CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945)
2.2. Nhận xét về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp
2.2.2. So Sánh hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp với một số nước khác
Thực dân Anh
Trong hoạt động buôn bán thuốc phiện thực dân Anh và Pháp đều có những nét tương đồng:Cả thực dân Pháp và Anh đều coi hoạt động buôn bán thuốc phiện là một trong những hoạt động chính trong chính sách đối ngoại về kinh tế của mình.Cả Anh và Pháp đều sử dụng thuốc phiện để đầu độc dân chúng bản xứ.Ở các thuộc địa của Anh và Pháp thì cứ 1000 làng thì có 1500 đại lí bán lẻ thuốc phiện[25].
Việc bóc lột thuộc địa đem lại nguồn lợi lớn cho Anh và Pháp.Đặc biệt là nguồn lợi từ thuốc phiện mang lại. Nhưng hệ quả muốn đề cập ở đây chính là tính ăn bám và thối nát chính quốc ngày càng bộc lộ rõ hơn ở mặt bóc lột thuộc địa. Việc độc quyền mọi vấn đề kinh tế thuộc địa khiến nền kinh tế chính quốc ngày thụ động hơn. Chỉ chú trọng vào thuộc địa mà quên đi hay giảm bớt tính cạnh tranh giữa các nước đế quốc. Đó là tình trạng Anh, Pháp mắc phải. Tóm lại, thuộc địa và những chính sách của Anh và Pháp ở thuộc địa đã khiến cho tính ăn bám, thối nát, mất sự cạnh tranh của nền kinh tế hai đế quốc này bộc lộ rõ. Đó là một bản chất của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản nói chung.
Tuy nhiên trong chính sách buôn bán thuốc phiện giữa Anh và Pháp có sự khác biệt: Anh thực hiện việc buôn bán thuốc phiện thông qua việc thu mua gián tiếp. Thì thực dân Pháp lại trực tiếp bán thuốc phiện cho các nhà bán lẻ có môn bài.
Thực dân Pháp và Anh có mối quan hệ ràng buộc trong hoạt động buôn bán thuốc phiện. Mặc dù quan hệ Anh-Pháp căng thẳng, song mặt trận này
49
vẫn tồn tại và vẫn triển khai kế hoạch chống lại sự tham vọng của Hoa Kì muốn coi thuốc phiện như là 1sự hợp tác quốc tế.Ngoại giao thuốc phiện trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Anh quốc . Nước Pháp có thể chấp nhận độc quyền của Anh Quốc khi nó liên quan đến người nghiện hút ở các thuộc địa . Anh trở thành nước cung cấp thuốc phiện cho Pháp.
Thị trường buôn bán thuốc phiện của Anh Quốc rộng hơn và phức tạp hơn so với người Pháp. Anh nắm quyền khuynh đảo biến nó thành 1 thị trường của riêng mình, một cách hợp pháp.
Thương nhân Trung Hoa
Người Trung Quốc đã biết sử dụng thuốc phiện qua nhiều thế kỉ , đầu tiên thuốc phiện được dùng để chữa bệnh, kế đến là qua một thời kì mà những người học sĩ có hói quen dùng thuốc phiện vì nó đem lại cho họ niềm khoái cảm gợi ý ngẫm nghĩ về cuộc sống và từ đó tràn ra mọi tầng lớp trong xã hội.
Năm 1800, việc nhập cảng thuốc phiện lại bị ngăn cấm lần nữa, nhưng bị lẫn lộn bởi các phương tiện và quyền lợi sẵn có trước đây của công ty Anh- Ấn mà từ năm 1773 đã giành được phép độc quyền nhập cảng thuốc phiện vào Trung Quốc một cách rộng rãi.
Công cuộc chống nhập thuốc phiện vào Trung Quốc thành công vào năm 1838, qua cuộc chiến tranh thuốc phiện (OpiumWars). Hoàng gia Trung Quốc thiêu hủy 23.000 thùng thuốc phiện tịch thu trên một chiếc tàu của công ty Anh-Ấn, Anh quốc khai chiến với Trung Quốc. Nước bại trận trong chiến tranh thuốc phiện là Trung Quốc, buộc lòng phải kí hòa ước Nam kinh vào năm 1842, người Anh có quyền vào buôn bán trên 4 cảng chính ở Trung Quốc và sát nhập Hương Cảng(Hồng Kông) vào thuộc địa Anh.
Kể từ đó, việc nhập cảng thuốc phiện vào Trung Quốc Phát triển một cách nhanh chóng. Lượng thuốc phiện tràn vào Trung Quốc ngày càng tăng
50
lên. Năm 1880 con số này đã lên đến 6.000 tấn. Trong các địa giới của tầng lớp phong kiến và địa chủ quân phiệt đã bắt đầu trồng cây thuốc phiện nhằm
“tích luỹ của cải”. Trung Quốc đã trở thành nước trồng cây thuốc phiện lớn nhất thế giới, sản lượng thuốc phiện trung bình hằng năm trong thời gian từ 1904 – 1908 là khoảng 100.000 tấn. Cộng với số thuốc phiện nhập vào từ Ấn Độ, Iran là 300 tấn một năm, Trung Quốc đã trở thành đất nước của những con nghiện. Ma tuý đã cuốn hút tất cả mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi, ở thành thị cũng như ở nông thôn và vùng hẻo lánh.
Việc sản xuất và chế biến thuốc trong nước Trung Quốc cũng phát triển nhanh theo đà nhập cảng, nguyên cả vùng Vân Nam trồng duy nhất cây thuốc phiện. Số người tiêu thụ thuốc phiện ở Trung Quốc ngày càng tăng lên.Theo đà phát triển kinh tế thuộc địa, dòng di dân Trung Quốc ra nước ngoài bắt đầu diễn ra với quy mô nhỏ vào cuối thế kỷ 18, tăng dần vào giữa thế kỷ 19 và trở thành một trào lưu ồ ạt vào đầu thế kỷ 20. Phần lớn người Hoa đến các nước Đông Nam Á, nơi rất dễ tìm công ăn việc làm. Thuốc phiện và việc sử dụng thuốc phiện đã lan truyền rộng khắp thông qua mạng lưới người Hoa di cư và mối liên hệ của họ với quê hương bản quán. Nguy cơ càng lớn khi việc sử dụng thuốc phiện đã vượt ra khỏi cộng đồng người Hoa. Đến cuối thế kỷ 19, những tiệm hút công quản trở nên phổ biến ở mọi quốc gia và thuộc địa ở Đông Nam Á để đáp ứng một thị trường tiêu thụ ngày càng lớn trong những cộng đồng người Hoa, Thái, Myanma, Việt Nam, Malaysia.
Như vậy qua so sánh với Trung Quốc có thể thấy:
Thứ nhất: Hoạt động buôn bán thuốc phiện của Trung Quốc có từ rất sớm, có trước khi người Pháp đưa thuốc phiện vào Việt Nam buôn bán.Trước khi Pháp đem thuốc phiện vào buôn bán thì những thương nhân người Hoa đã chiếm lĩnh trưng ở thị trường nàyvà thực dân Pháp đã phải giành quyền lĩnh trưng ở khu vực này với Trung Hoa
51
Thứ hai: Trong thời gian đầu, hệ thống độc quyền ở mọi nơi đều giống nhau:Ông chủ thực dân do không đủ sức cai quản nên đã cho những ông thầu Trung Hoa đứng ra thầu những chi nhánh độc quyền. Những chi nhánh này thu được một số tiền nhất định nhưng cái chính là nó đã cho phép người Trung Hoa được tự do định đoạt biểu giá theo sự may rủi của một thị trường hàng lậu. Việc buôn lậu thuốc phiện Trung Hoa thường bị thuế quan gây trở ngaị bởi vì những người này sẽ có lợi khi họ ngăn cản. Nhưng nếu như ở Đông Dương, chi nhánh độc quyền hoạt động vì lợi ích của chính quyền thì mạng lưới của các thương gia Trung Hoa lại tự biến thành mạng lưới vừa phân phối vừa buôn bán để rồi khi vừa đủ mạnh họ sẽ thâu tóm lại. Như vậy trong hoạt động buôn bán Trung Hoa có những biện pháp buôn bán tinh vi hơn so với người Pháp.
Thứ ba: Do hoạt động buôn bán thuốc phiện ở trung Hoa có từ sớm, nên Phần nào đó thị trường buôn bán của Trung Hoa được mở rộng hơn so với Pháp.Thị trường thuốc phiện của Trung Hoa chi phối toàn bộ thị trường thuốc phiện của thế giới
Thứ tư: Thuốc phiện tràn vào Trung Hoa với một số lượng lớn, và dễ được tiếp nhận, Trung Hoa trở thành nước có diện tích trồng cây thuốc phiện lớn nhất thế giới.Không giống như Trung Hoa,Pháp khi nhập thuốc phiện vào Việt Nam phải mất một thời gian mới được tiếp nhận. Số lượng thuốc phiện của Trung quốc nhập là rất lớn 90.000 thùng vào năm 1800.