Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 3
1.1 Quan niệm chung về bán lẻ 3
1.1.1 Khái niệm thị trường bán lẻ 3
1.1.2 Các loại hình bán lẻ 3
1.1.3 Vai trò của hoạt động bán lẻ 5
1.1.4 Chức năng của hoạt động bán lẻ 6
1.2 Thị trường bán lẻ 7
1.2.1 Khái niệm thị trường bán lẻ 7
1.2.2 Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ 7
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ.12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 14
2.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO 14
2.2 Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam 14
2.2.1 Thị trường bán lẻ từ năm 1968 - nay 14
2.2.2 Nhu cầu đa dạng về hàng hóa 15
2.3 Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam 16
Trang 22.4.2 Hạn chế 25
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 26
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAUKHI GIA NHẬP WTO 30
1 Quy hoạch tổng thể thị trường 30
1.1 Quy hoạch mạng lưới bán lẻ 30
1.3 Tiếp tục mở rộng kênh phân phối 31
1.4 Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng 32
2 Hoàn thiện khung pháp lý 33
3 Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 35
4 Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp 36
KẾT LUẬN 38TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam chuyển mạnhsang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì bộmặt của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến Thị trường bán lẻ là một trongnhững thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong toàn bộ nền kinh tế Khi nền kinh tếcòn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp phương thức phân phối chủ yếu của thịtrường bán lẻ là tem phiếu Số lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá đều do sự chỉ đạo mangtính chủ quan của Nhà nước Sau những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn bịthay thế Thay vào đó là hình thức phân phối mang tính chất thị trường Giá cả, số lượng,chủng loại hàng hoá sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường.Đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và các doanh nghiệp bán lẻ thuộcthành phần kinh tế ngoài Nhà nước Các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai tròphân phối chủ đạo của mình trên thị trường bán lẻ Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thểhiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúcđẩy sản xuất, tái sản xuất.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thếgiới WTO Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội song không ít thách thức đối với thị trườngbán lẻ còn yếu kém của Việt Nam Nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ ViệtNam để đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp là việc rất cần thiết Bởi vậy,em đã chọn đề tài nghiên cứu:
“ Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.”
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ ViệtNam, từ đó rút ra những điểm yếu điểm mạnh của thị trường, để đề xuất một số giải phápđổi mới, phát triển.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn phát triển các loại hình bán lẻ ở ViệtNam trong bối cảnh gia nhập WTO.
4 Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhậpWTO (2005 – 2009)
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp dựa trêncác tài liệu, sách báo có liên quan.
6 Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở bài, kết luận kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về thị trường bán lẻ.
Chương 2 Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam.
Chương 3 Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Trang 6CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
1.1 Quan niệm chung về bán lẻ
1.1.1 Khái niệm thị trường bán lẻ
Bán lẻ là hoạt động bán các sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho người tiêu thụ đểthỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình Nói cách khác, bán lẻ gồm tất cả cáchoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họsử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh.
Người bán lẻ là các cá nhân hay tổ chức làm công việc bán lẻ thông qua các hìnhthức đa dạng như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại, bán hàng qua internet…
1.1.2.Các loại hình bán lẻ
Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng Dựa trên các tiêu chí khác nhaungười ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau Ví dụ phân loại theo quymô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ Hay phân loại theo cácchủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xãbán lẻ, cá thể hộ gia đình Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phânloại thị trường bán lẻ theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hoá kinh doanh.
Theo đó, trong thị trường bán lẻ các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bánlẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ:
- Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay Theo loại bán lẻnày, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định Tại đây, ngườita tổ chức trưng bày hàng hoá và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp.Các địa điểm bán hàng này tuỳ theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng mà ngườita phân loại ra các loại cửa hàng khác nhau Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ nhưsau:
Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thếgiới Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụcác loại hàng hoá khác nhau Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặcđịnh kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
Trang 7Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xuất hiện tại Việt Nam Siêuthị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trangbị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phúcủa người dân Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh doanhkhông linh hoạt như giá cả tại chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua.Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô,địa điểm, kho Quy định này tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý.
Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến Các cửa hàng nàythường thuộc sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình Nó tồn tại dưới hình thức các cửahàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư Các loại hàng hoá tại các cửa hàng nàythường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.
Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhómngười bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hoá Sự liên kết này dựatrên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập tách khỏi hợp tác xãvà tự cung ứng hàng hoá từ các nguồn ngoài hợp tác xã.
Cửa hàng bách hoá: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hànghoá Các cửa hàng bách hoá thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đôngđúc Hàng hoá tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bánchuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng
Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trunggian cho việc tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở hợp đồng đại lý Hoạt động của các cửa hàngnày thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định
Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuấthiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ Cửa hàng này thườngđược kí hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hoá dịch vụ nhất địnhtừ nhà sản xuất Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn và địa điểmkinh doanh Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu của một hãng đã nổi tiếngtrên thị trường Ngoài ra, các cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyếtvề marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực từ đơn vị trao quyền kinh doanh.Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu ,các cửa hàng còn phải đóng thêmmột khoản phí nhất định.
Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu Nó chỉ cungcấp một hay một nhóm hàng hoá nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng
Trang 8nhất định Ví dụ:cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hoá như quầnáo, giày dép hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàngchuyên bán hàng cho trẻ em, người già
Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hoá với giá thấp hơn vớigiá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.
Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng Các cửa hàng nàythường không trưng bày hàng hoá, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí.
Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất.Đây là kênh phân phối của trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.
- Bán lẻ không qua cửa hàng: Theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phảicó một địa điểm bán hàng cố định Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưuđiện, bán hàng qua mạng…
- Bán lẻ dịch vụ: Tức là, ở đây hàng hoá là dịch vụ chứ không phải là hàng hoá đơnthuần Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phươngtiện…
Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng vàbán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệviễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giớithiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển Đồng thời, thu nhập củangười tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống tăng lên kéo theocác loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng.
1.1.3.Vai trò của hoạt động bán lẻ
Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ đượcnhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hoá Nó điều tiết hàng hoá từ nơi sản xuấttới người tiêu dùng Nó điều tiết hàng hoá ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nôngthôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảmbảo cung cấp hàng hoá công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước.Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàunghèo giữa các khu vực.
Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển Khi
Trang 9Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết ít chịu ảnhhưởng của nhà nước của thị trường hơn Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hoáphong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thìchắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hoá tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Trong nền sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữamột nền sản xuất hàng hoá lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Sở dĩ có mâuthuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau.Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu này ngày càng tăng Trongkhi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận Và hoạt độngbán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó.
1.1.4 Chức năng của hoạt động bán lẻ
Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng Nhưng các chức năng chính của bán lẻ làmua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường.- Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng muatức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh giá trị các loại hàng hoá dịch vụ Chức năng bán là tiêuthụ, phân phối các loại sản phẩm này Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sựchênh lệch giữa giá hàng hoá bán ra và mua vào Do đó để tối đa hoá lợi nhuận các nhàbán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao.
- Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấptài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hoá nào đó Có thể nhà bánlẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất Việc thực hiện chức năng này tuỳthuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sảnxuất.
-Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở haichiều Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tinvề sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhàbán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng Họ là những người hiểu rõ nhu cầu,thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thôngtin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra nhữngsản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hoá của nhà sản xuất để bán cho ngườitiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận tải hàng hoá trong hệthống phân phối của mình.
Trang 10- Chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá: Người tiêu dùng có nhu cầu,thu nhập rất đa dạng Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùngở thành thị Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hoá khác với người già.Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hoá gần nhấtvới nhu cầu của người tiêu dùng Tiêu chuẩn hoá là công việc tìm kiếm những sản phẩmđồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau
- Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hoá đều có thời hạn sử dụngvà điều kiện bảo quản nhất định Chức năng này của hoạt động bán lẻ là đảm bảo hànghoá đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người tiêu dùng Thước đocủa chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêudùng.
- Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà bánlẻ và nhà sản xuất Nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hoá của mình thì sự chia sẻrủi ro bằng không Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hoá của nhà sản xuất thì sau đó họsẽ tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá cho khách hàng Khi đó rủi rođối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó.Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng,tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đếnkhi bán, bảo hành xong sản phẩm.
- Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện chứcnăng chế biến nhất là đối với hàng thực phẩm Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực hiện cáccông việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác
Tóm lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng Nó được coi làmột mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng đảm bảo cho quá trìnhnày thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
1.2.Thị trường bán lẻ.
1.2.1 Khái niệm thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ Những người bán lẻ vàngười tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường Những người bán lẻ (cá nhân, tổchức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổkhung pháp lý nhất định.
1.2.2 Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ.
Trang 11* Dù hàng hoá được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻvề cơ bản bao gồm 3 thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùngcuối cùng.
- Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó Đôi khi người sản xuất cũnglà người bán thẳng hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian.
- Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hoá tới người tiêudùng Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửahàng tiện dụng, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàngchuyên doanh, trung tâm thương mại ).
Sơ đồ 1.2 : Minh hoạ cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ.
Người sảnxuất
Ngườitrung gian
Người tiêudùng
Người sản xuất
NgườitiêudùngMôi giới
Cửa hàng nhượngquyền thương mại
Cửa hàng bán và giới thiệusản phẩm
Cửa hàng bán lẻ độc lập
Cửa hàng đại lý, cửahàng htx bán lẻ….
Trang 12- Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hoá đó Họ nhận hàng hoá đó với mục đích để tiêu dùng.
* Do sự đa dạng của khâu trung gian mà hàng hoá có thể đến tay của người tiêu dùngtheo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:
- Người sản xuất trực tiếp đưa hàng hoá của mình tới tận tay người tiêu dùng mà khôngqua một khâu trung gian nào khác Hàng hoá được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệusản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng
+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hoá tiêu thụ nhanh chóng Vì hàng hoáđến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn Đồng thời, do không phải qua khâutrung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn Đặc biệt, ưu điểm lớnnhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng.
+Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hoá theo con đường này và đảm bảo được nguyêntắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định.Trên thực tế, rất khó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứngđược yêu cầu đó Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty.+ Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán nhữnghàng hoá có giá trị lớn, những hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươisống, hàng lâu bền) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.
- Người sản xuất đưa hàng hoá của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trunggian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đến người bán lẻ cuối cùnglà đến người tiêu dùng.
Trường hợp hàng hoá theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ:+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bánhàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín
Trang 13của hàng hoá Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng củamình.
+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này lợi nhuận đã bị phân chia một phần chonhà bán lẻ Người sản xuất cũng khó điều phối hàng hoá của mình do các địa điểm bánhàng thuộc sở hữu nhiều người bán lẻ khác nhau.
+ Ứng dụng: Các người sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buônthì áp dụng trường hợp này Các người bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải cóvốn lớn và mạng lưới rộng rãi.
Trường hợp hàng hoá theo con đường trung bình là qua người bán buôn đến ngườibán lẻ rồi đến người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất cần phải có vốn lớn,quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hoá Không phảingười sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó Khi đó, để mở rộng thị trườngthì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn.
+ Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hoá chắc chắn sẽ tăng lên, từ dó người sản xuất bịchia sẻ lợi nhuận nhiều hơn Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thịtrường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn.
+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hoá.
- Ngoài ra, hàng hoá có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn Hànghoá đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ cuối cùng mớilà người tiêu dùng
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâuphân phối được giao phối các người môi giới.
+ Nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều.
Trang 14+ Ứng dụng: Trường hợp này áp dụng khi hàng hoá phải thâm nhập vào những thị trườngcó những luật lệ quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà người sản xuấtbán hàng hoá của mình Tại những thị trường này, để có thể bán được hàng hoá thì cầnnhững người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt với các người bán buôn.Người đó chính là người môi giới.
Cụ thể phân tích trên thành sơ đồ như sau:
Trang 15Sơ đồ 1.3: Các kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường để đưa hànghoá của mình tới tay người tiêu dùng Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêudùng thông qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bánlẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi giớikhi đưa hàng hoá của mình sang thị trường nước ngoài Kết hợp nhiều con đường phânphối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sảnxuất vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn Khi lựa chọn các con đường phân phối hànghoá của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:
Ngườisản xuất
Ngườisản xuất
Người môi giới
Người bán buôn
Người bán lẻNgười
bán buôn
Người bán lẻNgười
sản xuất
Ngườisản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùngNgười tiêu dùngNgười
bán lẻ
Người tiêu dùng
Trang 16+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc độ sau: sốlượng của hàng hoá thị trường cần nhiều hay ít; quy mô, những khu vực có nhu cầu đốivới sản phẩm hàng hoá; chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Điều kiện của người sản xuất: Điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng lưới phânphối của người sản xuất Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất muốn tung rasản phẩm mới hay là mở rộng thị trường.
+ Chiến lược phân phối hàng hoá của người sản xuất.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ.
+ Các chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thànhvà phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ Các phương thức hoạt động của thịtrường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hoá; tự do buôn bán hay hoạt động theo cơ chế thịtrường có quản lý Các chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật sẽquyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ Hiện nay, chính sách của Nhànước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý.Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bánlẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối tượng tham gia vào thị trường Ví dụ như tại ViệtNam các chính sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêudùng những mặt hàng cao cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻtrong nước
Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh giữacác nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ Các thị trường bán lẻ càng phát triểnthị các chính sách của Nhà nước càng có xu hướng thông thoáng và tạo ra môi trườngkinh doanh công bằng hơn Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độcan thiệp của vào các hoạt động kinh doanh thương mại
Trang 17+ Các yếu tố kinh tế: Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế được hiểu là tổngcung và cầu về hàng hoá dịch vụ bán lẻ Một số yếu tố kinh tế có liên quan tới thị trườngbán lẻ:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượng hàng hoá dịch vụcung ứng trên thị trường bán lẻ.
Lạm phát: tác động giá cả hàng hoá.
Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.+ Dân cư (người tiêu dùng): Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị trường bán lẻ.Thị trường bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhà sản xuất cung ứng vớingười tiêu dùng Do vậy, sức mua thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố địnhhướng sự phát triển của thị trường Rõ ràng, nơi có mật độ dân cư đông thì trường bán lẻsẽ phát triển thuận lợi hơn nơi có mật độ dân cư thưa Nơi người dân giàu có, mức chitiêu lớn thị trường bán lẻ sẽ phát triển hơn nơi dân cư nghèo đói, mức chi tiêu nhỏ bé.+ Cơ sở hạ tầng: các yếu tó về cơ sở hạ tầng có liên quan sản xuất kinh doanh trong hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị trường bán lẻ Sựphát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ Cơ sởhạ tầng của nền kinh tế liên quan tới sự phát triển của thị trường bán lẻ bao gồm một sốyếu tố sau:
Trình độ hiện đại của hệ thống giao thông đường xá, bến bãi, thông tin liên lạc Chi phí vận chuyển bảo quản hàng hoá.
Chi phí xây mới thuê, mua mặt bằng kinh doanh.
+ Yếu tố khoa học kỹ thuật: Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứngdụng KH&KT trên thị trường; quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành phươngthức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân Một số yếu tốKH& KT tác động đến thị trường bán lẻ:
Trang 18Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trên nền kinh tế.Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM.
2.1. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO.
Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ:
Trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ trong đó ngànhdịch vụ phân phối hàng hóa được thương lượng rất kỹ Quá trình mở cửa thị trường phânphối hàng hóa gồm 3 giai đoạn cơ bản1:
Giai đoạn 1: trước ngày 1/1/2008 các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia cung
cấp dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ phải liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam.Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, phần vốn góp của nước ngoài sẽ bị giới hạn ở mức tốiđa là 49%.
Giai đoạn 2: 1/1/2008 Tỷ lệ góp vốn 49 % sẽ được dỡ bỏ Các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài được phép làm đại lý, là nhà bán buôn và kinh doanh bán lẻ tất cả các mặt hàngnhập khẩu hợp pháp và các sản phẩm trong nước theo quy định của pháp luật, ngoại trừ ximăng và clinker, lốp (bào gồm cả lốp máy bay), sản phẩm giấy, các loại máy kéo, xe tải, xecon và xe máy, sắt và thép, thiết bị nghe nhìn, rượu các sản phẩm có cồn, phân bón
Giai đoạn 3: Tại thời điểm 1/1/2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được
phép tham gia làm đại lý, kinh doanh bán buôn và bán lẻ các loại sản phẩm: máy kéo, xetải, xe con và xe máy Sau 3 năm tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tất cả nhữnghạn chế trên sẽ được dỡ bỏ Việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được chophép trên cơ sở “xem xét nhu cầu nền kinh tế”.
2.2. Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam.
2.2.1.Thị trường bán lẻ từ năm 1968 - nay
1
Trang 19Hình thức phân phối hàng hoá ở Việt nam trước năm 1986 đa phần theo hình thứctem phiếu Khi đó hầu hết các hàng hoá đều do nhà nước thu thập rồi phân phối theo kiểuphổ thông đầu phiếu Vớ kiểu phân phối này người dân đều được nhận một số lượnghàng hoá như nhau Ban đầu, hình thức này tỏ ra vô cùng hiệu quả đặc biệt trong trườnghợp chiến tranh Nhưng sau này, khi giành được độc lập cuộc sống của người dân bắt đầuthay đổi thị hình thức phân phối này không còn phù hợp nữa.
Sau năm 1986 cùng với sự thay đổi của đất nước thị thị trường bán lẻ Việt Nam cũngcó sự thay đổi Hàng hoá đã bắt đầu được phân phối theo kiểu thị trường tức là theo nhucầu, thu nhập của người dân Hệ thống cửa hàng bán lẻ và các chợ phát triển nở rộ Hànghoá được tự do lưu thông trên thị trường Trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều mặthàng ngoại nhập Cùng với sự nở rộ của thị trường hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ vàtầng lớp thương gia được hình thành.
Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm1993, khi một siêu thị nhỏ Minimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh Siêu thị đầutiên ở Hà Nội cũng là siêu thị Minimart ở tầng hai chợ Hôm được khai trương vào năm1995 Do nền khinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng và đặc biệt sau cuộc khủnghoảng kinh tế châu Á năm 1997 thị hệ thống siêu thị ở Việt Nam phát triển nở rộ Trongthời gian này, nổi danh trong lĩnh vực bán lẻ như Saigonco.op với hệ thông siêu thịCo.opmart; công ty Đông Hưng với hệ thống siêu thị Citimart
Đến năm 1999, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài, đi đầu là tập đoàn Bourbon của Pháp với siêu thị đầu tiênBigC tại Đồng Nai Tiếp sau đó hàng loạt các tên tuổi khác Metro Cash& Carry (Đức),Parkson( Malaixia) thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.
Đến năm 2007 là mốc quan trọng của thị trường bán lẻ Việt Nam Năm 2007, ViệtNam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giớ WTO và mở cửa hoàn toànthị trường bán lẻ năm 2009 Thị trường bán lẻ Việt Nam có sự góp mặt của các doanhnghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài.
Sau 25 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng mức tăngtổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2001 là 11,3% và năm2005 là 20,53% (bình quân tăng 16,86%/năm), cao gấp 2,25 lần tốc độ tăng GDP, năm2008 tăng kỷ lục 31%, cao gấp 4,71 lần tốc độ tăng GDP (bình quân 3 năm 2006 - 2008tăng 26,32%/năm, cao gấp 3,46 lần tốc độ tăng GDP).
2.2.2.Nhu cầu đa dạng về hàng hóa
Trang 20Cùng với sự phát triển của kinh tế nhu cầu về hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú,do thu nhập của người dân tăng lên cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ conngười có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa khác nhau để thỏa mãn nhu cầu ngàycàng cao của xã hội Trong nền kinh tế thị trường quan hệ cung cầu sẽ định hình thịtrường, “có cầu ắt có cung” thế giới có hơn 6 tỷ người với những tầng lớp người sẽ cónhu cầu về hàng hóa khác nhau Tầng lớp thượng lưu có nhu cầu khác với tầng lớp trunglưu về 1 mặt hàng nào đó Mà để tồn tại và phát triển con người lại có vô số nhu cầu khácnhau từ ăn mặc, ở, đi lại,học hành, và có hàng triệu triệu công ty, mỗi công ty cung cấpcác nhu cầu chưa được thỏa mãn của con người Chỉ từ nhu cầu đi lại có nhu cầu sử dụngxe máy, xe đạp, ô tô, máy bay, tàu thủy, trong lĩnh vực sản xuất ô tô lại có rất nhiềucông ty sản xuất nhằm thỏa mãn từng đoạn thị trường Trên thực tế nhu cầu của conngười là vô tận như họ bị giới hạn bởi khả năng tài chính vì vậy nghiên cứu xem nhu cầunào chưa được đáp ứng để cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu đó thì doanh nghiệpsẽ thành công trong lĩnh vực của mình.
2.3. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam.
Từ năm 2005 cho tới nay thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trên 20% mỗi năm.Trong giai đoạn này có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới Chính những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài này đã đem tới động lực mới, phương thức kinh doanh mới… cho thị trường bán lẻ Việt Nam Cùng với chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra 1 bức tranh muôn mầu về thị trường bán lẻ trong nước.
Trang 21Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2005 – 2009 đều đạt trên 20% Mức tăng trung bìnhcủa thời kỳ này là 26% cao gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng GDP Đặc biệt năm 2008 tốcđộ tăng đạt kỷ lục 34.9% và tổng giá trị đạt 1007.2 ngàn tỷ đồng gấp hơn 2 lần so vớitổng mức bán lẻ 2005 Sang năm 2009 tốc độ tăng giảm mạnh xuống còn 20.6% điều nàyđược giải thích bởi tác động của suy thoái kinh tế dẫn đến người dân ít chi tiêu hơn Tốcđộ tăng trưởng kỷ lục vào năm 2008 là do đó là năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO cácrào cản dần được xóa bỏ doanh nghiệp nước ngoài ra nhập thị trường dễ dàng hơn tạo rasự cạnh tranh gay gắt làm cho giá giảm mạnh cộng với cầu tiêu dùng của người dân ngàymột cao và tốc độ tăng giá tiêu dùng ở mức cao 22,97%.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều từ các vùng miềntrên cả nước Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên hoạt động bán lẻ trên các vùngmiền trên cả nước cũng có sự khác biệt.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tính theo các vùng miền được thống kê ởbảng dưới đây
Bảng 2.1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tính theo các vùng trên cả nước
Đơn vị: tỷ đồng
Trang 222005 2006 2007 2008 2009cả nước 480293,5 596207,1 746159,4 1007213,5 1214532,1Đồng bằng sông Hồng 106737,9 136853,8 171585,0 237424,5 280100,9Trung du và miền núi phía Bắc 24783,7 29803,0 38015,8 50541,0 60663,8Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
76728,3 95477,0 119845,0 156810,5 187346,1
Đông Nam Bộ 157144,2 196027,9 244059,1 336668,2 414797,2Đồng bằng sông Cửu Long 97501,2 116364,4 144784,5 185598,5 223041,0
Nguồn : Tổng cục thống kê
Nhìn chung, sự phát triển hoạt động bán lẻ của các vùng trên cả nước đều có tốc độtăng trưởng đồng đều cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động bán lẻ trên cả nước.Trong tất cả các năm, tất cả các vùng thì tổng mức bán lẻ tăng trung bình các năm làkhoảng 26,3%
Mức tăng của khu vực Tây Nguyên cao nhất trung bình 29,5% /năm và mức tăngthấp nhất thuộc về đồng bằng sông Cửu Long với mức tăng 23%/ năm.
Mức tăng trung bình của các vùng trong 2008 là 35,3% trong đó Tây Nguyên có mứctăng cao nhất 44,1% thấp nhất là đồng bằng sông cửu 28,1%
Tổng mức bán lẻ đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếmkhoảng 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước Khu vực Đông Nam Bộ với các thành phố màmức tiêu dùng lớn ( thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Bình Dương ) thì tổng mức bánlẻ lớn nhất so với các vùng khác trên toàn quốc Tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ gầnbằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại.Như vậy, tổng mức bán lẻ tại ba vùng này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ của cả nước.Hầu hết các siêu thị lớn, trung tâm thương mại hiện đại đều được xây dựng tại nhữngvùng này Giải thích cho vấn đề này có hai lí do chính Thứ nhất, tại những vùng này giaothông đi lại và vận chuyển hàng hoá dễ dàng (ở đây là các vùng đồng bằng đường xáthuận tiện, có những cảng biển lớn như Sài Gòn, Hải Phòng ) Thứ hai, tại những vùngnày là những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, thu nhậpcủa người dân cũng cao hơn các vùng khác nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn.
Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều
Trang 23Trung du miền núi phía bắc chỉ chiếm hơn kém 5% tổng mức bán lẻ của cả nước VùngTây Nguyên tổng mức bán lẻ cũng luôn chỉ chiếm khoảng 3-4 % tổng mức bán lẻ của cảnước Do vậy, những vùng này cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để phát triển hoạtđộng bán lẻ
2.3.2. Mạng lưới phân phối.
Mạng lưới bán lẻ ở Việt Nam chủ yếu được phân phối theo các kênh truyền thốngnhư chợ (bao gồm 8500 chợ), các cửa hàng bán lẻ truyền thống và cửa hàng tạp hóachiếm trên 80% Hàng hóa lưu thông qua kênh bán hàng hiện đại (trung tâm thương mại,siêu thị cửa hàng tự chọn) chiếm khoảng 12% với 451 siêu thị trên cả nước tập trung chủyếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra hàng hóa còn đượclưu thông qua các doanh nghiệp trược tiếp sản xuất hình thức này chiếm khoảng 6%.Hàng hóa ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía nam, miền trung và miền bắc, tiểuthương, tư thương đảm nhận vai trò phân phối hàng là chủ yếu Nếu đem so sánh với cácnước khác trên thế giới thì càng chứng tỏ hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫncòn lạc hậu Tại các nước phát triển thị phần của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới80-90% Ở các nước như Nam Mỹ, Đông Á trừ Trung Quốc thì lượng hàng hóa qua kênhphân phối hiện đại chiếm tới 50-60% Ngay cả các nước ở Đông Nam Á ( Thái Lan,Philipin) tỷ lệ này cũng là 30-50%.
Trang 242.3.3.Các doanh nghiệp bán lẻ.
Theo tổng cục thống kê số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối năm 2005 là 22736 doanh nghiệp thì năm 2008 số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là 44609 tăng gần gấp đôi Các doanh nghiệp bán lẻ gồm 13304 năm 2005 và năm 2008 là 24226 tăng 82% Các doanh nghiệp bán lẻ (bao gồm tất cả cácdoanh nghiệp bán lẻ chính thống và các doanh nghiệp thương mại khác thực hiện thêm chức năng bán lẻ, chẳng hạn doanh nghiệp bán buôn nhưng vẫn tham gia bán lẻ) ở các thành phần kinh tế khác nhau có mức đóng góp trong tổng mức bán lẻ cũng khác nhau Có thể nhìn vào biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ hàng hóa đểthấy rõ hơn điều đó.
Biểu đồ 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước phân theo
cơ cấu các thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2009
( Nguồn tổng cục thống kê)
Thông qua biểu đồ có thể thấy thị trường bán lẻ đã có sự thu hút và tham gia củanhiều thành phần kinh tế Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thànhphần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp thường ở mức dưới 4% và tốc độ tăng hàngnăm không cao và có sự sụt giảm vào các năm 2008 và 2009 Điều này được giải thíchbởi trước năm 2007 Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp nước
Trang 25ngoài muốn tham gia thị trường phải dưới hình thức góp vốn liên doanh và luật pháp việtnam vẫn còn hạn chế khu vực này Sang năm 2008 tuy Việt Nam đã gia nhập WTO cácdào cản gia nhập dần được xóa bỏ việc gia nhập thị trường dễ dàng hơn tuy nhiên đây làthời kỳ kinh thế thế giới bước vào chu kỳ suy thoái các doanh nghiệp nước ngoài khôngđẩy mạnh gia nhập thị trường.
Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế nhà nước giảm trong khoảng2005 -2009 trung bình là 1,1% 1 năm do nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theokiểu kinh doanh bao cấp làm ăn thua lỗ đã bị giải thế Bởi vậy, năm 2005 tỷ trọng thànhphần kinh tế này là 12,9% thì đến năm 2009 là 9,7%.
Thành phần kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước,các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán lẻ) với sự năng động nhạy bén của mình thực sự đãchiếm phần chi phối thị trường bán lẻ Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phầnkinh tế này luôn trên 80% và tăng đều đặn qua các năm
* Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:
Dưới đây là một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam:
Liên hiệp tác xã thương mại Sài Gòn Co.op khi ra đời có vốn ban đầu 100 triệuđồng2 đến nay tổng tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng và hiện là DNBL hàng đầu tại ViệtNam Đến nay Sài Gòn Co.op đã có 47 siêu thị (tính đến tháng 11/2010) mang nhãn hiệuCo.op Mart hoạt động chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn, Tiền Giang sắptới là An Giang, Vĩnh Long, Long An Ngoài ra doanh nghiệp này còn mở rộng thêmkênh phân phối là các cửa hàng tiện lợi mang tên Co.op.
Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ G7: Công ty chủ trương xây dựng hệ thốngchuỗi các cửa hàng tiện lợi G7 Mart Công ty chủ trương không hình thành những cửahàng trong chuỗi các cửa hàng được trang bị quá hiện đại Mỗi cửa hàng công ty chỉ đầutư khoảng từ 50-200 triệu Chủ yếu các cửa hàng là các cửa hàng có sẵn cơ sở vật chất(địa điểm cửa hàng) nhân công tại chỗ ( chủ cửa hàng) Điểm chung nhất của các cửahàng này là chuẩn hoá Tức là công ty tiến hành nâng cấp, trang trí thiết kế lại cửa hàng;tổ chức trưng bày lại hàng hoá; thống nhất và ổn định nguồn cung; chuẩn hoá các dịch vụthông qua đào tạo kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghê Hiện nay dự án bán lẻ nàyphát triển rất nhanh chóng đã có tới hơn 500 cửa hàng tiện lợi được thành lập.
2