Chương 2. CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954
2.1. Chi viện hậu của phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp
2.2.2. Sự chi viện của hậu phương quốc tế
Từ 1950 đến 1954, Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều đợt viện trợ, đặc biệt trong đó đợt bổ sung lớn nhất vào tháng 3/1954 nhằm phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ có 228 xe vận tải và hàng trăm lái xe, thợ sửa chữa được đào tạo ở Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc về nước.
Tháng 6/1951, trên cơ sở viện trợ do Trung Quốc chuyển giao, tiểu đoàn phòng không đầu tiên mang phiên hiệu 387 trực thuộc Đại đoàn 308
49
được thành lập. Tính đến đầu năm 1953, lực lượng phòng không của Việt Nam đã phát triển lên tới 8 tiểu đoàn (bao gồm 1 tiểu đoàn trực thuộc Bộ tổng tư lệnh, 1 tiểu đoàn của Liên khu 5 và 6 tiểu đoàn của 6 đại đoàn bộ binh) cùng một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các liên khu, tỉnh...
Trang bị của các đơn vị này có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm kiểu DShK do Liên Xô chế tạo. Tháng 5/1951, Đại đội 612 trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, đơn vị phòng không đầu tiên sử dụng pháo cao xạ của được thành lập. Đại đội được trang bị 4 khẩu pháo cao xạ 37mm kiểu 1939 do Liên Xô chế tạo, làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Lùng (Cao Bằng), một vị trí quan trọng trên tuyến giao thông Việt Nam-Trung Quốc.
Tháng 7/1951, trung đoàn hành quân sang Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc huấn luyện và tiếp nhận 20 khẩu lựu pháo 105mm M2A1 do Trung Quốc cung cấp. Sau khi về Việt Nam vào tháng 11/1953, Trung đoàn 45 được bổ sung thêm 4 khẩu pháo 105mm chiến lợi phẩm của chiến dịch Biên giới và chiến dịch Tây Bắc, nâng tổng số lên 24 khẩu biên chế thành 6 đại đội hỏa lực.
Ngày 1/4/1953, theo quyết định do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký, Trung đoàn 367 - trung đoàn phòng không đầu tiên của QĐNDVN được thành lập. Ngày 17/4/1953, trung đoàn bắt đầu hành quân sang Trung Quốc.
Các tiểu đoàn hỏa lực được huấn luyện tại Tân Dương tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Khi về nước vào tháng 11/1953, trung đoàn được biên chế 6 tiểu đoàn hỏa lực, trang bị tổng cộng 72 khẩu pháo cao xạ 37mm kiểu 1939 và 72 khẩu súng máy phòng không 12,7mm của Liên Xô.
Bước vào chiến dịch, Việt Nam đề nghị Trung Quốc giúp đỡ và Trung Quốc lập tức đáp ứng trên tinh thần “toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”. Trước yêu cầu cấp bách của Việt Nam Trung Quốc đã viện trợ 1.700 tấn gạo, bằng 6,8% tổng số gạo huy động cho chiến dịch. Chi viện 3600 viên đạn pháo 105mm chiếm 18%
50
tổng số đạn đã dùng. Mặc dù đạn pháo 105mm của Trung Quốc đã trở nên khan hiếm sau chiến tranh Triều Tiên nhưng Trung Quốc vẫn chuyển thêm cho Việt Nam 7400 viên đạn 105mm
Đến tháng 4/1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn tổng công kích, Trung Quốc viện trợ gấp cho Việt Nam 1 tiểu đoàn hỏa tiễn H6 gồm 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt 6 nòng cỡ 102mm. Tiểu đoàn H6 mang phiên hiệu d244/e675/f351 đã kịp thời tham gia chiến đấu trong đợt tấn công cuối cùng với tổng cộng 836 viên đạn được bắn (chiếm 20,9% cơ số đạn dự trữ).
Tính đến 1954, lực lượng vận tải cơ giới của Việt Nam đã phát triển lên 16 đại đội với 628 xe vận tải các loại gồm cả GAZ-63 của Liên Xô và GMC của Mỹ (chiếm khoảng 20%), trong đó số xe viện trợ lên tới khoảng 490 chiếc, chiếm gần 80% biên chế.
Bên cạnh đó đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tích cực tham gia cùng các tướng lĩnh Việt Nam trong các khâu khảo sát lên kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi đã xem xét các điều kiện thuận lợi và khó khăn về cách đánh lẫn về hậu cần thì ngày 9-12-1953 các cố vấn Trung Quốc đề nghị phương án “đánh nhanh thắng nhanh”. Nhưng sau khi nghiên cứu kế hoạch “đánh chắc thắng chắc” của đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng thời phân tích và xem xét tình hình thực tế ngày 26-1-1954 đoàn cố vấn Trung Quốc đã ủng hộ phương án của Đại tướng
2.2.2.2. Sự chi viện của Liên Xô
Viện trợ không hoàn lại và thường giúp thêm ngoài mức Việt Nam đề nghị mà sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam. Từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, trong số 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp, Việt Nam đã nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, thì toàn bộ pháo cao xạ 37
51
ly-76 khẩu, toàn bộ 14 dàn hỏa tiễn H6, toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ô-tô vận tải 685 chiếc trên tổng số 745 chiếc là của Liên Xô. Ðặc biệt, trong đợt ba của chiến dịch Ðiện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định bổ sung 12 dàn hỏa tiễn H6 (trong tổng số 14 dàn) do Liên Xô viện trợ tham gia chiến đấu, trực tiếp tác chiến tại khu vực bắc Him Lam. Hỏa tiễn H6 đã phát huy uy lực, khiến đối phương vô cùng sợ hãi, hoảng loạn, góp phần nhanh chóng làm cho quân đội Pháp suy sụp tinh thần, tê liệt ý chí chiến đấu.
Sau khi công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, từ năm 1950, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một số mặt hàng có ý nghĩa chiến lược về quân sự, kinh tế. Viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại và thường giúp thêm ngoài mức Việt Nam đề nghị. Số lượng hàng đầu tiên gồm “pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môtôrôla và thuốc quân y”
quá cảnh qua Trung Quốc đã đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Liên Xô triển khai một số hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Tháng 2-1951, tại phiên họp của Uỷ ban kỹ nghệ và thương mại, Hội đồng kinh tế châu Á-Viễn Đông, một lần nữa Liên Xô đấu tranh để Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tham gia Uỷ ban, đề nghị trục xuất đại diện của Chính phủ Bảo Đại ra khỏi tổ chức kinh tế quốc tế này. Tháng 2- 1952, Liên Xô phủ định đề nghị của Chính phủ Bảo Đại xin gia nhập tổ chức nói trên. Tháng 9-1952, tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an, đại diện Chính phủ Liên Xô kiến nghị xét đơn và kết nạp Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Khi Anh, Pháp, Mỹ phản đối vì Việt Nam không phải là một quốc gia, Liên Xô khẳng định: Ở Việt Nam hiện nay chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp, Chính phủ đó là do Quốc hội - kết quả của tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín ngày 6-1-1946 lập nên, được Chính phủ Pháp công nhận theo Hiệp định sơ bộ mùng 6-3-1946, khác Chính phủ Bảo Đại là do Pháp, Mỹ dựng lên.
52
Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, tăng cường sự hiểu biết giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dịp Đại hội XIX Đảng Cộng sản Liên Xô được tổ chức (1952), Hồ Chí Minh có chuyến thăm bí mật đến Liên Xô trên cương vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong chuyến thăm này, Hồ Chí Minh đề nghị I.V. Stalin cấp cho Việt Nam “10 tấn thuốc ký ninh (thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm” lập tức “I.V.Stalin đích thân ra lệnh cấp tốc gửi sang Việt Nam 5 tạ thuốc. Cũng trong năm 1952, Hồ Chí Minh đề nghị được cử sang Liên Xô 50-100 du học sinh và yêu cầu các loại vũ khí với số lượng cụ thể như sau: Pháo cao xạ 37 ly cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo; Pháo trận địa 76,2 ly cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu; 200 khẩu súng phòng không 12,7 ly và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu” Nhìn chung, các yêu cầu của Việt Nam, Liên Xô đều đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Trong tình hình khó khăn lúc đó, số viện trợ này có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo số liệu thống kê của Việt Nam, từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác; trong đó, toàn bộ pháo cao xạ 37 ly- 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ôtô vận tải 685 chiếc trên tổng số 745 chiếc là của Liên Xô. 12 dàn đại pháo nhiều nòng cachiusa do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đã phát huy tác dụng to lớn trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Nhìn chung, viện trợ về quân sự của Liên Xô tạo khả năng tiến công mạnh, cơ động nhanh cho bộ đội Việt Nam, có vai trò quan trọng trong một số chiến dịch lớn.
53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Mặc dù gặp phải hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ chính trị, kinh tế - tài chính đến văn hóa - giáo dục và y tế nhưng hậu phương đều đạt được những thành tựu to lớn, tạo tiềm lực quan trọng là bàn đạp cả về vật chất lẫn tinh thần đối với tiền tuyến. Nhận thức rõ tầm quan trọng ấy của hậu phương, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã quan tâm xây dựng hậu phương vững mạnh về các mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan chặt chẽ với nhau.
Nhờ tổ chức được nền kinh tế nông nghiệp kháng chiến nên ta đã có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu thiết yếu nhất của kháng chiến. Hậu phương còn cung cấp cho tiền tuyến: nhân lực, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, thường xuyên bổ sung lực lượng cho tiền tuyến và khích lệ tiền tuyến chiến đấu.
Song song với đó là sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng suốt của Đảng đã giúp hậu phương kịp thời chi viện cho mọi mặt trận. Và sự đúng đắn của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng thể hiện rõ trong việc xây dựng hậu phương, một yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Bên cạnh đó không thể kể đến vai trò của hậu phương quốc tế cũng giúp cho cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi
54 Chương 3