CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM(1861-1945)
2.1. Hoạt động buôn bán thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam
2.1.2. Giai đoạn suy yếu(1930-1945)
Liên quan đến việc thu mua thuốc phiện của Ty thuốc phiện Đông Dương mong muốn của người pháp là đàm phán với Ấn Độ việc mua trực tiếp thuốc phiện không qua đấu giá song Ấn Độ không muốn vi phạm quy định của mình và cũng không muốn tạo thành một tiền lệ để lại những hậu quả nặng nề. Các công ty độc quyền Châu Á khác cũng sẽ đòi hỏi được đối xử như vậy. Quá trình cung cấp thuốc phiện của Ấn Độ cho Đông Dương đã cho thấy sự có mặt của một loạt những kẻ trung gian, những kẻ đã lợi dụng việc chuyển vốn để gây áp lực lên chính phủ toàn quyền.
Thuốc phiện ở Đông Dương còn được xuất sang Ấn Độ. Dưới đây là bảng thể hiện việc cung ứng cũng như nhập khẩu thuốc phiện giữa Ấn Độ và Đông Dương
Bảng giá trị thương mại giữa Ấn Độ và Đông Dương( Tiền Đông Dương,đơn vị:$)
Năm Mua thuốc phiện Nhập thuốc phiện ở Ấn Độ
Xuất sang Ấn Độ
1932 26318 34826 10545
1933 0 6155 7084
1934 19429 26204 32099
Nguồn: Bảng thống kê ngoại thương của Đông Dương,Hanoi,IDEO, 1934[13-tr224].
Việc Ấn Độ giữ độc quyền thị trường thuốc phiện, không thể tránh được đối với những Ty quản lí Viễn Đông trong khuôn khổ hợp pháp, là đối tượng của những sự chỉ trích. Các thuộc địa không tự sản xuất được thuốc phiện, dù là với số lượng rất nhỏ như Đông Dương đã phải tiến hành những cuộc mặc cả đôi khi rất khó khăn để đạt được mục đích. Đông Dương không
35
hề thông báo về việc tái xuất khẩu như vậy trong bản khai báo của riêng mình dẫn đến sự can thiệp của nước Anh vào thị trường này
Cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, làm cho thuốc phiện của các Ty độc quyền ngày càng mất giá, đặc biệt là loại thuốc phiện Bê-na-re. Số lượng thuốc phiện bán ra ngày càng giảm kéo theo sự tồn đọng ngày càng nhiều gây ra nguy cơ thiệt hại về tài chính. Do đó Ty đã đưa vào Đông Dương, một mặt hàng thuốc phiện mới được gọi là
“Dragon”( con rồng) được bán trên toàn bộ lãnh thổ và được dùng với dạng trộn lẫn với nha phiến Ấn Độ ở các kho hàng. Ban đầu nó đươc định giá bán theo nghị định là 220 đồng/1 kg, với giá bán này quá cao nên không được phổ biến trong dân chúng.Năm 1936, chính quyền đã phải hạ giá thuế xuất và bán loại “ Dragon” xuống ngang với giá bán ở địa phương là 190 đồng/ 1 kg[13;tr250].
Ph.LeFailler cảnh báo rằng hệ thống độc quyền của Doumer đã đảm bảo tự chủ về mặt tài chính cho Đông Dương bằng nguồn thu trừ thuốc phiện nhưng không thể tồn tại lâu dài. Hệ thống này bắt đầu suy giảm từ 1931, vì nguồn thu từ thuốc phiện không đủ để hoàn trả công trái ở thuộc địa. Điển hình là năm 1937, một mặt do khủng hoảng kinh tế 1931-1934, mặt khác do nguồn thu từ thuốc phiện giảm, không đủ để trả nợ.
Để cung cấp thuốc phiện cho các Ty độc quyền, cũng như để cho nhà máy chế biến thuốc phiện ở Sài Gòn hoạt động. Ty đã tiến hành việc mua thuốc phiện ở nước ngoài cũng như ở Lào, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã gây ảnh hưởng đến nền chính trị- ngoại giao, điều đó không thuận lợi cho các hoạt động buôn bán.Hơn nữa với sự biến mất của việc bán đấu giá ở Can- Cút- Ta, thị trường thuốc phiện không được đảm bảo như trước nữa. Do đó, Ty độc quyền buộc phaỉ tự cung cấp từ nguồn hàng của những người Lào, hay phải mặc cả từng đợt với Thổ Nhĩ Kỳ
36
và I-ran, là những bạn hàng hợp pháp duy nhất. Tuy nhiên, thuộc địa vẫn đợi cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Châu Âu.Để mua hàng ở Ba Tư trong thời kì khủng hoảng, nước Pháp dự định trả bằng hiện vật tất cả hoặc 1 phần giá trị hàng giao, nhưng họ đã không thành công trong việc trao đổi hàng đó.
Việc trước mắt của các Ty thuốc phiện ở Đông Dương là phải giải tỏa thuốc phiện Ấn Độ được cất giữ nhiều năm trong kho chưa được đưa ra bán hết. Từng bước một, Ty đã giải quyết những khó khăn của mình về dự trữ, những khó khăn này chồng chất lên khó khăn về tài chính của thuộc địa trong thời kì khủng hoảng vì hàng mua phải được trả bằng ngoại tệ. Ngay khi có dịp thuận lợi, Ty tạm dừng việc thu mua ở nước ngoài, dù phải thay đổi thành phần nha phiến và phải trộn lẫn thuốc phiện Ấn Độ với thuốc phiện Ba Tư.
Sau năm 1935, các đợt mua hàng ở Lào đã được tiến hành rất thận trọng với một sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và thuế đoan để đảm bảo được an toàn, sau một đợt mua hàng trót lọt vào năm 1936 với chất lượng thuốc phiện được kiểm nghiệm và đảm bảo, một đợt mua hàng mới đã được diễn ra vào năm 1937 với số lượng khoảng một chục tấn. Các chỉ thị đã chỉ rõ: “Thuốc phiện phải là sản phẩm của địa phương chứ không phải là thuốc phiện Miến Điện thay thế với chất lượng kém hơn”[13;tr251]. Còn thuốc phiện Vân Nam, những hạn chế đối với việc trồng cây thuốc phiện đã làm biến mất nguy cơ về một sự xuất khẩu ồ ạt vào Đông Dương.
Năm 1939, nước Pháp thử mua thuốc phiện ở I-ran nhưng không thành công vì tất cả đã được bán hết sau những đợt mua hàng ồ ạt của Nhật Bản.Ty thuốc phiện ở Đông Dương có ý định mua lại của Nhật nhưng không thành.
Do đó Ty thuốc phiện buộc phải hướng tới Thổ Nhĩ Kì để tránh bị hết hàng dự trữ. Một phần thuốc phiện được bán để gải quyết các khoản nợ ở chính quốc, lúc này nước Pháp đang sa lầy trong các cuộc chiến tranh, nợ nần nặng
37
nề.Đợt giao thuốc phiện I-ran cuối cùng được tiến hành vào tháng 3/1919 theo nhịp độ bán hàng hiện có. Ty độc quyền Đông Dương chỉ còn đủ lượng hàng lưu trữ trong 1 năm.Với một lượng tiêu thụ hàng tháng là 3800kg thuốc phiện, trong khi nguồn hàng ở Đông Dương dự trữ chỉ còn 32.700 kg không đủ cung cấp, thêm vào đó, họ còn phải tính tới chuyện nhập thuốc phiện đợt cuối cùng vào kho, nhưng đợt hàng này lại đòi hỏi cần phải có thời gian để chế biến thành nha phiến để cung cấp ra thị trường. Buộc các Ty phải sống dựa vào những nguồn hàng dự trữ rất ít ỏi còn lại trong vài năm còn tồn đọng. Sự bất đồng giữa mạng lưới bán hàng và người cung cấp hàng là điều khó tránh khỏi.
Ngay cả khi khả năng tài chính của Ty lẽ ra có thể cho phép mua hàng, như trong trường hợp xảy ra một việc không lường trước, căng thẳng chính trị hay một sự tăng hạng đột ngột cũng ảnh hưởng lớn tới những kết quả tài chính và do sự không chắc chắn về các khoản thu thuế đã ảnh hưởng lớn tới khả năng vận hành của các Ty.
Vào năm 1939, số lượng bán ra đột ngột tăng lên đặc biệt là ở các Ty ở Bắc Kỳ, dẫn đến việc điều chỉnh thuế bán hàng và việc quy hoạch lại các vùng. Sự tăng thuế sinh ra từ việc tăng giá sản xuất, thuốc phiện thô từ nay phải thanh toán bằng đồng Đô-la. Việc tăng số lượng bán đột ngột ở Bắc Kì là do có người Hoa kéo đến và buôn lậu giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành một sự quy hoạch mới các vùng.
Người ta dự đoán vào tháng 3-1940 nguồn hàng trong kho sẽ cạn kiệt, và sự cạn kiệt nguồn hàng dự trữ trong kho chỉ có thể tránh được nếu có những nguồn hàng cung cấp mới. Thuốc phiện Iran cho tới năm 1937 loại
“Dragon” trở nên phổ biến chiếm 40% được đưa vào thành phần thuốc phiện theo một tỷ lệ cao hơn và tăng dần qua các năm: “ Từ 20% năm 1937, nó lên tới 50% vào tháng 4.1938 để rồi chiếm tới 90% của thuốc phiện loại này vào tháng 5.1939. Vì 2 loại sản phẩm này chiếm 93% số lượng bán ra”[13;tr253].
38
Lúc này Iran trở thành nguồn cung cấp thuốc phiện hàng đầu cho các Ty ở Đông Dương.Những khó khăn mà các Ty gặp phải là do nguồn thuốc phiện không có sẵn ở địa phương mà phải nhập từ nơi khác đến, dù điều kiện ở Bắc kì có thể trồng được cây thuốc phiện, nhưng chỉ một số lượng nhỏ được trồng ở các tỉnh miền núi. Cũng như là việc thiếu thốn về đồng thau cần cho việc sản xuất các hộp đựng( 150 tấn) thuốc phiện ở Đông Dương. Hồi đó thuốc phiện thường được đóng vào các hộp đựng bằng đồng thau. Đó là sự bế tắc trong quá trình sản xuất thuốc phiện của nhà máy ở Sài Gòn và có thể sẽ phải đóng cửa các nhà máy này.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cắt đứt những con đường tiếp tế thuốc phiện của Đông Dương. Vì thế các Ty thuốc phiện ở Đông Dương phải huy động mọi khả năng để tự cung cấp thuốc phiện cho hoạt động mua bán cũng như việc sản xuất của các nhà máy hoạt động bình thường, và đặc biệt là ở Lào, nơi người ta bắt đầu xác định các địa điểm thuận lợi cho việc mua bán với khối lượng lớn, người ta còn tìm kiếm ở Sầm Nưa khoảng 500-600 kg thuốc phiện. Việc mua giá thuốc phiện cần phải thảo luận với chủ hàng, nhưng chính ở đây gía thuốc phiện lậu xấp xỉ 55 đồng bạc/1 kg, nhưng chất lượng thuốc phiện không được đảm bảo. Năm 1938, các nhân viên của các Ty cho hủy 1700kg thuốc phiện mà họ cho là bị pha trộn, thuốc phiện này không phải là thứ họ đã mua mà do một nhà sản xuất không nghiêm túc nào đó đưa ra, mà thuốc phiện sản xuất ở địa phương chủ yếu dành cho buôn lậu và sự gian lận về chất lượng sản phẩm. Hành động hủy phiện của các nhân viên thuế đoan làm cho nhà sản xuất quay lưng lại với thị trường hợp pháp[13;tr254].
Qua khả năng tài chính của mình, các Ty buộc phải tính toán các nhu cầu và đoán trước sự tiến triển của việc đặt hàng, rất khó để có được các
39
thông tin về hoạt động hàng ngày của các tổ chức và quy mô phát triển của hàng dự trữ. Các con số không đủ để thiết lập thành một loạt liên tiếp .
Ngay từ năm 1923, người ta quan sát được rằng số lượng chế xuất cao hơn số lượng bán ra đã dẫn đến việc tạo ra một số lượng hàng dự trữ lớn. Vào năm 1934,số này tương đương với hơn tám năm tiêu thụ.. Tại Nam Bộ trong thời gian này, số cửa hàng bán lẻ đã giảm từ 960 xuống còn 652 và các tiệm hút giảm từ 721 xuống 457[10].
Vào năm 1944,ở Đông Dương, chính quyền thực dân đã có ý định loại bỏ Ty thuốc phiện. Khi gặp phải sự phản đối của dư luận quốc tế và nhân dân trong nước, chính quyền thực dân Pháp mới tiến hành một số biện pháp để tuyên truyền, cảnh báo về thuốc phiện
Trong bối cảnh thế giới khi mà quyết định việc sử dụng một thói quen vì mục đích chính trị , đặc biệt là đối với thuốc phiện hơn là đối với 1 sản phẩm khác. Khuôn khổ của việc buôn bán ma túy như nó đã từng được đặt ra sau chiến tranh đã đạt được xác định giữa những năm 1920-1940.Từ năm 1930, trong khuôn khổ một biện pháp rộng rãi, để giảm bớt số người nghiện thuốc phiện. Các viên chức thuộc địa đặt niềm tin vào sự tiến triển của tập tục. Giáo dục bằng dư luận quần chúng đối với vấn đề nghiện, thông qua một chính sách hướng dẫn cho số đông người đồng thời dựa vào các sở thích của thế hệ trẻ đối với những trò giải trí lành mạnh khuyến khích các hoạt động thể thao và việc bỏ các thói quen như thuốc phiện của thời trước để hướng về việc học theo lối sống phương Tây.
Trong số các biện pháp được chính quyền áp dụng để phòng chống nghiện hút đó là tăng cường giáo dục. Các giáo trình giảng dạy Pháp- bản xứ trong nhà trường, ngay từ lớp cơ sở, đã có 1 chương về sự đồi bại của người hút thuốc phiện. Năm 1915 các bài về thuốc phiện và những nguy hiểm của
40
nó đã được đưa vào trong sách học, nhưng sau năm 1927, thì những cảnh báo này được phổ biến rộng rãi, trở thành bắt buộc theo nghị định.
Nhà nước đã thiết lập các cơ sở quản lí thuốc phiện cùng sự xuất hiện một phong trào quốc tế chống thuốc phiện tạo nên một sự ngộ nhận coi các cơ sở độc quyền đó như là 1 phương tiện kiểm soát, thậm chí như là một sự hạn chế cái xấu.
Nhà nước cũng đưa ra những hình phạt về tài chính để xử lí những người nghiện thuốc phiện . Chỉ có hình phạt về tài chính mới có thể ngăn chặn loại bỏ nó mà không cần đòi hỏi một sự cấm đoán hơn kém nào.
Trong năm 1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, những viên thuế đoan đã phá tan những kho thuốc phiện, chẳng hạn như ở Luông-Pha-Băng, những kho thuốc phiện đã bị ném xuống sông Mê Công. Hoạt động buôn bán thuốc phiện ở Đông Dương kết thúc khi cách mạng tháng 8 thành công thực dân Pháp tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện.