Một số đề xuất về việc áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 55 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH NHIỆM THEO CÔNG ƯỚC VIENNA

2.3. Một số đề xuất về việc áp dụng hệ quả pháp lý trong trường hợp miễn trách nhiệm

Trong thực tiễn tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, hàng hóa được chuyên chở từ quốc gia này sang quốc gia khác trên một khoảng cách lớn về địa lý; sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, chính trị - xã hội giữa các quốc gia khiến kinh doanh quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ hơn so với kinh doanh thương mại trong nước. Vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là một nội dung pháp lý quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Những thoả thuận, quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chính là những công cụ cần thiết để loại trừ các trường hợp trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, một bên trong hợp đồng vì lợi ích của mình cố tình vi phạm hợp đồng sau đó viện dẫn các lý do, các trường hợp miễn trách nhiệm để cho rằng mình không có lỗi nhằm giải thoát mình tránh trách nhiệm đối với bên bị thiệt hại. Khi đó, các thoả thuận đã có giữa các bên về miễn trách nhiệm chính là căn cứ để đánh giá hành vi của các bên xác định trách nhiệm thuộc về bên nào, ngăn ngừa trường hợp cố tình trốn tránh các nghĩa vụ. Việc thoả thuận trước các điều khoản về nội dung này cũng như các quy định pháp luật sẽ khiến các bên không thể tuỳ tiện sử dụng các trường hợp miễn trách nhiệm để vi phạm hợp đồng không chỉ các bên trong hợp đồng mà với bên thứ ba như công ty bảo hiểm,

64Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng: https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/thu-tuc- thong-bao-khi-co-su-kien-bat-kha-khang-298.html

các nội dung về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng giúp họ ngăn ngừa được các trường hợp các bên trong hợp đồng viện cớ cho hành vi vi phạm của mình, không chịu trách nhiệm và khiến cho bên bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ thay. Từ việc nghiên cứu hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo quy định công ước Vienna 1980 cùng với những phân tích về hoạt động áp dụng các trường hợp miễn trách nhiệm và từ các bài học kinh nghiệm thực tiễn các vụ kiện cho thấy rằng ngoài những mặt tích cực đã đạt được, quy định về miễn trách nhiệm còn tồn tại một số khó khăn và thiếu sót trong việc áp dụng ở các hợp đồng thương mại quốc tế. Người viết xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp:

Thứ nhất, nội dung điều khoản hợp đồng cần quy định cụ thể về nghĩa vụ thông báo của một bên cho bên còn lại khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, thời hạn thông báo, hình thức thông báo và các bằng chứng để chứng minh cho sự kiện bất khả kháng kèm theo thông báo.

Điều khoản về bất khả kháng phải quy định thêm nội dung về cách thức các bên xử lý sự kiện bất khả kháng (kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,….). Trong cả quá trình thực hiện hợp đồng và tranh chấp xảy ra, việc thực hiện đầy đủ biện pháp cần thiết mà điển hình là việc đưa ra các thông báo theo quy định của pháp luật, gia hạn thời gian giao hàng, thời gian thanh toán đóng vai trò quyết định đến kết quả giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.

Thứ hai, quy định điều khoản miễn trách nhiệm cụ thể hơn để xác định được căn cứ để miễn trách nhiệm.

Điều khoản miễn trách nhiệm đã có quá nhiều thiếu sót khi không đưa ra được một cơ sở chung để xác định trường hợp bất khả kháng như : đó phải là một sự kiện khách quan vượt qua tầm kiểm soát của các bên, các bên không thể lường trước được hay dự đoán được mà không thể tránh được hay khắc phục được. Chính vì thiếu sót này sẽ dẫn tới việc chúng ta rất khó có thể xác định được các sự kiện được nêu ra trong điều khoản miễn trách nhiệm như hoả hoạn, tình trạng tăng giá,… phải đạt đến mức độ nào thì mới được coi là căn cứ để miễn trách nhiệm. Vì như những phần trước đã phân tính không phải mọi khó khăn cản trở xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng đều được coi là căn cứ miễn trách nhiệm, nếu như những khó khăn cản trở đó không dẫn tới hậu quả là không thể khắc phục được.

Thứ ba, nêu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng vì ngay cả khi bất khả kháng xảy ra, các bên trong hợp đồng vẫn phải thiện chí thực hiện hợp đồng, cần mẫn, hợp lý để áp dụng các biện pháp có thể nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại hoặc ảnh hưởng tới quyền lợi của bên kia.

Thông qua đó, có thể thấy quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cần quy định thêm những trường hợp như đã đề cập ở trên sẽ phần nào đảm bảo được nguyên tắc xác định lỗi khi có hành vi vi phạm xảy ra. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra thì Trọng tài Thương mại hay Tòa án có thể vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam nên quy định một cách rõ ràng và thống nhất hơn về các biện pháp xử lý được phép áp dụng cũng như quyền thỏa thuận về hậu quả pháp lý trong trường hợp miễn trách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc phân tích và bình luận các bản án thực tế giúp người đọc hiều rõ hơn về các trường hợp miễn trách nhiệm theo Công ước Vienna 1980 thông qua đó người đọc thấy được những lập luận chặt chẽ của các bên và những phán quyết của tòa án để người đọc tránh những sai lầm của chính mình trong hoạt đồng kinh doanh. Về mặt lý luận chung các căn cứ miễn trách nhiệm dù được pháp luật quy định hay do các bên thoả thuận vẫn luôn đòi hỏi một điều kiện tiên quyết đó là việc vi phạm nghĩa vụ phải là giải pháp cuối cùng, có nghĩa là không có cách nào để có thể hoàn thành được nghĩa vụ dù đã áp dụng nhiều phương án khác nhau. Như vậy, khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, không còn quan tâm sự vi phạm nghĩa vụ đó là do lỗi cố ý, vô ý hay không có lỗi. Chỉ cần sự không thực hiện nghĩa vụ đó không phải là phương án cuối cùng, có nghĩa là vẫn còn khả năng để thực hiện hợp đồng thì bất kể nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm nghĩa vụ là gì bên có nghĩa vụ cũng sẽ không được miễn trách nhiệm.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ việc phân tích những đặc trưng cơ bản của các trường hợp miễn trách nhiệm theo Công ước Vienna 1980 cùng với việc làm rõ vấn đề này thông qua các vụ kiện thực tế cùng với những phán quyết của trọng tài và quyết định của Tòa án giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn về vân đề này. Đồng thời qua đó cũng làm rõ các vấn đề như khi nào được áp dụng các trường hợp miễn trách nhiệm, thế nào được xem là sự kiện bất khả kháng điều mà Công ước này không quy định khiến các chủ thể gặp khó khăn trong việc áp dụng công ước này. Cùng với đó là những hệ quả đáng kể có thể xảy ra trong hoạt đồng mua bán để người đọc tầm quan trọng của việc chọn không đúng đối tượng để giao kết hợp đồng gây ra hủy hợp đồng khiến nhiều ảnh hưởng xấu xảy ra.

Từ những lập luận để hiểu rõ hơn về vấn đề trên giúp người đọc tránh được những rủi ro khi giao kết hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đặc biệt trong việc lựa chọn đối tượng để thực hiện hợp đồng phụ. Bởi việc giao kết hợp đồng trong hoạt đồng thương mại là nhằm mục đích sinh lợi nhuận đồng thời giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Việc chọn đúng đối tượng sẽ mà lại những lợi nhuận, lợi ích đáng kể trong việc thực hiện hợp đồng. Để sử dụng tốt Điều 79, bên không thực hiện phải có nghĩa vụ chứng minh rằng việc không thực hiện hợp đồng của mình là do trở ngại ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Hơn nữa, bên vi phạm phải chứng minh rằng không biết được một cách hợp lý rằng họ phải tính đến trở ngại đó vào lúc ký hợp đồng hay sau khi bị ràng buộc phải hợp đồng hoặc tránh được hay khắc phục hậu quả của nó. Nếu như việc không thực hiện hợp đồng là do lỗi của bên thứ ba, người cam kết với bên vi phạm hợp đồng thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh rằng bên thứ ba được miễn trách pháp lý theo cùng tiêu chuẩn, do trở ngại nằm ngoài kiểm soát./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 2. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 3. Luật Thương mại số 36/2005QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 Sách báo công trình nghiên cứu

4. Vấn đề miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam, Nguyễn Thị Tuyết.

5. Vấn đề miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Huyền.

6. Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế khoa kinh tế Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, NXB: ĐHQG tp HCM 2009.

7. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Thương mại Hàng hóa, dịch vụ, NXB Hồng Đức

8. Đỗ Văn Đại (2007), “Bình luận bản án: Sự kiện bất khả kháng”, Tạp chí Khoa học và pháp luật, tập 42, (05)

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Công ước quốc tế - Pháp luật nước ngoài

10. Convention on Contract for International Sale of Goods (CISG 1980).

11. Principles of International Commercial Contract (PICC).

12. Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng chung Châu Âu (PECL).

Nguồn: http://www.trans-lex.org/400200#toc_117 


13. Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế (2004).

Nguồn: http://www.unidroit.org/english/principles/contracts/principles2010/integralve rsionprinciples2010-e.pdf

Sách báo công trình nghiên cứu

14. R. Blanpain (chủ biên) (2000),International Encyclopaedia of Laws – Contracts, NXB LSLF


15. Barry Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N.

Conventionon Contracts for the International Sale of Goods”.

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/nicholas1.html

16. CISG Advisory Council, “Opinion No. 7 - Exemption of Liability for Damages Under Article 79 of the CISG”.

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op7.html

17. Denis Tallon (1987), “Article 80”.

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/tallon-bb80.html 18. ICC, Force Majeure and Hardship, Paris 1985 (Publ No. 421), Nguồn: http://translex.uni-koeln.de/700650/mark_951000/#toc_0

19. J. Rimke, “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts”,

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/rimke.html C.TÀI LIỆU INTERNET

21. Trung tâm WTO – VCCI (2013), Sơ lược lịch s Công ước viên 1980 (CISG).

Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/node/1147 22. 101 câu hỏi đáp về CISG.

Nguồn:https://drive.google.com/file/d/0B7zHg8isURzVbXdhbUU0Q1JfaHc/view 23. http://www.luatyenxuan.com/ban-ve-dieu-khoan-mien-trach-nhiem-do-thoa- thuan-cua-cac-ben-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

24. Kiều Nga, Phân tích điều kiện của miễn trách do hành vi của bên thứ ba theo Điều 79CISG.

Nguồn:http://www.academia.edu/34889341/Phan_tich_dicE1cBBc81u_kicE1cBB c87n_ccE1cBBcA7a_micE1cBBc85n_trach_do_hanh_vi_ccE1cBBcA7a_ben _thcE1c BBcA9_ba_theo_dicE1cBBc81u_79_CISG1

25. Nguyễn Tiên, Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.

Nguồn:http://www.annamlaw.vn/nghien_cuu/luat_thuong_mai/articletype/articleview/a rticleid/3 3626/truong-hop-mien-trach-nhiem-doi-voi-hanh-vi-vi-pham-hop -dong- thuong-mai

26. Luật sư Bùi Công Thành, Miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng thương mại. Nguồn: https://danluat.thuvienphapluat.vn/mien-trach-nhiem-trong-vi-pham- hop-dong-thuong-mai-91007.aspx

27. Công ước viên cho người Việt Nam, các trường hợp miễn trách.

Nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-

trcC6cB0cE1cBBc9Dng-hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/

28. https://luatsugioi.com/cong-uoc-vien-1980-ve-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-2/

29. http://cisg-online.ch/index.cfm?pageID=644#Articlec2050 30. http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/11126/14310/3/6.pdf

31. http://hanoilaw.com.vn/tc-kinh-te-quoc-te/tc-kinh-te-quoc-te/cac-vu-viec-dien- hinh/can-cu-mien-trach-khi-mot-ben-vi-pham-hop-dong-su-kien-bat-kha-

khang/1125.html

32. https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/loi-ich-khi-su-dung-dieu-khoan- bat-kha-khang-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-297.html

33. http://trungcapluatdonghoi.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-trao-doi/Mien-trach- nhiem-do-loi-cua-ben-thu-ba-tham-gia-thuc-hien-mot-phan-hoac-toan-bo-hop- dong-mua-ban-hang-hoa-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-quoc-te-776.html 34. https://core.ac.uk/download/pdf/46711703.pdf

35. http://www.cisg-brasil.net/downloads/doutrina/CISGc20- c20HARDSHIPc20(finalc20paper).pdf

36. https://www.hul.edu.vn/upload/file/tn_caohoc/tt-duong-thi-thanh-thuy.pdf 37. https://web.law.asu.edu/Portals/31/Proofc20Draftc20CISGc2079c20Nagy.p df

38. https://danluat.thuvienphapluat.vn/he-qua-phap-ly-trong-ap-dung-dieu-khoan- bat-kha-khang-154770.aspx

39. Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for the International Sale of Goods.

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem-html 40. Secretariat commentary, “Guide to CISG Article 79”.

Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/secomm/secomm-79.html

41. Tom Southerington (2001), “Impossibility of Performance and Other Excuses International Trade”,

Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/southerington.html D.VỤ KIỆN

42. Case No. 97009265.

Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/980119f1.html 43. Case No. 696.

Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040706u1.html 44. Case No. 50181T0036406.

Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/071023a5.html 45. 50 phán quyết trọng tài.

Nguồn:https://vietnamarbitration.files.wordpress.com/2016/01/viac-50-phan-quyet- trong-tai-quoc-te-chon

loc.pdf?fbclid=IwAR0hqiCX1j_w1BK9ukYIqMLaP8iTAmeIw7UGTHXqmO3pDfXl wq vp86W22hs

Một phần của tài liệu Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)