1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

67 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường vẫn chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng, cũng như những ưu điểm của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng v

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.Nguyễn Dục Quang

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này

Đồng thời tôi xin được cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, giáo viên cũng như các cháu lớp 4 tuổi A của trường Mâm non Xuân Hòa thuộc thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thành bài khóa luận này

Xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đánh giá khóa luận đã cho tôi những đóng góp chân thành, quý báu để tôi hoàn chỉnh khóa luận tốt hơn

Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019

Tác giả khóa luận

Bàn Thị Ton

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Bàn Thị Ton

Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân

tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Dục Quang Các số liệu, tài liệu

được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực và rõ ràng Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nào được công bố trước đó

Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019

Tác giả khóa luận

Bàn Thị Ton

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích của việc nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

5 Giả thuyết nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 3

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI 4

1.1 Tổng quan về giáo dục KNHT cho trẻ 4

1.1.1 Trên thế giới 4

1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 6

1.2.1 Khái niệm hợp tác 6

1.2.2 Khái niệm kĩ năng 7

1.2.3 Khái niệm kĩ năng hợp tác 9

1.2.4 Giáo dục kĩ năng hợp tác 10

1.3 Trò chơi đóng vai theo chủ đề 10

1.3.1 Khái niệm trò chơi 10

1.3.2 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề 11

1.3.3 Đặc điểm và cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề 11

Trang 6

1.3.5 Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo

nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng 16

1.4 Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi: Tâm, sinh lí của trẻ 17 1.5 Nội dung giáo dục KNHT: Những biểu hiện về KNHT của trẻ mẫu

giáo 4-5 tuổi và các tiêu chí đánh giá KNHT cho trẻ ở trong độ tuổi này 18

1.5.1 Biểu hiện 18 1.5.2 Các tiêu chí đánh giá 19

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA

TRẺ 4-5 TUỔI QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở

TRƯỜNG MẦM NON 20 2.1 Khái quát về trường Mầm non Xuân Hòa nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi nói riêng 20 2.2 Thực trạng việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua

trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa 20

2.2.1 Qua các phương pháp nghiên cứu tại trường tôi có một số nhận

xét về thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa 20 2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-

5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 21 2.2.3 Thực trạng mức độ KNHT của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi

đóng vai theo chủ đề qua sự đánh giá của giáo viên 23 2.2.4 Những biểu hiện về KNHT của trẻ 4-5 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ 26 2.2.5 Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ 27 2.2.6 Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp trong giáo dục KNHT

cho trẻ 4-5 tuổi 27 2.2.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNHT cho trẻ 4-5

tuổi thông qua TCĐVTCĐ 29

Trang 7

Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ

4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 30

3.1 Nguyên tắc xác định các biện pháp 30

3.1.1 Cần tôn trọng tính tự nguyện tự do của trẻ trong khi chơi 30

3.1.2 Cần mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi, từ đó trẻ có thể trải nghiệm nhiêu để giáo dục và rèn luyện KNHT cho trẻ 30

3.1.3 Cần phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ trong khi chơi 31

3.1.4 Giúp trẻ thiết lập điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi 31

3.2 Biện pháp 31

3.2.1 Tạo ra các tình huống để trẻ có thể giải quyết vấn đề 31

3.2.2 Tạo mối quan hệ tinh thần, tôn trọng lẫn nhau giữa người hướng dẫn với trẻ em trong khi chơi 32

3.2.3 Tổ chức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ 32

3.2.4 Kết quả thực nghiệm 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết giáo

dục kĩ năng hợp tác 22 Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò giáo dục kĩ

năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề 22 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện đặc trưng giáo dục

KNHT thông qua TC ĐVTCĐ của trẻ 4-5 tuổi 23 Bảng 2.4: Biết cùng hòa thuận với các bạn và chấp nhận sự phân công

nhiệm vụ chơi của nhóm 24 Bảng 2.5: Biết lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với bạn 25 Bảng 2.6: Hoạt động tổ chức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua

TC ĐVTCĐ 27 Bảng 2.7 Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp trong giáo dục

KNHT cho trẻ 4-5 tuổi 28

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của các cấp học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tri thức và nhân cách của trẻ cũng như của một con người

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ( Khóa VII, 1993), Hội nghị III (Khóa VII, 1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục – đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp và mục tiêu mới của nước ta đối với lứa tuổi Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ: Trí tuệ, thẩm mỹ ngôn ngữ, tình cảm xã hội”

Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non Ở trường mầm non các hoạt động hang ngày của trẻ thường gắn với các trò chơi

và thường tổ chức các hoạt động ấy thành trò chơi để trẻ tham gia một cách hứng thú và tích cực hơn

Việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non là phương thức giáo dục tích cực và phù hợp đối với trẻ Thông qua đó trẻ sẽ hứng thú, tích cực tiếp thu và từ đó hoạt động giáo dục sẽ đạt được kết quả cao

Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường vẫn chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng, cũng như những ưu điểm của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

“Họ chỉ quan tâm nhiều vào sự sáng tạo về đồ dùng đồ chơi, môi trường chơi

và cách thức tổ chức các hoạt động nhiều hơn là về kỹ năng phối hợp hoạt động nhóm của trẻ, các cô chưa có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vấn

đề xảy ra trong quá trình chơi, cùng nhau hoàn thành tốt công việc chung của nhóm Chính vì những lí do mà TC ĐVTCĐ thường mang tính rập khuôn, tẻ nhạt, mau tan rã Trẻ tham gia chơi còn vụng về trong cách xử lí các tình

Trang 11

huống và phải phụ thuộc vào người lớn nhiều nên hiệu quả giờ hoạt động TC ĐVTCĐ chưa cao.”

Chính vì những lí do trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài

“Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích của việc nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

“- Cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

- Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Tiến hành thực nghiệm ở trường mầm non.”

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

5 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu các biện pháp giáo dục đưa ra có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ hứng thú, tích cực tiếp thu Từ đó nâng cao chất lượng giaó dục và hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Trang 12

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

+ Nghiên cứu tài liệu

8 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

“- Chương 1 Cơ sở lí luận của giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi

- Chương 2 Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

- Chương 3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.”

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG

HỢP TÁC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI 1.1 Tổng quan về giáo dục KNHT cho trẻ

Cũng vào cuối thế kỉ XIX, học hợp tác được phát triển mạnh mẽ bởi đại

tá Francis Parker khi ông được giữ chức vụ quản lí các trường công ở Quycy, bang Masa chusetts Ông khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học hợp tác trong các ngôi trường và đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao[7]

Tiếp theo đó , vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, John Dewey – một nhà giáo dục Mỹ cùng các cộng sự: “Đề ra và thực thi tư tưởng dân chủ đề cao khía cạnh xã hội của việc học và vai trò của nhà giáo dục trong việc giáo dục học sinh một cuộc sống dân chủ, theo đó ông cho rằng để hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác cho người học phải thông qua các hoạt động trải nghiệm của chính người học”[7]

“Theo Fisher, qua hoạt động vui chơi trẻ có thể sáng tạo lại những nguyên tắc tình huống phản chiếu lại thế giới văn hóa thế giới văn hóa – xã hội của bản thân, chúng học cách đưa ra nguyên tắc xã hội, hợp tác với người khác một cách mạnh mẽ và thúc đẩy hành vi xã hội phù hợp việc cùng nhau hoạt động phối hợp với nhau cùng chơi với bạn trong lớp hay chơi với nhóm

sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển toàn diện”[15]

Trang 14

1.1.2 Ở Việt Nam

“Kĩ năng hợp tác cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” cũng

đã đề cập đến việc hình thành kĩ năng hợp tác qua trò chơi đóng vai theo chủ

đề, tác giả đã phân tích một cách củ thể về bản chất, cấu trúc, đặc điểm hoạt động của trẻ em Ở đây tác giả nhấn mạnh về trò chơi đóng vai theo chủ đề, trong trò chơi trẻ không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm trẻ hoặc nhiều người nhiều vai chơi cùng chơi với nhau chính điều này làm thúc đẩy

sự hợp tác ở trẻ[9].”

“Tác giả Lê Xuân Hồng (1996), trong mối quan hệ chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, tác giả đã phát hiện tính tích cực chủ động hợp tác với nhau trong khi chơi đặc biệt là giữa các trẻ không cùng một độ tuổi Chính nhờ có mối quan hệ nhiều chiều, trẻ có cơ hội thể hiện tinh thần học hỏi, hợp tác tương trợ lẫn nhau tạo cho trẻ mối quan hệ tốt, các quan hệ vui chơi, thực

tế giữa các trẻ với nhau được thiết lập một cách dễ dàng[14].”

Tác giả Đinh Thị Tứ - Phan Trọng Ngọ (2007) cũng có đề cập đến vấn đề: “Các khía cạnh của bạn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ: Vai trò của bạn đối với đứa trẻ, sự tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ mô hình kĩ năng xã hội cơ bản, phát triển cách ứng xử giữa bạn bè với nhau và mọi người xung quanh đứa trẻ ” chính vì vậy bạn bè là những tác nhân để trẻ điều chỉnh những hành vi của mình Chính sự tương tác trong khi chơi của trẻ là những điều kiện để tạo ra tính hợp tác trong mối quan hệ của trẻ Chính

vì vậy khi xuất hiện các trò chơi cần có sự giúp đỡ lần nhau thì trẻ mới có tiêu chuẩn về bạn[10]

Tác giả Lê Minh Thuận với quyển sách “Trò chơi phân vai theo chủ đề

và việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo” cũng đã có đề cập nhiều đến vấn đề hợp tác của trẻ với nhau thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi cũng đã được xây dựng hướng dẫn theo từng độ tuổi một cách chi tiết và

rõ ràng[8]

“Tiến sĩ Đào Thanh Âm đã có viết về vai trò của việc thiết lập mối quan

hệ với bạn cùng tuổi ở trẻ mẫu giáo Chính việc thiết lập mối quan hệ bạn bè

Trang 15

sẽ là điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển kĩ năng hợp tác với nhau nhất là với những trẻ cùng độ tuổi với nhau[2].”

Từ những công trình nghiên cứu trên ta thấy:“Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính xã hội hợp tác là dạng thức cao nhất trong trò chơi đóng vai giúp cho trẻ hòa nhập với nhau trong những năm tháng đầu đời ở tuổi mẫu giáo Việc nghiên cứu tính hợp tác của trẻ lứa tuổi mẫu giáo tuy đã có nhiều công trình đề cập đến nhƣng vẫn chƣa có công trình nào thực sự để tìm hiểu

và đƣa ra các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.”

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Theo từ điển Tiếng Việt (1997), “Hợp tác là cùng nhau chung sức, giúp nhau trong một công việc, trong một lĩnh vực nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích chung của nhóm”[13]

- Quan điểm thứ hai: Xem hợp tác là sự phối hợp hành động giữa các cá nhân

Theo A.N.Leontiev (1979), “Xem xét nhƣ một hình thức cộng tác và đƣợc xác định là một trong những cách thức phối hợp hành động Sự phối hợp hành động này mang tính đặc trƣng là sự thống nhất nỗ lực của các bên tham gia nhằm đạt đƣợc mục đích chung khi đồng thời giữa họ có sự phân chia chức năng, vai trò nhiệm vụ”[16]

Theo T.I.Babaeva (2012), “Hợp tác là sự phối hợp hành động giữa các chủ thể trong hoạt động chung”[12]

Trang 16

 Với các nhìn nhận như trên ta có thể đưa ra kết luận chung về hợp tác như sau: “Hợp tác là sự phối hợp hành động của các bên tham gia để cùng nhau nỗ lực đạt được mục đích chung”

1.2.2 Khái niệm kĩ năng

1.2.2.1 Kĩ năng

Có rất nhiều cách để định nghĩa về kĩ năng Các định nghĩa này thường bắt nguồn từ những góc nhìn chuyên môn và các quan niệm cá nhân của người viết Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều phải thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng các kiến thức mà chúng ta đã học được tiếp thu được qua các bài học trên lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta Kĩ năng được hình thành do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm các hành động nhất định nào đó Kĩ năng luôn có mục đích và các định hướng rõ ràng

Theo L.Đ.Leevitov nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “ Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng nó vào thực tế[16]

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kì một kĩ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định”

Từ đó ta có thể kết luận rằng kĩ năng hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi các hành động trên cơ sở hiểu biết (các kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra các kết quả mong đợi của chủ thể

Trang 17

1.2.2.2 Kĩ năng được hình thành như thế nào?

Bất cứ một kĩ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào sự khát khao những quyết tâm để hình thành nên

kĩ năng đó Ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp nhận của chủ thể, các cách luyện tập và tính phức tạp của chính kĩ năng mà chủ thể muốn hình thành Cho dù kĩ năng hình thành nhanh hay chậm thì cũng phải trải qua các bước cơ bản sau đây:

Thứ nhất chủ thể phải hình thành mục đích: Trong bước này đối với trẻ mẫu giáo cụ thể là trẻ 4-5 tuổi trẻ ở độ tuổi này thường muốn làm nhiều việc nhiều hoạt động giống người lớn trẻ thích bắt trước người lớn Trẻ thường tự trả lời câu hỏi như “Tại sao mình phải có kĩ năng này?”, “Có được kĩ năng này mình sẽ làm được những gì?”……

Thứ hai là lên kế hoạch để có được kĩ năng đó Thường thì trong bước này trẻ cũng sẽ tự làm Trẻ có thể tự lập ra những kế hoạch chi tiết và có thể

sẽ thực hiện bằng những hoạt động đơn giản như: “Bây giờ hoặc ngày mai tôi

sẽ bắt đầu thực hiện luyện tập kĩ năng đó”, “Tôi sẽ thực hiện luyện tập kĩ năng đó kết hợp với các dụng cụ như là…”

Thứ ba là cập nhật kiến thức, lý thuyết liên quan đến kĩ năng đó Thông qua các tài liệu báo chí hay một buổi thuyết trình nào đó Đối với trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi thì hầu như các kiến thức này trẻ sẽ học được

từ trên lớp hay học được bắt trước được từ bố mẹ, những người lớn xung quanh trẻ

Thứ tư là luyện tập kĩ năng Chủ thể có thể luyện tập ngay trong công việc của mình hay có thể luyện tập trong các hoạt động sống Đối vơi trẻ 4-5 tuổi trẻ thường luyện tập trên lớp, luyện tập qua hoạt động vui chơi, cụ thể trẻ

có thể luyện tập một cách hiệu quả qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Ngoài

ra trẻ có thể luyện tập ngay tại gia đình của mình với bố mẹ với anh chị em trong nhà và những người xung quanh trẻ

Cuối cùng là ứng dụng và hiệu chỉnh Để sở hữu thực sự một kĩ năng các chủ thể phải ứng dụng nó vào trong cuộc sống và công việc Với trẻ 4-5 tuổi thì việc ứng dụng của trẻ cũng rất đa dạng trẻ có thể ứng dụng, thực hiện

Trang 18

với các bạn cùng lớp của mình trẻ có thể ứng dụng các kĩ năng đó với cô giáo,

bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình của trẻ

Trẻ em luôn luôn tìm tòi và tích cực tích lũy các kĩ năng cho bản thân mình để có thể hoàn thiện bản thân, hình thành ở trẻ nhân cách sống tốt đẹp

để tự hoàn thiện mình và hòa nhập vào xã hội luôn biến đổi một cách tự nhiên

và dễ ràng đối với chính đứa trẻ

1.2.3 Khái niệm kĩ năng hợp tác

“Kĩ năng hợp tác là năng lực phối hợp hành động để cùng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung , dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã

có trong những điều kiện nhất định”[7]

“Hay ta có thể hiểu theo cách khác là: Kĩ năng hợp tác là khả năng làm việc, học tập với những người khác, đóng góp cho tập thể những ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ của mình và một phần nhiệm vụ của nhóm lắng nghe hỗ trợ và chia sẻ một cách hợp lí với nhưng người xung quanh và với những người trong nhóm của mình, giải quyết được sự khác biệt của cá nhân vì lợi ích chung của tập thể.”

Vai trò của kĩ năng hợp tác đối với trẻ 4-5 tuổi

Kĩ năng hợp tác tạo động lực cho trẻ trong quá trình trẻ vui chơi, học tập từ đó giúp cho trẻ có cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống và cũng làm cho trẻ có niềm tin và có nghị lực vững chắc hơn để hoàn thành được những nhiệm vụ của bản thân đứa trẻ

Kĩ năng hợp tác giúp trẻ khẳng định được vai trò của bản thân mình đối với bạn bè và tập thể qua đó trẻ được thừa nhận những khả năng , năng lực nhất định của mình

Tất cả các trẻ trong nhóm đều được tham gia học tập và giải quyết các vấn đề khác nhau ngoài ra trẻ được học hỏi từ bạn bè của mình những kiến thức mà trẻ bị thiếu hụt, qua đó trẻ được cùng làm cùng học và cùng sinh hoạt

Thông qua đó sẽ tạo ra một môi trường mới cho trẻ học tập và tạo ra một bầu không khí mới giúp cho trẻ thoải mái hơn và tìm hiểu vấn đề một cách tích cực và hiệu quả hơn Cũng qua đây trẻ sẽ học được cách chia sẻ và đoàn kết với nhau

Trang 19

Đây cũng là một điều kiện quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Thông qua việc làm việc nhóm cùng hợp tác làm một bài tập giải quyết một vấn đề trẻ sẽ có những trao đổi lẫn nhau và qua đó trẻ sẽ tiếp thu học hỏi các bạn trong nhóm những từ mới mà trẻ chưa

có, trẻ sẽ chỉnh sửa ngôn ngữ cho nhau, qua việc hợp tác giải quyết vấn đề cũng thúc đẩy trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực hơn

Giải quyết vấn đề ttrong việc hợp tác nhóm giúp cho trẻ phát triển được

tư duy sáng tạo của trẻ một cách tích cực, ngoài ra phát triển khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của trẻ Khi trẻ cùng nhau giải quyết một vấn đề sẽ nảy sinh ra các ý kiến khác nhau, các trẻ sẽ đưa ra các ý kiến riêng của mình nên bắt buộc trẻ phải hình thành, sử dụng kĩ năng phân tích tổng hợp để đưa ra một ý kiến chung và chính xác nhất để có câu trả lời chính xác

Tóm lại ta có thể thấy rằng: “Kĩ năng hợp tác là một kĩ năng cực kì quan trọng để giúp cho trẻ 4-5 tuổi làm chủ được bản thân mình và chung sống với những người xung quanh đứa trẻ, kĩ năng này cũng như một năng lực của tâm lí xã hội giúp cho trẻ tự tin hơn vững vàng hơn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đứa trẻ”[1]

1.3 Trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.3.1 Khái niệm trò chơi

“Ngay từ khi còn nhỏ, trong hoạt động sống hàng ngày của mình trẻ đã lĩnh hội được một số các hành động của người lớn và sau đó trẻ thực hiện, tại tạo lại các hành động đó của người lớn.Và người ta gọi đó là những hành động chơi của trẻ.”

Trang 20

“Trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh lại một cách sáng tạo, đọc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Qua đó làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ”[5]

1.3.2 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề

“Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức mô hình hóa thế giới người lớn được đưá trẻ dựng nên và hoạt động bên trong mô hình đó Từ đó ta có thể hiểu trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ.”

“Đây là loại trò chơi chiếm vị thế trung tâm trong hoạt động vui chơi của trẻ Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ bao giờ cũng có các yếu tố: Chủ đề chơi, vai chơi, hành động chơi, tình huống chơi

Khi tham gia trò chơi này lần đầu tiên trẻ nhận ra mối quan hệ khách quan giữa người với người trong xã hội qua đó trẻ nhận ra mỗi người đều có quyền lợi và trách nhiệm riêng bao gồm cả bản thân trẻ Nhờ có loại trò chơi này trẻ dần thoát khỏi hiện tượng duy kị (lấy mình làm trung tâm) để trở thành một nhân cách riêng.”

1.3.3 Đặc điểm và cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.3.3.1 Đặc điểm

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ nhất, rõ nét nhất của trò chơi nói chung, nhưng nổi bật nhất của trò chơi này là những điểm sau đây:

“- Thứ nhất là hành động chơi của những người tham gia trò chơi này bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề nhất định Chủ đề của trò chơi muôn màu muôn vẻ, trẻ tái hiện lại những hoạt động sinh hoạt của người lớn Ví dụ như: Gia đình, giao thông, nghề nghiệp…”

“- Thứ hai là trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có vai chơi và hành động chơi Để có thể diễn ra được một cuộc vui chơi của trẻ thì trẻ cần phải ướm mình vào người nào đó để thực hiện các hoạt động của vai đó.”

Trang 21

“- Thứ ba là đây là chơi theo nhóm các thành viên trong nhóm cùng chơi, cùng hoạt động với nhau Đây là trò chơi mô phỏng cuộc sống xung quanh của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính chất riêng lẻ và đơn độc Trong xã hội hoạt động của mỗi con người đều liên quan đến những người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng liên quan đến tính hợp tác Sự hợp tác giữa nhiều người trong cộng đồng hoặc giữa nhóm này với nhóm khác là đặc trưng xã hội của loài người Bởi vậy để tiến hành trò chơi đóng vai theo chủ đề cần phải có nhiều trẻ cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau do đó một “Xã hội trẻ em” được hình thành.”

“- Thứ tư là trò chơi dóng vai theo chủ đề là nơi trẻ có thể nhập vào các mối quan hệ xã hội của người lớn Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, các mối quan hệ được bộc lộ ra rõ nét Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là nó tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chứ không phải là hành động với các đồ vật.”

“- Thứ năm trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang tính biểu trưng cao TC ĐVTCĐ luôn phản ánh những hiện thực cuộc sống xung quanh trẻ, tuy nhiên hành động của trẻ chỉ có tính chất mô phỏng lại, khái quát, tượng trưng Trong khi chơi trẻ mô phỏng lại những hành động và các mối quan hệ của người lớn, sử dụng những đồ vật thay thế mang tính chất kí hiệu tượng trưng.”

1.3.3.2 Cấu trúc

“Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề tương đối phức tạp nó bao gồm: Chủ đề, nội dung, vai chơi, hành động chơi, mối quan hệ của trẻ trong trò chơi.”

a Chủ đề và nội dung chơi

“Chủ đề chơi là các mảng hiện thực cuộc sống trong xã hội của người lớn

Nội dung chơi là các hành động của người lớn, cách ứng xử, lời nói,… của người lớn được trẻ mô phỏng vào trò chơi Phạm vi tiếp xúc với hiện thực của trẻ càng rộng bao nhiêu thì nội dung chơi, chủ đề chơi của trẻ càng phong phú bấy nhiêu.”

Trang 22

Cùng một chủ thể và nội dung chơi xong mỗi lứa tuổi lại được tái hiện

ở các mức độ khác nhau Ở trẻ 4-5 tuổi trẻ đã biết tái tạo các mối quan hệ bên ngoài giữa các vai Chính việc tái tạo các hành động ấy của vai chơi là nội dung cơ bản trong trò chơi của trẻ

Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ em đã phản ánh cuộc sống xung quanh vào trò chơi Chính vì vậy trò chơi này của trẻ có nhiều màu sắc đan xen Cụ thể như là: “Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề giao thông, chủ đề dạy học…” Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và sự phát triển của chúng

“Chủ đề chơi không chỉ phát triển theo số lượng mà còn được phức tạp hóa dần và được mở rộng ra.”Như là: “cũng là trò chơi đóng vai theo chủ đề sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ mẫu giáo bé thường chỉ thể hiện như là mẹ cho con ăn hay là mẹ ru con ngủ, còn ở mẫu giáo lớn thì mẹ còn đưa con đi khám bệnh nên nhân vật trong trò chơi không chỉ đơn giản là mẹ và con mà còn có các nhân vật khác tham gia trong trò chơi của trẻ” Như vậy cùng một chủ đề chơi nhưng ở mỗi độ tuổi trẻ lại tái tạo các mặt khác nhau của cuộc sống

Nội dung chơi khó và phức tạp dần theo độ tuổi của trẻ

+ “Ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi): Trẻ chỉ đơn giản là:”“Tái tạo những hành động của người lớn”

+ Ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): Có thêm nội dung mới là: “Mối quan

hệ giữ người với người trong quá trình hoạt động chung”

+ Ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi): Trẻ đã thực hiện một cách tôt hơn và nhuần nhuyễn hơn: “Trẻ tái tạo mối quan hệ bên trong cả về tình cảm, đạo đức….”

Vai trò của người giáo dục ở đây không những giúp trẻ có những chủ đề chơi phong phú mà còn giúp cho trẻ phân biệt được cái xấu cái đẹp, cái thiện

và cái ác Từ đó giúp cho trẻ nhìn nhận một cách đúng đắn về các hiện thực trong cuộc sống của trẻ

“ b Vai chơi và hành động chơi

Vai chơi là một phần quan trọng tạo nên trò chơi Thường thì vai chơi của trẻ có chức năng mang tính nghề nghiệp như dạy học, xây dựng, công an, bác sĩ… Đây chính là con đường giúp trẻ thâm nhập vào thế giới người lớn

Trang 23

Muốn thực hiện một vai chơi trong trò chơi trẻ nhất định phải biết được các hành động của vai chơi ấy, có thể qua quan sát hay nghe kể lại trong cuộc sống hàng ngày của trẻ Các hành động trong khi chơi chính là quá trình trẻ

mô phỏng lại hành động của người lớn bằng việc sử dụng vật thay thế Các thao tác của hoạt động chơi phụ thuộc rất nhiều vào đồ chơi của trẻ

Vai chơi sẽ quy định những hành dộng mà trẻ phải thực hiện đối với đồ vật và các bạn cùng chơi

Hành động chơi không đòi hỏi phải hoàn toàn chính xác, đúng kĩ thuật

mà nó chỉ là hành động chơi mô phỏng tái tạo mang tính ước lệ và tượng trưng cao chính đặc điểm này giúp trẻ thực hiện được hoạt động chơi với các

đồ vật khác nhau.”

“ c Các mối quan hệ của trẻ trong trò chơi

Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện hai mối quan hệ qua lại giữa trẻ , đó là mối quan hệ thực và mối quan hệ chơi

+ Quan hệ thực: Là mối quan hệ giữa các trẻ khi tham gia trò chơi Đó

là việc trẻ phải bàn bạc và đưa ra các giải pháp phù hợp cho trẻ

+ Quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, mô phỏng những mối quan hệ của người lớn trong

xã hội, như quan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa bác

sĩ và bệnh nhân trong trò chơi bác sĩ, quan hệ giữ người bán hàng và người mua hàng trong trò chơi bán hàng

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của người lớn và là phương tiện định hướng cho trẻ em vào những mối quan hệ

ấy Trong Trò chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ nét Việc thực hiện hành động của vai chơi là việc tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chơi khác nhau Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ

nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề.”

d Đồ chơi và hoàn cảnh chơi

Để cho TC ĐVTCĐ tiến hành giáo viên cần phải lựa chọn cho trẻ những đồ chơi phù hợp và có hoàn cảnh chơi an toàn đối với trẻ

Trang 24

Có hai loại đồ chơi chính:

- Loại đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, như: “Con búp bê, cái bát, cái thìa, ô tô…”

- Loại đồ chơi thay thế cho đồ vật thật Ví dụ như: “Trẻ dùng cái gối để thay thế cho em bé, dùng ghế thay thế cho ô tô, dùng gậy để thay thế cho xe đạp…”

1.3.4 Cách tổ chức thực hiện

Tổ chức chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo thường theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định chủ đề chơi: Tên trò chơi

- Bước 2: Xác định mục đích giáo dục trong trò chơi

Ví dụ:

“+ Kĩ năng hợp tác: Trẻ biết trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận với nhau về chủ đề chơi, nội dung chơi, nhóm chơi, vai chơi, cách chơi để thực hiện mục đích chơi một cách có hiệu quả Trẻ biết lựa chọn những vai chơi, góc chơi phù hợp với bản thân trẻ.”

- Bước 3: lập kế hoạch tổ chức và giám sát trẻ

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1 Gây hứng thú cho trẻ vào chủ đề chơi

Trò chuyện với trẻ về chủ đề hoặc sử dụng

các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ

2 “ Thỏa thuận về chủ đề và nội dung

- Giáo viên bao quát trẻ chú ý cách phân vai

“Trẻ làm theo yêu cầu của cô Trẻ thảo luận đưa ra chủ đề chơi và nội dung chơi

Trẻ lựa chọn nhóm chơi, về nhóm và bàn bạc với nhau để lựa chọn đồ dùng đồ chơi

Trẻ cùng nhau chia sẻ ý tưởng

và cùng nhau phân công vai

Trang 25

và quá trình chơi của trẻ

- Trong quá trình chơi giáo vien chủ động

đến các nhóm chơi để tạo ra các tình huống

để trẻ giải quyết

- Giáo viên bao quát trẻ, chú ý đến các tình

huống phát sinh trong khi chơi nhưng không

giải quyết để yêu cầu trẻ tham gia xử lí các

tình huống đó

- Giáo viên khuyến khích trẻ đổi vai chơi

với nhau và đổi nhóm chơi nếu như trẻ có

nhu cầu

5 Kết thúc

- Giáo viên cho trẻ tự đánh giá bản thân và

đánh giá các bạn chơi của mình Đánh giá

việc nhập vai chơi của mình và bạn

- Yêu cầu trẻ chia sẻ cảm xúc của mình sau

khi chơi, hỏi trẻ còn muốn đóng vai nhân vật

đó vào các buổi chơi sau hay không và vì

sao?

- Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương

trẻ, nhắc nhở trẻ sau quá trình trẻ chơi và trẻ

Trang 26

- Sự phát triển tư duy

Trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải nhập vai và thực hiện các vai chơi với đồ vật thay thế trong khi thực hiện với vật thay thế trẻ sẽ suy nghĩ và tưởng tượng về đồ vật thật Trẻ phải dựa vào những hình ảnh đã biết để thực hiện vai chơi của mình

- Sự phát triển ngôn ngữ

Trong tạp trí giáo dục có nói: “Tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình trong khi chơi, nếu không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thì nó không thể tham gia vào trò chơi Để đáp ứng được những yêu cầu này trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc”

“- Sự phát triển tình cảm

Tình cảm được từ mối quan hệ giữ người với người, trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào trong hai mối quan hệ: quan hệ thực và quan hệ chơi Trẻ nhập vào các mối quan hệ đó, từ đó tình cảm được nảy sinh hình thành và phát triển.”

Trang 27

Tri giác

Trẻ ở độ tuổi này quá trình phát triển cảm giác và tri giác phát triển một cách mạnh mẽ Cho phép trẻ định hướng vào các thuộc tính và những mối quan hệ khác

Trí nhớ

Trí nhớ của trẻ 4-5 tuổi ngày càng có tính chủ định hơn Trí nhớ của trẻ các phát triển bởi vì trong giai đoạn này yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao

Tư duy

Tư duy của trẻ ở độ tuổi này cũng phát triển mạnh Ở độ tuổi này tư duy trực quan hình tượng của trẻ đã bắt đầu xuất hiện Cũng chính vì thế mà tư duy của trẻ trở nên logic hơn giúp trẻ có thể phán đoán và suy luận

Ngôn ngữ

Trong quá trình vui chơi ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc tạo

ra các mối quan hệ trong khi chơi của trẻ Ngôn ngữ làm cầu nối giữa các trẻ trong khi chơi

Ở độ tuổi này vốn từ của trẻ không chỉ tăng lên về số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản

Trẻ 4-5 tuổi đã biết chủ động trong giao tiếp điều này khiến cho việc hợp tác của trẻ sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều Khi trẻ có vốn từ nhiều việc giao tiếp của trẻ trở nên dễ dàng hơn qua đó trẻ giao tiếp với cách bạn đồng trang lứa sẽ dề dàng và cuốn hút hơn

1.5 Nội dung giáo dục KNHT: “ Những biểu hiện về KNHT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và các tiêu chí đánh giá KNHT cho trẻ ở trong độ tuổi này ”

1.5.1 Biểu hiện

“Trẻ ở độ tuổi này thường có các biểu hiện về KNHT như sau:

+ Thứ nhất là: Trẻ biết thảo luận đưa ra các ý tưởng chơi, dự định chơi

và phân công nhiệm vụ chơi

Trang 28

+ Thứ hai là: Biết phân công, phối hợp hành động chơi, thiết lập quan

hệ chơi

Tuy nhiên việc thiết lập mối quan hệ của trẻ ở độ tuổi này còn tùy thuộc vào cảm hứng của trẻ

+ Thứ ba là: Biết lắng nghe và tuân thủ yêu cầu của nhóm chơi

+ Thứ tƣ là: Biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, trải nghiệm cùng nhau trong khi chơi

+ Thứ năm là: Trẻ biết cùng nhau giải quyết xung đột Biểu hiện này đã đƣợc trẻ thực hiện tuy nhiên đôi khi những xung đột của trẻ vẫn cần tới sự giúp đỡ của cô để có thể giải quyết một cách có hiệu quả.”

+ Tiêu chí 4 đó là: Biết giải quyết xung đột xảy ra trong khi chơi

+ Tiêu chí 5 là: Biết thiết lập mối quan hệ với các bạn cùng chơi với mình.”

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON

2.1 Khái quát về trường Mầm non Xuân Hòa nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi nói riêng

Qua điều tra chúng tôi thấy Trường Mầm non Xuân Hòa thuộc thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc là trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và hiện đại phục vụ cho việc chăm sóc giảng dạy trẻ

“Tôi đã tiến hành điều tra sơ bộ về lớp mẫu giáo nhỡ tại trường nhìn chung các cháu đều khỏe mạnh đều có tâm sinh lí phát triển bình thường và được bố mẹ quan tâm”

2.2 Thực trạng việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa

- Mục đích điều tra thực trạng: Điều tra xem giáo viên tổ chức giáo dục

kĩ năng hợp tác thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề như thế nào? Điều tra thực trạng biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề? Xác định các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các nhược điểm đó

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn và phương pháp quan sát

2.2.1 Qua các phương pháp nghiên cứu tại trường tôi có một số nhận xét

về thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa

 Ưu điểm:

“Nhìn chung nhà trường đã chú ý giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ đặc biệt là thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhà trường đã có những kế hoạch cho từng tháng, từng tuần theo chủ điểm và phù hợp với từng lứa tuổi.”

Trang 30

- “Giáo viên đã chủ động chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và cơ sở vật chất khá đầy đủ cho trẻ Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả trong trò chơi và kĩ năng được hình thành và giáo dục trong đó”

- “Trong khi trẻ thực hiện vui chơi giáo viên đã bao quát và kịp thời lồng ghép được các kĩ năng cần giáo dục cho trẻ đặc biệt là kĩ năng hợp tác cho trẻ.”

- “Giáo viên đã chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen biết giữ gìn đồ dùng

đồ chơi, trong khi chơi phải biết nhường nhịn không tranh giành với các bạn.”

 Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm trên thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

- Nhà trường vẫn chưa chú ý đầu tư cho trẻ về đồ dùng đồ chơi một cách có hiệu quả

- “Khi trẻ chơi cô chưa thật chú ý đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ Trong khi trẻ chơi cô chưa tạo ra được các tình huống có vấn đề cho trẻ

xử lí dẫn đến trẻ nhàm chán trong khi chơi và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong quá trình chơi.”

- Giáo viên đã chuẩn bị được đồ dùng cho trẻ tuy nhiên do số lượng trẻ khá đông nên vẫn còn thiếu

- Cô chưa vận dụng được trò chơi này làm phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt là kĩ năng hợp tác

- “Cô chưa lồng ghép được nhận xét trong quá trình trẻ đang chơi mà chỉ nhận xét ở cuối buổi và nhận xét chung chung không được cụ thể chi tiết.”

2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

“Tiến hành điều tra 40 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và 16 người bao gồm: Cán

bộ quản lí và giáo viên giảng dạy lớp 4-5 tuổi tại trường Mầm Non Xuân Hòa thuộc thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.”

“Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.”

Trang 31

Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết giáo

“Qua bảng 2.1 ta thấy”rằng hầu hết các cán bộ quản lí và giáo viên đều

có nhận thức rõ ràng trong việc phải“giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ trong”

độ tuổi này Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lí và giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng hợp tác về nhiều các phương diện khác nhau, thậm chí nhiều người xem nhẹ việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò giáo dục kĩ

năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2 Tạo cảm giác thân thiện với bạn bè, dễ hòa

đồng với mọi người xung quanh

3 Biết tôn trọng lắng nghe, chia sẻ cùng bạn,

biết chấp nhận sự phân công của bạn

15 93,75

4 Biết nhường nhịn trong khi chơi cũng như

chọn bạn làm thủ lĩnh

13 81,25

5 Biết nhận ra năng lực của mình và của bạn, để

phân công nhiệm vụ cho phù hợp

Trang 32

“Qua bảng 2.2 ta thấy hầu hết các giáo viên và cán bộ quản lí”đều thấy vai trò của việc giáo dục kĩ năng hợp tác thông qua trò chơi đóng vai theo chủ

đề, thấy được sự ảnh hưởng của nó đến trẻ: sự gần gũi (50%), tính thân thiện (87,5%), biết hợp tác chia sẻ(93,75%), giải quyết vấn đề (81,25%)

“ Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện đặc trưng giáo dục

KNHT thông qua TC ĐVTCĐ của trẻ 4-5 tuổi

STT Biểu hiện KNHT trong TC ĐVTCĐ Số lượng

N=16

Tỷ lệ

%

1 Biết phối hợp hành động với bạn khi chơi 14 87,5

2 Biết lắng nghe bạn khi tham gia chơi 15 93,75

3 Biết giúp bạn và yêu cầu sự giúp đỡ khi gặp khó

khăn

13 81,25

4 Biết chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm khi chơi 12 75

5 Biết phân công và chấp nhận sự phân công của

nhóm

7 Ứng xử phù hợp với bạn trong khi chơi 9 56,25

8 Thiết lập mối quan hệ trong nhóm chơi 11 68,75

9 Biết giải quyết các mối quan hệ khi chơi 10 62,5

10 Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi 13 81,25

Qua bảng 2.3 ta thấy giáo viên trong trường phần lớn đều có nhận thức nhất định về các biểu hiện đặc trưng của KNHT Tuy nhiên việc nhận biết chưa thực sự đồng bộ, chỉ tập trung vào một số các biểu hiện mang tính đặc trưng nổi trội.”

2.2.3 Thực trạng mức độ KNHT của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề qua sự đánh giá của giáo viên

Tiến hành đánh giá đối với“lớp 4 tuổi A4 trường mầm non Xuân Hòa gồm có 40 trẻ Đánh giá thông qua các tiêu chí:

- Biết cùng hòa thuận với các bạn và chấp nhận sự phân công nhiệm vụ chơi của nhóm

Trang 33

- Biết lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với bạn

Kết quả đánh giá được thể hiện qua các bảng sau:

“ Bảng 2.4: Biết cùng hòa thuận với các bạn và chấp nhận sự phân công

nhiệm vụ chơi của nhóm ”

N=40

Tỷ lệ (%)

“Trẻ luôn thảo luận cùng nhau nhiệm vụ chơi chung một

cách có hiệu quả Sẵn sàng chấp nhận sự phân công

nhiệm vụ của nhóm.”

“Trẻ hòa thuận với nhau về nhiệm vụ chơi nhưng đôi khi

còn thể hiện tính cá nhân cao, không hướng tới mục tiêu

chung Trẻ chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm

nhưng không tích cực.”

13 32,5

“Trẻ thờ ơ với việc thỏa thuận cùng nhau về nhiệm vụ

chơi, không chấp nhận sự phân công của nhóm nếu

không thích.”

15 37,5

“Qua bảng 2.4 ta thấy rằng ở tiêu chí này trẻ thực hiện được ở mức trung bình là 32,5% tuy nhiên số trẻ chỉ đạt ở mức độ thấp lại chiếm tới 37,5%.”Trong khi chơi số đông trẻ vẫn chưa thỏa thuận được với nhau về vai chơi cũng như hành động chơi, nhiều trẻ chơi theo cảm hứng không tuân theo

sự phân công sắp xếp trong nhóm chơi dẫn đến kết quả trong trò chơi đạt không cao và không đạt được các kết quả giáo dục như mong muốn

Ngày đăng: 23/12/2019, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Dương Duy An (2011) , Kỹ năng sống cho trẻ, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng sống cho trẻ
Nhà XB: NXB Trẻ
2. Đào Thanh Âm (2008), Giáo trình giáo dục học Mầm non, NXB Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học Mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Đại học sƣ phạm
Năm: 2008
3. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
4. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục 5. Bạch Văn Quế, Giáo dục bằng trò chơi, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn kỹ năng sống", NXB Giáo dục 5. Bạch Văn Quế, "Giáo dục bằng trò chơi
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn
Nhà XB: NXB Giáo dục 5. Bạch Văn Quế
Năm: 2009
8. Lê Minh Thuận (1989), Tổ chức phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách của trẻ Mẫu giáo, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách của trẻ Mẫu giáo
Tác giả: Lê Minh Thuận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
9. Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
10. Đinh Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB Giáo dục Khác
11. Đỗ Khải Hoàn – Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm – Học viện CN BCVT- Bộ Khác
12. Nguyễn Quang Uẩn ( 2001) – Tâm lí học đại cương – NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
14. Lê Xuân Hồng (1996), Mối quan hệ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ.Tiếng Anh Khác
15. Fisher, K, Hirs-Pasek, K., Golinkoff, R. M., Singer, D.G, và Berk, L. (2001) Khác
16. Leontiev, A.N (1979), Pedagogical dialogue. – M Khác
17. Slavin, R. E. (1987). Cooperative learning and cooperative school Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w