1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

140 375 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ MN 34 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường MN không gian tuổi thơ Hoàn Kiếm Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

_ 

NGUYỄN HẢI YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ MẦM NON 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI

Đ NG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON KHÔNG

GIAN TUỔI THƠ-HOÀN KIẾM - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG VINH

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trải qua thời gian 2 năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu luận văn với

đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội” tại Học viện Quản lý giáo dục, tôi đã nhận

được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, được tạo điều kiện tốt nhất từ phía các thầy, cô giáo để có thể trang bị cho mình những kiến thức quý báu nhất Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bam Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, Phòng đào tạo sau đại học thuộc Học viện Quản lý giáo dục cùng toàn thể quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp học

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phan Thị Hồng Vinh, người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết và giành tình cảm yêu thương đối với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tàivà hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các cô giáo trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm - Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn

Mặc dù bản thân đã có cố gắng, tâm huyết trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp

để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính các nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Phan Thị Hồng Vinh Các số liệu và kết quả có được là hoàn toàn trung thực

Tác giả

Nguyễn Hải Yến

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 0

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

do chọn đề tài 1

2 ục đích nghiên cứu 3

hiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

Phạm vi nghiên cứu 4

Giả thuyết khoa học 4

Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc uận văn 5

C n CƠ SỞ UẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI Đ NG VAI TH O CHỦ ĐỀ 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Quản lý 11

1.2.2 Chức năng của quản lý 12

1.2 Đạo đức 13

2.4 Giáo dục đạo đức 14

1.2.5 Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 15

2 Trò chơi đóng vai theo chủ đề 16

1.2.7 Trẻ em mầm non 17

Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi 18

Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non 3-4 tuổi 18

1.3.2 Mục tiêu GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi 19

1.3.3 Nội dung GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi 19

4 Phương pháp GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi 21

1.4 Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 22

1.4.1 Mục tiêu GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 22

4.2 Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ 22

1.4.3 Cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ 23

4.4 ngh a GDĐĐ của trò chơi ĐVTCĐ 24

1.4.5 Nội dung GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 25

Trang 6

4 Phương pháp GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi

ĐVTCĐ 26

1.4.7 Yêu cầu cần đạt khi GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 27

1.5 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 28

1.5.1 Lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 28

1.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 29

1.5.3 Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 30

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 30

1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 31

Chương trình giáo dục 31

2 Gia đình 32

1.6.3 Giáo viên 33

4 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 35

1.6.5 Cộng đồng 36

T ế n 1 37

C n 2: TH C TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI Đ NG VAI TH O CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON KHÔNG GIAN TUỔI THƠ - HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 38

2.1 Vài nét về trường Mầm non Không gian tuổi thơ 38

2.2 Thực trạng GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội 39

2.2.1 Thực trạng nhận thức về vai trò và vị trí của GDĐĐcho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 39

2.2.2 Thực trạng đạo đức của trẻ mầm non 3-4 tuổi trường Mầm non Không gian tuổi thơ 41

2.2.3 Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 45

2.2.4 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 54

2.2.5 Thực trạng chỉ đạo việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 56

2.2.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 58

Trang 7

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non

Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội 59

2.5 Nhận xét chung 60

2 Ưu điểm 60

2.5.2 Hạn chế 61

2.5.3 Nguyên nhân 63

T ế n 2 66

C n 3: IỆN H QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI Đ NG VAI TH O CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON KHÔNG GIAN TUỔI THƠ - HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 67

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 67

Đảm bảo tính khoa học 67

2 Đảm bảo tínhkhả thi 67

Đảm bảo tính kế thừa 67

4.Đảm bảo tính hiệu quả 68

3.1 Đảm bảo tính thực tiễn 68

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội 68

3.2.1 Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường, tạo điều kiện, hoàn cảnh cho trẻ được bộc lộ và luyện tập những hành vi và tình cảm tốt đẹp với mọi người và môi trường xung quanh trong trò chơi ĐVTCĐ 68

3.2.2 Lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 71

3.2.3 Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi ĐVTCĐ với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, nâng cao hứng thú học tập, vui chơi cho trẻ 73

3.2.4 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho đội ngũ giáo viên 77

3.2.5 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên 81

3.2.6 Phối hợp hiệu quả giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 84

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

4 Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 86

T ế n 3 90

ẾT UẬN V IẾN NGHỊ 91

1 Kết luận 91

2 Kiến nghị 91

T I IỆU THAM HẢO 94 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Vai trò và vị trí của GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua

trò chơi ĐVTCĐ 40 Bảng 2.2: Thái độ, hành vi ứng xử của trẻ mầm non 3-4 tuổ i đối với con

người và cuộc sống xung quanh 42 Bảng 2.3: Nhận xét giáo viên về việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho trẻ mầm

non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 45 Bảng 2.4: Nhận xét giáo viên về việc thực hiện nội dung GDĐĐ cho trẻ mầm

non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 47 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về việc thực hiện nội dung GDĐĐ thông qua trò

chơi ĐVTCĐ khi trò chuyện với trẻ 47 Bảng 2.6: Nhận xét về việc thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho trẻ mầm

non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 49 Bảng 2.7: Thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-

4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 51 Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ

mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 55 Bảng 2.9: Thực trạng chỉ đạo việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non

3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 57 Bảng 2.10: Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho

trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 58 Bảng 2.11: Thực trạng các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ

cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 60 Bảng 2.12: Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến hoạt động GDĐĐ

cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ 63 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 88 Biều đồ 3.1: Kết quả chung về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 n

Giáo dục đạo đức là nội dung rất quan trọng trong nhà trường hay bất

cứ môi trường nào gày 2 tháng 0 năm 9 4 khi về thăm trường Đại học

sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã nói “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nhà trường xã hội chủ nghĩa Dạy cũng như Học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”

Điều 2 Luật Giáo dục Việt am 2009 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện của con người Những bài học ở bậc mầm non là những nét bút đầu tiên vẽ lên trang giấy trắng, nó có tác động quan trọng đến nhận thức của trẻ mà ở đó, nội dung giáo dục đạo đức tác động mạnh mẽ nhất đến trẻ Hoạt động giáo dục đạo đức đã được gián tiếp thể hiện thông qua những yêu cầu về nội dung giáo

dục mầm non Điều 23 Luật Giáo dục Việt Nam 2009 quy định:“Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; biết yêu quý anh, chị, em, bạn bè…”

Để thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và nâng cao chất ượng giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có

“Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015- 2016”,

trong đó nêu rõ:“Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động

Trang 10

tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm

“học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi…, đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ”

GDĐĐ cho trẻ mầm non có thể theo nhiều con đường khác nhau như: thông qua các hoạt động dạy học, hoạt động đầu giờ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…song, phương pháp giáo dục chủ yếu và hiệu quả nhất là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để trẻ phát triển toàn diện Qua đó, GDĐĐ cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ à con đường cơ bản và đạt hiệu quả tối ưu nhất bởi vì đây à oại trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của con người trong xã hội mà nổi bật lên là các mối quan hệ xã hội biểu hiện các chuẩn mực đạo đức giữa con người và con người

Trò chơi ĐVTCĐ có ngh a thực sự quan trọng đối với việc hình thành đạo đức, nhân cách cho trẻ mầm non Trong quá trình chơi, trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu cảm được tình người của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới đồ vật, góp phần hình thành hành vi xã hội và phẩm chất đạo đức cho trẻ

Trường Mầm non Không gian tuổi thơ đã thực hiện hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi theo nhiều phương pháp khác nhau, ồng ghép thông qua các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi theo chủ đề Tuy nhiên

do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau công tác quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ tại nhà trường chưa được thực hiện sâu sát và nghiêm túc, hoạt động GDĐĐ cho trẻ chưa được xác định rõ, chú trọng đến việc xây dựng nền nếp kỷ cương với những nội quy, bài học mang tính chất giáo huấn, chưa chú đến các hành vi ứng xử thực tế, còn mất cân bằng giữa chăm sóc và dạy Bên cạnh đó, các biện pháp GDĐĐ cho trẻ dựa trên sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thường xuyên, chặt chẽ

Trang 11

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạ ộng giáo

dụ ạ ức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ôn q a rò n vai theo chủ ở r ờng Mầm non Không gian tuổ - Hoàn Kiếm- Hà Nộ ” để

nghiên cứu

2 Mụ n n ứ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

4 Đố ợng và khách th nghiên cứu

i tư ng nghi n cứu

Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

4.2 h ch th nghi n cứu

Hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Trang 12

5 ạ v n n ứ

- Địa bàn nghiên cứu: Trường Mầm non Không gian tuổi thơ

- Khách thể khảo sát: Trẻ khối mẫu giáo 3-4 tuổi của trường Mầm non Không gian tuổi thơ

- Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

G ả ế a

Chất ượng hoạt động GDĐĐ của trường Mầm non Không gian tuổi thơ còn có những hạn chế nhất định Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó à việc sử dụng các hình thức GDĐĐ còn cứng nhắc, chưa inh hoạt, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ Nếu có những biện pháp quản đưa trò chơi ĐVTCĐ vào trong hoạt động GDĐĐ cho trẻ nhằm giải quyết các nhiệm vụ GDĐĐ thì chất ượng hoạt động GDĐĐ của trường Mầm non Không gian tuổi thơ sẽ được nâng cao

n n n ứ

Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

7 Phương ph p phân tích và tổng h p tài liệu

Được sử dụng thông qua việc tra cứu tài liệu, các chỉ thị, quyết định của Đảng và hà nước về giáo dục, GDĐĐ trong các trường học nói chung

và trường Mầm non nói riêng và các tài liệu iên quan đến vấn đề nghiên cứu

để hệ thống hóa các kiến thức nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài

7.2.Phương pháp quan s t sư phạm

Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề có iên quan đến đề tài

nghiên cứu:

 Thực trạng GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ

 Thực trạng khả năng chuyên môn của giáo viên mầm non

 Thực trạng cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơiĐVTCĐ

Trang 13

 Thực trạng những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ

7 3 Phương ph p chuy n gia

Thu thập kiến của các chuyên gia trong nh vực giáo dục, quản

giáo dục đến vấn đề nghiên cứu

7 Phương ph p điều tra bằng phiếu hỏi

Giúp thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh

từ đó có thể đánh giá được hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ

7 5 Phương ph p phỏng vấn

Thông qua hình thức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, đặt ra các câu hỏi giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về tâm lý, nhu cầu, khả năng của trẻ, yêu cầu của giáo viên trong quá trình GDĐĐ cho trẻ, từ đó có thể đưa ra những biện

pháp quản lý sát thực và có hiệu quả hơn

Chương 1: Cơ sở uận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non

3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4

tuổi thông quan trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4

tuổi thông quan trò chơi ĐVTCĐ ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

Trang 14

C n

CƠ SỞ UẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ MẦM NON 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI

Đ NG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Những tư tưởng về giáo dục mầm non nói chung và giáo dục mầm non thông qua trò chơi ĐVTCĐ đã thu hút, lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều nh vực khác nhau như: sinh học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học

Rôbe Ôoen (1771-1858) có tư tưởng giáo dục rất tiến bộ đối với giáo dục mầm non Theo ông, với trẻ mầm non cần giáo dục trẻ trung thực, cởi mở

và có tinh thần tập thể, giáo dục cho trẻ có thị hiếu lành mạnh, có cử chỉ văn hóa trong giao tiếp hàng ngày Phần lớn thời gian trong ngày cho trẻ được chơi ngoài trời, trong khi trẻ chơi, giáo viên cần ưu trẻ quan tâm đến thời tiết xung quanh, trao đổi với chúng về mọi thứ xung quanh, cho trẻ làm quen với đồ vật, giúp trẻ nắm được ngh a và công dụng của đồ vật [20]

Ph Phơ Bách ( 82-1852)- nhà giáo dục nổi tiếng của nền giáo dục cổ điển đã khởi xướng và đề xuất tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ mẫu giáo Phơ Bách đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển Theo quan điểm của ông, trò chơi à hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

và cần phải giáo dục trẻ thông qua trò chơi [20]

gười đặt nền tảng và được mệnh danh là ông tổ của giáo dục mầm non Nhật Bản- nhà giáo dục nổi tiếng Kurahashi Sôdô Ông đã vận dụng tư tưởng giáo dục trẻ tiên tiến của Ph Phơ Bách phù hợp với văn hóa xã hội

cũng như đặc điểm của trẻ em Nhật Bản Kurahashi Sôdô cho rằng “Hãy nuôi trẻ bằng tình cảm của mình”, “Dạy tâm trước khi dạy tính”, “Giáo dục mầm

Trang 15

non khác với giáo dục tiểu học Đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi giữ vai trò trung tâm Thông qua trò chơi giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ” [20]

M Môntessori (1870- 1952) là nhà giáo dục người Ý tiếp tục đi theo tư tưởng giáo dục của Ph Phơ Bách Theo quan điểm giáo dục của bà, điểm mấu

chốt là “tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ phát triển thông qua trò chơi, thông qua việc rèn luyện các giác quan, đặc biệt là xúc giác” Trẻ học thông

qua việc tương tác với các phương tiện được lựa chọn cẩn thận trong môi trường có tổ chức Bàn tay được coi như à công cụ của trí tuệ Trẻ nắm được tri thức thông qua việc thao tác với các vật liệu, các đồ vật, đồ chơi

Moontessori còn cho rằng “ Trẻ mẫu giáo chủ động tích cực học còn giáo viên trở thành đối tác nhạy cảm của trẻ, sẵn sàng giúp chúng vào những thời điểm cần thiết Giáo viên chủ yếu làm việc với từng trẻ và nhóm nhỏ trong khi

đó các nhóm khác sẽ hoạt động với vật liệu mà chúng biết” Hiện nay, các

trường mẫu giáo theo quan điểm giáo dục của bà phát triển rất mạnh ở các nước Châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Úc và hiện nay, rất nhiều các trường Mẫu giáo ở Việt am cũng đang áp dụng tư tưởng giáo dục của bà [20]

Các nhà tâm lý học, giáo dục học Xô Viết như: Vưgôtski,

A.N.Lêônchiép, A.P.Uxôva cho rằng: trò chơi ĐVTCĐ là sản phẩm sáng tạo của trẻ dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh Tuy nhiên, tất

cả những nghiên cứu này đều không thể phủ nhận rằng trò chơi ĐVTCĐ mang bản chất xã hội rõ rệt Đúng như nhà tâm học người Pháp- Henri Wallon (1879-1962) trong khi nghiên cứu về trò chơi ĐVTCĐ đã chỉ ra tính

phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ Trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng và các mối quan hệ xã hội[20]

Trang 16

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Những truyền thống đạo đức tốt đẹp từ ngàn xưa đã được ông cha ta thể hiện thông qua những câu ca dao, tục ngữ: “Bầu ơi thương ấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “ á ành đùm á rách”, trong các nhà trường từ xưa đến nay vẫn rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ v đại và vô cùng kính yêu của Đảng

và nhân dân ta- người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng đạo đức của gười đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí inh đã rất trăn trở về sự nghiệp trồng người gười đòi hỏi “tự do học tập”, “thực hành giáo dục cho toàn dân” và “ ột dân tộc dốt là một dân tộc yếu” gười đã nêu mục tiêu

học tập cho thanh thiếu niên “Học để làm việc, làm người”, “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng” Bác Hồ yêu cầu thế hệ trẻ luôn phải thấm nhuần

tinh thần làm chủ nước nhà và luôn học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng vì:

“Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không gốc thì cây héo Người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [26, tr252]

Tư tưởng đạo đức của gười được thể hiện qua các tác phẩm: Đường kách mệnh(1927), Cần, Kiệm, Liêm, Chính (1949), Nâng cao đạo đức cách mạng (1969), Di chúc (1965-1969)

Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, rất nhiều nhà khoa học đã

nghiên cứu, và viết về vấn đề đạo đức: TS Trần Kiểm có bài biết “Hình thành giá trị đạo đức đối với con em trong gia đình”(2002), tác giả Đỗ Trung Hiếu

“Một số suy nghĩ về xây dựng đạo đức mới hiện nay” (2004), PGS TS Hà

Trang 17

Nhật Thăng có bài viết“Phương hướng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay” (2002)…

Ở nước ta cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đạo đức nói chung và GDĐĐ cho trẻ mầm non thông qua trò chơi nói riêng như:

PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn “Giáo dục mầm non, những vấn

đề lý luận và thực tiễn”, tác giả đưa ra nhận định của mình về hoạt động vui

chơi, trò chơi đóng vai theo chủ đề, những đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển chung của trẻ Trong giáo trình

Tâm lý học trẻ em, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã tìm hiểu và phân tích cấu

trúc của trò chơi ĐVTCĐ ở lứa tuổi mẫu giáo (bao gồm chủ đề và nội dung chơi; vai chơi và hành động chơi; mối quan hệ qua lại của trẻ trong khi chơi;

đồ chơi và hoàn cảnh chơi…) Đồng thời, bà đã chứng minh vai trò của trò chơi ĐVTCĐ trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Một số tác giả cùng với các đề tài nghiên cứu về GDĐĐ nói chung và GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ nói riêng như:

Lê Thị Thảo với đề tài“Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Sóc Sơn -

Hà Nội thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” (20 0) đã tìm hiểu lý luận

và phân tích thực trạng hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo Sóc Sơn, từ đó đưa ra biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ nói chung và GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi ĐVTCĐ nói riêng

Tác giả Trần Mai Phương đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, từ

đó đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi hiệu quả ở trẻ thông

qua đề tài:“Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo”(2013)

Trang 18

Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo với đề tài“Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo” (20 ) cũng đã

nghiên cứu về trò chơi ĐVTCĐ và đưa ra biện pháp nhằm tổ chức, hướng dẫn thực hiện trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo

Vũ Thị Phương Thảo thông qua đề tài“Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Hải Cường - Hải Hậu - Nam Định (2013) đã àm rõ vai trò, sự tác động của trò

chơi ĐVTCĐ tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ mẫu giáo lớn Từ đó có các biện pháp tổ chức, vận dụng trò chơi ĐVTCĐ hiệu quả

Tác giả Chu Thị Hường với đề tài “Quản lý giáo dục đạo đức học sinh của Hiệu trưởng các trường Tiểu học quận Lê Chân thành phố Hải Phòng”

(2014) đã àm rõ nội dung công tác quản GDĐĐ của Hiệu trưởng các trường Tiểu học, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thịnh với đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong bối cảnh quan hệ phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội ở trường THCS Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”(2013) qua nghiên cứu lý luận về quản GDĐĐ và phân tích thực trạng

hoạt động GDĐĐ trong bối cảnh phối hợp quan hệ giữa nhà trường- gia đình-

xã hội ở trường THCS Tả Thanh Oai đã đưa ra các biện pháp quản GDĐĐ hiệu quả

Ở những công trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận và những định hướng cơ bản, quan trọng về trò chơi ĐVTCĐ và về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Các công trình tiếp cận vấn đề GDĐĐ ở những góc độ khác nhau, song nó đã góp phần xây dựng

lý luận về GDĐĐ một cách đầy đủ nhất, có ngh a quan trọng trong việc phát huy vai trò GDĐĐ trong các nhà trường Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu

Trang 19

khoa học trên của các tác giả đều quan tâm đến vấn đề nâng cao chất ượng hoạt động GDĐĐ hoặc cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻchứ chưa chú trọng đến việc phối hợp giữa trò chơi ĐVTCĐ để GDĐĐ cho học sinh mầm non Vì vậy, khi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Không gian tuổi thơ- Hoàn Kiếm- Hà Nội”, tác giả hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất ượng GDĐĐ cho học sinh mầm non thông qua ĐVTCĐ

1.2 Một số khái ni bản

1.2.1 Quản lý

Thuật ngữ “quản ” được định ngh a theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Theo Từ điển Việt Nam thông dụng (NXB GD, 1998), Quản à “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị”

F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [19, tr1030]

Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí định ngh a “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6]

Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” [21]

Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ gọc Hải, Đặng Quốc Bảo định ngh a

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [19, tr12]

Trang 20

Khái niệm này đã xác định nội dung, bản chất của quản lý:

- Có chủ thể quản tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý

- Mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu cho cả đối tượng và chủ thể quản lý,

à căn cứ để chủ thể trực tiếp tạo ra các tác động

- Chủ thể thực hiện việc “tác động” Chủ thể và đối tượng có thể là một hoặc nhiều người

Theo chúng tôi, Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra thông qua việc thực hiện 4 chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

1.2.2 Chức năng của quản lý

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nêu rõ: “Để thực hiện những mục tiêu quản lý, quản lý phải thực hiện bốn chức năng cơ bản:

Kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá”

- Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế hoạch hóa ngh a à xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương ai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa là: (a) xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; (b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu này và (c) quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết

để đạt được các mục tiêu đó [28, tr 12]

- Chức năng tổ chức: là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể cuả tổ chức [29, tr13]

Trang 21

- Chức năng ãnh đạo- chỉ đạo: bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức [15, tr13]

- Chức năng kiểm tra: kiểm tra là một chức năng của quản lý, thông qua

đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết [15, tr13]

1.2.3 ạo đức

Phạm trù đạo đức đã được nghiên cứu trong nhiều nh vực khoa học như: triết học, đạo đức học, giáo dục học, tâm lý học…với mỗi nh vực nghiên cứu, các khái niệm về đạo đức được đưa ra như sau:

Theo quan điểm của Học thuyết Mác- ênin, cơ sở của đạo đức xét đến cùng là lợi ích xã hội và quy luật phát triển của lịch sử Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những chuẩn mực giá trị đạo đức chung của con người còn có

chuẩn mực đạo đức phản ánh lợi ích, vị trí, vai trò của mỗi giai cấp.“Đạo đức

là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức Trong

xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại” [34, tr29]

Dưới góc độ Triết học “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm các nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự”[29, tr28]

Dưới góc độ Giáo dục học: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con người với con người” [18,tr18]

Trang 22

Theo tác giả Trần Đăng Sinh- Nguyễn Thị Thọ:“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [34, tr6]

Trong luận văn này, chúng tôi xin được sử dụng khái niệm về đạo đức

sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” [16,tr51]

1.2.4 i o ục đạo đức

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ ngh a xã hội, đạo đức vừa là mục tiêu, vừa à động lực của phát triển xã hội Để xây dựng xã hội mới, chúng ta rất cần những con người mới, những con người phát triển toàn diện

cả “đức” và “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên” Chủ tịch Hồ Chí inh đã từng nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả đức và tài nhưng phải lấy đức làm gốc, bởi tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức

Xuất phát từ đánh giá vai trò, chức năng của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra từ rất sớm và được mọi người đặc biệt là ngành giáo dục quan tâm Có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các tác giả về giáo dục đạo đức

“Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích,

có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục để bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội” [28, tr98]

Trang 23

Theo Giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [25, tr24]

PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra nhận định về GDĐĐ: “nói đến GDĐĐ là nói đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức bên trong, đó là

hệ thống thái độ của mỗi cá nhân đối với cuộc sống và con người xung quanh, bao gồm những tình cảm đạo đức, ý thức đạo đức… mà cái cốt lõi chính là lòng nhân ái, đồng thời rèn luyện hệ thống hành vi ứng xử tương ứng bên ngoài” [33, tr335]

GDĐĐ thực sự là vấn đề cần được mọi nhà trường, gia đình và xã hội

quan tâm Theo chúng tôi, GDĐĐ là quá trình tác động của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, tình cảm đạo đức, ý thức đạo đức tốt nhằm đáp ứng những chuẩn mực của xã hội

1.2.5 Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Giáo dục đạo đức đối với trẻ mầm non “là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ có những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới” [13, tr75-76]

Giáo dục đạo đức trong trường Mầm non là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, tình cảm xã hội nhằm hình thành cho trẻ niềm tin, hành vi, thói quen, chuẩn mực về đạo đức Vì vậy, ngay từ độ tuổi mầm non chúng ta cần chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng đắn, tạo nền tảng cho bộ mặt đạo đức sau này của trẻ, đồng thời

Trang 24

tạo cho trẻ một động lực quan trọng, giúp trẻ phát triển và hành động đúng hướng trong quá trình phát triển nhân cách sau này

Trong luận văn này, chúng tôi xin phép được sử dụng khái niệm sau:

“GDĐĐ cho trẻ mầm non là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của người dạy đến trẻ nhằm hình thành và phát triển cho trẻ những cảm xúc tình cảm lành mạnh và có thái độ đúng mực trong mối quan hệ với môi trường xung quanh cũng như trong ứng xử với mọi người, với thiên nhiên

và với bản thân mình Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ khả năng thích ứng xã hội, thiết lập mối quan hệ và giao tiếp với người khác đồng thời phát triển tính tự lực của trẻ” [20, tr76]

1.2.6 rò chơi đóng vai th o chủ đề

Đối với trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi mẫu giáo, trò chơi gây hứng thú và say

mê nhất vì trò chơi tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của trẻ Cũng như nghệ thuật, chơi à người bạn đồng hành của tuổi thơ, chơi à cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không phát triển được

Hầu hết trẻ em đều có thể tham gia vào nhiều trò chơi và hầu hết trò chơi đều có tác động đến trẻ về nhiều mặt (thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ), nhưng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành hành vi văn hóa cho trẻ thì loại trò chơi ĐVTCĐ, trò chơi đóng kịch, đặc biệt à trò chơi ĐVTCĐ có hiệu quả nhất PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết cũng từng nhấn mạnh về tầm

quan trọng của loại trò chơi này đối với trẻ em “Nếu trò chơi là trường học của cuộc sống, thì trước hết đó phải là loại trò chơi đóng vai theo chủ đề”

Khi bàn về vai trò, ngh a của hoạt động vui chơi, nhà tâm lý học- nhà

tâm lý học- nhà giáo dục học Xô viết D.V.Encônhin đã nói rằng, “trò chơi là trường học về hành vi, là trường học đạo đức trong hành động”

Trang 25

Trò chơi ĐVTCĐ à oại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể

để tái hiện lại những ấn tượng, cảm xúc mà trẻ thu nhận được từ môi trường

xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng

“Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, là hình thức độc đáo giúp trẻ tiếp xúc với xã hội, nổi bật hơn cả là sự

“tham gia” của trẻ vào những mối quan hệ biểu hiện các chuẩn mực đạo đức giữa người với người Khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, đứa trẻ trải nghiệm được những thái độ đạo đức và tập dượt những hành vi ứng xử đối với những người xung quanh bằng việc nhập vào các vai để thực hiện chức năng xã hội trong các mối quan hệ đó (mẹ- con, cô- cháu, bác sĩ- bệnh nhân,…), qua đó

mà trẻ học làm người” [32, tr 104]

1.2.7 Trẻ em mầm non

Trẻ em mầm non là trẻ độ tuổi 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, là trẻ ở độ tuổi trước tuổi đến trường phổ thông Trẻ mầm non được chia làm hai lứa tuổi: lứa tuổi nhà trẻ (3-36 tháng) và trẻ mẫu giáo (3 tuổi- 6 tuổi) Trẻ mầm non vừa là đối tượng chịu sự tác động giáo dục của nhà giáo dục, vừa là chủ thể hoạt động, chủ thể tự giáo dục

1.2.8 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh còn là một quá trình huy động các lực ượng giáo dục, các điều kiện, phương tiện giáo dục, phù hợp với từng đối tượng trẻ, giúp học sinh có được tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội

1.2.9 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ à một quá trình huy động các lực ượng giáo dục, các điều kiện,

Trang 26

phương tiện giáo dục mà trọng tâm là trò chơi ĐVTCĐ phù hợp với từng đối tượng trẻ 3-4, giúp trẻ có được tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội

1.3 G ụ ạ ứ rẻ ầ n n 3-4 tuổi

1.3.1 ặc đi m tâm lý trẻ mầm non 3-4 tuổi

Đặc điểm nổi bật ở trẻ giai đoạn này là sự xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên à tính độc lập đang được phát triển mạnh, muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người lớn và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ, không thể làm nổi những việc đó Lúc này, hoạt động vui chơi mà nổi bật là trò chơi ĐVTCĐ à biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này

Ý thức bản thân của trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi còn mờ nhạt, mơ hồ do đó trẻ chưa phân biệt được một cách rõ rệt đâu à mình và đâu à người khác Nhiều đứa trẻ khi đã - 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết mình lên mấy tuổi, con nhà ai, thậm chí chưa xác định được mình là trai hay gái Bên cạnh đó, ở trẻ 3 tuổi chưa có sự phân biệt giữa thế giới khách quan và chủ quan Trẻ còn mang nặng tính chủ quan, ngây thơ khi mà phải trải qua quá trình phát triển nhiều năm nữa mới có những hành động khách quan thực tế Cũng do đó mà thường xảy ra tình trạng trẻ đòi àm những việc vô lý, đem muốn chủ quan của mình gắn cho sự vật xung quanh

Tư duy trẻ giai đoạn 3-4 tuổi còn bị tình cảm chi phối Trẻ chỉ suy ngh

về những điều mà chúng thích và dòng suy ngh thường bị cuốn vào ý thích riêng của mình

Ở giai đoạn trước trẻ thường chơi một mình với đồ vật nhưng đến độ tuôi 3-4 tuổi trẻ đã bắt đầu biết chơi cùng bạn và bước đầu biết phối hợp với các bạn trong nhóm chơi Từ đó, việc kết hợp với nhau thành nhóm chơi đã chuyển thành hoạt động chủ đạo, trẻ đã bắt đầu làm quen với việc phối hợp

Trang 27

với bạn cùng chơi trong các trò chơi, đặc biệt trò chơi ĐVTCĐ và trò chơi theo nhóm Ở giai đoạn này sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ có bước chuyển mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn ở giai đoạn trước đó đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh Đây chính à thời điểm rất thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ

1.3.2 Mục tiêu D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi

Mục tiêu của GDĐĐ nói chung à nhằm chuyển hóa những yêu cầu cần thiết về đạo đức xã hội thành nhu cầu của trẻ, khiến trẻ có thái độ, hành vi phù hợp với những yêu cầu đạo đức của xã hội Đối với trẻ mẫu giáo, GDĐĐ có nhiệm vụ xây dựng cơ sở đạo đức ban đầu cho trẻ thông qua việc thực hiện những nội dung của GDĐĐ

1.3.3 Nội ung D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi

Nội dung GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi được thực hiện bao gồm 3 nội dung chính sau:

1.3.3.1 Hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu

Rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em đã khẳng định, ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất giàu tình cảm Từ giai đoạn 3-4 tuổi trẻ đã có khả năng điều khiển hành vi của mình phù hợp với những cảm xúc, tình cảm của mình Những tình cảm đạo đức cần giáo dục cho trẻ đó à tình thương yêu con người, yêu quê hương đất nước, yêu ao động, ghét ười biếng, ghét nói dối, ghét cái ác Để giáo dục trẻ có những tình cảm đạo đức này, cần tiến hành những nội dung giáo dục sau:

Giáo dục tình thương yêu con người

Tình yêu thương con người là cốt õi đạo đức của mỗi người Đối với trẻ em, ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ tình yêu thương con người

- Giáo dục trẻ biết yêu quý người thân trong gia đình

Trang 28

- Giáo dục tình yêu thương và thái độ quan tâm với mọi người gần gũi xung quanh Yêu mếm và sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh

- Giáo dục trẻ tình cảm bạn bè

 Giáo dục trẻ òng yêu quê hương đất nước

1.3.3.2 Rèn các kỹ năng kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức

Trẻ mẫu giáo có đặc điêm hay bắt chước Trong khi đó trẻ chưa hiêu nội dung đạo đức của mình, bởi vậy cần rèn luyện cho trẻ những kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức đúng đắn Cụ thể những nội dung đó bao gồm:

- Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thê, vệ sinh trong ăn uống

- Thói quen biết bảo vệ, sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

- Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh

- Thói quen hành vi nơi công cộng

Trên cơ sở những thói quen hành vi trên, dần dần trẻ sẽ hình thành những đức tính tốt:

- Tính độc lập

- Tính ngăn nắp

- Tính kỷ luật

- Tính mạnh dạn can đảm

1.3.3.3 Hình thành những biểu tượng đạo đức sơ đẳng

Từ những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cô giáo giải thích cho trẻ hiểu: những người bạn tốt là biết nhường đồ chơi, biết quan tâm đến bạn, biết giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn Từ đó mà biểu tượng về người bạn tốt được hình thành ở trẻ Trẻ biết thế nào à “ngoan, hư, xấu, tốt…” đó chính là những biểu tượng đạo đức ở trẻ gười lớn càng mở rộng biểu tượng đạo đức, trẻ càng mở rộng khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ, hành vi

Trang 29

đạo đức của người khác và chính bản thân mình Từ đó tình cảm đạo đức càng sâu sắc, các hành vi đạo đức càng tự giác và bền vững hơn

1.3.4 Phương ph p D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi

Phương pháp GDĐĐ à những cách thức tác động tới trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục Trên cơ sở xem xét vấn đề phương pháp có tính hệ thống, trong lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, người ta phân chia các phương pháp GDĐĐ cho trẻ thành

3 nhóm chính:

1.3.4.1 Nhóm các phương pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức và tích lũy những kinh nghiệm đạo đức: Là phương pháp tổ chức các hoạt động, các quan hệ đa dạng của trẻ với người lớn, bạn bè xung quanh nhằm tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những quy tắc, chuẩn mực đạo đức và tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế Bao gồm có:

- Phương pháp uyện tập

- Phương pháp rèn uyện

1.3.4.2 Nhóm các phương pháp hình thành khái niệm, niềm tin đạo đức Gồm có:

- Phương pháp giải thích và thuyết phục

- Phương pháp nêu gương

1.3.4.3 Nhóm phương pháp đánh giá Gồm có 2 phương pháp chính:

- Phương pháp khen ngợi

- Phương pháp chê trách

Khen ngợi và chê trách những hành động của bản thân trẻ và của những người xung quanh trẻ là một phương pháp GDĐĐ được sử dụng để giúp trẻ hiểu rõ hành động nào là tốt- xấu, đúng- sai, hiểu rõ những yêu cầu của các quy tắc đạo đức cũng như nét đẹp trong nhân cách

Trang 30

1.4 Giáo dụ ạ ức cho trẻ mầm non 3-4 tuổ ôn q a rò ĐVTCĐ

1.4.1 Mục ti u D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi

V C

- Từ đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ à mô phỏng lại cuộc sống xung quanh, trẻ sẽ được tiếp xúc với xã hội, được tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ mà nổi bật là các chuẩn mực đạo đức giữa người với người từ đótrẻ nhận biết được những gì cần làm, nên làm Cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của người lớn thì trẻ cũng sẽ nhận ra những gì à đúng- sai, tốt- xấu

- Được tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, trẻ được trải nghiệm những thái

độ đạo đức và tập dượt những hành vi ứng xử đối với xã hội xung quanh bằng việc nhập vai để thực hiện chức năng xã hội trong các mối quan hệ đó (mẹ- con, bác s - bệnh nhân…) qua đó trẻ học cách àm người

1.4.2 ặc đi m của trò chơi V C

- Trò chơi ĐVTCĐ do trẻ tự ngh ra: tự ngh ra chủ đề chơi, tự tìm bạn cùng chơi, tìm bạn cùng chơi, tự phân vai, tự tìm đồ chơi,…

- Trẻ uôn đứng vị trí của chủ thể để hành động Trò chơi này mang tính

tự nguyện, sáng tạo và tự giác cao

- Trò chơi ĐVTCĐ có cấu trúc bao gồm: chủ đề chơi, vai chơi, nội dung chơi, uật chơi Các thành tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, nếu thiếu một trong các thành tố này thì không gọi à trò chơi ĐVTCĐ

- Trò chơi ĐVTCĐ chứa đựng hai mối quan hệ: quan hệ chơi và quan

hệ thực

Trang 31

1.4.3 Cấu tr c của trò chơi V C

1.4.3.1 Chủ đề và nội dung chơi

- Chủ đề của trò chơi à mảng hiện thực được trẻ phản ánh vào trong trò chơi (chủ đề dạy học, chủ đề gia đình…)

- Nội dung chơi: à hoạt động của người lớn được trẻ em nhận thức và tái tạo lại trong trò chơi

1.4.3.2 Vai chơi và hành động chơi

- Vai chơi à yếu tố quan trọng trong trò chơi ỗi trẻ sẽ có sở thích đóng vai khác nhau, các giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp sở thích của trẻ để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất Bước đầu tạo sự hào hứng, ủng hộ, hợp tác từ trẻ

- Hành động chơi à những hành động mà trẻ em nhận thức được từ hành động của người lớn

1.4.3.3 Các quan hệ trong trò chơi

- Quan hệ thực là quan hệ giữa trẻ và người khác trong quan hệ chơi

- Quan hệ chơi à mối quan hệ giữa các vao chơi, sức sống của trò chơi phụ thuộc và sự thiết lập và vận hành mối quan hệ giữa các vai chơi

1.4.3.4 Đồ chơi và hoàn cảnh chơi

- Có 2 loại đồ chơi: những đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực và những vật thay thế cho đồ vật thật

- Dù à đồ chơi loại thứ nhất hay loại thứ hai đều không phải à đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này không tương ứng với hành động thực, từ đó buộc trẻ phải tưởng tượng ra một hoàn cảnh chơi tương ứng hư vậy, hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh chơi tưởng tượng ngh a à hoạt động chơi àm nảy sinh trí tưởng tượng chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà đó à kết quả của hoạt động chơi

Trang 32

Trong 4 yếu tố nêu trên thì nội dung chơi quyết định tất cả các yếu tố còn lại gười lớn cần tôn trọng tính tự nguyện, tính tự chủ của trẻ trong khi chơi Giáo viên mầm non nên căn cứ vào các nội dung GDĐĐ để thiết kế thành các trò chơi cho trẻ, vừa để thỏa mãn nhu cầu của trẻ, vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục, giúp trẻ lựa chọn chủ đề, nội dung chơi thiết thực, giúp trẻ phân vai và thiết lập các mối quan hệ trong trò chơi Giáo viên cần tạo ra những tình huống trong trò chơi để trẻ lựa chọn thực hiện kiểu ứng xử phù hợp, cần giúp trẻ tạo ra những mối quan hệ thân tình, tôn trọng bình đẳng của trẻ trong trò chơi

- Cái tôi của trẻ được hình thành, trẻ biết phân biệt mình với người khác, biết nhận xét, đánh giá bạn và đánh giá cả mình Cũng qua trò chơi ĐVTCĐ, dưới sự dẫn dắt của cô giáo, trẻ sẽ hình thành cho mình một số phẩm chất đạo đức đáng qu : sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, chịu khó, ân cần chu đáo và đặc biệt là lòng nhân ái

Trang 33

-Trò chơi ĐVTCĐ tác động đến việc hình thành tính cách, khí chất của trẻ Những quy tắc của trò chơi điều khiển hành vi của trẻ khi tham gia trò chơi, tạo khả năng hình thành sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tính trung thực, òng dũng cảm, tính kiên trì

- Trò chơi ĐVTCĐ à trò chơi tiêu biểu, đặc trưng của trẻ mẫu giáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước người lớn và khả năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý, xã hội của trẻ mẫu giáo

1.4.5 Nội ung D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi

V C

Thông qua trò chơi ĐVTCĐ thì những nội dung GDĐĐ được hình thành ở trẻ như sau:

 Trẻ hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu

- Giáo dục trẻ tình yêu thương con người

- Giáo dục trẻ òng yêu quê hương, đất nước

 Rèn các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, hành vi đạo đức

- Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn uống

- Thói quen biết bảo vệ, sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

- Thói quen, hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh

- Thói quen, hành vi nơi công cộng (tính độc lập, tính ngăn nắp, tính mạnh dạn, can đảm…)

 Hình thành những biểu tượng đạo đức sơ đẳng

- Trẻ biết được “thế nào là ngoan- hư”, “thế nào là xấu - tốt”…

Trang 34

- Các biểu tượng đạo đức càng phong phú, đa dạng thì trẻ sẽ mở rộng được khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của mọi người và của bản thân

1.4.6 Phương ph p D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi

V C

 Đặc điểm chơi của trẻ

- Giai đoạn 1: Trẻ chủ yếu thao tác với đồ vật, mô phỏng cách hành động của vai chứ chưa biết nhận vai (Chơi mình)

- Giai đoạn 2: Trẻ biết nhận vai và thể hiện một số đặc trưng của vai Trẻ chơi riêng ẻ, chơi cạnh nhau

- Giai đoạn 3: Trẻ biết phối hợp chơi với nhau, hình thành nhóm nhỏ nhưng không bền vững, dễ bị tan vỡ bởi sự hấp dẫn từ cái khác

 Thông qua những đặc điểm chơi nêu trên, giáo viên áp dụng các phương pháp hướng dẫn trẻ chơi đồng thời lồng ghép các nội dung GDĐĐ vào từng giai đoạn sao cho phù hợp với trẻ

- Giai đoạn 1: Cô giáo thu hút, lôi cuốn trẻ bằng cách giới thiệu sự hấp dẫn của đồ chơi đã được bày sẵn ở các góc Gợi ý cho trẻ chọn trò chơi và ựa chọn đóng vai nào, chơi với ai,… Ở giai đoạn này, cô có thể làm bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ bắt chước cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng công dụng, sử dụng phương pháp giải thích với trẻ

- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn đầu cô giáo gợi ý cho trẻ lựa chọn đồ chơi nhưng giai đoạn 2 cô giáo nên gợi ý cho trẻ nhận vai chơi nào Cô cùng chơi, giúp trẻ nhận biết vai chơi và tập thể hiện vai chơi

- Giai đoạn 3: Cô giáo giới thiệu đồ chơi để gợi ý cho trẻ chơi gì, chơi với ai Sau khi trẻ đã xác định được trò chơi thì cô cùng tham gia trò chơi đóng vai với trẻ Cô chơi càng tự nhiên thì càng phát huy được vai trò hướng

Trang 35

dẫn bấy nhiêu Cô cùng chơi giúp trẻ thể hiện vai phong phú hơn, biết chơi cùng nhau

Trong quá trình chơi, cô giáo vừa chơi để trẻ bắt chước vừa theo dõi trẻ, do đó thao tác của cô giáo phải chậm và chính xác để trẻ làm theo Thông qua đó trẻ nhận ra ngh a của đồ chơi ếu trẻ có những hành động tốt thì cô giáo khen ngợi để trẻ củng cố những hành động đó hư thế, cô đã giúp trẻ biết chơi với đồ chơi, biết thể hiện các hành động đặc trưng của vai

Với đặc thù trò chơi ĐVTCĐ có thể mô phỏng bất cứ hiện tượng nào, quan hệ xã hội nào trong xã hội, có cả tốt và xấu, cả tích cực và tiêu cực Do

đó, khi tổ chức trò chơi này giáo viên cần chọn trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa người với người

Khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên cần khéo éo đưa những quy tắc sống, những chuẩn mực đạo đức của xã hội vào trò chơi của trẻ úc đầu chỉ

là sự thỏa thuận, à quy ước với nhau rồi sau đó trở thành quy tắc và trở thành luật Ví dụ, đối với trò chơi “thăm bạn ốm”, để trò chơi được bắt đầu, trẻ cần thỏa thuận với nhau: chào hỏi lễ phép, không được làm ồn khi đến thăm bạn

ốm, biết cách hỏi thăm sức khỏe bạn…, lúc này cô giáo sử dụng các phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày và phương pháp nêu gương, khen ngợi, chê trách cho phù hợp

- Kết thúc trò chơi một cách nhẹ nhàng, linh hoạt bằng trò chơi chuyển tiếp để tạo tâm thế cho trẻ bước vào hoạt động khác

1.4.7 Yêu cầu cần đạt khi D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng ngh a của nó, không quăng ném, tranh giành đồ chơi với bạn

- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện một vài hành động đặc trưng của vai

mà trẻ đóng Thể hiện được nội dung GDĐĐ mà cô giáo ồng ghép vào trò chơi

Trang 36

- Bước đầu trẻ biết chơi với nhau trong nhóm nhỏ (2-3 trẻ)

1.5 Quản lý hoạ ộng giáo dụ ạ ức cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông

q a rò ĐVTCĐ

Ở trường Mầm non, Hiệu trưởng quản nhà trường, à người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường Theo từng khối lớp, từng độ tuổi, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, trong đó có giáo dục đạo đức

Quản lý GDĐĐcho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ là quá trình thực hiện 4 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá Cụ thể:

1.5.1.Lập kế hoạch hoạt động D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

Lập kế hoạch cho hoạt động GDĐĐ à quá trình xác định các mục tiêu cho công tác GDĐĐ và ựa chọn các giải pháp, phương pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch đặt ra Lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ là kế hoạch chi tiết cho kế hoạch hoạt động GDĐĐ nói chung

Trong mỗi nhà trường hay bất cứ một đơn vị nào, khi thực hiện chức năng quản lý thì việc lập kế hoạch là công việc quan trọng hàng đầu Khi xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động GDĐĐ, người lập kế hoạch cần tuân thủ các bước sau:

 Phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học của ngành, trường; trên

cơ sở đó xác định các điều kiện thực hiện GDĐĐ như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với các lực ượng giáo dục trong nhà trường, ngoài nhà trường để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể

để đạt được mục tiêu trong hoạt động giáo dục đạo đức

Trang 37

 Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ, xây dựng hệ thống các trò chơi ĐVTCĐ kết hợp với nội dung GDĐĐ dự định sẽ sử dụng cụ thể trong từng tiết học phù hợp với nội dung, kế hoạch hoạt động và chủ điểm của tháng, tuần

 Với mỗi học sinh đặc biệt giáo viên cần lên kế hoạch GDĐĐ riêng,

cụ thể và phù hợp với đặc điểm của trẻ

1.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

 Sau khi lập kế hoạch hoạt động thì bước tổ chức thực hiện kế hoạch

à bước chuyển hóa những tưởng thành hiện thực Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ à quá trình hình thành nên mối quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong nhà trường để thực hiện

kế hoạch, đạt mục tiêu tổng thể của nhà trường về GDĐĐ cho học sinh

 Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ gồm:

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sắp xếp các góc chơi hợp lý, mang tính gợi

Trang 38

lồng ghép các nội dung GDĐĐ trong khi trẻ vui chơi sao cho hiệu quả và phù hợp nhất

- Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu định kỳ tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn cho toàn thể giáo viên Từ nhóm các giáo viên trong lớp đến khối lớp và toàn trường, các giáo viên cùng phối hợp và thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh Tổ chức các “Hội thi, Hội diễn” với nội dung chính là sự vận dụng vấn đề GDĐĐ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề có sự tham gia của học sinh và giáo viên

1.5.3 Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

Là việc chỉ huy, chỉ đạo các bộ phận, cá nhân trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ đề ra để đảm bảo việc GDĐĐ diễn ra đúng kế hoạch, phối hợp với các lực ượng GDĐĐ sao cho hiệu quả nhất

Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn phối hợp quán triệt đếncác giáo viên thực hiện GDĐĐ cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ một cách đầy đủ nhất, thực hiện đúng kế hoạch, chương trình học của tháng theo từng chủ điểm Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, cần hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ Bên cạnh đó, chú đến khả năng hợp tác của các giáo viên trong lớp khi tổ chức hoạt động cho trẻ

1.5.4 Ki m tra, đ nh gi kết quả việc tổ chức hoạt động D cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi V C

Kiểm tra, đánh giá à công việc quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình quản Đặc biệt trong giáo dục, với tiêu chí “Không cho phép có sản phẩm lỗi” thì càng yêu cầu phải thực hiện kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, hiệu quả, chính xác Đối với hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non- hoạt động có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về

xã hội xung quanh lại càng đòi hỏi cao hơn khi thực hiện kiểm tra, đánh giá

Trang 39

Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo các hoạt động GDĐĐ được tuân thủ thực hiện, đúng với nội dung kế hoạch ban đầu xây dựng và mục tiêu GDĐĐ đã đề ra Kiểm tra, đánh giá kịp thời giúp giáo viên phát hiện và điều chỉnh, xử lý sai sót từ đó điều chỉnh hoạt động cho phù hợp

Với mỗi giáo viên, có thể tiến hành hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và

tự rút kinh nghiệm bên cạnh các hoạt động kiểm tra, đánh giá định kỳ, thường xuyên hay đột xuất mà Hiệu trưởng thực hiện

1.6 Một số yếu tố ản ởn ến hoạ ộn GDĐĐ rẻ mầm non mầm non 3-4 tuổ ôn q a rò ĐVTCĐ

6 Chương trình gi o ục

Chương trình Giáo dục mầm non nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.Vấn đề GDĐĐ

cho trẻ mầm non tuy chưa được xác định cụ thể như một nh vực phát triển như:thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm m nhưng GDĐĐ đã có nội dung lồng ghép trong các nh vực phát triển như:

- Phát triển ngôn ngữ: thông qua các bài học, bài hát có nội dung GDĐĐ sâu sắc trẻ vừa học đọc, viết, hát vừa được GDĐĐ qua nội dung bài học

- Phát triển tình cảm- xã hội: “ hận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh”, “Thực hiện hành vi xã hội

Trang 40

đơn giản”,“Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội”, “ ối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi”, “Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản”…

- L nh vực phát triển thẩm mỹ: “Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước

vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật”…

Từ chương trình giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể, hàng tháng, hàng tuần trong khi xây dựng chương trình học tập riêng cho lớp, giáo viên lập kế hoạch chi tiết từng tiết dạy có thực hiện hoạt động GDĐĐ thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ sao cho phù hợp với chủ điểm

6 2 ia đình

Những giá trị đạo đức của xã hội được các thế hệ đi trước trong gia đình dùng để răn dạy con em mình, nó tạo thành những nếp sống riêng cho mỗi gia đình hững giá trị đạo đức đó tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến trẻ em, được trẻ tiếp nhận và thực hiện đầy đủ, chân thực nhất

Đối với trẻ mầm non, hàng ngày dưới tác động giáo dục của người lớn, bằng những kinh nghiệm trực tiếp, trẻ có thể nắm được những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, ngoan, hư… và

có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó, dần dần trẻ biết đánh giá

về những điều ấy Thí dụ, khi giao tiếp với người lớn, trẻ được trực tiếp chứng kiến những hành vi, mọi sự đánh giá của người lớn úc đó “tốt” thì đó

sẽ là tốt và ngược lại, “xấu, nên làm, không nên àm…” thì cũng sẽ à như vậy Từ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ, đó sẽ là dấu ấn suốt đời ở trẻ

Đã có rất nhiều gia đình mà các thế hệ con cháu do được nuôi dạy, giáo dục tốt, gia đình uôn yên ấm, hòa thuận, anh chị em biết chia ngọt sẻ bùi, nâng đỡ lẫn nhau, họ là tấm gương đạo đức tại địa phương, được phong tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình, do cha mẹ

Ngày đăng: 25/04/2018, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w