2.4.1. Ưu điểm
+ Hệ thống chợ trên toàn quốc tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các địa phương. Đầu tư xây mới hệ thống truyền thống ở vùng nông thôn theo hướng hiện đại gồm nhiều cả cửa hàng kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Ngoài ra, rất nhiều chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm huy động nguồn lực địa phương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thay đổi cơ chế quản lý chợ... cũng được các địa phương lưu tâm.
+ Đã bắt đầu có sự liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước: Nhiều tập đoàn, hãng , tổng công ty bán lẻ đã được hình thành trên cơ sở kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA là một ví dụ điển hình. Nhiều tổng công ty như : Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội... đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con để tăng tính năng động, linh hoạt của các công ty thành viên.
+ Đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng các phương thức hoạt động bán lẻ tiên tiến: thiết lập hệ thống phân phối từ nhà sản xuất, có chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phân phối hàng hoá.
+ Các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Chính phủ đã xây dựng và phổ biến rộng rãi “Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”. Việc phổ biến rộng rãi đề án này, một
mặt nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO đối với thương mại nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Mặt khác, nó tác động tới cộng động các doanh
2.4.2. Hạn chế
+ Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung vẫn phân phối hàng hoá theo kiểu truyền thống. Đa phần hàng hoá đến với tay người tiêu dùng thông qua hệ thống chợ các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Hệ thống chợ trên toàn quốc vẫn tồn tại nhiều chợ cóc, chợ tạm, chợ họp lề đường dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông và khó quản lý chất lượng hàng hoá. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống ở Việt Nam có diện tích rất nhỏ với trang thiết bị thô sơ, phương thức quản lý lạc hậu.
+ Tỷ trọng giá trị dịch vụ phân phối trong GDP của Việt Nam năm 2010 ước khoảng 14% GDP sử dụng 5 triệu lao động thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước.
+ Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu trước sự lấn lướt của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội địa yếu về mọi mặt: năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, khả năng liên kết, hoạt động marketing...Chưa hình thành được những doanh nghiệp bán lẻ đầu tàu có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp khác và đủ năng lực cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
+ Các yếu tố khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng nhiều trong hoạt động bán lẻ. Thương mại điện tử phát triển còn non trẻ. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác như : sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá... còn chưa xuất hiện.
+ Hàng hoá trên thị trường bán lẻ phải trải qua quá nhiều tầng lớp trung gian nên giá cả và chất lượng hàng hoá trên thị trường rất khó kiểm soát.
+ Các doanh nghiệp làm nhiệm vụ bán buôn chưa nhiều. Đồng thời quy mô của các doanh nghiệp bán buôn cũng chưa đủ lớn để giữ vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất lại tự tổ chức hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư vào sản xuất.
Chính vì chưa có nhà bán buôn chuyên nghiệp và quy mô nên người kinh doanh bán lẻ phải tự tìm đến các nhà sản xuất và ngược lại. Tại một siêu thị bán lẻ có đến hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, số lượng và chất lượng hàng hoá cũng khó đảm bảo ổn định.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang rất cần chính sách hỗ trợ của chính phủ về mặt bằng kinh doanh. Địa điểm, mặt bằng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Nhiều khi doanh nghiệp có vốn rồi, có phương án kinh doanh rồi nhưng vẫn không thể có được mặt bằng kinh doanh do gặp khó khăn trong việc giải phóng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì mặt bằng kinh doanh là một lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trước khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tràn vào thì Nhà nước cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để có thể chiếm giữ những mặt bằng kinh doanh thuận lợi.
- Năng lực tài chính của các doanh nghiêp:
Ngoài trừ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có năng lực tài chính dồi dào thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nguồn vốn còn hạn chế. Một phần là đa số các doanh nghiệp trong nước mới được thành lập thời gian hoạt động ngắn nên nguồn vốn tích luỹ không nhiều. Phần khác là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chủ yếu là nhỏ bé mới mang tầm quốc gia. Nguồn vốn trung và dài hạn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng mở rộng mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp. Cụ thể để có thể mở một siêu thị hạng trung bình cần có 20- 30 tỷ đồng. Mà doanh nghiệp không thể lấy nguồn vốn đó từ hoạt động kinh doanh từ các cơ sở cũ. Do đặc thù của ngành bán lẻ là điểm hoà vốn cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Bởi vậy, doanh nghiệp phải đi vay vốn tại ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp nhất thiết phải có tài sản thế chấp và không chấp nhận tín chấp theo đó doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa chủ yếu hoạt động vẫn theo kiểu đại lý, ký gửi và các yếu tố khác như nhân công, phí vận chuyển, chi phí điện... tăng cao cũng khiến cho nguồn tài chính doanh nghiệp thêm khó khăn.
-Hệ thống cơ sở hạ tầng:
Hệ thống đường giao thông Việt Nam thực sự là một vấn đề nhức nhối. Do đường xá chất lượng kém khiến cho tốc độ và lưu lượng vận chuyển hàng hoá thấp. Bởi vậy, nó làm tăng chi phí vận chuyển hàng hoá và bảo quản của doanh nghiệp đẩy giá hàng hoá tăng cao khi đến tay người tiêu dùng. Ví dụ như: một con tôm từ Thái Bình có giá ơ ngoài bờ đê là 90 ngàn/ kg . Quá trình vận chuyển tốn đến 3- 4 h mặc dù có 80 km đường, do đường xấu và phải qua 3 trạm kiểm soát. Phải qua trung gian khi con tôm đến với tay người tiêu dùng Hà Nội tại các chợ giá đã tăng 30% lên 120 ngìn/kg.
Ngoài ra giao thông nội thị cũng là một vấn đề đáng bàn. Giao thông tại các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn , nơi tập trung nhiều siêu thị và trung tâm thương mại thì thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường. Điều này gây tâm trí lo ngại ra đường tới các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Thay vào đó họ mua sắm hàng hoá tại các cửa hàng bách hoá, chợ cóc ở gần nhà.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá thuê mặt bằng cũng tăng theo. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ thì mặt bằng chính là lợi thế chiến lược của họ. Mặt bằng ở khu vực trung tâm, mặt bằng rộng rãi là những điểm cạnh tranh vô cùng lớn của các doanh nghiệp bán lẻ. Theo nghiên cứu của tập đoàn Carrefour thì để mở một siêu thị cỡ trung bình thì thu nhập của người dân khu vực quanh đó cần tối thiểu là 1000 USD / năm. Như vậy, các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ có thể được xây dựng ở các thành phố lớn tại Việt Nam như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Điều này cộng với nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cộng với quỹ đất để phát triển sản xuất giảm đi khiến cho giá thuê mặt bằng tại Việt Nam rất cao và có xu hướng tăng thêm trong thời gian tới.
Không chỉ các nhà sản xuất nội địa lo ngại trước giá thuê mặt bằng mà các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn tài chính dồi dào cũng ngần ngại. Cụ thể giá thuê mặt bằng tại thành phố Hồ Chí Minh là 80 USD/tháng/m2 trong khi đó mức giá này tại Jakata (Indonesia) trung bình là 70 USD/ tháng/m2; New Delhi (Ấn Độ) trung bình là 48 USD/tháng/m2; Manila( Philippin) trung bình là 20 USD/tháng/m2.
Cở sở hậu cần bán lẻ như cảng, kho, vận chuyển, công nghệ thông tin... ít lại thiếu đồng bộ. Trong khi thế giới có xu hướng sử dụng các loại xe có tải trọng lớn 10- 14 tấn, thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì Việt Nam vẫn sử dụng xe dưới 7 tấn. Hiện nay, cũng chỉ có 20% doanh nghiệp xây dựng được trang web cho mình dưới dạng đơn giản. Ở các tập đoàn lớn như Wal- mart họ đã xây dựng cho mình một trang web đơn giản nhưng thuận tiện cho việc bán hàng trực tuyến. Còn các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trừ các doanh nghiệp nước ngoài thì các trang web nếu có thì thường dưới dạng đơn giản giới thiệu về doanh nghiệp, giới thiệu một số sản phẩm.
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đa phần còn thiếu tính chuyên nghiệp và khả năng chuyên môn chưa cao. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà sản xuất cung cấp trên tất cả các phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, các chương trình tiếp thị... thậm chí họ còn có thể tư vấn cho nhà sản xuất quảng cáo như thế nào, quảng bá ra sao... Tuy nhiên, ở khâu này thì chỉ có một số nhân viên của một số siêu thị và các siêu thị nước ngoài làm tốt.
Thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực như marketing, quản lý... Chính điều này khiến cho chương trình quảng bá của doanh nghiệp không hiệu quả. Hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng còn mờ nhạt.
Thị trường bán lẻ Việt Nam chưa xác lập được mô hình hoạt động có tính hệ thống, có tính liên kết cao và ổn định, gắn bó giữa sản xuất và tiêu dùng ... để đảm bảo cho sự lưu thông được thông suốt, hoạt động trao đổi mua bán thuận lợi.
Hiện nay, mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau vô cùng rời rạc. Mặc dù, phát triển rất nhanh có một số lượng đông đảo nhưng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động trong thời gian dài mà Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam mới được thành lập. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam liên kết với nhau thường về hình thức, chưa biết kết hợp với nhau để chia sẻ thông tin, phân tích và trao đổi kinh nghiệm. Các doanh nghiệp đến với nhau nhưng vẫn chưa có cái nhìn cục diện mà vẫn khăng khăng giữ lợi ích của riêng mình không chịu chia sẻ cho nhau. Ngay cả, trong hệ thống phân phối của các nhà phân phối lớn như : Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội...sự liên kết còn lỏng lẻo. Tại các Tổng công ty này các kênh phân phối còn chưa thống nhất nên các doanh nghiệp thành viên có thể tự phát tham gia vào các kênh phân phối khác nhau do các nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức từ đó không tạo ra được sức mạnh chung của toàn hệ thống.
Đặc biệt , mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất đã để lộ tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường bán lẻ Việt Nam. Có rất nhiều ví dụ để chứng minh điều đó. Tại doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên sẵn sàng tiêu cực, bắt bí các nhà sản xuất khi đưa hàng vào siêu thị. Còn các nhà sản xuất cho các mặt hàng thì sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thị trường có biến động. Ngoại trừ, một số ít doanh nghiệp như Unlever, Công ty sữa Việt Nam Vinamilk,Tổng công ty xăng dầu Petrolimex....có hệ thống phân phối được tổ chức chặt chẽ, tạo được sự gắn kết giữa các khâu, quản lý theo địa bàn, tạo được mối liên kết bền chặt với các cơ sở bán lẻ.
Giải thích cho vấn đề trên có ba lí do. Thứ nhất, đó là nền sản xuất Việt Nam manh mún, năng suất thấp, đặc biệt là chất lượng hàng hoá không ổn định làm cho nhà phân phối khó chấp nhận hàng hoá của mình. Thứ hai, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa chuyên môn
hoá trong cung cách làm việc, chưa tạo lòng tin với các nhà sản xuất. Thứ ba, đó là đôi khi các doanh nghiệp bán lẻ liên kết với nhau để ép giá chèn ép nhà sản xuất.
CHƯƠNG 3