1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chương 3 quản trị nhân sự

28 346 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

nhân sựu

Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 33 Chương 3 XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT 3.1. Xác định địa điểm 3.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý, kinh tế. Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng, đại lý… Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng. Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận. Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến lược. Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các hoạt động, giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có tầm nhìn xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính toán so sánh về mặt kinh tế, kỹ thuật… Trong mọi trường hợp, địa điểm được chọn cần có sự nhất trí của các cơ quan quy hoạch và chính quyền địa phương. 3.1.2. Các bước tiến hành chọn địa điểm Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau. Việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp lớn thường tiến hành theo 2 bước: - Xác định khu vực địa điểm. - Xác định địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, để có thể quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau: Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 34 Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm. Sau đây là một số chỉ tiêu dùng làm cơ sở để đánh giá, tuy nhiên các chỉ tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp: - Đối với doanh nghiệp công nghiệp: giảm tối thiểu các chi phí. - Đối với doanh nghiệp dịch vụ: tối đa hoá thu nhập. - Kho hàng, kho phân phối: giảm thiểu chi phí và tối đa tốc độ giao hàng. Đạt được các mục tiêu cụ thể nói trên sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp. Việc bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá… Bước 3: Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong những yêu cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn. Trong thực tế có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, mỗi phương án chính sách đều có mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nhiều phương án là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất với những mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra. Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp, bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế. Lượng hoá các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu đó. Ngoài ra, cần phải đánh giá đầy đủ về mặt định tính các yếu tố khác dựa trên những chuẩn mực đã đề ra. Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hoá cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thoả mãn được những mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra. 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm a) Các điều kiện tự nhiên - Địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, sinh thái. - Đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm. b) Các điều kiện xã hội - Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, khả năng cung cấp lao động và năng suất lao động. - Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục… Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 35 c) Các nhân tố kinh tế  Gần thị trường tiêu thụ - Doanh nghiệp dịch vụ: cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thông tin. - Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như dễ vỡ, đông lạnh, hoa tươi… Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như: Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh .  Gần nguồn nguyên liệu Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như: - Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu do tính chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có. - Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng, .Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ…cũng cần bố trí gần nguồn nguyên liệu.  Nhân tố vận chuyển: Chi phí vận chuyển có thể chiếm 25% giá bán.  Gần nguồn nhân công Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học. Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, khi Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 36 phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động trung bình của vùng. Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng. 3.1.4. Các phương pháp xác định địa điểm Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có nhiều yếu tố mang tính tổng hợp rất khó xác định. Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố định tính tổng hợp. Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định địa điểm doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm thiểu được chi phí vận hành sản xuất và tiêu thụ. Những chi phí này có thể định lượng được, do đó phần lớn các kỹ thuật và phương pháp giới thiệu sau đây được dùng để tính toán và lượng hoá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu là chỉ tiêu chi phí của các phương án xác định định điểm doanh nghiệp. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án định vị có tổng chi phí nhỏ nhất. a) Phương pháp cho điểm có trọng số Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính đến đầy đủ cả hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Trong từng trường hợp cụ thể có thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tuỳ thuộc vào mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Phương pháp cho điểm có trọng số vừa cho phép đánh giá được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng. Phương pháp này cho phép kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với lượng hóa một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số giản đơn có phần nghiêng về định tính nhiều hơn. Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước cơ bản sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp; (2) Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó; (3) Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp; (4) Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố; (5) Tính tổng số điểm cho từng địa điểm; (6) Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất. Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện, kết quả phụ thuộc rất lớn vào việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các chuyên gia. Vì vậy, đây có thể coi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này rất nhạy cảm với những ý kiến chủ quan. Ví dụ 3.1: Một doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để xây dựng nhà máy. Qua nghiên cứu sơ bộ thấy có thể chọn 1 trong 2 địa điểm thuộc 2 tỉnh A và B. Theo các chuyên gia thì trọng số và điểm số cho các yếu tố của 2 địa điểm này được cho như trong bảng 3.1 sau: Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 37 Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố lợi thế của 2 địa điểm Điểm số Yếu tố Trọng số Địa điểm A Địa điểm B Giá nhân công và thái độ 0,25 70 60 Giao thông vận tải 0,05 50 60 Giáo dục, chăm sóc sức khoẻ 0,10 85 80 Cấu trúc thuế 0,39 75 70 Tài nguyên và năng suất 0,21 60 70 Dùng phương pháp cho điểm có trọng số để so sánh hai địa điểm này và cho biết nên chọn địa điểm nào? Bài giải: Để giải quyết bài toán này ta cần lập bảng tính như sau: Điểm số Điểm có trọng số Yếu tố Trọng số A B A B Giá nhân công và thái độ 0,25 70 60 0,25x70 =17,5 0,25x60 =15 Giao thông vận tải 0,05 50 60 0,05x50 =2,6 0,05x60 =3 Giáo dục, chăm sóc sức khoẻ 0,10 85 80 0,1x85 =8,5 0,1x80 =8 Cấu trúc thuế 0,39 75 70 0,39x75 =29,3 0,39x70 =27,3 Tài nguyên và năng suất 0,21 60 70 0,21x60 =12,6 0,21x70 =14,7 Tổng số 1,00 70,4 68 Qua tính toán chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn tỉnh A, vì tỉnh A có tổng số điểm cao hơn, có nghĩa là có nhiều lợi thế hơn. b) Phương pháp điểm hòa vốn Phương trình xác định điểm hoà vốn: 1 y ax (3.1) 2 y bx + c (3.2) Trong đó: a – giá bán 1 sản phẩm (đ/cái) b – biến phí cho 1 sản phẩm (đ/cái) c – định phí tính cho 1 năm (đ/năm) x – số sản phẩm bán ra trong 1 năm (cái/năm) Như vậy, việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng chủ yếu 2 yếu tố định phí và biến phí, nên ta dùng phương trình (3.2) để xác định địa điểm. Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 38 Ví dụ 3.2: Công ty T&T cần chọn 1 địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp loại nhỏ. Có 3 điểm được đưa ra so sánh là A, B, C. Thông tin về các địa điểm được cung cấp như trong bảng 3.2 sau: Bảng 3.2: Định phí và biến phí đơn vị của các địa điểm Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí 1 sản phẩm A 30.000 USD 75 USD B 60.000 USD 45 USD C 110.000 USD 25 USD Công ty T&T nên chọn địa điểm nào? Bài giải: Trường hợp 1: Khi công suất đã được xác định, ví dụ công suất đã xác định bằng 2.000 sản phẩm/năm. Theo phương trình 3.2 ta có: A y 75 2.000 30.000 180.000 USD    B y 45 2.000 60.000 150.000 USD    C y 25 2.000 110.000 160.000 USD    Địa điểm B cho tổng chi phí nhỏ nhất. Vậy nhà máy nên đặt tại địa điểm B. Trường hợp 2: Khi công suất chưa được xác định, vẫn sử dụng phương trình 3.2, tuy nhiên cho giá trị x biến thiên. Kết quả tính toán được như sau: A y 75x 30.000  B y 45x 60.000  C y 25x 110.000  Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa công suất và chi phí sản xuất tại các địa điểm Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 39 Theo biểu đồ trên ta có kết luận như sau:  Khi công suất < 1.000  chọn vị trí A.  Khi 1.000 < công suất < 2.500  chọn vị trí B.  Khi công suất > 2.500  chọn vị trí C. c) Phương pháp tọa độ 1 chiều i i 1 L W d W   (3.3) Trong đó: L – toạ độ của địa điểm mới (km); W i – lượng hàng vận chuyển đến cơ sở thứ i (i = 1, 2, 3,…, n); d i – tọa độ của cơ sở i so với 1 điểm nào đó lấy làm gốc tọa độ; W – tổng số lượng hàng phải vận chuyển đến tất cả các cơ sở i. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các cơ sở i nằm trên 1 trục nào đó. Ví dụ 3.3: Nhà máy X sản xuất hộp số thuỷ 25 ML dùng cho tàu đánh cá cung cấp cho các tỉnh dọc ven biển. Để giảm chi phí chuyên chở, nhà máy muốn tìm một địa điểm dọc trên quốc lộ 1A để lập kho phân phối. Thông tin về các địa điểm được cho trong bảng 3.3 sau: Bảng 3.3: Khoảng cách và lượng hàng vận chuyển từ nhà máy đến các địa điểm Cơ sở hiện có (i) Cách nhà máy (km) (d i ) Lượng vận chuyển (w i ) Phan Thiết 164 210 Phan Rang 310 240 Cam Ranh 355 190 Nha Trang 414 280 Tuy Hoà 537 120 Quy Nhơn 655 120 Quãng Ngãi 826 60 Đà Nẵng 937 220 Tổng cộng W = 1.440 Vậy nhà máy X nên chọn địa điểm nào cho kinh tế nhất? Bài giải: Áp dụng công thức 3.3 ta có tọa độ cơ sở mới là: (164 210 310 240 355 190 414 280 . 937 220) L 479,67 km 1.440             Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 40 Vậy kho phân phối nên đặt trong khoảng Nha Trang – Tuy Hoà, nhưng gần về phía Tuy Hòa hơn. d) Phương pháp tọa độ 2 chiều Phương pháp này được sử dụng khi các cơ sở cũ không nằm trên một trục mà phân tán ở nhiều nơi. Giống phương pháp trên, chúng ta cùng xét đến tương quan chuyên chở hàng hoá. Công thức để tính tọa độ của cơ sở mới như sau: n x ix i i 1 1 C d W W    Và n y iy i i 1 1 C d W W    (3.4) Trong đó:  C x − Tọa độ x của cơ sở mới;  C y − Tọa độ y của cơ sở mới;  d ix − Tọa độ x của cơ sở i hiện có, lấy theo bản đồ;  d iy − Tọa độ y của cơ sở i hiện có, lấy theo bản đồ;  w i − lượng hàng phải vận chuyển đến cơ sở i;  W – Tổng số lượng hàng phải vận chuyển đến tất cả các cơ sở i. Ví dụ 3.4: Nhà máy thuốc lá có kho phân phối X đặt ở tọa độ lấy theo bản đồ là (59; 40). Kho X này cung cấp hàng cho 6 đại lý A, B, C, D, E và F. Tọa độ và số lượng hàng cần vận chuyển đến các đại lý được tính trong bảng sau: Bảng 3.4: Toạ độ và số lượng hàng vận chuyển từ kho X đến các đại lý Cơ sở hiện có (i) Tọa độ (d i ) (x; y) Lượng vận chuyển (w i ) Đại lý A (58; 54) 100 Đại lý B (60; 40) 400 Đại lý C (22; 76) 200 Đại lý D (69; 52) 300 Đại lý E (39; 14) 300 Đại lý F (84; 14) 100 Tổng cộng W = 1.400 Nhà máy muốn thẩm tra lại xem vị trí của kho X này hiện nay có còn phù hợp nữa hay không? Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 41 Bài giải: Áp dụng công thức 3.4, ta tính được tọa độ của kho phân phối mới là: x (58 100 60 400 22 200 69 300 39 300 84 100) C 54 1.400              y (54 100 40 400 76 200 52 300 14 300 14 100) C 41 1.400              Như vậy toạ độ cần có (54; 41) nằm cạnh vị trí của kho hàng X (59; 40) vì thế kho hàng X vẫn tiếp tục sử dụng được, không cần phải xây dựng kho mới. e) Phương pháp bài toán vận tải Trong phương pháp tọa độ 2 chiều đã xét đến khối lượng vận chuyển, nhưng chưa xét đến chí phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vận chuyển mà còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển, chất lượng đường giao thông, cự ly vận chuyển… Để xác định cách vận chuyển hàng hoá có lợi nhất từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi phân phối (thị trường) sao cho có tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất, ta cần sử dụng phương pháp bài toán vận tải. Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:  Danh sách các đơn vị sản xuất (cung cấp) hàng hóa;  Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;  Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ. Căn cứ vào các thông tin đó, ta lập ma trận vận tải gồm nguồn phát (nguồn cung), nguồn thu (địa điểm tiêu thụ) cùng với các số liệu về tổng số lượng cung, lượng tiêu thụ của từng địa điểm và chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm. Mô hình và thuật toán giải bài toán vận tải đã được trình bày trong môn Quy hoạch tuyến tính. Ở đây ta chỉ điểm qua các bước chính của bài toán vận tải, để giải bài toán vận tải cần thực hiện 3 bước sau:  Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu. Tìm giải pháp ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây ta chỉ nghiên cứu phương pháp chi phí nhỏ nhất. Phương pháp này được phát biểu như sau:  Nếu bài toán có lượng cung = cầu thì ta tiến hành giải bình thường, nếu lượng cung nhỏ hơn cầu và ngược lại thì ta cần lập thêm hàng hoặc cột giả với các ô có chi phí vận chuyển đơn vị bằng 0, sau đó tiến hành giải như bình thường;  Phân phát hàng tối đa vào ô có chi phí nhỏ nhất (nếu có nhiều ô như vậy thì chọn ô bất kỳ trong số đó);  Sau khi (hàng) cung hoặc (cột) cầu đã thoả mãn thì ta thu gọn bảng vận tải bằng cách bỏ bớt hàng cung hoặc cột cầu đó đi (chỉ bỏ một trong hai thứ hoặc hàng hoặc cột);  Tiếp tục lập lại hai bước trên đây cho tới khi lượng hàng được phân phối hết vào các ô.  Nếu chưa đủ m+n–1 ô chọn thì ta bổ sung thêm một số “ô chọn 0” cho đủ m+n–1 ô chọn. (Trong đó, m là số hàng, n là số cột của ma trận bài toán vận tải). Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 42  Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của giải pháp ban đầu. Để kiểm tra tính tối ưu ta dùng phương pháp thế vị. Phương pháp này được thực hiện như sau:  Lập trình các ô chọn theo công thức: i j ij u v c  (chỉ với các ô chọn, tức ô có ij x 0 )  Sau đó ta cho một i u hay j v bất kỳ bằng 0 rồi suy ra các i u và j v khác.  Kiểm tra các ô loại (ô có ij x = 0) theo công thức: ij i j ij u v c     Nếu mọi ij 0  , ta được phương án tối ưu.  Nhưng nếu có, dù chỉ một ij 0  , thì phương án chưa tối ưu.  Bước 3: Cải tiến để tìm phương án tối ưu. Để tìm phương án mới ta vẽ một chu trình kín bằng các đường ngang hoặc đường nằm dọc chỉ rẽ góc ở các ô chọn, tức là giữa 1 ô loại không đạt (ô có ij 0  ) với 1 số ô chọn. Bắt đầu từ ô loại không đạt (nếu có nhiều hơn 1 ô loại không đạt có ij 0  thì ta chọn ô loại không đạt có ij 0  max), ta đánh dấu cộng (+) tiếp theo đánh dấu trừ (-), (+), (-) … trên các góc vuông. Chọn trong các ô có dấu (-) một số min (lượng điều chỉnh), lấy số min đó cộng vào lượng hàng ở ô có dấu (+); lấy lượng hàng trong các ô có dấu (-) trừ đi số min đó. Sau khi thực hiện các bước trên ta có phương án mới. Để kiểm tra phương án mới này xem đã tối ưu chưa, ta lại phải tiếp tục kiểm tra ij  của các ô loại trong phương án mới này. Và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào tìm được phương án tối ưu thì thôi. Vì bài toán vận tải là dạng bài toán luôn luôn có phương án tối ưu, do đó chắc chắn sau một số hữu hạn bước thực hiện, ta sẽ tìm được phương án tối ưu cho giá trị hàm mục tiêu là min. Ví dụ 3.5: Công ty Thiên Hương hiện có 2 nhà máy đặt tại Hà Nội và Thanh Hóa. Sản phẩm chủ yếu được cấp cho các đại lý nằm ở Móng Cái và Vinh. Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, công ty quyết định lập thêm 1 nhà máy thứ 3. Dự kiến có thể đặt ở Hải Phòng và Nam Định. Chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển từ các nhà máy đến các đại lý cho theo bảng 3.5 dưới đây: Bảng 3.5: Thông tin về các nhà máy và đại lý Chi phí vận chuyển (tr.đ/tấn) Nhà máy Chi phí sản xuất (tr.đ/tấn) Móng Cái Vinh Công suất (tấn/ngày) Hà Nội 5,3 1,7 1,8 6 Hiện có Thanh Hóa 5,2 3,8 1,0 9 Hải Phòng 5,0 0,9 2,0 5 Dự kiến Nam Định 4,8 1,8 1,2 5 Nhu cầu (T/ngày) 8 12 20 Theo anh (chị), nhà máy mới nên đặt ở đâu? . Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 33 Chương 3 XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT 3. 1. Xác. này được cho như trong bảng 3. 1 sau: Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 37 Bảng 3. 1: Đánh giá của chuyên gia

Ngày đăng: 16/09/2013, 12:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố lợi thế của 2 địa điểm Điểm số - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.1 Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố lợi thế của 2 địa điểm Điểm số (Trang 5)
Để giải quyết bài toán này ta cần lập bảng tính như sau: - Chương  3 quản trị nhân sự
gi ải quyết bài toán này ta cần lập bảng tính như sau: (Trang 5)
Bảng 3.2: Định phí và biến phí đơn vị của các địa điểm - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.2 Định phí và biến phí đơn vị của các địa điểm (Trang 6)
Bảng 3.3: Khoảng cách và lượng hàng vận chuyển từ nhà máy đến các địa điểm - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.3 Khoảng cách và lượng hàng vận chuyển từ nhà máy đến các địa điểm (Trang 7)
Bảng 3.4: Toạ độ và số lượng hàng vận chuyển từ kho X đến các đại lý - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.4 Toạ độ và số lượng hàng vận chuyển từ kho X đến các đại lý (Trang 8)
Bảng 3.5: Thông tin về các nhà máy và đại lý Chi phí vận chuyển  - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.5 Thông tin về các nhà máy và đại lý Chi phí vận chuyển (Trang 10)
Bảng 3.6: Thời gian và thứ tự thực hiện các công việc Công việc Thời gian (phút)  Thứ tự thực hiện  - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.6 Thời gian và thứ tự thực hiện các công việc Công việc Thời gian (phút) Thứ tự thực hiện (Trang 19)
Bảng 3.7: Ma trận khối lượng hàng vận chuyển giữa các bộ phận - Chương  3 quản trị nhân sự
Bảng 3.7 Ma trận khối lượng hàng vận chuyển giữa các bộ phận (Trang 22)
Mỗi ô hình thoi thể hiện mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau hoặc nhân viên với một khu vực làm việc nhất định nào đó trong văn phòng - Chương  3 quản trị nhân sự
i ô hình thoi thể hiện mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau hoặc nhân viên với một khu vực làm việc nhất định nào đó trong văn phòng (Trang 23)
+ Về mối quan hệ, chia thành các mức độ và ký hiệu các mức độ theo bảng 3.8: - Chương  3 quản trị nhân sự
m ối quan hệ, chia thành các mức độ và ký hiệu các mức độ theo bảng 3.8: (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w