùng

ngày, lực lượng Giải phóng quân từ Tân Trào (Tuyên Quang) được lệnh tiến đánh Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội, cùng cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945, giành độc lập dân tộc

Sớm nhận rõ âm mưu của thực dân Pháp xâm lược và vai trò quan trọng của Căn cứ địa Việt Bắc, nên trước khi về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng và một số cán bộ ở lại Việt Bắc

để củng cố căn cứ địa Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ngày 02-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt đồng bào cả nước trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng: bầu cử Quốc hội (1946), thành lập Chính phủ liên hiệp, Hội đồng nhân dân các cấp

Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội

Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội Tiếp đó, ngày 17/10/1945, Chính phủ ký Sắc lệnh

số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử

Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6/1/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách

Trang 29

mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối, góp phần mang đến sự thành công cho cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946

Cụ thể, cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị Cuộc Tổng tuyển cử bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái; có

10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số

Vận động đồng bào các dân tộc, công giáo, ngụy binh… ủng hộ kháng chiến

Thắng lợi quân sự của ta cũng góp phần phá tan âm mưu chính trị của địch, củng cố khối đoàn kết toàn dân: chiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc phá tan

âm mưu lập xứ Mường và xứ Thái tự trị

Năm 1948, phát động phong trào thi đua ái quốc

Nhân kỷ niệm 1.000 ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Phong trào thi đua yêu nước ngày càng lan rộng làm nảy nở nhiều đơn

vị và cá nhân ưu tú, có tác dụng to lớn, đẩy mạnh toàn diện cuộc kháng chiến

Năm 1950: thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân

Phong trào đấu tranh chính trị phát triển tại các đô thị: phong trào Trần Văn Ơn (9/1/1950), phong trào chống Mỹ (19/3/1950)… ở Sài Gòn

2.1.1.2 Sự chi viện của hậu phương về kinh tế-tài chính

Chính sách kinh tế: vừa kháng chiến vừa kiến quốc

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là nếu tổ chức được nền kinh tế kháng chiến thì mới có điều kiện kháng chiến

Trang 30

Ngay khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời, để giảm bớt khó khăn cho nông dân, Nhà nước và các Bộ đã ban hành một loạt các văn bản quy định giảm thuế đất, quy định về sử dụng đất:

Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Tài chính ban hành Nghị định "Miễn giảm thuế điền", theo đó giảm 20% thuế ruộng đất và miễn thuế hoàn toàn cho những vùng bị lụt

Cũng ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông tư về "Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp"

Ngày 13/11/1945, Nhà nước đã ra thông tư về việc giảm 25% mức địa

tô đối với tá điền, người cấy rẽ, cấy thuê

Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Nghị định

về "Kê khai và cho mượn đất giồng màu"

Ngày 21 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông tư

số 577- BKT về "Phương pháp cấp tốc khuếch trương mọi việc giồng màu"

Ngày 30 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh

số 15 "Bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê"

Đến ngày 28/11/1946, Chính phủ lại ra thông tư nhắc lại việc giảm 25% địa tô cho những người lĩnh canh

Đến ngày 14/7/1949, Nhà nước ban hành Sắc lệnh 78/SL về việc giảm địa tô 25%

Ngày 1/7/1949, Nhà nước ban hành Quy chế 75/SL về việc tạm cấp ruộng đất của Việt gian và thực dân Pháp cho nông dân, bộ đội, du kích và những người tá điền đã từng lĩnh canh trên mảnh đất đó Mức tạm cấp tối đa ở Bắc Bộ và Trung Bộ là 0,5 ha/người, ở Nam Bộ là 1ha/người…

Phong trào nông dân lập tổ đổi công, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong nông nghiệp phát triển rộng

1950: ban hành qui chế lĩnh canh để bảo vệ quyền lợi tá điền Phát triển công nghiệp Xây dựng nhiều xí nghiệp quốc phòng vừa và nhỏ ở vùng

Trang 31

tự do Sản xuất vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, có cả vũ khí lớn (SKZ, cối 81 li, 120 li)

Tháng 10/1945, Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị bàn việc củng cố

tổ chức chỉ huy, phân chia các lực lượng vũ trang Hội nghị thống nhất, vấn

đề vũ khí là khó khăn lớn nhất của toàn quân cần tích cực tháo gỡ để các đơn

vị có súng đạn chiến đấu Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Phòng quân giới (thành lập ngày 15/9/1945) tích cực tìm kiếm, mua đổi vũ khí, đạn dược, tổ chức cơ

sở sản xuất vũ khí, nhất là sản xuất loại đạn DAM (dùng cho súng trường của Pháp như Reminton, Mousqueton…) để trang bị cho quân đội

Phòng quân giới vừa đặt gia công chi tiết, bộ phận thay thế vũ khí và sản xuất vũ khí thô sơ từ các cơ sở công nghiệp ở Hà Nội như AVIA, STAI, Trường Kỹ nghệ Thực hành…, vừa dần quản lý một số cơ sở sản xuất vũ khí trang bị xung quanh Hà Nội Một bộ phận của xưởng Làng Chè chuyển về Đông Anh lập xưởng mới do ông Ngô Gia Khảm phụ trách, chuyên sửa chữa đạn con và nghiên cứu sản xuất hạt lửa Xưởng kim khí của hãng STAR (Hà Nội) được trưng dụng tổ chức thành Sở Công binh Việt Nam chuyên sửa chữa các loại súng, sản xuất vỏ lựu đạn bằng gang và các chi tiết cơ khí của lựu đạn

Ngay trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt trên các chiến trường, Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy quyết định triệu tập hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất tại Chúc Sơn (Chương Mỹ, Hà Đông) do Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị nhất trí tổ chức mỗi khu một ty quân giới để chuyên lo tìm nguyên liệu sản xuất vũ khí, lo việc điều chỉnh các loại súng giống nhau vào một đơn vị để tiện bổ sung đạn dược; coi trọng việc chế tạo vũ khí thô sơ, bao gồm cả cung tên, giáo mác, đại đao, súng kíp…

Hội nghị cũng bàn bạc để tìm ra một thứ vũ khí có thể đánh xe tăng, cơ giới địch Cục trưởng Quân giới Trần Đại Nghĩa khi đó cho biết, Cục đang thí nghiệm đạn bazoka nhưng chưa thành công Bước đầu để bộ đội có vũ khí đánh

Trang 32

xe tăng, xe cơ giới địch, Cục đã sản xuất và hướng dẫn cách dùng chai cháy

"Môlôtôp" Đây là thứ vũ khí thô sơ đánh chiến xa có hiệu quả trong Chiến tranh thế giới thứ II

Trong khi các cơ quan Cục quân giới khẩn trương điều hành sản xuất

vũ khí thì hầu khắp các đơn vị, địa phương trên cả nước tổ chức hàng trăm binh công xưởng Tại Nam Bộ, các tỉnh, huyện, quận, ban ngành đều thành lập xưởng nhỏ làm nhiệm vụ sửa chữa, chế tạo vũ khí kịp thời đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của chiến trường Bộ Tư lệnh Khu 9 trực tiếp chỉ đạo 6 binh công xưởng ở vùng U Minh sửa chữa và sản xuất vũ khí

Tại Bạc Liêu, không có vũ khí đánh tàu, lực lượng vũ trang đã nghiên cứu cải tiến thuỷ lôi của Nhật, sử dụng đánh chìm tại chỗ tàu cùng một đại đội địch Binh công xưởng chi đội 7, 10 sản xuất địa lôi, mìn, lựu đạn mỏ vịt, tiểu liên Sten, Thomson, lựu phóng, cải tiến được cả súng cối 81 mm sử dụng đánh địch ở Biên Hòa vào đêm 31/12/1946

Tại Trung Bộ, để bảo đảm bí mật, an toàn hầu hết xưởng vũ khí đều đặt dưới chân dãy Trường Sơn Các địa phương tích cực thu gom máy móc, nguyên vật liệu để các xưởng có điều kiện kịp thời sửa chữa và chế tạo vũ khí Binh công xưởng QB450 lúc cao nhất tới 500 cán bộ, công nhân, sản xuất lựu đạn dập, mìn muỗi và nghiên cứu chế tạo súng cối 81mm

Tại Bắc Bộ, Cục quân giới lập xưởng hoá chất Bình Đà (Hà Đông), nghiên cứu sản xuất thuốc đen, fulminat thuỷ ngân, nhồi lắp lựu đạn Tận dụng một số máy móc, thiết bị lấy ở mỏ than Làng Cẩm và chuyển từ Đông Anh lên, Cục lập xưởng sản xuất vũ khí Giang Tiên (Thái Nguyên)

Tại Hà Nội, Công ty vũ khí Phan Đình Phùng sản xuất hoàn chỉnh lựu đạn kiểu Nhật, tự chế súng trường có rãnh nòng Cuối năm 1945, một xưởng sản xuất vũ khí ở Hải Phòng sản xuất thành công 3 khẩu cối 60 mm đầu tiên ở Bắc Bộ Tại Nam Định, 3 binh công xưởng sản xuất bộ phận thay thế của

Trang 33

súng, sản xuất lựu đạn, lựu phóng, súng phóng lựu, cối 51 mm và súng tiểu liên Sten Tại Thanh Hoá, một bộ phận của xưởng Cao Thắng sản xuất mìn và lựu đạn, sau đó hợp nhất với tổ sửa chữa vũ khí đóng ở huyện Yên Định để sản xuất đạn DAM

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, các xưởng quân giới được mở rộng và xây dựng thêm Từ chỗ Cục quân giới chỉ có 20 cơ sở sản xuất với 2.500 công nhân, khi bước vào kháng chiến đã có 57 cơ sở sản xuất lớn nhỏ

và sau một năm đã phát triển lên 89 xưởng, 13 công trường và một số tổ kíp sửa chữa lưu động, quân số lên tới 16.000 người; nguyên vật liệu dùng sản xuất vũ khí do nhân dân đóng góp

Để xây dựng cơ sở quốc phòng sản xuất vũ khí chuẩn bị kháng chiến lâu dài, cuối năm 1946, Trung ương Đảng quyết định tiến hành cuộc tổng di chuyển vật chất kỹ thuật lên các căn cứ kháng chiến Các cơ sở quân giới ở

Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định… vừa di chuyển vừa tổ chức sản xuất vũ khí cung cấp cho quân dân ngăn chặn địch ở các đô thị Ở Nam Bộ, từ đầu năm 1947, các xưởng quân giới sau khi đã di chuyển từ nội đô ra vùng ven, lại di chuyển máy móc, vật liệu sâu vào các khu căn cứ Chiến khu Đồng Tháp Mười, U Minh, Bà Rịa…

Đến cuối tháng 4/1947, cuộc tổng di chuyển cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản được hoàn thành Việc di chuyển an toàn hàng chục nghìn tấn vật chất kỹ thuật, trên những đoạn đường dài từ vài chục đến hàng trăm kilômet bằng sức người là chính, trong điều kiện đầy khó khăn, gian khổ và hy sinh, là một chiến công của dân tộc Việt Nam trong năm đầu kháng chiến chống Pháp

Trong khi các địa phương đang khẩn trương tiến hành cuộc tổng di chuyển thì Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho những người phụ trách quân giới về các khu vực đặt xưởng chỉ đạo xây dựng xưởng sản xuất vũ khí Phương châm xây dựng xưởng vũ khí buổi đầu kháng chiến chống Pháp mà Bộ Quốc

Trang 34

phòng, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo là tiểu quy mô, cơ động, linh hoạt, dễ

di chuyển khi cần thiết

Các xưởng chế tạo vũ khí của Việt Nam trong giai đoạn này không giống bất cứ xưởng sản xuất vũ khí nào của các nước có nền công nghiệp phát triển Trung bình mỗi xưởng chỉ có trên dưới 100 công nhân với khoảng 10 đến 15 máy công cụ (tiện, phay, bào, khoan, dập…) Máy phát động lực của các xưởng thường là những máy hơi nước nhỏ Việc rèn các chi tiết lớn thường dùng búa tay Lò đúc gang gọi là lò chõ, lượng đúc mỗi mẻ từ 30 đến

50 kg Quạt gió bằng động cơ với máy quạt tự tạo, không có thì dùng guồng quay tay, đạp chân

Việc đặt máy công cụ thường không đổ móng cố định mà chỉ bắt bulông trên khung gỗ để có thể nhanh chóng tháo lắp, di chuyển khi cần thiết Nhà xưởng thường bằng gỗ, tre, nứa, lá Ở đồng bằng Nam Bộ, nhiều xưởng đặt trên ghe thuyền

Nhờ xây dựng xưởng theo phương châm trên nên khi đối phương đánh,

ta di chuyển đến vị trí mới, mọi hoạt động sản xuất của xưởng lại nhanh chóng được triển khai Chính đối phương cũng thừa nhận “Những xưởng binh khí của Việt Minh, không biết nên so sánh như thế nào với xưởng của một cường quốc Tuy nhiên, có thể nói, đối phương của chúng ta, ngay từ đầu bằng bàn tay của chính họ đã chế tạo một phần đáng kể có khi đạt phần quan trọng những phương tiện hỏa lực…”

Tháng 5/1947, Bộ Tổng tham mưu triệu tập họp bàn về xây dựng bộ đội chủ lực trong đó chỉ đạo bảo đảm vũ khí cho dân quân du kích Bộ Tổng tham mưu thống nhất với Cục Quân giới phát huy vai trò các binh công xưởng, các lò rèn ở thôn, xã để sản xuất vũ khí thô sơ (đại đao, lựu đạn, súng kíp, địa lôi, cung nỏ…) cho dân quân; phổ biến kinh nghiệm sử dụng và sản xuất vũ khí thô sơ của các lò rèn thôn xã Bộ Tổng tham mưu cũng chỉ đạo

Trang 35

lực lượng quân nhu, quân giới, quân y phải tiến tới chỗ Việt hóa, gắng tìm vật

liệu trong nước mà chế tạo nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong mọi tình huống

Đến cuối năm 1947, hệ thống xưởng quân giới, xưởng vũ khí dân quân, xưởng vũ khí Tổng liên đoàn… đã lên đến 200 xưởng và 20.000 cán bộ, công nhân đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam từng bước ổn định, lần lượt đi vào sản xuất, kịp thời đáp ứng cho yêu cầu toàn dân đánh giặc, đẩy mạnh chiến tranh du kích, sớm tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân trên phạm vi cả nước

Súng hỏng được sửa chữa kịp thời, đạn nhồi xong được cung cấp ngay cho đơn vị Cùng với súng kíp, mìn, lựu đạn được sản xuất hàng loạt, mìn lõm, bazoka, súng cối 60mm, 80mm, 120mm và bệ phóng bom 175mm bắt đầu được sản xuất ở các binh công xưởng Chỉ tính từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, quân giới đã sản xuất trên 2 triệu vũ khí các loại cung cấp cho chiến trường cả nước

Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (họp từ ngày

15 đến 17/1/1948) đã ra Nghị quyết tiến tới "không một quả lựu đạn nào không nổ, không một khẩu súng nào thiếu đạn… tiến lên chế tạo những vũ khí tối tân chuẩn bị cho bộ đội đánh những trận tiêu diệt lớn"

Để đánh lô cốt chống lại chiến thuật co cụm của quân Pháp, hàng loạt

vũ khí có sức công phá lớn như bộc phá phá tường FT, súng không giật SKZ, súng phóng bom, súng SS… được sản xuất, đủ sức tiêu diệt những phương tiện chiến tranh hiện đại như xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến, lô cốt của Pháp

[Viện Lịch sử quân sự Việt Nam]

Kháng chiến càng kéo dài, càng trở nên quyết liệt, nhu cầu cung cấp cho mặt trận quân sự ngày càng lớn Đặc biệt từ năm 1950, các chiến dịch đánh vận động ngày một nhiều; do đó, nhu cầu cung cấp cho kháng chiến tăng

Trang 36

lên gấp bội Trong nông nghiệp, nhà nước đẩy mạnh các hoạt động thi đua sản xuất, hậu phương trở thành một mặt trận Tháng 4/1951 chính phủ phát động phong trào thi đua sản xuất lập công Sau một thời gian tiến hành, phong trào

đã lan rộng và thu được nhiều thành quả Sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, tính riêng Liên khu Việt Bắc đã tăng thêm được 25.913 mẫu lúa và 12.698 mẫu hoa mầu Đặc biệt, khuyến khích sản xuất, nhà nước cho tiến hành các biện pháp như: cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ,… kết hợp song hành, Đảng đề ra các khẩu hiệu sản xuất vì tiền tuyến và phát triển kinh tế hậu phương như: tự làm lấy ăn để đánh giặc, tất cả cho tiền tuyến, tất

cả để chiến thắng,… Đó trở thành những biện pháp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hậu phương, đồng thời đảm bảo được nhu câu cung ứng của hậu phương ra tiền tuyến Những chính sách của chính phủ đặt ra nhận được

sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, kết quả trong năm 1951, hậu phương của ta đã sản xuất được 2.727.000 tấn lương thực, năm 1952 tăng lên thành 2.852.900 tấn, và tiếp tục tăng lên trong những năm 1953 và 1954 là 2.916.000

Song song với phát triển nông nghiệp ở hậu phương, công nghiệp cũng

có một vị trí vô cùng quan trọng Đặc biệt phát triển công nghiệp quốc phòng,

đã thu được nhiều thành tựu về chế tạo các vũ khí mới như: súng SKZ, súng phóng bom, súng bazooka, súng cối,

2.1.1.3 Sự chi viện của hậu phương về văn hóa - giáo dục - y tế

Về văn hóa - giáo dục

Đảng và Chính phủ rất chú trọng xây dựng phong trào văn nghê quân chúng, khai thác vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc và hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế sản xuất và chiến đấu

Những khẩu hiệu: “Chống giặc dốt như chống lại giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền việc thanh toán nạn mù chữ với việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến

Trang 37

Ngày 23-25/7/1948 tại Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam đã chính thức

được thành lập

Cuối năm 1951, Hội đồng chính phủ quyết định thành lập Nha Văn Nghệ Nhà nước đẩy mạnh phát triển văn hóa nghệ thuật trên cả nước Phong trào văn hóa trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu phục vụ đời sống nhân dân, quân đội, Chắc tất cả những ai sống vào thời gian đó không thể quên hình ảnh thân thương quần gũi của các rạp điện ảnh chiếu bóng công cộng

Trong sáu nhiệm vụ mà chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên thì “Diệt giặc

dốt” đứng háng thứ hai Hồ Chí Minh cho rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, sự dốt nát là một loại giặc nội xâm, là mẹ đẻ của mọi thói hư tật xấu, phản lại văn hoá" Vì vậy, Người đề nghị mở ngay một chiến dịch diệt dốt và

đích thân phát động chiến dịch “Chống nạn mù chữ”, coi đó là bước đột phá đầu tiên để nâng cao dân trí "Vấn đề vô cùng quan trọng ấy chúng ta chẳng

chờ đến lúc sự sinh hoạt trở nên bình thường mới giải quyết Ngay trong hoàn cảnh éo le chúng ta cũng quả quyết tiến hành”

Ngày 8-9-1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 17-SL, thành lập Nha

bình dân học vụ, qui định nhiệm vụ của Nha là lo việc học cho nhân dân, Sắc

lệnh số 19-SL, qui định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất là 30 người theo học; Sắc lệnh số 20/SL, ban bố việc học chữ

quốc ngữ là "bắt buộc và không mất tiền" , hạn một năm tất cả mọi người Việt

Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ

Ngày 10-10-1945, Hồ Chí Minh đã ra sắc lênh 14/SL lập một Hội đồng

cố vấn học chính

Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến

quốc", trong đó vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục là: “mở đại học và trung học,

cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách học nhồi sọ”

Ngày 9-7-1946, Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 119/SL thành

lập Bộ Quốc gia Giáo dục

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w