1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN KINH NGHIỆM GIÁO dục học SINH CHẬM TIẾN HIỆU QUẢ TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM 10 năm tại TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

30 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

1.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài "Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến hiệu quả trong công tác chủnhiệm" nhằm nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm hoạt động làm giáo viên chủ nhiệmtrong

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

10 NĂM TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

Giáo viên: Hoàng Thị Diệp Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU…… ……… ……… 3

1.1 Lí do chọn đề tài……… ……….3

1.2 Mục đích nghiên cứu……….……… 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu………4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận……… 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng………6

2.3 Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến thành công của bản thân… 7

a.Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh……… 8

b Tìm hiểu học sinh, thiết lập mối quan hệ tình cảm ……….8

c Sử dụng biên pháp viết thư góp ý……… 9

d GVCN luôn tìm cách gắn bó HS chậm tiến với tập thể……… 9

Những nguyên tắc riêng dành cho HS chậm tiến………10

g Kinh nghiệm trong xử lí HS vi phạm……… 11

h Sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp……….……13

k Thăm gia đình học sinh……….… 15

l Chú trọng giáo dục kỹ năng sống……….…15

3 KẾT LUẬN 3.1 Kết quả đạt được………… ……… 18

3 2 Kiến nghị, đề xuất… ……….19

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lớ do chọn đề tài:

Giỏo dục là vũ khớ mạnh nhất mà con người ta cú thể dựng để thay đổi thế giới (N.Mandela) Thật hạnh phỳc vỡ vũ khớ ấy được xó hội tin tưởng giao cho những nhà giỏo Bác Hồ cũng đã từng nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giỏo dục mà nên".

Bác cũng khẳng định "có tài mà không có đức cũng là vô dụng" Nh vậy có thể

thấy vai trò vô cùng quan trọng của công tác giỏo dục trong việc hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ Thật vậy, nghề giỏo thực sự là một nghề cao quý trong tất cả

những nghề cao quý Trong cuộc đời của mỗi giỏo viờn, cú lẽ ớt ai khụng làm cụng

tỏc chủ nhiệm, cụng việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn và những kỷniệm khú quờn Vỡ thế mà người ta vẫn bảo rằng làm giỏo viờn chủ nhiệm giốngnhư “nuụi con mọn” Trong thực tiễn giỏo dục hiện nay, đối tượng học sinh đó cúnhiều thay đổi phức tạp so với trước đõy Việc hấp thụ cỏi mới tràn lan với nhiềucỏm dỗ ngoài xó hội thực sự là một thỏch thức đối với mỗi nhà giỏo trong cụng tỏc

chủ nhiệm Hiện tượng học sinh: sử dụng ma tỳy, thuốc lỏ, cỏ độ, vay nặng lói, nạo phỏ thai, sống ảo, đỏnh nhau,… ngày càng tăng với mức độ đỏng bỏo động Tuy

nhiờn, do nhận thức và chưa làm chủ được hành vi, hầu hết cỏc em đều rất cần đếnbàn tay bao dung của cha mẹ, sự hướng dẫn đầy tõm lớ của thầy cụ Ở khớa cạnhnày, đối với học sinh, chỳng ta cú lẽ là những người đỏng tin cậy nhất với cỏc em

Vỡ thế, bản thõn tụi và nhiều đồng nghiệp nhận ra vai trũ quan trọng của mỡnh đốivới học sinh, giỳp cho cỏc em cú bước đi vững vàng trong những năm thỏng chuẩn

bị trưởng thành, tạo tiền đề cho cỏc em trở thành cụng dõn tốt của xó hội

Với mục tiờu giỏo dục HS phỏt triển toàn diện, tập thể BGH-cỏn bộ GVtrường QX 1 đó tạo nờn một “ thương hiệu” đầy tự hào Ngày nay khi nhắc tớitrường THPT Quảng Xương 1, ngoài vị trớ vững chắc đó được khẳng định qua bềdày thành tớch dạy và học thỡ trường cũn cú dấu ấn sõu đậm trong cụng tỏc giỏodục, rốn luyện nề nếp, ý thức kỉ luật cho HS Cú được kết quả này chớnh là nhờ sựtrăn trở, chăm chỳt của đội ngũ GV làm cụng tỏc chủ nhiệm Cỏch đõy 5 nămtrường Quảng Xương 1 đó tổ chức hội nghị bỏo cỏo cụng tỏc chủ nhiệm rất thànhcụng và để lại ấn tượng sõu đậm Chỳng tụi đó học hỏi được từ đồng nghiệp củamỡnh những kinh nghiệm quý giỏ và thiết thực để vận dụng trong việc quản lớ lớpchủ nhiệm của mỡnh

Trong quỏ trỡnh chủ nhiệm hơn 10 năm, đối tượng học sinh chậm tiến là đốitượng tụi thường xuyờn được tiếp cận và cú những thành cụng trong việc giỏo dụccỏc em này Vỡ vậy, bằng kinh nghiệm và tấm lũng của một người cụ, tụi đỳc kếtkinh nghiệm viết nờn đề tài: " Kinh nghiệm giỏo dục học sinh chậm tiến hiệu quảtrong cụng tỏc chủ nhiệm 10 năm tại Trường THPT Quảng Xương 1" hầu mong sẽ

là một tài liệu cú ớch cho đồng nghiệp tham khảo và ỏp dụng để giỳp đỡ học sinh

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trong sự nghiệp "trồng người" của mỗi nhà giáo, không thể thiếu hoạt độngchủ nhiệm Không những thế, hoạt động này mỗi ngày một khó khăn và phức tạphơn do đối tượng học sinh hiện nay có quá nhiều cám dỗ bên ngoài khiến các emkhông "tâm phục, khẩu phục" những điều thầy cô dạy dỗ

Vì nhiệm vụ khó khăn này, tôi xác định phải tìm ra con đường giáo dục phùhợp, hiệu quả để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, bước ra thế giới với lòng tinđầy đủ về bản thân và con người

Mặt khác, tôi mong muốn được nhân rộng những kinh nghiệm của bản thân đãthành công cho đồng nghiệp của mình bớt khó khăn hơn trong quá trình chủ nhiệm

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài "Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến hiệu quả trong công tác chủnhiệm" nhằm nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm hoạt động làm giáo viên chủ nhiệmtrong 10 năm của bản thân, mong muốn góp thêm kinh nghiệm thực sự hiệu quảcho đồng nghiệp để thực hiện tốt vai trò của thầy cô trong công tác chủ nhiệm Đối tượng là học sinh chậm tiến về mặt học tập và rèn luyện cũng như nhiềumặt khác trong các khóa học bản thân tôi chủ nhiệm Đặc biệt là học sinh lớp 10C2(khóa học 2016-2019) tại Trường THPT Quảng Xương 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: áp dụng lý thuyết tâm lí học sư phạm, lýthuyết mới kỹ năng sống cho học sinh THPT, biện pháp kỷ luật không nước mắt…+ Phương pháp khảo sát, thống kê: Ứng dụng trong học sinh khóa học mình phụtrách, thống kê kết quả làm được, chưa làm được

+ Phương pháp thực nghiệm: Những biện pháp cụ thể tiến hành trong hoạt độngchủ nhiệm

+ Phương pháp giáo dục tích hợp: Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và

xã hội , kết hợp giữa học sinh chậm tiến đối với học sinh khác trong tập thể, trongmôi trường sống của học sinh

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Cần hiểu đúng về học sinh chậm tiến Không thể cho rằng học sinh chậm tiến

là những học sinh luôn hư hỏng, cá biệt vì xét lứa tuổi, các em chưa hoàn thiện vềmặt nhân cách, rất cần được giáo dục, yêu thương Cách biểu hiện của HS chậmtiến không giống nhau hoàn toàn ở mỗi em, song có những điểm chung cơ bản:Học sinh thường xuyên vi phạm các quy định trường lớp, không tuân theo nhữnglời khuyên của thầy cô, bạn bè, gia đình Hầu hết, đây là những em có cá tính, thích

sự công bằng, không chấp nhận sự kì thị, phân biệt Tiếp xúc với các em ban đầurất khó bởi bởi tính khí đứa trẻ mới lớn rất ương ngạnh nên phải dành nhiều thời

Trang 5

gian tâm tình, động viên các em Thế rồi mưa dầm thấm lâu, dần dà em biết lắngnghe, tiến bộ hẳn Những biện pháp răn đe, quát nạt sẽ thất bại ngay Các em thíchkhuyên bảo nhẹ nhàng , bản thân thầy cô mẫu mực làm gương, làm việc tốt sẽ là

tấm gương cảm hóa các em Không có đứa trẻ nào khi được yêu thương và quan

tâm chân thành một cách có nguyên tắc, có "luật" lại không chuyển biến Đằng sau

cái vẻ ngổ ngáo, gan góc đến xù xì của các em, vẫn còn chút hồn nhiên, ngây thơ,trong sáng của những đứa trẻ một thời bị nhuộm đen bởi những lệch lạc do nhầmđường Thế rồi, trong không khí gần gũi, cởi mở của tình thầy - trò, nhiều em đãchân thành nhận và hứa sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót đã qua Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm trước hết phải hiểu biết về tâm lý lứatuổi của các em để có các giải pháp xử lý tình huống cho thích hợp Trong lớp học

có rất nhiều đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh yếu kém Đốivới học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức, nghe lời thầy cô, các em sẽ thấyhối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sửa đổi những khuyết điểm của mình mộtcách tự giác rất nhanh Những đối với học sinh yếu, kém (học sinh chậm tiến) khi

vi phạm các em sửa đổi rất chậm, thậm chí không hề sửa đổi mà vi phạm ngày càngtăng lên dẫn đến học lực ngày càng sa sút và kết quả phải lưu ban hoặc bỏ học giữachừng Do đó giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm phải nắm rõ các đối tượng củalớp mình để có hướng giáo dục cho phù hợp Làm thay đổi thái độ học tập của học

sinh từ “chậm tiến” chuyển sang “tiến bộ” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

của nhà trường và giảm tỷ lệ bỏ học, vi phạm hàng năm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Từ thực tiễn của nhà trường THPT Quảng Xương 1, hiện nay học sinh chậmtiến, chưa ngoan không phải là phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởngbởi đối tượng học sinh này đối với phong trào chung của lớp, chúng gây ảnh hưởngthường xuyên đến kết quả thi đua của bạn bè toàn lớp Nhìn chung những biểu hiệncủa các em là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội

Xét ở thực trạng của học sinh nhiều năm giáo dục và tại lớp 10C2 (2016-2019).Tôi rút ra được những thực trạng và nguyên nhân như sau:

*Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt :

- Các em đi học do gia đình ép buộc

- Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo

- Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game

Trang 6

- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái.

- Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kếtquả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường xuyên

bỏ học, học lực sa sút

- Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán

- Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém…

Bên cạnh cũng có thể một số nguyên nhân xuất phát từ giáo viên như:

*Đối với giáo viên bộ môn:

- Do học yếu kém nên giáo viên bộ môn phân biệt trong cư xử

- Thường xuyên gọi trả bài

- Cho nhiều điểm kém

- So sánh giữa học sinh này với học sinh khác

- Hăm dọa sẽ ở lại lớp … làm cho học sinh mất đi niềm tin dẫn đến bi oan, chánchường, không muốn học những môn đó…

*Đối với giáo viên chủ nhiệm:

-Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng tùy tiện các phương phápkhông phù hợp và chưa khoa học

- Xử lý học sinh trong lớp không công bằng

- Không xây dựng được quy định riêng cho lớp

- Xử lý không đến nơi, đến chốn

- Chỉ nhắc nhở mà không có biện pháp cưỡng chế

- Học sinh vi phạm lỗi nhẹ cũng mời phụ huynh

Trang 7

- Chưa kết hợp với phụ huynh, chưa thông báo kịp thời với phụ huynh.

- Có thái độ kỳ thị đối với học sinh yếu, kém (chậm tiến)

- Không thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lý

- Bầu Ban cán sự lớp không đủ năng lực

- Phạt học sinh vi phạm quá nặng

- Chỉ nói mà không thực hiện…

*Đối với học sinh chậm tiến thường có các biểu hiện sau:

- Bỏ học, bo tiết, thường đi học trễ

- Không đồng phục, phù hiệu

- Đầu tóc, tác phong

- Mất trật tự trong giờ học

- Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy

- Thiếu văn hóa (nói tục, chửi thề)

- Đùa giỡn, chọc gẹo người khác quá mức

- Sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài, không làm bài tập

- Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn

- Đi học về nhà không đúng giờ

- Thường nói dối

- Không giữ vệ sinh trường lớp …

2.3.KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN THÀNH CÔNG CỦA BẢN THÂN.

a Kinh nghiệm đầu tiên là phải xác định được đặc điểm của từng đối tượng HS

để có phương pháp quản lí phù hợp

Trang 8

- Giaó dục học sinh chậm tiến không thể tách rời việc tạo ra một môi trường họctập và rèn luyện tốt nhất cho tất cả học sinh Đó là tạo nên một tập thể tốt Tôi cómay mắn là trong 10 năm công tác tôi đã được giao chủ nhiệm nhiều đối tượng HSkhác nhau : có HS đại trà ( 12K), HS chuyên khối C ( 2 khóa C7 ) – đây là mộtthuận lợi vì tôi dạy Ngữ văn Còn có khóa tôi chủ nhiệm HS chuyên khối A( 12T5), HS chuyên khối D ( 11C3) Bên cạnh đó có lớp tôi chủ nhiệm từ đầu , còn

có lớp tôi nhận giữa chừng như 11T5, 11 C3 Chính vì vậy trước mỗi khóa chủnhiệm tôi đều phải quan tâm tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp để tìm ra những thuậnlợi và khó khăn trong nhiệm vụ của mình

- Với các lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm lớp 10 tuy có khó khăn là các em mớivào trường, chưa quen với môi trường học tập mới cùng những nội quy mới nênthường xuyên vi phạm, GVCN rất vất vả và dày công để giúp các em làm quen từnhững việc rất nhỏ như công tác vệ sinh trực nhật, trang phục, khóa xe đến việc tìm

ra phương pháp học thế nào cho hiệu quả Nhưng đối tượng này GVCN có thuậnlợi là xây dựng được mô hình lớp theo ý đồ của mình ngay từ ban đầu

- Tôi có 2 khóa CN nhận giữa chừng là 11T5 và 11C3 Đây là đối tượng HS tôi cókhó khăn vì tôi không dạy môn các em ôn thi đại học nên sự gắn kết về học tập íthơn, và các em đã trải qua 1 năm lớp 10 mọi thứ đã đi vào khuôn khổ nên GV CNhơi vất vả nếu muốn tiến hành “chương trình cải cách” để điều chỉnh lớp theo ý đồcủa mình

Như vậy việc xác định đúng đối tượng HS rất quan trọng vì đó là cơ sở ban đầu

để xây dựng phương pháp quản lí và CN lớp phù hợp

b Kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và cũng làm tôi tốn công nhiều nhất là tìm hiểu HS, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa GVCN và tập thể lớp

Bởi vì chỉ khi GV và HS có tình cảm với nhau thì mọi yêu cầu GV đưa ra không còn mang tính mệnh lệnh bắt buộc mà HS thấy việc thực hiện những yêu cầu đó là

vì GVCN, vì chính tập thể lớp và cá nhân HS.

Người xưa từng nói “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Việc tìm hiểu

HS vừa khó vừa dễ Dễ vì chỉ cần qua vài dòng tự kể GV có thể nắm được hoàncảnh gia đình, lực học, thành tích HS nhưng tôi quan niệm đó chỉ là phần nổi củatảng băng chìm vì có rất nhiều HS vì có hoàn cảnh hoặc tính cách đặc biệt các emkhông hề sẵn sàng chia sẻ những uẩn khúc của mình

Tôi xác định muốn được HS tin tưởng thì trước hết phải làm cho HS thấy GVCN thật gần gũi, mà nói theo ngôn ngữ HS là phải “tâm lí”, “ xì tin” từ đó các

em không mang tâm lí đề phòng đối phó với GV Tôi tìm hiểu xem các em hiện

đang quan tâm đến vấn đề gì, fan cuồng thần tượng (idol) nào vì các em đang tuổimới lớn rất đam mê thần tượng , có xu hướng bắt chước thần tượng xứ Hàn, Trung,Nhật…Trên Facebook, cặp sách, điện thoại của các em tràn ngập hình ảnh thầntượng Bố mẹ các em ở nhà vốn không quen , không thích việc con mình cứ suốt

Trang 9

ngày mơ tưởng tới thần tượng nên hay quát mắng, chỉ trích các em , nếu tới lớpGVCN cũng như vậy thì các em càng thu mình lại trong thế giới của riêng mình.

Do vậy tôi áp dụng chiến thuật lấy độc trị độc, tìm đọc những loại sách báo các em

hay đọc như Hoa Học trò, Trà sữa cho tâm hồn, Tủ sách kỉ vật, Tiểu thuyết ngôn

tình, lên mạng đọc các trang chuyên về thông tin giải trí… để có thể nói chuyệnbàn luận về thần tượng của các em Tôi thấy thực ra cũng không cần mình biếtnhiều mà chỉ cần đưa ra một vài thông tin liên quan là các em hào hứng và tự chia

sẻ dễ dàng Các cuộc nói chuyện ấy giúp tôi thu hẹp được rất nhiều khoảng cách côtrò mà quan trọng nhất HS thấy GV “đồng cảm” từ đó các em gần gũi tự nhiên hơnrất nhiều

c Một biện pháp khác tôi thường xuyên sử dụng đó là đề nghị các em viết thư góp ý ( đây là mẹo tôi học được từ BGH trường Quảng Xương 1), trong thư tôi yêu

cầu các em kể về gia đình, về bản thân , về bạn bè trong lớp ( có em không muốn

kể về gia đình mình nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt thì việc lấy thông tin

từ bạn bè các em rất cần thiết cho GVCN ), nhận xét về ưu nhược điểm của lớp vàgiải pháp của em …… Nhờ những lá thư này mà tôi biết được những hoàn cảnhđặc biệt như em Trịnh Hồng Lý ( 2007- 2010) bố tự tử giữa nhà, anh nghiện nặng,

em Tiến ( 2012-2015) bố đẻ bỏ rơi 2 mẹ con khi em đang là bào thai 2 tháng tuổi,

bố dượng đi tù, em Hoài Thu (2016-2019) bố mẹ li hôn, em phải ở nhà thuê với mẹcùng 2 đứa em nhỏ, Em Phạm Hiệp (2007-2010) bố lấy vợ hai, mẹ bỏ rơi, mẹ kếthường hắt hủi, em có lúc định tự tử Qua những lá thư đó tôi biết được điểmmạnh yếu của lớp, của cá nhân, mong muốn nguyện vọng của các em …Đặc biệt làhoàn cảnh riêng của những học sinh chậm tiến

d.Một biện pháp nữa là tôi luôn tìm cách gắn bó bản thân với hs chậm tiến với tập thể lớp từ những việc nhỏ nhất là những lúc các em gặp khó khăn cần sự giúp đỡ Chính điều đó sẽ tạo ấn tượng sâu đậm cho các em về khái niệm “ cô tau”,

“ lớp tau” Tôi luôn nhớ mãi câu chuyện của cô Nguyệt (Nguyên Phó hiệu trưởng)với chi tiết trong cặp cô luôn có một cái khăn dự trữ để cấp cứu cho lớp nếu lỡkhông mang khăn lau bảng Chính việc làm đó của cô khiến HS sẽ không thể quênđược và càng nể phục cô Cô còn có một cái túi thần kì mà đã cứu nguy cho GVkhông biết bao lần với các sự cố nguy hiểm Do vậy tôi cũng đã vận dụng câu

chuyện của cô với phiên bản mới Trong lớp tôi cho lập một cái hộp đựng kim chỉ

và những thứ của riêng phụ nữ để dành những lúc nguy cấp, từ đầu năm đến nay chiếc hộp đó đã cứu nguy cho HS nữ lớp tôi 3 lần thoát khỏi sự cố HS được an

toàn còn khen cô tâm lí - có biết đâu chính cô mà không nhờ cái túi của cô giáomình thì cũng chưa biết điều gì xảy ra !

Đợt trường tổ chức hội trại kỉ niệm 50 năm thành lập trường lớp tôi có cử mấy

em ở lại trông trại , vừa mệt vừa đói Tôi đã bàn với hội phụ huynh tổ chức nấu ăncho các em thậm chí có nấu cháo gà cho những em thức trông trại, đem chăn cho

Trang 10

mấy em nữ đắp …Đến bây giờ khi đến nhà tôi các em vẫn tranh nhau kể lại thậmchí nhiều em ngồi tiếc vì không được tham gia.

Trong lớp T5 vừa ra trường tôi cũng có một kỉ niệm Trung thu hồi lớp 11 HSnam hì hục tự làm một ngôi sao cao tới tầng 2 phòng học Sau khi tổ chức rồi chụpảnh chán chê cả lớp đi về , mấy chàng mới vờ đầu bứt tai tìm cách đem về nhưng

nó quá to và nặng Tôi đã về nhà đi chợ nhưng đi qua trường vẫn thấy mấy học sinhcủa mình ở đó dù trời đã tối Tôi mới dùng cách mượn xe ba gác để HS đặt ngôisao lên và ngồi sau xe máy để tôi đưa về Em Phương lớp trưởng ngồi sau xe tôi 2tay phải nắm càng xe ba gác, còn 2 em khác ngồi trên xe để giữ ông sao Đoàn xe

cứ rồng rắn đi ngoài đường khiến mọi người chỉ trỏ , có lúc tôi phanh xe mất đà emPhương cứ đập đầu vào đầu tôi đau điếng nhưng cô trò rất vui.Khi về đến nhà các

em nhắn tin cho tôi nói các em không bao giờ quên ngày hôm nay Những việclàm của GV lúc các em cần giúp đỡ , cần hỗ trợ chính là những điểm nhấn giúpmình ghi điểm với các em và từ đó dễ dàng cho việc quản lí giáo dục HS

e Những nguyên tắc riêng dành cho học sinh chậm tiến

* Đối với bản thân, tôi đặt ra cho mình những nguyên tắc trong quá trình giáo dụchọc sinh chậm tiến như sau:

- Không áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các học sinh chậm tiến.Bởi mỗi

cá thể này là một cá tính riêng không hề giống nhau trên nhiều góc độ Do vậy, tôikhông hoàn toàn dập khuôn theo một cách thức mà linh hoạt thay đổi, thậm chíthay đổi cả cách ứng xử của mình để phù hợp với học sinh.Theo các chuyên giatâm lý giáo dục thì phần lớn tính cách nghịch ngợm và mọi hành vi chống đối tronghọc tập của học sinh hầu hết đều bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình như bố hoặc mẹ

ly dị, gia đình khó khăn, bị người lớn bạo hành thể xác hay tinh thần… Nênphương pháp sư phạm tốt nhất đó là người thầy phải thật sự nhẫn nại, thông cảmvới hoàn cảnh của học sinh để có thể cảm hóa được các em

- Không lạm dụng hình thức thông báo với gia đình học sinh về những việc làm vi phạm kỉ luật trường, lớp của các em hay xử phạt quá khắt khe, nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm Như vậy sẽ làm chai lì cảm xúc của học sinh và học sinh sẽ

thể hiện sự chống đối quyết liệt hơn

- Chú ý phát hiện ra những điểm mạnh ở học trò của mình, thường xuyên khen ngợi, động viên [1] như năng khiếu thể thao, năng khiếu văn nghệ và tạo cơ hội để

học sinh được thể hiện năng khiếu đó của mình.Từ đó làm các em tự tin hơn trongviệc hòa đồng với thầy cô và tập thể lớp, dần dần có sự hợp tác đối với các phươngpháp dạy học tích cực của thầy cô

- Khi học sinh vi phạm, Gv không chỉ trích, tách riêng học sinh ra khỏi tập thể để phân tích và lắng nghe.Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm những đúng sai

trong nhận thức và hành động của học sinh vào lúc thích hợp, thầy cô phải thể hiệnniềm tin tưởng vào học sinh, khích lệ được sự phấn đấu của các em

Trang 11

- Sử dụng linh hoạt bản kiểm điểm , tôi thường dùng tên gọi GIẤY GHI NHỚ,

trong đó, tôi để học sinh tự viết sự việc, tự phân tích lí do, cam kết thời gian sửađổi, hoàn thành Thầy cô hãy đứng sau theo dõi và kịp thời điều chỉnh sự thay đổiđó

- Vận dụng linh hoạt “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông” Dù rất gần gũivới các em nhưng luôn phải giữ một khoảng cách nhất định của thầy trò

* Đối với học sinh chậm tiến: Tôi thường áp dụng luật "5 không": Không nói tục, không đánh bạn; không chậm, bỏ giờ; không sai trang phục, không thiếu bài ghi.

Sở dĩ tôi chỉ áp dụng 5 không vì đó là những nguyên tắc căn bản tối thiểu buộc họcsinh luôn nhớ khi hành động Áp dụng phức tạp sẽ khiến các em mệt mỏi khó chịu

và không thực hiện đều đặn

Em Phạm Văn Anh 10C2 (2016-2019) không muốn đi học, lên lớp là ngủ gục,khi tham gia ngoại khóa, tôi biết em có khả năng bóng đá và nhảy giỏi, vậy là emđạo diễn cho tổ mình tiết mục đầy sôi động, các bạn vô cùng thích thú Bản thân

em Anh sau đó tự tin, chăm chỉ hơn để bảo vệ hình ảnh của mình Em Vũ NgọcVăn lớp T5, thường xuyên bỏ học, nhuộm tóc, chơi Game Tôi cùng học sinh lầntìm, biết em bỏ giờ ra chơi tại quán Game Cao Hải , tôi đến, đứng sau nhẫn nại đợi

em chơi cho đến khi phát hiện ra cô đang đứng cạnh mình Tôi khen em thôngminh trong các trận đấu Game, cô thỏa thuận: Nếu mỗi tuần em không bỏ học, làmbài và tiếp thu đầy đủ, cô sẽ nói bố mẹ cho em 2 h chơi Game thỏa thích Đây làchiến thuật "cai từ từ" của tôi Kết quả em bỏ được Game, chú tâm vào học ở lớp

12, đậu ĐH Công nghiệp, hiện nay em Văn là quản lí lao động của Công ty nhiệtđiện Nghi Sơn 1, với mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng

g- Kinh nghiệm trong xử lí HS vi phạm

- Tôi thường chia lỗi của HS thành 2 loại: lỗi thông thường và lỗi cá biệt để có cách

xử lí phù hợp

+ Đối với lỗi thông thường tôi chủ yếu để các em tự nhận ra lỗi của mình ( quênmang đồ dùng học tập, nói chuyện riêng, sai trang phục, quên khóa cửa lớp….) và

cho các em tự chọn hình thức xử phạt Tuy nhiên tôi lại mở cho các em con đường

đó là chưa thi hành “án” ngay ( án treo ) nếu có việc tốt bù lại các em sẽ được xóa

án cũ Nhưng quy chế này chỉ được áp dụng một lần duy nhất [1] Nếu tái phạm sẽ

bị xử phạt nặng Thực ra lỗi thì đã vi phạm rồi dù phạt thế nào thì cũng không thayđổi được lịch sử, cái hướng đến là phải làm sao để các em có ý thức giữ gìn đểkhông vi phạm nữa

Đôi khi GVCN cũng cần dùng mẹo Lớp tôi trước đây HS hay dùng son môi,nếu hỏi các em hay nói đó là màu tự nhiên, son dưỡng không màu… tôi hay đemtheo khăn giấy yêu cầu các em ngậm môi vào khăn là biết ngay có dùng son haykhông Nhờ mẹo này mà nay HS nữ lớp tôi đã quay lại với “ vẻ đẹp tự nhiên”

Trang 12

+ Đối với lỗi cá biệt : phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều, tìm ra điểm yếu của HS

để khai thác nhằm thức tỉnh HS, phối hợp với phụ huynh và nhà trường để giảiquyết

Tôi đã gặp 3 trường hợp HS mắc lỗi cá biệt, có trường hợp tôi thành công nhưngcũng có trường hợp tôi nghĩ đó là thất bại trong công tác chủ nhiệm:

Em Lý ( 2007-2010) yêu sớm với những đối tượng phức tạp, thậm chí còn lập

cả một đội quân chuyên đánh nhau thuê Tôi điều tra và phải dùng tới công an dọađưa em ra pháp luật thì em mới thú nhận và cam kết chấm dứt việc làm của mình,quay lại học tập bình thường để tốt nghiệp THPT

Em Thịnh ( 2010- 2012) đánh bài, cá độ , vay nợ lãi không trả được nên bỏ họctrốn gia đình vào miền Nam Gia đình tìm khắp nơi không được, tìm hiểu qua bạn

bè của em tôi biết em ấy chỉ còn liên lạc với người yêu đang học lớp 9 trườngquảng tân Tôi cùng bố mẹ em đi gặp em nữ đó động viên em thuyết phục emThịnh quay về để sửa chữa lỗi lầm Nhờ sự cố gắng của bản thân, gia đình và sựgiúp đỡ của nhà trường em Thịnh cũng đã tốt nghiệp THPT và đậu cao đẳng côngnghiệp

Em Minh ( C7 khoá 2012- 2013) thường xuyên vi phạm nội quy, tham gia đánhnhau nhiều lần, vô lễ với GV tôi đã cho rất nhiều cơ hội nhưng không thay đổi , tôilàm việc với gia đình yêu cầu em chuyển trường xuống Đặng Thai Mai để làmgương cho những em khác Đây là trường hợp tôi xem đó là thất bại vì không thểgiúp HS chuyển biến

Một thực trạng hiện nay là các em xuất hiện tình cảm cao hơn tình bạn “ yêu”sớm, thậm chí do tác động của môi trường các em rất dễ đi quá giới hạn, nếu khôngphát hiện và có biện pháp kịp thời thì hậu quả cũng rất khó lường Tuy nhiên đâylại là vấn đề hết sức nhạy cảm và cũng đòi hỏi GV CN phải dày công Quan điểmcủa tôi là không cấm ( vì cấm cũng không được) nhưng cũng không khuyến khíchnhưng tôi âm thầm đưa ra những chướng ngại vật ( kiểm tra bài cũ , bài tập với mật

độ dày đặc, tất cả GV dạy lớp tôi đều có sự chăm sóc đặc biệt tới cặp đó, trong cácđợt ngoại khóa , sinh hoạt đều đưa ví dụ về việc yêu hay không yêu khi đang là HScho lớp thảo luận, cử HS ngầm theo dõi về sinh hoạt bên ngoài nhà trường của cáccặp đôi ) nếu đôi nào vượt qua được và vẫn học tốt thì các em tiếp tục duy trì tìnhcảm nhưng phải tuân thủ những nội quy của tôi để không làm ảnh hưởng tới bạn bètrong lớp, tôi gặp riêng em nữ trao đổi thẳng thắn về những ranh giới cần phải giữgìn và nói rõ những nguy cơ nếu các em dám vượt rào Khóa T5 ( 2011- 2013) có

em Hùng và em Hà yêu nhau từ lớp 10, hiện nay sắp tốt nghiệp ĐH nhưng đến giờcác em vẫn giữ được tình cảm.Như vậy có thể khẳng định rằng có thể không ngăncản được việc các em có tình cảm sớm với nhau nhưng bằng sự quan tâm sát sao,

tư vấn và định hướng thì chúng ta vẫn có thể giúp các em tránh được những sai lầmđáng tiếc

* Một số vấn đề cần lưu ý:

Trang 13

+ GVCN phải có sự nhạy cảm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của các em

càng sớm, càng tốt để có kế hoạch phân loại giáo dục học sinh (quan sát cách các

em chi tiêu, giao tiếp, ăn mặc…)

+ Ngoài ra, GVCN phải đi sâu vào tìm hiểu những cá nhân Hs có biểu hiện đặc biệt bằng nhiều cách: Từ việc thăm gia đình học sinh, từ bạn bè cùng lớp, từ sự tăng cường nói chuyện trực tiếp với bản thân học sinh để tìm nguyên nhân thực sự Nói

cách khác là phải chẩn đoán bệnh chính xác để tìm ra thuốc chữa

+ GVCN "không cô lập các em với tập thể bởi tuổi trẻ sống bằng tình bạn, giữa các

em có sự chuyển hóa lẫn nhau rất mạnh mẽ".[2]

+ Dù HS có lỗi nặng cũng không được xúc phạm và làm tổn thương danh dự HS

trước tập thể GVCN càng thận trọng, tinh tế trong việc này thì khả năng giải quyếtvấn đề sẽ càng nhanh chóng và hiệu quả.[3]

+ Đặc biệt, GVCN không được bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của các

em Những chuyển biến tích cực dù nhỏ cũng rất cần được động viên , khích lệ kịpthời, khen ngợi để em có động lực vươn lên

+ GVCN nên xây dựng một khung hình thức kỉ luật từ thấp đến cao, nói rõ cho học

sinh mức vi phạm và biện pháp Từ việc ý thức được khung phạt, Hs có thể điềuchỉnh được hành vi và nhắc nhở nhau cùng thực hiện

+ GVCN cần duy trì kiên nhẫn các kỷ luật đề ra, luôn kiểm tra , không nên nói rồi

bỏ đó

h- Kinh nghiệm tiếp theo là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp

Những HS làm cán bộ lớp thường đứng trước sự khó xử , đó là nếu làm hếttrách nhiệm thì mất lòng bạn bè vì tội “ cái gi cũng mách cô”, được thầy cô thiên

vị Nhiều em bị lớp cô lập, tẩy chay nên chuyển sang làm đối phó với GV để được

an toàn Do vậy để sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp cũng là một vấn đề cầnquan tâm Tôi xác định chọn đội ngũ cán bộ lớp phải là những em gương mẫu, cóbản lĩnh và phải trao quyền thưc sự cho các em, đồng thời phải ủng hộ và sát cánhcùng các em trong công việc, thưởng phạt công minh Nhất là cán bộ lớp mà viphạm thì còn bị phạt nặng hơn Nhờ đó giúp các em tự tin và có tiếng nói trongquản lí lớp Lớp11C3 có em Hương Bí thư là nòng cốt của đội văn nghệ nhà trườngnhưng ở lớp em không gương mẫu bạn bè không phục tôi đã cắt chức Bí thưchuyển cho em khác, từ đó lớp tôi không còn hiện tượng xì xào hay chống đốingầm trong lớp

i- Kinh nghiệm trong việc phối hợp cùng GV bộ môn , cha mẹ

"Giáo dục học sinh là một hoạt động cần có sự phối hợp đều đặn, thống nhất thì mới đạt hiệu quả thuyết phục" [4] GVCN không thể đủ khả năng để nhìn nhận mọi

mặt của học sinh, đặc biết thời gian trên lớp , ở nhà Vì vậy, GV cần có mối liên hệphối hợp đều tay với phụ huynh và thầy cô bộ môn VD: em Đức Việt 10C2 ( khóa2016-2019) ỷ lại mình có tiền do đi chuyển hàng, thích thể hiện nên đã mua thuốc

Trang 14

lá điện tử VAPE(một loại thuốc cai thuốc lá của Trung Quốc, có độc tính gây ungthư gấp 15 lần so với thuốc lá, giá từ 1,5-4 triệu 1 tẩu) để khoe với bạn bè, sau 2tháng Việt gầy đen vì thuốc Mặt khác Việt lôi kéo thêm các bạn vào cuộc Sau khinhận được "mật báo" của các bạn, tôi tức tốc điều tra Kết hợp với bố mẹ, chúng tôi

đã lần tìm được con đường đi đến việc sử dụng thuốc này Việc phân tích và dùngtình thương đưa Việt trở lại là một cậu học sinh vui vẻ, nhiệt tình trong công việc,

có nhiều tiềm năng trong học tập GVCN cũng kết hợp với ban điều tra của Trường

để làm rõ sự việc, khiến học sinh tâm phục, khẩu phục Để chứng thực sự tiến bộcủa Việt, tôi phối hợp đặc biệt với 3 thầy cô ôn khối, có biện pháp theo dõi, kèmcặp mềm mỏng Kết quả là Việt tiến bộ trông thấy Thi khảo sát khối C đạt 22điểm/3 môn Trong khi trước đó chỉ đạt 16 điểm

k- Kinh nghiệm trong công tác động viên khích lệ HS : Tầm quan trọng của việc đến thăm gia đình học sinh.

Một trong những thành công có tính thuyết phục cao của công tác chủ nhiệm

là thăm gia đình học sinh Trước hết, đây là một chủ trương được nhà trường đềnghị Song bản thân tôi đã tiến hành trước đó Xuất phát từ một lần bị điểm kém,tôi được cô giáo đến thăm, tưởng rằng cô đến để vạch tội Không ngờ những lờikhen ngợi, sự ân cần và lời khuyên của cô đã khiến tôi chuyển biến mạnh mẽ Tôiluôn biết ơn cô giáo chủ nhiệm vì điều đó Vì vậy, khi chủ nhiệm, tôi đặt mục tiêucho bản thân, mỗi năm phải thăm được ít nhất 15 lượt học sinh Những học sinh

được ưu tiên thăm trước là: Học sinh chậm tiến, học sinh mồ côi, học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Những học sinh này rất

cần đươc quan tâm, chia sẻ Nhờ thăm học sinh, tôi biết được hoàn cảnh emNguyễn Trọng Cường lớp T5(2008-2011) mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai chị em sốngnuôi nhau Em Cường sức khỏe yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học Vậy

là, có một cuộc ủng hộ âm thầm trong lớp và các thầy cô Có một đội các bạn họctốt luôn chủ động kèm cặp giúp đỡ Kết quả, Cường đậu Tốt nghiệp, học nghề cắttóc và trở thành một thợ chuyên nghiệp có thu nhập cao Hàng năm, nhận được bóhoa em tặng nhân ngày nhà giáo, đó là nguồn cỗ vũ lớn lao cho tôi tiếp tục côngviệc ý nghĩa của mình Thăm gia đình em Dung 10C2 (2016-2019) để biết thêm bố

em bị bệnh về thần kinh, mẹ cao tuổi nuôi chồng và con bằng việc đồng áng vất

vả-do đã quá tuổi lao động Từ đó, GV quan tâm nhiều hơn, động viên em nỗ lực hơn,cuối năm Dung đạt học sinh tiên tiến, đã trở nên tự tin hơn hẳn khi tiếp xúc với bạn

l Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…

"Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham

Trang 15

gia vào công tác giáo dục học sinh Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng" [ 5] Biện pháp của tôi là thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại

khóa cho học sinh , tổ chức hoạt động từ thiện VD : Quyên góp quần áo, sách vởcho chương trình "Đông ấm xứ Thanh" , hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Trung tâm cứu trợ

xã hội tại Quảng Hợp dù chỉ là những giá trị vật chất nhỏ, song góp phần nuôidưỡng lòng nhân ái, giáo dục sự chia sẻ quan tâm, yêu thương con người của mỗihọc sinh

- Một kinh nghiệm khác của tôi trong giáo dục kỹ năng sống cho hs lớp chủ nhiệm

là tôi tăng cường sự gắn kết các em với tập thể lớp bằng việc tôi thường tổ chức ngoại khóa cho HS, ít nhất mỗi khóa một lần Tất nhiên tổ chức ngoại khóa sẽ rất

vất vả cho GVCN nhưng vô cùng hiệu quả Nhưng vấn đề đặt ra là GVCN phảikhéo léo gắn ngoại khóa vào mục tiêu giáo dục HS Tôi nhận thấy HS bây giờ bị

áp lực học tập đè nặng , các em cần có một sân chơi để giải tỏa áp lực, giải phóngnăng lượng bản thân và tự tin thể hiện cá tính do vậy khi tôi đặt vấn đề ngoại khóacác em rất hào hứng nhưng tôi kèm theo điều kiện là sau ngoại khóa phải đặt chỉtiêu phấn đấu về học tập và nề nếp như thế nào – giống như một bản hợp đồng côtrò kí kết với nhau Và đúng là sau ngoại khóa HS thấy công sức của GV đã bỏ ra

vì các em như thế nào nên các em đều tự giác thực hiện phần hợp đồng của mìnhmột cách vui vẻ và tự nguyện Quan nhất là các em đã được đánh thức về tính đoànkết, ý thức khẳng định giá trị bản thân và tập thể lớp

2.4 Hiệu quả của sáng kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

- Các lớp chủ nhiệm có học sinh chậm tiến mà tôi từng chủ nhiệm nêu trên đều đểlại rất nhiều cảm xúc trong tôi Có một quy luật tình cảm mà tôi nhận ra đó là, trongtâm hồn các em, tôi không xa lạ, mà là một người bạn, người cô đáng tin cậy để khicần hỏi ý kiến, các em mạnh dạn nói thật những điều khó nói Và cô trò lại cùngtìm cách tháo gỡ Mặt khác, thời gian qua đi, nhưng những học sinh thường lui tớithăm chúng tôi với tình cảm thân thương vẫn là những học sinh chậm tiến Và tôinhận thấy, những va vấp đầu đời đã giúp các em trưởng thành hơn, chín chắn hơnkhi có sự giúp đỡ chân thành của tôi

- Xét kết quả thực tế ở lớp 10C2 năm nay Kết quả thi đua qua 4 đợt được cải thiệndần Từ một lớp có học sinh tham gia đánh nhau, học sinh chậm tiến 5 em, cuối

Ngày đăng: 20/11/2019, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w