đó nêu rõ được những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Luận văn cũng phân tích, đánh giá được thực tiễn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.đó nêu rõ được những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Luận văn cũng phân tích, đánh giá được thực tiễn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ. đó nêu rõ được những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Luận văn cũng phân tích, đánh giá được thực tiễn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ. đó nêu rõ được những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Luận văn cũng phân tích, đánh giá được thực tiễn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ. đó nêu rõ được những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Luận văn cũng phân tích, đánh giá được thực tiễn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG QUANG VINH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kì công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa luật xem xét để tôi có thểbảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Đào Thị Hằng
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .7 I.I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 7
1.1.2 Các đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 10
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 11
1.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 26
1.2.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 27
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 30
1.2.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2015 33
1.3 THAM KHẢO VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRÊN THẾ GIỚI 35
1.3.1 Mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn 36
1.3.2 Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng 37
1.3.3 Mô hình tố tụng hình sự đan xen 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 41
Trang 52.1 THẨM QUYỂN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH 42
2.1.1 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh 42
2.1.2 Một số quy định khác liên quan đến thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân 44
2.2 XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 46
2.2.1 Thụ lý vụ án 46
2.2.2 Chuẩn bị xét xử sơ thẩm 48
2.2.3 Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 53
2.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 64
2.3.1 Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm 64
2.3.2 Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm 65
2.3.3 Nội quy phiên tòa 67
2.3.4 Thủ tục rút gọn 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 72
CHƯƠNG III: 73
THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ, 73
NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA 73
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 73
3.1 THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016) 73
3.1.1 Thực tiễn về thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự 73
3.1.2 Thực tiễn về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ 75
3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 93
3.2.1 Tồn tại và hạn chế 93
Trang 63.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 953.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ SƠ THẨMCÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 963.3.1 Những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ ánhình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ 963.3.2 Một số vấn đề đã được hoàn thiện trong Bộ luật tố tụng hình sự năm2015 973.3.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ 99KẾT LUẬN 105
Trang 7MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đã mở ra không gianphát triển cho nền kinh tế Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tạo dựng cácmối quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới góp phầnnâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đời sống nhân dân ngày càngđược cải thiện và nâng cao Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì vấn đề giữvững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội càng được trú trọng và quantâm, nhất là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trước những diễn biếnphức tạp như hiện nay
Để đảm bảo một xã hội phát triển bền vững, đẩy lùi mọi tệ nạn xã hội,Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật kịp thờiđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh Đồng hành với việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật là việc cải cách hệ thống chính trị theo hướng tinh giản,hiệu quả, đặc biệt là công tác cải cách tư pháp, trong đó chú trọng nâng caotrách nhiệm, quyền hạn đối với hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan tưpháp, đồng thời tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát giữa bangành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong công tác đấu tranh phòng chốngtội phạm
Tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là
cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiệnquyền tư pháp” Hiến pháp đã xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa
án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước Hiến pháp cũng khẳng định vịtrí trung tâm của Tòa án nhân dân trong hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử
là trọng tâm Trong tố tụng hình sự, Tòa án giữ vị trí, vai trò vô cùng quantrọng Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử đối với mọi hành viphạm tội Để thực hiện quyền lực của mình, thông qua hoạt động xét xử tại
Trang 8phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền tiến hành các hoạt động điều tra, xácminh, thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, thẩm vấn công khai, dân chủ,khách quan để xác định tội phạm Trong các giai đoạn tố tụng hình sự từ khởi
tố, điều tra, truy tố đến xét xử giai đoạn nào cũng rất quan trọng nhưng để xácđịnh hành vi của một người là có tội hay không có tội thì xét xử là giai đoạn
có tính quyết định Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định một người chỉđược coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc Tòa án xét xử lần đầu đối vớingười phạm tội, đây là một trong những thủ tục tố tụng phức tạp đòi hỏinhững người tiến hành tố tụng phải là những người có chuyên môn và trình
độ Khi giải quyết vụ án cần tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để các quy định về
tố tụng tại phiên tòa, nghiên cứu đầy đủ các tình tiết có trong hồ sơ vụ án, đốichiếu các quy định của pháp luật để đảm bảo vụ án được xét xử khách quan,đúng pháp luật Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhânkhác nhau vẫn sảy tình trạng vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tố tụnghình sự, dẫn đến việc xét xử oan sai cho người vô tội gây thiệt hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng
Từ những nhận thức trên, em nhận thấy hoạt động xét xử của Tòa án
có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội, thông qua hoạt động xét xử để có hình phạt thích đáng nhằmgiáo dục, răn đe và phòng ngừa chung góp phần gìn giữ an ninh, trật tự xã hội
và ngăn ngừa tội phạm Với mục đích đi sâu tìm hiểu về trình tự, thủ tục tố
tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, em đã trọn đề tài: “Xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự của Toà án nhân dân tỉnh (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm đề tài nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học - Chuyên
ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trang 9Xuất phát từ vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩmquyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý, Tòa ánnhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân Trong những năm gần đây cũng có một số bài viết và công trình nghiêncứu liên quan đến thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự như:
Công trình nghiên cứu cấp Bộ của Tòa án nhân dân Tối Cao về “Vấn
đề tổ chức phiên tòa và việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng tạiphiên tòa” Công trình này hoàn thành vào năm 1999; Luận văn thạc sỹ: “Thủtục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnhThừa Thiên - Huế” của tác giả Tôn Thất Cẩm Đoàn năm 2003; Luận văn thạc
sỹ “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của tác giả Nguyễn QuỳnhTrang năm 2008; Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện pháp luật tố tụnghình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp” củanhóm tác giả do TS Hoàng Thị Minh Sơn là chủ nhiệm đề tài năm 2009; Bàiviết: “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng vàphương hướng hoàn thiện” của Thạc sỹ Đinh Văn Quế - Chánh Tòa Hình sựTòa án nhân dân Tối Cao đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân Tối Cao năm2012; Luận văn thạc sỹ “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theoLuật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp trên cơ sở sốliệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Nguyễn Văn Chung năm2015
Ngoài ra còn có nhiều bài viết liên quan đến xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Kiểm sát nhân dân, Báocông lý….Các bài viết và công trình nghiên cứu trên đều đánh giá và phântích nội dung liên quan đến thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Tuynhiên, mỗi bài viết lại tiếp cận ở các góc độ khác nhau Đối với vấn đề về thủ
Trang 10tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, hiện nay mới chỉ có công trìnhnghiên cứu ở cấp bộ của Tòa án nhân dân Tối Cao về “Vấn đề tổ chức phiêntòa và việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng tại phiên tòa” Côngtrình này hoàn thành vào năm 1999, đến nay ít nhiều cũng không còn ý nghĩathực tiễn Bài viết của Thạc sỹ Đinh Văn Quế về “Thủ tục xét xử sơ thẩmtrong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” đã
đi sâu nghiên cứu và phân tích về phần thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụnghình sự, trong đó đã nêu bật được các phương hướng cần hoàn thiện để khắcphục những hạn chế, thiếu sót về thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sựViệt Nam Đối với bài viết của tác giả Nguyễn Quỳnh Trang và tác giảNguyễn Văn Chung, hai bài viết đều đề cập đến thủ tục xét xử sơ thẩm hình
sự nhưng bài viết của tác giả Nguyễn Quỳnh Trang đánh giá vấn đề một cáchtổng hợp trên diện rộng, còn bài viết của tác giả Nguyễn Văn Chung phân tíchvấn đề trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk trước yêu cầu cải cách tưpháp, bài viết đã nêu ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm hình sự nhằmđáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp Tuy nhiên, cũng chưa có bài viết vàcông trình nghiên cứu nào đi sâu về phiên tòa hình sự sơ thẩm của Tòa ánnhân dân cấp tỉnh Vì vậy, trên cơ sở các bài nghiên cứu liên quan, đề tài có
sự kế thừa cũng như tìm hiểu vấn đề ở khía cạnh mới, tập trung vào quy địnhcủa pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh(cơ sở thực tiễn tại Tòa án nhân tỉnh Phú Thọ) Vấn đề nghiên cứu đề tài trongthời điểm Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mới được ban hành và có hiệu lực làrất cần thiết và mang tính thời sự cao
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này hướng tới làm rõ vấn
đề lý luận và thực tiễn về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
Trang 11cấp tỉnh, trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự 2003 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngxét xử các vụ án hình sự sơ thẩm đối với ngành Tòa án nhân dân tỉnh PhúThọ
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xét xử vụ án hình sự là vấn đề rất rộng lớn trong hoạt động tố tụngcủa Tòa án mà cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu Trong đó cócác nội dung như: xét xử vụ án hình sự sơ thẩm; xét xử vụ án hình sự phúcthẩm; xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm…nhưng trong phạm vicủa một luận văn thạc sỹ không thể xem xét và giải quyết hết mọi vấn đề Vìvậy, tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu về vấn đề xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
mà thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh để làm đề tài nghiêncứu
5 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật vềxét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở thựctiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ Từ đó đánh giá được thực trạng tronghoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án đồng thời đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quảtrong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm
6 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm củaĐảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền đồng thời căn cứ vàothực tiễn xét xử của Tòa án trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự2003
Trang 12Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng cácphương pháp nghiên cụ thể và đặc thù của khoa học Luật tố tụng hình sự đó làcác phương pháp: phân tích, tổng hợp; so sánh và phương pháp thống kê…
7 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Ý nghĩa về lý luận, kết quả nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa
vô cùng quan trọng về lý luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử của Tòa ánnhân dân cấp tỉnh đối với các vụ án hình sự sơ thẩm, đây là công trình nghiêncứu đầu tiên ở cấp độ Thạc sỹ luật học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về vấn đềnày Trên cơ sở đó luận văn sẽ góp phần là một trong những tài liệu thamkhảo bổ ích cho những nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng viên, các nghiên cứusinh, các học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành luật học về tốtụng hình sự và hình sự
Ý nghĩa về thực tiễn, luận văn còn trang bị những kiến thức về trình
tự, thủ tục tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cho cán bộ đang thực hiện công tácxét xử trong hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và ngành Tòa án nhân dântỉnh Phú Thọ nói riêng, góp phần đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa ánđược khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật
2003 về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
Chương III: Thực tiễn xét xử vụ sơ thẩm án hình sự, những tồn tại,
hạn chế và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ
Trang 13CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
I.I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành nhiều giai đoạnkhác nhau Mỗi giai đoạn lại gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơquan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Hiếnpháp 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam”, do vậy xét xử là hoạt động đặc thù của Tòa án Bộ luật tốtụng hình sự Việt Nam 2003 quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử
là xét xử theo trình tự sơ thẩm và xét xử theo trình tự phúc thẩm
Theo từ điển Tiếng Việt (Tra cứu Google.com.vn) thì “xét xử” đượchiểu là: “Đưa phạm nhân ra trước tòa để xác định mức độ phạm tội” Đây làmột trong những cách hiểu khái quát nhất về xét xử, đó là việc đưa ngườiphạm tội ra xét xử một cách công khai trước tòa án để xác định tội phạm vàmức độ hình phạt phù hợp
Từ điển Luật học (Dictionnary of Law) cho rằng: Xét xử là hoạt độngxem xét đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét vềtích chất, mức độ pháp lý của vụ việc Từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra mộtphán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của
vụ việc [12, tr.869]
Xét xử là hoạt đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án, cácTòa án là những cơ quan duy nhất của một nước được đảm nhiệm chức năngxét xử Mọi bản án do các Tòa án tuyên đều phải qua xét xử, không một ai có
Trang 14thể buộc tội mà không qua xét xử của Tòa án và kết quả xét xử phải đượccông bố bằng bản án
Theo cách hiểu này thì xét xử là hoạt động đặc trưng của Tòa án và chỉTòa án là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chức năng này Từ điển Luật họckhông đưa ra khái niệm về “xét xử sơ thẩm”, vì vậy thuật ngữ “xét xử” trongtrường hợp này được hiểu là hoạt động xét xử chung của Tòa án
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa Luật - Trường Đạihọc Cần Thơ do giảng viên Mạc Giáng Châu biên soạn đã đưa ra khái niệm vềxét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tốtụng hình sự trong đó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ
sơ vụ án lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử nhằm xác định có haykhông có hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm, từ đóđưa ra bản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ án màViện kiểm sát đã truy tố [13, tr.111]
Khái niệm trên đã đưa ra bao hàm đầy đủ về hoạt động xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của Tòa án, khái niệm khẳng định xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
là một giai đoạn trong tố tụng hình sự và đây là lần đầu tiên vụ án được đưa raxét xử, có nghĩa là trong giai đoạn xét xử có nhiều cấp độ thì xét xử sơ thẩmđược hiểu là xét xử lần đầu Tòa án có thẩm quyền xem xét có hay không cóhành vi phạm tội để ra bản án, quyết định phù hợp với hành vi phạm tội đó vàTòa án chỉ đưa vụ án ra xét xử đối với những tội phạm mà Viện kiểm sát raquyết định truy tố, đây là thủ tục bắt buộc trong tố tụng hình sự để đảm bảocác quy trình tố tụng phải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật
Trong bài viết Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Thạc sỹ Đinh Văn Quế - Nguyên
Chánh toà hình sự Tòa án nhân dân Tối cao (Trang Thông tin khoa học
Trang 15-Trường Đại học kiểm sát Hà Nội) cũng đưa ra quan điểm: Xét xử sơ thẩm là
việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà án được giao thẩm quyền thựchiện theo quy định của pháp luật Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộluật tố tụng hình sự hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thì Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt Nam là các Toà án cấp huyện,Toà án cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu
Bài viết không đưa ra khái niệm cụ thể về xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự nhưng tác giả đã có những phân tích và nhận định khái quát về về hoạtđộng xét xử sơ thẩm của Tòa án phải tiến hành những công việc gì, tráchnhiệm, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia
tố tụng và thông qua xét xử còn đánh giá trình độ nghiệp vụ của những ngườitiến hành tố tụng “Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao của quyền tưpháp, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và ngườitham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất” [14 tr.1].Bài viết góp phần phân tích cụ thể về hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm,việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn không chỉ đối với một vụ
án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọicông dân
“Xét xử sơ thẩm” là một từ Hán - Việt có nghĩa là “lần đầu tiên đưa vụ
án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền” [12, tr.870] Xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng hình sự mà Tòa án đượcgiao thẩm quyền, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, lần đầu tiên đưa vụ án hình
sự ra xem xét công khai tại phiên tòa, nhằm xác định có hay không có tộiphạm xảy ra, một người có phải là người phạm tội hay không để từ đó đưa rabản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ án mà Viện kiểm sát đã truy
tố [15 tr.7] Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự, mỗi bài viết lại đưa ra quan điểm riêng làm sinh động, phong phú hơn về
Trang 16ngữ nghĩa trong xét xử sơ thẩm, tuy nhiên giữa các bài viết và công trìnhnghiên cứu cũng đưa ra nhiều điểm chung Trong luận văn này, tác giả nghiêncứu về nội dung xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy, trước khi đi sâu phân tích và đánh giá từng vấn đề tác giả hoàn toàn
đồng quan điểm với khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau: Xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có
thẩm quyền thay mặt Nhà nước tiến hành việc xét xử lần đầu, toàn diện, tổng thể vụ án hình sự trên cơ sở hồ sơ vụ án, bản cáo trạng của Viện kiểm sát, xem xét đánh giá chứng cứ và dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm
cơ sở để ra các phán quyết công minh, có căn cứ và đúng pháp luật bằng bản
án và quyết định của mình.
Đây là khái niệm tổng quát, toàn diện và đầy đủ nhất về xét xử sơthẩm vụ án hình sự Thông qua khái niệm này có thể nhận thức được toàn bộhoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, đó chính là việc Tòa ánnhân danh Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xét xử đối với người phạm tộithông qua bản cáo trạng của Viện kiểm sát, đây là lần đầu tiên Tòa án tiếnhành việc xét xử, nếu vụ án không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án cóhiệu lực thi hành khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1.1.2 Các đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những đặc điểm như sau:
(i) Về chủ thể: Hiến pháp 2013 xác định chủ thể của xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự là Tòa án Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử sơthẩm các vụ án hình sự Tòa án đã được Hiến pháp ghi nhận là cơ quan xét xửcủa Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Như vậy, ngoài Tòa án thìkhông có một chủ thể nào khác được thực hiện quyền này
(ii) Hành vi tố tụng đặc trưng: Đây là những hoạt động tố tụng được
Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể như kiểm tra căn cước của bị cáo, bị
Trang 17hại và những người tham gia tố tụng khác; phổ biến quyền và nghĩa vụ tạiphiên tòa; tiến hành việc xét hỏi; tranh tụng; nghị án và tuyên án Hành vi tốtụng này được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự theo một trình tựthủ tục luật định Khi tiến hành xét xử, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa làngười được trao quyền hạn lớn nhất, Thẩm phán là người chủ động điều khiểntoàn bộ diễn biến phiên tòa và thực hiện các hành vi tố tụng đặc trưng này.Chỉ khi tiến hành việc xét xử tại phiên tòa thì hành vi tố tụng này mới đượcthực hiện Nếu trong quá trình xét xử mà vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tốtụng thì bản án, quyết định của Tòa án có thể bị hủy để xét xử lại theo thủ tụcchung.
(iii) Văn bản tố tụng đặc trưng: Trong xét xử sơ thẩm Tòa án có thẩm
quyền ra bản án, quyết định theo quy định của pháp luật Bản án, quyết địnhcủa Tòa án là văn bản pháp lý thể hiện ý chí của Nhà nước nên được thi hànhtheo một thủ tục luật định gọi là thủ tục thi hành án Bản án, quyết định cóhiệu lực pháp luật sẽ được thi hành ngay, không ai được quyền cưỡng chế lạiviệc thi hành án này
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong bài viết những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắccủa Luật Tố tụng hình sự của Phó giáo sư, tiến sỹ khoa học Lê Cảm - KhoaLuật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về nguyên tắccủa Luật tố tụng hình sự như sau: Là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bảnđược thể hiện trong pháp luật tố tụng hình sự, cũng như trong việc giải thích
và trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự thông qua một hay nhiềuquy phạm (chế định) của nó - của nguyên tắc tương ứng mà ta nghiên cứu[17, tr.12]
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đạihọc quốc gia Hà Nội cho rằng: “Luật tố tụng hình sự tồn tại hệ thống các
Trang 18nguyên tắc cơ bản chứ không phải là những nguyên tắc rời rạc” [22, tr.240]Giáo trình Luật tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa rađịnh nghĩa về nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự: “Là những phươngchâm định hướng chi phối toàn bộ hay một số hoạt động tố tụng hình sự đượcghi nhận trong Hiến Pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản có liênquan” [22, tr.241]
Bài viết Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng
và phương hướng hoàn thiện của GS.TSKH Đào Trí Úc có viết:
“Trong tố tụng hình sự Việt Nam, nguyên tắc của tố tụng hình sự
là những tư tưởng và quan điểm chủ đạo được thể chế hóa bằngpháp luật, có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định và thựchiện các hoạt động tố tụng hình sự và các quan hệ tố tụng hình
sự, đối với các hình thức và phương pháp thực hiện những hoạtđộng và quan hệ đó”
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc cơ bản trong tố tụnghình sự nhưng có thể hiểu các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự lànhững phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn quantrọng của tố tụng hình sự trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tốtụng hình sự Những nguyên tắc này thể hiện chính sách hình sự, quan điểmgiải quyết vụ án hình sự của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo mọi tội phạmđều được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng phápluật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội Vì vậy, trong quá trìnhxây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án hình sự nhữngnguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự cần được quán triệt và thực hiệnnghiêm chỉnh [22, tr.239]
Tại chương 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định 29 nguyên tắc
cơ bản từ Điều 3 đến Điều 32 Các nguyên tắc này là phương châm, định
Trang 19hướng chi phối toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, tuy nhiên cũng có nhữngnguyên tắc chỉ áp dụng riêng cho giai đoạn tố tụng cụ thể, đây có thể coi lànhững nguyên tắc đặc thù Trong giai đoạn xét xử ngoài các nguyên tắc cơbản cũng có những nguyên tắc đặc thù, do vậy để giải quyết vụ án hình sựđược đảm bảo khách quan đúng pháp luật Tòa án cần nghiêm chỉnh chấphành và tuân thủ các nguyên tắc này.
1.1.3.1 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là một chế độ đặc biệt của đờisống chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi côngdân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêmchỉnh, triệt để, chính xác Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước,quyền, lợi ích của tập thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [23, tr.54]
Nhà nước ta đang quản lý, điều chỉnh mọi mặt đời sống kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội bằng pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa chính
là đảm bảo pháp luật có giá trị thực thi trong thực tiễn và được mọi người tôntrọng thực hiện
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc Hiến định Bộluật tố tụng hình sự 2003 cũng ghi nhận nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hộichủ nghĩa trong tố tụng hình sự: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quantiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phảiđược tiến hành theo quy định của Bộ luật này” [7, Điều 3] Pháp chế lànguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và hoạt động củacác cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, của người có chức vụ, quyềnhạn và của công dân Đây là nguyên tắc hiến định được hiểu là việc thườngxuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành các quy định của Hiến pháp, của các
Trang 20đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp, vớicác đạo luật của tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội của nhữngngười có chức vụ, quyền hạn, của mọi công dân [24, tr.12].
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được hiểu
là những quy định cơ bản chung nhất, được ghi nhận trong Bộ luật tố tụnghình sự và mang ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự,theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, bị can,
bị cáo và người tham gia tố tụng khác trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ
tố tụng phải nghiêm túc, triệt để tuân theo những quy định của pháp luật tốtụng hình sự Đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụngphải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định Trong giaiđoạn khởi tố, điều tra Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên phải căn cứvào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đảm bảo việc phát hiện nhanhchóng, chính xác tội phạm để tiến hành khởi tố, điều tra thu thập, củng cốchứng cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Giai đoạn truy
tố thuộc chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát, trước khi ra quyết định truy
tố, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phải căn cứ vào các quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết để đánh giá toàndiện, khách quan các tài liệu của vụ án xác định có hay không có tội phạm đểquyết định truy tố hay không truy tố bị can ra trước Tòa án Giai đoạn xét xửđược coi là trung tâm của tố tụng hình sự và mang tính quyết định để kết tộiđối với bị cáo, chính vì vậy khi tiến hành các hoạt động tố tụng theo thẩmquyền Chánh án, Thẩm phán, Thư ký tòa án cần tuân thủ đúng các quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự Quá trình thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ và xét
xử tại phiên tòa phải tiến hành nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục
Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sựkhông chỉ áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trang 21mà những người tham gia tố tụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, điều nàythể hiện đối với những người tham gia tố tụng phải tôn trọng, nghiêm chỉnhchấp hành đối với lệnh, giấy báo, giấy triệu tập, quyết định, bản án….của cơquan có thẩm tiến hành tố tụng, phải có mặt đúng thời gian địa điểm theo yêucầu và trình bày đúng sự thật mà mình biết về vụ án khi được lấy lời khai, khitham gia phiên tòa
Đây là nguyên tắc bao trùm nhất, cơ bản nhất được quán triệt trongtoàn bộ quá trình tiến hành tố tụng hình sự Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạtđộng tố tụng hình sự phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ và được tuânthủ một cách nghiêm chỉnh
1.1.3.2 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Tại quảng trường Ba Đình lịch sử năm 1945, Hồ Chủ tịch đã đọc Bảntuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bản tuyênngôn đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạohóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền
ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [25, tr.5]
Quyền cơ bản của công dân được hiểu là các lợi ích cụ thể mà phápluật ghi nhận cho mọi người, mọi công dân Quyền cơ bản của công dân làquyền bất di bất dịch gắn liền với cá nhân mỗi con người Trong đó có nhữngquyền con người sinh ra đã có sẵn như quyền sống, quyền mưu cầu hạnhphúc, quyền bất khả xâm phạn tính mạng, danh dự, nhân phẩm,… đây đượccoi là những quyền tự nhiên, vốn có Và có những quyền được pháp luật ghinhận khi con người đạt đến độ tuổi nhất định như quyền về kết hôn, quyềnbầu cử, quyền được đến trường…
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ghi nhận nguyên tắc tôn trọng và bảo vệcác quyền cơ bản của công dân như sau:
Trang 22Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra,Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sátviên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trongphạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp
và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặcthay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặckhông còn cần thiết nữa [7, Điều 4]
Theo nội dung của nguyên tắc thì chủ thể có nghĩa vụ thực hiệnnguyên tắc này là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều traviên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án,Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm đây là những người được Nhànước trao quyền tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự Quyền cơ bản củacông dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, vì vậy khi tiến hành các hoạtđộng tố tụng Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có nghĩa
vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, đảm bảo mọi hành vi xâmphạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được phát hiện kịpthời và xử lý nhanh chóng theo đúng quy định của pháp luật
Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu đối với những người tiến hành tố tụnghình sự phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể củacông dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm củacông dân bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thưtín, điện thoại, điện tín của công dân Việc hạn chế các quyền và tự do nói trênchỉ được tiến hành trên cơ sở và trong sự phù hợp với các quy định của phápluật [24, tr.14] Tố tụng hình sự là thủ tục đặc biệt mang tính quyền lực Nhànước được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội Khi một người thực hiệnhành vi phạm tội sẽ có những chế tài nghiêm khắc mang tính bắt buộc, người
Trang 23bị buộc tội sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản của công dân thậm chí bị tước
đi quyền sống, vì vậy mọi hành vi của các chủ thể khi tiến hành tố tụng phảithận trọng, cân nhắc không được cẩu thả, tùy tiện ban hành các quyết địnhliên quan đến quyền của cá nhân mỗi con người Bộ luật tố tụng hình sự quyđịnh rất chặt chẽ, chi tiết, cụ thể về thủ tục bắt người trong tố tụng hình sự,chỉ được bắt người để tạm giữ, tam giam trong trường hợp khẩn cấp, phạm tộiquả tang hoặc đang bị truy nã Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thậpchứng cứ, biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự khi có các căn cứ và trong giớihạn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Các cơ quan, cá nhân có thẩmquyền phải thường xuyên kiểm tra, kiểm sát tính hợp lý, hợp pháp của việc ápdụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, nếu pháthiện thấy có vi phạm pháp luật phải hủy bỏ ngay các quyết định đó Khinhững căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra không cònhoặc không cần thiết thì các cơ quan và người có thẩm quyền phải kịp thờihủy bỏ hoặc thay thế quyết định áp dụng các biện pháp đó
Nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân, các quyền cơ bản của con người được pháp luật tốtụng hình sự tôn trọng và bảo vệ Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của côngdân là nguyên tắc Hiến định có tính chất bao trùm, xuyên suốt trong mọi hoạtđộng của chủ thể tiến hành tố tụng Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng phải chấp hành đúng quy định của nguyên tắc, đảm bảo cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm bất hợp pháp
1.1.3.3 Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệulực pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 9,
Trang 24Bộ luật tố tụng hình sự 2003 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” Theo quy định của nguyên tắc này, thì
một người chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi có bản án kết tội củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật Con người là sản phẩm của tự nhiên và xãhội, con người là chủ thể đặc biệt được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, do vậybất cứ quốc gia nào trên thế giới đều lấy quyền và lợi ích của con người làmục tiêu phát triển của đất nước, nhưng nếu con người vi phạm các quy tắccủa cuộc sống, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, của tập thể vàNhà nước mà được pháp luật hình sự bảo vệ thì sẽ bị xử lý theo quy định Đểviệc kết tội đối với cá nhân một con người là đúng, không bị oan sai, nhầmlẫn Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ về thủ tục trong tố tụng hình
sự Trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử mỗi giai đoạnngười phạm tội lại có tư cách tố tụng khác nhau Khi chưa khởi tố được coi làngười bị tình nghi phạm tội, từ khi có quyết định khởi tố đến trước khi cóquyết định đưa vụ án ra xét xử được gọi là bị can, khi Tòa án quyết định đưa
vụ án ra xét xử gọi là bị cáo và đến khi bản án có hiệu lực pháp luật và raquyết định thi hành án được gọi là người bị kết án Tuy nhiên, trong tất cả cácgiai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố đến khi Tòa án quyết định đưa vụ án raxét xử bị cáo vẫn chưa bị coi là người có tội, thậm chí bản án sơ thẩm sau khiTòa án cấp sơ thẩm tuyên án và kết án bị cáo phạm tội cũng không được chorằng họ là người có tội, vì bản án sơ thẩm sau khi tuyên chưa có hiệu lực thihành ngay vì còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị Nếu hết thời hạn kháng cáo(15 ngày) và thời hạn kháng nghị (30 ngày) kể từ ngày tuyên án mà không cókháng cáo, kháng nghị thì bản án mới có hiệu lực thi hành Trường hợp cókháng cáo, kháng nghị thì bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khituyên án Trong thực tiễn khi ban hành bản án sơ thẩm Tòa án thường đóng
Trang 25dấu án có hiệu lực hoặc án chưa có hiệu lực vào bản án để đảm bảo cho côngtác thi hành án được chính xác.
Quyền của con người luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Trong
hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thống các cơ quan tư pháphình sự nói riêng chỉ có Tòa án mới có chức năng xét xử về hình sự Điều đó
có nghĩa rằng Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất có quyền kết tội người nào
đó và quyết định hình phạt đối với người phạm tội trên cơ sở xem xét đánhgiá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và chính thức tại phiên tòa [24].Không ai bị coi là có tội hoặc phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tộicủa Tòa án có hiệu lực pháp luật Nguyên tắc cũng khẳng định chỉ Tòa án là
cơ quan duy nhất của Nhà nước được quyền ra phán quyết đối với ngườiphạm tội Nguyên tắc này mang tính nhân văn cao và khẳng định quyền củacon người là bất khả xâm phạm
1.1.3.4 Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Tại khoản 1 và Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc xét xử
sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xửtheo thủ tục rút gọn”
Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Việc xét
xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng,trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia được quyđịnh trong Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân điều đó thấy rằng việctham gia xét xử của Hội thẩm là rất cần thiết và vô cùng quan trọng, Tại Điều
15 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng ghi nhận: “Việc xét xử của Toà án nhândân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân thamgia theo quy định của Bộ luật này Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền vớiThẩm phán”
Trang 26Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thựchiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách cóhiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nóiriêng Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân trungthành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quytắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các viphạm pháp luật khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quyđịnh của pháp luật [29] Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa ánthực hiện chế độ hai cấp xét xử, tuy nhiên chỉ xét xử theo trình tự sơ thẩmmới bắt buộc có Hội thẩm nhân dân tham gia Việc xét xử sơ thẩm các vụ ánhình sự có Hội thẩm nhân dân tham gia là hoàn toàn phù hợp, vì đây là xét xửlần đầu việc tham gia của Hội thẩm chính là đảm bảo sự tham gia của ngườidân vào việc giải quyết vụ án góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch,dân chủ khi giải quyết các vụ án hình sự.
Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử sơ thẩm Hội đồng xét xử phải
có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm nhândân ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phánbàn bạc, thảo luận và giải quyết mọi vấn đề của vụ án kể cả về nội dung vàthủ tục tố tụng Hội thẩm nhân dân không phải là cán bộ trong biên chế Tòa
án mà họ là những người có kiến thức về pháp luật, có hiểu biết xã hội đượcbầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử củaTòa án, khi tham gia xét xử Hội thẩm được ngang quyền với Thẩm phán từviệc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, tham gia xét xử cho đến việc raquyết định giải quyết vụ án Việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia lànguyên tắc bắt buộc được quy định trong Hiến pháp, nếu Tòa án không thựchiện đúng nguyên tắc này sẽ dẫn đến vi phạm nghiêm trọng về tố tụng trongxét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Trang 27Pháp luật quy định chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia là căn cứ pháp
lý quan trọng để Hội thẩm nhân dân phát huy được vai trò là đại diện choquần chúng nhân dân khi tham gia giải quyết các vụ án đồng thời giúp choTòa án xét xử được khách quan, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhândân
1.1.3.5 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Thẩm phán, Hộithẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,
cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”
Trong hệ thống cơ quan nhà nước chỉ Tòa án là cơ quan có thẩmquyền xét xử, hay nói cách khác xét xử chính là hoạt động áp dụng pháp luậtcủa Tòa án Việc xét xử của Tòa án phải dựa trên cơ sở pháp luật mới đảmbảo tính khách quan, vô tư mà không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố kháchquan hay chủ quan của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khác Tại Điều 16 Bộluật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độclập và chỉ tuân theo pháp luật” Nguyên tắc này đảm bảo hai nội dung cùngsong song tồn tại đó là: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập” và “khixét xử Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật”
Thư viện pháp luật (Thukyluat.vn) phân tích về nguyên tắc xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật như sau:
Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có nghĩa làtrong khi xét xử Tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn phápluật nhà nước, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các
cơ quan nhà nước khác không có quyền can thiệp Nguyên tắcnày không có nghĩa là Tòa án biệt lập với các cơ quan khác củanhà nước; vì vậy Tòa án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ
Trang 28quan khác để cùng các cơ quan đó phục vụ tốt các quyền lợi hợppháp của nhân dân [30].
Thư viện pháp luật đã đưa ra cách giải thích rất cơ bản về nội dungcủa nguyên tắc giúp cho người đọc có thể hiểu một cách tổng quát nhất vềnguyên tắc này
Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập “Độc lập” ở đây đượchiểu là Thẩm phán và Hội thẩm phải tự mình nghiên cứu hồ sơ, tự mình phântích đánh giá các chứng cứ, các tình tiết liên quan đến vụ án Tại phiên tòađược tự mình đặt câu hỏi và phải lắng nghe ý kiến trình bày của bị cáo, bị hại
và những người tham gia tố tụng khác Độc lập ở đây không có nghĩa là biệtlập, tách rời mà phải có sự sâu chuỗi, đánh giá trong các mối liên hệ trên cơ
sở niềm tin nội tâm để đưa ra kết luận đúng đắn Ngoài độc lập khi xét xử,nguyên tắc này còn quy định Thẩm phán và Hội thẩm “chỉ tuân theo phápluật”, điều đó có nghĩa là Thẩm phán và Hội thẩm không phải chịu sự tácđộng nào khác từ bên ngoài mà chỉ căn cứ vào pháp luật để phân tích, đánhgiá chứng cứ, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xửcủa Thẩm phán, Hội thẩm Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét
xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của luật Toà án cấp trên không được quyếtđịnh hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới trước khi xét xử vụ án Đây là quy địnhmang tính bắt buộc mà các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tôn trọng thựchiện Quy định của nguyên tắc còn đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩmđược chủ động và toàn quyền xem xét, đánh giá chứng cứ trong quá trình giảiquyết vụ án Nguyên tắc này vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ mà Thẩmphán và Hội thẩm phải tuân thủ để đưa ra các phán quyết của mình về sự việc
Trang 29phạm tội và hành vi phạm tội của bị cáo một cách chính xác, phù hợp với sựthật khách quan của vụ án
Nguyên tắc này đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng được thựchiện một cách thống nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dânkhi tham gia tố tụng hình sự, là căn cứ pháp lý vững chắc để Thẩm phán vàHội thẩm toàn tâm, toàn ý, yên tâm giải quyết mọi vấn đề một cách kháchquan, đúng pháp luật không bị các yếu tố chủ quan hay khách quan tác động
“Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số” nguyên tắc này đượcquy định tại Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Tòa án xét xử tập thể cónghĩa là trong bất kỳ vụ án nào theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm hay giám đốcthẩm, tái thẩm đều do một Hội đồng thực hiện Theo nguyên tắc này, việc xét
xử các vụ án hình sự ở mọi cấp đều do Hội đồng xét xử được thành lập theoquy định của pháp luật thực hiện Điều này cũng có nghĩa rằng pháp luật tốtụng hình sự ở nước ta chỉ thừa nhận việc xét xử do Hội đồng xét xử thực hiện
mà không thừa nhận việc xét xử do một cá nhân thực hiện [24, tr.30] Phiêntòa hình sự sơ thẩm tùy theo tính chất phức tạp của vụ án mà Hội đồng xét xử
là ba người hoặc năm người, nếu Hội đồng xét xử là ba người thì gồm mộtThẩm phán và hai Hội thẩm, nếu Hội đồng xét xử là năm người thì gồm haiThẩm phán và ba Hội thẩm, trong đó một Thẩm phán được phân công làmChủ tọa Đối với phiên tòa hình sự phúc thẩm cũng tùy theo tính chất phứctạp của vụ án mà Hội đồng xét xử là ba Thẩm phán hoặc năm Thẩm phán Đối
Trang 30với vụ án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Hội đồng xét xử là toàn bộ Hội đồngThẩm phán tham gia xét xử Khi xét xử Hội đồng quyết định theo đa số,Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng, nếu thành viên nào trong Hội đồngkhông đồng ý với ý kiến của số đông thì có quyền ghi ý kiến của mình bằngvăn bản và lưu vào hồ sơ vụ án.
Nguyên tắc này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khitham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bị buộc tội Tố tụng hình sựmang tính quyền lực nhà nước, việc kết tội đối với bị cáo liên quan đến quyền
cơ bản của con người trong đó có cả quyền sống, nếu việc xét xử sai sẽ dẫnđến những hậu quả nghiêm trọng mà không thể sửa chữa được Pháp luật quyđịnh khi xét xử là một Hội đồng và quyết định theo đa số là hoàn toàn hợp lý
để đảm bảo tính công bằng và tính chính xác cao trong tố tụng hình sự
1.1.3.7 Nguyên tắc xét xử công khai
Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Việc xét xử của Toà ánđược tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp
do Bộ luật này quy định
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹtục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của
họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”
Xét xử là hoạt động của Tòa án đã được Hiếp pháp ghi nhận, Tòa ánnhân danh Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua xét xử để kết luậnmột người có phải là tội phạm hay không, điều đó ảnh hưởng đến quyền cơbản của công dân, do đó hoạt động xét xử phải được Tòa án tiến hành côngkhai và theo một trình tự, thủ tục vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt được quyđịnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Công khai là một trong những thuộc tínhquan trọng của xã hội dân chủ Trong tư pháp nói chung và tư pháp hình sựnói riêng, công khai được hiểu như một tư tưởng xuyên suốt quá trình tổ chức
Trang 31và hoạt động của nó Do vậy, Hiến pháp nước ta ghi nhận nguyên tắc đó và
Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể và coi đó là một trong những nguyêntắc cơ bản của tố tụng hình sự Việc xét xử công khai một mặt bảo đảm chonhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của Tòa án và mặt khácphát huy được tính giáo dục chính trị - pháp lý và tác dụng phòng ngừa củahoạt động xét xử Việc xét xử công khai là một trong những bảo đảm cho hoạtđộng xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của Thẩmphán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa đối với việc tuân thủ nghiêmchỉnh pháp luật [24, tr.31] Theo nội dung của nguyên tắc thì Tòa án thực hiệnxét xử công khai tại trụ sở của Tòa án, mọi công dân từ đủ 16 tuổi trở lên đều
có thể tham dự phiên tòa Đối với những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêmtrọng cần phát huy tính chất giáo dục và phòng ngừa chung, Tòa án cũng cóthể tiến hành xét xử lưu động tại nơi xảy ra tội phạm để mọi người đều có thểtham dự phiên tòa Tính chất xét xử công khai còn được thể hiện: Công khaithời gian, địa điểm mở phiên tòa, công khai chứng cứ, tài liệu tại phiên tòa,mọi thủ tục tố tụng như chuẩn bị xét xử, thủ tục bắt đầu phiên tòa, việc xéthỏi, tranh luận và tuyên án cũng phải được tiến hành công khai
Việc xét xử kín chỉ được tiến hành trong trường hợp đặc biệt Đó làtrường hợp cần giữ bí mật Nhà nước; trường hợp cần giữ thuần phong mỹ tụccủa dân tộc; trường hợp cần giữ bí mật của đương sự Việc quyết định đưa vụ
án ra xét xử có thể do Toà án quyết định hoặc do những người tham gia tốtụng đề nghị Dù phiên toà được tiến hành xét xử kín, nhưng bản án và quyếtđịnh của phiên toà đó cũng phải được tuyên công khai Theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự 2015 thì từ ngày 01/7/2017 Tòa án phải công khai bản ántrên cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân Tối cao Tuy nhiên, để đảmbảo nguyên tắc công khai, trong xét xử vụ án hình sự có những trường hợpđặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để
Trang 32giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án tiến hànhxét xử kín, nhưng vẫn phải tuyên án công khai.
Toà án xét xử công khai sẽ nâng cao công tác giáo dục ý thức pháp luậttrong nhân dân, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấutranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác Hình phạt của các bản
án, quyết định hình sự không chỉ nhằm trừng phạt mà còn có mục đích răn đe,giáo dục, phòng ngừa chung
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, hoạt động xét xử của Tòa án cònchịu sự chi phối và điều chỉnh của một số nguyên tắc cơ bản khác như:Nguyên tắc xác định sự thật vụ án; Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xétxử; Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án….Để việc giải quyết
vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật Hội đồng xét xử phải vậndụng và tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản trên trong suốt quá trình giảiquyết vụ án hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định mới năm nguyên tắc cơ bản,trong đó có những nguyên tắc liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử củaTòa án như: Nguyên tắc tranh tụng tại tòa án; Nguyên tắc không ai bị kết ánhai lần vì một tội phạm; Nguyên tắc suy đoán vô tội Những nguyên tắc nàythể hiện chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền
cơ bản của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thamgia tố tụng Việc định hướng của các nguyên tắc cơ bản đó, Tòa án xét xửphải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiêntòa, trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa để đưa ra bản án, quyết địnhđúng pháp luật
1.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Trang 331.2.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Lịch sử phát triển của Nhà nước ta gắn liền với công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 giành thắng lợi, Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Đây là Nhà nước công nông đầu tiên tronglịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam, đánh dấu một bướcngoặt quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Để gópphần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của công dân, bảo vệ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hệthống pháp luật được ban hành là công cụ sắc bén để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội và quản lý nhà nước, trong đó có pháp luật về hình sự và tố tụnghình sự
(i) Trong giai đoạn này nhiều Sắc lệnh và Nghị quyết được ban hànhquy định về việc thành lập các Tòa án để xét xử những người phạm tội, dotính chất đặc biệt của thời kỳ này mà các Tòa án quân sự được thành lập trướctiên Tại Sắc lệnh số 33c/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 13/9/1945thành lập các Tòa án quân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xét xử xử tất cảnhững người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập củanước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trừ khi phạm nhân là binh sĩ thì thuộc vềnhà binh tự xử theo quân luật
Điều I: Sẽ lập một tòa án quân sự ở Bắc bộ: Tại Hà Nội, HảiPhòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ: Tại Vinh, Huế,Quảng Ngãi; ở Nam Bộ: tại Sài Gòn, Mỹ Tho
Ủy ban nhân dân Trung Bộ và Nam bộ, trong địa hạt hai bộ ấy,
có thể đạo đạt lên Chính Phủ xin mở thêm Tòa án Quân sự ởnhững nơi trọng yếu khác
Trang 34Điều II Tòa án quân sự sẽ xử tất cả các người nào vi phạm vàomột việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Namdân chủ cộng hòa.
Trừ khi phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theoquân luật [31]
Theo quy định của Sắc lệnh thì những quyết định của Tòa quân sự sẽđem thi hành ngay, không có quyền chống án, trừ những trường hợp nếu bản
án tuyên xử tử thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ângiảm
(ii) Ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số: 13/SLquy định về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán Theo quy định của Sắclệnh thì các tổ chức Tòa án có Tòa sơ cấp (ở các quận), Tòa đệ nhị cấp (ở cáctỉnh) và Tòa Thượng thẩm (ở ba kỳ) Tòa sơ cấp và Tòa đệ nhị cấp có thẩmquyền xét xử sơ thẩm các vụ án, Tòa Thượng thẩm xét xử phúc thẩm khi cóchống án
(iii) Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946,đây là bản Hiến pháp đầu tiền của nước ta Tại Điều 63 Hiến pháp đã quyđịnh: “Cơ quan tư pháp của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa án
Tối Cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị và sơ cấp” Tòa án đệ nhị
và Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án Trình tự thủ tục xét
xử sơ thẩm vẫn được thực hiện như Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946
(iv) Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959
và có hiệu lực từ ngày 01/01/1960, đây là bản hiến pháp thứ hai của Nhà nước
ta Bản Hiến pháp này quy định Tòa án nhân dân Tối cao, các Tòa án nhândân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt,Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt Thể chế hóa các quy
Trang 35định của Hiến pháp 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 ra đời, quyđịnh khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia,Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán Viện kiểm sát nhân dân thựchành quyền công tố trước Toà án nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, củatập thể và quyền lợi chính đáng của công dân, tham gia tố tụng tại phiên toà
và kháng nghị theo quy định của pháp luật đối với những bản án hoặc quyếtđịnh của Toà án nhân dân Ghi biên bản là Thư ký phiên tòa Tòa án nhân dâncấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân Tối cao có thẩm quyềnxét xử sơ thẩm các vụ án do pháp luật quy định Bản án, quyết định sơ thẩmcủa Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh được quyền chống án lên Tòa áncấp trên trực tiếp Riêng đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa ánnhân dân Tối cao là chung thẩm không được kháng cáo, kháng nghị
(v) Tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980, Quốc hội khóa VI đã nhất tríthông qua Hiến pháp năm 1980, tại Chương X của Hiến pháp quy định về Tòa
án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Thể chế hóa Hiến pháp 1980, Luật tổchức Tòa án nhân dân 1981 được ban hành quy định về hệ thống cơ quan Tòa
án, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án, trong đó quy định hoạtđộng xét xử sơ thẩm nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng Cóthể khẳng định rằng các quy định này hoàn toàn giống với Hiến pháp 1959 vàLuật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960
Như vậy, nhìn lại hệ thống pháp pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vềxét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân giai đoạn từ sau cách mạngtháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã có
sự thay đổi qua từng thời kỳ Giai đoạn trước 1988 các văn bản có tính pháp
lý cao như luật, pháp lệnh chủ yếu được sử dụng để quy định về tổ chức bộmáy của các cơ quan tiến hành tố tụng Còn trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết
vụ án hình sự lại được ghi nhận trong các văn bản dưới luật Đây cũng là
Trang 36nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thống nhất trong thực tiễn khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự dễ dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, xét xửoan người vô tội, xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, việc thống nhất cần ban hành Bộ luật tốtụng hình sự trong thời gian này là rất cần thiết để kịp thời điều chỉnh các mốiquan hệ phát sinh trong tố tụng hình sự
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003
Điểm sáng nhất của giai đoạn này chính là Bộ luật tố tụng hình sự đầutiên của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được ban hành, Bộ luật đãđược Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 quy định về trình tự, thủ tục khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Bằng việc ban hành Bộ luật
tố tụng hình sự 1988, đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Nước ta,pháp luật tố tụng hình sự đã được pháp điển hóa Lời nói đầu của Bộ luật đãkhẳng định:
Kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta
từ Cách mạng tháng tám đến nay, với tinh thần đổi mới trên mọimặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy định rõ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các tổ chức xã hội và công dân trong việctham gia tố tụng, đề cao vai trò của các tổ chức xã hội và côngdân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sức mạnh pháp chế xãhội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm
So với pháp luật tố tụng hình sự trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự
1988 chứa đựng nhiều điểm mới về kỹ năng lập pháp và nội dung các chếđịnh, là văn bản có tính hệ thống cao nhất quy định về khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử người phạm tội Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đã được sửa đổi 3 lần
Trang 37vào năm 1990, 1992 và 2000 để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của công cuộcđổi mới đất nước.
(i) Về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự 1988 cũng
có nhiều thay đổi đó là mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với Tòa án
nhân dân các cấp Tại Điều 145 Bộ luật quy định thẩm quyền xét xử của Toà
án các cấp:
1- Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử
sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt
từ bảy năm tù trở xuống, trừ những tội sau đây:
a) Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội quy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, 93, 101 (khoản3), 102, 179, 231, 232 Bộ luật hình sự
2- Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét
xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộcthẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sựkhu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới
mà mình lấy lên để xét xử
3- Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự cấp caoxét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệtnghiêm trọng, phức tạp
Bộ luật tố tụng hình sự 1988 cũng ghi nhận và kế thừa những nguyêntắc cơ bản được đề cập trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980; Luật tổ chức Tòa
án nhân dân 1960, 1981, trong đó các nguyên tắc chi phối quá trình xét xử củaTòa án như Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể;Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia….vẫnđược đảm bảo thực hiện
Trang 38(ii) Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Bộ luật tố tụng hình sự 1988quy định: Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đốivới tội ít nghiêm trọng, ba tháng đối với tội nghiêm trọng Thẩm phán phải ramột trong những quyết định sau đây: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ để điềutra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án Đối với những vụ án phứctạp, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp có thể quyết định kéo dài thời hạnchuẩn bị xét xử thêm một tháng Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử,Tòa án phải mở phiên toà trong thời hạn mười lăm ngày, trong trường hợp có
lý do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày Đối với
vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày saukhi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
(iii) Tòa án xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục Thành phần Hộiđồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân Trongtrường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử cóthể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân Đối với vụ án mà bị cáo bịđưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hộiđồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân Kiểm sát viênViện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa, đối với vụ án có tính chấtnghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được thực hiện theo một trình tự tố tụngnhất định được Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quy định tại các chương XVIII(Thủ tục bắt đầu phiên tòa); chương XIX (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa);chương XX (Thủ tục tranh luận tại phiên tòa); chương XXI (Nghị án và tuyênán)
Bộ luật tố tụng hình sự 1988 ra đời là vũ khí quan trọng trong công tácđấu tranh phòng chống tội phạm, là bước ngoặc lịch sử trong hoạt động lậppháp của Nhà nước ta, Bộ luật là văn bản thống nhất quy định cụ thể về toàn
Trang 39bộ quá trình tố tụng hình sự, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhữngngười tiền hành tố tụng, những người tham gia tố tụng, đặc biệt quy định chitiết, cụ thể về thủ tục tại phiên tòa hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để cơquan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng vận dụng trong quá trình giảiquyết vụ án góp phần đảm bảo thắng lợi cho công tác đấu tranh phòng chốngtội phạm và nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.2.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính Cải cách
tư pháp được Đảng và Nhà nước ta tích cực triển khai và là nhân tố quantrọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để phùhợp với những nội dung cải cách tư pháp, việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự
1988 một cách toàn diện là cần thiết, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữacác văn bản pháp luật
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Bộ luật này đượcxây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định đã phát huy tácdụng tích cực trong đấu tranh và phòng chống tội phạm của Bộ luật tố tụnghình sự năm 1988
(i) Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm, so với Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định theo hướng mở rộng thẩmquyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp huyện, từ chỗ chỉ xét xử sơthẩm những vụ án có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù lên mứccao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù Việc mở rộng thẩm quyền xét xử
Trang 40sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp huyện là cần thiết và phù hợp với thực tiễnxét xử, giảm tải lượng án cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dânTối cao, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đối với Thẩm phán Tòa ánnhân dân cấp huyện Theo quy định của Bộ luật tố tụng 2003, Tòa án nhândân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc những tội phạm liên quan đến các tội phạmxâm phạm an ninh quốc gia; Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người vàtội phạm chiến tranh
(ii) Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử cụthể, rõ ràng đối với từng loại tội phạm để đảm bảo thời gian, tiến độ giảiquyết các vụ án được nhanh chóng, kịp thời, tránh trường hợp để án tồn đọngkéo dài ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia
tố tụng
(iii) Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thành phần Hội đồng xétxử; trình tự tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm về cơ bản giống như quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự 1988 Việc xét xử tại phiên tòa vẫn phải thựchiện theo một trình tự tố tụng nhất định từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tụcxét hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận tại phiên tòa, thủ tục nghị án và tuyên
án đều được tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Hội đồng xét
xử sơ thẩm sẽ tiến hành xem xét, đánh giá các chứng cứ, lời khai của bị cáo,
bị hại và những người tham gia tố tụng một cách khách quan, toàn diện, xemxét các yếu tố định khung, định tội để đưa ra kết luận đúng đắn và phù hợpvới hành vi phạm tội
Trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, Bộ luật tố tụnghình sự 2003 đã có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạomôi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây