ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THỊ PHƯƠNG
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊNMÔN NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN CÁCTRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNHPHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THỊ PHƯƠNG
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊNMÔN NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN CÁCTRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNHPHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆPNgành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực vàkhông trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tintrích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Người viết luận văn
Đào Thị Phương
Trang 4Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo thànhphố Hạ Long, các đồng chí Hiệu trưởng, giáo viên các trường mầm non thànhphố Hạ Long đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tác giả trongsuốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TSTrần Thị Minh Huế người đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giảnghiên cứu hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng trong học tập và đặc biệt trong quá trìnhthực hiện luận văn, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy, Cô và các bạnđồng nghiệp quan tâm đến đề tài này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Người viết luận văn
Đào Thị Phương
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 5
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Khái niệm công cụ của đề tài 12
1.2.1 Giáo viên mầm non 12
1.2.2 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 13
1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 15
1.2.4 Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viêntheo Chuẩn nghề nghiệp 16
Trang 61.3 Một số vấn đề lý luận về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáoviên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 181.3.1 Vai trò của năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong thực
hiện có chất lượng Chương trình giáo dục mầm non 181.3.2 Giới thiệu chung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 191.3.3 Các thành phần của năng lực chuyên môn nghiệp vụ giáo viên mầm
non theo Chuẩn nghề nghiệp 201.4 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 241.4.1 Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ
cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 241.4.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 251.4.3 Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 261.4.5 Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 291.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 301.5.1 Hiệu trưởng nhà trường trong quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 301.5.2 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 311.5.3 Phương pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 371.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 38Kết luận chương 1 40
Trang 7Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH
QUẢNG NINH THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 42
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 42
2.1.1 Một số đặc điểm về giáo dục nói chung và GDMN của thành phố Hạ Long 42
2.1.2 Mục tiêu khảo sát 43
2.1.3 Đối tượng và quy mô khảo sát 44
2.1.4 Nội dung khảo sát 44
2.1.5 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 44
2.2 Thực trạng nhận thức về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ giáo viên trường mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 44
2.2.1 Nhận thức về các khái niệm của quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 44
2.2.2 Nhận thức về vai trò của năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non 46
2.2.3 Nhận thức về các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 47
2.3 Thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầmnon cônglập TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp 48
2.3.1 Thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm nontheo Chuẩn nghề nghiệp 48
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 50
2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 522.3.4 Thực trạng sử dụng hình thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Trang 82.4 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp 55
2.4.1 Thực trạng nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hạ Long 55
2.4.2 Thực trạng sử dụng phương pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hạ Long 56
2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long theo Chuẩn nghề nghiệp 58
2.4.4 Thực trạng những thuận lợi và khó khăn trong quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long 59
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non thànhphố Hạ Long 60
3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 63
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 63
3.1.3 Đảm bảo tính toàn diện 63
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 64
Trang 93.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 64
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64
3.1.7 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 64
3.2 Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp 65
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên trong nhà trường về hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 65
3.2.2 Xác định nội dung trọng tâm bồi dưỡng cho giáo viên theo nội dungcủa chuẩn nghề nghiệp GVMN 68
3.2.3 Sử dụng hiệu quả các phương pháp quản lý để quản lý hoạt động bồi dưỡng NLCMNV cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 72
3.2.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 75
3.2.5 Đầu tư cơ sở chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 78
3.2.6 Kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệpvụ cho giáo viên 80
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 82
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 82
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 82
3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 82
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Nhận thức về các khái niệm của quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 45Bảng 2.2: Nhận thức về vai trò của năng lực chuyên môn nghiệp vụ
trong thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non 46Bảng 2.3: Nhận thức về các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 47Bảng 2.4: Thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp (Kết quả tự đánh giá) 49Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 51
Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lựcchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo chuẩnnghề nghiệp 52Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng hình thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp 54
Bảng 2.8: Thực trạng nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hạ Long 55Bảng 2.9: Thực trạng sử dụng phương pháp quản lý bồi dưỡng năng lực
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 57Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý bồi
dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long theo Chuẩn nghề nghiệp 58Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính khả thi và sự cần thiết của các biện
pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chogiáo viên các trường MN công lập thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp 83
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp
Trang 12giáo viên các trường MN thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh 85
Trang 13MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dâncó nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi những cơ sởđầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Mục tiêu của giáodục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớpmột Muốn đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên cần phải chăm lo phát triểnnăng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyếtđịnh trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách trẻ.
Đội ngũ GV luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp pháttriển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng caochất lượng giáo dục Điều đó đã được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh,trong quan điểm và định hướng chỉ đạo của Đảng và nhà nước về GD
Trong sự nghiệp phát triển GD, GD Mầm non có vai trò rất quantrọng Để nâng cao chất lượng GD Mầm non qua việc nâng cao chất lượng độingũ GV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 26/2018/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viênMầm non Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non vừa là căn cứ để các cấp quảnlí xây dựng đội ngũ GV mầm non trong giai đoạn mới, vừa giúp GV MN tựđánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình theo Chuẩn nghề nghiệp.
Đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay, mặc dù số lượng nhà giáo đạtchuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cao nhưng năng lực và trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của nhiều giáo viên còn hạn chế, vẫn còn những giáo viên chưađạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nên gặp nhiều khókhăn trong tiếp cận với những yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa đáp ứng đượcyêu cầu của phát triển Trong những năm qua các cấp QLGD thành phố HạLong đã chú ý đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu
Trang 14nghiệp Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non, nhằm đạt đượcmục tiêu của giáo dục Mầm non nói riêng và mục tiêu giáo dục nóichung, nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Mầmnon đang được nhìn nhận như một yêu cầu không thể thiếu nhằm giúp GVnâng cao năng lực và khắc phục những điểm yếu của mình Vì vậy, tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên các
trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩnnghề nghiệp” với mong muốn góp phần đưa ra những biện pháp tốt nhất để có
được đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của đất nước hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn năng lực chuyên môn nghiệp vụcủa giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh theo Chuẩn nghề nghiệp, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý bồidưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm noncông lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục mầm non.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theoChuẩn nghề nghiệp.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáoviên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theoChuẩn nghề nghiệp.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non công lập theo Chuẩn nghề nghiệpđảm bảo được tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi sẽ góp phần nâng cao chấtlượng chuyên môn, nghiệp vụ cho ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
Trang 15dục mầm non của các trường công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninhtrong giai đoạn hiện nay.
Trang 165 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác lập cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên trường mầm non công lập theo Chuẩn nghề nghiệp.
5.2 Đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên vàthực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trườngmầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghềnghiệp.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp.
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệpvụ cho giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh theo Chuẩn nghề nghiệp.
6.2 Khách thể điều tra
Cán bộ quản lý, tổ trưởng: 20 người.Giáo viên: 60 người.
7 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản chỉ đạo,Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của ngành, của địa phương, các tài liệu,sách báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực đội ngũ giáo viêntrường mầm non để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thu thập, tổng hợp số liệu qua quan sát, điều tra, phỏng vấn; so sánh đốichiếu, để có thông tin đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụcủa giáo viên mầm non so với yên cầu Chuẩn nghề nghiệp.
Trang 177.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
Tổng kết kinh nghiệm về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đápứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý pháttriển đội ngũ giáo viên.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụlục, luận văn được trình bày theo 3 chương nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn
nghiệp vụ giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên ở trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninhtheo Chuẩn nghề nghiệp.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên ở trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninhtheo Chuẩn nghề nghiệp.
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊNMÔN NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Vấn đề năng lực, đặc biệt là năng lực sư phạm, được các nhà tâm lý họcXô Viết nghiên cứu khá nhiều Tác giả A.V Petrovxki coi năng lực là mộtthành tố cấu tạo nên nhân cách, năng lực luôn gắn liền với những yêu cầu đặt racủa một hoạt động nhất định Mỗi công việc đòi hỏi ở mỗi cá nhân thực hiệnnhiệm vụ có những năng lực riêng, mang tính đặc thù, gắn liền với yêu cầuriêng của một hoạt động xác định A.V.Petrovxki nghiên cứu năng lực sư phạmvà cho rằng, năng lực sư phạm (NLSP) là một tổ hợp xác định các phẩm chấttâm lý của nhân cách, những phẩm chất này là điều kiện để đạt được kết quảcao trong việc dạy học và giáo dục trẻ em Ông cho rằng sự phát triển của cácNLSP gắn liền một cách hữu cơ với việc nắm các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm, vớitư cách là những cấu thành nhân cách đảm bảo cho hoạt động của người giáoviên đạt được kết quả cao của hoạt động sư phạm Dựa trên kết quả nghiên cứuhoạt động dạy học ở người giáo viên, ông đã phân chia NLSP thành các nhóm:Nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực thiết kế, nhóm năng lực tri giác, nhómnăng lực truyền đạt, nhóm năng lực giao tiếp, nhóm năng lực tổ chức Các nănglực này không chỉ là điều kiện để hoạt động sư phạm đạt được hiệu quả cao màcòn là kết quả của hoạt động đó Tuy nhiên cách phân chia của Petrovxki chưathật sự thuyết phục, bởi lẽ ngay trong nhóm năng lực dạy học đã bao hàm nănglực thiết kế, tổ chức, giao tiếp.
Cùng với nghiên cứu của A.V.Petrovxki, Ph.N.Gônôbôlin cho rằng nănglực là những thuộc tính tâm lý riêng của các nhân, nhờ những thuộc tính nàymà con người hoàn thành tốt một hoạt động nào đó, đạt kết quả cao Như vậy,năng lực khác với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, khác với kinh nghiệm cũng nhưtrình độ đào tạo Điều đó được thể hiện mặc dù cũng có những điều kiện giống
Trang 19nhau (về trình độ đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo,…) nhưngngười có năng lực bao giờ cũng có kết quả tốt hơn, nhiều hơn trong một loạihoạt động nhất định Tuy nhiên ta cũng phải hiểu, giữa năng lực, kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo, kinh nghiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, có sự tác độngqua lại, tương hỗ nhau Khác với kỹ năng, kỹ xảo được hình thành qua quátrình luyện tập và học tập, năng lực được xuất hiện và phát triển trong quá trìnhhoạt động Để bồi dưỡng năng lực còn cần phải có tư chất Do vậy, tâm lý họcđã chỉ ra rằng, chỉ có tư chất là bẩm sinh, còn năng lực được hình thành và pháttriển trong quá trình hoạt động Năng lực gắn liền với tri thức và kỹ năng củacon người, con người càng hiểu biết sâu một lĩnh vực nào đó thì năng lực củahọ về mặt này càng phát triển nhanh Năng lực cá nhân về một loại hoạt độngnào đó bao giờ cũng là tổ hợp những thuộc tính nhân cách Một vài thuộc tínhriêng lẻ dù có xuất sắc đến đâu chăng nữa cũng không gọi là năng lực.
Để làm tốt một nghề nghiệp nào đó, con người cần phải có năng lực.Năng lực nghề nghiệp của các nhân là điều kiện, phương tiện để thực hiện hóaxu hướng nghề nghiệp Để làm tốt nghề sư phạm, người làm nghề sư phạm phảicó NLSP Năng lực sư phạm của người giáo viên là khả năng thực hiện cáchoạt động giáo dục, dạy học với chất lượng cao Năng lực được bộc lộ tronghoạt động và gắn với một số kỹ năng tương ứng Như vậy, để bồi dưỡng NLSPcho giáo viên cần tăng cường rèn luyện những kỹ năng giáo dục, dạy học cầnthiết NLSP cũng như mọi năng lực khác chỉ tồn tại trong sự vận động, pháttriển, chúng không thể nảy nở ngoài sự hoạt động và phụ thuộc vào tính chấtcủa hoạt động đó Ph.N.Gônôbôlin cho rằng, một giáo viên công tác có kết quảcần phải có các năng lực sau: năng lực truyền đạt tài liệu học tập cho trẻ mộtcách dễ hiểu, năng lực hiểu học sinh, năng lực thuyết phục mọi người, năng lựctổ chức, lãnh đạo các hoạt động tập thể, năng lực ứng xử sư phạm, năng lực dựđoán trước các tình huống và kết quả công tác của mình, năng lực sáng tạotrong công tác, năng lực nắm vững các tài liệu giảng dạy (dẫn theo [22]) Tácgiả Ph.N Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập2, Nxb Giáo dục Cách phân loại của Gônôbôlin như trên được coi là tương đối
Trang 20đầy đủ, tuy nhiên ông chưa đề cập đến một vài năng lực khác như năng lựcquan sát, năng lực xử lý tài liệu học tập.
Một số nhà tâm lý học khác ở Nga cho rằng, năng lực là những đặc trưngcá nhân của con người được thể hiện trong hoạt động, là điều kiện để hoạt độngcó kết quả Tốc độ, chiều sâu, sự dễ dàng của việc nắm các tri thức kỹ năng, kỹxảo phụ thuộc và năng lực nhưng bản thân năng lực không dẫn đến kết quả củaquá trình nắm vững kỹ năng, kỹ xảo đó Các nhà tâm lý học người Nga đã nếura một số dấu hiệu của sự thể hiện năng lực đối với một hoạt động nào đó là:
- Tốc độ cao của việc nắm bắt các hoạt động tương ứng;
- Độ rộng của sự di chuyển kỹ năng, thể hiện ở việc người học sau khihọc cách thực hiện hành động trong một tình huống thì người đó dễ dàng vậndụng chúng trong những tình huống tương tự;
- Sự tiết kiệm năng lượng trong khi hoạt động;
- Biểu hiện đặc điểm cá nhân của việc hoàn thành hoạt động;- Động cơ cao với hoạt động này, đôi khi bất chấp hoàn cảnh.
Theo quan điểm của Templov B.M và các cộng sự, chỉ có những đặcđiểm về giải phẫu sinh lý và các đặc điểm về hoạt động chức năng của conngười là bẩm sinh, chúng là tiền đề của sự phát triển năng lực và các tiền đề ấyđược gọi là tư chất Trong sự phát triển của năng lực, tư chất chỉ như điểm khởiđầu Năng lực được phát triển trên nền tảng của tư chất, được chế định bởi tưchất nhưng không được xác định trước bởi nó.
Về sự hình thành và phát triển năng lực, các nhà tâm lý học Mácxít chorằng, năng lực là những hiện tượng tâm lý được hình thành và phát triển tronghoạt động đầy sáng tạo của các nhân Năng lực - đó là hiện tượng tâm lý điềukhiển được và phải được dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục, của conngười Năng lực của con người, dù ở bắt đầu của quá trình phát triển hay đã đạtđến mức độ thiên tài, bao giờ cũng là kết quả của hoạt động đúng hướng vàsáng tạo của cá nhân trong một xã hội nhất định và trong một điều kiện lịch sửcụ thể.
Trang 211.1.2 Ở Việt Nam
Khi nghiên cứu về năng lực của người thầy giáo, tác giả Phạm Minh Hạccho rằng: Sự thành công trong việc dạy học và giáo dục học sinh đòi hỏi ngườithầy giáo phải có thế giới quan tiên tiến, phẩm chất đạo đức cao quý, trình độ trithức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, trình độ văn hóa chung và xu hướng sưphạm Ngoài ra, còn một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của nhân cách về mặt trítuệ, tình cảm và ý chí Các đặc điểm này có liên quan mật thiết với nhau, tạothành một thể thống nhất, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm, quyếtđịnh kết quả của hoạt động đó và chúng chính là các thành tố trong cấu trúc củaNLSP Ông khẳng định: Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý (còn gọi là tổhợp thuộc tính tâm lý) của một con người, tổ hợp này vận hành theo mục đích,tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy Năng lực là những đặc điểm tâm lý cábiệt tạo thành điều kiện, quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác độngcủa con người vào đối tượng lao động, nghĩa là quy định chất lượng của hoạtđộng.
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng chỉ ra mối quan hệ giữa năng lực và trithức, kỹ năng, kỹ xảo Theo ông, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là chất liệu để tạothành năng lực tương ứng Không có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì không cónăng lực tuy chúng không đồng nhất với nhau Tác giả cũng coi NLSP là nănglực chung, bao gồm các thành tố cơ bản là những năng lực riêng được phânthành ba nhóm (dẫn theo [27]):
- Các năng lực thuộc về nhân cách, bao gồm: lòng yêu trẻ, năng lực kiềmchế, tự chủ, năng lực điều kiển được tâm lý của mình;
- Các năng lực dạy học: Năng lực giải thích, năng lực tổ chức hoạt độngsư phạm, năng lực ngôn ngữ;
- Các năng lực tổ chức, giao tiếp bao gồm: Năng lực tổ chức, năng lựcgiao tiếp, các quan sát sư phạm, sự khéo léo sư phạm, năng lực ám thị, óctưởng tượng sư phạm, năng lực chú ý.
Theo ông, những năng lực kể trên là năng lực chung cho mọi giáo viên.Ngoài ra, còn có những năng lực chuyên biệt, gắn liền với giảng dạy từng bộ
Trang 22việc đào tạo học sinh năng khiếu”, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Theo quan điểm đó, đối với người giáoviên mầm non, bên cạnh những năng lực chung của người giáo viên, họ cầnphải hình thành và phát triển những năng lực chuyên biệt để thực hiện tốt cáchoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Nhóm tác giả Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng chia NLSP thành cácnhóm: nhóm năng lực chẩn đoán, nhóm năng lực đáp ứng, nhóm năng lực đánhgiá, nhóm năng lực thiết lập mối quan hệ với người khác, nhóm năng lực triểnkhai chương trình dạy học, trách nhiệm với xã hội Tuy nhiên, các tác giả nàychưa chỉ ra mỗi nhóm năng lực kể trên gồm những năng lực cụ thể nào, cấutrúc của từng năng lực ra sao [21].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Xuân Thức, năng lực là mộtthành tố cấu tạo nên nhân cách Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độcđáo của cá nhân, phù hợp các các yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảmbảo cho hoạt động đó có kết quả Năng lực của mỗi người không ai giống ai,không bao giờ lặp lại cả về số lượng và chất lượng Các tác giả này đã chia raba mức độ biểu hiện của năng lực là năng lực, tài năng và thiên tài Trong đó,năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả nănghoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó; tài năng là mức độ năng lực caohơn, biểu thị hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó; thiên tài làmức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất củanhững vĩ nhân trong lịch sử nhân loại [29].
Tác giả Mạc Văn Trang đã nghiên cứu cấu trúc mô hình nhân cách ngườigiáo viên mầm non Tác giả cho rằng, nhân cách người giáo viên mầm non baogồm cả hai thành phần là phẩm chất và năng lực Trong đó năng lực gồm:
[1] Năng lực nghề nghiệp: Năng lực thiết kế nội dung chăm sóc - giáodục phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và nhu cầu, hoàn cảnh của cộngđồng; năng lực tổ chức cuộc sống cho trẻ; năng lực giao tiếp với trẻ; năng lựcquan sát tổng hợp; năng lực tiếp nhận các loại chương trình; năng lực phối hợp
Trang 23các lực lượng giáo dục; năng lực đúc rút kinh nghiệm của bản thân và đồngnghiệp; năng lực tự học, tự bồi dưỡng;
[2] Kỹ năng: Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn một cách khoa học chế độ sinhhoạt hàng ngày phù hợp với đặc điểm phát triển của từng độ tuổi; kỹ năng tổchức, hướng dẫn các hoạt động (vui chơi, học tập); Kỹ năng tổ chức, tuyêntruyền phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, Mạc
Văn Trang (chủ nhiệm đề tài), Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý phù hợpnghề nghiệp giáo viên mầm non và phương pháp xác định sự phù hợp nghề,
Viện nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
Bên cạnh những nghiên cứu về năng lực và năng lực giáo viên, từ trướcđến nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáoviên luôn là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học Đã có không ít các côngtrình của tập thể và cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu về đào tạo bồidưỡng giáo viên Các công trình nghiên cứu này đã được xuất bản thành cácsách chuyên đề hoặc được chuyển tải dưới dạng chuyên đề cho học viên cao họcQLGD Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như Đặng Quốc Bảo,Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Nguyễn Thị Tính,Phạm Minh Hạc, Phạm Hồng Quang, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Viết Vượng
Các bài viết, đề tài đề cập đến nội dung nghiên cứu này, như: Chuẩn vàchuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” của tác giảNguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính; đề tài: "Một số biểu hiện năng lựctổ chức của người Hiệu trưởng trường mầm non Hà Nội" của tác giả NguyễnThị Lộc - Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (năm 1997); bài viết Chuẩn quốc gia vềgiáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học củagiáo dục hiện đại của tác giả Hồ Viết Lương (Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và
chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lượcvà Chương trình giáo dục) Các tác giả trên đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận vềquản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo hướngchuẩn hóa ở các nhà trường.
Trang 24Một số luận văn thạc sỹ những năm gần đây cũng đã nghiên cứu đếnvấn đề này như luận văn của tác giả Đào Anh Tuấn (2012) với tên đề tài là
"Một số giải pháp tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên độingũ giáo viên trung học cơ sở Hải Dương trong giai đoạn hiện nay"; đề tài"Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻcủa hiệu trưởng trường mầm non trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An" củatác giả Trần Thị Kim Dung (Nghệ An, 2006); đề tài “Một số giải pháp nângcao năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở KhánhBình đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Long Giao; đề tài "Biện pháp quảnlý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng caochất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ" của tác giả Nguyễn Thị Hoài An, Hà Nội,
1999, đã giúp chúng tôi thêm những kiến thức trong nghiên cứu tổng quanvề đề tài, định hướng cho việc xác định các nội dung cần nghiên cứu hoànthiện trong luận văn của mình.
Nghiên cứu tìm ra các biện pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyênmôn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nóichung và việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viênở các cơ sở giáo dục mầm non là một vấn đề luôn mang tính thời sự và khôngđơn giản Bởi lẽ, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên ởmỗi cấp học, bậc học, cho mỗi trường, mỗi địa phương, vùng, miền là khácnhau Mặt khác, các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệpvụ cho giáo viên phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều ngành,phụ thuộc vào đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý từng giai đoạn, kinh nghiệmcũng như năng lực của nhà quản lý, bộ máy quản lí nhà trường Do đó việctổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên MN là việc làm cần thiết nhằm rút ra những bài họckinh nghiệm bổ ích cho các nhà quản lý.
Nhìn chung, quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề cho thấy đã có nhiềucông trình nghiên cứu về năng lực sư phạm của người giáo viên nhưng chưa có
Trang 25công trình nào nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệpvụ của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp mới.
1.2 Khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Giáo viên mầm non
Theo Điều 34, Điều lệ trường mầm non 2015 xác định: "Giáo viên trongcác cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" [10].
Nhiệm vụ của giáo viên MN được quy định trong điều 37 Điều lệTrường mầm non như sau gồm: (1) Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của
trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập; (2) Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chươngtrình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môitrường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhàtrường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; (3) Trau dồi đạo đức, giữ gìnphẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đốixử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; (4) Tuyên truyền phổbiến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ động phối hợp vớigia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em; (5) Rèn luyện sức khỏe;Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; (6) Thực hiện các nghĩa vụ công dân,các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyếtđịnh của Hiệu trưởng [10].
Quyền của giáo viên MN được quy định trong điều 37 Điều lệ Trườngmầm non như sau:
(1) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em; (2) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng
Trang 26chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theoquy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ; (3) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chămsóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; (4).Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; (5) Được thực hiện các quyền khác theoquy định của pháp luật [10].
1.2.2 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo Chuẩnnghề nghiệp
1.2.2.1 Năng lực
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng La tinh -
“competentia” Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực, cụ thể:
Theo Từ điển Tiếng Việt: "Năng lực là khả năng đủ để làm một côngviệc nào đó” hay “Năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có đểthực hiện một hoạt động nào đó'' [28].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tínhđộc đáo của cá nhân, phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động nhất định,đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả” [29].
Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôngắn liền với hoạt động của chính họ Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất củađối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định Mỗi hoạtđộng khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân nhữngthuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định Như vậy, khinói đến năng lực cần hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duynhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộctính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tínhmà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệtương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lênvới tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng
Trang 27được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mongmuốn.
Trang 28Theo Cục quản lý nhân sự của Mỹ (Office of Personne Management),năng lực (competency) là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng,thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúpmột cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài dựa vào cách định nghĩa của tác giả Nguyễn
Quang Uẩn “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợpvới những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó cókết quả” [29] Nói đến năng lực của cá nhân là nói đến năng lực thực hiện một
loại hình, một dạng hoạt động nhất định, không có năng lực chung chung chomọi hoạt động.
1.2.2.2 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non
Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khinói đến năng lực là nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó nhưnăng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lựchoạt động chính trị của nhà hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của giáoviên trong hoạt động giảng dạy Mỗi nghề, công việc đều đỏi hỏi người làmnghề có năng lực thực hiện để đảm bảo sự thành công của hoạt động nghềnghiệp Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khácnhau nhưng tựu trung lại thì năng lực nghề nghiệp nói chung được cấu thànhbởi các thành tố: Năng lực chuyên môn và Năng lực nghiệp vụ.
Năng lực nghề nghiệp: Theo Từ điển Giáo dục học: "Năng lực là là mộttổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đặc điểm của cá nhân thểhiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục vàchắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó" [28] Năng lực mang tính cá
nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi
dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn “Năng lực hoạt động là khả năng thựchiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh tronghoạt động bảo đảm cho một tổ chức đạt mục tiêu đề ra” [27].
Trang 29Như vậy có thể hiểu năng lực nghề nghiệp là một tổ hợp các phẩm chấtsinh lý - thần kinh và tâm lý đảm bảo cho người lao động thực hiện có kết quảhoạt động nghề nghiệp của mình.
Chúng tôi tiếp cận nghiên cứu khái niệm năng lực nghề nghiệp của giáo
viên mầm non theo cách định nghĩa của tác giả Nguyễn Đức Chính: “Năng lựcsư phạm là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của giáo viên bao gồm tri thức chuyênmôn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên được thể hiện thànhcông dưới dạng các thao tác, hoạt động trong quá trình dạy học giúp cho ngườigiáo viên thực hiện quá trình dạy học đạt được kết quả cao” (dẫn theo [27]).
Theo đó, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non là tổhợp các thuộc tính tâm lý của giáo viên bao gồm tri thức chuyên môn nghiệp vụ,kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện thành công dưới dạng các thao tác,hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dụctrẻ theo chương trình giáo dục Năng lực chuyên môn nghiệp vụ giúp cho ngườigiáo viên thực hiện quá trình giáo dục mầm non đạt được kết quả cao.
1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
* Chuẩn
Theo Từ điển Tiếng Việt [28], khái niệm Chuẩn có ba nghĩa như sau:- Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng;
- Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường;
- Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quentrong xã hội.
* Chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp: là hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí về năng
lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản
quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đối với ngườigiáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục [7].
Trang 30* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lựcmà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non [7].
* Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ là nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm mầm non; thường xuyên cập nhập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệpvụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc,giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.
1.2.4 Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theoChuẩn nghề nghiệp
1.2.4.1 Bồi dưỡng
Theo Từ điển Tiếng Việt: ''Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lựchoặc phẩm chất'' [28].
Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu như sau:
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ đểnâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạtđộng mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định quamột hình thức đào tạo nào đó.
Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghiệp vụ, quá trình này diễn rakhi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp.
Bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Hiểutheo nghĩa rộng thì bồi dưỡng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thànhnhân cách theo mục đích đã chọn Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng có thể coi làquá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu, nhằm mục đíchnâng cao hoặc hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể để làmtốt hơn công việc đang tiến hành Từ góc độ khác, bồi dưỡng có ý nghĩa nângcao năng lực nghề nghiệp Quá trình này diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhucầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
Trang 31nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp Như vậy bồi dưỡng là quá trình đào tạonối tiếp, đào tạo liên tục trong khi làm việc nhằm cập nhật kiến thức còn thiếuhay đã lạc hậu, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những trithức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: ''Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổsung những kiến thức và kỹ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu ở một cấp học, bậchọc, thường được xác nhận bằng một chứng chỉ'' [20].
Như vậy có thể hiểu: Bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực, phẩm chấtvà năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng, vànâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từđó nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.
1.2.4.2 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm nontheo Chuẩn nghề nghiệp
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non nhằmmục đích cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng về chuyên môn và kiến thức, kĩnăng nghiệp vụ sư phạm giúp người giáo viên mầm non thực hiện tốt các nhiệmvụ chăm sóc, giáo dục trẻ trước yêu cầu phát triển chương trình giáo dục mầmnon và đòi hỏi của xã hội về thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục tại.
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theoChuẩn nghề nghiệp là quá trình dưới tác động của chủ thể hoạt động bồi dưỡng,giáo viên mầm non được cập nhật, bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ một cách thuần thục, hiệu quả theo Chuẩn nghề nghiệp,thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục cấp học mầm non.
1.2.4.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theoChuẩn nghề nghiệp
Bằng các khái niệm dẫn xuất đã xác định ở trên, chúng tôi cho rằng:Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm nontheo Chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của hiệutrưởng tới giáo viên và quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng nhằm huy độngvà sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hướng tới mục tiêu
Trang 32phát triển các năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theoChuẩn nghề nghiệp, thích ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục cấphọc mầm non.
Việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là một hoạtđộng cơ bản trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trong công tác quảnlý nhà trường, có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục Người quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phải tạo điềukiện cho học viên, giáo viên rèn luyện, bồi dưỡng bằng nhiều cách, nhiều hìnhthức khác nhau, biết huy động mọi lực lượng, vật chất, tinh thần, biết phối hợptất cả các lực lượng để hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng rèn luyện năng lựcchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo một hướng thuận lợi và đạt được kếtquả tốt nhất.
1.3 Một số vấn đề lý luận về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viênmầm non theo Chuẩn nghề nghiệp
1.3.1 Vai trò của năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong thựchiện có chất lượng Chương trình giáo dục mầm non
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là yếu tố quan trọng vàảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Ngườigiáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt là có hệ thống kiến thức cơbản, vững vàng về các lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, những kiếnthức khoa học liên cận và kiến thức sư phạm của giáo dục học mầm non; cónăng lực chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phù hợp với chương trìnhChương trình giáo dục mầm non, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ vàđiều kiện giáo dục; Năng lực chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp người giáo viênthực hiện tốt quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo mục tiêu giáodục Từ đó sẽ tăng cường vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú,say mê và sáng tạo của trẻ Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầmnon được quy định trong nhiều văn bản có tính pháp lệnh của Nhà nước, là cơsở để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên và giáo viên tự học, tự bồidưỡng để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trang 331.3.2 Giới thiệu chung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1.3.2.1 Các căn cứ xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN
Chuẩn nghề nghiệp GVMN được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:- Căn cứ pháp lý
- Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên MN- Công tác đánh giá giáo viên MN hiện nay
- Kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nước
trên thế giới và trong nước
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành kèm theo Thôngtư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêuchí thuộc các lĩnh vực: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển quan hệ giữa nhà trường, gia đình vàcộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc); Ứng dụng công nghệthông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em.
1.3.2.2 Mục đích của việc ban hành CNN giáo viên MN
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là căn cứ để giáo viên mầm nontự đánh giá phẩm chất, năng lực, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyệnphẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục; Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩmchất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triểnkhai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứngmục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáodục; Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng vàthực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn vàsử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán; Làm căn cứ để các cơ sở đàotạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo,bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Trang 341.3.3 Các thành phần của năng lực chuyên môn nghiệp vụ giáo viên mầmnon theo Chuẩn nghề nghiệp
Các thành phần của năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầmnon theo nội dung văn bản Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quyđịnh tại Điều 5 Tiêu chuẩn 2 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
Nội hàm của Tiêu chuẩn 2 xác định: Người giáo viên mầm non phải nắmvững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nângcao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻem theo Chương trình giáo dục mầm non.
Để hiểu đúng về từng năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống nănglực chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở định hướng cho việc bồi dưỡng, phát triểnnăng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non cần nghiên cứu cụ thểvề từng năng lực thành phần trong hệ thống năng lực chuyên môn của giáo viênmầm non theo Chuẩn nghề nghiệp được qui định cụ thể trong Chuẩn nghềnghiệp giáo viên MN, bao gồm:
[1] Năng lực phát triển chuyên môn bản thân
Năng lực phát triển chuyên môn thể hiện giáo viên đạt chuẩn trình độ đàotạo theo quy định; Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡngkiến thức chuyên môn theo quy định của ngành, của thực tiễn mỗi nhà trườngvà biết chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triểnchuyên môn bản thân, cụ thể: Hàng năm GV cần thường được tham gia các lớptập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, không chỉ vào thời gian đầu năm học dotrường, phòng, sở GD tổ chức, mà trong suốt quá trình làm việc GV đều phảicó ý thức tự học: tham gia các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cùng đồngnghiệp, tham quan các trường bạn về cách sắp xếp, tổ chức môi trường hoạtđộng cho trẻ; tìm hiểu chương trình CSGD của các trường, các nước khác trọngkhu vực qua các cuộc họp, hội thảo; tham dự các hội thi của ngành, tham giacác lớp học nâng cao trình độ; xem phim ảnh, học trực tuyến qua truyền hìnhvà internet những nội dung liên quan đến chuyên ngành GDMN; học và tìmhiểu thêm các kĩ năng
Trang 35phòng - xử trí các bệnh và tai nạn thường gặp ở trẻ, kĩ năng ứng xử sư phạm, sửdụng nhạc cụ, sử dụng vi tính, tiếng Anh; học tập nghị quyết của Đảng; học cácphương pháp dạy học và học cách làm việc hiệu quả; Phải tham gia cácchương trình bồi dưỡng, tự học qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế làm việc.
[2] Năng lực xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theohướng phát triển toàn diện trẻ em
Năng lực này thể hiện ở việc giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiệnđược kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầmnon, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp mình phụ tráchvà biết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạtđộng nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất vàtinh thần của trẻ em, cụ thể:
Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên cần có kế hoạch CSGD trẻ theotừng tuần, từng tháng, từng kỳ học và năm học, kế hoạch phải chi tiết, cụ thể.Kế hoạch chung xây dựng theo hướng phát triển toàn diện trẻ em cần xác địnhcụ thể cho từng lĩnh vực giáo dục Cụ thể:
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ, trong đó cần nêurõ được ý nghĩa, nhiệm vụ cụ thể, nội dung, phương pháp, phương tiện và điềukiện để giáo dục thể chất cho trẻ đảm bảo với nhu cầu và tâm sinh lý của trẻ vàphù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch giáo dục trí tuệ cho trẻ, trong đó cần nêuđược đặc điểm, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phương tiện và ý nghĩa củagiáo dục trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho trẻ, trong bản kế hoạchcần nêu được nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và điều kiện để giáo dục đạođức cho trẻ đạt hiệu quả.
Thứ tư: Xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, trong đó cần nêuđược nhiệm vụ cụ thể, nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ phùhợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương.
Trang 36Thứ năm là: Xây dựng kế hoạch giáo dục lao động cho trẻ, bản kế hoạchcần nêu cụ thể ý nghĩa, nhiệm vụ của giáo dục lao động cho trẻ mầm non, cầnphân tích rõ đặc điểm lao động của trẻ mầm non và cách thức tổ chức hoạtđộng giáo dục lao động cho trẻ ở theo đặc trưng độ tuổi.
[3] Năng lực nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
Năng lực này thể hiện ở việc giáo viên thực hiện được kế hoạch nuôidưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinhhoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn, phòng bệnh cho trẻ em theo Chươngtrình giáo dục mầm non và phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, thựctiễn nhóm lớp và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiệncác hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thểchất và tinh thần của trẻ em, cụ thể: Giáo viên thực hiện chế độ chăm sóc dinhdưỡng cho trẻ đảm bảo cung cấp cho cơ thể trẻ những năng lượng và chất dinhdưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển hài hoà, cân đối, thích nghi với môi trườngsống, hình thành, phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt ởtrường mầm non và có một số thói quen tốt trong ăn uống Ngoài ra, thực hiệnkế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, đảm bảo cho trẻ đượcngủ đủ giấc và đủ giờ, tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ Tổ chức các hoạtđộng chăm sóc vệ sinh cho trẻ, đảm bảo cho trẻ được học tập, vui chơi trongmôi trường xanh sạch đẹp.
[4] Năng lực giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Yêu cầu giáo viên cầnthực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em pháttriển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với điều kiệnthực tiễn của nhà trường và nhóm lớp.
Năng lực giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non thể hiện ởviệc giáo viên thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động giáo dục trong chương trìnhgiáo dục trẻ ở độ tuổi phụ trách theo sự phân công chuyên môn của nhà trường.
Mỗi độ tuổi có đặc thù riêng trong công tác giáo dục, năng lực giáo dụcphát triển toàn diện trẻ em của giáo viên thể hiện ở các năng lực thành phần gắnvới các độ tuổi như: Năng lực tổ chức hoạt động giao tiếp xúc cảm cho trẻ 0-12
Trang 37tháng tuổi; Năng lực tổ chức hoạt động với đồ vật theo lĩnh vực giáo dục pháttriển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáodục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ 12-36 tháng tuổi;năng lực tổ chức hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt độngngoài trời theo lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhậnthức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hộivà giáo dục phát triển thẩm mỹ; hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ (3-6 tuổi).
[5] Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
Năng lực này thể hiện ở việc giáo viên sử dụng được phương pháp quansát phối hợp với các phương pháp đánh giá khác (Đàm thoại, bài tập, Xử lý tìnhhuống, Trò chơi, Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ ) để đánh giá đúngvề sự phát triển, điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục cá nhân phù hợpvới điều kiện thực tiễn của lớp, của nhà trường, phù hợp với chương trình giáodục của nhà trường và đặc điểm phát triển của trẻ.
[6] Năng lực quản lý nhóm, lớp:
Năng lực này thể hiện ở việc giáo viên thực hiện đúng các yêu cầu vềquản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớptheo quy định, cụ thể:
Quản lí trẻ: Nghiên cứu, hiểu rõ đặc điểm của trẻ, xây dựng hồ sơ về trẻtheo nhóm lớp, hồ sơ cá nhân trẻ theo khoa học Về hồ sơ, mỗi nhóm lớp trongtrường mầm non phải lập sổ ghi danh sách trẻ với đầy đủ các thông tin cầnthiết: họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày vào trường, họ tên bố mẹ, nghềnghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ Hàng ngàygiáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi.Nắm được những biểu hiện bất thường sảy ra đối với từng trẻ để có biện phápchăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viênphụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lí Trongmọi sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt theo dõi đảmbảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, vuichơi, học tập… cần được thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hướng
Trang 38dẫn của giáo viên Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp, giáo viên phảithực hiện đúng quy quy định của trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáoviên với nhau khi tiếp nhận trẻ.
Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp: Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sảncủa nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí Năng lựcquản lí cơ sở vật chất biểu hiện ở việc giáo viên huy động sử dụng, bảo quản cơsở vật chất phục vụ cho việc giáo dục trẻ là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăngcường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định của Điều lệ trườngmầm non Đối với giáo viên, hồ sơ sổ sách bao gồm: Sổ kế hoạch giáo dục trẻem; Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ;Sổ chuyên môn: dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạtchuyên môn; Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Năng lực quản lý hồ sơ sổ sách nhóm, lớp của giáo viên: Hồ sơ, sổ sáchphải được sử dụng tối đa, hiệu quả và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Mỗi nhóm,lớp đảm bảo có đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại sổ được quy định của Sở Giáodục và Đào tạo Riêng sổ chuyên môn và giáo án (kế hoạch chăm sóc, giáo dụcngày) sẽ được tính trên từng giáo viên (đối với nhóm, lớp có từ 02 giáo viên trởlên) BGH phân công nhiệm vụ hợp lý đối với giáo viên trong các nhóm, lớp đểđảm bảo tất cả giáo viên/nhóm, lớp đều thực hiện nhiệm vụ soạn bài (lập kếhoạch chăm sóc, giáo dục ngày) và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ tại lớp được phân công phụ trách.
1.4 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp
1.4.1 Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ chogiáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp
Bất kỳ loại hình BD nào đều không ngoài mục tiêu là nâng cao trình độhiện có của mỗi giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêucầu của xã hội Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác bồidưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Trang 39+ BD để chuẩn hóa trình độ được đào tạo (BD chuẩn hóa).+ BD để cập nhật kiến thức (BD thường xuyên).
+ BD để dạy theo chương trình giáo dục mới (BD thay chương trình giáo dục).
+ BD để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn sau chuẩn về đào tạo.+ BD năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho giáo viên nhằm bổsung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở nuôi dưỡng những tri thức cũ cònphù hợp với yêu cầu mới, điều chỉnh, sửa đổi những tri thức đã bị lạc hậu nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp tục công tác tốt hơn.
Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ chogiáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp là nhằm hoàn thiện, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và được xem là việc đào tạo lại, đổimới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo Chuẩn nghề nghiệp, giúpgiáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trước yêu cầu đổi mới giáodục mầm non.
1.4.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viênmầm non theo Chuẩn nghề nghiệp
Nội dung của bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viênmầm non theo Chuẩn nghề nghiệp, gồm:
- Bồi dưỡng năng lực phát triển chuyên môn bản thân: Năng lực pháttriển chuyên môn thể hiện giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyênmôn theo quy định của ngành, của thực tiễn mỗi nhà trường và biết chia sẻ kinhnghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân
- Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctheo hướng phát triển toàn diện trẻ em: Năng lực này thể hiện ở việc giáo viênxây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theoChương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ emtrong nhóm, lớp mình phụ trách và biết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồngnghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cảithiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.
Trang 40- Bồi dưỡng năng lực nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Năng lựcnày thể hiện ở việc giáo viên thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sócsức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinhdưỡng, vệ sinh, an toàn, phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dụcmầm non và phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, thực tiễn nhóm lớp vàchia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt độngnuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinhthần của trẻ em.
- Bồi dưỡng năng lực giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Yêu cầu giáoviên cần thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻem phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non và phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của nhà trường và nhóm lớp.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em: Nănglực này thể hiện ở việc giáo viên sử dụng được phương pháp quan sát phối hợpvới các phương pháp đánh giá khác (Đàm thoại, bài tập, Xử lý tình huống, Tròchơi, Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ ) để đánh giá Chuẩn nghềnghiệp đúng về sự phát triển, điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục cánhân phù hợp với điều kiện thực tiễn của lớp, của nhà trường, phù hợp vớichương trình giáo dục của nhà trường và đặc điểm phát triển của trẻ.
- Bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp: Năng lực này thể hiện ở việcgiáo viên thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chấtvà quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định
1.4.3 Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp
1.4.3.1 Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp BD năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầmnon theo chuẩn nghề nghiệp là tổ hợp cách thức phối hợp hoạt động chung,thống nhất của chủ thể hoạt động bồi dưỡng (giảng viên - bồi dưỡng viên/giảngviên) và học viên (giáo viên mầm non) nhằm thực hiện tối ưu các mục tiêu bồi