Sự chi viện của hậu phương trong nước

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 46 - 55)

Chương 2. CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1945-1954

2.1. Chi viện hậu của phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp

2.2.1. Sự chi viện của hậu phương trong nước

Ngày Đầu tháng 1/1951, bộ nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết củng cố xã, xây dựng đề án củng cố xã và trinh Hội đồng chính phủ thông qua tháng 12/1951.

Đại hội Đảng lần II (11/2/1951 tại Tuyên Quang): đây là Đại hội

“kháng chiến kiến quốc”. Đảng được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng.

Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã tiến hành tại Việt Bắc, đề ra đường lối tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi và đề ra yêu cầu tăng cường đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò Mặt trận trong tình hình mới.

Từ sau đó, công tác củng cố chính quyền cấp xã tiếp tục được đẩy mạnh.

Nhìn chung, việc chấn chỉnh tổ chức chính quyền các cấp đã tạo nên những chuyển biến mới cả về tổ chức và lề lối làm việc, phát huy được tinh thần làm chủ và khí thế hăng hái tham gia kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân.

3/3/1951, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

Đại hội Đảng vừa kết thúc, từ ngày 3 đến ngày 7-3-1951 đã diễn ra Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt tại xã Vinh Quang, huyện

40

Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đây là đại hội công khai đầu tiên của Mặt trận kể từ khi thành lập (11-1930), có đủ đại biểu của cả nước, của các ngành, các giới, đại biểu của Đảng Lao động Việt Nam, của các chính đảng, các đoàn thể thành viên, lực lượng vũ trang, các vị nhân sĩ, trí thức, dân tộc, chức sắc tôn giáo có tiếng tăm. Điểm nội bật trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương, ngày 6/3/1953, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh 141/SL về việc chuyển đổi Việt Nam Công An vụ thuộc Bộ Nội vụ thành Thứ Bộ công an có nhiệm vụ chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ nhân dân và các đoàn thể kinh tế,…Lực lượng công an trở thành lực lượng tiêm kích ở hậu phương, nhờ đó mà hậu phương của ta được đảm bảo phát triển và đẩy lui những phần tử thù địch, làm trong sạch hậu phương kháng chiến và càng ngày được mở rộng và bền vững.

Tiêu biểu trong xây dựng chính trị ở hậu phương, Đại hội thống nhất hai mặt trận Việt Minh - Liên Việt đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Ngoài ra, sự ra đời của Liên minh Việt-Miên-Lào là một thắng lợi cho tình đoàn kết cùng chống kể thù chung của ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương

Hậu phương đã có nhiều phong trào hướng ra tiến tuyến, như thi đua đóng góp sức người, sức của, đi bộ đội, dân công, hăng hái đấu tranh giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất, viết thư động viên người thân ở hỏa tuyến

1/5/1952, tổ chức Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc, chọn được 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh.

Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của cuộc kháng chiến, cổ vũ quân dân cả nước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới.

Sự quan tâm của nhân dân hậu phương, các tin tức thắng lợi của cuộc đấu tranh dân chủ ở vùng tự do, các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân

41

vùng tạm bị chiếm đã có tác dụng hết sức to lớn, nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội. Hậu phương đã gồng mình chuyển ra tiền tuyến tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, góp phần làm nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn mặt trận.

2.2.1.2 Sự chi viện của hậu phương về kinh tế-tài chính

Tháng 3/1952, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về sử dụng công điền công thổ, dựa trên nguyên tắc chia cấp công điền một cách công bằng, dân chủ và có lợi cho nông dân nghèo.

Với tất cả những biện pháp kể trên, phần lớn ruộng đất đã chuyển về tay người cày. Ước tính từ năm 1945 đến năm 1953, đã có tất cả 302.840ha ruộng đất từ các nguồn khác nhau: của thực dân Pháp, ruộng công và nửa ruộng công, ruộng hiến, ruộng trưng mua, trưng thu của địa chủ được tạm cấp, tạm giao cho nông dân. Như vậy, là đã giải quyết tới 58,3% tổng số ruộng đất thuộc loại này (518.710ha).

Cho tới trước cải cách ruộng đất, tháng 12/1953, trên thực tế, thành phần gọi là địa chủ chỉ còn chiếm hữu non một nửa diện tích đất của họ trước cách mạng. Riêng ở 3.035 xã thuộc miền Bắc, họ còn chiếm hữu khoảng 215.915ha, tức là khoảng 40% tổng số diện tích của họ có trước năm 1945. Ở Liên khu V, chỉ tính riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, đã có tới 207.000 mẫu, tức gần 25% diện tích đất của bốn tỉnh đã được chia lại cho nông dân.

Ở Nam Bộ, có khoảng 6.000 địa chủ đã bỏ ruộng đất ở vùng nông thôn về ở trong các thành phố. Toàn Nam Bộ đã chia khoảng 564.547ha cho 527.153 nhân khẩu, tính trung bình mỗi người được chia 1ha

Tuy nhiên, từ năm 1953, chịu ảnh hưởng của những kinh nghiệm nước ngoài, lại do bệnh ấu trĩ, “tả” khuynh trong vấn đề giai cấp, đã có phong trào phát động quần chúng giảm tô tiến tới cải cách ruộng đất, trong đó có việc

42

đấu tố địa chủ, phú nông, gây những tổn thương đáng kể trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt từ cuối năm 1953, Nhà nước ban hành Luật cải cách ruộng đất, tiến hành việc đấu tố tràn lan ở một số nơi làm thí điểm cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Nhất là từ sau khi hòa bình lập lại, nhiều đợt cải cách ruộng đất đã được tiến hành ở những vùng mới giải phóng, gây nhiều tổn thất về kinh tế, xã hội và đặc biệt là về tình cảm trong môi trường nông thôn.

Kết thúc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động, chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn.

Cải cách ruộng đất đã tạo ra chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, quan hệ sản xuất ở nông thôn được đổi mới, sức sản xuất to lớn của nông thôn được giải phóng, tạo điều kiện bước sang một giai đoạn mới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn và góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và vào việc củng cố miền Bắc sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Từ 1951 - 1953 ngành công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được 1.310 tấn vũ khí và đạn dược. Những thành tựu phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng đã tạo điều kiện để ta có thể khắc phục được các hạn chế về trang thiết bị cho quân đội. Đồng thời, kết tinh trong sáng chế vũ khí quân sự là tinh thần dân tộc, ý chí vượt khó và quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, sản xuất công cụ và tư liệu sản xuất được đẩy mạnh và phát triển, phục vụ nhu cầu sản xuât và đời sống của nhân dân, phá tan âm mưu phong tỏa của địch.

Trong giai đoạn này diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ mà Điện Biên Phủ cách xa các vùng hậu phương chiến lược Thanh - Nghệ - Tĩnh tới tận

43

500km cho nên sự chi viện cho chiến dịch gặp rất nhiều khó khăn. Hậu phương và hậu cần quân đội đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho chiến dịch.

Nhu cầu vật chất cho chiến dịch theo phương án “đánh nhanh thắng nhanh” dự tính là: 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn lương thực khô, 343 tấn đạn dược, thời gian chuẩn bị yêu cầu đến 30/1/1954 phải hoàn thành. Để đưa được khối lượng vật chất đó ra hỏa tuyến, đúng thời gian quy định, ta đã tổ chức 2 tuyến vận tải: tuyến phía Nam, sử dụng dân công chuyển lương thực, đạn dược, phục vụ các đơn vị chiến đấu ở phía nam Điện Biên Phủ và tuyến phía Đông, sử dụng 9 đại đội chở vũ khí, xăng dầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng và các kho hậu cần chiến lược đến mặt trận; 5 đại đội vận chuyển từ các kho dự trữ ở binh trạm Tuyên - Phú (Tuyên Quang - Phú Thọ) và tiếp chuyển từ Yên Bái, Nghĩa Lộ đến mặt trận ta sử dụng lực lượng tập trung vận tải từng đợt, đợt đầu chuyển đến Sơn La, đợt 2 chuyển từ Sơn La lên Tuần Giáo và vào Điện Biên Phủ cây số 62

“Huy động tại chỗ là chính và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến” đây chính là phương châm mà ta đã đề ra khi mà đã lường trước được khó khăn trong bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch. Nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn, các địa phương ở: Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Thanh Hóa đã huy động được 23.126 tấn gạo; 922 tấn thịt; 800 tấn rau; 226 tấn muối; 917 tấn thực phẩm khác,… trên 261.000 lượt dân công với 12 triệu ngày công phục vụ Chiến dịch; trong đó, riêng nhân dân Tây Bắc cung cấp đến gần 50%

nhu cầu gạo, thực phẩm cho Chiến dịch. Những hạt gạo “vét từ đáy bồ” của nhân dân vùng Tây Bắc thực sự có giá trị, góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch

Do lực lượng bộ đội, dân công hỏa tuyến đông lên tới khoảng 100.000 người, nên vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm là hết sức quan trọng, chiếm tới trên 70% khối lượng vật chất cung cấp cho chiến dịch Điện Biên

44

Phủ. Hậu phương, hậu cần đã làm hết sức mình và đã giải quyết tốt việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho bộ đội, dân công. Khi chiến dịch kéo dài, hoạt động vất vả, ăn uống kém, sức khỏe của bộ đội bị giảm sút, hậu phương đã tổ chức thu mua, chế biến thực phẩm đưa lên tiếp tế cho bộ đội, như làm thịt ướp, muối dưa, cung cấp thêm vừng, đậu xanh, lạc, nước mắm cô đặc, cá khô. Bếp nấu cơm được đưa ra sát trận địa để bộ đội được ăn cơm nóng.

Tóm lại, thành tựu chúng ta đạt được trong công cuộc xây dựng kinh tế hậu phương tác động rất lớn đến những thắng lợi trên mặt trận quân sự.

Khẳng định kinh tế hậu phương đóng góp 2/3 tiềm lực, sức mạnh cung cấp cho tiền tuyến. Nói như Lê-nin “Chiến tranh là sự thử thách hết thảy mọi lực lượng kinh tế và lực lượng tổ chức của mỗi dân tộc”. Như vậy, kinh tế hậu phương đóng vai trò rất quan trong đối với các cuộc chiến tranh nói chung và cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng của dân tộc Việt Nam.

Về tài chính, năm 1951 chính phủ cho thành lập Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhằm nắm quyền phát hành giấy bạc, điều hòa lưu thông hàng hóa,…và để đấu tranh tiền tệ với Pháp. Với việc Ngân hàng quốc gia ra đời đã khẳng định nền tài chính của một quốc gia độc lập, đồng thời góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, đẩy mạnh kháng chiến,...

Như vậy, nhờ những chính sách kinh tế ưu tiên phát triển nông nghiệp lương thực, công nghiệp quốc phòng,... đã tác động mạnh mẽ đến các chiến dịch. Có thể nói, hậu phương có vai trò rất đặc biệt chiến tranh, là nhân tố quyết định đến thắng lợi trên mặt trận quân sự.

2.2.1.3 Sự chi viện của hậu phương về văn hóa - giáo dục - y tế Về văn hóa - giáo dục

Tháng 7-1951 tại Thanh Hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục đã tổ chức Hội nghị giáo dục toàn quốc để rút kinh nghiệm các thí điểm cải cách giáo dục và triển khai hệ thống giáo dục mới. Hội nghị đã có mặt đông đủ các đại biẻu ở các vùng tự do, vùng bị địch chiếm, miền núi, đồng bằng.

45

Mùa hè 1951, tại Đào Dã (Phú Thọ), Bộ Quốc gia Giáo dục đã tập hợp 30 giáo viên giỏi của tất cả các cấp học, tổ chức một trung tâm viết sách giáo khoa.

Tháng 9-1951, Hội nghị Trung ương lần thứ 2 đã đề ra nhiệm vụ, phương châm của công tác giáo dục trong giai đoạn mới là:"tiếp tục công tác sửa chữa chương trình, soạn sách giáo khoa, phát triển giáo dục các tầng lớp công nông"

Cuối năm 1951, Bộ Quốc gia Giáo dục đã có nghị định chỉ đạo áp dụng Kế hoạch giảng dạy theo chương trình mới, tập trung vào các môn quốc văn, toàn, lý, sinh ngữ

Năm 1952, sự nghiệp giáo dục được đẩy mạnh, tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm là: Xúc tiến tiếp tục cuộc cải cách giáo dục, nhằm kiện toàn giáo dục phổ thông; bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân; Xúc tiến công cuộc xây dựng ngành giáo dục chuyên nghiệp; Tiến hành giáo dục chính trị cho cán bộ quản lý. Ngoài ra, ngành Giáo dục còn có nhiệm vụ hoàn thành công tác thanh toán nạn mù chữ, kiện toàn các cơ sở Dự bị đại học và Y học, chỉnh đốn tổ chức và cải tạo tư tưởng cho cán bộ và học sinh để đẩy mạnh công tác giáo dục, đồng thời kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với công tác trung tâm sản xuất tiết kiệm

Năm 1953, để phục vụ công tác trung tâm số một là Phát động quần chúng, bồi dưỡng lực lượng cho kháng chiến, tiến hành cách mạng phản đế và phản phong, Bộ Giáo dục đã chỉ đạo toàn ngành thực hiịen chương trình công tác gồm 6 điểm: Cải tạo tư tưởng cho cán bộ; Bổ túc văn hóa cho nhân dân;

Huy động lực lượng các trường phổ thông phục vụ phát động quần chúng;

Phát triển giáo dục chuyên nghiệp; Đào tạo cán bộ miền núi; Tăng cường co sở giáo dục ở miền mới giải phóng và trong địch hậu", chủ yếu là ba việc đầu

Những năm 1953-1954, trong các trường lớp do chính quyền địch quản lý, việc học tập bị xáo động nhiều, ngoài những lý do trên, còn vì thắng lợi

46

của ta tác động tới, khiến cho giáo viên, học sinh, sinh viên mất lòng tin vào chế độ thực dân, tay sai, dẫn tới việc chán học, bỏ học. Những nơi chịu ảnh hưởng hay sự chỉ đạo của cách mạng, tình hình cũng có những thay đổi, số học sinh, sinh viên, giáo viên bỏ học, bỏ dạy để tránh bắt lính, chống văn hóa nô dịch, đi theo kháng chiến ngày càng nhiều.

Về y tế

Một vấn đề hết sức quan trọng và thường được ưu tiên hàng đầu đó là công tác quân y. Để thuận lợi hơn cho việc cứu chữa thì tại mỗi đơn vị đều bố trí những trạm cứu thương nhỏ vì hầu hết các thương binh đều không đủ sức chịu đựng cho đến khi được đưa về hậu phương cứu chữa, họ cần được điều trị tại chỗ. Trong tình huống khó khăn đó các chiến sĩ quân y cùng với lái xe đã có câu khẩu hiệu “Mỗi ô tô là một bệnh xá lưu động” họ đã tận dụng mọi hình thức như lót lá, lót rơm, làm cáng để vận chuyển thương binh về phía sau một cách an toàn.

Các Đội quân y Trung đoàn, tiểu đoàn đã bám sát trận địa, xây dựng hệ thống trạm quân y trong lòng đất để cứu chữa thương bệnh binh. Trung ương cũng đã cử các thầy thuốc nổi tiếng như Bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đình Tụng, Bác sĩ Thứ trưởng Bộ y tế Tôn Thất Tùng tham gia chiến dịch và trực tiếp phẫu thuật cho thương binh ngay tại mặt trận. Bên cạnh đó thì các học trò của Bác sĩ Triệu, Huấn, hiệu trưởng và hiệu phó trường quân y cũng tiến ra mặt trận. Có những trường hợp hiểm nghèo, như vết thương sọ não, vượt quá khả năng của quân y ta đã bố trí những trạm trung chuyển ở nhiều tuyến. Các bác sĩ sẽ xử lý vết thương một cách tối ưu, đảm bảo có thể vận chuyển một cách an toàn về hậu phương để chữa trị. Cho đến khi trước khi trận đánh bắt đầu, ta bố trí được hơn 650 giường bệnh tại tất cả các vị trí

Để đảm bảo cứu chữa thương, bệnh binh, hậu cần đã bố trí 2 tuyến quân y điều trị. Tuyến trước có 4 đội điều trị của các đại đoàn và 2 đội điều trị

47

của Cục Quân y tuyến sau có 5 đội điều trị của Cục Quân y, tổ chức thành các bệnh viện mặt trận. Phương châm của ta là vừa tác chiến vừa tổ chức cứu chữa và vận chuyển thương binh về phía sau không kể ngày đêm. Trong khi chiến dịch đang tiếp diễn, quân y mặt trận đã tổ chức chuyển thương binh nặng về hậu phương. Các đơn vị xe ô tô đã đảm bảo vận chuyển 85% số thương binh nặng về hậu phương. Số thương binh còn lại, không thể đi xe mà phải cáng bộ, được dân công đảm nhiệm. Trên các tuyến vận tải an toàn hơn song rất khó đi, dân công nhất là chị em phụ nữ đã vừa là người vận tải, vừa là người chăm sóc, cứu chữa, đã ngày đêm tận tình chuyến hàng ngàng thương binh, bệnh binh nặng về hậu phương

Tại Nam Bộ, ở mỗi huyện đều có ban Quân Dân y, có quân dân y xã, tổ nha y, tổ hộ sinh, tổ bào chế, còn ở xã thì có ban y tế xã, trạm cứu thương, nhà bảo sinh.

Năm 1953 đã có ở xã 40 dân y xã, 132 trạm cứu thương, 120 tổ chức bảo sinh, 9 tổ chức nha y, 9 tổ chức bào chế.

Việc truyền bá vệ sinh và phòng bệnh không những được nhân dân hăng hái thực hiện mà còn được sự giúp đỡ tích cực của các đoàn thể thanh niên và phụ nữ trong công tác phổ biến tài liệu vệ sinh cũng như trong công tác tuyên truyền, các cuộc nói chuyện hay mít tinh những ngày tổng tẩy uế và ngày vệ sinh hàng tháng.

Để đảm bảo sức khỏe cho dân công phục vụ chiến dịch, cầu đường, phà, từ năm 1950, mỗi khu và tỉnh đều tổ chức Ban Y tế dân công chuyên trách. Năm 1953, ở Trung ương có tổ chức thêm một Ban Y tế dân công Trung ương.

Đến những năm 1950 -1954, nhu cầu nhân lực cho kháng chiến ngày càng nhiều, sô lượng dân công không ngừng tăng lên, công tác vệ sinh phòng bệnh trong dân công được đặt ra và thực hiện tốt, qua các chiến dịch, ở các

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945 1954 (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)