CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA
1.2. Áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của công ước Vienna
1.2.2. Biện pháp không áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm
Điều 79 (5) CISG quy định rằng các quy tắc của Điều 79 không ngăn cản một trong hai bên thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục nào khác có sẵn theo Công ước, ngoại trừ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu hình thức chế tài bồi thường thiệt hại. Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quyền thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp cụ thể do các bên dự liệu khi giao kết hợp đồng. Ví dụ trong vụ kiện tranh chấp Flippe Christian v. Douet Sport Collections41, người bán được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá không phù hợp hợp đồng, cụ thể là hàng hoá (quần áo thể thao) bị co lại sau khi giặt. Việc vi phạm này được miễn trách là do nó nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán. Toà án cho rằng bên mua không có quyền hủy bỏ hợp đồng hay đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 79 nhưng có quyền đòi giảm giá hàng hóa liên quan đến số quần áo không phù hợp với hợp đồng này.
Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải chứng minh ba yếu tố. Thứ nhất là việc không thực hiện phải "do một tr ngại" là sự kiện vượt quá tầm khiểm soát của bên vi phạm, thứ hai phải là một trong những điều mà bên vi phạm không thể lường trước được đến khi hợp đồng được thực hiện, thứ ba hậu quả của việc vi phạm mà bên vi phạm không thể dự kiến sẽ tránh hoặc khắc phục được một cách hợp lý. Đây rõ ràng không phải là ngôn ngữ của luật chung; Trên thực tế, nó lặp lại theo luật của Pháp42và các hệ thống bắt nguồn từ nó, nói về mặt bất khả kháng hoặc tương tự như một sự biện minh hoặc bào chữa cho việc không thực hiện; và bất khả kháng được đặc trưng là không thể lường trước, không thể vượt qua, không thể cưỡng lại. Khi nhận dạng tranh chấp về trường hợp bất khả kháng theo CISG, tranh luận của các bên thường xoay quanh các tiêu chí để công nhận một trường hợp là bất khả kháng. Đơn cử như sự kiện trở ngại có phải là nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thế nào là “n m ngoài sự ki m soát” của một bên; thế nào là “kh c phục được” hay “tránh được” sự kiện trở ngại; hay sự “không tiên liệu trước” về những sự kiện như vậy phải được
41France 19 January 1998 District Court Besan㌳on (Flippe Christian v. Douet Sport Collections), xem tại:
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/980119f1.html.
42. B. Nicholas, French Law of Contract 193-204 (1982); 2 K. Zweigert & H. Kửtz, An Introduction to Comparative Law 167-174 (1977); David, Frustration of Contract in French Law, 28(3) J. Comp. Leg. (3d ser.) 11 (1946).
hiểu như thế nào.43Ví dụ, năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân. Bên người mua đã ứng trước tiền hàng bằng phân bón, xăng dầu. Các vùng trồng dưa đã triển khai đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa. Thế nhưng, trước khi thu hoạch một tháng, miền Bắc bị một đợt sương muối nặng, cây bị tát hết lá, nhiều quả non bị rụng. Miền trung là vùng trồng dưa lớn thứ hai thì bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết. Kết quả là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65c hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, Công ty đã phải xin Giấy chứng nhận của y ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng xác thực của công ty, bạn hàng của Nga đã chấp nhận, coi đây là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng đã ký trong các năm sau.44
Khi có căn cứ miễn trách phát sinh từ các trở ngại khách quan, bên vi phạm chỉ được miễn duy nhất trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác, bên bị vi phạm được quyền áp dụng ngay các biện pháp xử lý còn lại, miễn là các biện pháp này không mâu thuẫn nhau. Một số Tòa án còn cho phép áp dụng biện pháp tái đàm phán hợp đồng như một hậu quả pháp lý của miễn trách. Bên cạnh đó, mặc dù việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước không được quy định là một căn cứ miễn trách độc lập theo khoản 1 Điều 79 CISG nhưng nếu đáp ứng được cácđiều kiện tại khoản 1 thì căn cứ trên cũng sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý của miễn trách theo khoản 5 Điều 79 CISG.
43By BarryNicholas Impracticability and Impossibility in the U.N. Convention on Contracts for the International Sale of Goods. Nguồn: https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/nicholas1.html
44Tham khảo bài viết Hệ quả pháp lý trong áp dụng điều khoản bất khả kháng:
https://danluat.thuvienphapluat.vn/he-qua-phap-ly-trong-ap-dung-dieu-khoan-bat-kha-khang-154770.aspx
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong phạm vi chương 1, tác giả đã trình bày những căn cứ miễn trách nhiệm theo CISG và hệ quả quả pháp lý của miễn trách phát sinh từ các căn cứ liên quan đến trở ngại khách quan. Qua đó nhận thấy ràng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá nếu các bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng, các bên có lỗi trong việc vi phạm của mình và nó có thể gây ra thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm các bên sẽ phải gánh chịu những chế tài theo thoả thuận hay theo các quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào bên vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình đó chính là các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đây chính là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Các quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ không chỉ có vai trò quan trọng đối với các bên trong hợp đồng mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với cơ quan giải quyết tranh chấp.
Về hậu quả pháp lí của việc miễn trách với quyền và nghĩa vụ của các bên.
Khoản 5 Điều 79 Công ước Viên 1980 quy định: các quy định của điều này không ngăn cấm bên nào sử dụng bất kì quyền hạng nào của mình ngoài quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo cách quy định của Công ước Viên 1980 thì sẽ dẫn đến một tình trạng, đó là nếu như trong trường hợp hợp đồng của các bên có thoả thuận về hình phạt vi phạm thì khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt của mình vì Công ước chỉ loại trừ quyền đòi bồi thường thiệt hại. Đây chính là hệ quả của việc trước đó Công ước Viên 1980 đã không quy định về hình thức tránh nhiệm hoặc phạt vi phạm. Đây là điều các bên phải lưu ý, đặt biệt khi luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng chính là Công ước Viên 1980. Do vậy để có một sự an toàn cần thiết các bên cần phải thoả thuận vấn đề này trong hợp đồng của mình. Theo Điều 79.5, mặc dù bên vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gặp phải một trở ngại, bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng các chế tài còn lại theo quy định của CISG, bao gồm45: Yêu cầu giảm giá hàng hoá (Điều 50); Buộc thực hiện hợp đồng (Điều 46, Điều 62;Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng (Điều 49, Điều 64); Thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm (Điều 78). Sự miễn trách nhiệm được áp dụng khi thời gian tồn tại của những trở ngại đó có liên quan đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu trong thời hạn được bổ sung mà trở ngại đã mất thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.
45Para 9 của http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/secomm/secomm-79.html; Ngoài ra, vấn đề này cũng đã được thảo luận trong bài viết của Chengwei Luu
tạihttp://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/liu6.html#fmviii.