trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, tức là khi ký kết cácbên có toàn quyền tự lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, cần thiết phảinghiên cứu, phân tích các quy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH NHIỆM THEO QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
Ngành: LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn :ThS NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỊ KIM HẰNG
MSSV: 1511270667 Lớp:15DLK06
TP Hồ Chí Minh, 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để khóa luận tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ,giúp đỡ từ rất nhiều cá nhân và tổ chức Với tình cảm chân thành, cho phép emđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiệngiúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
Với sự quan tâm và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm
theo quy định công ước Vienna 1980”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ Thànhphố Hồ Chí Minh – Hutech, các Khoa, Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián
tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ NguyễnChí Thắng Cảm ơn Thầy đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốtchuyên đề khóa luận này trong thời gian vừa qua
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên,chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh được những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổsung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Hằng, MSSV: 1511270667
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa luận tốt nghiệp
này được thu thập từ các nguồn trên các sách, báo khoa học chuyên ngành (có trích
dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khóa luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quátrình nghiên cứu đề tài,KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường vàpháp luật
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Hằng
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CISG Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
PICC Những Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế của UnidroitPECL Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng Châu Âu
VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
UNCITRAL y ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Tình hình nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp miễn trách nhiệm theo công ước Vienna 5
1.1.1 Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng 6
1.1.2 Miễn trách nhiệm do lỗi của các bên 10
1.1.2.1 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị thiệt hại (lỗi của người có quyền) 10
1.1.2.2 Miễn trách nhiệm do bên thứ ba gặp bất khả kháng 13
1.1.3 Miễn trách nhiệm do các trường hợp khác 15
1.1.3.1 Miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 15
1.1.3.2 Miễn trách nhiệm do thoả thuận của các bên 17
1.2 Áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của công ước Vienna 18
1.2.1 Biện pháp áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm 18
1.2.1.1 Yêu cầu giảm giá hàng hoá 18
1.2.1.2 Buộc thực hiện hợp đồng 22
1.2.1.3 Gia hạn hợp đồng và huỷ hợp đồng 26
1.2.2 Biện pháp không áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH NHIỆM THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 36
2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm thông qua một số vụ kiện 36
Trang 62.1.1 Vụ kiện về sản phẩm trang phục judo của Thuỵ Sĩ đối với Pháp 37
2.1.2 Vụ kiện cảng giao hàng bị đóng băng với tranh chấp giữa RMI và Forberich
39
2.1.3 Vụ kiện về sản phẩm gà đông lạnh của Romania đối với Hoa Kỳ 43
2.2 Một số vấn đề về nghĩa vụ thông báo khi gặp sự kiện dẫn đến áp dụng các biện pháp miễn trách nhiệm 47
2.3 Một số đề xuất về việc áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
KẾT LUẬN CHUNG 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Tháng 12/2015, Việt Nam đã chính thức được phê duyệt và trở thành thànhviên thứ 84 của Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hànghóa Quốc tế, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Doanh nghiệp Việt Nam
sẽ được áp dụng theo chuẩn quốc tế Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mớitrong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăngcường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp Việt Nam một khungpháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày1/1/2017
Như chúng ta đã biết, càng ít nhân tố gây trở ngại nền kinh tế càng tự do thì thịtrường càng hoạt động hiệu quả và có tính cạnh tranh cao Trong đó nhân tố gây trởngại lớn nhất cho giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt cho những nước đang pháttriển như Việt Nam, chính là môi trường luật nước ngoài Hơn nữa trong đàm phán
ký kết hợp đồng giữa Việt Nam và các nước phát triển thì luật được chọn để điềuchỉnh thường là luật của các nước phát triển vì các doanh nghiệp Việt Nam có ít thế
và lực trong đàm phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng Điều này làm doanhnghiệp trong nước khó đánh giá được kết quả kinh doanh vì môi trường luật củanước ngoài thường không ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro Việc áp dụng CISGnhư một nền tảng luật cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ giảm sự bất
ổn và các chi phí pháp luật liên quan
Ngày nay, những loại hình giao dịch thương mại quốc tế mới xuất hiện ngàycàng nhiều như cung ứng dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế… song mua bán hàng hóaquốc tế vẫn giữ vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO Tuy nhiên,cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là sự gia tăng
về số lượng, phạm vi và mức độ phức tạp của các tranh chấp, trong đó có các tranhchấp liên quan đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc mộtbên không bị áp dụng các chế tài xử phạt do vi phạm hợp đồng Cùng với chế độ
Trang 8trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gópphần đảm bảo sự cân bằng quyền lợi, chia sẻ bớt rủi ro giữa các bên tham gia hợpđồng Tuy nhiên, trong thực tiễn các bên thường lạm dụng quy định này để trốntránh trách nhiệm, gây thiệt hại cho đối tác Một phần là do sơ suất của các bên khithỏa thuận hợp đồng, một phần do các quy định pháp luật và thực tế áp dụng quyđịnh về miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn nhiều
bất cập Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm
theo quy định công ước Vienna 1980” có một vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết
thực không chỉ về mặt pháp luật mà còn góp phần giải quyết những vướng mắc phátsinh trong hoạt động kinh tế quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung và hệ quả pháp lý cácquy định của CISG về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,tìm ra những điểm khó khăn cũng như bất cập, lổ hỏng trong vấn đề này, từ đó đềxuất những giải pháp để áp dụng thuận lợi điều khoản miễn trách cho doanh nghiệpViệt Nam Trên tư thế là một thành viên của CISG mang một cái nhìn mới mẻ hơn
về quyền lợi khi gặp các trường hợp vi phạm có thể xảy ra khi tham gia hoạt độngmua bán hàng hoá quốc tế Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật quốc tế
về miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có liên hệ vớipháp luật Việt Nam và phân tích các vụ việc cụ thể để rút ra một số bất hợp lý trongquy định pháp luật và kiến nghị phương hướng hoàn thiện vấn đề pháp lý về miễntrừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Những nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế (CISG - United Nations Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods), Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 về hợp đồngthương mại quốc tế, Công ước Lahay năm 1964 về mua bán quốc tế những độngsản hữu hình… Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ mua bánhàng hóa quốc tế: Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 94 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây Công ước Vienna 1980 bắt đầu được biết đến và sửdụng rộng rãi khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của Công ước này Nhiềutác giả đã có nhiều bài viết nghiên cứu về Công ước này đặc biệt là điều khoản vềmiễn trách nhiệm theo Công ước Vienna 1980 như trong bài khoá luận tốt nghiệpcủa tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đến từ trường Đại học Luật Hà Nội hay bàikhóa luận tốt nghiệp khác của một nhóm tác giả đến từ Đại học luật Thành Phố HồChí Minh Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết quy định trong Công ước này đượcđăng trên trang web Công ước Vienna 1980 dành cho người Việt Nam
Khác với các công trình nghiên cứu đó, khóa luận “Hệ quả pháp lý của miễn
trách nhiệm theo quy định công ước Vienna 1980” người viết sẽ nói về các căn cứ
miễn trách nhiệm và hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo Công ước Vienna
1980 đồng thời kết hợp với các vụ kiện thực tiễn để người đọc có thể hiểu rõ hơn vềvấn đề này Bên cạnh đó, người viết cũng so sánh với Pháp luật Việt Nam để làm rõhơn những quy định này và từ đó người đọc có thể rút kinh nghiệm khi tham giavào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp, người viết đã sử dụng những phương phápnghiên cứu chung được sử dụng trong khoa học xã hội như: Phương pháp thu thập,tổng hợp tài liệu để xác định thông tin và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài,kết hợp với phương pháp lịch sử nhằm tận dụng, đối chiếu, trình bày các cơ sở liênquan Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp diễn giải để trình bày nội dungcủa đề tài, những nghiên cứu và ý kiến của bản thân về đề tài thực hiện Khôngnhững thế, các phương pháp như phương pháp thống kê đơn giản, hay phương phápphân tích, tổng hợp cũng được sử dụng để làm rõ hơn nội dung của bài khóa luậnnày
Trang 106 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy định miễn trách nhiệm và hệ quả pháp lý theoCông ước Vienna
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo côngước Vienna
Với năng lực, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của
em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự ý kiến hướngdẫn chỉ bảo của các Thầy Cô
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ
HỆ QUẢ PHÁP LÝ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA
1.1 Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp miễn trách nhiệm theo công ước Vienna
Miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế là việc không thực hiệnđúng nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng thương mại quốc tế nhưng không phải chịutrách nhiệm trước những hậu quả phát sinh do chính hành vi không thực hiện nghĩa
vụ đó gây nên Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếcũng có thể được hiểu là trường hợp bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi cácchế tài thông thường được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng Về bản chất, cáctrường hợp này có thể được hiểu là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên viphạm Cở sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chổ họkhông có lỗi khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Các trườnghợp này có thể là các trường hợp được các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc quyđịnh trong pháp luật Khi bên vi phạm chứng minh được mình thuộc vào nhữngtrường hợp miễn trách nhiệm, họ sẽ được giải thoát khỏi các biện pháp chế tài do viphạm hợp đồng
Miễn trách là một trong những quy định cần thiết của hệ thống pháp luật thếgiới nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng Tuy nhiên hệ quả pháp lýcủa miễn trách lại là một trong những vấn đề khó quy định vì nếu đối với cáctrường hợp vi phạm nghĩa vụ khác, bên vi phạm đương nhiên phải gánh chịu nhữnghậu quả bất lợi cho hành vi thiếu trung thực, thiện chí hoặc thiếu tận tâm của mìnhthì trong trường hợp miễn trách, hành vi vi phạm xuất phát từ các yếu tố kháchquan, không phải do lỗi của bên vi phạm nên nhà làm luật không chỉ làm nhiệm vụbảo vệ bên bị vi phạm mà còn phải chú trọng bảo vệ cả bên vi phạm Quy định nhưthế nào để vừa cân bằng quyền và lợi ích giữa các bên, vừa bảo vệ lợi ích chung của
xã hội, đồng thời phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng không theo hướng bó buộc các chủthể hợp đồng là một vấn đề không dễ
Pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự, thương mại quy định khá rõràng những trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Tuy nhiên,trong luật thương mại quốc tế, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do hoàn toànkhông thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng được xem xét dướigóc độ khác và có thể nói là toàn diện hơn Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí
Trang 12trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, tức là khi ký kết cácbên có toàn quyền tự lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, cần thiết phảinghiên cứu, phân tích các quy định của luật Thương mại Việt Nam trong sự so sánhvới các quy định của pháp luật thương mại quốc tế và pháp luật của một số nướcphát triển về vấn đề này: Theo quy định của pháp Luật Việt Nam (ví dụ, Điều 294Luật Thương mại 2005), các bên sẽ không chịu trách nhiệm do không thực hiện haythực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng, nếu: Xảy ra trường hợp miễn tráchnhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạmcủa một bên là hoàn toàn do lỗi của phía bên kia (lỗi của người có quyền).1
Tuy nhiên quy định này chưa đầy đủ, rõ ràng và còn nhiều điểm chưa tươngthích với CISG Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trìnhtham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độhội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về muabán hàng hoá quốc tế và cho các doanh nghiệp Việt Nam một khung pháp lý hiệnđại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Mặc dùquy định về miễn trách nhiệm của Công ước Vienna 1980 chỉ được đề cập trong haiđiều đó là Điều 79 và Điều 80 thuộc Mục IV Chương V nhưng đã được quy địnhmột cách cụ thể các trường hợp có thể xảy ra.2
1.1.1 Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
CISG quy định về bất khả kháng tại khoản 1 Điều 79 dưới tiêu đề Exemption
(Miễn trách) theo đó “một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất
k㌳ một nghĩa vụ nào đó của h nếu chứng minh được r ng việc không thực hiện đó
là do một tr ngại n m ngoài sự ki m soát của h và người ta không th chờ đợi một cách hợp lí r ng h phải tính tới tr ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay kh c phục được hậu quả của nó” Peter Schlechtriem (1998) cho
rằng bằng việc dùng thuật ngữ “impediment” (trở ngại) cùng với hàng loạt quy định
theo sau đó, CISG quy định chặt chẽ các tiêu chí để một trường hợp bất khả khángđược công nhận miễn trách Chỉ những trở ngại nào thực sự đến mức khiến cho việcthực hiện các nghĩa vụ là không thể (impossibile) mới được xem xét, còn những
1 Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế khoa kinh tế Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, NXB: ĐHQG tp HCM 2009.
2 101 câu hỏi đáp về Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn:
12-2016-1046).pdf
Trang 13http://vasep.com.vn/Popup/HiepDinh/DownloadFileOfNews.aspx?file=viac_101cauhoidapcisg_2016_(15-trường hợp tuy có gây hoặc đe doạ gây khó khăn trở ngại đến việc thực hiện nghĩa
vụ hoặc chỉ dừng ở mức không khả thi (impracticable) thường có thể sẽ không đượcxem xét.3 Một trở ngại được xem là trường hợp bất khả kháng nếu nó thoả mãnđồng thời bốn điều kiện sau: (i) xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên; (ii) khôngthể lường trước một cách hợp lí tại thời điểm kí kết hợp đồng; (iii) sự kiện và hậuquả của nó không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được và; (iv) có mốiquan hệ nhân quả trực tiếp giữa việc vi phạm hợp đồng và sự kiện trở ngại.4 Vềnguyên tắc, trách nhiệm chứng minh thoả mãn bốn yếu tố này thuộc về bên vi phạmmuốn được miễn trách Ví dụ, công ty A và B đã thỏa thuận mua bán đậu phộng giáCIF, tuy nhiên, kênh đào giao thông lối tắt của các tàu hàng bất ngờ đóng cửa làmcho lộ trình của tàu phải đi vòng xa hơn Như vậy, với một lộ trình mới này, Ngườimua phải chịu thêm một khoản phí lớn nữa so với dự tính ban đầu, tuy nhiên đâykhông phải là trường hợp bất khả kháng vì trở ngại này không làm cho việc thựchiện của người mua là không thể thực hiện được Và quan trọng là một bên khôngđược viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà việckhông thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ (Điều80) CISG quy định miễn trách cho cả người bán và người mua, đề cập đến tất cảcác trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra trong việc thực hiện bất cứ nghĩa vụđược quy định trong hợp đồng.5
Điều 79 Công ước Vienna 1980 quy định một bên không chịu trách nhiệm vềviệc không thực hiện bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằngviệc không thực hiện ấy là do một cản trở nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người
ta không thể mong đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kýkết hợp đồng Quy định của Công ước viên 1980 về miễn trừ trách nhiệm liên quanđến việc không thực hiện bất kì nghĩa vụ nào Như vậy sẽ nảy sinh vấn đề ngườibán có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp giao hàng có khuyết tậtnhưng không phải do lỗi của mình Để trả lời câu hỏi này cần phải phân tích khái
niệm “tr ngại” được sử dụng trong Công ước là nguyên nhân của việc không thực
Trang 14Nhiều khi một trong các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theoquy định của hợp đồng do xuất hiện những tình huống khách quan đặc biệt hay tìnhhuống pháp luật Ví dụ, nhà máy của người bán bị phá huỷ do hoả hoạn, hay hợpđồng không thể thực hiện được do Liên hợp quốc thông qua lệnh cấm vận hay nhànước cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó,… Những tìnhhuống nói trên thường được pháp luật hầu hết các nước cũng như các văn bản phápluật thương mại quốc tế điều chỉnh Các tình huống nói trên được khoa học pháp lígọi là tình huống bất khả kháng hay là những thay đổi bất ngờ của tình huống Sựtồn tại của chính sự kiện bất khả kháng chưa phải là căn cứ để miễn trừ trách nhiệmcủa bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu những sự kiện đó không thoả mãnnhững yếu tố khách quan và chủ quan sau:
Để được coi là một căn cứ miễn trách nhiệm, thì sự kiện bất khả kháng phải lànguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng Do vậy, việc chứng minhcủa bên gặp bất khả kháng sẽ gồm 2 điểm: một là, sự tồn tại của trường hợp bất khảkháng và hai là, quan hệ nhân quả giữa nó và hành vi vi phạm hợp đồng Do hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành ký kết và thực hiện giữa các thươngnhân ở các nước khác nhau, thậm chí ở rất xa nhau Cho nên, để tránh việc một bênđưa ra các sự kiện minh chứng giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra được các bằngchứng xác thực Công ước Viên năm 1980 không quy định các biện pháp, cách thứcchứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng Còn trong thực tiễn thì các bênthường quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấychứng nhận của Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhậncủa một cơ quan nào đó có thẩm quyền của Nhà nước
Pháp luật Việt Nam chỉ đưa định nghĩa thế nào là trường hợp bất khả khángnhưng lại không nói một cách tương đối rõ ràng những trường hợp nào được coi làtrường hợp bất khả kháng mà chỉ nói một cách chung chung trong một số văn bảnpháp luật Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ là tiền đề chung cho sự miễn trừtrách nhiệm Sự không có khả năng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.Những nguyên nhân này trong lí luận về pháp luật, được phân chia thành nhiềunhóm như sau6:
6 Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế khoa kinh tế Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, NXB: ĐHQG tp HCM 2009
Trang 15Thiên tai: là những hiện tượng của tự nhiên và được coi là cơ sở miễn trừ tráchnhiệm lần đầu tiên được sử dụng trong luật La Mã Ví dụ: lũ lụt, bão, động đất, dịch
bệnh, Những hiện tượng này được gọi bằng thuật ngữ “Act of God – Hành vi của
Chúa”.
Chiến tranh: chiến tranh có tuyên bố hay không tuyên bố, nội chiến, các cuộccách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa cũng được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm Phápluật sử dụng thuật ngữ Act of King’s Enemies (hành vi của kẻ thù Hoàng đế) để gọinhững tình huống này
Bãi công: là hiện tượng thường xảy ra trong thực tế và trong nhiều trường hợpcũng được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm pháp luật của các nước xã hội chủnghĩa cũ không coi bãi công là cơ sở miễn trừ trách nhiệm vì cho rằng hiện tượngnày chỉ đặc trưng cho nhà nước tư sản Đối với chủ thể của luật thương mại nóichung và luật thương mại quốc tế nói riêng thì bãi công là tình huống không thể tiênliệu trước được và cũng không thể khắc phục được, bởi không ai có thể yêu cầulãnh đạo của nhà máy xí nghiệp tránh bãi công bằng cách thoã mãn các yêu sáchcủa những người bãi công (trong trường hợp này chỉ nói đến nghĩa vụ pháp luậtthương mại, không nói đến nghĩa vụ chính trị hay nghĩa vụ lao động) Bãi côngđúng luật (tức là được luật cho phép tiến hành theo một thủ tục nhất định) haykhông đúng luật đều không có ý nghĩa trong trường hợp này
Sự cố trong sản xuất: sự cố trong sản xuất được coi là cơ sở miễn trừ tráchnhiệm chỉ trong một số trường hợp Rõ ràng, không thể không công nhận sự cố sảnxuất do thiên tai gây nên Tuy nhiên, toà án hay trọng tài có thể từ chối việc côngnhận sự cố nào đó là cơ sở miễn trách nhiệm do mức độ của sự cố đó không đáng kể,đặt biệt là trong những trường hợp sự cố xảy ra do thiếu bộ phận thay thế, máy mócthiết bị quá cũ hay do những trường hợp khác mà người sản xuất phải nhìn thấytrước hay buộc phải nhìn thấy trước khi ký hợp đồng
Sự cản trở trong vận tải có thể được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm Đây cóthể là tai nạn giao thông trầm trọng, hoặc là hậu quả của thiên tai, của những quyếtđịnh từ cơ quan nhà nước (như đóng cửa biên giới), v.v… Tuy nhiên, trong thực tếvấn đề này còn rất nhiều tranh cãi Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, ngườibán có thể áp dụng những biện pháp thích hợp để thay đổi lịch trình của phươngtiện vận chuyển và như vậy sẽ tránh được sự cản trở mới phát sinh Cần phải chú ýrằng sự cản trở giao thông chỉ được xem là cơ sở miễn trừ trách nhiệm nếu người
Trang 16bán chứng minh được rằng trước khi sự cản trở xuất hiện, người bán đã chuẩn bị đủhàng để giao cho người mua.7
Do đặc điểm phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế như sự mở rộng vềkhông gian, sự kéo dài về thời gian, sự khác nhau về địa lí, tập quán, quy định củamỗi quốc gia mà khả năng xảy ra những trường hợp bất khả kháng là rất lớn Bêncạnh đó, do hậu quả pháp lí là được miễn trách và trong nhiều trường hợp có thểthay đổi hoàn toàn vị thế của các bên nên không tránh được khả năng các bên tìmcách lợi dụng trường hợp bất khả kháng để cố gắng giải thoát trách nhiệm khi cónhững hoàn cảnh bất lợi xảy đến hoặc để trục lợi khi giá cả thị trường thay đổi theohướng có lợi cho bên mình.8 Một số hợp đồng được soạn thảo với điều khoản bấtkhả kháng rất cụ thể chi tiết có thể hạn chế được tranh chấp xảy ra nhưng có rấtnhiều hợp đồng thiếu vắng điều khoản quan trọng này Tính đến thời điểm ngày23/1/2015 theo cập nhật tổng hợp từ Hệ thống dữ liệu của CISG tạihttp://www.cisg law.pace.edu/cisg/text/digest-cases-79.html, trong khoảng 145 vụtranh chấp về trường hợp bất khả kháng theo CISG, chỉ có khoảng 15 vụ là có điềukhoản bất khả kháng trong hợp đồng, chiếm tỷ lệ 10,3c.9
1.1.2 Miễn trách nhiệm do lỗi của các bên
1.1.2.1 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị thiệt hại (lỗi của người có quyền)
Trong những yếu tố cấu thành nên hành vi vi phạm trong hợp đồng mua bánhàng hóa thì lỗi được xem là yếu tố quan trọng cấu thành nên hành vi vi phạm đó.Tuy nhiên lỗi ở đây phụ thuộc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền tức bên bị vi phạm
và xác định theo nguyên tắc suy đoán vì trong rất nhiều trường hợp bên có nghĩa vụkhông thể nào hoàn thành được nghĩa vụ của mình nếu như thiếu đi sự hợp tác củabên có quyền
Luật Thương mại 1997 không quy định lỗi của bên bị thiệt hại là căn cứ miễntrừ trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng, tuy nhiên
7 101 câu hỏi đáp về Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn:
12-2016-1046).pdf
http://vasep.com.vn/Popup/HiepDinh/DownloadFileOfNews.aspx?file=viac_101cauhoidapcisg_2016_(15-8 Xem UNCITRAL (2012), Digest of Case Law on the United Nations Convention On Contracts For The Interna- tional Sale Of Goods, tại http://www.uncitral.org/pdf/english/clout/CISG-digest-2012-e.pdf.
9 Phân tích một vụ kiện bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thanh Tâm, Võ Thành Vin.
Trang 17để phù hợp và thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, đảm bảo sựtương thích với luật pháp quốc tế, Luật Thương mại 2005 có quy định này (Khoản cĐiều 294) Như vậy nếu luật của Việt Nam được áp dụng cho hợp đồng thương mạiquốc tế thì có thể áp dụng quy định trên Điều 80 Công ước Vienna 1980 cũng có
quy định tương tự: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ
của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành
vi hay sơ xuất của chính h ”.10 Tuy nhiên lỗi ở trường hợp miễn trách nhiệm nàykhông chỉ thu hẹp ở đó mà còn bao quát trong phạm vi rộng hơn thông qua cáctrường hợp:
Thứ nhất, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợpviệc vi phạm đó là do chịu ảnh hưởng từ những hành xử của bên có quyền, hay nóicách khác chính những hành vi của bên có quyền là nguyên nhân, khiến cho nghĩa
vụ không thể thực hiện được, mà nếu không có những hành vi đó thì nghĩa vụ đãđược thực hiện một cách bình thường Cũng chính vì việc không thể thực hiện đượcnghĩa vụ là do lỗi của mình, nên bên có quyền không được đòi bên có nghĩa vụ phải
có trách nhiệm với mình.11
Thứ hai, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm, trong trường hợpbên có quyền có lỗi trong việc không phát hiện ra sự vi phạm nghĩa vụ (trongtrường hợp lẽ ra phải biết hoặc bắt buộc phải biết) hoặc đã phát hiện nhưng khôngthông báo đến bên vi phạm nghĩa vụ trong thời gian hợp lí và căn cứ theo Khoản 1Điều 39 CISG 1980 quy định: Nếu không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp
lí về tính chất không phù hợp của hàng hóa sau khi đã phát hiện hoặc lẽ ra phải pháthiện sự không phù hợp này, bên mua mất quyền khiếu nại về sự không phù hợp đó.Như vậy, khác với trường hợp thứ nhất là chính hành vi của bên có quyền (lỗi củabên có quyền) khiến cho nghĩa vụ hợp đồng không thực hiện được thì ở trường hợpthứ hai này, sự vi phạm nghĩa vụ đã xảy ra mà không xuất phát từ một hành vi nàocủa bên có quyền, nhưng lỗi của bên có quyền ở đây là đã sơ xuất, cẩu thả, chủquan khi đã không phát hiện ra sự vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ, hay nóicách khác lỗi của bên có quyền chính là sự thiếu trách nhiệm và để mặc cho hậu quảxảy ra Mặc dù bên có quyền đã không có bất cứ một hành vi nào trực tiếp dẫn đến
10 Điều 80 Công ước Vienna 1980
11 Bàn về lỗi của bên có quyền căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn: http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-loi-cua-ben-co-quyen-can-cu-mien-trach-nhiem-do- vi-pham-nghia-vu-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html?fbclid=IwAR3B-
V5EhF7JogX_6H0khfQmfOohjo9TpnG0XCCbUTYerUJnLja66KZrML8
Trang 18việc nghĩa vụ không được thực hiện như trường hợp thứ nhất, nhưng nếu bên cóquyền cẩn trọng trong việc tiếp nhận nghĩa vụ thì họ đã có thể phát hiện ra sự viphạm và từ đó có thể giúp bên có nghĩa vụ hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình nếunhư vẫn còn thời hạn để khắc phục Từ đó, có thể kết luận rằng lỗi của bên có quyềntrong trường hợp này là đã tạo điều kiện cho hành vi vi phạm nghĩa vụ được hoànthành Chính điều này đã tước đi quyền được áp dụng chế tài trách nhiệm của bên
có quyền và là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ Như vậy theocác quy định này, mặc dù bên bán đã vi phạm nghĩa vụ (giao hàng không đúng hợpđồng) nhưng họ vẫn không phải chịu trách nhiệm vì bên mua đã có lỗi trong việcđánh giá sự vi phạm hoặc thông báo về sự vi phạm.12
Thứ ba, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việckhông thực hiện được nghĩa vụ là do hậu quả của một sự kiện mà người có quyềnphải chịu rủi ro theo quy định rõ ràng hay ngầm hiểu trong hợp đồng Để được miễntrách nhiệm trong trường hợp này, bên vi phạm nghĩa vụ cần phải thỏa mãn các điềukiện sau đây:
Việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là do chịu ảnh hưởng từ những sựkiện nhất định xảy ra một cách bất thường mà các bên không biết trước được Tuynhiên, các sự kiện xảy ra trong trường hợp này không nhất thiết phải là một trở ngạikhách quan vượt ra tầm kiểm soát của bên vi phạm như trong sự kiện bất khả kháng,
nó cũng không nhất thiết phải xuất phát từ những biến cố tự nhiên hay quyết địnhcủa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà nó có thể xuất phát từ hành vi bấtcẩn của một bên nào đó thậm chí là cả của bên vi phạm nghĩa vụ.13
Hậu quả của sự kiện xảy ra dẫn đến việc không thực hiện được hợp đồng củabên thực hiện nghĩa vụ là rủi ro mà bên có quyền phải gánh chịu Khác với cáctrường hợp đã nêu trên, trong trường hợp này bên có quyền đã không có bất kỳ mộthành vi nào dẫn đến việc không thể thực hiện được hợp đồng, cũng không phải làthiếu trách nhiệm để hành vi vi phạm xảy ra mà chỉ đơn giản việc không thực hiện
12 Bàn về lỗi của bên có quyền căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,nguồn:http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-loi-cua-ben-co-quyen-can-cu-mien-trach-nhiem-do- vi-pham-nghia-vu-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html?fbclid=IwAR3B-
V5EhF7JogX_6H0khfQmfOohjo9TpnG0XCCbUTYerUJnLja66KZrML8
13 Bàn về lỗi của bên có quyền căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn: http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-loi-cua-ben-co-quyen-can-cu-mien-trach-nhiem-do- vi-pham-nghia-vu-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html?fbclid=IwAR3B-
V5EhF7JogX_6H0khfQmfOohjo9TpnG0XCCbUTYerUJnLja66KZrML8
Trang 19được nghĩa vụ là rủi ro không may mà họ là người phải gánh chịu.14 Việc khôngthực hiện được nghĩa vụ là hậu quả của sự kiện mà người có quyền chịu rủi ro phảiđược thỏa thuận quy định rõ ràng hay ngầm hiểu trong hợp đồng Điều đó có nghĩa
là những rủi ro bất thường dẫn tới việc không thể thực hiện được hợp đồng của bên
có nghĩa vụ, không được mặc nhiên coi bất là những rủi ro mà bên có quyền phảigánh chịu để từ đó miễn trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ nếu trước đó vấn đềnày đã không được ghi nhận trong hợp đồng.15
Trong thực tiễn thương mại, thiệt hại xảy ra do lỗi của bên bị thiệt hại có thểthấy trong trường hợp sau: theo hợp đồng mua bán hàng hoá người mua có nghĩa vụphải tiếp nhận hàng hoá Ví dụ, ngày 15 tháng 10 người bán giao hàng, tuy nhiênđến ngày 18 tháng 10 người mua mới nhận hàng Khi kiểm tra, người mua phát hiệnhàng hoá không phù hợp với điều kiện của hợp đồng do hỏng hóc hay mất mát vàngay sau đó bằng văn bản yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, ngườibán chứng minh được rằng hàng hoá bị hỏng hóc hay bị mất mát vào ngày 16 và 17tháng 10 mặc dù người bán đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn Như vậy, trong ví
dụ nói trên, thiệt hại xảy ra do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng củamình và rõ ràng rằng người bán sẽ không chịu trách nhiệm về hàng hoá bị hỏng hóchay mất mát
1.1.2.2 Miễn trách nhiệm do bên thứ ba gặp bất khả kháng
Trong Bộ luật Dân sự cũng như trong Luật Thương mại Việt Nam, không cóđiều khoản nào quy định lỗi của người thức ba là căn cứ miễn trừ trách nhiệm dokhông thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng Lỗi của người thứ ba đượccoi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúnghợp đồng Lỗi của người thứ ba được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm được quyđịnh trong Điều 4 Mục II Quy chế tạm thời số 4794 ngày 31/7/1991 và Điều 7Quyết định số 299-TMDL ngày 09/04/1992 về việc kí kết và quản lí hợp đồng muabán ngoại thương, theo đó lỗi của người thứ ba cũng được coi là căn cứ miễn trừtrách nhiệm
14 Bàn về lỗi của bên có quyền căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn: http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-loi-cua-ben-co-quyen-can-cu-mien-trach-nhiem-do- vi-pham-nghia-vu-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html?fbclid=IwAR3B-
V5EhF7JogX_6H0khfQmfOohjo9TpnG0XCCbUTYerUJnLja66KZrML8
15 Bàn về lỗi của bên có quyền căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn: http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-loi-cua-ben-co-quyen-can-cu-mien-trach-nhiem-do- vi-pham-nghia-vu-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html?fbclid=IwAR3B-
V5EhF7JogX_6H0khfQmfOohjo9TpnG0XCCbUTYerUJnLja66KZrML8
Trang 20Khác với các văn bản pháp luật của Việt Nam nói trên Công ước Vienna 1980(Khoản 2 Điều 79) quy định cụ thể những trường hợp theo đó bên không thực hiệnhay thực hiện nghĩa vụ không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc khôngthực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng đó do lỗi của người thứ ba, cụ thể lànếu người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả khánggây ra Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờthực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên
ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
“a Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và
b Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho h 16 ”
Khoản 2 Điều 79 CISG 1980 là một quy định tương đối khắt khe, nghiêm ngặt
và rất cân nhắc.17 Để được miễn trách theo điều khoản này cần đáp ứng đồng thờihai điều kiện: Đầu tiên, bên vi phạm được miễn trách theo Khoản 1 Công ước nàynhư đã đề cập ở khoản trước, tức là việc bên thứ ba không thực hiện hợp đồng cấuthành một trường hợp bất khả kháng đối với bên vi phạm và bên thứ ba cũng đượcmiễn trách khi áp dụng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 79 CISG 1980 cho bên đó,hay nói cách khác bên thứ ba không thực hiện hợp đồng là do sự kiện bất khả kháng
Quy định này của Công ước Vienna 1980 có ý nghĩa pháp lí quan trọng bởitrong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng,việc thực hiện mỗi một hợp đồng riêng biệt đều có liên quan mật thiết đến việc thựchiện các hợp đồng khác Ví dụ, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng củamình cho người mua theo hợp đồng mua bán hàng hoá do bên gia công đã khôngthực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm(đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ có thể là sản phẩm của bên gia công và khôngsản phẩm nào có thể thay thế được) Trong trường hợp việc bên gia công khôngthực hiện nghĩa vụ được coi là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm của người bán theohợp đồng mua bán hàng hoá của mình, Khoản 2 Điều 79 Công ước Vienna 1980 đãquy định rõ: Người bán không chịu trách nhiệm với người mua do không thực hiệnhay thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ trong
16 Khoản 1, Điều 79, Công ước Vienna 1980.
17Khoản 2, Điều 79, Công ước Vienna 1980.
Trang 21trường hợp nếu người gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngườibán theo hợp đồng gia công sản phẩm là do trường hợp bất khả kháng Pháp luậtcủa Việt Nam không có quy định chi tiết tương tự.
Trong những trường hợp khác, việc người gia công không thực hiện nghĩa vụchỉ có thể được coi là những khó khăn của người bán trong việc thực hiện nghĩa vụgiao hàng của mình đối với người mua Những khó khăn trong việc thực hiện Hợpđồng thương mại quốc tế được quy định trong Điều 7.1.7 Các Nguyên tắc củaUNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên, văn bản này không có giátrị pháp lí bắt buộc mà chỉ được coi như một trong những tập quán thương mại quốctế
1.1.3 Miễn trách nhiệm do các trường hợp khác
1.1.3.1 Miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thờiđiểm giao kết hợp đồng đây được xem là một trong những căn cứ để bên vi phạmđược miễn trách nhiệm Cơ bản vì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là sự traođổi mua bán giữa các quốc gia do đó để vận chuyển hàng hóa từ một quốc gia nàysang một quốc gia khác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà yếu tố bởi một quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra nhằm mục đích thiện chí cho
xã hội nhưng lại trở thành một trở ngại khách quan cho chủ thể thực hiện hợp đồng
Có thể nói đây cũng thuộc trường hợp bất khả kháng do nằm ngoài tầm kiểm soátcủa các bên như quy định tại Khoản 1 Điều 79 CISG 1980 và việc trở ngại xảy racác bên không thể lường trước được vào lúc ký hợp đồng mặc dù đã áp dụng mọibiện pháp tránh hoặc khắc phục hậu quả nhưng vẫn không thể ngăn chặn được
Quyết định của cơ quan nhà nước trong một số trường hợp cũng có thể đượccoi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm Cơ sở miễn trừ trách nhiệm loại này chiếm vị tríđặt biệt trong học thuyết pháp lý về miễn trừ trách nhiệm do có nhiều quan điểm tráingược nhau Ví dụ, để bảo vệ công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước ban hànhlệnh cấm nhập hoặc xuất loại hàng hoá nào đó khi thấy công ty của mình không cókhả năng thực hiện nghĩa vụ tương ứng Những quyết định được nói đến ở trên cóthể là quyết định đơn phương của cơ quan quyền lực nhà nước, cũng có thể là quyếtđịnh của tổ chức quốc tế (như Liên hiệp quốc) Như vậy việc không có khả năngthực hiện nghĩa vụ có thể phát sinh do nhà nước cấm xuất, nhập khẩu một loạt hàng
Trang 22hoá nào đó hay Liên hiệp quốc thực hiện lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gianào đó.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Khoản 4 Điều 294) quy định: hành vi viphạm hợp đồng của một bên là do tuân thủ các quyết định của cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm nào vào thờiđiểm nào giao kết hợp đồng Có thể nói rằng, quy định nói trên của Luật Thuơngmại chưa thật rõ ràng Lí do của sự chưa rõ ràng đó thể hiện ở chỗ: thứ nhất, cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào; thứ hai, cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đó nhằm mục đích gì Việc pháp luậtkhông có sự quy định rõ những vấn đề nói trên chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăntrong việc xác định một quyết định nào đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền có phải là trường hợp miễn trừ trách nhiệm hay không, đặc biệt là trong hợpđồng thương mại quốc tế
Trong một vụ tranh chấp18, công ty thương mại nhà nước của Ba Lan bánđường cho một công ty của Anh Hợp đồng được kí trên cơ sở hợp đồng mẫu củaHiệp hội buôn bán đường quốc tế vào tháng 5 năm 1974 và thời hạn giao hàng đượcquy định vào tháng 10-11 năm 1974 Đường là đối tượng của hợp đồng được tinhchế từ củ cải đường Trong điều khoản miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng có quyđịnh: trong trường hợp có sự can thiệp của chính phủ thì thời hạn thực hiện hợpđồng được gia hạn và cuối cùng hiệu lực của hợp đồng sẽ chấm dứt Vì có mưanhiều trong tháng 8 nên phần lớn củ cải đường bị chết Tháng 11 Bộ Ngoại thương
Ba Lan ban hành quyết định cấm xuất khẩu đường và quyết định này có hiệu lựcđến tháng 6 năm 1975 Công ty thương mại Ba Lan không thể thực hiện nghĩa vụgiao hàng của mình do trường hợp bất khả kháng Toà án Anh quyết định rằng lí docông ty thương mại Ba Lan đưa ra là có cơ sở bởi lệnh cấm xuất khẩu đường củachính phủ nhằm mục đích tránh các biến động có tính chất xã hội và chính trị trongnước Biện pháp này cần phải được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm và nó cũngphù hợp với quy định của Hiệp hội buôn bán đường quốc tế về trường hợp bất khảkháng
Những quyết định của chính phủ có tính chất cấm đoán nhưng không xuấtphát từ việc đảm bảo an ninh quốc gia trong một lĩnh vực nào đó (an ninh lươngthực, an ninh xã hội,…) không thể được coi là trường hợp bất khả kháng Ví dụ,
18 Xem vụ C Czarnikow Ltd Vs Rolimpex (1979-AC.351).
Trang 23ngày 10/8, Bộ Thương mại nước a có văn bản (0571-TM/XNK)19 yêu cầu một sốdoanh nghiệp huỷ hợp đồng mua bán gạo đã kí trước đó với Công ty ToepferInternational Đây không thể được coi là trường hợp miễn trừ trách nhiệm.
1.1.3.2 Miễn trách nhiệm do thoả thuận của các bên
Các bên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cáctrường hợp mà việc vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm Điều khoản miễntrách nhiệm bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận khi bên vi phạm hợp đồnggây thiệt hại cho bên bị vi phạm Mặc dù khoản 1 Điều 79 CISG không có quy định
về thỏa thuận căn cứ được miễn trách và khoản 5 Điều này cũng không có quy địnhcho phép thỏa thuận hệ quả pháp lý Tuy nhiên theo quy định chung tại Điều 6CISG, các bên được quyền thỏa thuận loại trừ việc áp dụng toàn bộ hoặc bất kỳ điềukhoản nào của Công ước hoặc có thể sửa đổi hiệu lực các điều khoản đó miễn làtuân thủ điều kiện về hình thức thỏa thuận tại Điều 12 CISG Như vậy, có thể thấyCISG cũng cho phép các bên có thỏa thuận khác đối với các điều khoản trong Côngước nói chung và Điều 79 nói riêng
Dựa vào quy định trên, các bên được quyền thỏa thuận về những căn cứ miễntrách cũng như hậu quả pháp lý của miễn trách khác với Điều 79 CISG Theo đónếu các bên có thỏa thuận thêm một số căn cứ miễn trách khác với khoản 1 Điều 79CISG thì khi xảy ra các căn cứ đó, bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm bồithường thiệt hại theo khoản 5 Điều 79 CISG Trường hợp các bên thỏa thuận hậuquả pháp lý miễn trách khác với quy định trong CISG thì khi phát sinh căn cứ miễntrách, những hậu quả do các bên thỏa thuận sẽ được áp dụng, thay thế cho hậu quảpháp lý tại khoản 5 Điều 79 CISG Các hậu quả này có thể bao gồm hậu quả do cácbên tự thiết lập, hậu quả theo quy định trong pháp luật quốc gia của bất kỳ bên nàotheo thỏa thuận hoặc do các nguyên tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến PECL vàPICC cũng có quy định cho phép các bên tự do thỏa thuận tương tự như CISG.20
Thực tế các bên cũng thường có thỏa thuận về hậu quả pháp lý theo hướng miễntoàn bộ trách nhiệm cho bên vi phạm ch ng hạn như Vụ tranh chấp số 167/95, Tòa
án phúc thẩm quận Hamburg, Đức.21 Bên bán (Đức) và bên mua (Anh) cùng thỏathuận điều khoản về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán sắt molypden (Điều 2),theo đó bên bán sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho việc chậm trễ hoặc không
19 Xem: Báo Thanh niên số ra ngày 10/04/2003.
20 khoản 2 Điều 1:102 PECL và Điều 1.5 PICC
21 http://cisgw3.law.pace.edu/cases/970228g1.html
Trang 24thực hiện nghĩa vụ giao hàng Tòa án cho rằng thỏa thuận này của các bên là hợppháp, phù hợp với CISG.
Điều 6 CISG cho thấy quyền tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật quốc tế về hợp đồng nói chung Một số nhà nghiên cứu tỏ ýnghi ngờ và không đồng tình với quy định cho phép các bên thỏa thuận hậu quảpháp lý miễn trách như trên Ch ng hạn như quan điểm của giáo sư Joachim Bonellcho rằng một thỏa thuận hợp đồng cản trở quyền áp dụng các hậu quả tại khoản 5
Điều 79 CISG là không hợp lý vì “trái với giới hạn trách nhiệm tối thi u của các
bên đối với thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ của m㌳nh”, theo đó một bên có
thể không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì ngay cả trong trường hợp trở ngại xảy ravới bên đó hoặc do sự sơ suất của chính bên đó.22 Quan điểm này có vẻ hơi khiêncưỡng bởi lẽ CISG xem trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và quy định tại Điều 6 làmột trong những quy định bảo vệ cho sự tự do ấy Thỏa thuận về hướng giải quyếttrong trường hợp xảy ra sự kiện miễn trách theo ý chí của các bên và không ảnhhưởng bất lợi đến bất cứ bên nào khác ngoài hợp đồng thì không có lý do gì bị từchối áp dụng Hơn nữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nhữngthương nhân có kinh nghiệm và hiểu biết Họ có thể tự suy xét, cân nhắc trong từngthỏa thuận với đối tác và khi tự nguyện thỏa thuận, các bên sẽ thực hiện cũng nhưchấp nhận những hậu quả phát sinh từ chính sự thỏa thuận của mình
1.2 Áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của công ước Vienna
1.2.1 Biện pháp áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm
1.2.1.1 Yêu cầu giảm giá hàng hoá
Theo quy định của Điều 50 CISG, khi người bán giao hàng không phù hợphợp đồng, người mua có thể giảm giá hàng hoá, tỉ lệ với sự khác biệt giữa giá trịthực của hàng hoá vào lúc giao hàng và giá trị mà đáng lẽ hàng hoá phù hợp vớihợp đồng có được vào thời điểm giao hàng Như vậy, CISG cho phép người mua cóthể giảm giá hàng hoá tuy nhiên, việc người mua giảm giá hàng hoá chỉ có thể ápdụng khi thoả mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người mua chỉ có thể giảm giá hàng hoá nếu hàng giao không phùhợp với hợp đồng theo các quy định được nêu tại Điều 35 CISG Điều này cho thấy,
22 Xem thêm Michael Joachim Bonell (1987), “Article 6”, bb6.html
Trang 25http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/bonell-khi người bán giao hàng chậm hoặc http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/bonell-khi người bán không thực hiện hoặc thực hiệnkhông tốt bất kỳ nghĩa vụ nào khác không liên quan đến sự phù hợp của hàng hoá.Tuy nhiên, Điều 50 CISG cũng xác định rõ ngay cả khi hàng hoá mà người bán giao
là không phù hợp với hợp đồng, thì người mua cũng không thể giảm giá hàng hoánếu người bán đã loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình theoquy định của Điều 37 hoặc Điều 48 CISG hoặc khi người mua từ chối chấp nhậnviệc thực hiện của người bán theo quy định của hai điều khoản nói trên
Thứ hai, người mua phải biểu thị rõ ý định giảm giá hàng hoá của mình Đây
là điều kiện được một toà án của Đức đưa ra trong phán quyết năm 1994 của mình.Đồng thời, một toà án khác cũng đã xác định việc người mua từ chối thanh toán tiềnhàng được coi là một lý do đủ để biểu thị ý định giảm giá của người mua Khi ápdụng biện pháp giảm giá hàng hoá, người mua vẫn có thể yêu cầu người bán bồithường thiệt hại Tuy nhiên, nếu được áp dụng đồng thời, người mua chỉ có thể đòibồi thường thiệt hại cho những thiệt hại nằm ngoài giá trị hàng hoá bị giảm sút bởiphần giảm sút này đã được tính đến khi áp dụng biện pháp giảm giá hàng hoá
Trong luật Việt Nam biện pháp giảm giá không được quy định trong LuậtThương mại năm 2005 Điều 445 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người mua đượcquyền áp dụng biện pháp này nếu người mua phát hiện ra khuyết tật của vật muabán làm mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của vật đó Tuy nhiên Bộ luậtDân sự 2015 không quy định cụ thể chi tiết về quyền và các điều kiện đi kèm vớiquyền áp dụng biện pháp giảm giá của bên mua
Nếu với vai trò là người mua, người mua sẽ thích quy định về giảm giá củaCông ước, còn nếu là người bán, người bán lại rất muốn sửa đổi lại giới hạn hiệnthời của điều khoản trách nhiệm pháp lý để kết thúc điều đó Điều 50 CISG cungcấp cho người mua trong trường hợp anh ta nhận được hàng hóa không phù hợp vớihợp đồng một biện pháp khắc phục được quy định trong phạm vi luật dân sự Khihàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nếu người mua chấp nhận hàng như vậy thì
có thể đơn phương giảm giá với tỷ lệ căn cứ vào sai biệt giữa giá trị thực của hànghóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp với hợp đồng vàolúc giao hàng Có những tình huống mà khi đó Điều 50 có thể tạo ra những niềm tintốt hơn là cái có thể đạt được bằng việc thuyết phục một khiếu nại tổn thất Ví nhụnhư trong trường hợp ở một thị trường đang đi xuống hoặc khi khiếu nại tổn thất bịloại trừ bởi bất khả kháng
Trang 26Trong trường hợp hàng được giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua cóthể yêu cầu giảm giá hàng hóa theo Điều 50 CISG, việc yêu cầu giảm giá trongtrường hợp này, một cách nào đó, có thể xem như một hình thức khác của việc bồithường thiệt hại Việc giảm giá hàng được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận giữa cácbên và nhằm mục đích cân bằng lại lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, vì vậy,không có lý do gì để không xem giảm giá hàng là một chế tài có thể áp dụng Biệnpháp này thông thường được áp dụng trong các trường hợp giao hàng không phùhợp hoặc hàng có khiếm khuyết.23
Điều 50 quy định về biện pháp giảm giá trong đó người bán đã giao hàngkhông tuân thủ hợp đồng Trong những trường hợp này, người mua có thể giảm giátheo tỷ lệ với giá trị giảm của hàng hóa Tuy nhiên, biện pháp khắc phục sẽ không
có sẵn nếu người bán đã khắc phục các khiếm khuyết trong hàng hóa theo Điều 39hoặc 52, hoặc nếu người mua đã từ chối cho người bán cơ hội khắc phục đó.24Điều
50 được áp dụng nếu hàng hóa chưa được giao theo hợp đồng Không phù hợp đượchiểu theo nghĩa của Điều 37, nghĩa là khiếm khuyết về số lượng, chất lượng, mô tả
và bao bì Ngoài ra, các khiếm khuyết trong các tài liệu liên quan đến hàng hóa cóthể được coi là trường hợp không tuân thủ.25 Tuy nhiên, biện pháp giảm giá làkhông có sẵn nếu vi phạm hợp đồng dựa trên giao hàng trễ26hoặc vi phạm bất kỳnghĩa vụ nào ngoài nghĩa vụ giao hàng Giảm giá được áp dụng nếu việc không tuânthủ cấu thành vi phạm cơ bản hoặc đơn giản của hợp đồng, cho dù người bán cóhành động bất cẩn hay không và người bán có được miễn trách nhiệm theo Điều 79hay không Biện pháp khắc phục không phụ thuộc vào việc người mua đã trả giá
Biện pháp khắc phục giảm giá cũng dẫn đến kết quả tương tự với kết quả mộtphần của hợp đồng bị huỷ theo Điều 51 Thứ nhất yêu cầu bồi thường thiệt hạikhông phụ thuộc vào khả năng giữ lại số tiền trong tương lai của người mua Thứhai, ngay cả khi người bán được miễn bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợpđồng theo Điều 79, người mua vẫn có thể giảm giá nếu hàng hóa không tuân thủhợp đồng Thứ ba, quyền giảm giá không bị ảnh hưởng bởi giới hạn mà yêu cầu bồithường thiệt hại phải tuân theo Điều 74 rằng số tiền thiệt hại có thể không vượt quátổn thất mà bên vi phạm dự kiến hoặc phải thấy trước tại thời điểm ký kết hợp đồng
là hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng Thứ tư, tương tự như ưu tiên huỷ, số
Trang 27tiền cứu trợ được cấp cho người mua được tính theo giá hợp đồng không phải trả(hoặc có thể được thu hồi từ người bán nếu đã thanh toán); không phải là về tổn thấttiền tệ đã được gây ra cho người mua Điều này có thể có ảnh hưởng quan trọng đếnviệc tính toán giảm nhẹ tiền tệ giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm hànghóa được giao.
Sự so sánh giữa biện pháp giảm và huỷ hợp đồng là rõ ràng nếu sự thiếu phùhợp của hàng hóa bao gồm việc giao hàng ít hơn số lượng đã thỏa thuận Nếu sựkhông phù hợp của hàng hóa được giao liên quan đến chất lượng của họ hơn là sốlượng của họ Điều này có thể được giải thích bằng ví dụ sau:
Ví dụ 1 : Theo cùng hợp đồng như trong ví dụ, người mua yêu cầu mua 10 tấnngô số 1 nhưng người bán đã giao 10 tấn ngô số 3 thay vì 10 tấn ngô số 1 theo yêucầu Tại thời điểm ký hợp đồng giá thị trường cho ngô số 3 là 150 USD/tấn Nếuviệc giao ngô số 3 thay cho ngô số 1 cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng, ngườimua sẽ có thể huỷ được hợp đồng và không phải giảm giá hợp đồng Nếu việc giaongô số 3 không cấu thành vi phạm cơ bản hoặc nếu người mua không chọn tránhhợp đồng, người mua có thể tuyên bố giảm giá từ 2.000 USD xuống 1.500 USD
Mặc dù nguyên tắc này rất đơn giản để áp dụng trong trường hợp, như trong ví
dụ 1, việc không tuân thủ chất lượng là hàng hóa được giao có giá thị trường nhấtđịnh khác với hàng hóa phải được giao theo hợp đồng, khó khăn hơn để áp dụngcho các loại không phù hợp khác về chất lượng Ví dụ 2: Người bán đã ký hợp đồngcung cấp các tấm tường trang trí theo thiết kế nhất định để người mua sử dụng trongmột tòa nhà văn phòng do người mua xây dựng Các tấm tường được bán bởi ngườibán có thiết kế kém hấp dẫn hơn so với các đơn đặt hàng Người mua có quyền
"tuyên bố giá theo tỷ lệ tương đương với giá trị mà hàng hóa thực sự được giao tại
thời đi m ký kết hợp đồng mang giá trị mà hàng hóa tương ứng sẽ có tại thời đi m đó" Trong ví dụ 2, có thể không có phương tiện dễ dàng nào để xác định mức độ
giảm giá trị của hàng hóa do không tuân thủ, nhưng điều đó không ảnh hưởng đếnnguyên tắc Cần lưu ý rằng chính người mua sẽ xác định số tiền giảm giá Tuy nhiên,vấn đề có thể được giải quyết chỉ bởi một tòa án hoặc một hội đồng trọng tài
Cũng cần lưu ý rằng việc tính toán dựa trên mức độ giảm giá trị của hàng hóatại thời điểm ký kết hợp đồng Việc tính toán giảm chi phí không tính đến các sựkiện đã xảy ra sau thời gian đó, cũng như việc tính toán thiệt hại theo Điều 70 đến
72 Điều này thường sẽ không gây ra bất kỳ khó khăn nào vì số lượng giá trị bị mất
Trang 28có thể sẽ giống nhau tại thời điểm ký kết hợp đồng và tại thời điểm giao hàng khôngphù hợp Tuy nhiên, nếu người mua tuyên bố giảm giá theo điều khoản này, thay vìnếu người mua đã giảm giá, người bán sẽ tuyên bố giảm giá trong hàng hóa giữathời điểm giao hàng không phù hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 45 (2) quy định rõ rằng người mua có thể yêu cầu bồi thường thiệt hạingoài việc tuyên bố giảm giá trong những trường hợp giảm giá không giúp giảmnhẹ tiền tệ như một hành động đối với các thiệt hại Người mua có thể muốn kếthợp hai biện pháp khắc phục trong trường hợp nếu có khả năng thiệt hại không thểđược phục hồi Một tuyên bố giảm giá sẽ giúp người mua giảm nhẹ ngay lập tứctrong khi phần còn lại của yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được thương lượng kiệntụng Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là trường hợp người mua phải chịu thêm chi phíphát sinh do vi phạm
Quyền của người mua tuyên bố giảm giá rõ ràng là quyền của người bán đểkhắc phục mọi trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 48 Nếungười bán sau đó khắc phục lỗi không thực hiện hoặc không cho người mua được
phép khắc phục lỗi đó, "tuyên bố giảm giá sẽ không có hiệu lực”.
1.2.1.2 Buộc thực hiện hợp đồng
Cả LTM 2005 và CISG đều thống nhất rằng buộc thực hiện hợp đồng(performance) là một chế tài cơ bản đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuynhiên quy định của mỗi bên lại có phần khác biệt nhất định
Tại điều Điều 297, LTM 2005 buộc thực hiện đúng hợp đồng được định nghĩalà: “việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùngcác biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phíphát sinh” Về biện pháp buộc thực hiện hợp đồng, iều 46 của CISG quy định về
buộc thực hiện hợp đồng như sau: “1 Người mua có th yêu cầu người bán phải
thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua s dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó 2 Nếu hàng hóa không phঀ hợp với hợp đồng th㌳ người mua có
th đ i người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phঀ hợp đó tạo thành một
sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cঀng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó” Tương tự, về phía người bán “có thể yêu cầu người mua trả
tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng
Trang 29một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó” (Điều 62,CISG) Như vậy có thể thấy CISG và LTM 2005 đều thống nhất rằng bên bị viphạm (trái chủ) lựa chọn một trong hai biện pháp: tiếp tục thực hiện nghĩa vụ haythay thế hàng hóa Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn phươngthức thay thế hàng hóa? LTM 2005 đã không chỉ ra được căn cứ để áp dụng thaythế hàng hóa, mà cho phép bên bị vi phạm sử dụng biện pháp này trong trường hợphàng hóa bị vi phạm về chất lượng và họ không chấp nhận việc sửa chữa hàng hóa;thậm chí bên vi phạm có thể dùng tiền để để thay thế nếu bên bị vi phạm chấpnhận.27Trong khi đó, CISG lại phân định rõ, điều kiện để bên bị vi phạm được áp
dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành “vi
phạm cơ bản”, còn trong các trường hợp khác bên bị vi phạm chỉ được áp dụng biện
pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa, và các trường hợp buộcthực hiện nghĩa vụ cụ thể khác tại điều 47, 48.28Ngoài điều kiện này, các quy định
cụ thể có liên quan đến chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong LTM 2005 và trongCISG là tương tự.29 Điều 46 mô tả quyền của người mua yêu cầu người bán thựchiện hợp đồng sau khi người bán theo một cách nào đó không thực hiện theo thỏathuận
Sau khi người bán vi phạm nghĩa vụ, mối quan tâm chính của người muathường là người bán thực hiện hợp đồng như đã hứa ban đầu Các hành động pháp
lý cho các thiệt hại gây tốn kém tiền bạc và có thể mất một khoảng thời gian đáng
kể Hơn nữa, nếu người mua cần hàng hóa với số lượng và với phẩm chất được đặthàng, người mua có thể không thể mua hàng thay thế trong thời gian cần thiết Điềunày đặc biệt đúng nếu các nguồn cung cấp thay thế ở các quốc gia khác, như thườngxảy ra khi hợp đồng là hợp đồng mua bán quốc tế
Do đó, Điều 46 cấp cho người mua quyền yêu cầu người bán thực hiện hợpđồng Người bán phải giao hàng hoặc bất kỳ phần còn thiếu, chữa bất kỳ lỗi nàohoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác cần thiết để hợp đồng được thực hiệntheo thỏa thuận ban đầu Ngoài quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, điều 46 (2) đảmbảo rằng người mua có thể phục hồi mọi thiệt hại mà anh ta có thể phải chịu do sựchậm trễ trong hoạt động của người bán Đôi khi có thể khó biết liệu người mua có
Trang 30đưa ra yêu cầu mà người bán thực hiện theo hay liệu người mua có tự nguyện sửađổi hợp đồng hay không bằng cách chấp nhận việc thực hiện trễ theo Điều 29.
Ví dụ 1: Khi hàng hóa không được giao vào ngày hợp đồng, ngày 1 tháng 7,
Người mua đã viết cho người bán “Việc bạn không giao hàng vào ngày 1 tháng 7
như đã hứa có th không quá nghiêm tr ng đối với chúng tôi nhưng chúng tôi ch c
ch n sẽ cần hàng vào ngày 15 tháng 7” Người bán sau đó đã giao hàng vào ngày
15 tháng 7 Thật khó để biết liệu tuyên bố của người mua là nhu cầu thực hiện trướcngày 15 tháng 7 hay là sửa đổi ngày giao hàng hợp đồng từ ngày 1 tháng 7 đến ngày
15 tháng 7 Nếu nó được hiểu là nhu cầu về hiệu suất, người mua có thể phục hồimọi thiệt hại mà mình có thể phải chịu do hậu quả của giao hàng trễ Nếu tuyên bốcủa người mua được hiểu là sự sửa đổi ngày giao hàng, người mua không thể nhậnđược thiệt hại nào cho việc giao hàng trễ
Để người mua thực hiện quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, người mua khôngđược sử dụng biện pháp khắc phục không phù hợp với quyền đó, ví dụ: bằng cáchtuyên bố hợp đồng bị huỷ theo Điều 49 hoặc bằng cách tuyên bố giảm giá theo Điều50
Mặc dù người mua có quyền nhờ sự hỗ trợ của tòa án hoặc hội đồng trọng tài
để thực hiện nghĩa vụ buộc người bán thực hiện hợp đồng, Điều 28 giới hạn quyền
đó ở một mức độ nhất định Nếu tòa án không thể đưa ra phán quyết về hiệu suất cụthể theo luật riêng của mình đối với các hợp đồng mua bán tương tự không đượcđiều chỉnh bởi Công ước này, thì không bắt buộc phải đưa ra phán quyết như vậytrong trường hợp phát sinh theo Công ước này, mặc dù người mua đã có quyền yêucầu hiệu suất của người bán theo Điều 46 Tuy nhiên, nếu tòa án có thể đưa ra phánquyết như vậy theo luật riêng của mình, thì sẽ phải làm như vậy nếu đáp ứng cáctiêu chí của Điều 46.30
Trong số các biện pháp khác có thể có sẵn cho người mua để thực hiện quyềnbuộc người bán thực hiện hợp đồng sẽ nằm trong một điều khoản trong hợp đồngmua bán rằng nếu người bán không thực hiện nghĩa vụ của mình trong một số khíacạnh nhất định, ch ng hạn như không giao hàng đúng hạn, người bán phải trả chongười mua một khoản tiền cụ thể Một điều khoản như vậy, đôi khi được gọi là
"điều khoản thiệt hại thanh lý" và đôi khi là "điều khoản phạt", có thể phục vụ cả
chức năng ước tính thiệt hại mà người mua sẽ phải chịu do vi phạm để giảm bớt các
30 http://cisg-online.ch/index.cfm?pageID=644#Articlec2073
Trang 31vấn đề của bằng chứng và tạo ra một hình phạt đủ lớn để giảm khả năng người bán
sẽ không thực hiện Tất cả các hệ thống pháp lý dường như công nhận tính hợp lệ
và tiện ích xã hội của một điều khoản ước tính thiệt hại trong tương lai, đặc biệt làviệc chứng minh thiệt hại thực tế sẽ khó khăn Tuy nhiên, trong khi một số hệ thống
pháp lý chấp thuận sử dụng "điều khoản phạt" để khuyến khích thực hiện nghĩa vụ
chính, thì trong các hệ thống pháp lý khác, điều khoản đó không hợp lệ Điều 46không có tác dụng làm cho các điều khoản đó có hiệu lực trong các hệ thống pháp
lý không công nhận tính hợp lệ của chúng
Theo quy tắc liên quan đến việc giao hàng thay thế, điều này không cho phépngười bán từ chối thực hiện với lý do rằng việc không tuân thủ là không đáng kểhoặc việc thực hiện hợp đồng sẽ khiến người bán nhiều hơn nó sẽ có lợi cho ngườimua Sự lựa chọn là của người mua
Nếu hàng hóa đã được giao không phù hợp với hợp đồng, người mua có thểmuốn người bán giao hàng thay thế phù hợp Tuy nhiên, có thể dự kiến rằng chi phícho người bán vận chuyển rất nhiều hàng hóa thứ hai cho người mua và việc xử lýhàng hóa không phù hợp đã được giao có thể là đáng kể lớn hơn tổn thất của ngườimua khi có hàng hóa không phù hợp Do đó, Điều 46 (2) quy định rằng người muachỉ có thể "yêu cầu giao hàng thay thế nếu việc không tuân thủ cấu thành vi phạm
cơ bản và yêu cầu đối với hàng hóa thay thế được đưa ra cùng với thông báo theoĐiều 39 hoặc trong thời gian hợp lý sau đó
Nếu người mua không yêu cầu người bán giao hàng thay thế, anh ta phải sẵnsàng trả lại hàng hóa không đạt yêu cầu cho người bán Do đó, Điều 82 (1) quy định
rằng, theo ba trường hợp ngoại lệ được nêu trong Điều 82 (2), "người mua mất
quyền của m㌳nh Yêu cầu người bán giao hàng thay thế nếu anh ta không th thực hiện bồi thường hàng hóa đáng k trong điều kiện anh ấy nhận được chúng ".Quyền
của người mua để khắc phục sự thiếu phù hợp thay vì yêu cầu người bán thực hiệnnghĩa vụ, người mua có thể thấy thuận lợi hơn khi tự khắc phục hiệu suất bị lỗi hoặcnhờ bên thứ ba khắc phục Điều 77, trong đó yêu cầu bên dựa vào việc vi phạm hợpđồng để giảm thiểu tổn thất, cho phép các biện pháp đó đến mức hợp lý trong cáctrường hợp.31
Điều 82 khác với luật của một số quốc gia trong đó các biện pháp khắc phụccủa người bán đối với giá cả bị hạn chế Ở những quốc gia đó, mặc dù người mua
31 http://cisg-online.ch/index.cfm?pageID=644#Articlec2073