Vậy quan niệm thế nào là kết hôn hợp pháp?Theo quy định của hệ thống pháp luật về Hôn nhân gia đình tại Việt Nam hiện naythì nam nữ kết hôn được coi là hợp pháp khi đảm bảo hai yếu tố sa
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-TRẦN THỊ LỆ HẰNG
HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-TRẦN THỊ LỆ HẰNG
HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN
Hà Nội, 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI CAM ĐOAN 5
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài: 6
2 Tình hình nghiên cứu 7
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 9
6 Kết cấu luận văn: 9
CHƯƠNG 1 10
KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 10
1.1 Khái niệm về kết hôn trái pháp luật 10
1.2 Hệ quả của kết hôn trái pháp luật: 15
1.2.1 Hệ quả về mặt pháp lý 15
1.2.2 Hệ quả về mặt xã hội 16
1.2.3 Mục đích, ý nghĩa của việc xử lý kết hôn trái pháp luật 17
1.3 Các yếu tố tác động đến việc kết hôn trái pháp luật: 20
1.3.1 Kinh tế - xã hội 20
1.3.2 Văn hóa truyền thống 21
1.3.3 Cơ chế quản lý và pháp luật 22
1.3.4 Hội nhập quốc tế 23
1.3.5 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ 24
Trang 41.4 Kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển: 25
1.4.1 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong luật cổ Việt Nam 25
1.4.2 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 27
1.4.3 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 29
1.4.4 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt Nam từ năm 1975 đến nay 31
CHƯƠNG 2 37
NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 37
2.1 Căn cứ chung để xử hủy kết hôn trái pháp luật 37
2.1.1 Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn 38
2.1.2 Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn 40
2.1.3 Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác 43
2.1.4 Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn 45
2.1.5 Hai người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc 47
2.1.6 Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau 50
2.1.7 Vi phạm về đăng ký kết hôn 51
2.2 Hệ quả pháp lý về kết hôn trái pháp luật 54
2.2.1 Hệ quả về nhân thân 54
2.2.2 Hệ quả về tài sản 56
2.2.3 Hệ quả về mối quan hệ giữa cha mẹ và con 57
CHƯƠNG 3 59
Trang 5ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HỆ QUẢ KẾT HÔN
TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
3.1 Đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định 59
3.1.1 Xử lý vi phạm độ tuổi kết hôn (vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình) 59
3.1.2 Đối với trường hợp bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn, vi phạm khoản 2 điều 9 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 60
3.1.3 Người đang có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc sống chung với người khác như vợ chồng, vi phạm khoản 1điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 62
3.1.4 Đối với trường hợp kết hôn vi phạm các khoản 2, 3, 4, 5 điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 63
3.1.5 Đối với trường hợp kết hôn vi phạm điều 12, 14 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 64
3.1.6 Đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 11 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 66
3.2 Các biện pháp xử lý khác 67
3.2.1 Xử lý hành chính: 67
3.2.2 Xử lý hình sự 68
3.3 Một số giải pháp tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong việc giải quyết hệ quả kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay 70
3.3.1 Giải pháp lập pháp 70
3.3.2 Giải pháp trong tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật: 71
3.3.3 Giải pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo, PGS TS HàThị Mai Hiên – người đã hướng dẫn, khuyến khích, chỉ bảo và tạo cho tôi nhữngđiều kiện tốt nhất từ khi bắt đầu nghiên cứu đề tài đến khi hoàn thành luận văn này.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Luật, Học Viện Khoa Học Xã Hội
đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá, đã tạo điềukiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình cùng toàn thểbạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc gặp phải khó khăn trong việchọc tập và nghiên cứu
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ luật học “Hệ quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đãđược trình bày hoặc là của chính cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồntài liệu Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cholời cam đoan này
Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2014
Trần Thị Lệ Hằng
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trìnhphát triển của loài người Thủa ban đầu sự kết hợp giữa một người đàn ông và mộtngười đàn bà mang ý nghĩa duy trì và phát triển nòi giống Trong quá trình pháttriển của xã hội loài người sự kết hợp đó được pháp luật thừa nhận để xây dựng giađình và chung sống với nhau suốt đời Sự liên kết đó phát sinh và hình thành doviệc kết hôn Kết hôn đã được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật về Hônnhân và gia đình Tại đó quy định cụ thể về những điều kiện kết hôn hợp pháp cũngnhư các hình thức kết hôn trái pháp luật
Khi xã hội phát triển kéo theo các mối quan hệ giữa con người với nhau vàvấn đề tâm sinh lý cũng trở nên ngày càng phức tap.Trên thực tế đã có rất nhiềutrường hợp kết hôn trái pháp luật gây ảnh hưởng không nhỏ thậm chí tiêu cực đếnmối quan hệ giữa các thành viên, đến lối sống và đạo đức xã hội Trong khi đó, hệthống pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh một cách toàn diện cáctrường hợp phát sinh cũng như hậu quả pháp lý mà kết hôn trái pháp luật mang tới.Ngày nay, kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội Nó đã ảnhhưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể và còn ảnh hưởngđến đạo đức và trật tự xã hội Bởi vậy, việc nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật vàhậu quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay là vô cùngcần thiết Không chỉ nhằm dự liệu thêm các trường hợp phát sinh, mà quan trọnghơn đó là hoàn thiện hơn nữa cách khắc phục, giải quyết các trường hợp vi phạm
đó Có như vậy pháp luật mới có hướng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Trang 92 Tình hình nghiên cứu
Kết hôn trái pháp luật vẫn đang tồn tại trong thực tiễn cuộc sống cũng nhưtrong xã hội nước ta, đó là một hiện tượng xã hội, là vấn đề đáng quan tâm trong hệthống pháp luật Qua khảo sát cho thấy trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã cómột số công trình nghiên cứu về vấn đề này Đã có một số bài viết mang tính chấtnghiên cứu một số nội dung của vấn đề kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên tạpchí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận
án tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềkết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học củaNguyễn Huyền Trang, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Hủy kết hôn tráipháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp củaĐinh Thị Minh Mẫn, Trường Đại học Hà Nội, 2008; Chế định kết hôn trong LuậtHôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị ThúyHạnh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Hay như một số các bài báo, tạp chíchuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểmsát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học…cũng đã có đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên chỉ dừng lại một khía cạnh nào đó Mỗicông trình nghiên cứu có sự khai thác cũng như nhìn nhận vấn đề dưới các góc độkhác nhau.Với công trình của mình, em sẽ tiếp cận vấn đề ở khía cạnh hệ quả pháp
lý của kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay Do đó, đề tài: "Hệ quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam hiện nay" thì chưa trùng với đề tài cũng
như công trình nghiên cứu nào cả
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ khái niệm kết hôn tráipháp luật, hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật và giải pháp xử lý với việckết hôn trái pháp luật Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũngnhư các quy định pháp lý về vấn đề kết hôn trái pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích
Trang 10hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự xã hội Đồng thời, phân tích, đánh giá, nhìnnhận hệ quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật trong các quy định của Luật Hônnhân và gia đình năm 2000 Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phầnhoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề kết hôn trái pháp luật vàkhắc phục hậu quả của kết hôn trái pháp luật Để đạt được mục đích nghiên cứutrên, luận văn cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận kết hôn trái pháp luật như: Quan niệm kếthôn hợp pháp, kết hôn trái pháp luật; những yếu tố tác động tới tình trạng kết hôntrái pháp luật; Hệquả của việc kết hôn trái pháp luật và hướng xử lý…
Hệ quả pháp lý hay gặp phải của kết hôn trái pháp luật
Đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôntheo luật định, các hướng xử lý khác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là một số vấn đề lý luận chung về kết hôn
trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình2000; hệ quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật, giải pháp xử lý kết hôn trái phápluật ở Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong pháp luật Hôn nhân và gia đình, vấn
đề kết hôn trái pháp luật có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy
nhiên, với tên đề tài: "Hệ quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam hiện nay" Luận văn chỉ xoay quanh quan niệm kết hôn trái pháp luật, những quy
định về kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, hệ quảpháp lý của kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam hiện nay từ đó có giải pháp xử lý cụthể
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp luận sử dụng chung cho mọi đề tài khoa học là phương phápbiện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin và luận văn này cũng không nằmngoài thông lệ đó Đồng thời, sử dụng thêm các phương pháp bổ trợ như phươngpháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá vấn đề một cách kháchquan, toàn diện nhất
6 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái quát một số vấn đề lý luận về hệ quả pháp lý của việc kết hôn trái
pháp luật theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về hệ quả pháp lý của kết hôn
trái pháp luật
Chương 3: Đường lối xử lý và một số giải pháp tăng cường hiệu quả điều chỉnh
pháp luật trong việc giải quyết hệ quả kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Trang 12CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP
LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về kết hôn trái pháp luật
Trước khi hiểu thế nào là kết hôn trái pháp luật, ta cần tìm hiểu thế nào là kếthôn, kết hôn hợp pháp Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định củapháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Kết hôn tạo mối quan hệ hônnhân, mà hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sựliên kết đó phải được nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý
- đó là đăng ký kết hôn
Quan hệ hôn nhân là một hình thức của quan hệ xã hội được xác lập giữa haichủ thể nam và nữ, quan hệ này tồn tại và phát triển theo quy luật của tự nhiênmang ý nghĩa của việc duy trì và phát triển nòi giống cùng với sự phát triển của xãhội loài người Đó là một quá trình cần thiết của cuộc sống, quá trình này thể hiện ở
chỗ " hàng ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những
con người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái - đó là gia đình" [1] Ngay cả khi không có bất kỳ một quy tắc, một quy
định nào thì quan hệ hôn nhân gia đình từ trước đến nay vẫn được xác lập, conngười vẫn chung sống, vẫn sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác
Do đó, quyền kết hôn là một quyền tự nhiên rất con người, quyền con người Bởinam, nữ kết đôi là chuyện tự nhiên trong đời sống nhân loại ngay từ khi loài người
xuất hiện Mỗi sự kết đôi đó tạo thành một cộng đồng nhỏ là hôn nhân " Hôn nhân
là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội." [3] Trải qua các giai đoạnlịch sử, việc xác lập quan hệ vợ chồng đã được thay đổi dưới bao hình thức khácnhau Từ thời hoang sơ, sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà chỉ là quan
Trang 13hệ tính giao nhằm duy trì nòi giống Họ chung sống bừa bãi không có sự chọn lọc
về ngôi thứ, lứa tuổi cũng như huyết tộc Đó là thời kỳ "chế độ quần hôn" Bướcphát triển tiếp theo của gia đình, từ chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân đối ngẫu
- hôn nhân cặp đôi, từng cặp nam nữ với tư cách là một đơn vị hôn phối được xáclập và tồn tại Việc kết hôn đã có sự phân biệt về lứa tuổi và huyết thống Tuy
nhiên," hôn nhân đối ngẫu trong điều kiện chế độ thị tộc không thể bền vững được,
nó dễ bị người vợ hoặc người chồng phá vỡ, con cái do hôn nhân đó sinh ra vẫn thuộc về thị tộc mẹ như trước Sở dĩ như vậy là do kinh tế vẫn thuộc về thị tộc mẹ như trước"[16, trg9].Hình thức hôn nhân cặp đôi có sự phát triển hơn nữa nhờ có sự
thay đổi đáng kể về các điều kiện kinh tế và xã hội và nó trở thành hình thức hônnhân một vợ một chồng Khi ấy, mới bắt đầu xuất hiện những quan niệm đầu tiên
về hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp ''Trải qua các thời kỳ khác nhau, quan
hệ hôn nhân trước hết được điều chỉnh bởi những tập quán, những ước lệ, bắt đầuxuất hiện những quy định về cấm kết hôn giữa những thế hệ thực hệ, giữa bố vớicon gái, mẹ và con trai, ông bà với cháu, dần cấm kết hôn giữa cả những thế hệbàng hệ, giữa anh chị em ruột với nhau Cho đến giai đoạn phồn thịnh của tôn giáothì những trật tự tôn giáo do giáo chủ đặt ra còn có sức mạnh cưỡng chế, áp đặt hơnnhiều so với các tập tục, ước lệ trước kia Dưới thời kỳ này, quan niệm về hôn nhântrái pháp luật chính là những quan hệ hôn nhân không tuân thủ những trật tự tôngiáo của xã hội'' [7, trg3] Xã hội phát triển đến thời kỳ phong kiến, hôn nhân mangtính chất dân sự, tức là sự bày tỏ ý chí của các bên Song hôn nhân không đơn thuần
là sự kết hợp giữa đôi bên mà hôn nhân còn là sự giao lưu giữa các dòng họ kèmtheo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định Chính vì vậy mà sự quyếtđịnh của cha mẹ là yếu tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân, giữa hai gia đình thìnhất định là phải môn đăng hộ đối Như vậy, có thể khái quát rằng, trải qua cácgiai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, những yếu tố về kinh tế, chính trị, vănhóa đã dần được hình thành và tác động trực tiếp tới các quy luật tự nhiên, điềuchỉnh các mối quan hệ tự nhiên đó theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra vì mụcđích lợi ích của giai cấp thống trị
Trang 14Chỉ đến khi trong xã hội loài người có sự xuất hiện của pháp luật thì quan hệhôn nhân gia đình từ một quan hệ tự nhiên mới chính thức được xem xét trên khíacạnh một quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình Khi đó, quan hệ pháp luật hônnhân gia đình là những quan hệ ý chí và phụ thuộc chặt chẽ vào ý chí pháp luật haychính là những quy định pháp luật Dưới góc độ pháp luật, kết hôn là một sự kiệnpháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Để đảm bảo tạo ra những tế bào tốt, nhữnggia đình ổn định, lành mạnh thì trước hết ngay từ việc kết hôn của hai bên nam nữ
đã phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định, sao cho cuộc hôn nhân đó đượcpháp luật cũng như xã hội công nhận Vậy quan niệm thế nào là kết hôn hợp pháp?Theo quy định của hệ thống pháp luật về Hôn nhân gia đình tại Việt Nam hiện naythì nam nữ kết hôn được coi là hợp pháp khi đảm bảo hai yếu tố sau:
Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hônvới nhau, ý chí và mong muốn đó được thể hiện bằng lời khai của họ trong tờ khaiđăng ký kết hôn cũng như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định củapháp luật
Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận Hôn nhân chỉ đượcNhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân mà cụ thể là việc kết hônphải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Như vậy, kết hôn là một sự kiện cấu thành các hành vi pháp lý của các chủthể là các bên trong quan hệ hôn nhân và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng kýkết hôn Vì vậy, trong mọi trường hợp, chỉ đối với những quan hệ vợ chồng có kếthôn thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới đặtvấn đề có kết hôn trái pháp luật hay không? Trước tiên cần hiểu rõ thế nào là kếthôn trái pháp luật dưới góc độ luật pháp hay góc độ xã hội
Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp
lý được pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình Tại khoản
Trang 153 Điều 8 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Kết hôn trái pháp luật là
việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn
do pháp luật quy định” Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện kết
hôn được pháp luật quy định và không phạm vào các trường hợp cấm kết hôn, thì
hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp C Mác đã khẳng định: “Không ai bị buộc
phải kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo luật hôn nhân một khi người đó kết hôn, người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, không phát minh ra hôn nhân, cũng như người bơi lội không sáng tạo ra thiên nhiên và những quy luật về nước và trọng lực Vì thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân"[16, trg90].Khicác bên nam, nữ kết hôn thì họ bắt buộc phải tuân thủ các quy định của Luật hônnhân và gia đình Nếu các bên không tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn, viphạm điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó sẽ bị coi là hôn nhân trái pháp luật hoặckhông có giá trị pháp lý Như vậy, hôn nhân trái pháp luật là hôn nhân vi phạm dùchỉ một trong các điều kiện kết hôn hoặc điều cấm trong kết hôn đã được pháp luậtquy định Tuy nhiên, đứng trên góc độ lý luận, để tìm hiểu những quan niệm sâu xacủa vấn đề này thì cần đặt nó trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa,chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ Bởi trong một xã hội có giai cấp, quan hệ hônnhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị Thông qua Nhà nước, bằng phápluật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho cácquan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó
"Trong xã hội phong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ trong
xã hội - tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnhnhững quan hệ về hôn nhân gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽtrở thành những nguyên tắc chung của toàn xã hội Ở thời kỳ đó, hôn nhân trái phápluật được quan niệm là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điều kiện kết hônnhư: không "môn đăng hộ đối", những quan hệ hôn nhân không được sự đồng ý củacha mẹ, họ hàng…Những quy định này thể hiện rất rõ trong Bộ luật Hồng Đức và
Bộ luật Gia Long của nước ta" [7, trg 4]
Trang 16Tương tự như vậy, đối với các nước tư bản, chính những điều kiện sống,những yếu tố về xã hội, con người, kinh tế cũng đã quyết định đến những quanniệm của xã hội, theo đó, pháp luật điều chỉnh cũng có những xu hướng phù hợp.Vềvấn đề kết hôn, có thể nói pháp luật của một số nước thuộc hệ thống Tư bản chủnghĩa có những cách nhìn nhận rất khác với pháp luật của Việt Nam Do đó, nhữngcăn cứ để xác định kết hôn hợp pháp và kết hôn không hợp pháp cũng có nhữngkhác biệt Ví dụ như do các điều kiện về kinh tế, khí hậu, sinh học… khiến conngười phát triển nhanh hơn, sự trưởng thành về thể lực cũng như trí lực sẽ khác vớingười Châu Á như Việt Nam, như vậy, điều kiện về tuổi kết hôn cũng sẽ phải điềuchỉnh cho phù hợp Hay việc kết hôn đồng giới hiện nay đã được thừa nhận tại một
số quốc gia là kết hôn hợp pháp Không chỉ được pháp luật thừa nhận mà ngay cả
dư luận, cả xã hội cũng chấp nhận và ủng hộ việc đó
Như vậy kết hôn trái pháp luật theo quan niệm của Việt Nam chính là việcxác lập quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng
vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong nhữngđiều kiện sau: Vi phạm điều kiện về độ tuổi; Vi phạm điều kiện về yếu tố tựnguyện; Thuộc các trường hợp cấm kết hôn; Vi phạm các điệu kiện về đăng ký kếthôn theo quy định của pháp luật Những cơ sở đó được hình thành từ chính cuộcsống và con người Việt Nam, dựa trên những yếu tố về văn hóa, về sự phát triểnsinh học của con người, sự phát triển của kinh tế, xã hội…Trong trường hợp đôinam nữ kết hôn làm giả hồ sơ giấy tờ để tránh vi phạm các điều kiện kết hôn, hay làhai bên tác động để người đăng ký kết hôn bỏ qua sự vi phạm các điều kiện đăng kýkết hôn vẫn đăng ký kết hôn cho họ thì thường rất khó bị phát hiện Khi phát hiên rachỉ thường dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính và tuyên hủy giấy đăng ký kếthôn mà thôi
Trang 171.2 Hệ quả của kết hôn trái pháp luật:
1.2.1 Hệ quả về mặt pháp lý.
Từ định nghĩa: "Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có
đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định " theo
khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Kết hôn trái pháp luật ta cóthể hiểu đó là một hành vi vi phạm những điều kiện kết hôn, rơi vào những điềucấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.Những hành vi vi phạm này được điều tra xã hội học, được pháp luật dự liệu sẽ dẫnđến những hậu quả cho xã hội Hệ quả về mặt pháp lý mà việc kết hôn trái pháp luậttạo ra trước kết xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân Mỗingười dân đều có nhu cầu hạnh phúc cho mình, được pháp luật bảo vệ, vậy mà hành
vi kết hôn trái pháp luật đã đẩy họ vào tình trạng quyền va lợi ích bị xâm phạm mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp Quyền lợi đó có thể về nhân thân, tài sản hay con cái.Đối với mỗi bên nam và nữ trong việc kết hôn trái pháp luật dẫn đến tình trạngkhông được pháp luật bảo vệ về quyền và lợi ích như trong trường hợp kết hôn hợppháp Mối quan hệ của họ không được coi là quan hệ vợ chồng, khi việc kết hôn bịhủy thì ai đi đường nấy, tài sản cũng không chia như trong trường hợp hôn nhânhợp pháp mà tài sản của ai thuộc về người đó, không có khái niệm tài sản hìnhthành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Điều này có thể rấtthiệt thòi cho người phụ nữ đặc biệt là người phụ nữ không có vai trò kiếm tiền trụcột trong nhà mà chỉ chuyên phần nội trợ, chăm sóc con Không chỉ có vậy, hành vi
vi phạm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người khác như con cái họ, hay người thân của
họ Mỗi đứa trẻ sinh ra đều cần được chăm sóc dưới tình yêu thương của cả cha và
mẹ, vậy mà hành vi kết hôn trái pháp luật dẫn đến việc bị hủy hôn đẩy những đứatrẻ vào tình trạng không có một gia đình trọn vẹn, ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũngnhư cuộc sống của chúng, ảnh hưởng đến mầm non tương lai của đất nước Hayhành vi kết hôn trái pháp luật vi phạm nguyên tắc kết hôn một vợ một chồng cònảnh hưởng không chỉ một mà đến hai gia đình và những người thân xung quanh họ
Trang 18Hành vi vi phạm những quy định của pháp luật còn liên quan đến việc bảo vệ trẻ
em, thậm chí còn có thể phạm vào một số tội quy định trong Bộ luật hình sự như tộitảo hôn, cưỡng ép kết hôn Không chỉ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, việc kết hôn trái pháp luật còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản
lý của các cơ quan nhà nước Những cuộc hôn nhân không hợp pháp, kết hônkhông có đăng ký kết hôn khiến cho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt vàquản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranhchấp khác
1.2.2 Hệ quả về mặt xã hội.
Quan hệ hôn nhân vốn là một quan hệ xã hội, chính vì vậy, trước những hành
vi kết hôn trái pháp luật dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp không chỉ gây
ra những hệ quả về pháp lý mà chắc chắn sẽ còn gây ra những hệ quả về mặt xã hộimột cách nặng nề Kết hôn trái pháp luật không thể tạo ra những gia đình hạnhphúc, lành mạnh Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt.Một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nóphải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết
và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của mình, phải được thiết lập giữanhững chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý Vậy
mà việc kết hôn trái pháp luật có thể tạo ra những hậu quả xấu cho xã hội như hành
vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể dẫn đến việc cưỡng ép kếthôn tạo ra một cuộc hôn nhân không hạnh phúc không có tình yêu, dẫn đến đứa trẻsinh ra không được sống trong tình yêu của cha mẹ, không được nuôi dạy tốt có thể
là mầm mống hậu quả xấu cho xã hội như tệ nạn xã hội Hay hành vi vi phạmnguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng hình thành trong xã hội lối sống tiêu cực,không chung thủy, ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, không tạo đượcnền tảng gia đình vững chắc Gia đình là phải được xây dựng trên nền tảng hônnhân tự nguyện tiến bộ, hợp pháp được pháp luật thừa nhận, có tình yêu thươnggiữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình, có như vậy mới có thể tạo ra một
Trang 19gia đình tốt sản sinh ra những thế hệ mới nhận được sự chăm sóc giáo dục tốt nhất
để phát triển thể lực cũng như trí lực một cách toàn diện Bởi trẻ em là tương lai củađất nước, trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ
Hôn nhân vi phạm về các điều kiện kết hôn hay thuộc các điều cấm kết hônđều bị coi là kết hôn trái pháp luật Hành vi vi phạm đó dù ở phương diện nào thì íthay nhiều đều gây hậu quả xấu cho xã hội Xã hội muốn tốt thì bản thân mỗi thànhphần trong xã hội phải tốt, mà gia đình là thành phần của xã hội Do đó cần phảitránh và khắc phục các trường hợp kết hôn trái pháp luật
1.2.3 Mục đích, ý nghĩa của việc xử lý kết hôn trái pháp luật.
Hôn nhân trái pháp luật gây hậu quả cả về mặt pháp lý cũng như mặt xã hội.Bởi vậy, cần phải xử lý thật nghiêm cũng như triệt để các trường hợp kết hôn tráipháp luật sao cho vừa hợp lý vừa hợp tình
Việc xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật trước hết nhằm mục đíchbảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân giađình Đặc biệt hướng tới bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em Có thể thấy trong
xã hội nước ta người đàn ông có vị trí vai trò trụ cột trong gia đình còn người vợ,người phụ nữ thường yếu thế hơn Trong mỗi trường hợp kết hôn trái pháp luật thìngười thiệt thòi trước hết là người phụ nữ, khi mối quan hệ hôn nhân này kết thúc
về căn bản họ không được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng với người đàn ông,còn người đàn ông không bị ràng buộc và trách nhiệm với người phụ nữ, về tài sảnkhông coi là tài sản chung mà tài sản của ai thuộc về người đó, không có khái niệmcủa chồng công vợ Do đó, đối với người phụ nữ đó là một thiệt thòi, nhất là đối vớingười phụ nữ của gia đình, họ chỉ ở nhà chăm sóc con cái, nội trợ Thường ngườiphụ nữ sẽ không được nhận được phần tài sản sinh ra trong thời kỳ có mối quan hệ
vợ chồng trong trường hợp kết hôn trái pháp luật Việc kết hôn trái pháp luật đókhông chỉ ảnh hưởng tới bản thân người nam, nữ mà còn ảnh hưởng tới con cái của
họ Thiết nghĩ, khi đứa trẻ sinh ra trong một mối quan hệ không được pháp luật
Trang 20công nhận, về tâm sinh lý của chúng sẽ bấp bênh như thế nào Liệu rằng chúng cóthể phát triển toàn diện được hay không? Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới cuộcsống của trẻ mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội, bởi rất có thể khi tâm sinh lý không
ổn định, trẻ không được giáo dục tốt nhất có thể kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội
Chính vì vậy, việc xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ được nhànước dự liệu các trường hợp và cách khắc phục một cách có hiệu quả nhất nhằmđảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích các bên
Theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992 của nước ta: "Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân " do đó pháp luật nước ta cũng phải đảm bảo theo nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luậtcũng phải tuân theo nguyên tắc này để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên chủthể Điều 12, Hiến pháp 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không
ngừng tăng cường pháp chế XHCN Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật” Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được áp dụng trong xã hội nước
ta như một nguyên tắc hiến định Bởi nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất, tínhhợp lý, tính không có ngoại lệ và tính dân chủ Áp dụng nguyên tắc này vào trongpháp luật hôn nhân và gia đình để xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật cũngchính để bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên chủ thể Thứ nhất, đảm bảo về tínhthống nhất, tức là việc thực hiện và áp dụng pháp luật để xử lý các trường hợp kếthôn trái pháp luật phải thống nhất trong phạm vi cả nước, mang tính đồng bộ,không mang tư tưởng cục bộ, địa phương Không phải mỗi địa phương lại có cách
xử lý khác nhau đối với kết hôn trái pháp luật mà phải tuân thủ các quy định phápluật Tuy nhiên, tính thống nhất cũng có sự sáng tạo nhưng trong khuôn khổ phápluật Thứ hai, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm tính hợp lý trong việc
xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật Trong môi trường pháp luật, tính hợp lý
Trang 21được biểu hiện là sự phù hợp với luật, đối với các mục đích đặt ra, các chủ thể lựachọn phương án tối ưu về việc thực hiện pháp luật Cơ sở của tính hợp lý của phápluật là sự phản ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hỏi của sự phát triển xã hội.Nếu pháp luật quy định đúng đắn ý chí của đông đảo quần chúng nhân dân laođộng, các giá trị xã hội, thì chắc chắn pháp luật là hợp lý Việc xử lý kết hôn tráipháp luật cũng vậy, khi quy định của pháp luật là hợp lý thì các chủ thể trong quan
hệ kết hôn trái pháp luật sẽ tuân thủ Ba là, việc áp dụng pháp luật để xử lý cáctrường hợp kết hôn trái pháp luật là không có ngoại lệ, ai vi phạm cũng phải bị xử
lý theo đúng quy định của pháp luật.Bốn là, pháp chế XHCN gắn liền với dân chủ,dưới chế độ dân chủ, pháp luật thừa nhận mọi công dân đều có quyền bình đẳngtrong việc tham gia quản lý và tham gia công việc nhà nước Các trường hợp kếthôn trái pháp luật mà có hành vi vi phạm như nhau thì phải bị xử lý như nhau Bởinhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật nước ta là pháp luật xã hội chủnghĩa Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ vàdân chủ không thể thực hiện được đầy đủ, mở rộng nếu không thể hiện bằng hệthống pháp luật XHCN
Trong quá trình xử lý kết hôn trái pháp luật, cần phải dung hòa được lợi íchcủa nhà nước và của các chủ thể Mỗi một trường hợp kết hôn trái pháp luật phátsinh đều cần được nhà nước dự liệu hậu quả phát sinh để có cách khắc phục Kếthôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích các chủ thể trong quan
hệ kết hôn trái pháp luật mà còn ảnh hưởng tới các chủ thể liên quan và tới xã hội
Về phía nhà nước sẽ khó quản lý và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho các chủthể liên quan và trong các quan hệ kết hôn trái pháp luật Chính vì vậy, việc xử lýcác trường hợp kết hôn trái pháp luật không chỉ đảm bảo lợi ích các bên chủ thể màcòn giúp nhà nước nắm bắt được và kiểm soát được tình hình để quản lý tốt nhànước và cân bằng xã hội
Chính bởi những phân tích trên có thể thấy rằng hành vi kết hôn trái phápluật ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ xã hội cũng như những quyền và lợi ích
Trang 22cơ bản của công dân Do đó việc xử lý kết hôn trái pháp luật là hết sức cần thiết,mang lại những ý nghĩa to lớn Một mặt bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân song cũng lại rất mềm dẻo, linh hoạtphù hợp với thực tế cuộc sống.
1.3 Các yếu tố tác động đến việc kết hôn trái pháp luật:
1.3.1 Kinh tế - xã hội.
Kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽđến tất cả các mối quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình.Kinh tế chi phối nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, mục đích kinh tế được đặt lên trênkhiến người ta có thể dễ dàng bỏ qua những lẽ sống, những chuẩn mực Kết hônkhông chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ đến với nhau, nó chuyển hóa và mang bảnchất vụ lợi, toan tính, thậm chí kết hôn là những hợp đồng hôn nhân, những thỏathuận mang mục đích kinh tế mà coi nhẹ đi những chức năng của gia đình Chính vìthế đã kéo theo đó là những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tỷ lệ ly hôn gia tăng.Rất nhiều cặp đôi đến tiến tới hôn nhân rất dễ dàng và ly hôn cũng nhanh chóng,tình cảm gia đình của họ không bền chặt, vẫn bởi những lý do rất xưa cũ nhưng bảnchất của nó thì không đơn thuần như những lý do thời trước mà nguy hiểm hơn nócòn trở thành một lối sống, một lối tư duy Trong một bối cảnh xã hội như vậy sẽdẫn đến việc hình thành những lối sống hiện đại, những lối sống mang tính chất
"thoáng" hơn Do đó, cách xử sự của các chủ thể trong những mối quan hệ xã hộicũng tất yếu bị ảnh hưởng Vì những lý do, những mục đích khác nhau, họ có thểcoi nhẹ giá trị của gia đình, của hôn nhân, và điều đó dẫn đến vi phạm những quyđịnh về hôn nhân hợp pháp là điều không thể tránh khỏi Có những gia đình vìmuốn kết hôn hợp tuổi để hợp đường làm ăn mà có thể chưa đủ tuổi kết hôn đã chocon cái họ kết hôn, hay vì mục đích kinh tế mà ép buộc kết hôn mặc dù một tronghai bên không muốn kết hôn Cũng có trường hợp vì tiền bạc mà sẵn sàng kết hônvới người đã có gia đình tất cả những hành vi vi phạm quy định về hôn nhân hợppháp đều là kết hôn trái pháp luật, điều đó không chỉ để lại hậu quả cho đôi nam nữ,
Trang 23mà còn ảnh hưởng tới một bộ phận lối sống trong xã hội Do đó, cần giáo dục tưtưởng để đôi nam nữ đến với nhau trên cơ sở tình yêu chân thành, cùng nhau xâydựng gia đình hạnh phúc và hợp pháp chứ không phải vì bất kỳ một mục đích haylợi ích kinh tế nào khác Đó mới chính là nền tảng của một gia đình vững chắc, mộthạnh phúc thực sự.
1.3.2 Văn hóa truyền thống.
Nói tới văn hóa là nói tới con người, tới việc phát huy các năng lực bản chấtcủa con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Cơ sở mọi hoạt độngvăn hóa là khát vọng hướng tới tính chân, thiện, mĩ Văn hóa là môi trường để hìnhthành, nuôi dưỡng nhân cách, văn hóa thẩm thấu trong bất kỳ hoạt động nào củacon người, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, ứng xử, giaotiếp, Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, xã hội, văn hóa Việt Nam cũng
đã có những biến chuyển sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách sống củanhững cá nhân trong xã hội.Văn hóa Việt Nam hiện nay du nhập nhiều từ văn hóanước ngoài, văn hóa phương tây, có những điều tốt, những cũng có những mặtkhông tốt ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của xã hội nước ta Bởi nhu cầu củacon người ngày càng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Con người tìm mọi các đểđáp ứng nhu cầu của mình, điều đó vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực
Xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn, xuất hiện lối sống hưởng thụ, coi nhẹ tình cảm đạođức, một số quan hệ đạo đức bị phá vỡ Nếu như trước đây, việc chung sống như
vợ chồng hay những quan hệ ngoại tình, quan hệ ngoài hôn nhân bị xã hội, dư luậnlên án hết sức gay gắt và phải chịu những chế tài khắc nghiệt, khắc nghiệt đến mứctước bỏ cả những quyền tự do của cá nhân, thì đến xã hội ngày nay, những quanniệm hủ tục, những định kiến lạc hậu đã được bãi bỏ, tạo điều kiện cho mỗi cá nhânđược hưởng những quyền tự do, dân chủ, đó là một tác động hết sức tích cực Songbên cạnh đó, sự suy thoái về lối sống cũng không thể tránh khỏi, vì sống "thoáng"hơn nên những cuộc hôn nhân ngoài giá thú, những quan hệ ngoại tình ngày một giatăng Những hiện tượng chưa từng xuất hiện, hay trước kia chỉ giám lén lút, thì nay
Trang 24đang có xu hướng công khai và gia tăng như việc kết hôn đồng giới, việc sống
"thử", ngoại tình… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình, đến sự
ổn định trong cuộc sống
1.3.3 Cơ chế quản lý và pháp luật.
Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, con người sống trong xã hội vàkhông thể tách rời xã hội do đó quản lý con người không thể tách rời xã hội Có thểnói “Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà, tối
ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng nhưphải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau”
Việc quản lý con người là rất phức tạp và khó khăn, cần có một cơ chế phápluật thật chắc chắn và đồng bộ để thực hiện việc quản lý này một cách có hiệu quảnhất Hiện nay, chúng ta vẫn quản lý con người theo hộ khẩu, tức là lối quản lý theo
hộ gia đình chứ không phải quản lý theo chứng minh thư nhân dân của từng cánhân Chính điều đó sẽ khiến cho việc quản lý về tình trạng hôn nhân của mỗingười khó khăn hơn rất nhiều Ở các địa phương khác nhau không thể nắm rõ tìnhtrạng hôn nhân của công dân ở nơi khác đến đăng ký kết hôn với công dân của địaphương mình, chỉ có thể căn cứ vào giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhiều lúccăn cứ này không chính xác Vậy nên vẫn còn nhiều những trường hợp kết hôn tráipháp luật do vi phạm chế độ một vợ một chồng Hay cơ chế quản lý lỏng lẻo, phápluật chưa nghiêm, ý thức người dân còn hạn chế có thể dẫn tới tình trạng kết hônkhi chưa đủ tuổi kết hôn (tảo hôn), kết hôn cận huyết, hay cưỡng ép kết hôn Tất cảnhững điều đó đều có thể dẫn tới tình trạng kết hôn trái pháp luật trong xã hội hiệnnay Tuy nhiên, mỗi người đều có quyền tự do kết hôn, do đó nguyên tắc hôn nhân
là tự do, việc can thiệp của Nhà nước trước hết để bảo vệ tự do hôn nhân Chính vìvậy, cần tăng cường công tác quản lý con người và pháp luật nhằm hạn chế tìnhtrạng kết hôn trái pháp luật hiện nay
Trang 251.3.4 Hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế diễn ra không chỉ trên cấp độ toàn cầu, mà còn ở nhiều cấp
độ khác nhau, từ thấp đến cao dưới danh nghĩa "liên kết" hoặc "nhất thể hóa" nhưliên kết tiểu khu vực, liên kết khu vực, liên kết liên khu vực, liên kết liên châu lục,liên kết trên bình diện song phương hoặc đa phương Hội nhập bắt đầu từ lĩnh vựckinh tế, từ đó mở rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Hội nhập quốc tếgiúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tếkhác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập giúp tiếpthu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ
từ các nước tiên tiến; giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minhcủa thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội… chúng ta cũngkhông thể không kể đến những bất lợi, thách thức mà chính sự hội nhập quốc tế đãđặt ra Thách thức diễn ra khá gay gắt: cạnh tranh gia tăng, nếu không có cách khắcphục thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản, nền kinh tế không pháttriển được, thậm chí giảm sút; sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài tăng lên, do đónền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế; khoảngcách giàu nghèo mở rộng nếu phân phối không công bằng; đối với các nước đangphát triển và chậm phát triển, quyền lực nhà nước có thể bị thách thức, bản sắc vănhóa có thể bị xói mòn; chuyển dịch cơ cấu khó khăn ở những nơi tài nguyên cạnkiệt, môi trường bị hủy hoại
Trong đó, một sự tác động khá mạnh mẽ đó là tác động tới văn hóa truyềnthống, tới các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng.Trong quá trình giao lưu, hội nhập đã tạo ra những xu thế mới trong giới trẻ như:Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, kết hôn đồng giới hay hônnhân vi phạm chế độ một vợ một chồng Ở Việt Nam, không thừa nhận những quan
hệ hôn nhân kể trên nhưng tại một số quốc gia trên thế giới thì điều đó lại được thừanhận và bảo vệ
Trang 261.3.5 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ.
Nếu như nói an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa - xã hội là những lĩnhvực không thể thiếu cho sự ổn định và phát triển của đất nước thì khoa học - côngnghệ là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của mỗi đấtnước chứ không riêng gì đất nước Việt Nam ta, đó là một lĩnh vực mà có mối liên
hệ mật thiết và bổ trợ cho sự phát triển của các lĩnh vực khác.Việt Nam đang trongquá trình hội nhập quốc tế thì khoa học- công nghệ ngày càng quan trọng
Khoa học - công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích trong sự phát triển của đấtnước Nó giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đổi mới côngnghệ máy móc cũ thay bằng công nghệ máy móc mới hiện đại và ngày càng giảmsức lao động của con người Có khoa học - công nghệ, năng suất lao động ngàycàng tăng lên, hàng hóa của cải vật chất ngày càng nhiều, đất nước ngày càng pháttriển và có vị thế lớn về kinh tế, nhất là trong quá trình hội nhập thì việc có vị thếlớn về kinh tế trong khu vực và thế giới là vô cùng cần thiết cho sự phát triển củađất nước
Những thành tựu mà khoa học công nghệ mang lại là vô cùng to lớn Sứcmạnh công nghệ số, intermet giúp con người đến gần nhau hơn tạo nhiều mốiquan hệ hơn Trên cơ sở những thành tựu đó đã tạo điều kiện cho những bất cập nảysinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, như việc tình cảm nam nữ quen nhau quamạng chưa tìm hiểu rõ về nhau dẫn đến hành vi vi phạm trong hôn nhân như lừadối Hay trong lĩnh vực y học phát triển đã giúp con người xác định lại được giớitính thật của mình, thậm chí còn có thể phẫu thuật để chuyển đổi giới tính Ở một sốquốc gia trên thế giới đã cho phép chuyển đổi giới tính và kết hôn đồng giới như ởĐan Mạch, Anh, Mỹ, Ý…Và có thể nói, chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa họchiện đại đã tạo điều kiện, cho con người có thể thực hiện được những quyền tự do
cá nhân một cách tối đa nhất Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ chấp nhận việc xácđịnh lại giới tính, chứ chưa hề thừa nhận những người chuyển giới hay kết hôn đồnggiới Vì thế hiện tượng kết hôn đồng giới vẫn là một trong những quy định về cấm
Trang 27kết hôn Một thực tế đặt ra trong những trường hợp này đó chính là sự vi phạm sẽngày một tăng cao và mang tính chất phổ biến, nhất là trong xu thế của xã hội hiệnđại ngày nay.
1.4 Kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển:
1.4.1 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong luật cổ Việt Nam.
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, pháp luật thời kỳ phong kiến khôngthể không nhắc tới hai bộ luật là Bộ Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) đượcban hành dưới triều Lê và Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long) được ban hànhdưới triều Nguyễn
Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) là bộ luật hình chính thống và quantrọng nhất của triều đại Nhà Lê (1428-1788); là một thành tựu có giá trị đặc biệttrong trong lịch sử pháp luật Việt Nam Trong đó riêng về lĩnh vực Hôn nhân và giađình có 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình và những tội phạmkhác trong lĩnh vực này
Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia Long) là bộ luật chính thức của Việt Nam thờiđầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua GiaLong cho ban hành năm 1815
hôn được coi là một văn bằng pháp lý đặc biệt quan trọng làm gắn bó vợ chồngtrong các quyền và nghĩa vụ nhất định Nếu việc ký kết văn bằng đó đã phạm vàocác điều cấm của luật thì nó sẽ bị coi là vô hiệu (không có giá trị pháp lý) và có thể
bị tiêu huỷ Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, nếu các bên vi phạm vào các điềukiện về cấm kết hôn thì dù có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp thìhôn nhân đó cũng bị coi là trái pháp luật và sẽ bị tiêu huỷ Pháp luật thời kỳ này đã
quy định các trường hợp cấm kết hôn, đó là: - Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ
Trang 28hoặc tang chồng (Điều 317 Bộ luật Hồng Đức) - Cấm kết hôn khi cha mẹ bị giam cầm tù tội (Điều 99 Luật Gia Long) - Cấm kết hôn giữa những người thân thích.
(Điều 319 Luật Hồng Đức) Riêng Bộ luật Hồng Đức còn quy định cấm kết hôn
trong một số trường hợp khác như: - Cấm quan lại không được lấy con hát làm vợ (Điều 323) - Cấm học trò lấy vợ của thầy học đã chết, anh, em lấy vợ của em, anh
đã chết (Điều 324) - Cấm quan lại ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó.
(Điều 33) - Cấm quan ty lấy con gái trong hạt mình (Điều 316) Cổ luật đã quy
định các trường hợp cấm kết hôn, vì vậy nếu việc kết hôn phạm vào một trongnhững điều cấm đó thì hôn nhân bị coi là vô hiệu và về nguyên tắc thì hôn nhân đó
có thể bị tiêu huỷ Tuy nhiên, hôn nhân là một quan hệ có tầm quan trọng đặc biệtđối với vợ chồng, đối với các con, đối với gia đình và đối với xã hội, do vậy màtrong cổ luật Việt Nam đã có những quy định nhằm giới hạn những trường hợp có
thể xin tiêu huỷ hôn nhân Ví dụ: Điều 316 Luật Hồng Đức đã quy định: đối với
những trường hợp khi các bên kết hôn đã vi phạm nghiêm trọng vào các điều cấm của luật tức là đã vi phạm vào các điều kiện thiết yếu thì pháp luật không công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đó và cần phải tiêu huỷ hôn nhân Tại Điều 317
và Điều 323 Luật Hồng Đức có quy định các bên sẽ phải chia lìa hoặc phải ly dị khi
vi phạm vào các điều kiện quan trọng của việc xác lập hôn nhân Sự tiêu huỷ hônnhân trái pháp luật trong cổ luật có sự khác biệt so với việc tiêu huỷ hôn nhân trongpháp luật hiện hành Tiêu huỷ hôn nhân trong cổ luật không có hiệu lực trở về trước
mà chỉ có hiệu lực trong tương lai Có nghĩa là, hôn nhân vẫn có hiệu lực trong quákhứ Trước khi bị tiêu huỷ hôn nhân thì hôn nhân đó vẫn được coi là có giá trị pháp
lý, các bên tham gia quan hệ hôn nhân đó vẫn là vợ chồng, họ chỉ bị “chia lìa” hay
“ly dị” (kể từ khi hôn nhân của họ bị tuyên bố tiêu huỷ mà thôi Như vậy, sự tiêuhuỷ hôn nhân trong cổ luật hoàn toàn giống với trường hợp ly hôn theo pháp luậthiện hành) Thông qua các quy định trong các Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long
đã cho phép chúng ta kết luận rằng, trong cổ luật hôn nhân bị coi là vô hiệu khiphạm vào một trong các điều cấm kết hôn
Trang 291.4.2 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong thời kỳ này Việt Nam đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng
áp dụng chính sách "chia để trị" nên đã chia Việt Nam thành ba miền tách biệt:miền Bắc, miền Trung và miền Nam Theo đó, tại mỗi miền chúng lại đặt ra nhữngchính sách cai trị khác nhau Tương ứng với hoàn cảnh lịch sử lúc đó là sự ra đờicủa ba Bộ luật điều chỉnh về vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình: Bộ dân luật Bắc Kỳnăm 1931 áp dụng tại miền Bắc; Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 áp dụng tại miềnTrung; Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 áp dụng tại miền Nam
Trong thời kì Pháp thuộc, pháp luật nước ta vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng củapháp luật phong kiến, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng của pháp luật phương Tây, nênhôn nhân trái pháp luật được hiểu là các trường hợp khi kết hôn các bên đã vi phạmvào điều cấm kết hôn hoặc vi phạm một số các điều kiện khác của hôn nhân hợppháp Tuy ba bộ Dân luật thời kì này có những quy định về điều kiện kết hôn khácnhau, song đều tập trung vào một số các vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích củanhững người kết hôn, lợi ích của con cái, của gia đình và của cả xã hội Nếu việckết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó bị coi là trái pháp luật và có
thể sẽ tiêu huỷ Những vi phạm điển hình có thể kể đến là: - Vi phạm về độ tuổi kết
hôn - Vi phạm sự tự nguyện của những người kết hôn - Việc kết hôn thiếu sự đồng
ý của cha mẹ - Việc kết hôn vi phạm vào các điều cấm Ngoài ra, hôn nhân còn được coi là vô hiệu khi phạm vào một trong các trường hợp kết hôn không khai với
hộ lại (Điều 82 Dân luật Bắc kỳ) Hoặc trong trường hợp người đàn bà trước đã có giá thú làm chính thất hoặc thứ thất mà chưa tiêu hôn (Điều 84 Bộ Dân luật Bắc
kỳ) Ba bộ Dân luật thời kỳ Pháp thuộc đã chia hôn nhân vô hiệu ra làm hai loại: Vôhiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối Vô hiệu tương đối chỉ do một số người nhấtđịnh mà luật quy định cụ thể mới có quyền yêu cầu tiêu huỷ hôn nhân đó và sự vôhiệu ấy có thể bị mất đi do một sự kiện nào đó xuất hiện Vô hiệu tuyệt đối thì cóthể bất kì người nào cũng có quyền yêu cầu tiêu huỷ và sự vô hiệu ấy không bị mất
Trang 30đi do một thời hiệu hoặc một sự kiện nào Hôn nhân vô hiệu sẽ bị Toà án tiêu huỷ.Hậu quả của việc tiêu huỷ có sự quy định khác nhau trong ba bộ Dân luật thời kìnày Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ đã dựa trên nguyên tắc giảm bớtnhững hậu quả quá nặng nề đối với vợ chồng, đối với các con nên đã tìm ra nhữngbiện pháp nhằm giảm bớt những quy định quá nghiêm ngặt, như quy định khi hônnhân bị tiêu huỷ thì việc tiêu huỷ đó chỉ có hiệu lực trong tương lai, có nghĩa làtrước khi bị tiêu huỷ hôn nhân, giữa các bên vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng, con sinh
ra vẫn là con trong giá thú, các bên chỉ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng kể từ khihôn nhân bị tiêu huỷ mà thôi Nói cách khác về hậu quả pháp lý, trường hợp tiêuhuỷ hôn nhân cũng giống như trường hợp ly hôn Giải pháp trên đây được thừanhận trong Điều 89 của bộ Dân luật Bắc kỳ Điều 89 bộ Dân luật Bắc kỳ quy định:
“Phàm có giá thú mà sinh con, dẫu sau có sự tiêu hôn, không cứ vì duyên cớ gì,
những đứa con ấy vẫn là con chính thức Thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ, những đứa con ấy thì cũng theo cùng một lệ định như khi ly hôn Việc thanh toán các tài sản của vợ chồng đã tiêu hôn thì cũng làm theo như khi ly hôn” Trái lại,
trong Tập dân luật giản yếu Nam kỳ lại có quy định rằng, khi hôn nhân bị tiêu huỷ
thì nó không còn hiệu lực gì không những trong tương lai mà còn cả trong quá khứ nữa Đối với hai vợ chồng thì kể từ ngày họ kết hôn cho đến khi hôn nhân bị tiêu
huỷ họ không phải là vợ chồng của nhau, có nghĩa là hai bên chưa hề xác lập quan
hệ hôn nhân với nhau Vì vậy, nếu họ có tài sản chung thì tài sản đó được thanhtoán như trong trường hợp hai người góp sức làm ra Đối với các con thì bị coi nhưcon ngoại hôn tức là con ngoài giá thú Như vậy, Tập dân luật giản yếu Nam kỳ đãquy định những hậu quả hết sức nặng nề đối với việc tiêu huỷ hôn nhân So với BộDân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ thì Tập dân luật Giản yếu Nam kỳ đãnghiêm ngặt hơn rất nhiều
Trang 311.4.3 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm
1945 đến năm 1975
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một mốc quan trọng trong lịch sửdân tộc, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một nhà nước độc lập đã chính thứcđược ra đời Tuy nhiên, trên thực tế hòa bình mới chỉ được lập lại ở miền Bắc ViệtNam, miền Nam vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của đế quốc Mĩ, Việt Nam vẫn chia cắthai miền
Ở miền Bắc, Nhà nước đã ban hành Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầutiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ghinhận những nguyên tắc tự do, bình đẳng nam nữ, ghi nhận những nguyên tắc về hônnhân tiến bộ, dần xóa bỏ đi chế độ hôn nhân phong kiến, lạc hậu Cùng với đó là sự
ra đời của các Sắc lệnh số 90 - SL cho phép áp dụng những quy định trong phápluật cũ một cách có chọn lọc, Sắc lệnh số 97 - SL ngày 22/05/1950 đã sửa đổi một
số quy định trong dân luật theo hướng tiến bộ “Việc xây dựng và ban hành một đạo
luật mới về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách quan, đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ; nếu không giải phóng phụ nữ thì mới xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa" (Hồ Chủ Tịch) Luật hôn nhân gia đình năm 1959 ra đời đã khẳng định bản
chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động”, phù hợp với nguyện vọng củaquần chúng nhân dân, nhằm xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủnghĩa
Ở miền Nam, dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn và sự xâm lược của đế quốc
Mỹ, quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể là quan hệ kết hôn được điều chỉnh trựctiếp bởi các văn bản pháp lý sau: Luật Gia đình ngày 02/01/1959 (Luật 1-59); Sắcluật 15/64 ngày 23/07/1964 (Sắc luật 15/64); Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 củachính quyền ngụy quyền Sài Gòn (Bộ Dân luật năm 1972) Các văn bản này chính
là các công cụ phản động, đi ngược với lợi ích của nhân dân lao động
Trang 32Huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959, có các căn cứ để xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật - Con gái từ 18
tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn (Điều 6) - Con trai và con gái, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở (Điều 4) - Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác (Điều 5) - Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán (Điều 9) - Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi (Điều 10) - Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật (Điều 11) Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 đã quy định cụ thể những điều kiện trong đó cho phép nam, nữ kết hônhoặc các trường hợp cấm kết hôn, đặc biệt là có quy định cả những trường hợpkhông được kết hôn Vì vậy, những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn chính là
vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa nên cần phải được xử lýnghiêm khắc Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định biệnpháp chế tài đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn Biệnpháp xử lý đối với việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn được ghi nhận trong cácvăn bản hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Theo hướng dẫntại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 thì đường lối chung khi xử lý về dân sựđối với những vi phạm điều kiện kết hôn xảy ra sau khi ban hành Luật hôn nhân và
gia đình cần căn cứ vào tình hình thực tế mà có sự phân biệt như sau: - Cần xử tiêu
hôn những vi phạm điều kiện kết hôn đang tiếp diễn và tính chất nghiêm trọng như: tảo hôn, đang có vợ, có chồng mà lấy vợ hoặc chồng khác, lấy người trong họ hàng
mà Luật tuyệt đối cấm kết hôn; lấy người đang mắc một bệnh trong những bệnh tật
Trang 33mà Luật cấm kết hôn - Những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do Luật định thì hôn nhân đó cần phải xử tiêu hôn “Xử tiêu hôn là quyết định chấm dứt những hôn nhân bất hợp pháp” Điều đó có nghĩa là hôn nhân vi phạm điều
kiện kết hôn là hôn nhân bất hợp pháp (hôn nhân trái pháp luật) cần phải xử lý tiêuhôn nhằm đấu tranh chống những việc vi phạm nghiêm trọng trong điều kiện kếthôn, đồng thời Nhà nước thông qua đó tỏ rõ thái độ nghiêm khắc là không thừanhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp nam, nữ kết hôn nhưng khôngtuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn
Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị Toà án tiêu huỷ thì có hiệu lực cả trong quákhứ và tương lai Vì vậy, kể từ khi hai bên kết hôn, quan hệ của họ chỉ là việc chungsống trái pháp luật chứ không phải là quan hệ vợ chồng Khi Toà án huỷ hôn nhân,
họ phải chấm dứt việc hôn nhân bất hợp pháp, chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ vềnhân thân vợ chồng Về quan hệ tài sản, phải thanh toán theo cách thanh toán tài sảncủa những người chung sức làm ăn với nhau, tài sản riêng của ai người đó lấy về,tài sản do hai người lao động tạo ra sẽ chia theo công sức mà mỗi bên đã đóng góp,những khoản chi tiêu riêng của ai người đó phải trả Về quan hệ cấp dưỡng giữa cácbên thì về nguyên tắc không được đặt ra Việc tiêu huỷ hôn nhân dẫn đến hậu quảnghiêm trọng như vậy nên Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể đối với một
số trường hợp, mặc dù có vi phạm điều kiện kết hôn nhưng không nghiêm trọng thìkhông xử tiêu hôn mà chỉ xử theo thủ tục ly hôn nếu các đương sự yêu cầu nhằmbảo đảm quyền lợi chính đáng của các đường sự, nhất là quyền lợi của phụ nữ vàcon cái
1.4.4 Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt
Nam từ năm 1975 đến nay
Về cơ bản Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định điều kiện kết hôngiống như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Tuy nhiên, Luật hôn nhân và giađình năm 1986 đã chỉ rõ những căn cứ để xác định hôn nhân trái pháp luật và hậu
quả là hôn nhân trái pháp luật đó phải bị huỷ bỏ “Việc kết hôn vi phạm một trong
Trang 34các điều 5,6,7 của Luật này là trái pháp luật Một hoặc cả hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc: tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo vệ Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn” (Điều 9).
Trong hôn nhân trái pháp luật, Nhà nước không thừa nhận quan hệ giữa hai bênnam, nữ chung sống là quan hệ vợ chồng, nghĩa là Nhà nước không thừa nhận giữa
họ đã phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng Thời điểm này được tính từ khiquan hệ hôn nhân bất hợp pháp chứ không phải từ thời điểm Toà án ra các phánquyết có hiệu lực pháp luật Trong bản án huỷ hôn nhân trái pháp luật bao giờ Toà
án cũng phải tuyên rõ việc huỷ hôn nhân trái pháp luật đó mà buộc họ phải chấmdứt hành vi chung sống bất hợp pháp
Do hôn nhân trái pháp luật không có quan hệ vợ chồng nên tài sản do họ tạo
ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản chung hợp nhất mà là tài sảnchung theo phần Việc thanh toán căn cứ vào Bộ luật dân sự Những khoản chi tiêuriêng cho ai thì người đó phải trả Khi chia ai có công sức đóng góp nhiều hơn vàoviệc xây dựng, duy trì, phát triển khối tài sản chung thì người đó được chia nhiềuhơn, người nào có tài sản riêng muốn lấy về phải chứng minh được đó là tài sảnriêng của mình, nếu không chứng minh được thì tài sản đó được coi là tài sảnchung Khi chia cần xem xét bảo vệ quyền lợi của bên bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái phát sinh trên cơ sở của hiện tượng sinh đẻ
Nó không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợppháp, còn tồn tại hay đã chấm dứt Vì vậy việc huỷ hôn nhân trái pháp luật cũng
không làm thay đổi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung Do vậy, “quyền lợi của
Trang 35con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn” (Khoản 4 Điều 9) Quan
hệ giữa cha mẹ và con cái khi huỷ hôn nhân được xác định theo các Điều19,20,32,44 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhằm mục đích bảo vệ quyền lợicho đứa trẻ Việc giao đứa trẻ cho ai nuôi là phụ thuộc vào các điều kiện để đảmbào sự phát triển bình thường của đứa trẻ Về nguyên tắc trẻ còn bú phải giao chongười mẹ Bên không nhận nuôi phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn cho bên nhậnnuôi để nuôi con
Huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật hôn nhân và giađình năm 2000 Kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 đã có thêm quy định sau: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, người mất năng lực hành vi dân sự” (Điều 10) Huỷ việc kết hôn trái pháp luật đã được đưa vào một điều luật cụ thể: “Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà án xem xét và quyết định việc huỷ kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng kí kết hôn xoá đăng kí kết hôn trong Sổ đăng kí kết hôn” (Điều 16) Những người có quyền yêu
cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, trong khung cảnh của Luật hiện hành, được liệt
kê tại Điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Trong trường hợp kết hôn
mà chưa đủ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc chồng, với người mất năng lựchành vi, kết hôn với người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi
ba đời, kết hôn với cha, mẹ nuôi với con nuôi, với người đã từng là con nuôi giữa
bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, bố dượng với con dâu của vợ, mẹ kếvới con riêng của chồng thì những người sau đây có quyền yêu cầu toàn án hoặc đềnghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: vợ, chồng, cha,
mẹ, con của các bên kết hôn, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụnữ.Viện kiểm sát cũng có thể tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái phápluật ở các trường hợp ghi nhận tại nhóm thứ hai trên đây Luật có quy định thêmrằng cá nhân, tổ chức, cơ quan khác có quyền đề nghị viện kiểm sát xem xét, yêucầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật Quy định trên có thể cho phép một người
Trang 36thứ ba nào đó bất kì chen vào cuộc sống riêng của người khác Trong thực tiễn, nếuxét thấy người thứ ba không có lợi ích rõ ràng trong việc yêu cầu hủy hôn nhân tráipháp luật và bản thân việc yêu cầu cũng không xuất phát từ việc bảo vệ lợi íchchung thì viện kiểm sát hoặc tòa án sẽ bác đề nghị của người thứ ba, đặc biệt trongtrường hợp yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do có sự nhầm lẫn về lai lịch, lừa dốicưỡng ép hoặc do một người ở trong tình trạng không nhận thức được hành vi củamình Cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là tòa án Tuynhiên, luật hiện hành quy định rất chung về việc xác định tòa án có thẩm quyền.Thực tiễn, về phần mình, có xu hướng thừa nhận rằng tòa án có thẩm quyền là tòa
án quận, huyện, thành phố thuộc nơi đăng kí kết hôn hoặc nơi cư trú của vợ chồng.Thời hiệu khởi kiện: Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầuhủy việc kết hôn trái pháp luật Trên thực tế, nếu hôn nhân cưỡng ép hoặc lừa dối đãdiễn ra lâu dài, thì cũng không bên nào nghĩ đến việc hủy việc kết hôn Trongtrường hợp không muốn tiếp tục cuộc sống chung một bên hoặc cả hai bên sẽ tiếnhành thủ tục xin ly hôn Cũng tương tự như vậy trong trường hợp kết hôn khi chưađến tuổi việc duy trì quan hệ hôn nhân một cách liên tục cho đến khi các bên đạtđến độ tuổi cần thiết khiến cho lý do hoặc việc hủy hôn nhân không còn tồn tại nữa.Nếu tòa án quyết định hủy hôn nhân theo yêu cầu thì các bên đủ tuổi và khôngmuốn chấm dứt quan hệ vợ chồng sẽ tiến hành lại ngay lập tức và việc đăng kí kếthôn không thể bị từ chối
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều 17, khoản 1, khi việc kết hôntrái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng Nếuviệc hủy kết hôn bị hủy do có vi phạm về tuổi kết hôn, thì người tiếp tục duy trìquan hệ như vợ chồng hoặc người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử lý hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn, như ta đã biết, nếu không có bên nào
đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự thì người tổ chức việc duy trì quan hệ đó sẽphải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn Nếu việc bị hủy do vi phạmchế độ một vợ một chồng thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị xử lý hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một
Trang 37chồng Nếu việc kết hôn bị hủy do các bên có quan hệ thân thuộc trực hệ hoặc quan
hệ anh, chị, em cùng cha mẹ hoặc cùng cha hay cùng mẹ thì các bên duy trì quan hệnhư vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân Nếu việc kết hôntrái pháp luật có sự cưỡng ép hoặc lừa dối thì còn phải phân biệt: Nếu cả hai bêntiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi như không còn sựcưỡng ép hoặc lừa dối Hai bên có thể đăng kí lại việc kết hôn, nếu không đăng kílại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn,tình trạnh này luật không khuyến khích Nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tụccưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia thì ngườicưỡng ép có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự
Giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được thừa nhận thì không thể cócác quan hệ tài sản hoặc quan hệ vợ chồng Việc thanh toán và phân chia tài sảnchung của hai bên được thực hiện theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 điều 17
khoản 3: "Sau khi việc kết hôn bị hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ và các con"
Chưa bao giờ được coi là vợ chồng đối với nhau, giữa những người mà quan
hệ hôn nhân bị thủ tiêu không thể có quan hệ thừa kế hoặc vợ chồng Nếu một tronghai bên chết trước khi hôn nhân bị hủy và bên còn sống đã được thừa nhận là ngườithừa kế thì tư cách là người thừa kế sẽ bị hủy bỏ Nếu bên còn sống đã được nhậnmột số tài sản trong khuôn khổ phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kếkhác có quyền đòi lại
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụthuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại haychấm dứt Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ chồngnhưng vẫn là cha mẹ của con chung Khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thìquyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn, theo khoản 2 điều
Trang 3817 Luật hôn nhân và gia đình: " Khi hủy kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con"
Trải qua những dặm dài lịch sử, hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đìnhViệt Nam đã đạt mức độ hoàn chỉnh cao về dung lượng, nhằm tới việc đáp ứng đầy
đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn pháttriển mới của đất nước So với cổ luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm
1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì Luật hôn nhân và gia đình Việt Namnăm 2000 với 13 chương và 111 Điều đã có bước tiến rất lớn, đạt tầm vóc của một
Bộ luật Trong đó, những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật ra đời nhămxây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, gópphần xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của chế độ hôn nhân và gia đình cũ, giữ gìn và pháthuy truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Vệt Nam, xây dựng giađình ấm no, hạnh phúc, bền vững
Trang 39CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN TRÁI PHÁP
LUẬT
2.1 Căn cứ chung để xử hủy kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kýkết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luậtquy định, vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000
Như vậy, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã chỉ rõ những căn cứ để xácđịnh hôn nhân trái pháp luật và hậu quả là hôn nhân trái pháp luật đó phải bị huỷ bỏ.Nhưng trong thực tế hủy hôn nhân cũng gây hậu quả nghiêm trọng mà các bênđương sự cũng như con cái họ phải gánh chịu Vì vậy, khi xử lý các trường hợp yêucầu hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điềukiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét vàđánh giá thực chất quan hệ tình cảm giữa hai người kết hôn trái pháp luật kể từ khikết hôn cho đến khi tòa án xem xét cuộc hôn nhân của họ Trong thực tế việc xemxét đánh giá đối với các trường hợp vi phạm các điều kiện kết hôn gặp rất nhiều khókhăn và phức tạp, dẫn đến việc quyết định biện pháp xử lý cũng gặp những vướngmắc nhất định Vì vậy, cần hiểu rõ tinh thần của điều luật và bản chất pháp lý cácđiều kiện kết hôn để từ đó có sự đánh giá và xử lý đúng đắn theo từng trường hợp
cụ thể