Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
1.2. Cơ sở thực tiễn của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1.2.2. Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951-1954 16 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.
Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Hoạt động quân sự của ta gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, Kế hoạch de Tassginy phá sản, Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương De Latre de Tassginy bị triệu hồi.
17
Tháng 5/1953, tướng Henry Navare được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp. Navare đề ra kế hoạch mới gọi là Kế hoạch Navare định giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị mở lối thoát danh dự cho Pháp.
Nắm chắc âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 gồm nhiều chiến dịch trên một số hướng chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh du kích, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào vùng tự do, nhằm đánh bại cố gắng cao nhất của Pháp - Mỹ. Ta đã mở Chiến dịch Tây Bắc - Thượng Lào, phối hợp với Bạn giải phóng Trung, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Các chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ đẩy mạnh tiến công địch, tiêu hao, phân tán, kiềm chế lực lượng địch để phối hợp với các chiến dịch lớn.
Để giữ Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào, Navare cho quân nhảy dù tăng cường cho Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh, thành nơi tập trung binh lực thứ hai sau đồng bằng Bắc Bộ. Quân Pháp chấp nhận đương đầu với chủ lực ta ở Điện Biên Phủ, coi đây là nơi “nghiền nát chủ lực Việt Minh”. Như vậy, Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch thì nay lại trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Navare.
Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng của ta gồm 3 đại đoàn (308, 312, 316) và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh - pháo binh (351). Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch. Kế hoạch lúc đầu ta chủ trương tiến công ào ạt, đánh nhanh, thắng nhanh nhưng sau khi nắm cụ thể tình hình địch, ta thấy không bảo đảm chắc thắng nên chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
18
Chiều ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Sau 3 đợt tiến công, 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quyết liệt, mưu trí, sáng tạo, cuối ngày 7/5, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch gồm 16.200 tên, trong đó có tướng Đờ Cáttơri. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Khi có chiến tranh xảy ra hay ngay trong hòa bình ta đều phải nhận thức được tầm quan trọng cũng như quan điểm về hậu phương. Hậu phương là nơi cung cấp nhân tài cũng như vật lực vì vậy bảo vệ bảo vệ mọi mặt tiềm lực của hậu phương, của đất nước là bảo đảm cho lực lượng vũ trang giành được chiến thắng. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng về vấn đề hậu phương đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh.
Chương 1 còn nêu ra được những cơ sở thực tiễn trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, qua đó nhìn ra được những thuận lợi và khó khăn của ta và Pháp. Đồng thời cũng chỉ ra được chính trị lý luận cũng như chính trị tinh thần đó là những yến tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương. Giúp ta hiểu được vai trò của hậu phương dẫn đến kháng chiến thành công
20 Chương 2