Giai đoạn hình thành và phát triển hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1930)

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở việt nam(1861 1945) (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945)

2.1. Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam

2.1.1. Giai đoạn hình thành và phát triển hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam(1861-1930)

Năm 1887, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược Việt Nam sau khi triều đình Nguyễn đầu hàng kí với Pháp 2 bản hiệp ước Hác- măng(1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884), Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. Năm 1887, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất ở Việt Nam, Pháp ra sức tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta về cả sức người lẫn của. Pháp đặt ra nhiều loại thuế để tăng cường thu thuế.

Trong các thứ thuế đặt ra, thực dân Pháp đặc biệt chú ý tới là thuế muối, rượu và thuốc phiện. Pháp nắm độc quyền thu thuế ba mặt hàng này. Trong đó, thực dân Pháp còn đứng ra công khai buôn bán mặt hàng thuốc phiện nhằm đầu độc nhân dân ta cũng như là thu lợi nhuận từ mặt hàng này.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, thuốc phiện được phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng.Ngày 28/12/1861, tướng hải quân Pháp Bonnar đã ban hành văn bản gồm 84 điều quy định việc mua bán, sử dụng thuốc phiện tại Nam Kì(thuộc địa Pháp). Theo đó, chính quyền cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua 2 cảng Sài Gòn và Chợ Lớn và thu thuế. Hàng năm chính quyền tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua bán thuốc phiện. Người trúng thầu sẽ được độc quyền nhập khẩu và bán lẻ thuốc phiện.

Thuốc phiện- sản vật nhập khẩu đặc biệt đắt giá- là mục tiêu cho các loại thuế khác nhau mà mỗi nơi tự làm theo cách của mình.Thuốc phiện nhanh chóng trở thành một sản phẩm lí tưởng trong trao đổi mậu dịch , một loại tiền trao đổi có thể giải quyết mọi sự buôn bán thuế khóa.Năm 1862, để

28

đảm bảo nguồn thu ổn định, phó đô đốc Bonard đã quyết định đánh thuế thuốc phiện để trang trải kinh phí ăn ở của quân Pháp tại Đông Dương. Và các công ty thương mại đã tham gia kinh doanh mặt hàng gây nghiện này ngay từ khi chính quyền cho phép. Đó cũng chính là điểm khởi đầu trong chuyến phiêu lưu thuốc phiện ở Đông Dương.

Khi chiếm Đông Dương, người Pháp đã biết một ngân khoản về tài chính sẽ thu được từ thuốc phiện mà sự tiêu thụ đã tràn lan rộng rãi trong dân chúng.Năm 1861, có hai người Pháp trúng thầu mở một nhà buôn thuốc phiện và trở nên giàu có.Nhà buôn sau đó được nhượng lại cho những bang hội người Trung Hoa khai tác vào năm 1864, trước là bang Quảng Tây sau là bang Phúc Kiến. Năm 1881, ông toàn quyền Le Mure de Villers quyết định đặt nhà buôn thuốc phiện vào sự quản lí trực tiếp của chính quyền bảo hộ.

Thật vậy, ông ta biết rằng nếu tiếp tục đặt nhà buôn thuốc phiện vào tay người Trung Hoa chẳng khác nào đưa cho họ nắm giữ một vũ khí nguy hiểm cho an ninh trật tự và quyền lợi của người Pháp ở Đông Dương.

Cuối năm 1881, cơ quan thuế trực thu được thành lập để đảm bảo độc quyền khai thác rượu và thuốc phiện cũng như theo đuổi việc thu thuế đánh mạnh vào thóc gạo. Vào thời điểm ấy nhà máy sản xuất và chế biến thuốc phiện được thành lập ở Sài Gòn.Thuốc phiện tiêu thụ tại Đông Dương được nhập cảng từ Ấn Độ sau khi nguồn nhập từ Vân Nam, ở Trung Quốc bị ngưng hoạt động. Còn về nguồn thuốc phiện từ cao nguyên Bắc Việt và Lào chỉ là số lượng nhập không đáng kể.

Thuốc phiện thô được vận chuyển đến nhà máy của chính phủ bảo hộ mà tất cả dân Sài Gòn đều biết. Cung cách chế biến thuốc phiện tại nhà máy chủ yếu là tinh lọc từ nhựa thuốc phiện thô qua thuốc phiện cho người hút, nghĩa là chế biến lại thành một chất đặc dẻo, loại bỏ những chất ancalôit và một số chất hồ keo trong thuốc phiện tinh có thể đem những biến chứng nguy

29

hiểm và hại sức khỏe cho người tiêu thụ. Thuốc phiện chế biến tại Sài Gòn dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương tây đã cho ta một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn các lò nấu thủ công của người Trung Hoa. Quy trình chế biến thuốc phiện hút được thường phải mất 3 ngày.

Để quản lí hoạt động buôn bán thuốc phiện, hội đồng thuộc địa đã cho thành lập ty trực quản vào ngày 28-2-1881. Ty này được tổ chức dần dần , lúc đầu ty sử dụng nhân sự của cơ sở lĩnh trưng cũ. Sau khi thiết lập sự ổn định Ty đã sử dụng nhân viên riêng của mình. Việc quản lí thuốc phiện sẽ ngày càng được mở rộng cả về những đặc quyền, đặc nhiệm ở Nam Kì, cũng như đã vươn tới những vùng đất mới. Nước Cao Miên láng giềng sẽ là bước tiếp theo để tiến tới một Ty thuốc phiện toàn Đông Dương. Mặt khác, Ty thuốc phiện có thể coi như là một công cụ chính trị, bởi vì người làm công và những viên chức của Ty sẽ là những phiếu bầu cho những người biết lợi dụng mối quan hệ với khách hàng.Sau Nam Kì là Bắc Kì, nơi mà thực dân Pháp dự định thiết lập chế độ bảo hộ thuốc phiện.Trong khi đó chính quyền cai trị Bắc Kì đã học hỏi những kinh nghiệm ở Nam Kì và họ đã tìm được phương tiện khai hóa bằng việc hình thành cơ cấu hệ thống thuế khóa, trong đó nhượng một phần vốn cho tư nhân. Sau hiệp ước 25/8/1883, đồng thời sau khi thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì, việc lĩnh trưng thuốc phiện của nhà vua đã chuyển sang tay chính quyền Pháp. Hiệp ước về chế độ bảo hộ hà khắc do người pháp đặt ra đã làm suy yếu quyền lực của hoàng tộc. Có hiệu lực từ năm 1884, sự chiếm hữu những nguồn tài chính chủ yếu nhằm đoạt được những nguồn thu nhập lớn về thuốc phiện để làm lợi cho một thế lực thuộc địa.

Việc chế biến nha phiến lúc bấy giờ là do các cơ sở thủ công của người Hoa phân bố rải rác về địa lí. Ba cơ sở chính là Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn

30

cung cấp cho việc tiêu thụ ở Bắc Kì. Nhưng tình trạng các cơ sở thủ công rải rác khắp Đông Dương không phù hợp với tư tưởng tập trung và độc quyền nữa.Vì vậy sau khi giành được quyền lĩnh trưng thuốc phiện ở Đông Dương mọi hoạt động chế biến, sản xuất thuốc phiện đã được chuyển về một nhà máy duy nhất ở Sài Gòn.Ở Trung Kì, chính quyền thực dân đã phối hợp với triều đình để lập ra chế độ khai thác t thuốc phiện.

Thực dân Pháp nắm độc quyền thương mại về việc buôn bán thuốc phiện. Vào thời kì đầu của Ty trực quản, Ty này kế tục việc lĩnh trưng mà không có trong tay mạng lưới bán và chứa hàng đầy đủ , Ty đã tiến hành xây dựng mạng lưới riêng của mình qua việc cấp phát môn bài.Nhà máy bán trực tiếp thuốc phiện phải có thẻ môn bài của các ty trực quản mới được hoạt động.Một nhật báo năm 1866 miêu tả tiệm hút ở Chợ Lớn và hậu quả của việc lạm dụng loại ma túy này, các tiệm hút thuốc phiện là những cơ sở do người Hoa điều hành và được cấp thẻ môn bài

Vào đầu thế kỉ, chính sách độc quyền hy vọng bỏ qua những mối trung gian. Các sở thuế đoan đã thiết lập các trạm trên toàn bộ lãnh thổ, đây cũng là những kho chứa hàng của Ty và Ty định sử dụng chúng để sử dụng cung cấp trực tiếp cho những người bán lẻ, bằng cách đó họ sẽ được giải thoát khỏi sự giám hộ của những người buôn bán. Để tránh tăng các điểm bán hàng và điểm tiêu thụ thuốc phiện, vào năm 1895, chính quyền đã lập ra những thẻ môn bài phải trả tiền đối với việc bán lẻ và các tiệm hút. Tuy nhiên, việc phân bố những người bán lẻ trên lãnh thổ được tiến hành khá đều đặn.

Xuất phát từ quan điểm coi thuốc phiện như một nền công nghiệp, chế độ độc quyền là một xí nghiệp liên hợp được trang bị bằng một mạng lưới buôn bán không mang tính điển hình. Ngoài một mạng lưới các nhà buôn bán và bán lẻ, cần phải thêm vào sự cung ứng của cơ chế độc quyền và việc chế

31

biến thuốc phiện. Tất cả trong một bối cảnh luôn thay đổi, khuôn khổ pháp lý được đưa ra nhưng chưa được thiết lập hoàn hảo.

Xưởng chế thuốc phiện ở Sài Gòn được xây dựng dựa theo mẫu của Batavia(Ja-Các-Ta). Xưởng(chưng cất) ở phố Paul Blanchy, ở giữa lòng thành phố(nay là phố Hai Bà Trưng), là một xưởng lớn rộng một hec-ta và có thể là quá lớn so với nhu cầu của cơ chế độc quyền. Hơn nữa, còn những khu nhà rộng chứa cả một cửa hàng chung của thuế quan cho toàn Nam Kì. Những đồ dùng khác nhau, ấn phảm và ô tô, để cạnh kho lưu trữ. Mọi thứ nằm giữa những lô thuốc phiện. Thuốc phiện thô đưa từ Bê-na-re và Vân Nam về được tinh chế liên tục tại xưởng.

Để khỏi phải phụ thuộc vào những người Hoa, chính quyền thuộc địa kêu gọi việc tuyển dụng để tìm kiếm những người bán lẻ độc lập. Chính quyền không hạn chế các phương tiện, tuyên truyền qua đường báo chí và qua các tấm áp phích viết bằng tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và chữ Hán để cho mọi người đều biết được những điều kiện cấp thẻ môn bài và số tiền hoa hồng dành cho những người bán lẻ. Mục đích được thông báo công khai là nhằm tăng số lượng những người bán lẻ và vì thế tăng được lượng hàng đưa ra bán

Trong lúc này,ở Trung Quốc đã đưa ra những điểm mới trong phong trào chống thuốc phiện, và đứng trước sự giảm nhập khẩu thuốc phiện Trung Quốc, ty thuốc phiện đã đưa ra dự kiến triển khai một cách trực tiếp sự độc quyền mua thuốc phiện của mình. Vào tháng 5/1907, một trạm thu thuế phụ đã được thiết lập ở Đồng Văn, sát biên giới. Trạm này được dành cho việc mua thuốc phiện cũng như hoạt động nhập và xuất thuốc phiện nhưng phải tránh không gây sức ép đối với dân địa phương.Lúc đầu những chỉ thị trên được truyền xuống bằng thư nhằm làm dịu bớt tính đa nghi của nhân viên thu thuế. Để có thể thu lợi nhuận cao thực dân Pháp cũng thực hiện việc buôn lậu thông qua việc trốn thuế cũng như làm giả thuốc phiện.

32

Nguồn thuốc phiện sản xuất ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương được thực dân Pháp đưa về chính quốc. Ở Pháp người ta hút cần sa giống như ở Bắc Kì.Quốc hội Pháp thì không quan tâm nhiều tới việc buôn bán sản xuất thuốc phiện này.

Thuốc phiện có mặt ở mọi hải cảng quan trọng nơi tạo nên mối dây liên hệ với khu vực Viễn Đông. Các thủy thủ vừa cập bến, quân lính từ Bắc kì về và những người Châu Á di cư tạo thành đội quân khách hàng của nhiều tiệm hút. Vì danh dự của ngành hải quân, một cuộc vận động chống thuốc phiện đã được sắp đặt. Từ đó trở đi những hải cảng phục vụ chiến tranh bị giám sát chặt chẽ, Tu-lông và Mác-xây là những hải cảng đầu tiên bị giám sát, kế đó là Bre-xto, Séc-bua và Booc-đô. Các sở cảnh sát đã thống kê chi tiết số lượng các tiệm hút ở những hải cảng này cho đến năm 1908 khi có quy chế về nhập khẩu thuốc phiện và thuốc phiện bị cấm bán.Ở Đông Dương, việc buôn lậu thuốc phiện diễn ra cả trên đất liền lẫn trên biển và cơ quan thuế đoan đã tăng thêm số lượng những con tàu có trọng tải nhỏ cho đội tàu nhỏ của mình. Hoạt động buôn lậu lúc này đó là buôn lậu sang Trung Quốc. Toàn quyền Đông Dương và Ty thuốc phiện tìm cách hạn chế số lượng thuốc phiện được đưa ra bán hàng tháng cho người mua nhằm giảm việc tích lũy hàng để xuất khẩu.

Đã thế người bán lẻ thuốc phiện lại thích đầu cơ cho thị trường Trung Quốc hơn là cung cấp cho tiêu dùng nội địa của Ty thuốc phiện. Vào năm 1918, những người nghiện thuốc phiện ở Việt Nam đã gặp những khó khăn lớn nhất trong việc tìm mua hàng cho mình tại thị trường hợp pháp.

Tháng 11 năm 1919, chính phủ Anh đưa ra một đề nghị với chính phủ Pháp liên quan tới sụ thu xếp trực tiếp việc cung cấp thuốc phiện Ấn Độcho các công ty độc quyền Đông Dương và những cơ sở của Pháp tại Ấn Độ được trình bày một cách khéo léo như là một nghĩa vụ đạo đức nhằm kiểm soát 1 cách chặt chẽ luồng thuốc phiện, người Anh đã đề nghị Pháp và các

33

công ty độc quyền vùng viễn đông kí những bản thỏa thuận trong đó cho phép Ấn Độ được là nước độc tôn cung cấp thuốc phiện cho các Ty

Ty thuốc phiện ở Đông Dương bắt đầu được đưa vào quản lí từ tháng 8-1922,toàn quyền bắt đầu xem xét lại chính sách của mình.Lệnh cấm được đưa ra từ các cuộc hội nghị quốc tế chỉ có thể được tuân thủ đối với những nhu cầu của việc thực thi chế độ độc quyền ở Đông Dương, còn việc bán thuốc phiện của Ty thuốc phiện nhằm vào tái xuất khẩu thì không thể được coi như là việc thỏa mãn những nhu cầu của sự thực thi chế độ độc quyền của người Pháp.

Như vậy nguồn thuốc phiện được Pháp nhập khẩu từ Ấn Độ thông qua thị trường Trung Hoa đến Việt Nam, ở đây thực dân pháp đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc phiện ở Sài Gòn, và việc buôn bán sản xuất thuốc phiện nằm dưới sự quản lí của các Ty, thị trường buôn bán chủ yếu cho những người nghiện ở chính quốc cũng như những người nghiện ở thuộc địa và khắp Đông Dương. Cũng nhờ thuốc phiện mà thực dân Pháp có thể thu được một nguồn lợi lớn từ việc buôn bán thuốc phiện và đánh thuế cao mặt hàng này.

Việc khai thác thuốc phiện ở Đông Dương được tiến hành dần dần tùy theo những toan tính thành lập các cơ sở lĩnh trưng rồi tới việc thành lập cơ quan quản lí trực tiếp. Nguyên tắc độc quyền được thiết lập ngay từ những ngày đầu theo gương các thuộc địa khác.Duy chỉ có cách thức khai thác là còn phải xác định và đưa vào thực hiện.

Có thể thấy người Hoa đóng một vai trò quan trọng trong thị trường buôn bán thuốc phiện của Pháp ở Đông Dương. Họ đóng vai trò là trung gian, họ có mặt trong mọi hoạt động buôn bán thuốc phiện. Để giành việc lĩnh trưng thuốc phiện thực dân Pháp phải giành giật lại thị trường buôn bán ở Việt Nam với người Hoa.

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở việt nam(1861 1945) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)