1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở việt nam(1861 1945)

72 244 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Đặc biệt, thuốc phiện được coi là 1 nguồn lợi lớn mà thực dân Pháp thu được, chúng đã cho xây dựng các nhà máy thuốc phiện ở đây để sản xuất và buôn bán ra nước ngoài thu lợi nhuận.Hoạt

Trang 1

======

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

( 1861-1945)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

======

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

( 1861-1945)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

======

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

( 1861-1945)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là của riêng

tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thị Tuyết Nhung Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với đề tài nghiên cứu của những tác giả khác

Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Nguồn tư liệu 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Bố cục của đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945) 7

1.1 Quá trình bành trướng xâm lược của thực dân Pháp 7

1.1.1 Tình hình nước Pháp 7

1.1.2 Quá trình bành trướng xâm lược của thực dân Pháp 8

1.1.3 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam 10

1.2 Việc trồng và buôn bán thuốc phiện của các nước thực dân 16

1.3 Nguồn gốc thuốc phiện xuất hiện ở Việt Nam 19

1.3.1 Nguồn gốc thuốc phiện xuất hiện ở Việt Nam 19

1.3.2 Quy trình chế biến thuốc phiện 24

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945) 27

2.1 Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam 27

2.1.1 Giai đoạn hình thành và phát triển hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1930) 27

2.1.2 Giai đoạn suy yếu(1930-1945) 34

2.2 Nhận xét về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp 40

Trang 6

2.2.1 Lợi nhuận 40

2.2.2 So Sánh hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp với một số nước khác 48

2.2.3 Hậu quả của hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp đến Việt Nam 51

Tiểu kết chương 2 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 7

nó mang lại, thì thuốc phiện lại bị cấm không cho phép buôn bán và các nước

đã phải lén lút buôn bán mặt hàng này

Năm 1858, hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn Năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành 1 lãnh thổ thực dân Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Miền Bắc Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát mối bất hòa này, cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.Khi vào Việt Nam thì thực dân Pháp đã biến Việt Nam thành 1 thị trường phi lợi

Trang 8

2

nhuận với việc độc quyền thu các loại thuế từ muối, rượu, thuốc phiện Đặc biệt, thuốc phiện được coi là 1 nguồn lợi lớn mà thực dân Pháp thu được, chúng đã cho xây dựng các nhà máy thuốc phiện ở đây để sản xuất và buôn bán ra nước ngoài thu lợi nhuận.Hoạt động buôn bán thuốc phiện đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho thực dân Pháp nhưng lại gây ra những hậu quả nặng

nề cho đất nước Việt Nam

Vì vậy nghiên cứu đề tài này giúp hiểu rõ hơn về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng như những hậu quả của hoạt động buôn bán thuốc phiện đối với kinh tế, xã hội Việt Nam

Với những lí do trên, em chọn “ Vấn đề hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1945)” làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hoạt động buôn bán thuốc phiện ở Việt Nam được manh nha từ thời phong kiến, rồi mạnh lên khi thực dân Pháp vào xâm lược, khi nhu cầu buôn bán trên thế giới cực lớn.Vấn đề buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1945) thu hút rất nhiều học giả cả trong và ngoài nước quan tâm và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau

Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:

Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm đã xuất bản về thuốc phiện, có 1 ấn phẩm đặc biệt đã làm rõ những khía cạnh kinh tế, xã hội

và chính trị, trong quan hệ giữa thuốc phiện và sự hiện diện của người Pháp ở Đông Dương Đó là cuốn sách “Commercer et colonnistation en Indochine 1860-1945”( Thương mại và công cuộc khai thác thuộc địa tại Đông Dương 1860-1945) của tác giả Khamvoraphet, nhà xuất bản Les Indes Savantes, Pari

2004

Một số nghiên cứu đi sâu tìm hiểu hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Đông Dương cũng như là ở Việt Nam như tác phẩm “ Thuốc

Trang 9

về phúc lợi xã hội, ruộng đất, lao động, y tế và giáo dục

“ Nền chính trị ma túy ở Đông nam Á” của tác giả Alfred W.Mc Coy, Cathleen B.Read, Leonard P.a dams II Nhà xuất bản Công An Nhân Dân,

2002 Tác phẩm nói về lịch sử của vấn đề ma túy sau chiến tranh thế giới thứ

2 ở Việt Nam và Đông Nam Á Tệ nạn ma túy và cuộc chiến tranh giữa các băng đảng cũng như các nước trong việc buôn bán, vận chuyển ma túy ở Đông Nam Á Những hậu quả của ma túy gây ra tại các nước Đông Nam Á và cuộc chiến tranh chống lại tệ nạn ma túy

Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước

“Phòng chống thuốc phiện dưới thời Nguyễn giai đoạn Nguyễn Thị Nga- NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2016 nói vê những sắc lệnh, Chỉ dụ phòng chống thuốc phiện dưới thời Nguyễn

“ Chủ nghĩa thực dân Phương Tây và tệ nghiện thuốc phiện ở Châu Á” của tác giả Nguyễn Cửu Đức- Viện thông tin khoa học xã hội, năm 2005 Bài viết điểm lại các cuộc chiến tranh nha phiến diễn ra trong lịch sử và chỉ ra nguyên nhân của tệ nghiện thuốc phiện ở Châu Á

“Khi thuốc phiện là nguồn tài chính ở Đông Dương”của tác giả Hoàng kim Việt nói về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Đông

Trang 10

Đây là những nguồn tài liệu quan trọng đối với đè tài của tôi trong việc nghiên cứu hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1861 khi thực dân Pháp bắt đầu đưa ra hoạt động buôn bán thuốc phiện ở đây đến năm 1945 là một trong những vấn đề thiết thực và quan trọng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam gai đoạn 1861-1945, từ việc phân tích bối cảnh thay đổi của thế giới, hoạt động buôn bán thuốc phiện của các nước thực dân, cũng như hoạt động buôn bán trong khu vực có tác động đến hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam

Trang 11

5

ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam.Năm 1945 là năm Việt Nam tuyên bố độc lập, giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở VN từ

1861 đến năm 1945

Làm rõ những hậu quả từ hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp đối với Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở cho hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp Phân tích các giai đoạn buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam

Đưa ra những nhận xét về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguồn tư liệu tham khảo khác

nhau cả trong và ngoài nước Tài liệu tham khảo là các sách, bài báo, tạp chí ở trong và ngoài nước lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thư viện Thông Tin khoa Học Xã Hội, Thư viện quốc gia

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài: dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng,

chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin

Phương Pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử và logic Thông qua việc phân tích, chọn lọc tài liệu,để đánh giá vấn đề, các sự

Trang 12

6

kiện liên quan được đưa ra gắn với ý nghĩa thực tiễn của đề tài, với những dẫn chứng tiêu biểu, từ đó đưa ra kết luận đúng đắn nhất về toàn cảnh của vấn đề cần nghiên cứu

6 Đóng góp của đề tài

Lý luận:Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1861 đến năm 1945 Thực tiễn:Là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam cận đại

Việt Nam (1861-1945)

Trang 13

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN

CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945)

1.1 Quá trình bành trướng xâm lược của thực dân Pháp

1.1.1 Tình hình nước Pháp

Cho đến năm 1870, kinh tế nước Pháp đứng hàng thứ 2 sau Anh trong nền sản xuất công nghiệp thế giới Nhưng ưu thế của Pháp dần bị mất trong những năm tiếp theo, ưu thế của Pháp dần bị mất đi trước sự vươn lên của Đức, Mỹ, Nga và nhiều nước tư bản trẻ tuổi khác Nguồn gốc của tình trạng đólà do hậu quả của cuộc chiến tranh 1870-1871( bồi thường Đức 5 tỉ Phrăng

và cắt nhượng 2 tỉnh Andat và Lôren cho là vùng giàu nguyên liệu, có nền công nghiệp phát triển) do tình trạng hạn chế của thị trường nội địa, do sự nghèo nàn nguyên liệu Pháp phải nhập cảng than, sắt…nên không thể cạnh tranh với các nước tư bản khác

Tuy nhiên, trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là ở miền bắc.Hệ thống đường sắt lan rộng ra cả nước đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp Việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.Trong thời kì này, nước Pháp cũng đang diễn ra quá trình tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành các tổ chức lũng đoạn Ngành luyện kim và khai mỏ trong tay hai công

ty lớn Công ty “ Snâyđơ crơdô” nắm các nhà máy quân sự ở Crơdô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước Đồng thời nó có chi nhánh ở thuộc địa và nước Nga Những tổ chức lũng đoạn cũng hình thành ở các thuộc địa để tăng cường bóc lột: các công ty kinh doanh đồn điền trồng nho ở Angieri,đồn điền cao su, lúa và đay ở Đông Dương…

Điều nổi bật ở nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng.Trước đại chiến 2/3 tư bản ở trong tay 5 nhà bang lớn phần lớn tư bản được đưa ra nước

Trang 14

8

ngoài Năm 1908: 38 tỉ Phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước Năm 1914 số vốn xuất khẩu lên 50-60 tỉ trong

đó 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2-3 tỉ được đưa vào các thuộc địa Tổng

số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ Phrăng Pháp được coi là đế quốc chuyên cho vay nặng lãi Vậy với số tiền đầu tư lớn khi thục hiện việc buôn bán cũng như sản xuất thuốc phiện ở đây thực dân Pháp sẽ không phải

lo về nguồn vốn.Mà ngược lại Pháp còn thu được nguồn lợi lớn cho chính quốc từ hoạt động buôn bán này

1.1.2 Quá trình bành trướng xâm lược của thực dân Pháp

Chính sách đối ngoại và xâm lược thuộc điạ của Pháp: Chiếm vị trí quan

trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp là những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa tiến hành ráo riết ở Châu Á và Châu Phi trong những năm 80-90

Năm 1822, bị Anh gạt khỏi Ấn Độ, thực dân Pháp càng tỏ ra quan tâm hơn đến việc xâm lược Việt Nam Tiêu biểu là ý kiến của thượng thư Gidô năm 1843 rằng nước Pháp phải có hai cái đảm bảo ở Viễn Đông là vùng biển Trung Hoa và Việt Nam

Cuộc cách mạng năm 1848 và việc lập đế chế thứ 2 năm 1852 đã làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Napôlêông III lên ngôi, là người sùng đạo và kiên quyết đi theo chính sách thuộc địa của Lu-I Philip, đặc biệt khi nổ ra chiến tranh giữa Anh với nhà Thanh thì quyết tâm đánh chiếm Việt Nam càng tăng thêm Tuy thế, kế hoạch này chỉ ra đời khi có những tác động qua những ý kiến đệ trình của các

sĩ quan đã có mặt trong hạm đội Pháp ở biển Trung Hoa như Xêxin, Phurisông, Giôrret và các nhân vật ngoại giao như Đờ Cuốc xy, Buôcbulông Năm 1858, Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đến năm

1884 thì hoàn thành việc thôn tính.Cùng trong thời gian này, thực dân Pháp

Trang 15

9

ráo riết tiến hành xâm lược Campuchia và Lào,biến những nơi đó thành thuộc địa Năm 1870,Pháp đã thành lập được Liên Bang Đông Dương Từ đó Pháp

có thể dễ dàng cai quản hoạt động buôn bán cũng như sản xuất ở khu vực này

Ở Việt Nam khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa , chúng đã áp đặt bộ máy cai trị trực tiếp, thông qua hệ thống tay sai người bản xứ Về kinh tế, chúng nắm độc quyền ngoại thương buôn bán, bên cạnhđó chúng còn nắm độc quyền các loại thuế muối, rượu, thuốc phiện Đặc biệt thuốc phiện là 1 trong những mặt hàng quan trọng đem lại nguồn lợi nhuận cao cho thực dân Pháp Chúng đã cho xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc phiện để thu thuế, mua bán cũng như trao đổi với các nước khác

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Pháp đã hợp pháp hóa việc buôn bán, sử dụng thuốc phiện ở nước ta coi đó là công cụ để cai trị nước ta cũng như tìm kiếm lợi nhuận 1 cách đơn giản, hiệu quả nhất Để thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét tài nguyên, tiền của ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp cho công khai phát triển trồng cây thuốc phiện, thành lập các cửa hàng bán thuốc phiện tự do dưới sự quản lí của công quản nha phiến.Diện tích trồng cây thuốc phiện tăng nhanh đáng kể

Có người tiêu dùng ắt sẽ có kẻ cung ứng hợp pháp Mặt hàng thuốc phiện đã có thị trường và những kẻ cung ứng sẵn sàng sản xuất một số lượng lớn với chất lượng đảm bảo Với việc độc quyền ở thung lũng sông Hằng Ấn

Độ thuộc Anh đã buôn bán thuốc phiện với Trung Hoa và chính quyền thực dân Pháp đã nắm toàn bộ hệ thống khách hàng của mình kể cả ở Đông Dương Sự liên kết về thị trường với cấu trúc thật lí tưởng không dấu nổi một

sự thật ngày một tăng lên một cách nhanh chóng vào nửa cuối thế kỉ XIX Thêm nữa thị trường buôn lậu chiếm ưu thế Có thể thấy số người nghiện rất đông Như vậy thực dân Pháp có một lợi thế về thị trường cũng như nguồn thu lợi nhuận

Trang 16

10

1.1.3 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam

31/8/1858.Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà

Nẵng và tấn công Đà Nẵng mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của

thực dân Pháp

Trước khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia độc lập,

có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.Trước sự xâm lược của các nước tư bản Phương Tây, đặc biệt là nước Pháp Triều đình nhà Nguyễn đã nhu nhược đầu hàng với việc lần lượt kí các bản hiệp ước tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm chiếm Việt Nam.Với bản hiệp ước Hác-Măng, Patơnôt pháp đã xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.Việt Nam bước vào thời kì Pháp thuộc

Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động, thị trường tiêu thụ

Để hình thành bộ máy cai trị thực dân Pháp đã thành lập Liên Bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887, lúc đó bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì

và Campuchia, trực thuộc bộ hải quân và thuộc địa Ngày 19/4/1889, tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm lào vào liên bang Đông Dương Việt Nam bị chia cắt làm 3 kì: Bắc kì, Trung Kì và Nam Kì Với ba chế độ cai trị khác nhau Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên Bang Đông Dương Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.Do sự du nhập của phương

Trang 17

11

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch.Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển lên bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp

*Các chính sách cai trị của thực dân Pháp

Vừa được cử sang làm toàn quyền Đông Dương ngày 13/2/1897, PaulĐume đã gửi cho bộ hải quân thuộc địa Pháp một chương trình hành động gồm 7 điểm, tập trung vào các vấn đề như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính trên toàn lãnh thổ và cho từng xứ ở Đông Dương, sửa đổi chế độ tài chính, thuế khóa, xây dựng các thiết bị khai thác, tạo điều kiện chắc chắn cho tư bản Pháp đầu tư vào Đông Dương; ổn định tình hình chính trị và quân

sự đồng thời khuếch chương ảnh hưởng của Pháp ra vùng Viễn Đông, nhất là đối với các nước lân cận

Thực hiện chương trình trên Đume đã cho thi hành một loạt chính sách trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế đến quân sự, xã hội, văn hóa-tư tưởng

Về chính trị:

Chúng áp dụng triệt để chính sách chia để trị , “ dùng người bản xứ trị người bản xứ”.Chúng liên kết với các thế lực phong kiến phản động ở Việt Nam để đàn áp về chính trị và vơ vét bóc lột về kinh tế

Chính sách kìm kẹp của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự ra đời một đội ngũ những kẻ ăn bám, sâu mọt ngày càng đông đúc

Song song với tổ chức hành chính là bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án nhà tù Chúng ra sắc lệnh bắt thanh niên Việt Nam đi lính, lập lực lượng lính

Trang 18

Về kinh tế

Pháp thành lập liên bang Đông Dương thuộc Pháp, để dễ bề cai quản cả

ba nước Đông Dương.Vào giai đoạn đầu Pháp mới chỉ chú trọng vào hai lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp và khai mỏ

Nông nghiệp: năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “ nhượng quyền khai khẩn đất hoang” cho chúng Ngay sau đó, pháp tăng cường cướp đoạt ruộng đất để chúng lập các khu đồn điền trồng cao su rộng lớn với diện tích hàng trăm ngàn ha, thứ cây công nghiệp mà Pháp coi trọng khi đó Và pháp đã tận dụng tối đa đất đai cũng như nguồn nhân công của Việt Nam, Pháp đã bắt những ngưởi nông dân dân phải đi làm ở đòn điền cao su cho chúng Nông dân bị mất ruộng đất, không có đất đai để canh tác bởi ruộng đất rơi vào tay địa chủ, và tư bản Pháp Người nông dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng mà thực dân Pháp đề ra.Với tình trạng đó cùng với thiên tai, bệnh dịch làm cho mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.Trong nạn đói năm Ất Dậu đã làm cho gần 2 triệu đồng bào ta chết đói, tỷ lệ chết đói cao nhất là những nông dân không có đất canh tác

Công nghiệp: Chú trọng khai thác mỏ, nhất là mỏ than và kim loại Tuy nhiên, Pháp không xây nhà máy luyện kim ở Việt Nam, tất cả khoáng sản được trở về Pháp Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập

Trang 19

13

đoàn tư bản pháp Phương thức hoạt động là tận dụng nhân công lao động rẻ mạt, sao cho chi phí sản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao Giao thông vận tải: Thực dân Pháp cho xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu về Pháp, vừa phục vụ cho mục đích quân sự

Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp , không được xuất khẩu sang nước khác,những hàng hóa mà Pháp ế thừa hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa khác thì Pháp xuất sang Việt Nam ép Việt Nam phải mua với giá cao để thu lợi nhuận.Pháp giành độc quyền buôn bán ba mặt hàng quan trọng nhất là: muối, gạo và rượu

Các loại thuế:

Chính quyền thực dân Pháp thu lợi tức thuộc địa thông qua hệ thống các sắc thuế, nhiều lại thuế được đặt ra 1 cách vô lý Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loại ngân sách: thu cho ngân sách Đông Dương( chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối ) và thu cho ngân sách địa phương gồm các xứ(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và các tỉnh( chủ yếu là thuế thân, thuế lao dịch, thuế ruộng đất )

Thuế chủ yếu cho ngân sách Đông Dương

Thuế quan: thi hành cho đến năm 1940, theo đó Việt Nam phải dùng chung một chế độ thuế quan do nước Pháp đặt ra Pháp bảo hộ sản phẩm nào thì Việt Nam cũng phải bảo hộ sản phẩm đó Nhờ hàng rào thuế quan bảo hộ, Pháp tự do đưa hàng với chất lượng thấp, giá đắt vào thị trường Việt Nam Thuế gián thu: Thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách Đông Dương, chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện thông qua chế độ mua bán độc quyền của Pháp

Trang 20

14

Thuế muối:Pháp quy định toàn bộ số muối mà dân sản xuất phải bán hết cho nước Pháp với giá rẻ, rồi nhà nước bán lại cho dân với giá cao hơn để hưởng lợi nhuận Không chỉ phục vụ mục tiêu tận thu của chính quyền Pháp

mà còn mang ý nghĩa chính trị.Pháp có thể dùng muối làm áp lực với nhân dân khi cần, vì muối là mặt hàng thiết yếu với người dân

Thuể rượu:Pháp cấm mọi việc nấu rượu của tư nhân Việt Nam đồng thời giao chỉ tiêu bán “ rượu ty” cho chính quyền tổng, xã để thu lợi nhuận Thuế thuốc phiện: Pháp mua và chế biến thuốc phiện, khuyến khích dân Việt tiêu thụ, mở tiệm hút thuốc phiện để tạo được nguồn thu lớn cho chính quyền Pháp

Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ(kỳ): chủ yếu gồm các thứ thuế

cũ dưới thời phong kiến như thuế thân,thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được sửa đổi theo hướng tăng mức thu ngày càng cao hơn

Giáo dục

Về giáo dục, chính quyền thực dân ở Việt nam cho mở hai hệ thống trường học: trường hán học có cải tổ đôi chút và hệ thống trường Pháp-Việt Trường hán học chỉ duy trì tạm thời, đã được thay thế bằng trường Pháp-Việt trên cả nước Sự phát triển giáo dục cũng không đều khắp: Tất cả các vùng miền núi đều không có trường học

Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp nhằm dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng, xóa bỏ những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo

ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là Nho giáoqua các sách vở Hán văn, bởi Nho giáo cổ vũ lòng yêu nước chống ngoại xâm và khuyến khích giới trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị Hơn nữa người Pháp rất khó chịu trước giới sĩ phu Nho học không

Trang 21

15

ngừng đả kích chế độ thực dân, kích động sự bất mãn của dân chúng thậm chí lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống Pháp Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ: loại bỏ Nho học và cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn chương và lịch sử Pháp Một chứng cứ là sách giáo khoa thời Pháp thuộc không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc Các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi bằng chữ quốc ngữ phỏng theo các kỳ thi của Pháp

Văn hóa

Đi cùng với chính sách hạn chế giáo dục, thực dân Pháp dung dưỡng nạn cờ bạc bằng cách cho phép mở các sòng bạc để thu thuế Ngoài những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn

Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp hợp thức công khai và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn Pháp tuyên bố "bảo hộ An Nam" để giúp nước này "khai hóa văn minh" Nhưng thực tế, các đề nghị nâng cao dân trí, cải tổ toàn diện chính trị - xã hội, cải cách và phát triển giáo dục, cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ của các trí thức đương thời đều bị Pháp thờ ơ Tiêu biểu là Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp Một số lãnh đạo phong trào bị kết án tử hình do có liên quan đến Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908), những người khác bị đày đi Côn Đảo trong số đó có Phan Châu Trinh

Tất cả những yếu tố trên đây đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam bị lay động đến nền tảng của nó Từ một nước

Trang 22

16

phong kiến tuy lạc hậu nhưng là một nước độc lập, thống nhất, từ đây Việt Nam trở thành một nước bị đô hộ, chia cắt thành 1 xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.Có đổi mới nhưng không thực sự tiến bộ và cởi mở, ngược lại ngày càng lệ thuộc vào thực dân Pháp

Sau khoảng 20 năm(1897-1914), trong thời kì khai hóa của người Pháp, Việt Nam đã thực sự trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa và bổ sung cho nền công nghiệp chính quốc Bộ phận kinh tế thực dân đã không giúp cho

sự phát triển của kinh tế nước ta, mà ngược lại chúng còn ra sức vơ vét, bóc lột của cải của nhân dân ta, chúng tìm cáh kìm hãm sự phát triển kinh tế của

ta Nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ( kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nước ta nhưng không có điều kiện phát triển) phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Pháp nên không có sự đột phá mạnh mẽ nào để giải phóng lực lượng sản xuất

Trong khi đó, đời sống văn hóa và giáo dục phản động của chính quyền thực dân ngày càng được tăng cường Vì thế, đời sống của nhân dân ta lâm vào cuộc sống vật chất tinh thần nghèo nàn và tối tăm

1.2 Việc trồng và buôn bán thuốc phiện của các nước thực dân

Từ thế kỉ XVII và nhất là thế kỉ XVIII các nước thực dân Phương Tây ra sức chiếm đoạt thị trường thế giới Ở Châu Á các nước Ấn Độ, ndonexia, Malaysia, Myanma… lần lượt bị các nước thực dân Phương Tây xâm chiếm.Trung Quốc cũng được coi là miếng mồi béo bở, cái bánh ngọt để các nước thực dân xâu xé, xâm chiếm chia phần Trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, thì một số nước Châu Á thực hiện chính sách mở cửa,tiến hành cải cách và thành công như Nhật Bản, Xiêm.Một số nước khác thì thực hiện chính sách đóng cửa Chẳng hạn như Trung Quốc Để chống lại chính sách đóng cửa của chính quyền Mãn Thanh thời bấy giờ, các nước thực dân tìm mọi cách mở toang cánh cửa bằng việc buôn bán thuốc phiện, món hàng

Trang 23

17

mang lại lợi nhuận khổng lồ Đầu tiên, người Bồ Đào Nha và Hà Lan bán thuốc phiện cho Trung Quốc.Tác hại của thuốc phiện làm cho kinh tế Trung Quốc sa sút, bạc trắng bị chảy ra ngoài khá nhiều, nạn thuốc phiện đã phá hoại kinh tế và xã hội Trung Quốc một cách trầm trọng.Vào đầu năm 1799, triều đại phong kiến Trung Quốc đã ban hành sắc lệnh cấm hút thuốc phiện,song tình hình nghiện hút vẫn không suy giảm vì nguồn gốc thuốc

phiện chuyển từ Ấn Độ vào Trung Quốc ngày càng nhiều

Theo đà phát triển kinh tế thuộc địa, dòng di dân Trung Quốc ra nước ngoài bắt đầu diễn ra với quy mô nhỏ vào cuối thế kỉ XVIII tăng dần vào giữa thế kỉ XIX và trở thành một trào lưu ào ạt vào đầu thế kỉ XX Phần lớn người Hoa đến các nước Đông Nam Á, nơi rất dễ tìm công ăn việc làm Thuốc phiện

và việc sử dụng thuốc phiện đã lan truyền rộng khắp thông qua mạng lưới người Hoa di cư và mối liên hệ của họ với quê hương bản quán Nguy cơ càng lớn khi việc sử dụng thuốc phiện đã vượt ra khỏi cộng đồng người Hoa.Đến cuối thế kỉ 19, những tiệm hút công quản trở nên phổ biến ở mọi quốc gia và thuộc địa ở Đông Nam Á để đáp ứng một thị trường tiêu thụ ngày càng lớn trong những cộng đồng người Hoa, Thái, Myanma, Việt Nam, Malaysia

Chính thực dân Anh là thủ phạm đem thuốc phiện vào đầu độc dân chúng.Năm 1852, khi chiếm được vùng Hạ Miến Điện Năm 1855 Anh làm chủ toàn thể nước Miến và cũng từ đó đem cây thuốc phiện trồng khắp lãnh thổ Miến và vùng Tam Giác Vàng, một địa danh khét tiếng khắp thế giới về buôn bán và sản xuất thuốc phiện và heroin Theo ghi nhận thì diện tích để trồng thuốc phiện tại Tam Giác Vàng lên tới 67.000ha Hằng năm sản lượng thu hoạch được từ 12-15.000 tấn.Tại vùng này việc mua bán thuốc phiện được công khai từ loại nguyên chất hay được tinh chế thành hêrôin Thuốc phiện được chuyển đi khắp thế giới qua các con đường Thái Lan, Ấn Độ, Trung

Trang 24

18

Cộng, Lào, Campuchia và Việt Nam Sau đó mới phân phối sang Nhật, Đài Loan , Úc, Liêu Âu, Trung Đông, Hoa Kì…Tại Miến Điện trung tâm mua bán thuốc phiện là thị trấn Shans được coi là nơi giao dịch, chuyển hàng và phân phối thuốc đi khắp thế giới bằng đủ mọi phương tiện gồm lừa, ngựa, người thồ và cả xe cộ của quân đội Miến Giá cả thuốc thì luôn tăng theo lũy thừa tiến từ 70-90USD/1Kg tại chỗ tăng từ 20000USD Thái Lan tới 200000USD tại Hoa Kì

Lúc đầu người Anh chỉ mang thuốc phiện từ bên ngoài đem vào bán cho tới năm 1886 mới cưỡng bức người Miến trồng thuốc phiện và vận chuyển tới Trung Hoa để bán Theo chân Anh , thực dân Pháp sau khi chiếm được Đông Dương đã thỏa thuận với Anh biến ba nước Việt, Lào, Cao Miên thành con đường vận chuyển thuốc phiện khắp thế giới Sau đó thực dân Pháp đem cây thuốc phiện vào trồng tại Bắc Việt và Lào

Tháng 4/1840 , quốc hội Anh thông qua ngân sách, tổ chức một đội quân sang xâm lược Trung Quốc Tháng 6/1840, đội quân viễn chinh Phương Đông của Anh gồm 15.000 người và hơn 40 tàu chiến đến Quảng Đông bắt đầu cuộc chiến tranh với Trung Quốc mà lịch sử gọi la cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất(1840-1842) và cuộc chiến tranh thuốc phiện lần 2(1857-1860), lượng thuốc phiện tràn vào Trung Quốc ngày càng nhiều.Năm

1880 con số này đã lên 6.000 tấn.Trong các địa giới của tầng lớp phong kiến

và địa chủ quân phiệt đã bắt đầu trồng cây thuốc phiện nhằm tích lũy của cải Trung Quốc trở thành nước trồng cây thuốc phiện lớn nhất thế giới, sản lượng thuốc phiện trung bình hàng năm trong thời gian từ 1904-1908 là khoảng 100.000 tấn Cộng với số thuốc phiện nhập vào từ Ấn Độ, Iran là 300.000 tấn một năm.Trung Quốc trở thành đất nước của những con nghiện Ma túy đã cuốn hút tất cả mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi, ở thành thị cũng như nông thôn

và vùng hẻo lánh

Trang 25

bị lộ để rồi trở thành một bằng chứng tố giác Pháp vì mục đích chính trị đã để thuộc địa Đông Dương lẩn tránh không thực hiện những thỏa ước quốc tế về thuốc phiện Tức giận vì bị cơ quan phản giáng Anh bắt quả tang, làm cho giới ngọai giao Pháp trở nên bối rối Mặc dù quan hệ Anh-Pháp căng thẳng, song mặt trận này vẫn tồn tại và vẫn triển khai kế hoạch chống lại sự tham vọng của Hoa Kì muốn coi thuốc phiện như là 1sự hợp tác quốc tế.Ngoại giao thuốc phiện trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Anh quốc Nước Pháp có thể chấp nhận độc quyền của Anh Quốc khi nó liên quan đến người nghiện hút ở các thuộc địa Anh trở thành nước cung cấp thuốc phiện cho Pháp

Và phần lớn thuốc phiện của Anh được nhập cảng từ Ấn Độ

1.3 Nguồn gốc thuốc phiện xuất hiện ở Việt Nam

1.3.1 Nguồn gốc thuốc phiện xuất hiện ở Việt Nam

Thuốc phiện được biết tới ở Châu Á trước khi những người phương

Tây có mặt ở đây, thuốc phiện vốn sinh ra ở Thổ Nhĩ Kì được đưa vào Châu

Á là do những người Ả Rập đưa vào qua con đường buôn bán từ bờ biển Địa

Trung Hải tới bờ biển các nơi khác

Vào thời kỳ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia ĐôngNam Á đều ngập chìm trong khói thuốc phiện

Trang 26

20

Thuốc phiện xuất hiện ở Đông Dương từ khá sớm, nhưng chỉ thực sự nở

rộ khi vùng đất này trở thành thuộc địa của Pháp

Thuốc phiện tiêu thụ tại Đông Dương được nhập cảng từ Ấn Độ sau khi nguồn nhập từ Vân Nam ở Trung Quốc bị ngưng hoạt động

*Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây thuốc phiện

Thuốc phiện được trồng nhiều ở ở các tỉnh phía bắc Việt Nam vào những năm 1600 Một trong những cây khác cùng họ với cây thuốc phiện cũng có tác dụng gây nghiện là cây cần sa, cây côca đã có từ xa xưa trên thế giới, nhưng hai loại cây này được du nhập vào Việt Nam muộn hơn cây thuốc phiện Cây cần sa được trồng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, cây côca được trồng ở các tỉnh phía nam vào đầuthế kỉ XIX, mặc dù bị cấm gắt gao nhưng

do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và Anh nên tình trạng nghiện hút thuốc phiện vẫn phát triển nhanh Chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quý cũng đua nhau hút thuốc phiện

Thuốc phiện chủ yếu được trồng ở những nơi có khí hậu ôn đới và nhiệt đới Thuốc phiện mọc tốt tại các vùng khí hậu mát.Cây chịu được khí hậu lạnh và nóng bức.Tại Đông Nam Á,Tam giác vàng (biên giới 3 nước Lào, TháiLan,Myanma).Việt Nam là 1 khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có khí hậu mát mẻ.Cùng với đó địa hình Việt Nam ¾ khu vực là đồi núi Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc phiện.Ở Việt Nam cây phù hợp với khí hậu vùng núi có độ cao từ 800-2000m

Vị trí địa lí của Việt Nam: Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, trên đường biển, đường hàng không quốc tế Thuận lợi cho việc vận chuyể sản xuất buôn bán thuốc phiện Bên cạnh đó Phía Bắc Việt Nam giáp Trung Hoa thuận lợi cho việc vận chuyển

Trang 27

21

thuốc phiện từ Trung Hoa Mà thuốc phiện được biết đến ở Việt Nam là qua Trung hoa.Việt Nam còn giáp khu vực Tam Giác Vàng vùng buôn bán sản xuất thuốc phiện lớn nhất ở Châu Á

*Các con đường để thuốc phiện vào Việt Nam

Ở Việt Nam, thuốc phiện chủ yếu được mang từ bên ngoài vào Trong các đạo dụ cấm bán thuốc phiện của nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã khẳng định: “ Thuốc phiện là thứ thuốc độc do người nước ngoài đem lại”[7;tr77],

“là do người ngoài chế ra”[8;tr452], “do ngoại phiên chế ra”[8;tr 163] “Vả lại thứ đó không sản xuất ở nước nhà, phần nhiều là do thuyền buôn ngoại quốc

và những thuyền nhà đi ra nước ngoài, đã trái luật cầu lợi buôn về”[8;tr584].Như vậy qua những khẳng định của Vua Minh mạng có thể thấy thuốc phiện xuất hiện ở nước ta là ngoại lai bên ngoài mang vào chứ ở nước nhà không hề có

Thuốc phiện được đưa vào nước ta qua 2 con đường chính, đó là: đường biển và đường bộ

Đường biển: Qua các thuyền buôn nước ngoài mang vào và do các thuyền buôn đi ra nước ngoài của ta mang về ở Hà Nội thuốc phiện được đưa

từ Vân Nam sang qua đường sông Hồng.Ngoài ra thuốc phiện được vận chuyển vào Việt Nam còn do bọn hải tặc hoạt động ở khu vực duyên hải , khu vực biên giới Việt- Trung, khu vực vịnh Bắc Bộ đã chuyển thuốc phiệ buôn lậu vào Việt Nam

Đường bộ: qua các con đường biên giới trên bộ, qua các con đường từ vân Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây đến Bắc Kì và từ quảng Đông, Phúc kiến, Chiết Giang, Thượng Hải, Hải Nam đến Trung Kì và Nam Kì.Với hình thức buôn lậu qua Vân Nam và Quảng Tây

Phần lớn thuốc phiện được đưa vào Việt Nam qua các thương nhân người Hoa, trong quá trình trao đổi buôn bán vì lợi nhuận kiếm lời các thương

Trang 28

22

nhân người Hoa đã buôn lậu thuốc phiện vào Việt Nam, các thương nhân nước ngoài muốn buôn bán thuốc phiện ở Việt Nam phải thông qua các thương nhân người Hoa Đầu thế kỉ XIX, tàu của các thương nhân nước ngoài, tiêu biểu là Anh trên đường chở thuốc phiện tới Trung Quốc và 1 số nước Đông Nam Á thường nghỉ chân ở Việt Nam, tại đây bọn lái buôn đã giao kèo với 1 số thương nhân người Hoa để bán thuốc phiện ở Việt Nam để

cả hai cùng thu lợi nhuận

Thuốc phiện trực tiếp được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc thông qua các thương nhân người Hoa, thương nhân người Hoa bán thuốc phiện đẻ đổi lấy những hàng hóa địa phương của Việt Nam, hoặc dùng đẻ trao đổi mua bán thiết bị, vũ khí với Pháp.Có thể nói các thương nhân người hoa có vai trò quan trọng trong việc đưa thuốc phiện vào Việt Nam

Ở Việt Nam thuốc phiện thô được vận chuyển đến nhà máy của chính phủ bảo hộ mà tất cả dân Sài Gòn đều biết.Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn, vị trí nhà máy ngày nay thuộc khu 4,Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.Vào những năm 1880,khi lần đầu tiên người Pháp xuất hiện tại Sài Gòn cho tới năm 1861, khi miền Nam nước ta còn nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp.Thuốc phiện được sử dụng rất ít ở Sài Gòn, tuy nhiên theo làn sóng Hoa Kiều nhập cư, thuốc phiện dần lan rộng, được sử dụng nhiều hơn, lúc này, những nhà máy chế biến cũng dần xuất hiện ngay giữa trung tâm Sài Gòn Trong tình cảnh đó, chính quyền thuộc địa Pháp đã quyết định cho phép buôn bán ma túy công khai nhằm thu một khoản thuế khổng lồ, lên tới hàng triệu đồng piastres( đơn vị tiền tệ khi đó ở Đông Dương)

Tuy nhiên, khi buôn bán thuốc phiện ở Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp phải sự chống đối của chế độ phong kiến nhà Nguyễn Ngay từ khi thuốc

Trang 29

Vào đầu thế kỉ XX, mặc dù bị cấm gắt gao, nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và Anh nên tình trạng nghiện hút vẫn phát triể nhanh và khó kiểm soát: không chỉ người dân , mà những quan lại quyền quý cũng đua nhau hút, trước tình trạng đó nhà Nguyễn đã đưa ra một số chính sách:

Trang 30

24

quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu cho người nghiện hút Ngoài ra triều đình đã có lệnh cấm các thuyền buôn từ Tân Châu(Trung Quốc) vào Việt Nam và khám xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng dọc bờ biển nước ta

Thứ 2: Để ngăn ngừa cũng như cấm tệ nạn buôn bán thuốc phiện, nhà Nguyễn còn đưa ra hình thức khen thưởng hậu hĩnh cho người phát hiện hoặc

tố giác những tổ chức buôn bán thuốc phiện Như luật năm 1840 ghi: “ Người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1 kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1kg thì thưởng 150 quan tiền, từ 3kg trở lên được thưởng thêm.Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương 1 nửa vật chứng được thăng 1 cấp”

Thứ 3: Triều đình nhà Nguyễn đưa ra biện pháp điều trị cho người nghiện hút

Triều đình có lệnh cho những người nghiện hút hạn trong 26 tháng phải

ra khai báo và cai nghiện Các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện hút tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả

1.3.2 Quy trình chế biến thuốc phiện

Thuốc phiện thô được vận chuyển đến nhà máy của chính phủ bảo hộ

mà tất cả dân Sài Gòn đều biết Cung cách chế biến thuốc phiện tại nhà máy chủ yếu là tinh lọc từ nhựa thuốc phiện cho người hút nghĩa là chế biến lại thành một chất đặc và dẻo, loại bỏ những chất ancaloit và một số chất hồ keo trong thuốc phiện tinh có thể đem những biến chứng nguy hiểm và hại sức

khỏe cho người tiêu thụ

Thuốc phiện chế biến tại Sài Gòn dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương Tây đã cho ra một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn là các lò nấu thủ công của người Trung Hoa Quy trình chế biến thuốc phiện hút thường phải mất ba ngày

Trang 31

25

Quy trình chế biến từ cây thuốc phiện thành thuốc phiện

Thuốc được rút ra từ nhựa cây thuốc phiện Trước hết người ta hái các cánh hoa để dùng vào việc bao gói nhựa thuốc phiện.Vài ngày sau đó người ta bắt đầu cacscaay cào 4 hoặc 5 lưỡi, cào nhẹ lên quả thuốc phiện và hứng lấy tinh nhựa thuốc phiện sự kích nhựa bằng cách dùng cào và cào nhẹ từ cuống lên đầu quả thuốc phiện, chất mủ nhựa chảy ra, trước hết là loại mủ trắng như sữa sau là màu nâu sầm khi nhựa dồn ứ lại trên quả và khô lại Thường là người ta cào đi cào lại 4 hoặc 5 lần trước khi quả cho hết chất nhựa mủ

Nhựa thuốc được đựng trong những chum đất nung và để lắng nhựa một thời gian vài ngày, một chất lỏng tách rời khỏi khối nhựa gọi là “passewa”, người ta gạn hết chất passewa ra khỏi khói thuốc

Sau khi gạn lọc, thuốc được cho vào hũ không đậy kín cho đến khi khói thuốc phiện thành tầng thuốc mềm và đặc lại.Lúc đó thuốc được cho vào hũ đóng niêm lại Sau đó tầng thuốc này được vo tròn thành các viên tròn, trước khi vo lại thành các viên tròn , người ta đổ nhựa thuốc ra chum bình lớn và

để lắng lại cho đến khi nhựa thuốc đạt được đúng tiêu chuẩn( 70% tinh nhựa thuốc, 30% nước) Để vo tròn các viên thuôc phiện, những người thợ dùng lưỡi dao bằng đồng hâm nóng cắt tảng nhựa ra và vét tới đầy chum, sau đó cắt mỏng thành miếng với bề dày khoảng 1cm và chất chồng những miếng nhựa dính lại với nhau bằng một dung dịch đặc biệt có tên là “lewals” người thợ nhét khối nhựa thuốc vào cối giã ra rồi vo tròn thành một quả tròn và người ta phủ lên viên nhựa những cánh hoa thuốc phiện ngâm trong dung dịch lewals Viên bánh tròn sau đó được lấy ra khỏi cối và lăn trên một lớp hoa thuốc xén vụn và để hong khô ngoài khí trời Viên thuốc phiện có trọng lượng khoảng 1.750 gram, một thùng thuốc phiện chứa đựng được 40 viên

Thuốc phiện bán cho người hút được chứa trong những hộp bằng đồng thau với các cỡ 5, 10, 20, 40 và 100gram Những hộp này được đóng dấu

Trang 32

26

niêm yết của nhà máy và mác lô hàng giúp truy rõ nguồn gốc khi có tranh cãi

vì nghi ngờ hàng giả mạo

Tiểu kết chương 1

Thuốc phiện được biết đến ở Việt Nam từ rất sớm, nhưng chỉ trở thành một mặt hàng để buôn bán khi chủ nghĩa thực dân xâm nhập vào nơi đây Đặc biệt là khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Bối cảnh thế giới lúc này các nước tư bản chủ nghĩa đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước thực dân đang đẩy mạnh quá trình tăng cường xâm chiếm áp bức, bóc lột thuộc địa.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng miêu tả: Chủ nghĩa thực dân như một con đỉa 2 vòi 1 vòi chúng hút máu ở thuộc địa, còn vòi kia thì hút máu ở chính quốc Để phục vụ cho sự phát triển của mình Thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt nam, chúng không ngừng vơ vét, bóc lột thuộc địa của ta Đặc biệt chúng sử dụng thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta làm cho dân ta phải phụ thuộc vào chúng, chúng còn dùng thuốc phiện là một món hàng để thu thuế, buôn bán thu lợi nhuận Nhưng thị trường buôn bán ở đây khá phức tạp thì còn có cả những thương nhân người Hoa cũng đang buônbán thuốc phiện ở đây, và đang chiếm ưu thế ở thị trường này

Trang 33

27

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC

DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945) 2.1 Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam (1861-1945)

2.1.1 Giai đoạn hình thành và phát triển hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1930)

Năm 1887, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược Việt Nam sau khi triều đình Nguyễn đầu hàng kí với Pháp 2 bản hiệp ước Hác-măng(1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884), Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo

hộ ở Bắc Kì và Trung Kì Năm 1887, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất ở Việt Nam, Pháp ra sức tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta

về cả sức người lẫn của Pháp đặt ra nhiều loại thuế để tăng cường thu thuế Trong các thứ thuế đặt ra, thực dân Pháp đặc biệt chú ý tới là thuế muối, rượu

và thuốc phiện Pháp nắm độc quyền thu thuế ba mặt hàng này Trong đó, thực dân Pháp còn đứng ra công khai buôn bán mặt hàng thuốc phiện nhằm đầu độc nhân dân ta cũng như là thu lợi nhuận từ mặt hàng này

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, thuốc phiện được phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng.Ngày 28/12/1861, tướng hải quân Pháp Bonnar đã ban hành văn bản gồm 84 điều quy định việc mua bán, sử dụng thuốc phiện tại Nam Kì(thuộc địa Pháp) Theo đó, chính quyền cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua 2 cảng Sài Gòn và Chợ Lớn và thu thuế Hàng năm chính quyền tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua bán thuốc phiện Người trúng thầu sẽ được độc quyền nhập khẩu và bán lẻ thuốc phiện

Thuốc phiện- sản vật nhập khẩu đặc biệt đắt giá- là mục tiêu cho các loại thuế khác nhau mà mỗi nơi tự làm theo cách của mình.Thuốc phiện nhanh chóng trở thành một sản phẩm lí tưởng trong trao đổi mậu dịch , một loại tiền trao đổi có thể giải quyết mọi sự buôn bán thuế khóa.Năm 1862, để

Trang 34

28

đảm bảo nguồn thu ổn định, phó đô đốc Bonard đã quyết định đánh thuế thuốc phiện để trang trải kinh phí ăn ở của quân Pháp tại Đông Dương Và các công ty thương mại đã tham gia kinh doanh mặt hàng gây nghiện này ngay từ khi chính quyền cho phép Đó cũng chính là điểm khởi đầu trong chuyến phiêu lưu thuốc phiện ở Đông Dương

Khi chiếm Đông Dương, người Pháp đã biết một ngân khoản về tài chính sẽ thu được từ thuốc phiện mà sự tiêu thụ đã tràn lan rộng rãi trong dân chúng.Năm 1861, có hai người Pháp trúng thầu mở một nhà buôn thuốc phiện và trở nên giàu có.Nhà buôn sau đó được nhượng lại cho những bang hội người Trung Hoa khai tác vào năm 1864, trước là bang Quảng Tây sau là bang Phúc Kiến Năm 1881, ông toàn quyền Le Mure de Villers quyết định đặt nhà buôn thuốc phiện vào sự quản lí trực tiếp của chính quyền bảo hộ Thật vậy, ông ta biết rằng nếu tiếp tục đặt nhà buôn thuốc phiện vào tay người Trung Hoa chẳng khác nào đưa cho họ nắm giữ một vũ khí nguy hiểm cho an ninh trật tự và quyền lợi của người Pháp ở Đông Dương

Cuối năm 1881, cơ quan thuế trực thu được thành lập để đảm bảo độc quyền khai thác rượu và thuốc phiện cũng như theo đuổi việc thu thuế đánh mạnh vào thóc gạo Vào thời điểm ấy nhà máy sản xuất và chế biến thuốc phiện được thành lập ở Sài Gòn.Thuốc phiện tiêu thụ tại Đông Dương được nhập cảng từ Ấn Độ sau khi nguồn nhập từ Vân Nam, ở Trung Quốc bị ngưng hoạt động Còn về nguồn thuốc phiện từ cao nguyên Bắc Việt và Lào chỉ là số lượng nhập không đáng kể

Thuốc phiện thô được vận chuyển đến nhà máy của chính phủ bảo hộ

mà tất cả dân Sài Gòn đều biết Cung cách chế biến thuốc phiện tại nhà máy chủ yếu là tinh lọc từ nhựa thuốc phiện thô qua thuốc phiện cho người hút, nghĩa là chế biến lại thành một chất đặc dẻo, loại bỏ những chất ancalôit và một số chất hồ keo trong thuốc phiện tinh có thể đem những biến chứng nguy

Trang 35

29

hiểm và hại sức khỏe cho người tiêu thụ Thuốc phiện chế biến tại Sài Gòn dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương tây đã cho ta một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn các lò nấu thủ công của người Trung Hoa Quy trình chế biến thuốc phiện hút được thường phải mất 3 ngày

Để quản lí hoạt động buôn bán thuốc phiện, hội đồng thuộc địa đã cho thành lập ty trực quản vào ngày 28-2-1881 Ty này được tổ chức dần dần , lúc đầu ty sử dụng nhân sự của cơ sở lĩnh trưng cũ Sau khi thiết lập sự ổn định

Ty đã sử dụng nhân viên riêng của mình Việc quản lí thuốc phiện sẽ ngày càng được mở rộng cả về những đặc quyền, đặc nhiệm ở Nam Kì, cũng như

đã vươn tới những vùng đất mới Nước Cao Miên láng giềng sẽ là bước tiếp theo để tiến tới một Ty thuốc phiện toàn Đông Dương Mặt khác, Ty thuốc phiện có thể coi như là một công cụ chính trị, bởi vì người làm công và những viên chức của Ty sẽ là những phiếu bầu cho những người biết lợi dụng mối quan hệ với khách hàng.Sau Nam Kì là Bắc Kì, nơi mà thực dân Pháp dự định thiết lập chế độ bảo hộ thuốc phiện.Trong khi đó chính quyền cai trị Bắc Kì

đã học hỏi những kinh nghiệm ở Nam Kì và họ đã tìm được phương tiện khai hóa bằng việc hình thành cơ cấu hệ thống thuế khóa, trong đó nhượng một phần vốn cho tư nhân Sau hiệp ước 25/8/1883, đồng thời sau khi thiết lập chế

độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì, việc lĩnh trưng thuốc phiện của nhà vua đã chuyển sang tay chính quyền Pháp Hiệp ước về chế độ bảo hộ hà khắc do người pháp đặt ra đã làm suy yếu quyền lực của hoàng tộc Có hiệu lực từ năm 1884, sự chiếm hữu những nguồn tài chính chủ yếu nhằm đoạt được những nguồn thu nhập lớn về thuốc phiện để làm lợi cho một thế lực thuộc địa

Việc chế biến nha phiến lúc bấy giờ là do các cơ sở thủ công của người Hoa phân bố rải rác về địa lí Ba cơ sở chính là Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn

Trang 36

30

cung cấp cho việc tiêu thụ ở Bắc Kì Nhưng tình trạng các cơ sở thủ công rải rác khắp Đông Dương không phù hợp với tư tưởng tập trung và độc quyền nữa.Vì vậy sau khi giành được quyền lĩnh trưng thuốc phiện ở Đông Dương mọi hoạt động chế biến, sản xuất thuốc phiện đã được chuyển về một nhà máy duy nhất ở Sài Gòn.Ở Trung Kì, chính quyền thực dân đã phối hợp với triều đình để lập ra chế độ khai thác t thuốc phiện

Thực dân Pháp nắm độc quyền thương mại về việc buôn bán thuốc phiện Vào thời kì đầu của Ty trực quản, Ty này kế tục việc lĩnh trưng mà không có trong tay mạng lưới bán và chứa hàng đầy đủ , Ty đã tiến hành xây dựng mạng lưới riêng của mình qua việc cấp phát môn bài.Nhà máy bán trực tiếp thuốc phiện phải có thẻ môn bài của các ty trực quản mới được hoạt động.Một nhật báo năm 1866 miêu tả tiệm hút ở Chợ Lớn và hậu quả của việc lạm dụng loại ma túy này, các tiệm hút thuốc phiện là những cơ sở do người Hoa điều hành và được cấp thẻ môn bài

Vào đầu thế kỉ, chính sách độc quyền hy vọng bỏ qua những mối trung gian Các sở thuế đoan đã thiết lập các trạm trên toàn bộ lãnh thổ, đây cũng là những kho chứa hàng của Ty và Ty định sử dụng chúng để sử dụng cung cấp trực tiếp cho những người bán lẻ, bằng cách đó họ sẽ được giải thoát khỏi sự giám hộ của những người buôn bán Để tránh tăng các điểm bán hàng và điểm tiêu thụ thuốc phiện, vào năm 1895, chính quyền đã lập ra những thẻ môn bài phải trả tiền đối với việc bán lẻ và các tiệm hút Tuy nhiên, việc phân bố những người bán lẻ trên lãnh thổ được tiến hành khá đều đặn

Xuất phát từ quan điểm coi thuốc phiện như một nền công nghiệp, chế

độ độc quyền là một xí nghiệp liên hợp được trang bị bằng một mạng lưới buôn bán không mang tính điển hình Ngoài một mạng lưới các nhà buôn bán

và bán lẻ, cần phải thêm vào sự cung ứng của cơ chế độc quyền và việc chế

Ngày đăng: 23/12/2019, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Cửu Đức(2005), Chủ nghĩa thực dân Phương Tây và tệ nghiện thuốc phiện ở Châu Á, Viện thông tin khoa học xã hội, Thông tin khoa học xã hội số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa thực dân Phương Tây và tệ nghiện thuốc phiện ở Châu Á
Tác giả: Nguyễn Cửu Đức
Năm: 2005
3. Dương Văn Huy(2011),Gạo và thuốc phiện: Nghiên cứu về hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, nghiên cứu lịch sử số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gạo và thuốc phiện: Nghiên cứu về hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Tác giả: Dương Văn Huy
Năm: 2011
6. Nguyễn Thị Nga(2016), Phòng chống thuốc phiện dưới thờiNguyễn giai đoạn 1802-1883, H-Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống thuốc phiện dưới thờiNguyễn giai đoạn 1802-1883
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm: 2016
10. Nguyễn Phan Quang(1994), Độc quyền thuốc phiện ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX, Viện sử học , nghiên cứu lịch sử số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc quyền thuốc phiện ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Phan Quang
Năm: 1994
12. Hoàng Kim Việt, Khi thuốc phiện là nguồn tài chính ở Đông Dương, Chủ nhật ngày 21/7/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi thuốc phiện là nguồn tài chính ở Đông Dương
17. J.s Fumival, “Colonial Policy and Practice acomparative study ò Burma and Netherlands India”, CAMBRIDGE AT THE UNIVERSITY PRESS,1948 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Colonial Policy and Practice acomparative study ò Burma and Netherlands India
1. A.W, Mc Coy (2002), Nền chính trị ma túy ở Đông Nam Á, người dịch :Phạm Viêm Phương, Nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
4. Đinh Xuân Lâm( chủ biên),Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản giáo dục Khác
5. Lương Ninh(Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh(2005), Lịch sử Đông Nam Á, nhà xuất bản Giáo Dục Khác
7. Quốc sử quán triều Nguyễn(2007), Đại Nam Thực lục, tập 2, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Khác
8. Quốc sử quán triều Nguyễn(2007), Đại Nam Thực lục, tập 3, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Khác
9. Paul Doumer, xứ Đông Dương, dịch giả : Nguyễn Xuân Khanh, nhà xuất bản Omega Khác
11. Nguyễn Ái Quốc(1925), Bản án chế độ thực dân Pháp,Nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
13. Philippe Le Failer, Thuốc phiện và chính quyền thuộc địa ở Châu Á từ độc quyền đến cấm đoán 1887-1940, nhà xuất bản văn hóa thông tin Tài liệu nước ngoài Khác
14. Andre Boucond(1992), Louis Boucond-Burma`s Goldentriangle on the trail of the opium warlords-Thái Lan Khác
15. Khamvoraphet, Commercer et colonnistation en Indochine 1860-1945, nhà xuất bản Les Indes Savantes, Pari 2004 Khác
16. Paul Gide( 1910),L’opium, Nhà xuất bản Recueil Sirey Khác
18. J.Pannier(1911),IutteCcntreI’opium,nhà xuất bản Librairie Africaine$Coloniale Khác
19. Tesmoignages et documents francais relatifs à la colonisation francaise au Viet Nam-chứng cứ và tư liệu Pháp liên quan tới chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam,H-1945Tài liệu web Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w