Nhóm các yếu tố chu kỳ kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của cổ phiếu ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

Nhóm các yếu tố về chu kỳ kinh tế đi vào giải thích mối quan hệ giữa tính thanh khoản của tài sản tài chính và chu kỳ của nền kinh tế. Eisfeldt (2004) đã xây dựng một mô hình mà trong đó các biến động nội sinh trong tính thanh khoản thì tương quan với các yếu tố cơ bản như năng suất và đầu tư. Khi năng suất cao, tỷ suất sinh lợi trên tài sản rủi ro cũng sẽ tăng cao và việc đầu tư vào những tài sản rủi ro này trở nên hấp dẫn hơn, dẫn đến sự tăng lên trong tính thanh khoản của tài sản rủi ro. Taddie (2007) cũng đã khẳng định kết quả của Eisfeldt thông qua nghiên cứu thực nghiệm, thừa nhận rằng có một tương quan dương giữa chu kỳ kinh tế và tính thanh khoản. Næs, Skjeltorp và Ødegaard (2008) kết luận rằng có một tương quan dương giữa mức độ hoạt động của nền kinh tế, được đo lường bởi mức thay đổi sản lượng đầu ra, và tính thanh khoản. Goyenko và Ukhov (2007) cũng chỉ ra rằng các cú sốc lạm phát cũng có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản thông qua việc tăng số dư hàng tồn kho và các chi phí gia công khác.

Hình 6.4 thể hiện mức thay đổi của GDP qua giai đoạn sáu năm từ 2007 đến 2012, đặc trưng cho mức độ hoạt động của nền kinh tế. GDP năm 2007 đang ở mức thấp đột ngột tăng cao chạm đỉnh vào năm 2008, sau đó giảm mạnh vào năm 2009 trước khi từng bước tăng trưởng trở lại vào những năm tiếp theo. Phù hợp với kết luận của Næs, Skjeltorp và Ødegaard (2008) về tương quan dương giữa mức thay đổi của GDP và tính thanh khoản của thị trường, trong những năm 2008 và 2011, khi mà mức độ thay đổi sản lượng đầu ra cao, thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng có tính thanh khoản cao theo như các phân tích bên trên. Ngược lại, trong những năm 2007, 2009, thị trường cổ phiếu Việt Nam gặp khó khăn về thanh khoản, mức thay đổi trong sản lượng đầu ra của nền kinh tế cũng giảm đáng kể.

Nguồn: http://data.worldbank.org/ (đơn vị: tỷ VND)

Hình 6.4: Mức thay đổi GDP Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2012

Hình 6.5 thể hiện biến động của tỷ lệ lạm phát qua giai đoạn sáu năm từ 2007 đến 2012. Có thể thấy rõ rằng tỷ lệ lạm phát có cùng biến động mức thay đổi GDP trong giai đoạn mẫu, phù hợp với kết luận của Goyenko và Ukhov (2007). Lạm phát biến động mạnh từ 8% năm 2007 tăng vọt lên 22% năm 2008, sau đó

- 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012

lại đột ngột giảm xuống đáy 6% vào năm tiếp theo; hai năm sau đó lại tăng lên gần như chạm đỉnh của năm 2008 trước khi trở về xấp xỉ mức ban đầu của năm 2007. Các cú sốc lạm phát dẫn đến việc nắm giữ hàng tồn kho tăng và đó cũng là một phần của GDP, thể hiện đặc trưng của chu kỳ nền kinh tế.

Nguồn: http://data.worldbank.org/ (đơn vị: %)

Hình 6.5: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2012

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của cổ phiếu ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)