Sự chi viện của hậu phương quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 40 - 46)

Chương 2. CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954

2.1. Chi viện hậu của phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp

2.1.2. Sự chi viện của hậu phương quốc tế

Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, Hồ Chí Minh gửi hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ vào cuối năm 1949

Ngày 20/1/1950, một tuần sau khi CHND Trung Hoa tuyên bố chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch tới Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi lên đường tới Bắc Kinh.

Ngày 13/4/1950, Trung Quốc chuyển giao chuyến hàng đầu tiên cho Việt Nam tại Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trong đó vũ khí bộ binh bao gồm 1.990 súng trường và 27 trung liên Mỹ, 43 trung liên Anh, 29 trung liên và 24 đại liên Trung Quốc. Cuối tháng 4/1950, Trung đoàn bộ binh 88 và 102 thuộc Đại đoàn 308 theo đường Hà Giang hành quân sang Vân Nam, Trung Quốc để tiếp nhận vũ khí viện trợ và huấn luyện. Trung đoàn bộ binh 209 và Tiểu đoàn pháo binh 410 của Đại đoàn 308 cũng đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. *Trung Quốc viện trợ về pháo binh

Cuối tháng 4/1950, Trung đoàn bộ binh 88 và 102 thuộc Đại đoàn 308 theo đường Hà Giang hành quân sang Diên Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) để tiếp nhận vũ khí viện trợ và huấn luyện. Trung đoàn bộ binh 209 và Tiểu đoàn pháo binh 410 của Đại đoàn 308 cũng đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây, Trung Quốc). Tiếp đó, trong hai năm 1950-1951, lần lượt các Đại đoàn 304, 312, 316, 320 lần lượt được thành lập và trang bị bằn

Cũng từ năm 1950, Việt Nam tiếp nhận từ Trung Quốc 8 khẩu súng cối 82mm do Liên Xô chế tạo. Tính đến chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn hỏa

34

lực súng cối từ cấp trung đoàn trở lên đã được trang bị thống nhất bằng súng cối 82mm viện trợ với tổng cộng 176 khẩu sản xuất bởi cả Liên Xô (kiểu 37) và Trung Quốc (kiểu 53) tham gia chiến đấu

Ở cấp tiểu đoàn được trang bị súng cối 60mm kiểu 31, hỏa lực bắn thẳng cấp trung đoàn và đại đoàn được biên chế thêm các phân đội súng không giật ĐKZ 57mm M18 của Mỹ

Kể từ tháng 4/1950, Trung Quốc tiến hành vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam hàng chục khẩu pháo gồm bộ binh pháo 70mm kiểu 92 và sơn pháo 75mm kiểu 41 đều do Nhật sản xuất. Số vũ khí này giúp trang bị cho Trung đoàn 675 - trung đoàn pháo binh đầu tiên của QĐNDVN thành lập ngày 20- 11-1950 cũng như một số phân đội pháo nằm trong các đơn vị bộ binh Đồng thời với việc thành lập trung đoàn pháo mang vác, Bộ Tổng tư lệnh cũng quyết định chuyển đổi và xây dựng Trung đoàn bộ binh 34 thành trung đoàn pháo cơ giới đầu tiên.

Tháng 6/1950, Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam 30 xe vận tải GMC đầu tiên do Mỹ sản xuất, sau đó kết hợp với số xe chiến lợi phẩm trong chiến dịch Biên Giới biên chế cho 2 đại đội xe vận tải đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2.1.2.2. Sự chi viện của Liên Xô

Quan hệ của Việt Nam - Liên Xô được xây dựng và phát triển trên nền tảng chính trị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ những năm 1950 sau khi có được quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, vì vậy nhằm hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì Liên Xô đã triển khai hoạt động nhiều mặt

Từ năm 1946 trở đi, Moscow thiết lập những kênh liên lạc riêng để tiếp nhận tin tức về Việt Nam. Tháng 10-1946, một Phái bộ Xô-viết đã đến Sài Gòn, đứng đầu là Đại tá Dubrovin

35

Về chính thống, nhiệm vụ của Phái bộ là tổ chức hồi hương các tù binh và những người xuất thân từ Liên Xô đang hiện diện ở Đông Dương tại thời điểm đó, nhưng một thành viên của phái đoàn đã bí mật đến dự cuộc họp của những người cộng sản Việt Nam tại Chợ Lớn. Phát biểu tại cuộc họp, phái viên này nói rằng mục đích thực sự của phái đoàn là nắm bắt tình hình và tâm trạng của các tầng lớp cư dân xứ Đông Dương, chuẩn bị cho việc trong tương lai gần sẽ mở tại Việt Nam một cơ quan đại diện ngoại giao của Liên Xô.

Song trên thực tế, phái đoàn Xô-viết đã không bắt liên lạc với Chính phủ Hồ Chí Minh

Từ năm 1947 đến năm 1948, bắt đầu những tiếp xúc bí mật của Liên Xô với đại diện chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Thailand và Paris. Một trong những cuộc gặp quan trọng của phía Việt Nam với Liên Xô là giữa Phạm Ngọc Thạch và Đại sứ Liên Xô Kolazenkov tại Thụy Sĩ (9- 1947). Theo Christopher E. Goscha, trong lúc trao đổi, Phạm Ngọc Thạch đã khôn khéo giải thích với Kolazenkov hai vấn đề vốn gây những nghi ngại, hiểu lầm cho lãnh đạo Liên Xô về tình hình Việt Nam: Việc giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1945) và sự tiếp xúc của lãnh đạo Việt Nam với người Mỹ qua tổ chức OSS. Nhìn chung, trong các cuộc gặp gỡ, hai bên chủ yếu thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau. Moscow tìm cách xác minh xem ai là người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương và ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa gắn bó với hệ tư tưởng cộng sản sâu sắc đến đâu, còn Việt Nam cố gắng tranh thủ viện trợ quân sự và tài chính từ Liên Xô. Đại diện Liên Xô thường xuyên nhắn nhủ để Việt Nam hiểu rằng, chỉ sau chuyến thăm tới Moscow của một trong những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa, hoặc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, mới có thể tổ chức những cuộc đàm phán thực chất. Dù chưa lập quan hệ ngoại giao chính thức, Liên Xô vẫn trợ giúp tài chính cho phái đoàn Việt Nam ở

36

Bangkok và lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Liên Xô tuyên truyền cho hoạt động ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh và cho Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Liên Xô in ấn nhiều ấn phẩm về Đông Dương và Việt Nam, giúp nhân dân Xô-viết hiểu thêm về lịch sử, đất nước, con người và cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam. Khi nước Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương, xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Chính phủ Liên Xô lên tiếng phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam, kêu gọi đi đến giải pháp cho cuộc xung đột, nêu rõ cần có một hành động cấp tốc giải quyết vấn đề thuộc địa, tổ chức chế độ kiểm soát quốc tế...

Những hoạt động không chính thức kể trên có tác dụng nhất định trong tiến trình các sự kiện ở Đông Dương.

Tháng 12-1947, Phạm Ngọc Thạch gửi đến Đảng Cộng sản Liên Xô Báo cáo “Về tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương”, trong đó có đoạn viết:

“Chúng tôi đề nghị các đồng chí Xô-viết quan tâm hơn đến Việt Nam. Từ trước đến nay, Việt Nam hoàn toàn đơn độc trong cuộc kháng chiến. Báo cáo của đồng chí Jdanov có đề cập đến Việt Nam cho phép chúng tôi hy vọng các đồng chí Liên Xô đã hiểu được tầm quan trọng của cuộc kháng chiến chống đế quốc trên đất nước chúng tôi, đồng thời cũng là cửa ngõ của Đông Nam Á.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến ở Việt Nam và Indonesia sẽ thể hiện sức mạnh của thành trì chống đế quốc ở châu Á. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á có Đảng cộng sản nắm thực quyền” Đáp lại, Liên Xô không có phản hồi tích cực, nhất là trong so sánh đối với Chính phủ Cộng hoà Indonesia non trẻ. Mặc dù cũng giống như đối với Việt Nam, Liên Xô khá thận trọng trước những bức điện của Chủ tịch Soekarno (Indonesia), song những năm 1945- 1948, chính sách ngoại giao của Liên Xô ngày càng thiên về ủng hộ cuộc kháng chiến của Indonesia chống lại Hà Lan hơn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam. Đầu năm 1948, Liên Xô công nhận thực tế (de

37

facto) và thiết lập ngoại giao cấp lãnh sự với Cộng hoà Indonesia (trong khi Việt Nam còn đang chật vật tranh thủ sự thừa nhận của Liên Xô). Đến năm 1948, sự liên hệ của Việt Nam với Liên Xô, ảnh hưởng của Liên Xô đối với Việt Nam khá mờ nhạt. Báo cáo của Văn phòng Nghiên cứu tình báo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp thêm một căn cứ cho nhận định trên: “Người Mỹ vẫn không chắc chắn rằng Hồ Chí Minh và Việt Minh đã liên minh với Điện Kremlin (....) Bộ Ngoại giao không có bằng chứng nào về sự liên hệ trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscow (...) cũng không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay vai trò chỉ đạo mà Moscow đang áp đặt lên Hồ Chí Minh”.Sau một cuộc khảo sát về ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á, Văn phòng Nghiên cứu tình báo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận rằng, “âm mưu đạo diễn của Kremlin đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam

Cuối năm 1948 đánh dấu một bước tiến mới trong sự ủng hộ của Chính phủ Xô-viết đối với Việt Nam: Liên Xô đề nghị Hội đồng kinh tế Châu Á- Viễn Đông đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết nạp Việt Nam làm hội viên (nhưng đề nghị của Liên Xô bị một số nước bác bỏ). Từ năm 1948 cho đến khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức (1950), nhờ có sự hỗ trợ của Liên Xô, các phái đoàn của Việt Nam mở rộng khả năng ra nước ngoài tham dự các hội nghị quốc tế và nhận được sự ủng hộ của một số nước dân chủ nhân dân khác. Buộc phải chiến đấu trong vòng vây, sự ủng hộ về mặt tinh thần của các lực lượng dân chủ thế giới đứng đầu là Liên Xô trở thành nguồn động viên to lớn đối với nhân dân Việt Nam. Song cũng cần nhận thấy rằng, đến trước năm 1950, sự ủng hộ hoặc các mối liên hệ của Liên Xô với Việt Nam là không đáng kể, “Liên Xô đã e ngại rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính trị của Đảng Cộng sản Pháp (FCP) tại Pháp”. William Duiker cho rằng, nguyên nhân còn ở chỗ “Stalin đã không tin rằng Việt Minh có thể giành chiến thắng

38

cuộc chiến chống lại nước Pháp và nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là một người cộng sản chân chính”.

Năm 1950, cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có những thay đổi căn bản theo chiều hướng tích cực, góp phần tạo nên những điều kiện khách quan, chủ quan cần thiết cho việc đề nghị các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau khi thiết lập quan hệ với Trung Quốc(18-1-1950), ngày 23-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ.

Về phía Liên Xô, sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ càng quyết liệt, yêu cầu mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong đó có châu Á, Đông Nam Á càng cấp bách. Tại thời điểm đó, Việt Nam là nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực, sự chuyển biến về chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp... là những nhân tố mới, vừa tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của Liên Xô, vừa tạo điều kiện cho chính sách đối ngoại của Liên Xô triển khai thuận lợi ở khu vực này. Vì vậy, vấn đề công nhận, thiết lập quan hệ với Việt Nam được đưa ra và phê duyệt ngày 10- 12-1949 trong cuộc họp Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Ngày 30-1-1950, Liên Xô đáp lại công hàm của Chính phủ Việt Nam, nói rõ:

"Chính phủ Liên Xô nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ đại diện hợp pháp cho đại đa số nhân dân Việt Nam, quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Xô viết với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (tuy nhiên Liên Xô đề nghị trao đổi Công sứ. Nhà nghiên cứu A.Voronin lý giải sự kiện Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam muộn hơn so với Trung Quốc như sau: Trong các cuộc hội đàm từ tháng 12-1949 đến tháng 1-1950, giữa Liên Xô và Trung Quốc có sự

39

thỏa thuận về việc để Trung Quốc tuyên bố công nhận Việt Nam trước, nhẳm giảm thiểu đụng độ của Liên Xô với nước Pháp.

Trước việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Anh, Pháp phản ứng rất quyết liệt. Ngày 31-1-1950, Bộ Ngoại giao Pháp gửi kháng nghị phê phán Liên Xô; tuy nhiên, Liên Xô đã bác bỏ và không tiếp nhận kháng nghị của Pháp.

2.2. Chi viện và củng cố hậu phương trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951 - 1954

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)