1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn” gồm có những mục tiêu sau: Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn của người tiêu dùng ở TP. HCM. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những chính sách, khuyến cáo,… nhằm phát triển thị trường thực phẩm tươi sống an toàn để đưa ra phương án tốt nhất cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trong việc mua TPTS. Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn trên địa bàn TP. HCM. Mục tiêu 3: Đưa ra được những giải pháp khuyến nghị về vấn đề lựa chọn TPTSAT. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn TPTSAT? Câu 2: Những yếu tố thuộc về nhà cung cấp (thương hiệu, hệ thống phân phối, giá cả,…) và những yếu tố thuộc về người tiêu dùng (thu nhập, trình độ, nhận thức,…) có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chọn TPTSAT? 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Thống kê mô tả Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏi mang tính định tính. Từ những dữ liệu đã thu thập, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng của các yếu tố: thông tin bất cân xứng, thị hiếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn TPTSAT của người tiêu dùng.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG AN TOÀN – PHẠM VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 10
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 10
1.3 Phương pháp nghiên cứu 10
1.3.1 Thống kê mô tả 10
1.3.2 Khảo sát và phân tích định lượng bằng cách xây dựng mô hình 11
Nguồn: Nhóm tác giả 11
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 11
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 12
1.5.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 12
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 13
2.1 Các khái niệm cơ bản 13
2.1.1 Thực phẩm tươi sống an toàn 13
2.1.2 Ý định mua 13
2.2 Cơ sở lý thuyết 14
2.2.1 Lý thuyết cung cầu 14
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 15
2.3 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 18
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước 18
2.3.2 Những nghiên cứu nước ngoài 21
Chương 3: THỰC TRẠNG VỆ SINH ATTP TP.HCM 27
3.1 Thực trạng cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng 27
3.2 Số liệu thống kê ngộ độc thực phẩm 30
3.3 Nguyên nhân 34
Trang 23.3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống khâu sản xuất, chế
biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển 34
3.3.2 Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả 34
3.3.3 Ý thức người tiêu dùng còn thấp và thông tin bất cân xứng đến người tiêu dùng 36
3.3.4 Quảng cáo ghi nhãn sản phẩm 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1 Bảng Thống Kê về việc lựa chọn TPTS ở TP.HCM 38
4.2 Mô hình nghiên cứu 42
4.2.1 Mẫu khảo sát 42
4.2.2 Mô hình nghiên cứu 42
4.3 Kết quả hồi quy 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 51
5.2.1 Đối với nhà sản xuất 51
5.2.2 Đối với các ban ngành chức năng 52
5.2.3 Những hạn chế của đề tài 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
DANH MỤC PHỤ LỤC 55
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy logit nhị phân 58
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Việc sản xuất và tiêu thụ TPTSAT sẽ làm cho chi phí của nó? 39
Bảng 2: Người tiêu dùng nghĩ về giá bán của TPTSAT như thế nào? 39
Bảng 3: Quãng đường từ nhà người tiêu dùng đến nơi mua TPTSAT là bao xa? 40
Bảng 4: Điều gì là trở ngại của người tiêu dùng khi mua TPTS tại các cửa hàng? .40 Bảng 5: Số lượng TPTSAT được bán tại nơi cư trú của người tiêu dùng là? 40
Bảng 6: Theo người tiêu dùng, số lượng phân phối TPTSAT hiện nay? 41
Bảng 7: Nhóm nghiên cứu khảo sát nơi mua thịt, thủy, hải sản và rau, củ, quả của 150 người tiêu dùng ở ba nơi gồm siêu thị, chợ, nơi khác, số người lựa chọn mua thực phẩm tươi sống được thống kê ở bảng dưới đây 41
Bảng 8: Nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát quan điểm của người tiêu dùng về các loại TPTS mang nhãn hiệu an toàn ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ uy tín? 42
Bảng 9: Nhóm khảo sát khi mua TPTS của người tiêu dùng? 43
Bảng 10: Tổng hợp các biến của đề tài 45
Bảng 11: Kết quả hồi quy logit nhị phân 48
Bảng 12: Kết quả hồi quy 49
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG AN TOÀN –
PHẠM VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằngngày của mọi gia đình Thực phẩm tươi sống cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiếtcho sự tồn tại và phát triển của con người Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm tươisống an toàn để có được một sức khỏe lành mạnh luôn là mối bận tâm của tất cả mọingười, đặc biệt là đối với người tiêu dùng và các bà nội trợ Ở Việt Nam, đặc biệt làthành phố lớn như TP.HCM – nơi tập trung phần lớn người tiêu dùng không những cótrình độ, nhận thức mà còn có cả thu nhập thì thách thức được đặt ra ở đây là làm thếnào để họ trở thành những người tiêu dùng thông thái?
Thực tế hiện nay, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phép thực phẩm bẩn đã bốc mùi ôithiêu, thịt chứa chất tạo nạc, rau-củ-quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm,…bịphanh phui gần đây đã trở thành nỗi ám ảnh chung của cộng đồng Sự kiểm soát khôngchặt chẽ của các cơ quan chức năng đã đẩy người tiêu dùng và kể cả những người bánvào một bài toán khó: họ phải làm thế nào để phân biệt được đâu là thực phẩm tươisống an toàn và đâu là thực phẩm không đạt tiêu chuẩn hóa Hầu hết, phần đông lựachọn thực phẩm tươi sống dựa vào cảm quan, kinh nghiệm về hình dáng, màu sắc rau-củ-thịt,…
Trong những năm gần đây, theo thống kê của Bộ y tế, trung bình mỗi năm ViệtNam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5000-7000 người là nạn nhân, tỷ
lệ người mắc bệnh ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn lại chiếm đến 35% Tại hội nghịtổng kết về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, khuchế xuất vào sáng 12/5/2016, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM nhận địnhtình hình ngộ độc thực phẩm tại khu chế xuất, khu công nghiệp có xu hướng gia tăngtrở lại Tính từ năm 2014 đến tháng 4/2016, số vụ ngộ độc đã tăng lên, chỉ trong 4tháng đầu năm 2016 đã có đến 5 vụ với 248 người mắc, gần bằng số người mắc của cảnăm 2015 Trước tình hình này, tâm lý của người dân trở nên hoang mang, họ lo lắngrất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn, đảm bảo các tiêu chí vệ
Trang 6sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình Vì thế, việc xác định đượccác yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn của người tiêudùng ở TP.HCM là vấn đề rất quan trọng và cần thiết Trên cơ sở này, đề tài “ Nhữngyếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn.” được hình thành.
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươisống an toàn” gồm có những mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm tươi
sống an toàn của người tiêu dùng ở TP HCM Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tàiđưa ra những chính sách, khuyến cáo,… nhằm phát triển thị trường thực phẩm tươisống an toàn để đưa ra phương án tốt nhất cho sự lựa chọn của người tiêu dùng
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trong việc mua TPTS
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựachọn thực phẩm tươi sống an toàn trên địa bàn TP HCM
Mục tiêu 3: Đưa ra được những giải pháp khuyến nghị về vấn đề lựa chọn TPTSAT
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn TPTSAT?
Câu 2: Những yếu tố thuộc về nhà cung cấp (thương hiệu, hệ thống phân phối, giá cả,
…) và những yếu tố thuộc về người tiêu dùng (thu nhập, trình độ, nhận thức,…) cómức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chọn TPTSAT?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Thống kê mô tả
Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏimang tính định tính Từ những dữ liệu đã thu thập, tiến hành tổng hợp, mô tả thựctrạng của các yếu tố: thông tin bất cân xứng, thị hiếu ảnh hưởng đến việc lựa chọnTPTSAT của người tiêu dùng
Trang 71.3.2 Khảo sát và phân tích định lượng bằng cách xây dựng mô hình
Nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đến
đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa và
xử lí để đưa ra kết quả nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews
Đánh giá độ giá trị thang đo: Phương pháp hồi qui tuyến tính được dùng để kiểmđịnh sự thay đổi của biến phụ thuộc (việc tiêu dùng TPTSAT) theo sự thay đổi của cácbiến độc lập (Giá cả, chất lượng, thương hiệu, hệ thống phân phối, thông tin bất cânxứng và các biến thuộc về nhân khẩu học)
Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi đã đề ra ở trên, đềtài nghiên cứu cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 81 Tổng quan, tìm hiểu về những đề tài có liên quan trong và ngoài nước, từ đókết hợp những nghiên cứu này và nghiên cứu đang thực hiện để làm cơ sở xây dựng
mô hình nghiên cứu phù hợp
2 Điều tra, thu thập và phân tích những đánh giá của người tiêu dùng ở TP.HCM
về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn
3 Kiểm định mô hình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc lựa chọnthực phẩm tươi sống an toàn của người tiêu dùng ở TP.HCM
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thực
phẩm tươi sống an toàn của người tiêu dùng
Khách thể nghiên cứu: Là những người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm
tươi sống trong địa bàn TP.HCM
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống của ngườitiêu dùng như giá cả, chất lượng, thương hiệu, nhận thức,…Để có được một bữa ăn antoàn, ngon miệng cho mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là với nhịp sống bận rộn,hối hả ở TP.HCM thì vai trò của các bà nội trợ, những người lựa chọn thực phẩm là rấtlớn Vì thế, nhóm sẽ nghiên cứu đề tài ở hai nhóm đối tượng trên
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xin chọn TP.HCM làm cơ sở cho việc nghiên cứu Là mộtthành phố năng động, lớn nhất Việt Nam về dân số lẫn kinh tế nhưng lại không có khảnăng trong việc tự sản xuất thực phẩm tươi sống Vì thế, nhu cầu về việc tiêu dùngthực phẩm tươi sống an toàn đối với người dân nơi đây có vai trò rất lớn Đến với đềtài nghiên cứu này, nhóm chúng em xin chọn TP.HCM làm cơ sở cho việc nghiên cứu
Trang 9Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ đi sâu vào làm rõ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn Đầu tiên, nhómnghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu Các lý thuyết này đã được trình bày
rõ nội dung , khái niệm các nhân tố trong lý thuyết, mô hình nghiên cứu của lý thuyếtnhư: Mô hình nghiên cứu của Trương t Thiên và cộng sự (2010), mô hình nghiên cứucủa Nguyễn Phong Tuấn (2011), mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự(2005), mô hình của Sudiyanti Sudiyanti (2009), mô hình nghiên cứu của VictoriaKulikovski và cộng sự (2010) và việc áp dụng lý thuyết này trong những nghiên cứusau đó Dựa vào lý thuyết gốc và các mô hình phát triển sau này, nhóm đã tổng hợp lênmột mô hình nghiên cứu cho đề tài bằng cách đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn và phù hợp với việc nghiên cứu ở ViệtNam Mô hình đó bao gồm các biến độc lập sau: thu nhập, trình độ học vấn, thị hiếu,nghề nghiệp, giá cả, thương hiệu, hệ thống phân phối, chất lượng và thông tin bất cânxứng Từ mô hình nghiên cứu này, nhóm đưa ra khái niệm về các biến độc lập và phụthuộc được nghiên cứu, thang đo cho các biến đó và cuối cùng là các giả thuyết về mốiquan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.2 Ý định mua
Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen(2002) là hành động của con ngườiđược hướng dẫn bởi việc cân nhắc ba yếu tố niềm tin và hành vi, niềm tin vào chuẩn
Trang 10mực và niềm tin vào sự kiểm soát Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành độngcủa con người càng lớn.
Về ý định mua, Philips Kotler và cộng sự (2001) đã biện luận rằng, trong giaiđoạn đánh giá phương án mua Nhìn chung, quyết định của người tiêu dùng là sẽ muasản phẩm của thương hiệu họ ưa chuộng nhất Tuy nhiên có hai yếu tố có thể cản trở ýđịnh mua trở thành hành vi mua là thái độ của những người xung quanh và các tìnhhuống không mong đợi Người tiêu dùng có thể hình thành ý định mua dựa trên yếu tốnhư thu nhập mong đợi, giá bán mong đợi, tính năng sản phẩm mong đợi
Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm ( Elbeck, 2008) Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý địnhmua của khách hàng Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vimua thực tế của khách hàng ( Howard và Sheth, 1967) Thêm vào đó dựa vào một sốhọc thuyết, ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw,1980; Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975)
Ý định mua thực phẩm an toàn:
Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định mua thực phẩm an toàn là khảnăng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho sản phẩm an toànhơn là thực phẩm thông thường trong việc cân nhắc mua Ramayah, Lee và Mohamad(2010) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn là một trong những biểu hiện cụ thểcủa hành động mua
Han, Hsu và Lee (2009) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn thường gắn vớinhững lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm antoàn
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết cung cầu
Cung cầu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế, xã hội học và được nhiều nhànghiên cứu đề cập trong công trình nghiên cứu của mình Khái niệm cung-cầu được sửdụng để giải thích thực trạng của cơ chế thị trường Lý thuyết cung-cầu chỉ ra rất nhiềuyếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung, cầu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các yếu tốthuộc về khách hàng, thuộc về nhà cung cấp và cả cơ chế thị trường David Begg(1991), S.Pindkyck và L.Rubinfied (2000) cũng như nhiều nhà kinh tế học khác chỉ ra
Trang 11rằng lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi giá cả, giá của hàng thaythế, hàng bổ trợ, thu nhập, thương hiệu, sở thích, nhận thích của người tiêu dùng, chấtlượng sản phẩm và dịch vụ,… Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa còn bị ảnh hưởng bởi hệthống phân phối và thông tin bất cân xứng (Jansen, 2002).
Trong kinh tế thị trường, điểm cân bằng được xác lập dựa trên nhu cầu của ngườitiêu dùng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất Đối với hầu hết các hàng hóa, dịch
vụ, thị trường sẽ xác lập mức giá mà ở đó tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu Điểmđược gọi là cân bằng không phải là điểm bất biến mà nó thay đổi dưới tác động củacác yếu tố từ phía khách hàng hay từ phía nhà cung cấp Bàn về mức độ nhạy của sựthay đổi lượng cung, cầu của hàng hóa dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm độ
co giãn Độ co giãn để chỉ sự thay đổi của lượng cung, cầu khi một yếu tố nào đó thayđổi Có nhiều khái niệm về độ co giãn như độ co giãn theo giá, theo thu nhập, độ cogiãn chéo Ngoài ra, độ co giãn còn phụ thuộc vào hình dáng của đường cung, cầu Như vậy, lý thuyết về cung cầu đã chỉ ra các yếu tố giá cả, thu nhập, thương hiệu,chất lượng hàng hóa dịch vụ, trình độ nhận thức, hệ thống phân phối, thông tin bất cânxứng,… có ảnh hưởng tơi thị trường và cũng dựa vào những khái niệm nêu trên, cácnhà kinh tế học đã giải thích về cơ chế thị trường và đưa ra dự báo nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ
Thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao
dịch, một bên có thông tin đây đủ hơn và tốt hơn so với các bên còn lại Bất cân xứng
về thông tin là tình trạng phổ biến trong cuộc sống của cá nhân và xã hội Hậu quả củathông tin bất cân xứng là gây ra sự lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi (adverseselection- AS), rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (moral hazard- MH), vấn đề người ủyquyền – người thừa hành (principal- agent- PA) Trong việc lựa chọn thực phẩm tươisống an toàn, người tiêu dùng có thể bị che mắt bởi các lời nói không đúng của ngườibán và dẫn đến tình trạng lựa chọn nhằm, gây ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn cũngnhư sức khỏe của người tiêu dùng và gia đình họ
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo trường phái kinh tế, người tiêu dùng ra quyết định dựa vào lý trí của họ đểtối đa hóa giá trị sử dụng Người tiêu dùng đã trải qua quá trình nhận thức để xác định
Trang 12các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu thập thông tin và đánh giá các thươnghiệu cạnh tranh nhằm lựa chọn được thương hiệu tối ưu ( Bettman, 1979) Tuy nhiên,quan điểm này đã bỏ lợi ích mang tính cảm xúc vốn đóng vai trò rất quan trọng trongtiêu dùng một số sản phẩm (Hirschman và Holbrook, 1982) Trường phái cảm xúccho rằng, hành vi người tiêu dùng cơ bản là theo cảm xúc, họ quyết định tiêu dùng nhưthế nào dựa trên những chuẩn mực mang tính chủ quan của cá nhân.
Philip Kotler (2001) cho rằng nghiên cứu hành vi mua hàng của người tiêu dùng
là nghiên cứu về cách lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của mỗi cá nhân, nhóm và các tổchức nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ Một trong những mô hình điểnhình về hành vi mua của người tiêu dùng đó là mô hình Engel-Kollat-Blackwell (Engel
và cộng sự, 1995), trong đó các tác giả đã mô tả quá trình ra quyết định bao gồm 5 giaiđoạn (1) Nhận biết vấn đề, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá các phương án thaythế, (4) Quyết định mua, (5) Hành vi sau khi mua
Salamon và cộng sự (1995) mô tả hành vi lựa chọn của khách hàng là một quátrình bao gồm: lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý các sản phẩm, dịch vụ của khách hàngnhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ Schifman và Kanuk (2000) đưa ra kếtluận tương tự khi cho rằng hành vi mua của khách hàng là hành vi mà khách hàngdùng tài nguyên, nguồn lực sẵn có của mình để lựa chọn và mua các sản phẩm dịch vụnhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ Mặc dù có sự khác nhau giữa cácnghiên cứu khi đề cập đến hành vi mua của khách hàng, song tất cả đều có quan điểmchung là hành vi mua của khách hàng nhằm giải thích quá trình lựa chọn, mua và xử lýhàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Nghiên cứu của Meng và cộng sự (2010) về hành vi lựa chọn dịch vụ du lịch ởĐài Loan cho rằng yếu tố hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọndịch vụ của khách hàng Khraim và cộng sự (2013) cũng đã chứng minh được sự ảnhhưởng của hình ảnh thương hiệu trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi lựa chọn dịch vụ vận tải hành khách hàng không ở Jordan Hình ảnh thương hiệu cóthể được hiểu là “cảm nhận về một tổ chức được phản ánh trong tâm trí của kháchhàng” (Keller, 1993) Một hình ảnh công ty được quản lý tôt và có kế hoạch là chiếnlược Marketing tốt nhất để thu hút khách hàng (Fombrun & Shanlay, 1996) Hình ảnh
Trang 13thương hiệu càng được ưa thích thì gần như khách hàng đều cho rằng công ty có 1 dịch
vụ tốt, chất lượng cao và đáng giá đồng tiền (Dowling, 1994)
Nghiên cứu của Jane Edwards (2009) nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnhhưởng đến quá trình ra quyết định lựa chọn hãng hàng không giá rẻ tại Vương quốcAnh Theo một hướng khác, nghiên cứu này tiếp cận hành vi luwaaj chọn hãng hàngkhông giá rẻ của hành khách tập trung chính vào 2 khía cạnh đó là khía cạnh tâm lý vàkhía cạnh xã hội học của hành khách sử dụng hãng hàng không giá rẻ tại Vương quốcAnh Ngoài phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu thực tế, nghiên cứu còn tiếnhành thu thập dữ liệu từ 118 hành khách đã bay với hãng hàng không giá rẻ để xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các hãng hàng không giá rẻ Kết quảnghiên cứu làm nổi bật yếu tố vận hành như tính đúng giờ, giá cả và thủ tục lên máybay là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn hãng hàng không giá rẻ củahành khách
Trong các mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu, ta đề cập đến của Yoo,Lee, Donthu (2000) Mô hình khảo sát sự tác động của các yếu tố tiếp thị chọn lọc nhưgiá, hình ảnh cửa hiệu, mật độ nhà phân phối và chi phí quảng cáo đến chất lượng cảmnhận và các yếu tố liên quan đến thương hiệu gồm sự trung thành thương hiệu, sự liêntưởng thương hiệu và giá trị thương hiệu
Dựa trên mô hình của Zeithaml (1988) giả định giá và thương hiệu là hai nhân tốquan trọng của chất lượng cảm nhận và có tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng.Dodds, Monroe, Grewal (1991) đã xây dựng mô hình kiểm định các quan hệ trực tiếp
và gián tiếp giữa các tín hiệu ngoại sinh (giá, thương hiệu, tên cửa hiệu) lên việc đánhgiá sản phẩm của người mua về các nhân tố liên quan đến nhận thức và các tác độngđến xu hướng tiêu dùng Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của giá trị mà ngườitiêu dùng cảm nhận Gía trị này có thể thúc đẩy hay cản trở việc tiêu dùng một thươnghiệu nào đó, bởi vì giá trị này là kết quả của sự so sánh giữa chất lượng nhận được vàchi phí phải bỏ ra của người tiêu dùng
Trang 14Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Dodds, Monroe, Grewal (1991)
2.3 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
2.3.1 Những nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu Trương T Thiên và Matthew H.T.Yap (2010) nhằm để chỉ
ra và phân tích nhận thức của người tiêu dùng tiềm năng tại Việt Nam đối với thựcphẩm an toàn bằng cách sử dụng phương pháp suy diễn từ nguyên nhân thông quanghiên cứu khảo sát Dữ liệu định lượng đã được thu thập từ 246 người tiêu dùng tiềmnăng ở Việt Nam Nghiên cứu cho rằng người tiêu dùng tiềm năng có nhận thức khác
và sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm an toàn so với những người tiêu dùng khôngtiềm năng Kết quả được tìm thấy như sau: độ tuổi có ảnh hưởng đến tiềm năng muathực phẩm an toàn của người tiêu dùng tiềm năng Việt Nam, nhân thức về sức khỏe và
an toàn cũng vậy Giới tính không ảnh hưởng đến tiềm năng mua Tuy nhiên, ngườitiêu dùng nữ coi trọng giá trị dinh dưỡng hơn Sự quan tâm đến môi trường không ảnhhưởng đến ý định mua thực hẩm an toàn Người Việt Nam không nhạy cảm với giáthực phẩm an toàn vì họ coi trọng chất lượng hơn Đây là một nghiên cứu có giá trị tuynhiên còn thiếu nghiên cứu định tính và chỉ nghiên cứu tập trung vào một số biến nhân
Trang 15khẩu Đối tượng nghiên cứu cũng giới hạn trong khách hàng tiềm năng đó là nhữngngười chưa mua thực phẩm an
toàn
Nguồn : Nghiên cứu của Trương t Thiên và cộng sự (2010)
Nguyễn Phong Tuấn (2011) thực hiện nghiên cứu ở hai thành phố lớn ở Việt Nam
là Hà Nội và TP.HCM bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Đây là nghiên cứunhằm mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa một số nhân tố là thái độ với môi trường, nhânthức về giá trị, sự quan tâm đến sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an toàn, chuẩn mựcchủ quan và thái độ đối vời thực phẩm an toàn của người Việt Nam tới ý định mua thựcphẩm an toàn của họ Bên cạnh đó tác giả so sánh sự khác nhau ảnh hưởng của các yếu
tố của người tiêu dùng miền Nam và miền Bắc Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu 201người tiêu dùng ở miền Bắc( Hà Nội) và 201 người tiêu dùng ở miền Nam (tp.HCM)
Có tất cả 23 giả thuyết nghiên cứu được chia làm 3 nhóm Nhóm đầu tiên là các giả
Trang 16thuyết về ảnh hưởng của các biến độc độc tới ý định mua thực phẩm an toàn tại miềnBắc Việt Nam Nhóm thứ hai xem xét ảnh hưởng của các biến đó tới ý định mua thựcphẩm an toàn tại miền Nam Việt Nam và nhóm giả thuyết thứ ba so sánh ảnh hưởngcủa các nhân tố đó giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chỉ raảnh hưởng của các nhân tố thái độ với môi trường, nhận thức về giá trị, sự quan tâmđến sức khỏe, chuẩn mực chủ quan đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn của người tiêudùng miền Bắc và miền Nam Việt Nam Điều này giải thích cho sự khác nhau giữa thờitiết và văn hóa giữa hai vùng miền Nghiên cứu còn hạn chế là tác giả chỉ mới kết luận
có sự ảnh hưởng và có sự khác nhau nhưng chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng và chiềuhướng ảnh hưởng của các nhân tố, mức độ khác nhau của ảnh hưởng này giữa 2 vùngmiền
Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011)
Với đề tài “ Kiến thức - Thái độ - Thực hành về vệ sinh ATTP của người bán vàngười mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre – tỉnh Bến Tre 2017” của 2 tác giả LýThành Minh, Cao Thanh Diễm Thúy đã tiến hành nghiên cứu trên 266 người bán,người tiêu dùng thức ăn đường phố Kết quả cho thấy: Tình hình vệ sinh ATTP của các
Trang 17cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa được kiểm soát tốt, người bán chưa đượckhám sức khỏe định kỳ và chưa được tập huấn về vệ sinh ATTP, với tình hình cơ sởcòn kém cần được người kinh doanh và cơ quan chức năng quan tâm hơn Từ đó, nhómtác giả đưa ra kiến nghị: Cần tăng cường công tác quản lý có phân cấp hành chính nhất
là tuyến xã, phường để thúc đẩy người bán cần phải khám sức khỏe định kỳ và học tậpkiến thức vệ sinh ATTP
Bài viết “ An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối” ( 2011) của tác giả Phạm Thiên Hương dựa trên một nghiên cứu thuộc dự án hợp táccủa VECO – IPSARD đã đưa ra một số tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam Hiện nay,phân tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại một số chợ đầu mối lớn chuyên cungcấp ở Hà Nội, quá trình vận chuyển, phân phối, bảo quản và ý thức của cộng đồng vệsinh ATTP Tác giả đưa ra kết luận vệ sinh ATTP nói chung và tại các chợ đầu mối nóiriêng đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng như việc cố tình sử dụng nhiều chấtcấm dùng trong bảo quản rau củ, thực phẩm, trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản,việc một số sản phẩm kém chất lượng do quy trình chế biến hoặc nhiễm độc từ môitrường gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, tiêu dùng Từ đây, tác giả đưa ra một số giảipháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng: Từ góc độ người tiêu dùng cần phải có nhữnglựa chọn thông thái, từ phía nhà cung cấp thực phẩm cần phải kiểm tra kĩ về mặt chấtlượng, xuất xứ và hạn sử dụng, về phía quản lí nhà nước cần phải bồi bổ đội ngũ cán bộvới trình độ chuyên môn sâu và nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu bức xúc của người tiêudùng về vấn đề vệ sinh ATTP
2.3.2 Những nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) được thực hiện ởPhần Lan với mục đích kiểm định việc áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trongbối cảnh mua thực phẩm an toàn bằng cách xem xét mối quan hệ giữa sự quan tâm đếnsức khỏe, thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhân thức về giábán và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý định mua thực phẩm an toàn từ đóảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mua thực phẩm an toàn Ở mô hình này, chuẩnmực chủ quan và sự quan tâm đến sức khỏe tác động gián tiếp tới ý định mua thựcphẩm an toàn thông qua thái độ với thực phẩm an toàn Kết quả nghiên cứu khẳng địnhrằng ý định mua thực phẩm an toàn có thể được dự đoán bằng thái độ của người tiêu
Trang 18dùng với thực phẩm an toàn Và thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm này lại phụthuộc vào chuẩn mực chủ quan của mỗi người Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy sựquan tâm đến sức khỏe tới thái độ cũng như sự ảnh hưởng của nhân thức về giá bán vànhận thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý định mua thực phẩm an toàn Đây là mộtnghiên cứu có giá trị và được tham khảo nhiều trong những nghiên cứu sau đó về ýđịnh mua thực phẩm an toàn
Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005)
Nghiên cứu của Robin Robert (2007) được thực hiện ở Trung Quốc trên mẫu gồm
136 người trong 66 gian hàng của hai siêu thị lớn nhằm tìm ra những đặc điểm tronghành vi mua thực phẩm an toàn của họ Cụ thể là họ tìm ra họ là ai, họ mua loại thựcphẩm an toàn nào và mua như thế nào Nghiên cứu được thực hiện bằng kĩ thuật quansát Kết luận cho thấy người tiêu dùng thường đi mua theo nhóm và ảnh hưởng của sựtham khảo lẫn nhau trong nhóm là đáng kể Đây là một nghiên cứu đặc biệt khi đưa rakết luận về ảnh hưởng của nhóm tham khảo và truyền thông đại chúng, những nhân tố
Trang 19ít được quan tâm ở những nghiên cứu khác Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu ở đâycòn đơn giản, phương pháp phân tích số liệu chỉ dùng thống kê mô tả và phạm vinghiên cứu tương đối hẹp.
Nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) về việc áp dụng lý thuyết hành với kếhoạch để dự đoán ý định của thực phẩm an toàn của phụ nữ indenesia Nghiên cứu địnhlượng điều tra 406 phụ nữ bằng phương pháp phỏng vấn và xem xét ảnh hưởng của cácbiến độc lập thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhân thức vềkiểm soát hành vi- những biến lập gốc của lý thuyết hành vi có kế hoạch cùng với biếnmới là sự hiểu biết về môi trường Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chắc chắn sự ảnhhưởng của các nhân tố thuộc mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch Bên cạnh đó, tácgiả giả còn tìm ra nhân tố sự hiểu biết về môi trường là một nhân tố có thể sử dụng để
dự đoán trực tiếp ý định mua thực phẩm an toàn Nghiên cứu cũng khẳng định trongcác nhân tố được nghiên cứu, chuẩn mực chủ quan được tìm thấy là nhân tố quan trọngnhất trong việc dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn Hạn chế củ nghiên cứu lànghiên cứu đã không tính đến các yếu tố thuộc văn hóa, chỉ áp dụng là phụ nữIndenesia
Nguồn : Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)
Trang 20Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) đo lường ảnhhưởng của một số nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại
Hy Lạp Nghiên cứu đã thực hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu là 190 ngườitại Hy Lạp Các nhân tố được nghiên cứu là sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức vềchất lượng, nhân thức về giá trị, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm, sự quan tâm đếnđạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào nhãn hiệu Kết quả nghiên cứu đã tìm ra rằng ýđịnh mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Hy Lạp bị ảnh hưởng chính bởi cácnhân tố sự nhân thức về chất lượng, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm và nhận thức
về giá trị Thực phẩm an toàn được cho là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng quantâm đến an toàn thực phẩm và chất lượng Hạn chế của nghiên cứu là mẫu được lựachọn ở một địa điểm là thành phố Thessaloniki của Hy Lạp Mẫu này chủ yếu đượcchọn là những người đã thường xuyên mua thực phẩm an toàn (68%) Như vậy ảnhhưởng của những nhân tố này có thể không được rõ nét nữa do bị ảnh hưởng bởi thóiquan mua hàng
Nguồn : Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli và cộng sự (2010)
Trang 21Với đề tài: “ Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thựchành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và an toàn thực phẩm” (2002), hai tác giảMaizun Mohd Zain và Nyi Nyi Naing đã tiến hành nghiên cứu thăm dò nhằm tìm hiểu
sự chi phối ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về cácbệnh lây truyền qua thực phẩm, an toàn thực phẩm ở 430 người chế biến thực phẩmsinh sống ở Kota Bharu Nghiên cứu này chỉ ra, chúng ta cần phải có những can thiệpcộng đồng cho người chế biến thực phẩm nhằm cải thiện kiến thức, thái độ thực hành
về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và vệ sinh thực phẩm Hơn nữa, quá trình này sẽlàm giảm sự lan truyền các bệnh tật trên thế giới, đặc biệt các bệnh hiểm nghèo
Nghiên cứu: “ Phân tích những yếu tố tác động đến kinh tế, thực hành về ATTP ởkhu đô thị thành phố Varanasi” (2010) của Shuchi Bhatt và cộng sự đã tiến hành khảosát trên 300 người nội trợ về thói quen mua hàng và nhận thức của họ trong việc thựchiện vệ sinh ATTP ở Varanasi Kết quả cho thấy, thói quen mua thực phẩm, thực hành
an toàn vệ sinh thực phẩm của những người nội trợ sống tại khu đô thị Varanasi khôngliên quan đến độ tuổi, học vấn Điều này có thể do nhiều nhân tố: thu nhập, nhận thức,hiểu biết kém về sức khỏe con người Hiện nay nhiều tổ chức, Hội Đồng Chính Phủ đã
cố gắng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau như: tivi, radio,…nhằm nâng caonhận thức người dân nhưng cho đến nay nhiều người vẫn chưa có thói quen tốt trongviệc mua thực phẩm, thực phẩm an toàn
Trang 22Dựa vào các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu quyết định xem xét mối quan
hệ của các nhân tố đến hành vi lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn Đó là các nhân
tố : thị hiếu, giá cả, thương hiệu, hệ thống phân phối, chất lượng, thông tin bất cânxứng, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy các biến này rất quantrọng :
Biến nhận thức về sự sẵn có : mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiaimen và cộng
Trang 23Chương 3: THỰC TRẠNG VỆ SINH ATTP TP.HCM
Chương 3 đã trình bày một cách đầy đủ về thực trạng vệ sinh an toàn cả nước nóichung và TP.HCM nói riêng Với dân số gần 10 triệu người, TP.HCM mỗi ngày tiêuthụ hàng nghìn tấn thịt, rau, củ, quả các loại Tuy nhiên, tình hình sản xuất thức ănkhông đảm bảo theo quy định, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phép thực phẩm bẩn đãbốc mùi ôi thiêu vẫn diễn ra thường xuyên Tiếp theo, nhóm đã đưa ra được số liệuthống kê từ Bộ Y tế về ngộ độc an toàn vệ sinh TP cũng như tìm ra được 4 nguyênnhân chính dẫn đến việc mất vệ sinh ATTP
3.1 Thực trạng cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng
Việt Nam đang trong thời kì phát triển đô thị hóa và quy mô dân số tăng nhanh,
vì thế thực phẩm tươi sống không thể thiếu trong những bữa ăn hằng ngày của mọi giađình Tuy nhiên, thực phẩm không có kiểm chứng về vệ sinh ATTP ngày càng nhiềudẫn đến nguy cơ hàng loạt vụ ngộ độc Sự gia tăng dân số, sự phát triển của các ngànhcông nghiệp khiến cho không khí ngày càng bị ô nhiễm, không những thế còn ảnhhưởng đến cây trồng, gia súc và gia cầm Mức độ thực phẩm bị nhiễm độc tăng lênđáng kể khi sống trong các khu công nghiệp chế xuất và khan hiếm nguồn nước sạchảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vệ sinh ATTP
TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế Với số dân gần
10 triệu người, TP.HCM mỗi ngày tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt, rau, củ, quả các loại.Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam
và di chuyển đến TP.HCM ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng Để đáp ứng nhu cầucủa người dân sinh sống trên địa bàn TP.HCM, hàng loạt các vụ buôn bán, phù phépthực phẩm bẩn đã bốc mùi ôi thiêu, thịt chứa chất tạo nạc bán trên thị trường khôngqua kiểm duyệt thú y, rau-củ-quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm,…Tình hìnhsản xuất thức ăn không đảm bảo theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lýcàng ngày càng phổ biến Nhãn hàng và quảng cáo không đúng với sự thật vẫn thườngxuyên xảy ra và bị phanh phui đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân Không nhữngthế, việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kíchthích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn
Trang 24nước cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm Người dân TP.HCM đang đứngtrước mê trận thực phẩm bẩn và bị nhiễu loạn trước thị trường thực phẩm vì không biếtđâu là thực phẩm sạch.
Theo báo VTV chuyển động 24h, thời gian vào những ngày cuối năm 2017,người tiêu dùng thực sự kinh hoàng và bức xúc khi cá ngâm bằng thuốc tẩy giun độngvật Tại cơ sở chế biến cá lâu năm ở trên phố Hải Trung, Bà Rịa- Vũng Tàu, người chủđang hòa nước ngâm cá một loại thuốc được họ cho là chống được giòi bọ Ở một địađiểm khác cùng ngày nằm trên quốc lộ 1A, đoạn qua thôn Bình Hiệp, tổ công tác pháthiện chiếc xe tải có hơn 100 bao tóp mỡ nước và khô với tổng trọng lượng 6 tấn, đầu
đã bốc mùi hôi thối để mang vào Quảng Ngãi tiêu thụ Tại cơ sở thu mua tôm nằm trêntỉnh Bạc Liêu, đoàn kiểm tra phát hiện đã thu giữ khoảng 60kg tôm sứ nguyên liệu,một máy cao áp dùng để bơm CMC vào tôm và khoảng 20 lít CMC đã được pha sẵn.Theo thông tin trên báo An ninh thủ đô, càng cận kệ Tết Nguyên đán Mậu Tuất
2018, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội liên tục phát hiện những vụ việc
vi phạm liên quan đến ATTP Hàng tấn nội tạng động vật bôc mùi hôi thối được đưa rathị trường bán cho các nhà hàng, quán ăn, hàng tấn sản phẩm từ động vật, gia súc, giacầm được chế biến, đóng gói thành sản phẩm sau khi được biến hóa, nhào trộn cùngvới chất tẩy trắng, làm màu,… mua từ Trung Quốc rồi tung ra thị trường bản chongười tiêu dùng thuộc địa bàn TP Hà Nội Vào ngày 3/2 lực lượng chức năng phát hiện
cơ sở kinh doanh phát hiện ngâm tẩm gân trâu, bò với bột tẩy trắng không rõ nguồngốc xuất xứ Bột tẩy trắng do cơ sở này sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.Theo báo Lao Động, đầu tháng 1/2018, đội quản lý ATTP chợ đầu mối BìnhĐiền phát hiện một xe tải chở 550kg thịt heo chế biến, bốc mùi… đưa vào chợ này tiêuthụ Tất cả đầu không có nguồn gốc rõ rảng
Những ngày đầu năm 2016, người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chungkhá lo lắng khi lực lượng chức năng phát hiện vài hộ dân sử dụng nước nhớt xe trongviệc trồng rau muống Cụ thể, tại ấp 8, xã Mỹ Đình, huyện Củ Chi, Chi cục Bảo vệthực vật thành phố đã phát hiện bà Chu Thị Lan đang đổ nhớt thải xuống ruộng nướccủa mình Bà Lan cho biết sử dụng nhớt thải để diệt trừ rầy sau mỗi đợt thu hoạch,thường là từ 2-3 ngày được cập nhật trên Báo mới
Trang 25Tương tự, trong đợt ra quân kiểm tra tồn dư chất tạo nác Salbutamol tại một số
cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố vừa qua, tại các lò giết mổ Nam Phong… Chicục Thú y thành phố đã phát hiện và tạm giữ gần 1000 con lợn dương tính với chấtcấm Số lợn này chủ yếu được vận chuyển về TP.HCM từ các tỉnh Đồng Nai, BìnhThuận Bên cạnh đó, qua kiểm tra 117 lô thịt lợn với 365 mẫu, lực lượng chức năngphát hiện 22 lô ( chiếm 18.8%) và 65 mẫu ( chiếm 17.5%) có sử dụng chất tạo nạc.Kết quả kiểm tra còn cho thấy tình trạng nguy cơ nhập lợn bơm nước từ các địaphương khác về phân phối, tiêu thụ trên địa bàn là khá lớn Các đơn vị chức năng vẫnkiểm tra và phát hiện trên sản phẩm gia súc, gia cầm có hiện tượng rỉ dịch, nhưng vẫnkhông thể kết luận có bơm nước hoặc hết hạn sử dụng, vì cơ sở pháp lý không đủ.Đồng thời, để trâu, lợn, bò bơm nước vận chuyển không bị sốc và chết, một số hộ kinhdoanh còn tiêm thuốc an thần Tình trạng vấn đề lạm dụng chất tạo nạc, bơm nước,…tring chăn nuôi gia súc,… vẫn đang gia tăng trong địa bàn TP.HCM
Theo báo Tiền Phong tháng 3/2017, lực lượng chức năng huyện Bình Chánh pháthiện một cơ sở trên địa bàn này có 5 kho lạnh chứa gần 40 tấn thịt heo không rõ giấy
tờ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch Trong đó, có khoảng 15 tấn thịt đã chuyểnmàu, rỉ dịch, bốc mùi hôi thối nặng và khoảng 27 tấn thịt heo được lưu trữ trong kholạnh cũng đang chuyển màu Chủ kho hàng cho biết, toàn bộ thịt heo trong kho đượcông thu gom từ nhiều ngồn khác nhau, sau đó phân phối về địa phương để bán tiếp chobếp ăn công nghiệp…
Dọc các tuyến đường xung quanh chợ Kim Biên, quận 5, TP.HCM, hàng chụcsạp hóa chất, hương liệu bày bán sản phẩm tràn lan Các loại hương liệu bò, thịt giacầm, hương liệu chất tổng hợp được bán với giá rất rẻ Dù tỏ ra cảnh giác với kháchhàng hàng mới nhưng những chủ sạp ở đây vẫn sẵn sàng bán các loại hương liệu, hóachất làm tươi thịt, biến thịt heo thành thịt trâu, thịt bò, đà điểu,… Người bán chỉ cầnlấy hương liệu về ngâm với thịt heo có mùi y như thịt bò, nấu nước lèo chỉ cần chomột ít hương liệu vào là thơm ngon
Công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu cũng trong tình trạng quản
lý không chặt chẽ Việc kiểm tra chỉ xem trên giấy tờ và kiểm tra bằng cảm quan củangười kiểm tra Đã có không ít lần quản lý thị trường phát hiện thực phẩm kém chất
Trang 26TP.HCM Các sản phẩm này thường có chất lượng kém, khống đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm như quá date và lượng phẩm màu các chất bảo quản thực phẩm, dưlượng thuốc trên trái cây vượt mức cho phép Cơ quan quản lý thả lỏng trong việc tiếnhành khiến cho thị trường hàng hóa Trung Quốc tồn tại trong địa bàn chiếm hầu hếttrong khi ấy thực phẩm tươi sống chất lượng Việt Nam lại rất ít Không chỉ ở các khuchợ tự phát mà tại một số chợ đầu mối lớn, các loại thịt cá, rau củ quả nhập từ TrungQuốc được bán với gía rất rẻ, tiêu thụ rất nhanh chóng Nhiều thương lái mua hoa quảTrung Quốc về bày bán tràn lan trên vỉa hè dưới mác hoa quả Việt Nam Gần 1 giờsáng ngày 10/3, có mặt tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chỉ trong một vài giờ đồng
hồ có hàng chục xe tải loại lớn trở trái cây Trung Quốc nhập vào chợ Khi được hỏi giá
cả các loại trái cây, những chủ sạp không ngần ngại khi nói thẳng hàng Trung Quốc rẻbằng 1/3 hàng Việt Nam
Ngày 14/5/2016 , chi cục Thú y TP.HCM cùng với cảnh sát Phòng chống tộiphạm kiểm tra nhiều xe tải vận chuyển 623 con heo về giết mổ cơ sở Nam Phong quậnBình Thạnh Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định các con heo bụng phình to.Nhiều con ói ra nước màu vàng, nằm ngủ li bì trên xe và được vận chuyển từ các tỉnhBến Tre, Bình Thuận, Kiên Giang về TP.HCM giết mổ Đại diện Chi cục Thú yTP.HCM cho biết, heo được bơm nước để tăng cân khi người dân ăn phải những loạithịt heo bơm nước này có nguy cơ ngộ độc, nguy hiểm tính mạng, vì nó bị nhiễmkhuẩn từ các nguồn nước bẩn
Qua thực trạng tình hình cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, nhóm nghiêncứu nhận thấy tình trạng ngộ độc thực phẩm bẩn hiện nay diễn ra ngày càng nhiều :việc sản xuất thức ăn không đảm bảo theo quy định, hàng loạt các vụ buôn bán, phùphép thực phẩm bẩn đã bốc mùi ôi thiêu vẫn tiếp diễn hàng ngày dẫn đến các nguy cơngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến người tiêu dùng
3.2 Số liệu thống kê ngộ độc thực phẩm
Theo báo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định nguyên nhân chính gây tửvong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấynguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bẩn bị nhiễm khuẩn
Trang 27Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thìnguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường rột đứng thứ hai Nhiều vụ ngộ độc thựcphẩm ngày hàng loạt với hàng trăn người mắc bệnh thỉnh thoảng vẫn xảy ra Tiêu chảy
là một trong những vấn đề mà thế giới quan tâm Trẻ em rất nhạy cảm với thực phẩm ônhiễm, thường bị ngộ độc cấp tính dẫn đến tiêu chảy, nếu thời gian dài sẽ gây nên hộichứng kém hấp thụ ảnh hưởng đến toàn bộ tình trạng dinh dưỡng
Theo số liệu của Bộ Y tế thống kê được trong quý I năm 2016, cả nước có 969người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 699 người nhập viện, 2 người tử vong Sô ca bịngộ độc thực phẩn hàng năm khoảng 250-500 vụ, 7000-10000 người nhập viện và100-200 người tử vong Mỗi năm, Việt Nam dành 0.22% GDP chi trả 6 căn bệnh ungthư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn
Biểu đồ nguyên nhân gây ung thư và số người mắc ung thư hàng năm
Đơn vị tính: Người
Nguồn tin: Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong quý I năm 2016
Qua biểu đồ nguyên nhân gây ung thư và số người mắc ung thư hàng năm, nhómnghiên cứu nhận thấy tỷ lệ gây ung thư do thực phẩm bẩn chiếm đến 35% Số ngườimắc ung thư hàng năm ngày càng gia tăng từ năm 2000-2015 là 69.000 người đến
Trang 28150.000 người và dự đoán đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 200.000 người Con sốnày phản ánh mức độ nghiêm trọng của thực phẩm bẩn tại Việt Nam
Đây là những con số thống kê mà đại diện hiệp hội ung thư Việt Nam đã công bốvào ngày 26/3/2016 Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng caonhất trên thế giới Trong đó nguyên nhân do thực phẩm bẩn phổ biến chiếm tới 35%.Theo thống kê, mỗi ngày có tới 550 ca ung thư mới và 205 người tử vong vì ung thư.Vào năm 2017, số liệu thống kê của Bộ Y tế ghi nhận cả nước có 139 vụ ngộ độcthực phẩm với 3869 người mắc Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người,tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10người do độc tố tự nhiên ( cá nóc, cóc,…), 3 trường hợp chưa xác định nguyên nhân.Ảnh hưởng của ngộ độc cấp tính rất rõ rệt và còn có thể gây nên tình trạng suynhược, ảnh hưởng đến tình trạng ngắn hạn hoặc dài hạn đến tình trạng dinh dưỡng saunày ở người trưởng thành, ngộ độc thực phẩm làm giảm sức lao động, nếu tái diễnnhiều lần có thể gây thiêu máu, thiếu sắt
Những bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng,giống nòi mà còn gây thiệt hại về kinh tế đối với những người mắc bệnh, với gia đình,cộng đồng và đất nước Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng trầm trọng của ngộ độc thựcphẩm tại TP.HCM Đối với nền nông nghiệp, ngộ độc thực phẩm dẫn tới nghỉ việc, sứckhỏa của người lao động giảm và dẫn tới thất nghiệp Đối với công nghiệp thực phẩm,trong trường hợp sản phẩm gây ngộ độc thì nhà máy phải ngừng sản xuất, gây hậu quảlớn đến sức khỏe cộng đồng Đối với ngành du lịch, trường hợp ngộ độc thực phẩmtrong các khách sạn nhà hàng hay những món ăn, nhà hàng sẽ mất uy tín đối với kháchhàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh kém và giảm sút trong thời gian dài Các bệnh nàyluôn luôn là nỗi lo lắng cho ngành Y tế và làm giảm hiệu quả kinh tế đất nước và nócòn cướp đi tính mạng của người dùng Theo phó GS.TS Nguyễn Bá Đức- Phó chủtịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng đa số các bệnh nhân nhiễm ung thư là do môitrường, trong đó thực phẩm bần chiếm hàng đầu vì nó chứa chất độc hại gây ra sự độtbiến tế bào của con người Thực phẩm bẩn là quốc nạn của Việt Nam Đó chính lànguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ung thư gia tăng như hiện nay Đó cũng là mộttrong những lý do khiến các tế bào ung thư sinh sôi, nảy nở, đột biến tế bào mới dẫnđến nhiễm trung cấp và mãn tính, kể cả những thói quen ăn uống xấu của đại đa số