VD: soạn thảo văn bản, trả lời điện thoại… Vị trí vị trí làm việc: biểu thị tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng 1 người lao động VD: tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một n
Trang 1QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
NGUYỄN XUÂN CÔNG
NGUYỄN THẾ ANH (Nhóm Trưởng)
NGUYỄN THỊ YẾN HOA
TRẦN THỊ THÚY AN
VŨ ĐÌNH THƯỞNG
Trang 3BÀI THUYẾT TRÌNH
THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH
CÔNG VIỆC
Trang 4I KHÁI NIỆM CÔNG VIỆC
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện
VD: soạn thảo văn bản, trả lời điện thoại…
Vị trí (vị trí làm việc): biểu thị tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng 1 người lao động
VD: tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một nhân viên máy tính,
trợ lý giám đốc…
Công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một người lao động
Trang 5
I KHÁI NIỆM CÔNG VIỆC
VD: các nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi trợ lý giám đốc
Nghề: là tập hợp những công việc tương tự về nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ VD: công việc kế toán, kiểm toán…đều thuộc nghề tài chính
Công việc mang tính tổ chức nhỏ nhất trong một công ty và nó có những chức năng quan trọng đồng thời công việc là cơ sở để một tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực đối với người lao động như: bố trí công việc, đánh giá thực hiện công việc…
Trang 6II THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
A Khái niệm và nội dung của thiết kế công việc
Khái niệm: thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ,
các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm
vụ, trách nhiệm đó
Ba yếu tố thuộc về công việc:
1 Nội dung công việc: bao gồm tổng thể các hoạt động, các nghĩa
vụ, các nhiệm vụ, các trách nhiệm thuộc công việc cần phải thực hiện, các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ…
2 Các trách nhiệm đối với tổ chức: bao gồm tổng thể các trách
nhiệm có liên quan tới tổ chức nói chung mà mỗi người lao động phải thực hiện
3 Các điều kiện lao động: bao gồm một tập hợp các yếu tố thuộc
môi trường vật chất của công việc như nhiệt độ, ánh sáng
Trang 7II THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
Nội dung công việc là yếu tố chủ yếu của công việc và là yếu tố trung tâm của thiết kế công việc
Năm đặc trưng cơ bản để tạo nên nội dung của công việc
1 Tập hợp các kỹ năng
2 Tính xác định của nhiệm vụ
3 Tầm quan trọng của nhiệm vụ
4 Mức độ tự quản
5 Sự phản hồi
Trang 8II THIẾT KẾ CÔNG VIỆC B.Các phương pháp thiết kế và thiết kế lại các công việc
- Phương pháp truyền thống: xác định các nhiệm vụ và trách nhiệm dựa trên các yếu tố chung của công việc (thường được sử dụng nhất)
Ưu điểm: ko tốn kém sức người sức của Nhược điểm: ko đặc trưng cho tổ chức
- Nghiên cứu hao phí thời gian và chuyển động: nghiên cứu và phân tích thời gian các chuyển động của người lao động khi thực hiện côgn việc
Ưu điểm: chính xác Nhược điểm: tốn kém thời gian, tiền của
- Mở rộng công việc: là phương pháp thiết kế công việc bằng cách tăng thêm số lượng các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc, nhiệm vụ tăng thêm thường giống hoặc tương tự các công việc trước đó
Trang 9II THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
- Luân chuyển công việc: thiết kế công việc cho người lao động thực hiện một số công việc khác nhau nhưng tương tự nhau (chiều ngang)
- Làm giàu công việc: dựa trên sự làm giàu thêm nội dung công việc bằng cách tăng thêm các yếu tố hấp dẫn và thỏa mãn bên trong công việc (làm giàu theo chiều dọc)
Trang 10III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
A Phân tích công việc – công cụ quản lý nguồn nhân lực
Khái niệm: PTCV là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc
Ý nghĩa PTCV: PTCV có ý nghĩa rất quan trọng bởi nhờ có PTCV mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó từ đó người lao động cũng hiểu biết được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc
1 Bản mô tả công việc
Khái niệm: bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về
những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể
Trang 11III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Bản mô tả công việc thường bao gồm 3 nội dụng
1 Phần xác định công việc: tên công việc, mã số công việc, mức
lương…tóm tắt về mục đích hoặc chức năng của công việc
2 Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: là
phần tường thuật viết một cách tóm tắt và chính xác về các nhiệm
vụ và trách nhiệm thuộc công việc
3 Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về môi trường vật
chất, thời gian làm việc, vệ sinh, an toàn lao động…
2 Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện
Khái niệm: bản yêu cầu của công việc là bản liệt kê các đòi hỏi của
công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ…
Trang 12III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Bản yêu cầu công việc với người thực hiện chỉ nên bao gồm các yêu cầu về chuyên môn có liên quan rõ ràng tới việc thực hiện công việc ở mức có thể chấp nhận được, không nên có những yêu cầu quá cao mà không cần thiết để thực hiện công việc…
3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Khái niệm: tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ
tiêu/tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiemj vụ được quy định trong bản mô tả công việc Tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể được thể hiện dưới các dạng khác nhau như bằng miệng, văn bản, các điều khoản nhất thời giữa cấp trên và cấp dưới Nó có thể được coi là sự mở rộng của bản mô tả công việc
Trang 13III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
B Các phương pháp thu thập thông tin phân thích công việc
1 Quan sát.
Quan sát là phương pháp trong đó người cán bộ nghiên cứu quan sát
một hay một nhóm người lao động thực hiện công việc và ghi lại đầy đủ
Ưu điểm: thông tin phong phú và thực tế về công việc
Nhược điểm: có 1 số nghề không quan sát được…
2 Ghi chép các sự kiện quan trọng.
Là người nghiên cứu ghi chép lại các hành vi thực hiện công việc
của những người lao động làm việc có hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả
Ưu điểm: nó cho thấy tính linh động của sự thực hiện công việc ở
Trang 14III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
nhiều người khác nhau
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian để quan sát, khái quát hóa và phân
loại sự kiện…
3 Nhật ký công việc.
Là phương pháp trong đó người lao động tự ghi chép lại các hoạt
động của mình để thực hiện công việc
Ưu điểm: thu được thông tin theo sự kiện thực tế
Nhược điểm: độ chính xác của thông tin bị hạn chế, không đảm bảo
được liên tục và nhất quán
4 Phỏng vấn.
Là hỏi trực tiếp người lao động
Trang 15III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Ưu điểm:có hiệu quả với các nghề không quan sát được, tìm hiểu sâu
về công việc, thông tin chi tiết
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian…
5 Sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn ( phiếu điều tra)
Là phương pháp phân tích công việc dựa trên 1 danh mục các câu hỏi
đã được thiết kế sẵn về các nhiệm vụ, các hành vi, các kỹ năng và các điều kiện có liên quan đến công việc và người lao động có trách nhiệm phải điền câu trả lời tùy theo yêu cầu của bản câu hỏi
Ưu điểm: các thông tin thu thập được về bản chất đã được lượng hóa
và có thể dễ dàng cập nhật khi các công việc thay đổi, phân tích được khối lượng lớn thông tin, việc thu thập dễ dàng, ít tốn phí.\
Nhược điểm: việc thiết kế bản câu hỏi tốn nhiều thời gian và đắt tiền,
Trang 16III PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
dễ gây ra tình trạng hiểu lầm các câu hỏi
6 Hội thảo chuyên gia.
Là phương pháp phân tích công việc trong đó các chuyên gia được mời dự một cuộc hợp để thảo luận về những công việc cần tìm hiểu
Ưu điểm: thông tin được thu thập sẽ làm sáng tỏ và bỏ sung thêm những chi tiết mà người nghiên cưu không thu được từ các cuộc phỏng vấn cá nhân và các phương pháp trên
Nhược điểm: khá đắt và tốn nhiều thời gian
Trang 17IV.VAI TRÒ CỦA PHÒNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH PTCV
A. Vai trò.
Xác định mục đích của phân tích công việc, kế hoạch hóa và điều
phối toàn bộ hệ thống, các quá trình có liên quan; xác định các bước tiến hành phân tích công việc
Xây dựng các văn bản thủ tục, các bản câu hỏi, bản mẫu điều tra để
thu thập thông tin
Tổ chức lực lượng cán bộ được thu hút vào phân tích công việc
B Quá trình phân tích công việc gồm 4 bước sau đây.
Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích: Thông thường, ptcv
được tiến hành trong 4 dịp sau
Khi một tổ chức bắt đầu hoạt động và chương trình phân tích công
việc lần đầu tiên được tiến hành
Trang 18IV.VAI TRÒ CỦA PHÒNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH PTCV
Khi xuất hiện các cong việc mới
Khi các công việc có sự thay đổi đáng kế về nội dung do kết quả của các phương pháp mới, các thủ tục mới hoặc công nghệ mới
Khi tổ chức tiền hành ra soát lại theo chu kỳ tất cả các công việc
Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin.
Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập
Để viết bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc cần phải làm những việc sau:
Viết bản thảo lần thứ nhất
Lấy ý kiến góp ý của người lao động và người lãnh đạo bộ phận có liên quan
Trang 19IV.VAI TRÒ CỦA PHÒNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH PTCV
Sửa lại bảo thảo trên cơ sở các ý kiến đóng góp đó
Tổ chức hội thảo với giám đốc nguồn nhân lực và những người quản
lý cấp cao để tiếp tục hoàn thiện bản thảo, và sửa lại bản thảo theo
những góp ý đó
Lấy chữ ký phê chuẩn của người lãnh đạo cao nhất trước khi ban hành
để thực hiện
Đánh máy thành nhiều bản để lưu tại phòng Nguồn nhân lực và gửi tới các bộ phận có liên quan
THE END Xin chân thành cảm ơn
Trang 20 Thứ tự và nội dung trình bày:
để PTCV)
pháp thu thập thông tin PTCV)
bước tiến hành PTCV