Hậu quả của hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở việt nam(1861 1945) (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945)

2.2. Nhận xét về hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp

2.2.3. Hậu quả của hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp đến Việt Nam

Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam, gây ra tác hại nhiều hơn là có lợi. Hoạt động buôn bán thuốc phiện của các Ty bị lên án nặng nề , họ đả kích mạnh mẽ sự xuất hiện của người Pháp cùng thuốc phiện.

52

Trong bản tuyên ngôn độc lập chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “ Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và danh nghĩa(…) chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”( trích tuyên ngôn độc lập) chính bằng những lí lẽ trên mà các nhà sử học Việt Nam đã lên án việc bóc lột thuộc địa về thuốc phiện của thực dân Pháp.

Về kinh tế:

Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp chủ yếu có tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam

Với chính sách buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh mẽ, nước Việt Nam vốn đã lạc hậu.Bây giờ sau chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp thì càng trở nên lạc hậu hơn. Đặc biệt với chính sách thuế khóa nặng nề, những thứ thuế mà chúng đặt ra.

Năm 1916,thời điểm ít có thuận lợi cho việc triển khai những thay đổi.

Thuốc phiện đã đóng góp 29% vào ngân sách nước Pháp, để đạt được số thu ngân sách sẽ kéo theo sự gia tăng một số loại thuế. Công cuộc chống thuốc phiện được hoàn thành ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam từ 1907 đến 1920 cho rằng việc áp dụng chính sách đánh thuế đã để lại hậu quả là giá bán 1kg thuốc phiện Bê-na-re từ 88 đồng lên 187 đồng, tăng 111%.Theo ước tính dân số Đông Dương khoảng 20 triệu người, mà số người nghiện hút lên tới 58.000 người với số lượng người hút như vậy trung bình mỗi năm, số ngân khố quốc gia phải chi trả cho những người nghiện hút thuốc phiện bị thâm hụt rất lớn.Nền kinh tế các nước Đông Dương nói chung Việt Nam nói riêng đa phần là nghèo nàn, lạc hậu. Vậy mà hằng năm phải bỏ ra một khoản tiền

53

lớn để chi trả chonhững người bị nghiện hút là rất lớn. Làm cho nền kinh tế đã nghèo lại càng nghèo thêm.

Ngoài các loại thuế cấp tỉnh đócần phải thêm vào các khoản thuế cấp thị xã đánh vào người bán lẻ và các bàn đèn của những tiệm hút. “Bodard đánh giá rằng đối với nông thôn năm 1923, thu nhập thuế thuốc phiện đã mang lại cho các nhà chức trách địa phương một khoản tiền xấp xỉ 4 triệu đô la Thượng Hải. Với ngân sách địa phương đánh giá là 13 triệu”[13;tr200]. “ Nhờ có thuế thuốc phiện mà có đủ kinh phí để trả cho 70.000 con người trong ngành hàng hải lẫn lính hải quân được đặt dưới quyền 5 vị tướng. Các vị tướng tiền nhiệm của 5 vị tướng này đã thu trước thuế ruộng đất 3 năm và phương án duy nhất để gom đủ số tiền cần thiết đó là hoặc phải thu thuế ruộng đất thêm một hoặc hai năm nữa hoặc phải áp dụng một loại thuế đặc biệt chỉ có thể đánh vào việc trồng cây thuốc phiện và phương án thứ hai này đã được chấp nhận. Những nơi nào có lính đóng quân là ở đó buộc phải nộp thuế trồng cây thuốc phiện. Chính quyền ra quyết định và quân lính là người làm cho những quyết định này được tôn trọng.Các cuộc nổi dậy xảy ra thường xuyên và tại nhiều nơi một số lượng lớn nông dân đã bị bắn chết, làng mạc bị đốt cháy”( Hội quốc liên, báo cáo hàng năm về buôn bán thuốc phiện và những loại ma túy nguy hiểm trong năm 1924. Phụ lục 3, báo cáo của cao ủy Trung Quốc. trang 13). Như vậy nhân dân ta phải oằn mình ra làm để đóng góp những thứ thuế vô lí mà thực dân Pháp đưa ra.

Nước Pháp trong chiến tranh đòi hỏi các thuộc địa của mình phải đóng góp tài chính tăng lên so với trước.ngoài số đóng góp hàng năm là 11,5 triệu quan. Đông Dương còn cần phải tìm thêm nguồn thu thuế để đóng góp thêm mỗi năm là 50 triệu quan nữa. Vậy số tiền tăng thêm đó sẽ lấy ở đâu. Không có bất cứ loại thuế nào đã từng được thu ở Đông Dương có thể đem lại sự đóng góp đủ bù vào những thiếu hụt do thất thu thuế thuốc phiện. Các loại

54

thuế gián thu khác đánh vào muối và rượu không thể nào tăng vọt quá số tiền lớn đã thu được. Để bù vào khoản thiếu hụt ấy thực dân Pháp đã cho đánh giá thuế thuốc phiện cao lên, bằng việc tăng giá bán thuốc phiện của các Ty thuốc phiện.

Với việc đầu độc người Việt Nam bằng thuốc phiện, thực dân Pháp đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, khi hằng năm những người nghiện hút phải bỏ ra một số tiền lớn để mua thuốc phiện về hút, đã ảnh hưởng lớn đến ngân khố quốc gia .Ma túy quá đắt, phu phen hay người nghèo không thể thường xuyên mua được. Chỉ có những người giàu hay khá giả mới có thể tự cấp cho mình lượng lớn nếu họ muốn. Bởi giá thuốc phiện quá đắt chỉ những người giàu có mới có tiền hút, còn những người nghèo không có đủ tiền để mua thuốc phiện phải sử dụng loại bã thuốc phiện- xái ba. Loại thuốc này không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường những người này do không đủ tiền mua thuốc hút, họ thường bị những cơn nghiện hành hạ, làm cho cơ thể gầy yếu nhanh chóng.

Đông Dương phải tạo ra được công cụ tài chính cho sự độc lập của mình và nó còn phải tài trợ cho sự phát triển kinh tế của một thuộc địa còn chưa hội đủ những điều kiện tín dụng hực sự. Công cụ này có tên là ngân sách chung.

Ngân sách này để lại cho các ngân sách địa phương những khoản thu từ các loại thuế trực thu đánh vào việc tiêu thụ. Sự phân biệt như vậy nhằm tăng cường đặc quyền tự quản ngày một lớn cả trong việc thu thuế lẫn trong việc chi tiêu ở địa phương. Đồng thời, ngân sách liên bang tập trung những khoản thu nhập dành cho lợi ích chung của cả liên bang, phụ thuộc trực tiếp vào quyền lực chính trị, cũng tức là viên toàn quyền. Sự giải phóng của thuộc địa này do mâu thuẫn áp đặt có tính chất tài chính hơn là chính trị. Nó cho phép tạo ra những phương tiện để xây dựng những công trình của đế quốc. Chúng đánh thuế một cách máy móc vào việc tiêu thụ thuốc phiện vốn đã không

55

giảm đi được, vả lại không theo tỷ lệ với những thăng trầm của hoạt động kinh tế với khả năng đóng góp của cá nhân.Tính chất nhẫn tâm của những thứ thuế gián thu này ngày càng tăng lên bởi vì việc thu thuế đó trong khung cảnh của chế độ độc quyền trực tiếp lại do chính những viên chức người Pháp thực hiện . Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người bản xứ đóng thuế và chính quyền thực dân Pháp kèm theo sự kiểm soát thường xuyên, những sự tịch thu , những lần khám nhà và các biện pháp cưỡng bức khác đã nhũng nhiễu dân chúng vốn chưa quen với kiểu thu thuế này.

Người đóng thuế đã thể hiện trực tiếp sự bất bình của họ với nhà thực dân- người thu thuế được nhìn thấy tận mắt,trong khi đó những thứ thuế trực thu luôn luôn do các quan lại thực hiện. Sự vòng vèo này không làm lu mờ được hình ảnh của các nhà chức trách Pháp. Việc lựa chọn đối với kiểu thu thuế trực tiếp này có nguy cơ đưa đến những cuộc nổi dậy chống thuế đối với chính quyền thuộc địa. Sự cân nhắc này dẫn đến nguy cơ những cuộc nổi dậy chống thuế đối với chính quyền thuộc địa.Nguy cơ này ngày càng tăng lên khi thu lợi nhuận cao thu được từ những sản phẩm thiết yếu với giá sản xuất thấp sẽ làm cho chúng ngày càng đắt lên, làm cho chúng trở thành món hàng xa xỉ.

Việc thu thuế được chia làm 2 loại: Thuế gián thu dành cho ngân sách chung và thuế trực thu dành cho ngân sách địa phương với 2 nền hành chính riêng biệt. Cũng có thể giao việc thu thuế gián thu cho các quan chức, viên chức, chủ tịch họ sẽ nộp lại cho ngân sách chung. Thông qua những chính sách thuế khóa này, người ta hiểu rằng viên toàn quyền muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ việc quản lí những khoản thuế gián thu cũng như tính cứng nhắc của chế độ này

Như vậy với những thứ thuế mà thực dân Pháp đặt ra đã làm cho ngân khố Đông Dương cũng như Việt Nam trống rỗng

Về xã hội

56

Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đặc biệt với chính sách khai thác về thuốc phiện đã có những tác động đến xã hội Việt Nam:

Nó làm cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội ngày càng cách biệt, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Những người giàu thì có nhiều tiền thì hút thuốc phiện loại xịn, còn những người nghèo thì phải dùng lại bã thuốc phiện của những người giàu, hay còn gọi là xái-ba loại thuốc phiện này thì không đảm bảo về sức khỏe. Một cuộc điều tra các tầng lớp xã hội nghèo nhất đã cho thấy có chứng nghiện hút rất lớn trong các nhà máy và đồn điền. “Ở Đông Dương cũng như toàn bộ Châu Á, câu hỏi được đặt ra là để hiểu xem liệu nghiệp đoàn công nhân, mà tất cả đều nhất trí thừa nhận là véc-tơ truyền bệnh nghiện thuốc phiện có thể được xem như một nhân tố nặng tội hơn không.

Phải chăng thuốc phiện đã được những người da vàng sử dụng để giao những người cu-li dễ bảo về mặt thể xác thì phụ thuộc vào ma túy cho các chủ đồn điền và đốc công các công trường lớn”[13;tr266].

Tệ nghiện hút thuốc phiện tác động đến xã hội: Người cu-li nghiện hút xài phí 40 đến 70% lương vào các tiệm hút, nơi các bệnh giang mai, lao phổi và chảy mủ một cách ngẫu nhiên. Tệ nghiện thuốc phiện khiến cơ thể người nghiện gầy gò, ốm yếu.Việc nghiên cứu các số liệu liên quan đến nghiện thuốc phiện vẫn còn gặp khó khăn. Dường như không có một nghiên cứu y tế đặc thù nào được thực hiện theo hướng này để tính một cách chính xác số lượng những người nghiện phải nằm viện.

Ngoài ra chứng nghiện thuốc phiện thay đổi hệ thống phân định, chuyển từ vị trí “bệnh xã hội” sang “ngộ độc” và cuối cùng sang cách gọi rộng hơn “ các bệnh khác nói chung và nhiễm độc mãn tính”, điều đó dẫn đên việc đánh đồng với các nạn nhân của chứng nghiện rượu. Trong khi phần lớn những người nghiện bị nhiễm độc có thể chết ở một ngôi nhà nào đó không tên tuổi và để tránh được điều tiếng nhục nhã, gia đình họ giấu nguyên nhân thực sự

57

dẫn đến cái chết. Hơn nữa, người nghiện không chết vì thuốc phiện như dùng quá liều mà là vì những căn bệnh phát sinh từ thể trạng yếu của người đó, thường dẫn đến sự nhầm lẫn cái chết, người ta không xác định được nguyên nhân của cái chết.Một nhật báo năm 1886 miêu tả tiệm hút chợ Lớn và hậu quả của việc lạm dụng lạo ma túy này: người hút thuốc phiện cuối cùng sẽ đạt đến cảnh giới mà tinh thần của họ được giải phóng hoàn toàn khỏi những khổ não trần thế và chìm vào trạng thái lâng lâng và đê mê lạ lẫm, khoan khoái.

Lạm dụng thuốc phiện về lâu dài sẽ tàn phá cơ thể người hút thuốc phiện thâm căn cố đế sẽ sút cân nhanh chóng, cơ thể khô đét lại, và sở hữu tướng mạo đặc biệt rất dễ nhận biết dù khoảng cách rất xa. Nếu lạm dụng thuốc phiện quá lâu, thì cái chết là điều không thể tránh khỏi.

Tỷ lệ % được tính so với toàn bộ người nhập viện và chết vì thuốc phiện từ năm 1935-1943

Năm Số người vào viện Số người chết Người

Âu

Bản xứ

Tổng % Người Âu

Bản Xứ

Tổng %

1935 3 261 264 ? 1 66 67 ?

1936 6 310 316 ? 0 81 81 ?

1937 5 381 386 0,1 1 122 123 6

1938 0 391 391 0,1 0 141 141 6

1939 6 242 248 ? 0 87 87 ?

1941 19 422 441 0,1 0 153 153 0,9

1942 36 269 305 0,1 0 92 92 0,2

1943 30 693 723 0,2 1 262 263 1,1

[13;tr268].

Như vậy qua bản thống kê có thể thấy số người nhập viện và chết vì thuốc phiện chủ yếu là những người bản xứ.

Tệ nghiện thuốc phiện khiến cho gia đình mâu thuẫn, những người con mất cha, vợ mất chồng. Gia đình li tán chỉ vì nghiện thuốc phiện.Thực dân Pháp dùng thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta.Hình ảnh bàn đèn thuốc phiện

58

trở thành hình ảnh phổ biến ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với tỉ lệ người nghiện hút thuốc phiện ngày càng tăng.

Năm 1869, một tờ báo Sài Gòn cho biết: Nhiệm vụ của người Pháp khi kinh doanh việc mua bán thuốc phiện ở đây, không phải là tự mình đầu độc dân chúng, mà là để việc này cho những nhà thầu thuốc phiện làm, chúng để tự những người nước mình đầu độc dân tộc mình.Từ lâu, ma túy đã được coi là mối hiểm họa của hân loại. Vậy mà thực dân Pháp lại dùng thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta.

Tệ nghiện hút thuốc phiện đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt xã hội của đất nước ta, trước khi có sự hiện diện của người Pháp ở Đông Dương, thuốc phiện chỉ là thứ yếu, nhưng từ năm 1862 nó đã trở thành tệ nạn xã hội, thâm nhập vào mị tầng lớp nhân dân từ người giàu đến người nghèo,các tiệm hút thuốc phiện được mở nhiều hơn cả trường hoc. Những người dân Việt Nam đê mê chìm đắm trong khói thuốc phiện, làm cho nòi giống suy nhược. Một dân tộc không thể phát triển vững mạnh bởi khói thuốc phiện.Điều đó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc ta.

Tiểu kết chương 2

Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp diễn ra khá phức tạp. Có sự móc nối giữa các nước như Trung Quốc, Anh, Pháp để thu lợi nhuận. Trong khi ở Việt Nam thì thị trường buôn bán thuốc phiện chủ yếu do người Hoa lĩnh trưng, nhưng sau đó thực dân Pháp đã nắm độc quyền ở thị trường này. Thực dân Pháp đã cho thành lập các Ty thuốc phiện để quản lí các hoạt động buôn bán thuốc phiện ở đây, các thương nhân muốn buôn bán thuốc phiện phải có thẻ môn bài của các Ty thuốc phiện bán ra, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà máy sản xuất thuốc phiện ở Sài Gòn.

59

Thực dân Pháp đã thu được lợi nhuận rất lớn từ hoạt động buôn bán thuốc phiện này các khoản thu từ thuốc phiện chiếm khoảng 25% ngân sách Đông Dương. Với nguồn lợi nhận này thực dân Pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động sản xuất thuốc phiện. Để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân dân ta, làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng lệ thuộc vào Pháp, làm suy nhược giống nòi của dân tộc ta,gây mất mĩ quan nề văn hóa dân tộc. Mặc dù chính quyền đã có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn bán thuốc phiện, nhưng nạn buôn bán thuốc phiện vẫn diễn ra.

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân pháp ở việt nam(1861 1945) (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)