DANH MỤC HÌNH 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 6 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6 1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 7 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 7 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 7 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 8 2.1 Cơ sở lý thuyết 8 2.1.1 Các khái niệm 8 2.1.1.1 Đói nghèo 8 2.1.1.2. Tỷ lệ nghèo của xã hội 10 2.1.1.3. Các yếu tố đo lường nghèo khổ 11 2.1.1.4. Xóa đói giảm nghèo 16 2.1.1.5 Phát triển kinh tế xã hội 16 2.1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội 17 2.1.1.6.1. Nhóm các yếu tố kinh tế 17 2.1.1.6.2 Nhóm yếu tố phi kinh tế 17 2.1.1.7. Quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo 18 2.1.2. Những kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo 19 2.1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 19 2.1.2.2. Kinh nghiệm ở các địa phương khác trong nước 21 2.2. Các nghiên cứu đi trước 22 2.2.1. Nghiên cứu trong nước 22 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài 23 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN 25 3.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội ở khu vực Tây Nguyên 25 3.2. Thực trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nguyên 28 3.2.1 Những khó khăn của hộ nghèo 29 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo 29 3.3.1 Đất sản xuất 30 3.3.2. Các nhân tố nhân khẩu học 32 3.3.2.1 Trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình 33 3.3.2.2. Dân tộc 34 3.3.2.3. Quy mô hộ gia đình và số thành viên phụ thuộc 35 3.4. Sự hỗ trợ của Chính phủ 35 3.4.1. Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Đắk Lắk 35 3.4.2. Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Đắk Nông 36 3.5. Những khó khăn thách thức đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên 37 Chương 4: NHỮNG THÀNH CÔNG VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 39 4.1. Những thành công của Việt Nam đạt được trong xóa đói giảm nghèo 39 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1 Kết luận 42 5.1.1 Về phương pháp tiếp cận 42 5.1.2 Về kết quả nghiên cứu 42 5.2. Đề xuất chính sách 43 5.3 Những điểm hạn chế 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 6
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 7
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 7
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 8
2.1 Cơ sở lý thuyết 8
2.1.1 Các khái niệm 8
2.1.1.1 Đói nghèo 8
2.1.1.2 Tỷ lệ nghèo của xã hội 10
2.1.1.3 Các yếu tố đo lường nghèo khổ 11
2.1.1.4 Xóa đói giảm nghèo 16
2.1.1.5 Phát triển kinh tế xã hội 16
2.1.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội 17
2.1.1.6.1 Nhóm các yếu tố kinh tế 17
2.1.1.6.2 Nhóm yếu tố phi kinh tế 17
2.1.1.7 Quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo 18
2.1.2 Những kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo 19
2.1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 19
2.1.2.2 Kinh nghiệm ở các địa phương khác trong nước 21
2.2 Các nghiên cứu đi trước 22
2.2.1 Nghiên cứu trong nước 22
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 23
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN 25
Trang 23.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội ở khu vực Tây Nguyên 25
3.2 Thực trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nguyên 28
3.2.1 Những khó khăn của hộ nghèo 29
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo 29
3.3.1 Đất sản xuất 30
3.3.2 Các nhân tố nhân khẩu học 32
3.3.2.1 Trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình 33
3.3.2.2 Dân tộc 34
3.3.2.3 Quy mô hộ gia đình và số thành viên phụ thuộc 35
3.4 Sự hỗ trợ của Chính phủ 35
3.4.1 Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Đắk Lắk 35
3.4.2 Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Đắk Nông 36
3.5 Những khó khăn thách thức đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên 37
Chương 4: NHỮNG THÀNH CÔNG VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 39
4.1 Những thành công của Việt Nam đạt được trong xóa đói giảm nghèo 39
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.1.1 Về phương pháp tiếp cận 42
5.1.2 Về kết quả nghiên cứu 42
5.2 Đề xuất chính sách 43
5.3 Những điểm hạn chế 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ mật độ dân cư ở khu vực Tây Nguyên 26
Hình 3.2: Biểu đồ thu nhập của hộ gia đình ở Tây Nguyên từ 2006 đến 2014 27
Hình 3.3: Biểu đồ thu nhập của hộ gia đình ở Tây Nguyên 30
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh về việc sở hữu đất trong sản xuất tính theo hộ gia đinh 31
Hình 3.5: Biểu đồ biến động diện tích đất sản xuất tính theo đầu người 32
Hình 3.6: Biểu đồ về trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình 33
Hình 3.7: So sánh trình độ học vấn của chủ hộ gia đình nghèo 36
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 3.1: Những khó khăn trước mắt của hộ nghèo 28Hình 3.2: Thống kê dân tộc học và đói nghèo 34Hình 4.1: Xu hướng nghèo theo vùng 39
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là tính trạng hộ gia đình thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Theo tổ chức Y tế thế giới, một người
là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn ½ thu nhập bình quân trên đầu người (PCI: Per Capita Income) ở địa phương đó Thước đo tiêu chuẩn đói nghèo phụ thuộc vào điều kiện sống, sức mua hàng hóa của người dân địa phương dẫn đến ngưỡng đói nghèo cũng khác nhau và có sự thay đổi theo thời gian Đói nghèo không chỉ làm cho nhiều người rơi vào tình trạng thiếu thốn, đói khổ, không được tận hưởng những thành quả
về sự tiến bộ, văn minh của loài người mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, tàn phá môi trường sinh thái và thậm chí là chiến tranh, xung đột Đây là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới khi mà hiện nay có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo (World Bank, 2015) Nếu tình trạng đói nghèo không được giải quyết triệt để thì những mục tiêu mà công đồng quốc tế đặt ra về hòa bình,
về quyền con người, về tăng trưởng kinh tế sẽ khó mà đạt được Chính vì vậy, vấn đề đói nghèo được hầu hết Chính phủ ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, các tổ chức quốc tế, quan tâm với mục tiêu làm sao đề xóa đói giảm nghèo
Chính phủ Việt Nam luôn coi việc xóa đói - giảm nghèo là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn vẹn về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” Để cụ thể hóa chiến lược này thì nhiều chương trình, dự án được triển khai nhằm mục tiêu xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói Với tinh thần tương thân tương
ái, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động nhiều chương trình hành động thiết thực
và đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày vì người nghèo” Thời gian qua, chúng
ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về việc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, năm 2002, tỷ lệ đói nghèo trên cả nước là 23% đã giảm xuống còn 9,6% trong năm 2012 Khu vực Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn mặt bằng chung của cả nước Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên vào 2 thời điểm tương ứng lên đến 43,7% năm 2002 xuống còn 15% năm 2012 Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 ở Kon Tum vẫn còn 22,77%
Trang 6Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp Với điều kiện nguồn lực rấthạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của họ rất bấp bênh Ngoài ra, tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo khó khăn cho người nghèo Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp đem lại nguồn thu chủ yếu cho người dân ở khu vực Tây Nguyên Theo số liệu thống kê năm 2014 thì có tới 43% thu nhập của người dân ở đây đến từ nông nghiệp Đặc biệt ở Đắc Nông, thu nhập của người dân đến từ nông nghiệp lên đến 59% VHLSS (2014) Đồng thời, trình độ văn hóa kém, mù chữ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở các tỉnh Tây Nguyên Hay thậm chí
là vấn đề nhân khẩu học cũng là một vấn đề nan giải hiện nay tác động đến sự đói nghèo trong khu vực Nhiều chương trình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở khu vực này thường gắn với những chính sách về đất đai, gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như giao đất sản xuất cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trí thức…giúp người nghèo có những thay đổi nhằm nâng cao cả đời sống vật chất và tinhthần Từ những lý do nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là làm rõ vai trò của đất sản xuất đối với xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên Cụ thể, mục tiêu của đề tài gồm:
1 Phân tích thực trạng về tình hình đói nghèo ở khu vực Tây Nguyên
2 Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của khu vựcTây Nguyên nhằm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố nhân khẩu học, chính sách, và đặc biệt là đất sản xuất có ảnh hưởng thế nào đến quá trình xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung
Khách thể nghiên cứu là những hộ gia đình thuộc diện đói nghèo cùng với tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội và chính sách có liên quan đến xóa đói giảm nghèo
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào gây ra đói nghèo đối với người dân Tây Nguyên?
Trang 7Câu hỏi 2: Đói nghèo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân Tây
Về không gian, nghiên cứu sẽ tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở khu vực Tây Nguyên.
Về thời gian, do công tác xóa đói giảm nghèo cần có khoảng thời gian nhất định
mới có thể đánh giá tác động một cách khách quan; đồng thời, vào năm 2011 thì chuẩn
nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2016, vì vậy, tác giả đã chọn khoảng thời gian 2011-
2014 để tiến hành nghiên cứu này
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả: phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời
cho những câu hỏi mang tính định tính Từ những dữ liệu đã thu thập, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp và mô tả thực trạng những yếu tố có liên quan đến vấn đề nghèo đói, cả trong quá khứ đến những xu hướng và dự báo về tình hình đói nghèo trong tương lai
Phỏng vấn tổ nhóm: nhằm khảo sát về tác động của các yếu tố nghèo đói ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống của người dân Tây Nguyên Nhóm cũng thảo luận về tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ hộ nghèo của chính phủ hỗ trợ cho người dân Tây Nguyên Từ đó đánh giá mức độ thoát nghèo của các hộ gia đình đối với tình trạng này
Trang 8Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đa phương diện và không thuần tuý là vấn đề kinh tế bởi đói nghèo có thể tạo ra xung đột, phân chia giai cấp Đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong nước và trên thế giới, về chủ đề này với những cách tiếp cận khác nhau và ở nhiều nơi khác nhau Để tiếp cận đề tài và hệ thống hóa các nghiên cứu trước, trong chương này, tác giả sẽ trình bày những khái niệm liên quan đến đói nghèo, xóa đói giảm nghèo, những nghiên cứu đi trước và những bài học kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế Về phương diện lý thuyết, tác giả trình bày cơ sở
lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến quá trình xóa đói, giảm nghèo và xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Đói nghèo
Theo quan điểm của tổ chức quốc tế, đói nghèo là một khái niệm mang tính tương
đối, có thể biến đổi theo thời gian, theo vùng miền và theo từng quốc gia Tuy nhiên, quan điểm về đói nghèo đều xoay quanh những vấn đề: (1)mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; (2)không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu; (3)thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào phát triển cộng đồng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người thuộc diện nghèo khi thu nhập hàng năm
của họ ít hơn ½ thu nhập bình quân đầu người (PCI: Per Capita Income) ở địa phương
họ sinh sống
Theo Liên Hợp Quốc, đói nghèo có 2 mức độ, gồm nghèo tuyệt đối và nghèo
tương đối, theo đó nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân dư không có khả năng để duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu về lương thực, y tế, giáo dục Liên Hợp Quốc đánh giá tình trạng đói nghèo dựa vào mức sống của con người thông ba tiêu chí
đó là thu nhập, thành tựu y tế - xã hội và trình độ văn hóa giáo dục Những tiêu chí nàyđược tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người – Human Development Index (HDI)
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức
vào tháng 9/1993 tại Bangkok – Thái Lan thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hoá, y tế, giáo dục và giao tiếp…) mà những nhu cầu này đã được xã hội, nơi
Trang 9mà họ sinh sống thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Theo quan điểm của Việt Nam,
Về cơ bản, quan điểm nghèo đói của Việt Nam giống với quan điểm nghèo đói củaESCAP đã đưa ra Có 2 đơn vị đưa ra chuẩn nghèo ở Việt Nam, đó là: (1) Chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và (2) Chuẩn nghèo do Tổng cục Thống và WB kê xây dựng
Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Đây là cơ quan thường trực của chương trình Xóa đói, giảm nghèo và đã 5 lần công bốchuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau (1992 - 1995, 1996 - 2000, 2001 -
2005, 2006 – 2010 và 2010 - 2015) Cho đến Thời kỳ 2010-2015, mức chuẩn nghèo được áp dụng là những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng trở xuống tính theo các hộ nghèo ở khu vực nông thôn, đối với khu vực thành thị thì hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000đ/ người /tháng trở xuống
Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và World Bank: Tổ chức này đã được thực hiện các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (các năm 1992-1993 và 1997-1998) Theo cách này, đói nghèo ở mức thấp gọi là đói nghèo về lương thực thực phẩm Đói nghèo ở mức chung bao gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm Chuẩn về lương thực, thực phẩm cho biết nhu cầu năng lượng kcalo tối thiểu là 2100kcalo/người/ngày Người có mức chi tiêu dưới mức này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm Nếu tính cả chi phí này, cộng thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm như quần áo, nhà cửa, chúng
ta được đường đói nghèo chung
Đối với địa phương, năm 2002, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội có Quyết định số: 587/2002/QĐ - BLĐTBXH quy định xã nghèo là xã có đủ 2 tiêu chí sau: (1)
Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên; (2) Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm: Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch; Dưới 50% số hộ được
sử dụng điện sinh hoạt; chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, ô tô không đi lại được cả năm; Số phòng học mới đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạm bằngtranh, tre, nứa, lá; chưa có trạm y tế hoặc có nhưng nhà tạm; Chưa có chợ hoặc chợ tạm thời
Trang 10Tóm lại, khái niệm về nghèo đói có sự khác biệt và là một khái niệm mang tính tương đối, có tính biến đổi Các chỉ số xác định giới hạn nghèo đói không phải là cứng nhắc và bất biến mà nó biến đổi theo thời gian và theo vùng, miền, quốc gia.
2.1.1.2 Tỷ lệ nghèo của xã hội
Ngưỡng nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số quan trọng phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số
hộ có thu nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia Các cải cách kinh tế-xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành dựa trên những phản ánh của các chỉ số như ngưỡng nghèo và tỷ lệ nghèo
Các yếu tố của ngưỡng nghèo
Việc xác định ngưỡng nghèo thường được thực hiện bằng cách tìm ra tổng chi phí cho tất cả các sản phẩm thiết yếu mà một người lớn trung bình tiêu thụ trong một năm.Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở rằng cần một mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì cuộc sống Đây đã là cơ sở ban đầu của ngưỡng nghèo ở Hoa Kỳ, mức chuẩn này đã được nâng lên theo lạm phát Trong các nước đang phát triển, loại chi dùng đắt nhất trong các khoản là trả cho thuê nhà (giá thuê căn hộ) Do đó, các nhà kinh tế đã đặc biệt chú ý đến thị trường bất động sản và giá thuê nhà vì ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng lên ngưỡng nghèo Các yếu tố cá nhân thường được nghiên cứu như vị trí trong gia đình: người đó có phải là bố mẹ, người già, trẻ con, kết hôn hay không,
Các vấn đề trong việc sử dụng ngưỡng nghèo.
Sử dụng ngưỡng nghèo thường có vấn đề vì có một mức thu nhập tiệm cận trên ngưỡng này về bản chất không khác mấy so với mức thu nhập tiệm cận dưới: các hiệu ứng tiêu cực của nghèo có xu hướng liên tục hơn là rời rạc và mức thu nhập thấp tương tự tác động những người khác nhau theo những cách khác nhau Để vượt qua được điều này, các chỉ số nghèo đói đôi khi được sử dụng thay vì ngưỡng nghèo; xem income inequality metrics Một ngưỡng nghèo dựa trên phương pháp tiêu chuẩn đánh giá thu nhập định lượng, hay dựa trên số lượng thuần túy Nếu các chỉ số phát triển conngười khác như y tế và giáo dục được sử dụng thì các chỉ số này phải được định lượng,chứ không chỉ là một nhiệm vụ (kể cả đạt được) đơn giản
Tỷ lệ hộ nghèo
Trang 11Tỷ lệ hộ nghèo là phần trăm hộ dân cư có mức thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong năm xác định trong tổng số hộ dân cư Chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm
và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng Những hộ dân cư có thu nhậpbình quân đầu người dưới chuẩn nghèo là hộ nghèo Thu nhập thực tế là thu nhập hiện hành của hộ dân cư tại thời gian điều tra sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của giá cả theo thời gian (theo tháng) và không gian (theo thành thị, nông thôn các vùng) Chuẩn nghèo năm 2004: thành thị là 228 nghìn đồng/người/tháng; nông thôn là 178 nghìn đồng/người/tháng Chuẩn nghèo năm 2006: thành thị là 260 nghìn đồng/người/tháng; nông thôn là 200 nghìn đồng/người/tháng Còn chuẩn nghèo năm 2008: thành thị là
370 nghìn đồng/người/tháng; nông thôn là 290 nghìn đồng/người/tháng
2.1.1.3 Các yếu tố đo lường nghèo khổ
Nghèo khổ là một khái niệm phức tạp và được thảo luận không chỉ dưới góc độ thu nhập mà còn dưới góc độ an ninh và rủi ro, bản sắc và hội nhập, và văn hóa Có một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc đo lường sự nghèo khổ là tài sản, mối quan hệ
và mức độ địa lý
Tài sản và lợi tức
Thu nhập là một yếu tố rất quan trọng và những nguồn lực tạo nên thu nhập được gọi là “tài sản” mà người nghèo đang sở hữu và sử dụng để thực hiện chiến lược sống của mình Tài sản có thể tăng hay giảm, nhưng chúng thường có tính ổn định hơn là bản thân thu nhập và là một yếu tố quyết định quan trọng hơn đến phúc lợi và cơ hội cho sự cơ động xã hội Tài sản có thể chia ra thành các loại khác nhau như: tài sản thiên nhiên, tài sản xã hội, tài sản con người, tài sản vật thể và tài chính
Trang 12Tài sản thiên nhiên bao gồm nguồn tài nguyên có ích cho cuộc sống con người như: rừng, nước, đất đai, cá và khoáng sản Những nguồn tài nguyên này hợp thành môi trường
Tài sản xã hội chỉ mối quan hệ tin cậy, có đi có lại hỗ trợ cho hoạt động tập thể; mối quan hệ thành viên trong nhóm chính thức và phi chính thức; và các mạng lưới giúp mọi người làm việc cùng nhau và tiếp cận được các thể chế và dịch vụ Luật chính thức (có tính luật pháp hay tôn giáo) và không chính thức (Luật tục và luật mangtính địa phương) cũng là những dạng tài sản xã hội
Tài sản con người là một khái niệm chỉ kỹ năng, kiến thức, niềm tin, quan điểm, khả năng làm việc và sức khỏe cho phép con người theo đuổi chiến lược sống của mình
Tài sản vật thể chỉ những cơ sở vật chất cơ bản và những công cụ sản xuất cần thiết cho việc đảm bảo cuộc sống như đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống
vệ sinh, nhà ở, năng lượng và dịch vụ
Tài sản tài chính chỉ những nguồn lực tài chính mà người nghèo có bao gồm những khoản tiền
Đất đai
Đất đai là phần tài sản thiết yếu của người dân Hầu hết mỗi người dân đều sinh sống trong một khu đất được tổ tiên để lại Họ có thể có nhiều hoạt động kinh tế nhằm kiếm sống trên khu đất ấy, nhưng người nghèo chủ yếu sử dụng đất đai mình có để làmnông nghiệp Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều hộ gia đình không có đất đai để trồng trọt và nhiều hộ gia đình có đất nhưng lại bán đi hoặc đem đicầm cố để đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế khác hoặc bán đi do nghèo túng hoặc do các sự cố đột xuất trong gia đình
Đất đai của người nông dân ở nhiều nơi được mở rộng Họ được cấp thêm đất hoặc họ xin thêm đất để làm kinh tế, nhất là trong kinh tế lâm nghiệp Diện tích đất rừng được giao cho người dân trồng các cây lâu năm tăng dần qua các năm và phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Mô hình VAC của người nông dân vẫn được ưa chuộng và được áp dụng trên diện rộng toàn quốc Người nông dân 12 không chỉ được cấp đất để trồng trọt mà họ còn chủ động mở rộng đất để chăn nuôi gia súc và cá Chính những hoạt động này đã làm cho thu nhập của người nông dân tăng cao hơn và dẫn đến việc
Trang 13số người nghèo ở nông thôn cũng giảm dần qua các năm Tuy nhiên, một thực tế mà ta
có thể thấy rõ rằng, nhiều nơi dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đồng ruộng của người dân đã bị san đi và thay vào đó là những khu công nghiệp và những khu đô thị ồn ào, ô nhiễm Vô tình, người nông dân đã bị đẩy vào thế mất đất vàkhông có việc làm Điều đó dẫ đến việc họ phải chuyển lên các thành phố lớn để kiếm sống Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và các cấp chính quyền cần có những chính sách thích hợp hơn cho người nông dân sau khi họ bị mất đất ví dụ như các chính sách tạo việc làm cho người dân
Tiết kiệm, tín dụng
Các hộ nghèo ở Việt Nam được tiếp cận với một vài nguồn tin dụng cá nhân cả chính thức và không chính thức đó là các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu mang tính trợ cấp, những nguồn tín dụng khác là Ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo và Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn cho nông dân, mô hình tiết kiệm vay vốn với sự hỗ trợ cảu các tổ chức phi chính phủ trong nước, các tổ chức quần chúng nhưng số lượng này còn rất hạn chế Những người dân thuộc hộ nghèo lại thường xuyên phải tiếp cận với các nguồn tín dụng phi chính thức Quy mô của các tổ chức tín dụng phi chính phủ chỉ chiếm 5% trong tổng số các nguồn tín dụng ở Việt Nam, khu vực tài chính không chính thức tiếp tục đóng vai trò lớn, việc những hộ nghèo không có tài sản thế chấp sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn này làchuyện không thể tránh, do không được tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất nên họ không có khả năng xóa đói, giảm nghèo vì sản xuất và nguồn đầu tư cho sản xuất không được mở rộng
Kỹ năng tay nghề
Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo chuyên sâu, vậy nên họ không có kỹ năng tay nghề Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, kỹ năng tay nghề được xem như là một trong những điều kiện cần và đủ thiết yếu để người lao động nâng cao thu nhập, đặc biệt là người nghèo Khi không có tay nghề, họ- những người nghèo sẽ chỉ được làm những công việc với thu nhập thấp, không có nguồn tích lũy để thoát nghèo, họ rơi vào vòng nghèo đói như là một sợi dây quàng cổ Trình độ tay nghề của người dân quyết định số thu nhập mà họ có được hàng tháng Người lao động có tay nghề thường có thu nhập cao hơn là người lao động không có 13 tay nghề.Tuy nhiên, yếu tố về trình độ tay nghề bị quyết định bởi yếu tố giáo dục Một người
Trang 14lao động được đào tạo bài bản khác làm việc luôn có năng suất hơn là người lao động không được đào tạo Nghèo là yếu tố quan trọng trong việc đến trường của người dân Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội cũng được thể hiện bằng việc mà họ có được đến trường hay không và có được theo học đến trình độ nào Học tập mang lại nhiều lợi ích trong đó có cả lợi ích kinh tế Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm mở cửa giáo dục và mang giáo dục đến với tất cả người dân trong cả nước Học tập là cách thoát nghèo dễ nhất.
Việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không cao so với các nước khác trên thế giới Nhờ thắng lợi của cuộc cải cách năm 1986, cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi một cách tích cực Nông nghiệp dần thu hẹp lại, công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh Các doanh nghiệp quốc doanh và phi quốc doanh mọc lên như nấm sau mưa Chính điều này đã giúp tạo việc làm cho hàng ngàn người dân Việt Do dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao và số người tham gia lao động cũng rất cao Trên thị trường lao động Việt Nam xuất hiện rất nhiều trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm Tuy nhiên những trung tâm này dường như hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả Người dân nhiều khi được giới thiệu những việc làm không phù hợp với sức lực và trình độ của mình Điều đó dẫn đến việc
chuyển đổi việc làm của người dân từ nghành kinh tế này sang ngành kinh tế khác và một điều đáng lưu tâm hơn nữa là tai nạn lao động Tuy nhiên khi gặp phải tai nạn lao động người dân hầu như không được hưởng các chính sách của nhà nước về các chế
độ ưu tiên, đãi ngộ đối với những trường hợp này Vì vậy, vấn đề đặt ra là tạo việc làm phải đi đôi với việc phân bổ việc làm, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới
để tạo việc làm cho người dân và có những chính sách đãi ngộ với những công việc mang tính rủi ro cao
Môi trường
Môi trường là yếu tố đầu tiên mà người dân tiếp xúc để kiếm sống Môi trường là nguồn sống của con người Các nhu cầu của con người đều được đáp ứng bởi môi trường sống xung quanh mình Trước đây, trong thời kỳ nguyên thủy, người dân sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm Tức là người dân sống dựa chủ yếu vào môi trường sống Sau này, khi công nghiệp xuất hiện, cũng với đó là những thành tựu rực rỡ của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi 14 trường sống của chính con
Trang 15người Con người đã lợi dụng tự nhiên, khai thác một cách kiệt quệ tài nguyên môi trường và tàn phá nó bằng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tầm trọng Hàng ngàn hecta rừng – cái được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất đã bị đốt đi làm rẫy, lấy gỗ làm nhiên liệu hoặc buôn bán Hàng ngàn động thực vật quý hiếm đã rơi vào
“sách đỏ” cần được bảo vệ và đang nằm trên bờ tuyệt chủng Những ống khói mọc lên,thay thế những cánh đồng xanh bất tận Trái đất đang dần nóng lên Những vùng Biển xanh đang biến dần thành biển dầu lan tràn trên mặt nước cùng với rác thải công nghiệp có mà sinh hoạt cũng có Hàng năm, có hàng triệu người chết vì động đất, songthần, lũ lụt Hàng loạt những bệnh lạ và những căn bệnh ung thư nguy hiểm đã và đang tìm đến con người Tất cả những điều đó đều là hậu quả mà con người gây ra – tàn phá thiên nhiên, môi trường sống của chính con người Ngày nay, nhận thức được những hành động của mình, con người cũng đã có những chương trình phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính sự sống của mình Cần phải có những chính sách thiết thực và cứng rắn để con người biết trân trọng và quý trọng những gì mà môi trường sống mang lại cho chính bản thân mình và toàn nhân loại
thường là những người thiệt thòi nhất trên phương diện tiếp cận đến các tài sản sản xuất Họ thường bị tác động nhiều nhất bởi sự ô nhiễm không khí và nước và sự tiếp cận hạn chế đến giáo dục Họ cũng thường bị yêu cầu phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc quản lý nguồn lực môi trường Đặc biệt, trẻ em bị tác động nhiều hơn từ những hóa chất môi trường nhiều hơn bất kỳ một nhóm xã hội nào khác
Trang 16Nghèo đói không chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các nhóm để có được nguồn lực mà nó còn là vấn đề cạnh tranh bên trong hộ gia đình về nguồn lực này.
2.1.1.4 Xóa đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là cả một quá trình cần sự phối kết hợp của nhiều bên liênquan nhằm giúp một bộ phận dân cư nghèo cải thiện thu nhập bằng cách phát triểnkinh tế, nâng cao mức sống và từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo Xóa đóigiảm nghèo không chỉ dừng ở đích là giúp người dân thoát nghèo mà cần duy trì sựtăng trưởng kinh tế đều đặn bởi ngay cả khi thoát được nghèo cũng có thể rơi vào tìnhtrạng tái nghèo Ngoài ra, cùng với sự phát triển của xã hội, chuẩn đói nghèo cũngđược nâng lên đòi hỏi việc phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập cần phảiđược duy trì đều đặn
Tăng trưởng kinh tế là những nhân tố quan trọng và có tác động mạnh đến tìnhtrạng xóa đói giảm nghèo Khi người dân gia tăng thu nhập thì nhiều vấn đề kinh tế-xãhội liên quan đến đói nghèo như y tế, giáo dục, tuổi thọ…được cải thiện
Ngoài yếu tố phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo Thực tiễn và nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan, khách quan hay những vấn đề xã hội có ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo cũngnhư ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo Thông thường, người nghèo có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp, quy mô hộ gia đình đông, nhiều người phụ thuộc, v.v.v, vì vậy, đối với những nguyên nhân chủ quan này thì cần yếu tố phấn đấu nội lực, ý chí vươn lên của chính hộ gia đình, tránh tình trạng chây ỳ, tâm lý ỷ lại Đối với những nguyên nhân khách quan như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh, vị trí địa lý xa trung tâm, khí hậu khắc nghiệt, vấn đề bình đẳng giới, v.v.v thì cần có sự trợ giúp, chung tay của cộng động Trong khi đó, những nguyên nhân thuộc về thể chế, chính sách, hay những vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, v.v.v thìcần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức đoàn thể thông qua các chương trình mục tiêu, những chính sách vĩ mô nhằm giúp các hộ gia đình thoát nghèo
Trang 172.1.1.5 Phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh vềmặt cơ cấu, thể chế, chất lượng cuộc sống Phát triển kinh tế bền vững phải đồng thời dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường, đó là: (1) bền vững về mặt kinh tế là nhanh và an toàn; (2) bền vững về mặt xã hội là phát triển công bằng xã hội
và phát triển con người; (3) bền vững về mặt sinh thái, tức sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống
2.1.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1.6.1 Nhóm các yếu tố kinh tế
Đây là nhóm các yếu tố có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế Các yếu tố tácđộng trực tiếp hay còn được gọi là lực lượng sản xuất, bao gồm: vốn, lao động, tàinguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, Yếu tố tác động gián tiếp khác như quy môsản xuất, mô hình tổ chức kinh tế, chính sách, thể chế, mối tác động qua lại giữa cácngành, các thành phần kinh tế, quan hệ cung cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hànghóa Để đạt được tăng trưởng kinh tế cao thì chủ thể kinh tế phải nắm rõ mối quan hệcung cầu và biết vận dụng một cách hiệu quả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu
ra, tức quá trình sản xuất
2.1.1.6.2 Nhóm yếu tố phi kinh tế
Mặc dù là lĩnh vực phát triển kinh tế nhưng có rất nhiều ảnh hưởng từ những yếu
tố phi kinh tế đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của hộ gia đình, doanhnghiệp và cả nền kinh tế
Thể chế chính trị, đường lối phát triển KT- XH thông qua hệ thống pháp luật củamỗi quốc gia sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Đặc điểm văn hóa: Trình độ văn hóa của mỗi cá nhân là yếu tố cơ bản để tạo ra chất lượng của lực lượng lao động, một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội Trình độ văn hóa, dân trí thể hiện ở tri thức, khoa học, nghệ thuật, lối sống,…và giá trị này tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế - xã hội
Sự ổn định chính trị - xã hội: Thể chế chính trị - xã hội ổn định có vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế Sự ổn định về chính trị sẽ giúp nền kinh tế thu hút đầu tư, khai thác nội lực và tạo sự đồng thuận để xây dựng một chính sách, thể chế ổn định
Trang 18Phát triển khoa học - công nghệ: Khoa học công nghệ có vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội Đây cũng là nhân tố tác động đến khả năng sản xuất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế Để đạt được mục tiêu tăng trưởng
và phát triển kinh tế-xã hội cần có sự đầu tư cũng như những chính sách hợp lý nhằm tạo môi trường cho khoa học-công nghệ phát triển
Tóm lại: Mọi mặt của đời sống - xã hội đều có liên quan mật thiết với nhau, có tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy, không thể giải quyết một vấn đề này mà không quan tâm tới những tác nhân có tương tác Đối với phát triển kinh tế - xã hội, córất nhiều yếu tố tác động và để đảm bảo sự phát triển bền vững thì cần tìm hiểu mối quan hệ để từ đó xây dựng những chính sách phù hợp
2.1.1.7 Quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là một trở ngại đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế còn xóa đói giảm nghèo là một quá trình nằm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Quá trình xóa đói giảm nghèo thành công sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Mối quan cùng chiều cho chúng ta thấy quá trình xóa đói - giảm nghèo sẽ là một phần trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội Ngược lại, tăng trưởng kinh tế - xã hội giúp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần và góp phần đưa quá trình xóa đói giảm nghèo đến thành công
Chúng ta biết trọng tâm của quá trình phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện thu nhập, tạo điều kiện vật chất để quá trình xóa đóigiảm nghèo thành công Tuy vậy, mặt trái của tăng trưởng kinh tế là quá trình phân hóagiàu nghèo và đây là một rào cản đối với quá trình xóa đói giảm nghèo Chính vì vậy, ngoài chính sách giúp tăng trưởng kinh tế thì cũng cần có những chính sách hỗ trợ cho tiến trình xóa đói giảm nghèo thành công Ngược lại, khi quá trình xóa đói giảm nghèothành công cũng giúp cho việc phát triển bền vững mà trong phát triển bền vững phải đảm bảo cả hai mặt, bền vững về kinh tế và xã hội
Có rất nhiều tiêu chí liên quan đến xóa đói giảm nghèo mà ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội Chẳng hạn vấn đề việc làm: nếu tăng trưởng kinh tế tốt, nhiều việc làm được tạo ra sẽ giúp cải thiện thu nhập, thất nghiệp giảm, vấn đề gánh nặng xã hội của tình trạng thất nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Ngược lại, hiệu quả của quá trình xóa đói – giảm
Trang 19nghèo là giúp kinh tế phát triển, nâng cao dân trí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
và các dịch vụ xã hội, trình độ tay nghề của người lao động nâng lên,…góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - xã hội với xóa đói - giảm nghèo
là mối tương quan hai chiều Để quá trình xóa - đói giảm nghèo thành công thì cần có chính sách thúc đấy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của người nghèo Ngoài ra cũng cần chú ý đến những vấn đề xã hội như hạn chế phân hóa giàu nghèo, chính sách dân tộc miền núi, chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí,
2.1.2 Những kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo
2.1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế
Đói nghèo là vấn đề xã hội có thể xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển, vì vậy, việc xóa đói giảm nghèo là một trong những hoạt động nhận được sự quan tâm của Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội để cùng chung tay đẩy lùi đói nghèo
Mặc dù xảy ra ở nhiều quốc gia khác khác nhau và nguyên nhân dẫn đến tình trạngđói nghèo cũng có thể khác nhau nhưng hầu hết những vấn đề mà quá trình xóa đói, giảm nghèo phải đối mặt đều liên quan đến cải thiện thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng,điều kiện sinh hoạt, dịch vụ y tế giáo dục, đặc biệt những vấn đề nêu trên thường xuất hiện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng kinh tế kém phát triển,…những vấn đề mà bản thân người nghèo ở đó không thể tự giải quyết được nên cần sự hỗ trợ của cộng đồng cũng như những chính sách của chính phủ Vì sự tương đồng này mà bài học kinh nghiệm trong việc xóa đói giảm nghèo có nhiều giá trị tham khảo Nhiều bài học thành công ở các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc đều rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy đó làm tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân
Hàn Quốc: Những năm 60, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Chính phủ Hàn
Quốc tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp ở các thànhphố lớn và không chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn Vào năm 1967,thống kê cho thấy tỷ lệ đói nghèo lên đến với 33,7% và 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn rơi vào cảnh nghèo đói bởi đa số ruộng đất tập trung vào sở hữu
Trang 20của giai cấp địa chủ Hậu quả là đã có một làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm khiến Chính phủ không thể kiểm soát đã gây nên tình trạng mất ổn định chính trị, xã hội Bằng việc điều chỉnh các chính sách về phát triển ở khu vực nông thôn như chính sách trợ giá; đầu tư vào sửa chữa đường xá, cầu cống; đầu tư cho nghiên cứu khoa học liên quan đến giống cây trồng; đẩy mạnh liên kết, thành lập các hợp tác xã sản xuất,…nhờ đó mà tình hình được cải thiện đáng kể Năm 1988, mặc
dù tính theo chuẩn nghèo mới nhưng tỷ lệ hộ nghèo đói ở Hàn Quốc chỉ còn 6,5% Ngày nay, mặc dù thu nhập và đời sống của người dân ở Hàn Quốc đã được cải thiện nhiều mặt nhưng Chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến vấn đề đói nghèo, nhất là việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhằm mục tiêu phái triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế
Đài Loan: Bằng sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách vĩ mô như các
chương trình phát triển nông thôn tổng hợp; chương trình phát triển vùng, đặc biệt đối với các vùng nghèo khổ, gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất, Chính phủ Đài Loan
đã đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nhằm giúp kinh tế pháttriển Cùng với việc giao ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại hoạt động theo mô hình sản xuất hàng hóa, Đài Loan giải quyết tình trạng xóa đói giảm nghèo thông qua sự đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các nghành công nghiệp phát triển Những vấn đề xã hội có ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo cũng nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền Đối với giáo dục, Đài Loan áp dụng chế độ bắt buộc do
đó trình độ học vấn, trình độ dân trí của người dân nói chung và nông dân ở nông thôn được nâng lên đáng kể Cùng với giáo dục, việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng
Bangladesh: Là nước nông nghiệp với dân số khoảng trên 120 triệu người nhưng
trên 80% dân số sống ở nông thôn và bằng nghề nông với thu nhập GDP bình quân đầu người trong những năm 1999 chỉ khoảng 120 – 150 USD Phần lớn hộ nông dân nghèo thiếu đất canh tác và thiếu vốn sản xuất trong khi nông dân nghèo không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng vì họ không có tài sản thế chấp nên phải vay của
tư nhân với lãi suất cao Với sự xuất hiện và phát triển của chính sách tài chính vi mô,
Trang 21một hình thức cấp tín dụng cho người nghèo, đã giúp nông dân được vay vốn mà không cần thế chấp Mức vay thấp nhất là 200 USD, nhờ vốn vay đến tận tay người nghèo, thủ tục đơn giản, hướng dẫn chu đáo, đặc biệt là khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo cùng với sự lồng ghép để khơi dậy mặt tích cực của họ, nhờ đó
số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo
Thái Lan: Quốc gia này không chỉ đối mặt với tình trạng nghèo đói mà còn rơi
vào tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập khi mà kinh tế phát triển không đồng đều giữa thủ đô Băng Cốc và các vùng khác Thái Lan đã từng phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng của đói nghèo khi mà vào năm 1962, tỷ lệ đói nghèo lên đến 59% Thái Lan áp dụng chính sách cung cấp dịch vụ xã hội cho tầng lớp nghèo Xây dựng chế độ phúc lợi cho người có tuổi, bao gồm nhà cửa và các dịch vụ xã hội khác Hình thành nguồn vốn cho người nghèo vay để phát triển kinh tế và vượt qua những khó khăn Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học cho rằng Chính phủ Thái Lan cần tập trung vào việc đầu tư cho giáo dục và đầu tư vào thị trường lao động để phát triển bền vững Nhờ đó
mà sau hơn hai thập niên thực hiện xoá đói giảm nghèo, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể khi mà tỷ lệ nghèo đói giảm xuống còn 22% vào năm 1988
2.1.2.2 Kinh nghiệm ở các địa phương khác trong nước
Việt Nam đã từng phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp vào năm 1945 Nạn đói đãdiễn ra trên phạm vi rộng, ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, và cướp đi nhiều sinh mạng Nhiều địa phương, tỷ lệ người chết vì đói lên đến 80% khiến có gia đình hoặc thậm chí là cả dòng họ chết không còn một ai
Những năm 1976 - 1986, sau cuộc chiến tranh kèo dài, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình trạng nghèo đói cũng còn diễn ra nghiêm trọng Dấu ấn về việc khắc phục tình trạng đói nghèo là vào Đại hội lần thứ VI của Đảng với 3 chương trình lớn: Lương thực thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu đã đánh dấu bước ngoặt về giải quyết tình trạng đói nghèo ở ViệtNam Từ chỗ phải nhận viện trợ lương thực của nước ngoài, Việt Nam đã thành nước xuất khẩu lương thực Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 60% vào năm 1990 xuống còn 14,2% vào năm 2010 Tuy vậy, ngay cả sau thời kỳ “đổi mới” với những thành công được quốc tế ghi nhận thì tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra ở một số nơi, đặc biệt là khuvực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới
Trang 22Cũng như các nước trên thế giới, mỗi địa phương có những kinh nghiệm và cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo khác nhau Tuy nhiên, với nhiều nét tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội, địa lý, dân tộc,…nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm về công tác xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Qua tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy hầu hết các tỉnh đã tận dụng tốt sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức, cùng với sự đóng góp của chính quyền địa phương để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo thông qua đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và chiến lược chuyển đổi cây trồng, xây dựng thương hiệu cho các sản vật địa phương Với nhiều nỗ lực, khu vực Tây Bắc đã giảm tỷ lệ đói nghèo từ 39% năm 2006 xuống còn 23% năm 2010.
2.2 Các nghiên cứu đi trước
Mối quan hệ giừa thề chế và nghèo đói đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiêu và
đề cập trong các công trình và bài viết của mình
2.2.1 Nghiên cứu trong nước
Trần Văn Tùng (2011), “Thể chế với sự thịnh vượng của quốc gia”, tạp chí tia
sáng; trong bài viết, tác giả tổng hợp các lý thuyết về tác động cua thể chế tới đói nghèo trong và ngoài nước, đồng thời đưa ra dần chửng về sự khác biệt thề chế dần tói đói nghèo khác nhau cua Hàn Quốc và Triều Tiên, hay dẫn chứng về sự thành công trong đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam Tuy nhiên bài viết này mới chi tồng hợp lại những lý thuyết trước đỏ Chưa có số liệu chứng tỏ mối quan hệ giữa thể chế và đóinghèo
Ngô Quang Thành và Nguyễn Việt Cường (2005), “tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu
kinh tế số 322-tháng 3/2005; bài viết hệ thống lại nhừng quan điềm, nhận thức và các kết quả nghiên cửu trước đó về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bấtbình đẳng thu nhập Tiếp đó, các tác giả phân tích mối quan hệ đó ở Việt Nam từ đó đềxuất giải pháp nhằm thực hiện tăng trưởng vì người nghèo Tưv nhiên các phân tích cưa bài viết mới chỉ dựa trên các lv thuyết đã có, chưa có số liệu đẻ chứng minh tương quan
Nguyền Hoàng Bảo (2014), “bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế vì người nghèo tại Việt Nam”, tạp chí số 289 tháng 11/2014; bài viết sử dụng dựa liệu của 63 tỉnh
thành với cách tiếp cận bằng hệ phương trình đồng thời đã chi ra đâu có những tỉnh bất
Trang 23bình đẳng ánh hưởng tới độ co giãn nghèo, cỏ những tỉnh thì không, và giúp nhận diện
ờ đâu thì tăng trường giảm được nghèo còn ở đâu thi không Tuy nhiên, bài viết mới chỉ tiếp cận thề chế ờ góc độ bất binh đẳng, còn những chỉ số thể chế khác chưa được
đề cập
Đồng Văn Đạt (2017) sử dụng hàm hồi quy logit để nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo của người dân ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho biết, khi diện tích đất sản xuất bình
quân theo lao động tăng 100 m2 thì xác suất thoát nghèo của hộ sẽ tăng 20% Tương
tự, bằng việc sử dụng hàm hồi quy logit và dữ liệu được khảo sát và thu thập từ 640 hộnông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nông dân ở Bình Phước, tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2005) trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh
tế lượng phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất xóa đói giảm nghèo
ở các tỉnh Đông Nam Bộ” đã chỉ ra các yếu tố diện tích đất canh tác cùng với các yếu
tố nhân khẩu học như giới tính, trình độ của chủ hộ, dân tộc học là những biến số ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thông kê đến tình trạng nghèo đói của hộ nông dân ở khu vựcnày Đây cũng là kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Chí Thiện (2007), Thái Văn Hoạt (2007)
Phan Thị Nữ (2010) đã đưa ra nhận định về sức trẻ, sự nhanh nhẹn, năng động củatuổi trẻ đã góp phần tăng xác suất thoát nghèo Tương tự, trong đề tài nghiên cứu cấp
Bộ “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Trần Chí Thiện (2007) đã sử dụng Hàm sản xuất Cobb –
Douglas để nghiên cứu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân các dân tộc vùng núi cao Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố nhân khẩu học như tuổi của chủ hộ, học vấn, số nhân khẩu hay quy mô hộ cùng với diện tích đất nông nghiệp
và hoạt động của tổ chức khuyến nông có ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo của đồngbào dân tộc miền núi tỉnh Thái Nguyên
Theo Phan Thị Nữ (2010) trích dẫn từ nghiên cứu của WB(2004) cho rằng phần lớn người dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở
hạ tầng kém phát triển, ít có điều kiện học hành, vì vậy, việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất bị hạn chế Không chỉ có vậy, người dân tộc thiểu số thường có đông con,đất canh tác thì ít và kém màu mỡ, vì vậy, xác suất thoát nghèo thường chậm hơn so với người Kinh