Bảo đảm xây dựng hậu phương về chính trị và lực lượng vũ trang vững mạnh kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 69 - 73)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM VỀ SỰ CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954

3.2 Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4. Bảo đảm xây dựng hậu phương về chính trị và lực lượng vũ trang vững mạnh kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng

Vấn đề đặt nền móng quan trọng nhất là hậu phương vững chắc, ở đây là hậu phương về chính trị, cùng với đó là lực lượng vũ trang vững mạnh kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng.

Về chính trị

Ở hậu phương Đảng ta xây dựng bộ máy chính trị nòng cốt và cơ bản theo đường lối cách mạng chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập UỶ ban hành chính các cấp.

Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.

Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân được thành lập.

63

Bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về lực lượng vũ trang

Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân. Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Đảng ta thường xuyên quan tâm tới việc lãnh đạo, tổ chức lực lượng vũ trang để sao cho đây là một lực lưỡng mạnh mẽ và xuyên suốt từ mọi thôn bản cho đến thị xã, thành phố nhằm đẩmbảo khi khởi nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc tất cả mọi địa phương, mọi tầng lớp… đều có thể tham gia giúp sức cho kháng chiến. Lực lượng vũ trang ba thứ quân bao gồm: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân du kích (tháng 4/1949). Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn diện cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân), cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện.

Với mô hình tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng đã động viên và phát huy được sức mạnh toàn dân đánh giặc, buộc các đội quân viễn chinh xâm lược phải đương đầu đối phó với cả một dân tộc và sa lầy trong một thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp.

Về kinh tế quốc phòng, để chuẩn bị một cuộc kháng chiến trường kì lâu dài, Đảng ta đã có kế hoạch cụ thể cho kinh tế quốc phòng - một điều kiện quan trọng bậc nhất của khâu chuẩn bị cho kháng chiến. Nhưng có nhiều khó khăn mà Đảng và Nhà nước ta cần đối mặt khi chuẩn bị kinh tế quốc phòng cho kháng chiến, đó là Nhà nước còn quá non trẻ, chưa nhận được sự tin

64

tưởng và ủng hộ hoàn toàn của nhân dân cũng như chưa nhận được sự công nhận của quốc tế gây khó khăn khi cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài.

Nhưng lâu dần, Nhà nước Việt Nam và Đảng ta nhận được sự ủng hộ của nhân dân cả nước và đồng bào thế giới, ta trở nên vững mạnh hơn về mọi mặt nhất là kinh tế quốc phòng. Kinh tế quốc phòng vững mạnh có ý nghĩa quan trọng quyết định thắng lợi của kháng chiến.

65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện tốt cho tiền tuyến là cả một quá trình xây dựng từ nhỏ đến lớn. Hậu phương của ta là hậu phương của chiến tranh nhân dân, có chế độ chính trị, văn hóa – giáo dục – y tế, kinh tế - tài chính, tiến bộ hơn hậu phương của địch, hậu phương đủ lớn mạnh để đảm bảo cho tiền tuyến chiến thắng.

Vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mãi được ghi nhận trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cuộc chiến tranh cũng để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta sau này.

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)