Cải cách bộ máy hành chính nhà nước là một nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Bất kỳ mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nào, tại thời điểm nào cũng bao hàm trong nó tính kế thừa. Trong bất cứ hoạt động nào của thực tiễn đều có sự lưu giữ bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc, đặc biệt trong các vấn đề về nhà nước. Mô hình bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng cho thấy có sự kế thừa các bài học từ lịch sử. Việc kế thừa đó có thể là tiếp tục vận dụng bài học đó trong thực tiễn ngày nay hay loại bỏ chúng do tính không đúng đắn, phù hợp. Bởi sự kế thừa đều mang một mục đích là làm cho bộ máy đó được tổ chức một cách khoa học hơn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, luận văn khẳng định cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là cuộc cải cách thành công và có giá trị to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước và đối với các triều đại kế tiếp. Thứ hai, luận văn khẳng định tư tưởng cải cách của vua Lê Thánh Tông còn có giá trị đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, những tư tưởng đó có thể được học tập, kế thừa. Đồng thời, luận văn phân tích những bài học từ cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đã được kế thừa trong cải cách hành chính hiện nay. Thứ ba, luận văn đã đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục kế thừa giá trị của cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đối với cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DANH THỊ HUỆ
C¶I C¸CH Bé M¸Y HµNH CHÝNH D¦íI TRIÒU VUA L£ TH¸NH T¤NG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DANH THỊ HUỆ
C¶I C¸CH Bé M¸Y HµNH CHÝNH
D¦íI TRIÒU VUA L£ TH¸NH T¤NG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 8380101.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ DUYÊN THẢO
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Danh Thị Huệ
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LỊCH SỬ, TƯ TƯỞNG CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG 7
1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội trước cuộc cải cách 7
1.1.1 Bối cảnh lịch sử 7
1.1.2 Bối cảnh kinh tế 7
1.1.3 Bối cảnh chính trị 10
1.1.4 Bối cảnh xã hội 12
1.2 Cơ sở tư tưởng của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 14
1.2.1 Quan tâm đời sống nhân dân, tôn trọng, bảo vệ con người là gốc của việc trị nước 14
1.2.2 Đề cao việc tuyển chọn, sử dụng người tài trong tổ chức và hoạt động của nhà nước 14
1.2.3 Xây dựng nhà nước trung ương tập quyền 14
1.2.4 Trị nước bằng pháp luật đi đôi với xây dựng bộ máy hành chính mạnh 15
1.3 Đặc điểm, mục đích của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 16
1.3.1 Đặc điểm của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 16
1.3.2 Mục đích của cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông 20
1.4 Ý nghĩa cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG 27
2.1 Nguyên tắc, định hướng cải cách 27
2.2 Các khía cạnh cải cách cơ bản 27
Trang 52.2.1 Cải cách bộ máy 27
2.2.2 Cải cách hoạt động 35
2.2.3 Cải cách chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ quan lại công chức 46
2.3 Đánh giá 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ CÓ THỂ KẾ THỪA CỦA CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ THỪA 62
3.1 Những giá trị có thể kế thừa của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 62
3.1.1 Cải cách bộ máy hành chính nhà nước là điều kiện để chấn hưng đất nước, phải thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng 62
3.1.2 Bộ máy hành chính nhà nước phải thống nhất, hoạt động có sự phân công, phối hợp và giám sát lẫn nhau 63
3.1.3 Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ quan lại 65
3.1.4 Đề cao trách nhiệm cá nhân và đạo đức công vụ 67
3.1.5 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài 68
3.1.6 Mở rộng đối tượng áp dụng “hồi tỵ” 69
3.1.7 Coi trọng phòng, chống tham nhũng 71
3.1.8 Quản lý làng xã 72
3.2 Mối tương quan giữa các giá trị của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông với cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay 76
3.2.1 Những giá trị đã được kế thừa trong quá trình cải cách bộ máy hành chính ở Việt Nam 76
3.2.2 Những hạn chế của bộ máy hành chính 101
3.2.3 Yêu cầu, quan điểm và định hướng tiếp tục kế thừa giá trị của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đối với cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay 102
3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục kế thừa giá trị của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông với cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay 111
Trang 63.3.1 Cải cách, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước đồng bộ, toàn diện
nhưng có trọng tâm, trọng điểm ở từng nội dung, lựa chọn đúng khâu đột
phá cốt lõi 111
3.3.2 Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện hệ thống thể chế, luật pháp tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính 112 3.3.3 Cải cách cơ cấu biên chế tổ chức gắn liền với cải cách chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước trong một thể thống nhất 113
3.3.4 Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở 114
3.3.5 Xây dựng mô hình và quy mô tổ chức bộ máy hành chính phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan, đơn vị, địa phương 114
3.3.6 Chú trọng hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở 115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chính quyền địa phương dưới thời Lê Thánh Tông 34 Bảng 2.2 Quan chế dưới triều Lê Thánh Tông 51 Bảng 2.3 Trợ cấp bằng tiền và đất của hàng quý tộc và công chức cao cấp 53 Bảng 2.4 Các tội phạm và tiền tạ tội đối với quan lại dưới triều vua Lê
Bảng 2.5 Những điều luật liên quan đến xử lý hối lộ, tham nhũng trong
Quốc triều hình luật 55
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách hành chính, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và
có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Cải cách hành chính nhằm làm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Một nội dung quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay là cải cách bộ máy hành chính nhà nước Đây là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao Ở Việt Nam, cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được khẳng định tại Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khóa VII tháng 1 năm 1995
Ngày nay, cải cách hành chính trong đó có cải cách bộ máy hành chính là một lĩnh vực được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm Các quốc gia đều coi cải cách hành chính là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội, đồng thời thông qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, tăng khả năng phát triển kinh tế - xã hội Cải cách hành chính ở các quốc gia khác nhau thì mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên các cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau Tuy nhiên, tựu chung lại đều
có chung mục tiêu là xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, hướng đến phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu chung đó
Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, cần phải kết hợp tri thức của khoa học hành chính hiện đại với tinh hoa truyền thống của dân tộc Bởi lẽ, bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và
hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử, Hơn nữa, trong quá trình phát triển đất nước, lịch sử luôn đem lại cho chúng ta những bài học quý báu, giúp giải quyết tốt hơn những vấn đề đặt ra hiện nay
Trang 9Xuất phát từ ý nghĩ này, học viên lựa chọn đề tài: “Cải cách bộ máy hành
chính dưới triều vua Lê Thánh Tông” Trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt
Nam, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách bộ máy hành chính sâu rộng và thành công trên cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh Cuộc cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đến nay còn để lại nhiều giá trị hiện đại mà khi nghiên cứu chúng, chúng ta có thể tìm ra những bài học kinh nghiệm, góp phần xây dựng bộ máy hành chính nhà nước vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc Trong khi đó, bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay còn tồn tại khá nhiều bất cập mà cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đã giải quyết rất hợp lý và hiệu quả
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là một đề tài nghiên cứu không mới, mặc dù vậy, nó đã và đang được nhiều chuyên gia nghiên cứu sử học và các cán bộ thực tiễn quan tâm ở các góc độ khác nhau
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông được đề cập trong bộ
thông sử “Việt Nam sử lược” của tác giả Trần Trọng Kim, xuất bản năm 1919
Trong bộ thông sử này, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông mới chỉ được giới thiệu sơ lược trong khoảng hơn 10 trang giấy
Năm 1963, cuốn sách “Tổ chức chính quyền dưới thời Lê Thánh Tông (1460 -1497)”
của tác giả Lê Kim Ngân được xuất bản năm 1963, đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên đề cập đến cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông Trong sách, tác giả mới chỉ đề cập đến những cải cách đối với bộ máy hành chính các cấp dưới triều vua Lê Thánh Tông Ngoài ra, các tư tưởng lớn của nhà vua về hành chính và cải cách hành chính, cải cách quan chế chưa được nghiên cứu
Cuốn sách “Suy nghĩa về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông”
xuất bản năm 1997, của tác giả Trương Hữu Quýnh cũng đã đề cập đến nội dung cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Tác giả đưa ra nhận xét cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã tạo ra một hệ thống hành chính thống nhất từ trung ương xuống dưới trong phạm vi cả nước, gọn gàng, chức trách tương đối phân minh đảm bảo được sự chỉ đạo và quyền lực tập trung của trung ương Mô hình tổ chức
bộ máy hành chính này cũng là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quan chủ phong kiến đương thời
Trang 10Cuốn sách “Lê Thánh Tông - Vị vua anh minh, nhà canh tân xuất sắc” xuất
bản năm 1997, của luật sư Lê Đức Tiết đã đề cập đến cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông ở các khía cạnh: cải cách bộ máy chính quyền, cải cách quan chế, cải cách pháp luật và cải cách về quốc phòng Ở cuốn sách này, tác giả đi sâu phân tích nội dung cải cách hệ thống bộ máy hành chính nhà nước và cải cách về quan chế ở các nội dung: chế độ tuyển chọn, sử dụng quan lại, chế độ kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật Tác giả thể hiện rất rõ nội dung trong sự nghiệp cải cách hành chính, vua Lê Thánh Tông thực hiện cải cách bộ máy hành chính gắn với cải cách con người trong bộ máy ấy, bởi con người là nhân tố quyết định thành
công của cải cách Cuốn sách được tái bản và bổ sung năm 2007, mang tên “Lê
Thánh Tông - Vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại”
Trong cuốn: Sử học và hiện thực, tập II: “Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn
trong lịch sử Việt Nam” của GS Văn Tạo xuất bản năm 2000 có bài: “Cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông - xây dựng một nhà nước phong kiến thịnh trị” Bài
viết của tác giả đã đánh giá cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là một trong ba cuộc cải cách hành chính nổi bật nhất trong lịch sử hành chính Việt Nam Tác giả đã phân tích tương đối sâu sắc yêu cầu của lịch sử dẫn đến cải cách hành chính và các nội dung về phân cấp quản lý đất đai, xây dựng cơ cấu tổ chức hành chính mới và cải cách quan chế
Những năm gần đây, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông càng được quan tâm hơn Có rất nhiều bài nghiên cứu, luận văn, luận án đề cập đến nội dung này và hầu như đều soi chiếu đến công cuộc cải cách hành chính nhà nước
hiện nay Có thể kể đến như: bài nghiên cứu:“Quan chế dưới triều vua Lê Thánh
Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế, đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 29, số 2 năm 2013 Bài viết: “Tuyển chọn, sử dụng
quan lại triều vua Lê Thánh Tông - bài học cho việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hiện nay” của tác giả Huỳnh Thị Sinh Hiền và Huỳnh Thị Cẩm Hồng
đăng trong Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, Tập 54, số 1D, năm 2018
Luận án tiến sĩ của TS Bùi Huy Khiên: “Những bài học từ hai cuộc cải cách hành
chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh” đã nghiên cứu rất sâu về
các nội dung cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông, đó là: cải cách bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ quan lại, đồng thời tác giả chỉ ra mười
Trang 11bài học từ cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh Tác giả khẳng định: cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là dấu mộc quan trọng, là điểm sáng trong lịch sử cải cách hành chính ở Việt Nam; đã để lại di sản tư tưởng và những bài học cải cách hành chính bổ ích về nhiều phương diện để chúng ta học tập, kế thừa
Điểm chung của những bài nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ là gợi mở những giá trị hiện đại của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và một số bài học có thể nghiên cứu kế thừa và áp dụng Tuy nhiên, trên thực
tế, trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, chúng ta đã tiếp thu và kế thừa khá nhiều nội dung của cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông Có những vấn đề chúng ta giải quyết tương đối tốt, bên cạnh đó vẫn còn những mặt chưa được nghiên cứu áp dụng hay đã áp dụng nhưng không đạt kết quả mong muốn
Cũng từ các nội dung trên, thấy rằng điểm chung của hầu hết các công trình, bài viết nghiên cứu về cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là đều đưa
ra được những giá trị của cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đối với cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên chưa khái quát được những yêu cầu, quan điểm và định hướng để tiếp tục kế thừa giá trị đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cuộc cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lịch sử, tư tưởng của cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông; cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính và cải cách quan chế
4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ được các khía cạnh cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông: cải cách tổ chức và hoạt động của
bộ máy hành chính và cải cách quan chế để rút ra những bài học kinh nghiệm và đánh giá việc vận dụng những bài học đó nhằm góp phần thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta hiện nay theo hướng hiệu lực, hiệu quả Đồng thời luận văn hướng đến đưa ra được một số kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục kế thừa những bài học kinh nghiệm của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đối với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay
Trang 12Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Phân tích nội dung cuộc cải cách bộ máy hành chính nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông trên các mặt: cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính và cải cách quan chế
- Thông qua nghiên cứu cuộc cải cách bộ máy hành chính nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông, học viên khái quát một số bài học kinh nghiệm đối với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay
- Đánh giá về các nội dung chúng ta đã và đang kế thừa những bài học kinh nghiệm trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay
- Nghiên cứu kiến nghị một số biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục kế thừa những bài học kinh nghiệm của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về cuộc cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông, học viên vận dụng nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử Đồng thời, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng cho rằng vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân
Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó Giữa vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh đạo luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau
Khi nghiên cứu, học viên cũng vận dụng quan điểm toàn diện, phát triển và lịch
sử - cụ thể Do giai đoạn lịch sử nào cũng đều chịu sự chi phối, tác động của các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội nên khi nghiên cứu cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông học viên đã đặt trong bối cảnh lịch sử thời kỳ đó và nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, không áp đặt cách nhìn của thời đại ngày nay
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận, phương pháp thống kê Trong quá trình
Trang 13nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn khẳng định cuộc cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là cuộc cải cách thành công và có giá trị to lớn đối với đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước và đối với các triều đại kế tiếp
Luận văn khẳng định tư tưởng cải cách của vua Lê Thánh Tông còn có giá trị đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, những tư tưởng đó có thể được học tập, kế thừa
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Chương 2: Nội dung cơ bản của cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua
Lê Thánh Tông
Học viên tập trung nêu lên các khía cạnh cơ bản của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông: cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, cải cách chế độ quan lại và đánh giá về cuộc cải cách đó
Chương 3: Những giá trị hiện đại của cải cách bộ máy hành chính dưới triều
vua Lê Thánh Tông và định hướng kế thừa
Thông qua việc nghiên cứu cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông, học viên khái quát một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách; phân tích những nội dung đã được kế thừa và đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục kế thừa những giá trị của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đối với cải cách hành chính hiện nay
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LỊCH SỬ, TƯ TƯỞNG CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG
1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội trước cuộc cải cách
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
Sau một thời kỳ hoàng kim trong xây dựng và phát triển đất nước và đánh đuổi giặc Mông - Nguyên, vào cuối thế kỷ XIV nhà Trần bắt đầu suy yếu Lợi dụng
sự tín nhiệm một cách mù quáng của các vua và Thái thượng Hoàng triều Trần, năm
1400 Hồ Quý Ly chính thức phế bỏ Trần Thiếu Đế, tự xưng làm vua lập ra triều đại nhà Hồ, lấy quốc hiệu Đại Ngu
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực cải cách nhằm vực dậy xã hội và nhà nước đang trượt trên sườn dốc của sự suy tàn, rệu rã, nhưng do để mất đi “lòng dân” - nền tảng
cơ bản nhất, đồng thời gặp phải sự phản kháng của các lực lượng phản Hồ phục Trần, nhà Hồ đã không đứng vững được trước sự xâm lược của giặc Minh Năm 1407, nhà Minh (Trung Quốc) dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” đưa quân sang xâm lược, cha con Hồ Quý Ly bị bắt, vương triều Hồ sụp đổ, đất nước nhanh chóng bị đặt dưới ách
đô hộ của nhà Minh, đất nước bị biến thành quận huyện của Trung Quốc Tháng 7 năm 1407, nhà Minh đổi Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, thiết lập bộ máy cai trị phong kiến quân sự hà khắc Trên cơ sở bộ máy bạo lực to lớn hung bạo, giặc Minh đàn áp, bóc lột, đồng hóa nhân dân ta một cách tàn bạo Nhưng với truyền thống kiên cường, quật khởi, ý chí độc lập mạnh mẽ, nhân dân ta không khuất phục đã liên tục đứng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409), khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1413) ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của nhà sư Phạm Ngọc (1419 -1420) ở Quảng Ninh lan ra khắp miền Đông Bắc Tuy những cuộc khởi nghĩa này đều thất bại nhưng đã giáng đòn mạnh vào nền thống trị của quân Minh, tạo tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo bùng nổ năm 1418, thắng lợi năm
1427 Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập vương triều Hậu Lê, lấy lại quốc hiệu là Đại Việt Ngay sau khi lên ngôi, Lê Lợi bắt tay vào xây dựng chính quyền mới, tái lập nền hành chính trên một đất nước bị tàn phá nặng nề
1.1.2 Bối cảnh kinh tế
Trong hai mươi năm đô hộ, giặc Minh đã tăng cường bóc lột về kinh tế một cách triệt để khiến nền kinh tế Đại Việt suy thoái trầm trọng Nhà Minh thực hiện hai chính sách lớn là chính sách tô thuế nặng nề và chế độ lao dịch cưỡng bức
Trang 15Chính sách thuế khóa của nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ có hai ngạch thuế chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp
Năm 1414, nhà Minh tăng thuế ruộng lên 3 lần Ngoài thuế ruộng, nhà Minh đặt ra nhiều thứ thuế đánh vào các ngành thủ công nghiệp, người buôn bán, thuế khai thác ao đầm, Năm 1415, chúng bắt phu khai thác các xưởng mỏ vàng bạc, bắt voi trắng, mò trân châu Năm 1418, mở công trường mò ngọc trai, tìm kiếm hương liệu, bắt dân săn bắt chồn trắng, hươu trắng, voi trắng, tìm rùa chín đuôi, chim đậu ngược, vượn bạc má, trâu, rắn để nộp
Về thủ công nghiệp, hầu hết các ngành nghề như: tơ tằm, dệt vải, đánh cá, làm mắm, làm muối đều phải nộp thuế Trong các thuế thủ công nghiệp, nhà Minh độc quyền việc khai thác, buôn bán muối
Cùng với chế độ thuế khóa hà khắc là chế độ lao dịch nặng nề Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi bị cưỡng bức lao dịch xây công thự, thành quách, dịch trạm, cầu cống ở các phủ, huyện trong cả nước Chúng còn ra lệnh bắt phải nộp người có học, thợ giỏi thông thạo các ngành nghề để đưa về Trung Quốc Ngoài ra, các công trường khai mỏ, mò ngọc trai cũng thu hút nguồn lao động khá lớn mà chính quyền đô hộ đã bắt nhân dân ta phải cung ứng trong điều kiện lao động cưỡng bức khắc nghiệt
Ngay sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua Sau hai mươi năm dưới ách đô hộ của nhà Minh và mười năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định cuộc sống của nhân dân là những vấn đề vua Lê Lợi đặc biệt quan tâm Để khuyến khích nhân dân sản xuất, khôi phục kinh tế, ngay sau khi lên ngôi vua, ông
đã thi hành một số biện pháp tích cực, như: miễn thuế ruộng, đầm ao, bãi dâu cả nước trong 2 năm; thực hiện chính sách quân điền, chính sách ngụ binh ư nông
Năm 1427, vua truyền lệnh cho những kẻ phiêu bạt phải về lại quê cũ để canh tác, kẻ ông tuân theo sẽ bị phạt nặng Sau chiến tranh, Lê Lợi tổ chức cho quân lính về sản xuất nông nghiệp, “vua cho 150.000 người xuất ngũ về làm ruộng Trăm nghìn người còn lại không phải lúc nào cũng lo việc nhà binh Số người này được chia làm năm đội để có thể luân phiên nhau trực Trong khi đội thứ nhất trực, bốn đội khác sẽ lao vào việc đồng áng [19, tr 258] Việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình
Khi hoạch định chính sách kinh tế, Lê Lợi đã nhìn thấy một thực trạng bất
Trang 16bình đẳng đang tồn tại trong xã hội đó là sự chênh lệch giàu, nghèo về tài sản, về mức sống nghịch lý giữa các hạng người, cần phải điều chỉnh lại Sau khi thực hiện thống kê dân số và ruộng đất vào năm 1428, ngày 22 tháng Giêng âm lịch năm Kỷ Dậu (1429) vua ra lệnh:
Người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu Người đi chiến đấu không có một tấc đất mà ở, còn những kẻ du thủ du thực, không có ích gì cho nước lại có quá thừa ruộng đất, hoặc đi làm nghề trộm cướp Thành ra không có ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham phú quý mà thôi Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, từ đại thần trở xuống, dưới đến người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên [19, tr 258]
Vua ra lệnh xã nào có nhiều ruộng đất nhưng phải bỏ hoang vì thiếu người canh tác thì phải để cho người không có ruộng ở xã khác đến cày cấy
Chính sách quân điền ra đời đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Mặt khác điều quan trọng hơn đó là tạo điều kiện cho việc phát triển chế độ tư hữu về ruộng đất một cách phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Thứ hai là vừa tạo được điều kiện cho cơ sở của kinh tế địa chủ phát triển vừa kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Bên cạnh nông nghiệp, ngành thủ công và thương mại cũng dần được khôi phục Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, Nguyễn Trãi trong Dư địa chí
có nói đến nghề gốm Bát Tràng, nghề nhuộm Huê Cầu, tơ lụa Thanh Oai, dệt Sơn Tây, gấm vóc Lạng Sơn, lễ phục Nghệ An Tại các trung tâm đô thị xuất hiện các phường thợ thủ công Nhà vua cố gắng phát triển việc trao đổi trong nước bằng cách thống nhất tiền tệ Khi Lê Lợi mới lên ngôi, nhà vua quyết định đúc tiền đồng và ấn định một tiền là năm mươi đồng tiền năm 1439, một tiền được nâng lên thành sáu mươi đồng Việc lưu hành tiền tệ phản ánh sự thịnh vượng chung, lên đến mức vua Nhân Tông đã có thể cấp lương bổng hằng năm bằng tiền thêm vào số thù lao bằng đất mà các quan lại được hưởng [19, tr 260]
Cơ cấu kinh tế - xã hội phát triển chưa vững chắc Từ sau khi giành quyền tự
chủ, làng xã Việt Nam là một thiết chế có tính tự trị và tự quản cao Hầu hết ruộng đất công của nhà nước đều do làng xã quản lý và chia cho nông dân công xã theo tục lệ của làng Như vậy, xã hội phong kiến nước ta luôn chịu sự tác động và ít nhiều mang đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á, trong đó có đặc trưng về
Trang 17ruộng đất công làng xã Các làng xã mang nặng tính tự trị, tự quản, vẫn trực tiếp nắm quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo luật tục của làng, mặc dù phải chịu dưới quyền sở hữu của nhà nước Nhà nước Lê sơ từ Lê Thái Tổ đến Lê Nghi Dân (1428 -1460), tuy đã thực hiện được một số biện pháp và chính sách nhằm xác lập quyền sở hữu tối cao của Nhà nước về ruộng đất vẫn chưa hoàn toàn được xác lập Quan hệ sản xuất địa chủ - nông dân lệ thuộc vẫn chưa trở thành quan hệ kinh
tế chủ đạo thống trị trong xã hội Do đó, chế độ quân chủ quan liêu vẫn chưa có cơ
Ở địa phương, năm 1428, Lê Lợi chia lại đất nước thành 5 đạo, mỗi đạo do Hành khiển đứng đầu, dưới đạo là lộ như thời Trần Các lộ về mặt quy mô không đồng đều Dưới lộ là huyện, châu, xã Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn 100 người trở lên, xã vừa 50 người trở lên và xã nhỏ 10 người trở lên
Nhìn chung, thời kỳ đầu nhà Lê sơ vẫn xây dựng bộ máy nhà nước trên cơ sở bộ máy của triều đại Lý, Trần nhưng đã có một bước tiến về mức độ tập trung chính quyền
Trang 18Đặc điểm của bộ máy hành chính giai đoạn này còn nhiều cấp trung gian, bên cạnh đó, tổ chức bộ máy hành chính chưa thực sự chặt chẽ, hoàn chỉnh và còn mang tính phân tán Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV Như vậy, trong hoàn cảnh mới, thiết chế chính trị đó vẫn tiếp tục được duy trì đã không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại nên cải cách tất yếu phải diễn ra
Thứ hai, khủng hoảng cung đình
Ngay trong những năm đầu trị vì đất nước của Lê Lợi - vị vua đầu triều Hậu Lê (1428-1433), đã xuất hiện những mầm mống khủng hoảng Nguy cơ bên ngoài tạm yên, mối họa bên trong bắt đầu âm ỷ Các công thần triều Lê như Nguyên Chích, Lê Sát, Lê Ngân, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi lần lượt bị khép vào tội chết vì những nguyên cớ khác nhau Về Lê Thái Tổ, Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình: “Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay, thi hành chính sự thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ, huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp Song đa nghi, hiếu sát đó là chỗ kém” [35, tr 14]
Lê Thái Tổ băng hà, Thái Tông nối ngôi (1433-1442) Lê Thái Tông đã làm cho tình hình đất nước, xã hội lún sâu vào những rối ren Thái Tông nối ngôi lúc còn trẻ, làm nhiều điều thất thường, ưa xu nịnh Thoạt đầu, Lê Thái Tông phong tước kế vị Hoàng thái tử cho con cả là Nghi Dân nhưng sau do say đắm nhan sắc và nghe lời xiểm nịnh của Thứ phi Nguyễn Thị Anh cùng lũ hoạn quan, Lê Thái Tông phế truất ngôi kế vị ngai vàng của con cả là Nghi Dân, phong Bang Cơ là con thứ, con đẻ của Thứ phi Nguyễn Thị Anh là Hoàng thái tử kế vị ngôi vua Hành vi của
Lê Thái Tông bị xem là đi ngược với quan điểm truyền thống Nho giáo, ngược với đạo lý lâu đời của ý thức hệ phong kiến, là mầm mống của loạn tranh giành ngai vị
về sau Các quan đầu triều, các công thần, lão tướng, những ai dám đứng ra ngăn cản vua đều bị thất sủng, bị lưu đày nơi quan ải, hoặc bị giết chết
Lê Thái Tông chết, Bang Cơ lên ngôi (1442-1459) khi mới 2 tuổi, Thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm trị nước Thái hậu cùng anh trai mình là Nguyễn Phù
Lộ và bọn nịnh quan: Tạ Thanh, Lương Dật, lập thành phe phái khống chế, lũng loạn triều chính, đàn áp những người không cùng phe cánh Chốn quan trường, người có đức có tài xa lánh; bọn vô tài, kém đức lộng hành, nhũng nhiễu dân lành
Tháng 10 năm 1459, Nghi Dân cùng Lê Đắc Ninh đột nhập hoàng thành giết vua và Thái hậu rồi tự xưng làm vua Nghi Dân tại vị được 8 tháng Do tính tình tàn bạo, hay chém giết vô cớ nên triều đình oán giận
Trang 19Cung vương Khắc Xương là con thứ ba của Lê Thái Tông được triều thần bàn định tôn lên ngôi vua nhưng lo sợ nguy hiểm nên một mực từ chối ngai vàng
Thứ ba, sự nghiệp thống nhất đất nước bị đe dọa, giặc ngoại xâm tràn đến
Ở phía Nam, mối quan hệ hòa hảo với người Chiêm Thành kéo dài suốt triều đại Lê Thái Tổ, đến thời vua Lê Thái Tông, người Chiêm Thành bắt đầu kéo quân đến cướp phá, tàn sát dân chúng Ở phía Tây, người Lão Qua, người Bồn Man cùng nổi lên cướp phá, giết người không chùn tay khiến nhân dân khắp miền Hưng Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa trở nên khốn đốn, kiệt quệ nhiều năm Ở vùng biên giới phía Bắc, nhà Minh bành trướng thế lực, lôi kéo, xúi giục một số tù trưởng phản động nổi lên chống lại triều đình
1.1.4 Bối cảnh xã hội
Thứ nhất, Phật giáo xuống dốc, Nho giáo thắng thế
Trong thời gian đô hộ, nhà Minh một mặt phá hủy văn hóa cổ truyền của dân tộc ta, mặt khác, tích cực truyền bá văn hóa Trung Quốc Từ năm 1410, nhà Minh cho mở trường học ở phủ, châu, huyện nhưng “nhất luật đều theo quy chế Trung Quốc” Song song với mở trường học, các sách kinh điển của Nho gia như Tứ thư, Ngũ kinh được nhà Minh truyền bá rộng rãi Như vậy, nhà Lê, dù muốn hay không muốn cũng đã phải tiếp nhận Nho giáo chính thức của Trung Quốc Trước thực trạng Phật giáo đã trên đà xuống dốc từ gần một thế kỷ nay và xuống dốc càng nhanh khi nhà Minh áp dụng chính sách ngu dân, “Đa số tăng sĩ vì ít học nên không còn hiểu được cốt lõi của giáo lý Phật vốn đã bị biến dạng bởi Đạo giáo và phái Mật Tông Để trốn tránh lao động nhiều người tới nương cậy nhà chùa, tại đây, họ được miễn thuế
và có thể sống bằng của bố thí” [19, tr 256] Tình trạng này trở nên phổ biến đến nỗi sau khi lên ngôi, “năm 1429, Thái Tổ bắt tất cả các tăng đạo phải qua một cuộc thi, ai
đỗ thì cho tiếp tục làm tăng đạo, người không đỗ thì phải hoàn tục [19, tr 256]
Thứ hai, rối loạn kỷ cương, phép nước
Dưới triều đại của các vị vua đầu nhà Lê nạn cường hào, ác bá tác yêu, tác quái ở địa phương mà triều đình không hề hay biết hoặc có biết nhưng bất lực Ở triều đình, vua mất đi quyền lực, quan lấn át vua, kéo bè, kéo cánh bàn cách sát hại những trung thần, lão tướng, những người có đức, có tài Bên cạnh đó, tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi xa hoa khá phổ biến Tình trạng tham nhũng đã manh nha từ thời vua Lê Thái Tổ và khởi phát từ thời vua Lê Thái Tông trở về sau Các đời vua thời Lê sơ trong thời gian trị vì của mình đều có những văn bản đề cập
Trang 20đến nạn tham nhũng thể hiện rõ nạn tham nhũng đã làm nghiêng lay tư cách đạo đức của đội ngũ quan lại và nền chính trị nước nhà Năm 1448, vua Lê Nhân Tông có dụ truyền rằng: “Nhà nước đã cấp bổng lộc theo thường lệ để gây nuôi đức tính thanh liêm, lại có pháp luật chung để mọi người tuân giữ Thế mà ngày nay còn có những
kẻ không giữ phép nước, ăn hối lộ, làm việc riêng tư Những khách qua đường chẳng
ai là không than oán”[31, tr 913] Năm 1449, nạn hạn hán xảy ra, nhà vua ra chiếu tự xét mình, trong đó có đề cập đến tệ tham nhũng, nạn hối lộ:
Các tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét các thú lệnh không biết vỗ nuôi nhân dân, chỉ lo bòn vét quan coi hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha các nhà quyền quý cậy thế ra oai để dân mọn bị hại chọn lựa người hiền, cất nhắc người sót chưa được thi hành, để thói cầu cạnh chạy chọt ngày một tệ hại [22, tr 417]
Mẹ con vua Lê Nhân Tông mới lên ngôi, trong chiếu ban ngày 2 tháng 2 năm
1443 tỏ ra lo lắng cho vận nước:
Việc ngục tụng không công bằng, hối lộ công khai, xử án còn nhiều oan uổng chức thú lệnh chưa được người giỏi, làm bừa trái phép, nhiễu hại dân chúng bọn gièm pha âm mưu xảo quyệt, để công thần chịu oan khuất chưa được rửa oan Kẻ tiểu nhân được tiến dùng, còn người quân tử phải lui ẩn [22, tr 406]
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông nêu rằng:
bọn quan lại giữ chức quyền không đoái hoài chi tới phép tắc của triều đình Người lo cho nước, quên việc nhà thì ít; kẻ thiếu trách nhiệm, bỏ chức phận thì nhiều Tha giàu bắt nghèo, không chừa ác cũ; tham tiền khoét của, vẫn theo lỗi xưa Kẻ thì chỉ lo hại người để béo mình, kẻ thì đam mê tửu sắc mà chẳng bỏ, kẻ thì dựa thế đang lên nghĩ cách bóc lột, kẻ thì nhân được gả xuống mà mặc sức vét bòn, kẻ thì cho nhờ vả che chở làm mưu hay mà vứt bỏ phép nước, kẻ thì lấy yêu sách, đánh đập làm kế giỏi mà không thương xót người nghèo Việc quan, việc nước hỏng nát không lúc nào nghiêm trọng bằng lúc này [22, tr 527]
Từ những góp nhặt trong sử liệu chúng ta thấy rằng tình hình chính trị, xã hội trước cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông hết sức rối ren Bộ máy nhà nước nhiều tầng nấc trung gian, hoạt động kém hiệu quả; đội ngũ quan lại năng lực kém, quan liêu, vô trách nhiệm, nhiều thói hư tật xấu: vụ lợi, thực dụng, háo danh, Tình
Trang 21trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân rất phổ biến Thực hiện cải cách, vua Lê Thánh Tông ban hành nhiều chính sách tác động mạnh
mẽ đến bộ máy hành chính và đội ngũ quan lại
1.2 Cơ sở tư tưởng của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông là một nhà nho, tinh thần Nho giáo chi phối mạnh mẽ thế giới quan và nhân sinh quan của ông Lên ngôi trong bối cảnh đất nước rối ren do mâu thuẫn nội bộ, Lê Thánh Tông ý thức được rằng, để xã hội ổn định, thái bình, bên cạnh việc “chăn dân” phải là việc “dạy dân” Ông chủ trương xây dựng và duy trì hệ tư tưởng thống trị xã hội theo tư tưởng Nho giáo
1.2.1 Quan tâm đời sống nhân dân, tôn trọng, bảo vệ con người là gốc của việc trị nước
Nhân - dĩ nhân vi bản là tư tưởng cốt lõi của Nho giáo Trong đạo trị nước của mình, Lê Thánh Tông coi nhân - dưỡng dân là một nhiệm vụ cao nhất Đây cũng là nguyên tắc cho việc hình thành và hiện thực hóa các tư tưởng như chọn người tài để quản lý xã hội, tư tưởng mở mang bờ cõi, tư tưởng về pháp luật, đạo đức Theo Lê Thánh Tông: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm
áo, hai việc cần kíp ấy của chính sự là chức trách của các thủ mục ” Do vậy các chính sách của ông ban ra đều trực tiếp, gián tiếp liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nhân dân no ấm, yên bình
1.2.2 Đề cao việc tuyển chọn, sử dụng người tài trong tổ chức và hoạt động của nhà nước
Lê Thánh Tông tin tưởng vào đội ngũ nhân tài trưởng thành từ Nho giáo Với mục đích “dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân”, ông chủ trương tìm kiếm và phát triển đội ngũ này trong việc xây dựng và quản lý đất nước Theo ông “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp Bởi vậy bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ
sĩ, vun trồng nguyên khí là việc làm đầu tiên” [29, tr 419]
1.2.3 Xây dựng nhà nước trung ương tập quyền
Sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông điều chỉnh lại và tiếp tục cho thi hành chính sách lộc điền và quân điền Đối tượng được hưởng lộc điền là hoàng tộc và các quan lại cao cấp nhất; mức độ hưởng được căn cứ theo tước và phẩm hàm Đối với ruộng đất quân điền, về nguyên tắc, sáu năm một lần, mọi người trong làng xã đều
Trang 22được chia; chia theo phẩm hàm, chức tước và địa vị xã hội, đối tượng là quan lại từ tam phẩm xuống đến cô nhi, quả phụ
Chính sách lộc điền và quân điền cho thấy ruộng đất công đã được nhà nước giai đoạn này chủ trương phát triển và kiểm soát tương đối chặt chẽ Với quy định người có lộc điền không được phép mua bán, trao đổi ruộng đất lộc điền, không được sở hữu đối với người dân lao động trên ruộng lộc điền cho thấy bộ máy quan lại ở địa phương và trung ương vẫn được nhà nước trọng dụng nhất định, nhưng nhà nước cũng hủy bỏ dần chế độ tự trị ở công xã Chính sách lộc điền, quân điền một mặt đã tận dụng được đất đai, kích thích sản xuất nông nghiệp, ổn định về kinh tế, mặt khác, đây là tiền đề chính trị cho việc củng cố, duy trì quyền lực nhà nước, của chính quyền trung ương trên cơ sở nắm giữ tư liệu sản xuất quan trọng là đất đai
Nhà vua rất đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước, cơ quan nhà nước trong việc thực thi công vụ, chăm lo đời sống nhân dân Các chức quan cao cấp cũ trong triều như Tướng quốc, Đại hành khiển hay các cơ quan trung gian như Thượng thu, Trung thư, Hạ thư sảnh đều bị bãi bỏ Thay vào đó, nhà vua trực tiếp điều hành, chỉ đạo các công việc quan trọng của đất nước Đội ngũ quan lại thừa hành được quan tâm, chú trọng về phẩm chất, năng lực Nhà vua chủ trương tuyển chọn quan lại bằng con đường thi cử là chủ yếu, biện pháp này nằm trong đường hướng tập trung quyền lực vào nhà vua, trong xu hướng suy thoái của tầng lớp quý tộc và của Phật giáo, và hướng đi lên của Nho giáo, vốn thích hợp với việc củng cố nền quân chủ và ổn định trật tự xã hội
1.2.4 Trị nước bằng pháp luật đi đôi với xây dựng bộ máy hành chính mạnh
Vua Lê Thánh Tông chủ trương sử dụng pháp luật làm công cụ cơ bản để cai trị và quản lý xã hội Theo ông, pháp luật cần phải hội đủ các yếu tố: công khai, minh bạch và nghiêm minh Pháp luật của nhà nước đặt ra được công khai trong nhân dân để người dân biết và tuân theo; nhà nước cũng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân Pháp luật được đặt ra “để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiềm chế nhau Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay Thành thói quen theo đạo giữ phép, không có lỗi trái nghĩa phạm hình” [40, tr 13-14]
Để pháp luật phát huy được các giá trị tự thân của nó, các hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử nghiêm, thích đáng, bất kể người vi phạm pháp luật ở địa vị nào, vì “Đặt luật là để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật”, “Pháp
Trang 23luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải cùng theo” [29, tr 424]
Lê Thánh Tông cũng cho rằng giá trị của pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào người thi hành pháp luật Do vậy, ông đặt ra nhiều quy định trách nhiệm của những người thi hành pháp luật và chế tài xử lý khi những người này không làm tròn trách nhiệm Ví dụ: pháp luật có quy định rõ thời hiệu mà người thi hành pháp luật phải đưa một vụ việc ra xét xử hay đối với những trường hợp các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra oan ức cho người dân thì pháp luật đều đưa ra cách giải quyết và có các chế tài xử lý nghiêm khắc
Trị nước bằng pháp luật phải đi đôi với xây dựng bộ máy hành chính mạnh, theo đó một trong các yêu cầu là phải có đội ngũ quan lại thi hành pháp luật có năng lực, phẩm chất tốt Nhà vua chủ trương tuyển chọn đội ngũ quan lại chủ yếu thông qua thi cử Việc giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật đối với đội ngũ quan lại cũng được đặc biệt quan tâm vì pháp luật sẽ được thực thi nghiêm chỉnh hay bị lạm dụng,
vi phạm phụ thuộc phần lớn vào nhóm đối tượng này
1.3 Đặc điểm, mục đích của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
1.3.1 Đặc điểm của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
Cải cách hành chính được tiến hành đồng thời: tổ chức lại bộ máy hành chính và chấn chỉnh căn bản quan chế, trong đó lấy khâu quan chế làm trọng Cải
cách hành chính của vua Lê Thánh Tông nhằm xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, ông chủ trương trị nước bằng pháp luật đi đôi với xây dựng bộ máy hành chính mạnh cùng đội ngũ quan lại được lựa chọn thông qua thi cử và bảo
cử Nền tảng tư tưởng là tinh thần tự tôn dân tộc, tư tưởng yêu nước, an dân Do vậy, khi tiến hành cải cách hành chính, Lê Thánh Tông tiến hành đồng thời việc xây dựng lại hệ thống bộ máy hành chính và cải cách căn bản quan chế
Cải cách hàng chính được thực hiện trên cơ sở một chính đạo - Khổng đạo (Nho giáo) Vua Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng nhà nước trung ương tập
quyền, ở đó người đứng đầu nhà nước là vua nắm quyền hành tối cao, bên cạnh nhà vua là một hệ thống quan lại quy củ, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương Với hình thức cai trị này, nhà vua cần một hệ tư tưởng duy lý hơn, do đó, Nho giáo - học thuyết cai trị tôn sùng ngôi vua, đề cao trật tự đẳng cấp và kỷ luật xã hội đã trở thành chính đạo, thay thế cho tư tưởng Phạt giáo thời kỳ trước
Cải cách hành chính được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc: quyền lực nhà
Trang 24nước tập trung vào nhà vua, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng Ở các thời kỳ trước, bộ máy nhà nước tồn tại nhiều cơ quan
hay chức danh quan lại có tính trung gian, ví như chứ Tể Tướng là quan đầu triều chỉ dưới quyền nhà vua, có quyền trông coi tất cả quan lại dưới quyền, do vậy dẫn đến tình trạng thực quyền không tập trung trong tay nhà vua hay tình trạng lạm quyền, tiếm quyền Nhận thấy điểm hạn chế này, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính và luôn xác định nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung vào nhà vua,
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
Cuộc cải cách hành chính được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán của nhà vua anh minh
Nhà vua là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mô hình chính trị - pháp lý trong nhà nước quân chủ tập quyền Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, tài giỏi, dưới sự trị vì của ông đất nước đạt được nhiều thành tựu nổi bật Ông có tư tưởng cải cách và đã thực hiện cải cách trên lĩnh vực hành chính, pháp luật cùng nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội Cuộc cải cách hành chính được thực hiện dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén của Lê Thánh Tông Nhờ có cuộc cải cách này, ông đã xây dựng được bộ máy hành chính năng động, hiệu quả; có đội ngũ quan lại thanh liêm, chuyên nghiệp, mẫn cán Cuộc cải cách dưới sự chỉ đạo của nhà vua còn đem lại tác động to lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng; đồng thời đã tạo ra một mô hình nhà nước quân chủ phong kiến mẫu mực Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của cuộc cải cách là vai trò của nhà vua - thủ lĩnh chính trị, nhà vua là người đưa ra các chủ trương và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương đó Bản thân Lê Thánh Tông tỏ ra rất nhạy bén và quan tâm sâu sát đối với việc thực hiện cải cách
Cuộc cải cách được thực hiện với nhiều nội dung, vì vậy hết sức khó khăn và phải được thực hiện lâu dài, có kế hoạch
Lê Thánh Tông chủ trương thực hiện cải cách đồng thời trên ba mặt: tổ chức
bộ máy hành chính theo lãnh thổ, tổ chức hệ thống các cơ quan hành chính tại mỗi cấp và chấn chỉnh căn bản quan chế Về cải tổ bộ máy hành chính, nhà vua thực hiện cải cách ở nhiều nội dung, bao gồm: cải cách các cơ quan chuyên môn và cơ quan hành chính, thành lập các cơ quan chức năng ở trung ương; phân chia lại đơn
vị hành chính trên cả nước; cải cách hoạt động của toàn bộ bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, Về cải tổ quan chế, nhà vua thực hiện nhiều nội dung cải cách từ thi cử, đào tạo, kiểm tra, giám sát quan lại, khen thưởng, xử phạt, Với
Trang 25nội dung cải cách rộng lớn, Lê thánh Tông không vội vàng trong cải cách Sau 11 năm trị vì, đến ngày 26/9/1471 nhà vua mới ban bố “Hiệu định quan chế” - Sắc lệnh
về sửa đổi chế độ quan lại, nhằm chính thức hóa và hệ thống hóa những quan điểm cải cách hành chính Việc cải cách được nhà vua thực hiện trong suốt thời gian trị vì của mình, cả cuộc đời Lê Thánh Tông là một cuộc đời hoạt động đầy sôi nổi, đầy nhiệt huyết trên mọi lĩnh vực
Cuộc cải cách chú trọng đến chính quyền địa phương, đặc biệt là làng xã
Hệ thống chính quyền địa phương được cải cách và hoàn thiện từng bước, bắt đầu từ năm 1465 đến năm 1490 thì hoàn thành Kết quả là đã thiết lập hệ thống các
cơ quan hành chính địa phương đồng bộ và thống nhất nhằm thực thi quyền lực nhà nước một cách hiệu quả Với sự quan tâm đặc biệt đến chính quyền địa phương, mô hình tổ chức bộ máy mới do vua Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng đã phá vỡ xu hướng cát cứ của địa phương, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương quản lý địa phương có hiệu quả hơn, đồng thời giám sát được chặt chẽ chính quyền địa phương
Cấp xã là cấp hành chính cơ sở đã được chú trọng cải cách bởi đây là nơi cung cấp sức người, sức của cho nhà nước Nhà vua đã thực hiện các biện pháp câỉ cách mạnh mẽ đối với cấp xã, đó là phân định lại các xã theo số lượng hộ dân trong
xã, đặt tiêu chuẩn chọn xã trưởng, cho phép nhân dân địa phương được bầu xã trưởng và hạn chế, kiểm duyệt hương ước chặt chẽ
Cuộc cải cách đã đạt được kết quả chính là tập trung và củng cố quyền lực của nhà vua
Bằng việc loại bỏ các chức quan và cơ quan trung gian khỏi bộ máy hành chính nhà nước cả ở trung ương và địa phương; có cơ chế giám sát quyền lực chặt chẽ với các cơ quan được phân định chức năng, quyền hạn rõ ràng, không chồng lấn nhau; cuộc cải cách đã xây dựng được một hệ thốn chính quyền tập trung cao độ, thể hiện ở sức mạnh chi phối của triều đình xuống địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối của nhà vua Nhìn chúng, tổ chức chính quyền trung ương thời Lê sơ là mô hình nhà nước quân chủ quan liêu tập quyền với tổ chức bộ máy ở trung ương đã hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong thực thi quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực tối cao của nhà vua
Cuộc cải cách tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nhà Minh (Trung Quốc) trên cơ sở sáng tạo và độc lập dân tộc
Trong cách thức củng cố quyền lực của Lê Thánh Tông có nhiều điểm tương đồng với cách thức mà Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) đã thực hiện ở Trung
Trang 26Quốc trước đó gần một thế kỷ Cũng như Minh Thái Tổ, Lê Thánh Tông sau khi nắm chính quyền đã cho rằng khuôn mẫu cũ không còn phù hợp và nhận thấy sự cần thiết
rõ ràng về một hướng đi nào đó có thể đưa nhà nước Đại Việt theo kiểu mẫu Khổng giáo tiêu chuẩn Bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông được phỏng theo khuôn mẫu nhà Minh, hệ thống các cơ quan và chức quan triều Minh đã được lựa chọn và áp dụng ở Đại Việt 13 thừa tuyên thời Lê Thánh Tông được mô phỏng theo
13 tỉnh của Trung Quốc đương thời cả về số lượng và cấu trúc Tuy nhiên, đây không phải là việc mô phỏng đơn thuần bởi tồn tại những khác biệt rõ rệt
Về quy mô, bộ máy hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông gọn nhẹ và giản lược hơn Các cơ quan và quan lại trung ương triều Minh được cơ cấu ở Bắc Kinh và chi nhánh ở Nam Kinh, tức bộ máy được nhân đôi, số đơn vị hành chính địa phương cũng gấp nhiều lần so với Đại Việt Rất nhiều cơ quan trực thuộc (các viện, sở, vệ, cục, ty, ) cả ở trung ương và địa phương không có trong quan chế nhà
Lê Một số cơ quan quan trọng, nhà Minh đặt hai viên Tả, Hữu trong khi ở triều Lê chỉ đặt một, thậm chí không đặt Hơn nữa số lượng quan lại thời Lê Thánh Tông là hơn 5.000, chắc chắn ít hơn số quan lại nhà Minh bởi xét về phương diện kinh tế - chính trị, lãnh thổ, dân số nhà Lê đều không bằng nhà Minh
Về tên gọi và cơ cấu tổ chức, năm 1380, nhà Minh đặt Đô sát viện, để quản lĩnh Lục khoa, là cơ quan giám sát duy nhất Lê Thánh Tông sau đó vẫn duy trì sự tồn tại độc lập của Lục khoa nhưng đặt Ngự sử đài Các tỉnh nhà Minh (tương đương với thừa tuyên ở nhà Lê) thiết lập Tam ty, gồm: Bố chính ty, Đô ty, Án sát ty thì ở nhà Lê thiết lập Thừa ty, Đô ty và Hiến ty Án sát ty của nhà Minh phụ trách
an ninh và tư pháp, còn Hiến ty ở nhà Lê phụ trách tư pháp và giám sát ở thừa tuyên Bảy tự của nhà Minh được nhà Lê tích hợp thành hệ thống Lục tự tồn tại song hành cùng Lục bộ và Lục khoa
Về hệ thống các chức quan: Trong dụ “Hiệu định quan chế” năm 1471, có
291 chức danh quan lại, ở nhà Minh đương thời có 335 chức danh theo thống kê trong “Đại Minh hội điển” Trong đó, có 123/291 (42,3%) chức quan triều Lê có trong quan chế nhà Minh và 168/291 (57,7%) chức không có [3, tr 102-103]
Một số ví dụ trên cho thấy, trong cải cách bộ máy hành chính dưới triều vua
Lê Thánh Tông nhà vua đã tiếp thu, mô phỏng mô hình bộ máy của Trung Quốc, tuy nhiên việc tiếp thu này là có chọn lọc và có tư tưởng độc lập, tư duy sáng tạo cho phù hợp với tình hình Đại Việt đương thời
Trang 271.3.2 Mục đích của cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông
Mục đích của cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là tập trung và củng cố quyền lực của nhà vua và chính quyền trung ương, xây dựng nhà nước quân chủ quan liêu tập quyền; giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đang tồn tại lúc bấy giờ Bên cạnh đó, cuộc cải cách còn nhằm mục đích cải tổ mạnh mẽ bộ máy hành chính nhà nước nhằm hạn chế lạm quyền, tiếm quyền, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân
Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông bắt nguồn từ sự yếu kém của bộ máy hành chính từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nhưng nguyên nhân sâu xa là do khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối thời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị quan liêu Khổng giáo mà các vị vua đầu nhà Lê sơ mong muốn nhưng chưa thực hiện được
Trong thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo của nhà Trần, Hoàng
đế giữ vị trí độc tôn trong xã hội, là người nắm trọn vương quyền và thần quyền, nhưng việc thực hiện quyền lực đó còn chưa tới mức độ chuyên quyền Trước khi ra một quyết định quan trọng vua thường phải hỏi ý kiến của các quan đại thần Các quan đại thần là người có rất nhiều quyền hành, thực hiện nhiệm vụ giúp vua điều hành toàn bộ hoạt động của các quan chức trong triều, thực sự là “dưới một người trên vạn người” Chính vì vậy có thể nói mặc dù bộ máy nhà nước thời kì này được
tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế nhưng quyền lực tập trung vào tay nhà vua chưa cao, giữa vua và các quan lại, các bộ, các cơ quan chuyên môn còn có một chức danh trung gian là Tể tướng và chức danh này chỉ giao cho một người
Sau này, Lê Thánh Tông thực hiện cải cách bộ máy hành chính đã loại bỏ chức danh Tể tướng, tự mình nắm mọi quyền hành, đồng thời thành lập các cơ quan chuyên môn, cơ quan văn phòng, cơ quan chức năng nhằm phân quyền và cũng đồng thời hạn chế sự độc đoán, tiếm quyền của Tể tướng, bộ máy nhà nước thể hiện
rõ tính chất quân chủ quan liêu chuyên chế
Thời Trần, các chức vụ chủ chốt trong triều đình đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ; quan lại được tuyển dụng qua các phương thức: nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử (giới thiệu và bảo lãnh), khoa cử (qua các kỳ thi) Tầng lớp quý tộc nắm giữ vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triều đình, địa phương, trấn trị các vùng quan trọng, chỉ huy quân đội Mô hình nhà nước quân chủ quý tộc tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ phân quyền, khi các vương hầu - quý tộc có tiềm lực kinh tế - chính trị - quân sự, có thể sẽ liên kết với nhau… thay
Trang 28thế bằng nhà nước quân chủ chuyên chế với bộ máy nhà nước đủ mạnh để trấn áp Cách thức tuyển chọn quan lại không đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ quan lại tinh thông, kĩ năng cai trị chưa đáp ứng đủ về tri thức Sau này, khi thành lập nhà Hậu Lê,
Lê Thái Tổ cũng trọng dụng những võ quan có công trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tuy nhiên với tình hình mới điều đó không còn phù hợp Sau này, Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách, ông thực hiện tuyển chọn quan lại chủ yếu thông qua thi cử công khai, ai cũng có thể tham gia, với quy trình kiểm tra, khảo hạch chặt chẽ đã giúp tuyển chọn được đội ngũ quan lại có chất lượng, có tâm, có tầm
1.4 Ý nghĩa cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp tiến
bộ cho xã hội Việt Nam thế kỷ XV - XVI, trong đó thể hiện ở cả ba phương diện lớn, đó là: chính trị, kinh tế và văn hóa
Thứ nhất, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trước đó
Cuộc cải cách đã giải quyết được vấn đề đặt ra, đó là khắc phục sự phân tán
và suy giảm quyền lực của chính quyền trung ương để xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, có năng lực và tập trung được quyền lực vào chính quyền trung ương Hệ thống hành chính sau cuộc cải cách thể hiện được tính tập trung, đề cao vai trò, quyền hành của nhà vua - người đứng đầu nhà nước Đồng thời, cuộc cải cách đã góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trước đó: bộ máy nhiều tầng nấc trung gian, phân chia chức năng, quyền lực chưa hợp lý
Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhà vua bãi bỏ hết chức quan
và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành như Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện, Đại hành khiển, các Tướng quốc, Tả hữu bộc xạ… Vua Lê Thánh Tông cho tách 6 bộ: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Hộ và Bộ Công ra khỏi Thượng thư sảnh, lập thành 6 cơ quan, phụ trách các hoạt động khác nhau Nhà vua đề cao và xem trọng việc thanh tra, giám sát quan lại Ngoài Ngự sử đài có từ thời nhà Trần, ông cho đặt 6 khoa để chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở 6 bộ Ngoài ra, nhà vua còn đặt ra 6 Tự để phụ trách những công việc phụ Ở các thừa tuyên lập ba ty ngang quyền nhau cai quản thay cho hình thức một người đứng đầu
Vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng tài đức thật sự của các quan lại Ông bãi bỏ chế độ bổ dụng các vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình
Bổ dụng các quan dựa vào kết quả của các khoa thi làm tiêu chuẩn để chọn người
Trang 29tài, không phân biệt thành phần xuất thân Như vậy, thông qua cải cách, vua Lê Thánh Tông đã tạo lập được một hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất Hệ thống
tổ chức khá rõ ràng, trách nhiệm phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung quyền lực của trung ương
Thứ hai, góp phần gia tăng sự ổn định về chính trị - xã hội
Lê Thánh Tông lên ngôi vua giữa lúc triều đình nhà Lê mâu thuẫn sâu sắc Ông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo Về chính trị, bộ máy nhà nước trung ương tập quyền được xây dựng đã đến mức hoàn bị, từ trung ương xuống đến xã Giải quyết những bất cập trong chính sách về quan lại trước đó Một trong những bất cập đó chính là việc sử dụng, bổ nhiệm chủ yếu căn cứ vào nguyên tắc “Trọng thị công thần” mà ít coi trọng người hiền tài “Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, phải lấy thi cử làm đầu Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm” [22, tr 380] Bên cạnh đó, trong chốn quan lại tồn tại nhiều tiêu cực: tham ô, lãng phí, bè phái, Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông thực hiện nhiều chính sách điều chỉnh đội ngũ quan lại, như: chính sách bổng lộc hậu hĩnh; xây dựng hệ thống pháp luật với nhiều quy định về phòng chống tham ô, tệ nạn; thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát đối với quan lại các cấp; xử phạt nghiêm minh các hành vi tham ô, hối lộ của quan lại, Tất cả những biện pháp đó đã góp phần chấn chỉnh quan chế mạnh mẽ, tạo nên một đội ngũ quan lại có đức, có tài, làm việc tận tâm trong một bộ máy hành chính hoàn bị Như vậy, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông đã góp phần gia tăng sự ổn định về chính trị - xã hội, là điều kiện quan trọng để xây dựng nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh
Thứ ba, góp phần cho việc ổn định và phát triển kinh tế
Các chính sách, chế độ về ruộng đất của vua Lê Thánh Tông đã góp phần quan trọng vào sự xác lập và thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến: quan hệ sản xuất địa chủ - tá điền trong xã hội ở thế kỷ XV, xác lập được quyền sở hữu rộng rãi
và tối cao về ruộng đất, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chính quyền trung ương tập quyền Trong đó, nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, là địa chủ của nhân dân lao động, người dân nhận đất từ nhà nước và trở thành tá điền Chính sách về ruộng đất của nhà nước đã tạo điều kiện để tất cả người dân có đất canh tác, gắn họ với tư liệu sản xuất quan trọng nhất dưới sự quản lý của nhà nước Như vậy,
Trang 30chính sách này đã góp phần tăng cường quyền lực tối cao vào tay nhà vua và triều đình ở trung ương, hạn chế sự tán quyền, tiếm quyền
Những chính sách này còn giải quyết được nhu cầu về ruộng đất của toàn thể nhân dân, tạo đà cho phát triển nền nông nghiệp Ngoài ra, nhờ những biện pháp phát triển kinh tế ở nửa sau thế kỷ XV, đất hoang hóa được khai khẩn, diện tích ruộng đất được canh tác tăng nhanh, ngân khố nhà nước theo đó cũng được tăng thêm, giải quyết tình hình lưu vong của một bộ phận nhân dân Những chính sách
đó đã góp phần gia tăng bộ phận nông dân tư hữu, tự do điều hòa mâu thuẫn giai cấp, ổn định xã hội, phát triển kinh tế
Thứ tư, góp phần tăng cường sự vận hành hệ tư tưởng Nho giáo - nền tảng của quá trình quản lý nhà nước, phát triển văn hóa, xã hội
Dưới triều vua Lê Thánh Tông, Phật giáo và Đạo giáo bị đẩy xuống thấp, Nho giáo được coi trọng Tình hình đó thể hiện không chỉ trong đời sống chính trị xã hội,
mà còn trong công cụ pháp lý của triều đình vua Lê Thánh Tông, đó là Quốc triều hình luật Bộ luật này có 722 điều, trong đó có 32 điều quy định về lĩnh vực tôn giáo
Vua Lê Thánh Tông đưa quy định của Nho giáo đặt ra 24 điều nhằm sửa phong tục, giữ thói tốt Chẳng hạn: “Các nhà vương, công, đại thần dung túng những đứa tiểu nhân, đưa người khấn lễ, và để cho người nhà đi ức hiếp dân gian
mà mua rẻ các đồ vật, thì cho dân được đầu cáo để trọng trị Những người làm quan phủ, huyện mà biết khuyên bảo dân gian làm điều lễ nghĩa khiêm nhượng, có quan Thừa chính, Hiến sát xét thực, thì được cho vào hạng tốt; nếu ai không chăm dạy bảo dân thì cho là không xứng chức Các người huynh trưởng ở chốn xã thôn và phường biết dậy bảo con em trong làng cho nên được phong tục tốt, thì quan phủ huyện phải bẩm tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua ban khen cho” [21, tr 260]
Vua Lê Thánh Tông còn quan tâm đối với nghi lễ, thiết chế của Nho giáo được thực hành trong các đại sự quốc gia, như: Xử nghiêm (xử chém) những hành
vi ăn trộm đồ thờ, tượng thánh… trong lăng miếu;
Với tinh thần sùng Nho trọng đạo, Lê Thánh Tông cho tổ chức việc học, việc thi, việc quản lý nhà nước theo tinh thần Nho giáo Ông cho in và phát hành rộng rãi bản in Tứ thư, Ngũ kinh trong cả nước; việc học, việc thi đều có liên quan đến Nho giáo và sách vở của Nho giáo Những người đỗ đạt đều là nho sinh; đề thi tuyển chọn quan lại thường bàn về đạo trị nước, thuật dùng người theo tinh thần Nho giáo Những chính sách về giáo dục, khoa cử của vua Lê Thánh Tông đã góp phần tạo ra một xã hội hiếu học, tuyển chọn được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực
Trang 31quản lý đất nước; góp phần tăng cường sự vận hành hệ tư tưởng Nho giáo - nền tảng của quá trình quản lý nhà nước, phát triển văn hóa, xã hội
Thứ năm, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, vai trò của chính quyền trung ương, xây dựng một chính quyền quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
Những nội dung cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, quan chế, pháp luật đạt kết quả cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước, vai trò của chính quyền trung ương, xây dựng một chính quyền quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
Bộ máy hành chính thời Lê Thánh Tông hết sức hoàn bị, được tổ chức chặt chẽ, quy củ từ trung ương đến địa phương Hoạt động của bộ máy thông suốt đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà vua và triều đình trung ương, bởi lẽ các bộ phận trung gian đã được bãi bỏ, các cơ quan được thành lập chuyên trách có nhiệm vụ và quyền lực nhất định, không chồng chéo, mâu thuẫn nhau, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau
Trong công tác cán bộ, quan chế thời Lê Thánh Tông chú trọng từ khâu tuyển chọn, bổ dụng, tới đãi ngộ, kỷ luật quan lại Với mục đích tuyển chọn được đội ngũ quan lại có trình độ, có thực tài bổ nhiệm đúng ngạch, lấp đầy vị trí trong
bộ máy hành chính đã được thiết kế hoàn chỉnh; bằng các chính sách về quan lại đã xây dựng được một đội ngũ quan lại có trình độ, có khả năng thực hành, tính chuyên môn hóa cao: có ít nhất 896 tiến sĩ (89,07%) được bổ nhiệm quan chức, 110 người còn lại (10,93%) không được chọn bổ, nhưng chủ yếu là do không có thông tin Các chức bổ nhiệm đều cơ bản rất đúng ngạch [2, tr 11]
Về pháp luật, vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc xây dựng và thực thi pháp luật Sự ra đời của Quốc triều hình luật là tiêu biểu cho việc xây dựng pháp luật thời
kỳ này, bộ luật đã điều chỉnh được đa dạng nội dung quan hệ xã hội trong đời sống, trong
đó có nhiều nội dung về quản lý nhà nước Ngoài ra còn nhiều quy định dưới dạng các chiếu chỉ, sắc dụ, lệnh, lệ Các cơ quan xét xử hình thành nên hệ thống thẩm cấp ở trung ương và địa phương Những quy định về tố tụng được ban hành với số lượng nhiều, hướng dẫn hết sức chi tiết Tính hoàn bị của hệ thống pháp luật tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy quan lại, tạo nên sức mạnh của chính quyền trung ương
Bên cạnh đó, việc can thiệp và quản lý trực tiếp, toàn diện đối với làng xã trên nhiều phương diện: tổ chức hành chính (quy định bầu đặt xã trưởng), quản lý
và phân phối ruộng đất (chế độ quân điền), kiểm soát dân đinh (điều tra nhân khẩu,
Trang 32lập hộ tịch), luật - tục (quy định lập hương ước), … bằng phương thức tối ưu, đó là vẫn đáp ứng những lợi ích cơ bản của làng xã mà không suy giảm quyền lực nhà nước Nhờ đó, nhà nước không những không trở thành đối lập, cũng không đánh mất quyền quản lý, mà thậm chí càng cột chặt làng xã vào quyền lực nhà nước Cũng chính nhờ vậy, bộ máy nhà nước hoạt động thông suốt từ trung ương đến địa phương, nhà nước quản lý đến được cấp hành chính cơ sở là làng xã
Thứ sáu, góp phần cung cấp kinh nghiệm lịch sử cho việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay
Nghiên cứu cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông chúng ta nhận thấy cuộc cải cách đã giải quyết thành công nhiệm vụ chính trị đương thời đó
là xây dựng nhà nước trung ương tập quyền với bộ máy quan liêu (làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả) Trong đó, nhiều bài học còn có giá trị to lớn đối với công cuộc cải cách hành chính hiện nay Những bài học về xây dựng, tổ chức bộ máy hành chính, chính sách về quan lại hay trong việc xây dựng pháp luật đều có giá trị, có thể nghiên cứu kế thừa và vận dụng trong công tác cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông diễn ra trong điều kiện đất nước trải qua chiến tranh kéo dài, khủng hoảng chính trị - xã hội sâu sắc, bộ máy hành chính yếu kém về mọi mặt Với mục đích là tập trung và củng cố quyền lực của nhà vua và chính quyền trung ương, xây dựng nhà nước quân chủ quan liêu tập quyền; giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đang tồn tại lúc bấy giờ, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách bộ máy hành chính trên cả nước, ở nhiều phương diện
Cải cách hành chính được thực hiện trên cơ sở tư tưởng: quản lý xã hội trên quan điểm của Nho giáo; quan tâm đời sống nhân dân, tôn trọng, bảo vệ con người;
đề cao việc tuyển chọn, sử dụng người tài trong tổ chức và hoạt động của nhà nước; xây dựng nhà nước trung ương tập quyền; trị nước bằng pháp luật; xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả
Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông được đánh giá là một trong những cuộc cải cách hành chính thành công nhất trong lịch sử Việt Nam, cuộc cải cách thể hiện cách nhìn táo bạo, đi trước thời đại của vua Lê Thánh Tông,
Trang 33đặc trưng bởi những đặc điểm riêng biệt: Cải cách hành chính được thực hiện trên
cơ sở tư tưởng Nho giáo; được tiến hành đồng thời: tổ chức lại bộ máy hành chính
và chấn chỉnh căn bản quan chế, trong đó lấy khâu quan chế làm trọng; với nguyên tắc: quyền lực nhà nước tập trung vào nhà vua, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; cuộc cải cách chú trọng đến chính quyền địa phương, đặc biệt là làng xã; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nhà Minh (Trung Quốc) trên cơ sở sáng tạo và độc lập dân tộc;
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp tiến
bộ cho xã hội Việt Nam thế kỷ XV - XVI, trong đó thể hiện ở cả ba phương diện lớn, đó là: chính trị, kinh tế và văn hóa Theo đó, tình hình chính trị - xã hội, kinh tế được ổn định và phát triển; góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước, vai trò của chính quyền trung ương, xây dựng một chính quyền quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
Trang 34Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG 2.1 Nguyên tắc, định hướng cải cách
- Xây dựng nhà nước trung ương tập quyền với bộ máy quan liêu (làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả);
- Tập trung quyền lực vào vua và triều đình trung ương, bỏ bớt khâu trung gian;
- Tản quyền, không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan mà được tản ra cho nhiều cơ quan, để ngăn chặn sự tiếm quyền;
- Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm;
- Đề cao pháp luật trong quá trình tổ chức, hoạt động của bộ máy và công chức nhà nước;
- Cơ sở tư tưởng trong cải cách bộ máy nhà nước là Nho giáo, đề cao tinh thần trung quân ái quốc, tự tôn dân tộc, đạo lý quân thần;
- Tập trung mạnh mẽ vào cải cách chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ quan lại, công chức nhà nước theo hướng đề cao trách nhiệm công vụ, trách nhiệm pháp lý của họ trong quá trình hoạt động;
- Đẩy mạnh cải cách hoạt động của chính quyền cấp xã, tăng cường quản lý cấp
xã, gia tăng việc kiểm soát, biến chính quyền cấp xã thành đơn vị hành chính quan trọng, là cơ sở, nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho hoạt động của bộ máy nhà nước;
- Quan tâm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhân dân trong quá trình cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước;
- Xây dựng nhà nước trung ương tập quyền theo tư tưởng Nho giáo trên tinh thần tự tôn dân tộc, tư tưởng yêu nước, an dân;
- Cải cách bộ máy hành chính được tiến hành đồng thời với chấn chỉnh căn bản quan chế
2.2 Các khía cạnh cải cách cơ bản
2.2.1 Cải cách bộ máy
2.2.1.1 Cải cách bộ máy hành chính ở trung ương
Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã chú ý đến việc cải tổ toàn diện bộ máy chính quyền trên phạm vi cả nước Nhà vua cho tổ chức lại tất cả hệ
Trang 35thống hành chính từ trung ương đến địa phương, định ra những quy chế rõ ràng, minh bạch cho đội ngũ quan lại, đặt ra nhiều chức quan mới để đáp ứng với cơ cấu chính trị đương thời và kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của dân tộc lúc bấy giờ Cuộc cải cách bộ máy hành chính được thực hiện với tiêu chí: thiết lập được bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực
Thứ nhất, bỏ qua các quan và cơ quan trung gian
Bước cải cách đầu tiên, Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành; theo đó, chức quan Tể tướng, Tả, Hữu tướng quốc, Đại hành khiển, được bãi bỏ Nhà vua lệnh cho bãi bỏ các cơ quan trung gian: Nội mật viện, Chính sự viện, Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh,
Từ triều vua Lê Thánh Tông trở về trước, trong cách tổ chức chính quyền của các vương triều quân chủ Việt Nam, người đứng đầu quốc gia là nhà vua nhưng vua thường giao quyền trực tiếp điều khiển các quan lại trong cả nước cho một vị
Tể tướng Vị Tể tướng này tùy từng triều đại được gọi với các tên gọi khác nhau (Thái úy - triều Lý, Thái sư - triều Trần, Tướng quốc/ Đại tư đồ - đầu Lê Sơ, ) Thời Trần, quyền hành pháp được chuyển giao rộng rãi cho các chức vụ trung gian trong nhà nước, thường là các chức vị dưới vua như Tể tướng, Thừa tướng; trên vua còn có Thái thượng hoàng – tức là nhà nước được xây dựng theo thể chế lưỡng đầu, thừa nhận sự tồn tại và phân chia quyền lực giữa hai vua
Vào đầu thời Lê Thánh Tông, mặc dù nhà vua vẫn đặt chức Tướng quốc, như vào tháng 12 năm 1462 thăng Thái phó Nguyễn Xí làm Nội nhập Hữu tướng quốc, nhưng thực tế nhà vua là người nắm quyền trực tiếp cao nhất điều hành bộ máy nhà nước Đến ngày 26 tháng 9 năm 1471, trong bài Dụ cho các quan viên văn võ và trăm họ, nhân dân ban hành bản Hiệu định quan chế, vua Lê Thánh Tông đã chính thức ra lệnh bãi bỏ chức vụ Tể tướng, trong đó có câu: “Đất đai bờ cõi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm, không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông” [22, tr 472] Tất cả mọi việc quân quốc trọng sự của đất nước đều do vua Lê Thánh Tông quyết định tối hậu
Thứ hai, thành lập các cơ quan chức năng
Lục bộ
So với thời Trần, các bộ được tách ra khỏi Thượng thư sảnh, chính thức trở thành những cơ quan quyền lực thực sự, trông coi các việc chính của triều đình Trước đây, nền hành chính của nhà Trần chỉ có bốn bộ (Bộ Hình, Bộ Lại, Bộ Binh
Trang 36và Bộ Hộ), đến thời vua Lê Thái Tổ chỉ có ba bộ (Bộ Lại, Bộ Lễ và Bộ Hộ) Vua Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ, bao gồm:
- Bộ Lại: trông giữ việc tuyển bổ, lựa chọn, khảo sát, thăng giáng, phong phẩm tước cho quan lại vì vậy, Bộ Lại có vị thế cao nhất và quan trọng nhất trong Lục bộ dưới thời quân chủ
- Bộ Hộ: quản lý toàn bộ ruộng đất, tài chính, kho tàng trong toàn quốc; định
hộ khẩu, thu tô thuế trong toàn quốc; chi phát lương bằng tiền, thóc hoặc ruộng đất cho quan lại và quân đội Bộ Hộ tương đương với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính thời nay
- Bộ Lễ: phụ trách các việc tế lễ quan trọng của triều đình, việc bang giao với các nước và việc học hành, thi cử trong cả nước
- Bộ Binh: phụ trách trông coi khí giới, binh nhung, dịch trạm, hộ giá, nghi trượng mỗi khi nhà vua đi ra ngoài cung điện; phụ trách việc tuyển bổ, tập dượt, khảo sát quân đội theo kỳ hạn; khi có chiến tranh phải trù liệu và hoạch định kế hoạch hành quân tác chiến Bộ Binh tương đương với Bộ Quốc phòng hiện nay
- Bộ Hình: phụ trách thi hành các luật, lệnh, hình pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo Bộ Hình tương đương với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay
- Bộ Công: phụ trách việc sửa chữa, xây đắp các công trình thủy lợi, đắp mới
đê điều, xây dựng đường xá, cầu cống trong toàn quốc; phụ trách các xưởng đóng thuyền, trường đúc súng, trường đúc tiền và các tượng cục chuyên chế tạo đồ dùng cho vua và triều đình Vai trò của Bộ Công tương đương với vai trò của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay
Lục khoa
Để kiểm tra và giám sát công việc của Lục bộ và toàn bộ quan lại dưới quyền, nhà vua cho lập ra Lục khoa tồn tại song song, gắn liền với công việc của
Lục Bộ và Ngự sử Đài ở trung ương và các xứ Lục khoa gồm: Lại khoa, Lễ khoa,
Hộ khoa, Công khoa, Binh khoa và Hình khoa Lục khoa là sáng tạo mới của Lê Thánh Tông, các triều đại trước chưa từng tồn tại Điều này thể hiện rõ nét tầm nhìn
xa trông rộng của Lê Thánh Tông trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, theo tư tưởng của ông, quyền lực nhất định phải được giám sát và kiểm soát
để tránh bị lạm dụng
Trang 37Công việc của Lục khoa được nhà vua quy định rõ ràng trong Dụ Hiệu định quan chế:
gọi lính lấy quân là việc của Đốc phủ mà Binh bộ phải nắm chung; chi ra thu vào là chức của Hộ bộ mà Hộ khoa phải giúp đỡ Lại
bộ thăng bổ nhầm người thị Lại khoa được phép bác bỏ Lễ bộ nghi chế không hợp lệ thì Lễ khoa có quyền hặc tâu Hình khoa xem xét công việc
xử án của Hình bộ phải trái như thế nào Công khoa kiểm điểm quá trình làm việc của Công bộ siêng năng hay lười biếng [22, tr 472]
Nhìn chung chức trách của Lục khoa là kiểm soát Lục bộ về phương diện chuyên môn, bên cạnh đó phối hợp thực hiện công việc và giám sát chéo với Ngự
sử đài trong công tác giám sát quan lại, tư pháp (thẩm tra hình ngục, xét xử các án)
và điều tra đời sống nhân dân
Lục tự
Đầu năm 1466, nhà vua cho lập Lục tự, gồm:
- Đại Lý tự: là cơ quan có nhiệm vụ xét lại những án nặng đã xử như án bị phạt
tử hình hay bị đày Xét xong thì chuyển sang Bộ Hình để tâu lên vua xin quyết định Thành lập Đại Lý tự nhằm mục đích chủ động phòng ngừa oan sai trong xét xử
Luật pháp Việt Nam hiện hành có các chế định giám đốc thẩm, tái thẩm Giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng
bị kháng nghị bởi người có thẩm quyền Khiếu kiện của người bị xét xử oan sai đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật không có giá trị bắt buộc đối với cấp giám đốc thẩm Nhưng cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông đã chủ động phòng ngừa oan sai bằng cách lập ra Đại Lý tự Đối với các án nặng đã bị xử đày hoặc bị tuyên
án tử hình, không lệ thuộc vào có hay không có khiếu kiện của người bị chịu án, đều phải được Đại Lý tự xét lại sau đó chuyển sang Bộ Hình để trình lên nhà vua duyệt sau đó mới đem thi hành
- Thái Thường tự: là cơ quan phụ trách việc thi hành những thể thức nghi lễ, điều khiển ban âm nhạc, trông coi các đền thờ Trời, Đất,
- Quang lộc tự: là cơ quan phụ trách việc cung cấp và kiểm tra rượu lễ, đồ lễ,
đồ ăn trong các buổi tế lễ, yến tiệc
- Thái bộc tự: là cơ quan có nhiệm vụ giữ gìn xe của nhà vua và Hoàng tử, coi sóc chuồng ngựa của Vua
- Hồng lô tự: là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức xướng danh những người
Trang 38đỗ trong các kỳ thi đình Hồng lô tự còn có hai thự là Điến khách tự để lo đón tiếp vua chúa nước ngoài và Ty Nghị thự để lo việc an táng các quan lớn trong triều
- Thường bảo tự: là cơ quan giữ việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh thi hội
Thứ ba, tổ chức ra các cơ hành chính, giúp việc cho nhà vua
Để giải quyết các công văn, giấy tờ nên nhà vua duy trì Hàn lâm viện, đồng thời thành lập thêm bốn văn thư phòng mới, gồm Đông các, Trung thư giám, Bí thư giám và Hoàng môn sảnh
- Hàn lâm viện: là cơ quan chuyên soạn thảo các Dụ, Chiếu, Chỉ cùng các văn bản, mệnh lệnh khác của nhà vua
- Đông các: cơ quan chuyên làm nhiệm vụ rà soát, hiệu đính, sửa chữa các văn bản trước khi trình lên nhà vua duyệt
- Trung thư giám: là cơ quan chuyên ghi chép, lưu trữ các Sắc lệnh, Chiếu, Chỉ, Sắc phong tước hiệu do nhà vua ban cho các quan lại, người của Hoàng tộc và lưu giữ tại nơi thờ cúng khi họ quan đời
- Bí thư giám: là cơ quan lưu giữ và trông coi Thư viện của nhà vua
- Hoàng môn tĩnh: là nơi giữ ấn tín nhà vua
Thời đầu nhà Lê sơ trở về trước, các cơ quan văn thư phòng là Tam sảnh, gồm có: Thượng thư, Trung thư và Môn hạ Các cơ quan này có quyền lực tương đối, có trưởng quan chuyên trách, tuy nhiên vua Lê Thánh Tông cho cải tổ lại các
cơ quan văn phòng đã hạn chế bớt quyền lực của các cơ quan này, đồng thời không
tổ chức trưởng quan chuyên trách mà thường thực hiện kiêm nhiệm Khối lượng công việc của các cơ quan văn phòng này ngày một nhiều hơn nên nhà vua đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng của từng cơ quan, cũng như phẩm hàm, nhiệm vụ của từng chức quan trong hệ thống cơ quan văn phòng này Số lượng quan viên được cơ cấu theo từng thời điểm và theo khối lượng công việc cần giải quyết, căn
cứ vào đó nhà vua sẽ quyết định lựa chọn và bổ dụng
Thứ tư, tổ chức một số cơ quan chuyên môn
Vua Lê Thánh Tông tổ chức ra một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào Lục Bộ, bao gồm:
- Ngự sử đài “là để hặc tâu các quan làm bậy, soi xét ẩn khuất cho dân ” có nhiệm vụ can gián vua, chất vấn quan lại Hệ thống các cơ quan Ngự sử đài gồm có: Ngự sử đài ở cấp trung ương và Ngự sử đài ở các thừa tuyên Ngự sử đài tuy không
Trang 39phải cơ quan mới nhưng được cải tổ toàn diện dưới triều vua Lê Thánh Tông Các chức quan Ngự sử gồm: Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử, Đề hình giám sát sử và Giám sát ngự sử ở các thừa tuyên Ngự sử đài chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà vua, trong một số lĩnh vực còn chịu sự giám sát của Lục khoa nhưng có quyền hạn và trách nhiệm rất lớn: trực tiếp can gián nhà vua; tham gia luận bàn chính sự; đàn hặc các quan; tham gia tuyển bổ và khảo xét quan lại; thanh tra, giám sát và trực tiếp xét xử hình án [1, tr 371-373]
Ngự sử đài đã tồn tại từ năm 1250 dưới thời Trần Thái Tông, phụ trách Ngự
sử đài là các chức quan Ngự sử đại phu, Ngự sử trung tướng, Thị ngự sử, Giám sát ngự sử, Chủ thư thị ngự sử, Ngự sử trung tán Thời Lê sơ, Ngự sử đài gọi là ty Phong hiến, đặt thêm các chức Trung thừa, Phó trung thừa, Chủ bạ, Đô ngự sử, Phó
đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử Đến đời vua Lê Thánh Tông cho giảm bớt các chức, chỉ còn lại Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử, dưới ba chức này là các Giám sát ngự sử ở các thừa tuyên Nhìn chung, Ngự sử đài thời vua Lê Thánh Tông được tổ chức gọn nhẹ hơn về số lượng quan lại, nhưng lại chặt chẽ về tổ chức từ trung ương đến địa phương Hơn nữa, chức năng và quyền hạn của Ngự sử đài thời
kỳ này cũng được mở rộng và nâng cao
- Thông chính ty, còn gọi là ty Thông chính, là cơ quan độc lập ở trung ương chuyên phụ trách việc tấu chương trong ngoài, chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn tâu lên vua
- Quốc tử giám: là trường Đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam Quốc tử giám giữ nhiệm vụ trông coi Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử quốc tử giám là nơi lưu giữ văn bia các vị đỗ trong các kỳ thi đình của các triều đại phong kiến Việt Nam
- Quốc sử viện: là cơ quan phụ trách việc ghi chép về nhà vua, về chính sự,
con người, phong tục, tập quán để lưu lại cho đời sau
2.2.1.2 Cải cách bộ máy hành chính ở địa phương
Thời vua Lê Thánh Tông, xã hội Đại Việt có nhiều thay đổi, đất nước trải qua thời gian thái bình, dân chúng yên tâm lao động sản xuất, cơ cấu xã hội có nhiều thay đổi, vì vậy để phù hợp với tình hình mới, nhà vua đã thực hiện cuộc cải cách mạnh mẽ, toàn diện ở cả trung ương và địa phương Cuộc cải cách này đã mang lại sự thay đổi lớn trong việc tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương, đặc biệt ảnh hưởng đến quản lý làng xã thời kỳ này
Cuộc cải cách bộ máy hành chính ở địa phương của vua Lê Thánh Tông thể hiện ở những vẫn đề cơ bản:
Trang 40Thứ nhất, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên
Tháng 6 năm 1466, vua Lê thánh Tông ban sắc chỉ chia toàn bộ đất nước thành 12 thừa tuyên, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Nam Sách, Thiên Trường, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một phủ Trung Đô [22, tr 445] Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã
mở rộng bờ cõi về phía Nam và lập thêm một thừa tuyên là Quảng Nam
So với thời Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo, Lê Thánh Tông đã cho chia lại đất nước rộng lớn thành 13 thừa tuyên để dễ dàng quản lý Đất nước được chia thành các thừa tuyên làm hạn chế tiềm lực và thế lực của các lục lượng phong kiến địa phương, ngăn chặn sự cát cứ và tạo điều kiện để chính quyền cấp thừa tuyên quản lý địa phương có hiệu quả hơn Chia đất nước thành các thừa tuyên còn nhằm mục đích không để quyền hành ở thừa tuyên tập trung trong tay một người mà chia
ra cho các cơ quan chuyên môn phụ trách (Tam ty) và nhằm giám sát chặt chẽ chính quyền cấp thừa tuyên
Bộ máy hành chính ở cấp thừa tuyên được rút gọn khá nhiều làm cho bộ máy nhà nước càng xuống đến cấp dưới càng gọn nhẹ Phạm vi công việc quản lý của nhà nước vẫn đảm bảo được tính bao quát, không mặt nào bị buông lỏng