1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam

96 115 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

“Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với mô hình kinh tế được đưa ra để phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của 37 doanh nghiệp ngành dầu khí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KHÁNH AN

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính công

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là luận văn do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, các kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất cứ đâu Nguồn số liệu, trích dẫn được phản ánh trung thực và đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Khánh An

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến PGS TS.Diệp Gia Luật, người trực tiếp hướng dẫn luận văn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích

số liệu, giải quyết vấn đề nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình Ngoài ra, chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Tài Chính Công, trường đại học Kinh

Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2019

Học viên

L THỊ H NH AN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BIỂU BẢNG viii

TÓM TẮT 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do nghiên cứu 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phươ g pháp ghiê cứu 5

Chươ g I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6

1.1 Cấu trúc vốn doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Cấu trúc vốn tối ưu 7

1.1.3 Các lý thuyết về cấu trúc vốn doanh nghiệp 9

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn 13

1.2 Hiệu quả và hiệu quả quả tài chính 14

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả tài chính 14

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính doanh nghiệp 16

1.3 Lý thuyết về mô hình hồi quy 19

Trang 6

1.4 Lược khảo các nghiên cứu về cấu trúc vốn ả h hưở g đến hiệu quả tài chính 21

1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 21

1.4.2 Nghiên cứu trong nước 24

TÓM TẮT CHƯƠNG I 27

Chươ g II: NGHI N CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ 28

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành Dầu khí 28

2.2 Thực trạng ngành dầu khí Việt Nam 30

2.3 Tình hình cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí 32 2.4 Mô hình nghiên cứu ả h hưởng của cấu trúc vố đến hiệu quả tài chính 36

2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 36

2.4.2 Mô hình nghiên cứu 37

2.4.3 Các giả thuyết nghiên cứu 38

TÓM TẮT CHƯƠNG II 41

Chươ g III: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ42 3.1 Mô tả dữ liệu 42

3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 47

TÓM TẮT CHƯƠNG III 50

Trang 7

Chươ g IV: ẾT LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH

DẦU KHÍ 51

4.1 Kết luận nghiên cứu 51

4.2 Khuyến nghị 52

4.2.1 Đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí 52

4.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 53

4.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu mới 53

4.3.1 Những hạn chế của đề tài 53

4.3.2 Hướng nghiên cứu mới 54

TÓM TẮT CHƯƠNG IV 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 8

Lợi nhuận sau thuế và lãi vay Thu nhập trên m t c phần

Hệ số nợ dài hạn Thu nhập r ng

Hệ số iên lợi nhuận r ng

T suất lợi nhuận trên t ng tài sản

T suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

T suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

T suất lợi nhuận trên doanh thu

Hệ số nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1 T ng hợp các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng của các tác giả khác 16

Bảng 2.1 Phân tích SWOT của các doanh nghiệp ngành dầu khí 31

Bảng 2.2 Cơ cấu nợ của 37 doanh nghiệp ngành dầu khí từ năm 2009 đến năm 2018 32 Bảng 2.3 Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu của 37 DN ngành dầu khí từ năm 2009 đến năm 2018 33

Bảng 2.4: Hiệu quả tài chính của 37 doanh nghiệp ngành dầu khí từ năm 2009 - 2018 34

Bảng 2.5 Lãi suất cho vay từ năm 2009 đến 2018 của các t chức tín dụng 35

Bảng 2.6 Khả năng thanh toán của 37 doanh nghiệp ngành dầu khí từ năm 2009 - 2018 35

Bảng 2.7 T ng hợp kết quả các nghiên cứu các chỉ tiêu cấu trúc vốn 39

Bảng 2.8 Tóm tắt kỳ vọng và cách tính các biến trong nghiên cứu 40

Bảng 3.1: Thống kê mô tả về các biến trong mô hình 42

Bảng 3.2 Ma trận tương quan Pearson giữa các biến 43

Bảng 3.3 Tóm tắt kết quả hồi quy theo Mô hình Pool OLS 44

Bảng 3.4 Tóm tắt kết quả hồi quy theo Mô hình FEM 44

Bảng 3.5 Tóm tắt kết quả hồi quy theo Mô hình REM 45

Bảng 3.6 Tóm tắt kiểm định chọn mô hình phù hợp nhất 46

Bảng 3.7 Tóm tắt kết quả kiểm định khuyết tật trong mô hình hồi quy theo ROA 46

Bảng 3.8 Khắc phục khuyết tật mô hình bằng phương pháp GLS theo ROA 47

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dầu khí từ năm 2009 đến năm 2018 30 Hình 2.2 Mô tả mô hình nghiên cứu tác đ ng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp ngành dầu khí 37

Trang 11

TÓM TẮT ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TR C VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA C C OANH NGHIỆP NGÀNH ẦU HÍ NI M ẾT TR N SÀN GIAO ỊCH

CHỨNG HO N VIỆT NAM

Với đề tài “Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam” nhằm mục tiêu xem xét mức đ và chiều hướng tác đ ng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí Từ đó xây dựng mô hình chứng minh sự tác đ ng,

đề xuất, gợi ý các phương hướng, chính sách nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp là mục tiêu của hiệu quả tài chính

“Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với mô hình kinh tế được đưa ra để phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của 37 doanh nghiệp ngành dầu khí từ năm 2009 đến năm 2018 Đồng thời, có sự vận dụng các mô hình lý thuyết về cấu trúc vốn, đưa đến kết quả phù hợp có sự kế thừa các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước bằng cách sử dụng các biến T suất nợ dài hạn (LTD), T suất nợ trên Vốn chủ sở hữu (DE), Tu i của doanh nghiệp (AGE), Quy

mô doanh nghiệp (SIZE) và T lệ vốn Nhà nước (STATE) để nghiên cứu sự ảnh hưởng đến T suất sinh lời trên Tài sản (ROA)

Kết quả từ phần mềm phân tích STATA 13.0 cho thấy, LTD, DE, AGE ảnh hưởng đến ROA, trong đó, LT , E tác đ ng tiêu cực, AGE tác đ ng tích cực đến ROA Các biến SIZE và STATE có tác đ ng không đáng kể Dựa vào kết quả đó, ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính ngành dầu khí là ngược chiều nhau, gia tăng t lệ

nợ sẽ dẫn đến sự suy giảm của lợi nhuận

Từ khóa: Ảnh hưởng, Cấu trúc vốn, Hiệu quả tài chính, T suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Trang 12

ABTRACT THE EFFECT OF CAPITAL STRUCTURE ON FINANCIAL PERFORMANCE

OF LISTED OIL AND GAS COMPANY ON VIETNAM STOCK EXCHANGE

The aim is to consider the extent and direction of the impact of capital structure

on the efficiency financial results for oil and gas enterprises From that, building a model proving the impact, proposing and suggesting directions and policies to maximize profits and minimize costs for businesses is the goal of financial performance

The study uses descriptive statistical method combined with economic model given to analyze the impact of capital structure on the financial efficiency of 37 oil and gas enterprises from 2009 to 2018 At the same time, there is the application of theoretical models of capital structure, leading to consistent results with the inheritance

of previous research by using the Long-term debt ratio (LTD) variables, Debt to Equity Ratio (DE), Age of Enterprise (AGE), Firm Size (SIZE) and State Capital Ratio

(STATE) to study the effect on the Return on Assets (ROA)

Results from the analysis software STATA 13.0 show that, LTD, DE, AGE affect ROA, in which, LTD, DE negatively impact, AGE positively affects ROA The SIZE and STATE variables have a negligible impact Based on these results, the effect of capital structure on the financial performance of the oil and gas industry is opposite, increasing the debt ratio that will lead to the decline of profits

Keywords: Influence, Capital structure, Financial performance, Return on assets (ROA)

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

M t vấn đề lớn mà các nhà quản lý N phải đối m t là làm thế nào để có vốn tài trợ cho hoạt đ ng sản xuất kinh doanh của mình Quyết định này rất quan trọng không chỉ vì nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận cho N, c đông mà c n vì nó quyết định đến khả năng đối phó với môi trường cạnh tranh

Tài sản của DN được tài trợ ằng vốn và những tài sản này được nhóm lại thành tài sản hữu hình và vô hình cần thiết cho hoạt đ ng và tăng trưởng của DN Các DN có thể được tài trợ ằng cách vốn của chủ sở hữu ho c vay nợ ho c cả hai

Tài trợ ằng vốn chủ sở hữu đ i hỏi phải án m t phần lợi ích sở hữu trong kinh doanh cho các nhà đầu tư để đ i lấy vốn, nó ít rủi ro hơn nhưng dẫn đến pha loãng quyền sở hữu và thu nhập Ngược lại, vay nợ không dẫn đến pha loãng quyền sở hữu, không có yêu cầu về lợi nhuận trong tương lai của DN, tăng nợ ít phức tạp hơn vốn chủ

sở hữu nhưng đ i hỏi N phải có ngh a vụ trả gốc và lãi, tác đ ng đến dòng tiền của

N ất luận N có lợi nhuận hay không T lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty càng lớn thì càng nhiều rủi ro ất kỳ sử dụng vốn vay nợ hay VCSH đều cần xem x t nhằm cân ằng lợi ích của c đông, N o đó, việc cân đối giữa các t lệ nợ vay và VCSH có ý ngh a rất quan trọng và quyết định đến sự thành ại của N

Việc cân nhắc xem N nên vay bao nhiêu T lệ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu bao nhiêu là tốt nhất? Hỗn hợp được chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị và mang đến những rủi ro nào đến N và các nguồn vốn nào ít tốn kém nhất cho DN là những câu hỏi để làm r tầm quan trọng, mức ảnh hưởng của cấu tr c vốn đến tài chính của N

Các ngành nghề khác nhau sẽ có nhu cầu về sử dụng nợ và VCSH, mức đ tài trợ

và phân rất khác nhau L nh vực dầu khí hiện nay chịu sự chi phối lớn của nguồn nguyên liệu nhập khẩu, quyết định bởi cung cầu thế giới, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao

Trong quá trình học tập và công tác, tôi chọn đề tài “Ả h hưởng của cấu trúc vốn

Trang 14

đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của bản thân nhằm tìm

hiểu cấu tr c vốn của N ngành dầu khí có gì khác iệt với các ngành khác, qua đó đánh giá sự tác đ ng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính đến riêng ngành dầu khí, đưa ra các giải pháp để nhìn nhận tầm quan trọng của cấu trúc vốn tối ưu và nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính, giá trị N mình trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

-“Xác định ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các N ngành dầu khí được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (HNX và HOSE).”

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính đối với các N ngành dầu khí niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

3 Câu hỏi nghiên cứu

-“Sự thay đ i trúc vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính DN ngành dầu khí hay không, ảnh hưởng như thế nào và chiều hướng của tác đ ng?

- Những giải pháp và phương hướng nào để nâng cao hiệu quả tài chính đối với các N ngành dầu khí ”

4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

-“Tác đ ng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các DN ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm từ năm 2009 đến

2018.”

- Thông qua Báo cáo tài chính của 37 N kinh doanh trong l nh vực Dầu khí được niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán Hà N i và TPHCM Trong n i dung bài luận này chỉ phân tích tài chính các DN ngành dầu khí thu c các l nh vực:

o Kinh doanh (bán buôn, bán lẻ), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất các m t hàng như: xăng Ron 92, Ron 95, xăng E100, xăng sinh học E5 và các sản phẩm dầu nhớt,

mỡ đ ng cơ phục vụ công nghiệp;

Trang 15

o Kinh doanh (bán buôn, bán lẻ), chế biến, chiết nạp khí và các sản phẩm khí

như: LPG, LNG, CNG,…;

o Cung cấp các dich vụ dầu khí như: vận tải đường b , đường biển, cho thuê

kho chứa, bồn chứa, cảng chứa xăng dầu, khí, dầu nhờn, mỡ nhờn;

o Tư vấn, bảo quản, sửa chữa, cung cấp, lắp đ t trang thiết bị công nghệ phục

vụ hoạt đ ng sản xuất kinh doanh dầu khí, phục vụ thăm d , khai thác, chế biến dầu

khí

5 Phươ g pháp ghiê cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để

phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính 37 DN ngành dầu khí

Trang 16

Chươ g I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Thu nhập giữ lại: là lợi nhuận được giữ lại từ những năm truớc

- Vốn nợ: là các khoản vay cần thiết cho việc kinh doanh Nợ dài hạn là loại vốn vay thường được sử dụng vì nguồn này cho ph p công ty có thơi gian trả nợ tiền gốc và chỉ phải trả lãi

Cấu trúc vốn trong tài chính theo Modigliani và Miller (1958) [36] đề cập đến kỹ thuật m t doanh nghiệp tài trợ cho tài sản của mình thông qua sự kết hợp giữa VCSH,

nợ ho c chứng khoán hỗn hợp

Theo Gerestenberg (1988) [23] cấu trúc vốn của N đề cập đến thành phần ho c nguồn hình thành vốn hóa bao gồm tất cả các nguồn vốn dài hạn, các khoản vay, các khoản dự trữ, c phiếu và trái phiếu

Theo cách phân tích của Chandra P (1990) [16, tr.112] thì “Cấu trúc vốn chủ yếu liên quan đến việc công ty quyết định chia dòng tiền của mình thành hai phần, m t phần cố định đáp ứng các ngh a vụ đối với vốn nợ và phần còn lại thu c vốn chủ sở hữu”

Cũng theo Ross, Westerfield và Jordan (2001) [57, tr.3] nhận định rằng cấu trúc vốn DN “là hỗn hợp của vốn nợ và vốn chủ sở hữu” Brealey, Myers và Marcus (2009)

Trang 17

[12] lập luận rằng cấu trúc vốn phản ánh chính sách vay vốn của DN, đề cập đến sự pha tr n giữa nợ dài hạn và tài trợ vốn c phần Abor (2005) [1, tr.439] định ngh a cấu trúc vốn là “hỗn hợp các chứng khoán khác nhau”

Các định ngh a trên đều có điểm chung đều cho rằng cơ cấu vốn của DN là sự lựa chọn t lệ nợ và vốn chủ sở hữu Từ những quan điểm trên, luận văn đưa ra khái niệm

về cấu trúc vốn N như sau: “Cấu trúc vốn là m t phần của cấu trúc tài chính, là sự lựa chọn t lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu trong dài hạn để tài trợ cho hoạt đ ng kinh doanh của doanh nghiệp”

1.1.2 Cấu trúc vốn tối ƣu

Lựa chọn cấu trúc vốn quyết định phần lớn giá trị, lợi nhuận và rủi ro của m t DN đối với hoạt đ ng của DN và các c đông Tình hình tài chính của DN có thể cải thiện

ho c xấu đi tùy thu c vào việc gia tăng hay giảm t lệ giữa nợ và VCSH Quyết định liên quan đến cấu tr c vốn được A or (2005) [1] được nhận định là rất quan trọng đối với các t chức kinh doanh vì chi phí liên quan đến vốn, nó giúp tối đa hóa giá trị của

DN và cũng như tác đ ng của nó đối với khả năng đối phó với môi trường cạnh tranh Khái niệm cấu tr c vốn tối ưu được nghiên cứu ởi Myers và Majluf (1984) [42]

và dựa trên khái niệm thông tin ất cân xứng Sự tồn tại của sự ất cân xứng thông tin giữa công ty và các nhà cung cấp tài chính có khả năng khiến chi phí tài chính có sự khác nhau giữa các nguồn tài chính khác nhau Cấu trúc vốn tối ưu là cơ cấu tối đa hóa giá trị thị trường của các c phiếu đang lưu hành của DN (Weston & Brigham, 1992 [62])

o đó, cấu tr c vốn tối ưu là sự kết hợp của cả nợ và vốn chủ sở hữu nhằm tối đa hóa giá trị của DN, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro Việc tìm kiếm các phương án tối ưu đã đưa đến các lý thuyết như lý thuyết đánh đ i (lý thuyết cân bằng), lý thuyết trật tự và lý thuyết người đại diện A or (2005) [1] đã được nhiều

sự đồng thuận khi nói rằng bất chấp sự hấp dẫn về m t lý thuyết của cấu trúc vốn, các nhà nghiên cứu trong quản lý tài chính vẫn chưa tìm ra được m t cấu trúc vốn tối ưu

Trang 18

Khi lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu cần phải phân tích m t số vấn đề như sau:

- Về chi phí sử dụng vốn: M t cấu trúc vốn tối ưu có xu hướng làm giảm thiểu chi phí tài chính và tối đa hóa thu nhập trên mỗi c phần

Vốn nợ luôn rẻ hơn VCSH vì hai lý do: chi phí nợ bị giới hạn vì người cho vay không được hưởng lợi nhuận trong trường hợp kinh doanh có lợi nhuận; tiền lãi từ vốn vay được khấu trừ thuế thu nhập còn c tức phải trả trên c phần thì không được khấu trừ Chi phí tiềm tàng của nợ là chi phí phá sản, chi phí đại diện và mất lá chắn thuế phi

nợ

Vì các lý do trên, N thường thích sử dụng vốn nợ để tăng thu nhập

- Về rủi ro: Cấu trúc vốn tối ưu không chấp nhận rủi ro cao

Xét về mức đ rủi ro thì VCSH có mức rủi ro thấp hơn so với vốn vay vì khi vay

nợ thì phải thực hiện ngh a vụ trả nợ, lãi theo nguyên tắc không phân biệt người được cấp vốn có lợi nhuận hay không, DN phải đối m t với rủi ro bán tài sản do thu nhập không đủ để trả nợ

Khi sử dụng VCSH: nếu nợ vay yêu cầu phải trả lãi suất cố định còn c phiếu thì không Tuy nhiên, vấn để c phiếu b sung có thể gây giảm thu nhập trên mỗi c phiếu của các c đông cũ do pha loãng thu nhập

o đó, VCSH có vai tr quan trọng đề tài trợ nhu cầu vốn và tốt hơn sử dụng nợ vay

- Về sự kiểm soát: nâng cao vai trò kiểm soát của chủ sở hữu Chủ nợ và c đông

ưu đãi không có quyền biểu quyết nên không ảnh hưởng đến vị trí kiểm soát của DN Việc phát hành thêm c phiếu sẽ làm pha loãng sự kiểm soát của các c đông hiện hữu

- Về thời gian: Tùy thu c vào từng thời kỳ sản xuất kinh doanh mà có cấu trúc vốn phù hợp Trong thời kỳ DN thịnh vượng, có nhiều nhà đầu tư, N có thể huy đ ng vốn từ c đông, phát hành c phiếu.Trong thời kỳ suy thoái, cần thiết phải phụ thu c vào nợ để thu hút vốn vì đầu tư vào c phiếu lúc này ít nhiều mang tính đầu cơ

Trang 19

Nhưng trong thực tế rất khó để lựa chọn được cấu trúc vốn tối ưu trong đó giá trị VCSH là cao nhất, chi phí vốn là thấp nhất Giá trị VCSH chủ yếu dựa vào lợi nhuận trên m t c phần mà c đông nhận được

M t cấu trúc vốn tối ưu sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Tối đa hóa giá trị: Cấu trúc vốn làm tối đa hóa chi phí thị trường của DN, tức là trong DN có cấu trúc vốn được phân b rõ ràng, yêu cầu về giá và quyền lợi sở hữu của các c đông được tối đa

- Tăng giá c phiếu: tăng thu nhập trên mỗi c phần của các c đông ph thông, tăng c tức trả cho các c đông

- Cân bằng m t cách hợp lý giữa rủi ro và chi phí: Sự gia tăng của nợ sẽ làm tăng rủi ro của công ty và lợi nhuận dự kiến nhưng đồng thời tăng nợ có thể khiến t lệ hàng tồn kho thấp hơn và tăng lợi nhuận dự kiến của giá hàng tồn kho

- Giảm thiểu chi phí: DN nên xác định cách kết hợp thích hợp của cấu trúc vốn tài trợ cho các nguồn sao cho nó giảm thiểu chi phí tài chính ho c chi phí vốn của công ty

- Cơ h i đầu tư: Cơ cấu vốn làm tăng khả năng của công ty trong việc tìm kiếm

cơ h i đầu tư tăng trưởng mới Trong việc sử dụng vốn phù hợp, nó cũng làm tăng niềm tin của các nhà cung cấp nợ cho DN

1.1.3 Các lý thuyết về cấu trúc vốn doanh nghiệp

- Phương pháp thu nhập ròng: phuơng pháp này giả định rằng chi phí nợ và VCSH đ c lập với cấu trúc vốn Theo cách tiếp cận này, chi phí vốn trung bình (WACC) giảm và t ng giá trị của công ty tăng lên khi sử dụng nợ gia tăng

Phương pháp này dựa trên ba giả định:

+ Không có thuế doanh nghiệp;

+ Chi phí nợ thấp hơn chi phí VCSH ho c chi phí vốn hóa;

+ Sự gia tăng nợ sẽ không ảnh hưởng đến mức đ tự tin của nhà đầu tư

- Phương pháp thu nhập hoạt đ ng r ng: chi phí VCSH được giả định là tăng tuyến tính với nợ Kết quả này dựa trên chi phí vốn trung ình không đ i và t ng giá trị

Trang 20

của công ty không đ i Theo Pandey (1999) [50] thì nợ là m t biến số quan trọng và do

đó quyết định tài chính sẽ ảnh hưởng đến giá trị của công ty

Theo quan điểm truyền thống, Solomon (1963) [58] cho rằng chi phí vốn phụ thu c vào cấu trúc vốn và tồn tại m t cấu trúc vốn tối ưu gi p giảm thiểu chi phí vốn

và luôn có m t t lệ nợ tối ưu trên VCSH

Quan điểm này cho rằng việc sử dụng nợ hợp lý sẽ làm tăng giá trị của N và giảm chi phí vốn Vì vậy, cấu tr c vốn tối ưu là điểm tại đó giá trị của công ty cao nhất

và chi phí vốn ở điểm thấp nhất Trên thực tế, cách tiếp cận này ao gồm tất cả các nền tảng giữa Phương pháp thu nhập r ng và Phương pháp thu nhập hoạt đ ng r ng, tức là,

nó có thể được gọi là Phương pháp tiếp cận trung gian Quan điểm truyền thống giải thích rằng đến m t thời điểm nhất định, hỗn hợp nợ - vốn sẽ khiến giá trị thị trường của

N tăng lên và chi phí vốn giảm Nhưng sau khi đạt được mức tối ưu, ất kỳ khoản nợ sung nào cũng sẽ làm giảm giá trị thị trường và tăng chi phí vốn Nói cách khác, sau khi đạt được mức tối ưu, các khoản nợ sẽ ù đắp cho việc sử dụng vốn nợ rẻ hơn vì chi phí vốn trung ình sẽ tăng cùng với mức tăng tương ứng của chi phí vốn nợ

- Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại được hình thành bởi Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M):

Modigliani và Miller (1958) [36] đã đưa ra giả thuyết rằng việc lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp với điều kiện: không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản, có sự tương đương trong chi phí đi vay cho cả DN và nhà đầu tư, đối xứng thông tin thị trường (các công ty và nhà đầu tư có cùng thông tin), không có ảnh hưởng của nợ đối với thu nhập của công ty trước lãi suất và thuế

ựa trên các giả định này, có thể thấy rằng nếu không có thuế và chi phí phá sản, chi phí vốn trung ình có trọng số (WACC) sẽ không đ i với các thay đ i trong cấu

tr c vốn của công ty Sẽ không có lợi ích về thuế từ các khoản trả lãi, cho dù công ty vay như thế nào và do đó không có lợi ích hay thay đ i nào đối với WACC Nếu không

Trang 21

có lợi ích hay thay đ i nào từ việc tăng nợ thì cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến giá c phiếu của công ty o đó, cấu tr c vốn không liên quan đến giá c phiếu của công ty Tuy nhiên trên thực tế, thuế và chi phí phá sản ảnh hưởng đáng kể đến giá c phiếu của m t DN o đó, nó không có thực trong thực tế, khi những giả định này được loại ỏ sau đó sự lựa chọn cấu tr c vốn iến thành m t yếu tố quyết định giá trị quan trọng

Sau đó, Modigliani và Miller (1963) [37] khuyến nghị trong các nghiên cứu của

họ rằng các công ty nên sử dụng càng nhiều nợ càng tốt do các khoản thanh toán lãi được khấu trừ thuế Chi phí lãi vay được khấu trừ thuế do đó chi phí lãi vay lớn hơn sẽ giúp giảm lợi nhuận chịu thuế và kết quả là thuế đánh vào lợi nhuận thấp hơn Và trong các nghiên cứu khác của họ bao gồm ảnh hưởng của thuế và chi phí phá sản

- Lý thuyết Trật tự phân hạng (Pecking order Theory):

Myers và Mailuf (1984) [42] phát triển nghiên cứu và ra đời lý thuyết trật tự phân hạng Mô hình này cho rằng không tồn tại cấu trúc vốn tối ưu cho m t DN và khi DN

có nhu cầu về vốn sẽ xuất hiện hai nguồn chính để tài trợ cho nhu cầu tài chính của mình là nguồn n i b (thu nhập giữ lại ho c tài sản lưu đ ng dư thừa) và nguồn tài chính bên ngoài (phát hành c phiếu và vay nợ)

“Theo lý thuyết này cho rằng quyết định cơ cấu vốn dựa vào mức đ ưu tiên trong

sử dụng vốn và theo thứ tự: sử dụng nguồn vốn n i b trước sau đó mới đến nguồn bên ngoài Nếu vốn n i b không đủ để tài trợ bu c DN phải lựa chọn giữa các nguồn tài chính bên ngoài thì các doanh nghiệp thích sử dụng đ n ẩy nợ đầu tiên, kế đến là phát hành c phiếu ưu đãi và cuối cùng là phát hành c phiếu ph thông Theo lý thuyết này giải thích m t phần lý do vì sao có những doanh nghiệp lợi nhuận cao thường có t lệ vay nợ thấp.”

- Lý thuyết đánh đ i (The Trade-off theory) : Lý thuyết đánh đ i là m t phần mở

r ng lý thuyết của M&M xem x t đến quyết định đánh đ i sử dụng ao nhiêu nợ và VCSH trong huy đ ng vốn

Trang 22

Lý thuyết đánh đ i nghiên cứu rằng các N nên chọn mức nợ để đạt được sự cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế với chi phí Việc sử dụng vốn vay sẽ làm tăng m t số loại chi phí, xác suất phá sản sẽ tăng lên khi nợ của các DN tăng lên Đó là lý do N không thích sử dụng nợ trong tài trợ và hiếm khi vay nợ hoàn toàn

Lý thuyết này còn giải thích sự khác biệt về t lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giữa các ngành nhưng không giải thích được sự khác biệt giữa các DN trong cùng ngành

M t số phát hiện liên quan đến lý thuyết đánh đ i đã được nghiên cứu như sau: + Nợ có mối quan hệ tiêu cực với lá chắn thuế phi nợ, điều đó có ngh a là khi lá chắn thuế phi nợ của các DN cao hơn, nợ của các công ty sẽ giảm;

+ Nợ có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận Thông thường, các DN có lợi nhuận

có thể thực hiện ngh a vụ trả nợ thì rủi ro phá sản giảm

+ Cơ h i tăng trưởng của các DN càng cao, nợ càng thấp;

+ Quy mô của DN càng lớn, nợ của N càng lớn sẽ khiến cho việc phá sản càng thấp;

+ Các N có lượng tài sản hữu hình lớn có thể dễ dàng huy đ ng các nguồn bên ngoài N có tài sản hữu hình cao hơn thì nợ thấp hơn

+ DN hoạt đ ng càng lâu càng có nhiều uy tín, do đó sẽ làm tăng mức nợ;

+ Khi rủi ro kinh doanh tăng lên, khả năng phá sản sẽ tăng

Các N cố gắng cân ằng nợ để đạt t lệ nợ tối ưu

- Lý thuyết tín hiệu (The Signaling theory): T lệ được xem là m t tín hiệu ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Khi phát hành nợ sẽ tạo ra tín hiệu tích cực đến thị trường cho thấy rằng DN có thu nhập n định, tạo niềm tin cho nhà đầu tư do đó tăng giá trị của VCSH

- Lý thuyết người đại diện (The agency theory): Khái niệm lý thuyết người đại diện an đầu được phát triển bởi Berle và Means (1932) [11] lập luận rằng do sự khác nhau lợi ích quyền sở hữu vốn nên quyền sở hữu và kiểm soát trở nên tách biệt Lý thuyết chi phí người đại diện do Jensen và Meckling (1976) [31] xây dựng thảo luận về

Trang 23

xung đ t lợi ích giữa người ủy quyền (c đông) và người ra quyết định (người thừa hành) của các doanh nghiệp (người quản lý, thành viên h i đồng quản trị,…), mâu thuẫn này xuất phát từ sự khác biệt trong hành vi ho c quyết định bằng cách chỉ ra rằng các ên (người thừa hành và c đông) thường có mục tiêu khác nhau và dung sai khác nhau đối với rủi ro Trong trường hợp này, các nhà quản lý chịu trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp hướng tới những mục tiêu cá nhân thay vì tối đa hóa lợi ích cho các c đông o đó, mâu thuẫn chính mà các c đông phải đối m t là đảm bảo rằng các nhà quản lý không đầu tư d ng tiền tự do vào các dự án không sinh lãi M t khác, việc tăng

t lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ hỗ trợ các công ty đảm bảo rằng các nhà quản lý đang điều hành công ty hiệu quả hơn

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn

Mọi N đều muốn tối đa hóa giá trị của mình thông qua việc đạt được lợi nhuận Các quyết định tài chính là m t trong những quyết định quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào Các quyết định tài chính dài hạn liên quan đến cấu trúc vốn chủ yếu là về

sự hình thành vốn và phát hành c tức Trong khi các quyết định tài chính ngắn hạn chủ yếu liên quan đến thanh khoản và vốn lưu đ ng Theo cách này khi đưa ra các quyết định tài chính, đ n ẩy tài chính được sử dụng tốt nhất phản ánh cho hiệu suất của m t doanh nghiệp Đ n ẩy được sử dụng để cân bằng và tránh sử dụng quá nhiều VCSH để tài trợ cho hoạt đ ng của công ty Sử dụng đ n ẩy tài chính quá mức làm tăng rủi ro của N, rủi ro thanh khoản để trả nợ Vì vậy, trong vấn đề này cân ằng và cần có đ n ẩy tài chính tối ưu, điều này không chỉ gi p tăng cường hoạt đ ng của công ty mà còn mang lại lợi nhuận cho công ty

Tài trợ nợ ao gồm việc án trái phiếu, thế chấp ho c vay trực tiếp từ các t chức tài chính, các khoản tiền đã vay khi đến hạn phải trả lãi Người cho vay chịu rủi ro và tính lãi tương ứng dựa trên nguy cơ đó Người cho vay thường đánh giá m t loạt các yếu tố như sức mạnh của kế hoạch kinh doanh, khả năng quản lý, tài chính và lịch sử tín dụng trong quá khứ của người vay trước khi cho vay

Trang 24

Tài trợ nợ có thể được chia thành hai loại: tài trợ nợ dài hạn và tài trợ nợ ngắn hạn

Tài chính nợ dài hạn: Bao gồm các mục như thiết ị, đất đai, nhà cửa và máy móc, với nguồn tài chính dài hạn, thời gian trả nợ của khoản vay và tu i thọ ước tính của tài sản k o dài hơn m t năm

Tài trợ nợ ngắn hạn: Nguồn cho hoạt đ ng hàng ngày ho c nhu cầu tài chính của các N ao gồm hàng tồn kho, nguyên liệu và trả lương cho nhân viên,…Hạn dự kiến

là trả lại trong v ng chưa đầy m t năm

T suất nợ thể hiện tài sản của N được đầu tư ởi ao nhiêu phần từ vốn vay

T suất nợ phụ thu c nhiều vào ngành nghề kinh doanh, l nh vực mà doanh nghiệp hoạt đ ng, có thể được đo lường như sau:

Tỷ suất n T n n T s n

T suất nợ trên VCSH cho iết t lệ giữa hai nguồn vốn cơ ản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà N sử dụng để tài trợ cho hoạt đ ng của mình T suất này được tính như sau:

Tỷ suất n trên vốn chủ sở hữu E T n n ph tr Vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ cho iết t lệ VCSH trong t ng nguồn vốn của N Hệ số này càng lớn chứng tỏ N càng tự chủ, phần lớn nguồn vốn được tài trợ từ vốn góp c đông, do đó rủi ro của N càng thấp, được thể hiện ằng công thức:

số t t tr E V T n n uồn vốn

1.2 Hiệu quả và hiệu quả quả tài chính

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả tài chính

Theo từ điển phân tích kinh tế: Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ m t phân b nguồn lực trong số những phân b nguồn lực tốt nhất có thể Còn theo từ điển kinh tế Anh Việt: hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố khan hiếm với đầu

ra là những hàng hóa, dịch vụ Tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả được gọi là

Trang 25

hiệu quả kỹ thuật (đo lường bằng hiện vật) ho c hiệu quả kinh tế (đo lường bằng chi phí)

Thuật ngữ hiệu quả là m t vấn đề gây tranh cãi trong tài chính phần lớn là do ý ngh a đa chiều của nó (Prahalathan và c ng sự, 2011) [53] Nó có thể được định ngh a

là các chỉ số tài chính dựa trên kết quả được giả định để phản ánh việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế của DN (Murphy và c ng sự, 1996) [47]

Samuelson và Nordhaus (2010) [77, tr.125] nhà kinh tế học n i tiếng người Mỹ, trong cuốn Kinh tế học ông phân tích “Hiệu quả tức là sử dụng m t cách hiệu quả nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu của con người” Như vậy, quan điểm của P.A Samuelson và Nordhaus sẽ đánh giá hiệu quả thông qua cách sử dụng nguồn lực của nền kinh tế nhưng ông chưa cho đưa ra các đại lượng cụ thể nào để xác định hiệu quả

Tác giả Ngô Đình Giao (1984) [72, tr.24] cho rằng: “Hiệu quả của m t quá trình nào đó theo ngh a chung nhất là quan hệ t lệ giữa kết quả với những điều kiện, nhân

tố chi phí vật chất sử dụng để đạt được kết quả theo mục đích của quá trình đó”

Theo quan điểm của Nguyễn Văn Tạo (2004) [76,tr.10]: “Hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào” Vậy theo tác giả hiệu quả kinh doanh là phải đạt được các mục tiêu đã đề ra

Hiệu quả tài chính theo Chakravarthy (1986) [15] có liên quan đến đ ng cơ tối đa hóa lợi nhuận cho c đông và gia tăng tài sản, trong khi hiệu quả hoạt đ ng liên quan đến tăng trưởng và mở r ng doanh số và giá trị thị trường (Hofer và Sandberg, 1978) [27]

Theo quan điểm của Mihaela (2012) [46] thì hiệu quả DN có thể được đo lường dựa trên các giá trị về năng suất, lợi nhuận, tăng trưởng ho c sự hài lòng của khách hàng Theo Barbosa và Louri (2005) [8], hiệu quả tài chính được xác định dựa trên lợi

Trang 26

tức đầu tư, thu nhập th ng dư, thu nhập trên mỗi c phần, lợi suất c tức, t lệ giá trên lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, vốn hóa thị trường,…

Hiệu quả tài chính đo lường kết quả của các chính sách và hoạt đ ng của DN về

m t tiền tệ, được xem là tiêu chuẩn chính để đo lường hiệu quả hoạt đ ng và tài chính của công ty Theo quan điểm của người nắm giữ c phiếu, hiệu quả tài chính của DN, được đo lường bằng cách c đông có thu nhập tốt hơn vào cuối kỳ so với l c đầu và điều này có thể được xác định bằng cách sử dụng các t lệ có được từ báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng cân đối và báo cáo thu nhập, ho c sử dụng dữ liệu về giá thị trường chứng khoán (Berger và Patti, 2002) [10]

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính doanh nghiệp

“Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, hiệu quả tài chính có thể được đo lường ằng nhiều thước đo, nguồn số liệu thiên về s sách hay thiên về giá trị thị trường

M t số chỉ tiêu sử dụng các số liệu kế toán như: ROI, ROS, ROA, ROE, EPS,…được vận dụng trong các nghiên cứu trước.”

Bảng 1.1 T ng hợp các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng của các tác giả khác

Chỉ số hiệu quả

ROA Abor , 2007 [2]; Ehikioya , 2007 [20]; Ebaid, 2009 [20];

Mohammadzadeh, 2012 [39]; Muhammad và c ng sự, 2012 [41]; Nassar S, 2016 [44]

ROE Abor, 2005 [1]; Rahul, 2016 [55]; Nassar S, 2016 [44]

ROS Callan và Thomas, 2009 [14]; Javed, Younas và Imran, 2014

[30]

ROI Kaplan và Norton, 2001 [32]; Lawal A và c ng sự, 2014 [35] EPS Muhammad và c ng sự, 2012 [41]

GPM Nirajini và c ng sự, 2013 [46]; Gupta và c ng sự, 2014 [25]

Trang 27

NPM Nirajini và c ng sự, 2013 [46]; Gupta và c ng sự, 2014 [25] Nguồn: T ng hợp của tác giả

Ngoài ra khi nghiên cứu về hiệu quả tài chính N về giá trị thị trường, m t số chỉ tiêu có thể được sử dụng là To in‟q và t suất MBVR (Choi và Wang, 2009 [18]; Mohammad và c ng sự, 2013 [39]; Nguyễn Thị ích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên, 2016 [74],…)

Chỉ tiêu lợi nhuận trên t ng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên VCSH (ROE) là hai

t suất lợi nhuận kế toán được chọn thể hiện hiệu quả tài chính, lợi nhuận được tạo ra

T lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cung cấp thông tin hữu ích về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ các c đông của N, là thước đo để đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của c đông thường T lệ này càng cao thì vốn chủ sở hữu càng đựơc sử dụng hiệu quả, vốn c đông và vốn vay cân đối với nhau

ROE = Lợi nhuận sau thuế (NI) / Vốn chủ sở hữu ình quân

T suất ROE tăng khi t suất ROA cao hơn lãi suất nợ, ROE nên vượt quá ROA đối với các N có vay mượn Nếu ROE không vượt quá ROA, điều đó có ngh a là doanh nghiệp không kiếm đủ lợi nhuận để chi trả cho chi phí vốn Ngoài ra, ROE có thể cao hơn ROA và có thể cho thấy tiềm năng được hưởng lợi từ các khoản đầu tư sung vào công ty

Trang 28

1.3 Lý thuyết về tác độ g củ cấu trúc vố và hiệu quả tài chí h

Pratheepkanth (2011) [54] cho rằng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính là m t mối quan tâm lớn trong tài chính doanh nghiệp

Các lý thuyết về cấu tr c vốn cho thấy cái nhìn t ng quan về tác đ ng của cấu

tr c vốn đến hiệu quả tài chính N, trong đó đại diện là lý thuyết về cấu tr c vốn của Modilligani và Miller (Lý thuyết M&M)

Trong m t thị trường hoàn hảo không cạnh tranh, Modilligani và Miller cho rằng giá trị công ty đ c lập với cơ cấu vốn và không có m t cơ cấu vốn tối ưu cho m t

N cụ thể Tuy nhiên, các giả định về thị trường hoàn hảo như không có chi phí giao dịch, không có thuế, thông tin đối xứng và giống hệt nhau về lãi suất cho vay và nợ phí rủi ro là mâu thuẫn với thực tế

Tuy nhiên đến năm 1963, Modilligani và Miller xem lợi ích thuế doanh nghiệp như là yếu tố quyết định cơ cấu vốn của N Các đ c trưng chính của thuế là lợi ích từ chi phí được khấu trừ thuế, N đóng thuế nhận được lợi ích m t phần ù đắp “lá chắn thuế” Nói cách khác, giá trị N được tăng lên thông qua việc sử dụng nợ trong cơ cấu vốn do khoản thuế khấu trừ từ thanh toán lãi suất tiền vay Đây là m t sự thừa nhận ngầm trong đó cơ cấu vốn ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

o đó, Modilligani và Miller (1963) [38] đề xuất các công ty nên sử dụng vốn vay càng nhiều càng tốt để tối đa hóa giá trị N Hay nói cách khác, sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng tối đa đến khi N được tài trợ 100%

Trang 29

ngành có thanh khoản cao hơn Thêm vào đó, chi phí nợ ao gồm chi phí phá sản tiềm năng và chi phí người đại diện liên quan đến việc giám sát đầu tư của trái chủ Chi phí

và lợi ích của các nguồn tài chính thay thế được đánh đ i cho đến khi chi phí cận iên của VCSH ằng chi phí iên của nợ, mang lại nguồn vốn được phân tối ưu và tối đa hóa giá trị của công ty

Lý thuyết trật tự phân hạng, được nghiên cứu ởi Meyers (1984), các N sẽ tài trợ cho các khoản đầu tư mới theo thứ tự: đầu tiên sử dụng các quỹ n i b và trong trường hợp không có các quỹ n i b sẽ tài trợ cho DN bằng nợ vay, sau đó ằng VCSH nhưng chỉ khi không có sự thay thế nào khác o đó sử dụng vốn được tạo ra trong n i

có thể là nguồn rẻ nhất và cấu tr c tài chính N là kết quả của d ng tiền trong quá khứ và cơ h i đầu tư Xung đ t giữa lợi ích của c đông và chủ nợ có thể làm tăng lãi suất ởi các chủ nợ, thêm chi phí giám sát và giảm đầu tư Vì vậy, hậu quả của xung

đ t này chứng tỏ rằng đ n ẩy cao dẫn đến hiệu suất k m (Jenson, 1976)

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các N có lợi nhuận cao hơn sẽ thích sử dụng các khoản tiền được tạo ra trong n i để vay nợ và do đó có mối quan hệ tiêu cực giữa đ n ẩy và lợi nhuận Tuy nhiên, lý thuyết người đại diện cho thấy mối quan hệ tích cực giữa đ n ẩy và lợi nhuận vì đ n ẩy sẽ làm giảm chi phí người đại diện

1.3 Lý thuyết về mô hình hồi quy

Để nghiên cứu thực nghiệm trong kinh tế nhằm ước lượng ho c tiên đoán sự ảnh hưởng, mối quan hệ giữa m t biến phụ thu c với m t hay nhiều biến phụ thu c, sự tác

đ ng của các biến phụ thu c như thế nào đối với biến đ c lập, đ lớn của tác đ ng và chiều hướng của tác đ ng bằng các phân tích hồi quy mô hình

Dạng t ng quát của mô hình hồi quy tuyến tính:

Trong đó: là biến phụ thu c, là các biến đ c lập, sai số ngẫu nhiên

t suất ch n, t suất hồi quy riêng

Trang 30

a mô hình chính được sử dụng trong luận văn: Mô hình hồi quy theo phương pháp ình phương tối thiểu theo dữ liệu thời gian (Pooled OLS), Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect Model ) và Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed affect Model )

+ Mô hình hồi quy Pooled OLS: Mô hình pooled thực chất là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu bằng cách sắp xếp chồng không phân biệt từng cá thể riêng, tức là mô hình này sử dụng dữ liệu như m t phân tích OLS thông thường Phương pháp ình phương nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng đường thẳng hồi quy bởi vì nó cho phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên đường thẳng hồi quy và những điểm quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù hợp nhất

+“Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM): Với giả định mỗi đơn vị đều có những đ c điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát

và tách ảnh hưởng của các đ c điểm riêng biệt (không đ i theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích đế có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thu c.”

+ Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM): Giả định của mô hình FEM là có sự biến đ ng giữa các cá thể và có liên quan đến biến giải thích thì giả định của mô hình REM sự biến đ ng giữa các cá thể là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích

Để tìm phương trình hồi quy phù hợp nhất ta thường sử dụng các kiểm định: + Kiểm định F (F Wald test) - lựa chọn giữa mô hình Poold OLS và FEM; + Kiểm định Lagrangian Multiplier (LM test) - lựa chọn giữa Pooled OLS và REM;

+ Kiểm định Hausman (Hausman test) - lựa chọn giữa FEM và REM

Trang 31

“Sau khi chọn được mô hình phù hợp, luận văn sẽ kiểm định các khuyết tật của mô hình: Hiện tượng phương sai sai số thay đ i, đa c ng tuyến và tự tương.”

M t nhược điểm của dữ liệu dạng bảng với số cá thể quan sát lớn trong chuỗi thời gian ngắn thường xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đ i và rất khó khắc phục vấn đề này Nếu có khuyết tật thì sẽ khắc phục bằng phương pháp FGLS (phương pháp ình phương tối thiểu t ng quát khả thi- Feasible Generalized Least Squares)

1.4 Lược khảo các nghiên cứu về cấu trúc vốn ả h hưở g đến hiệu quả tài chính 1.4.1 Nghiên cứu ước ngoài

Theo nghiên cứu của Ferri và Jones (1979) [22] cho rằng, cấu trúc vốn bị ảnh hưởng bởi ngành, quy mô doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh và đ n ẩy hoạt đ ng Họ tìm ra các biến đ c lập, trừ biến rủi ro kinh doanh có mối liên hệ đáng kể, ngành kinh doanh có mối quan hệ yếu Aggarwal (1981) [3] cho rằng, t lệ tăng trưởng, lợi nhuận

và rủi ro quốc tế không phải là yếu tố phù hợp để lựa chọn cấu trúc vốn và trị số quan trọng như ngành kinh doanh được bỏ qua Đồng thời b sung thêm nhân tố “ảnh hưởng quốc gia” như là m t giá tri quan trọng trong xác định cấu trúc vốn doanh nghiệp Park (1998) [51] cũng sử dụng văn hóa dân t c là m t biến đ c lập trong nghiên cứu của mình

“Saeedi và Mahmoodi (2011) [59] nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của 320 doanh nghiệp của Iran trên sàn chứng khoán Tehran đo lường bằng bốn chỉ tiêu: lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên

c phần (EPS) và t số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của m t tài sản hữu hình (Tobin Q) là các biến phụ thu c và các biến đ c lập đo lường cấu trúc vốn gồm nợ dài hạn (LTD), nợ ngắn hạn (STD) và t lệ t ng nợ (DA) Nghiên cứu chứng minh rằng cấu trúc vốn ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường bằng chỉ tiêu EPS và Tobin Q, trong khi mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROA thì tiêu cực và có mối quan hệ không đáng kể với ROE

Trang 32

Gill và c ng sự (2011) [24] đã mở r ng kết quả của A or (2005) [1] liên quan đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả sử dụng vốn ằng cách kiểm tra tác đ ng của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các công ty sản xuất và dịch vụ Mỹ Kết quả của nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có tác đ ng tích cực đến lợi nhuận và ảnh hưởng của cấu trúc vốn có sự khác nhau giữa các ngành

Theo nghiên cứu của Ahmad Z và c ng sự (2012) [4] về ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của Malaysia trong ngành tiêu dùng và các ngành công nghiệp trong thị trường chứng khoán Malaysia từ năm 2005 đến 2010, để đo lường hiệu quả tài chính bởi các biến T lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), T lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), đo lường cơ cấu vốn họ sử dụng các biến T lệ nợ dài hạn (LTD), T lệ

nợ ngắn hạn (STD) và t ng nợ (DA) Cho thấy mỗi mức nợ đều có mối quan hệ tiêu cực với ROE, trong khi ROA có mối quan hệ tích cực chỉ với STD và DA

Osuji và c ng sự (2012) [49] kiểm tra tác đ ng của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Nigeria bằng cách sử dụng dữ liệu tài chính được công bố trên sàn chứng khoán Nigerian từ năm 2004 đến 2010 Nghiên cứu cho thấy rằng, cấu trúc vốn doanh nghiệp được thay thế bằng t lệ nợ trên t ng tài sản (DA) có tác đ ng tiêu cực đáng kể đến T lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và T lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).”

“Muhammad và c ng sự (2012) [41] nghiên cứu 100 doanh nghiệp hàng đầu ở Pakistan tại Sàn giao dịch chứng khoán Karachi từ năm 2006 đến năm 2009 Kết quả cho thấy: Nợ ngắn hạn trên t ng tài sản (STD), nợ dài hạn trên t ng tài sản (LTD) và

t ng nợ trên t ng tài sản (DA) có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính: Thu nhập trên m t c phần (EPS), T suất lợi nhuận trên VCSH (ROA), Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Hệ số biên lợi nhuận ròng (NPM)

Theo nghiên cứu của Nirajini và c ng sự (2013) [46], về sự tương quan giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính tại các công ty ở Sri Lanka trong những năm từ 2006 đến năm 2010 ằng phân tích tương quan và hồi quy cho thấy cấu trúc vốn có tác đ ng tích

Trang 33

cực đến hiệu quả tài chính, thông qua các chỉ tiêu: t lệ nợ trên tài sản (DA), t lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) và nợ dài hạn (LTD) có ảnh hưởng đến t lệ lãi g p (GPM) (lợi nhuận g p/doanh thu), t suất biên lợi nhuận ròng (NPM), (thu nhập ròng/ doanh thu), t suất thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) (chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của m t doanh nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng), t suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và t suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu tr c tài chính đến hiệu quả tài chính bằng cách thu thập mẫu gồm 30 công ty giao dịch trên sàn chứng khoán Colombo từ năm 2007 đến 2011, Tharmila và c ng sự (2013) [60] đã dùng các chỉ tiêu t suất thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE), t suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và t suất lợi nhuận ròng; các chỉ tiêu t ng nợ trên tài sản (DA) và t ng vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn (EC) Kết quả phân tích tương quan cho thấy, cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính có mối quan hệ tiêu cực với nhau

Lawal B.A và c ng sự (2014) [35] nghiên cứu 10 công ty sản xuất tại Nigeria từ năm 2003 đến năm 2012 Trong nghiên cứu của mình, nhóm chọn các biến phụ thu c

là T suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), T suất lợi nhuận trên đầu tư (ROI) và các biến đ c lập đại diện cho cấu trúc vốn T lệ nợ trên tài sản (DA), t lệ nợ trên vốn chủ

sở hữu (DE), T lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (L CE) và năm hoạt đ ng của doanh nghiệp (AGE) Kết quả cho thấy, đối với ROI thì DA, LDCE và AGE ảnh hưởng tiêu cực còn DE ảnh hưởng tích cực E, L CE và AGE tác đ ng ngược chiều ROA (trong đó chỉ E và A có ý ngh a thống kê), chỉ có A tác đ ng dương đến ROA.”

“Gupta và c ng sự (2014) [25], kiểm tra cấu trúc vốn của 19 công ty xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Bombay ở Ấn Đ giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 ằng cách sử dụng dữ liệu từ các nguồn thứ cấp từ các áo cáo hàng năm của các công ty được chọn Áp dụng mô hình hồi quy và tương quan để phân tích dữ liệu Các biến đ c lập được sử dụng cho nghiên cứu là T lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Trang 34

(DE), Nợ dài hạn (STD) và T lệ nợ trên tài sản (DA); T suất lợi nhuận g p (GPM),

T suất biên lợi nhuận ròng (NPM), T lệ hoàn trả vốn sử dụng (ROCE), Lợi nhuận trên tài sản (ROA) và T suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là các biến phụ thu c Kết quả cho thấy T lệ nợ trên VCSH và T suất nợ dài hạn trên tài sản có tác

đ ng nghịch chiều ROE nhưng cùng chiều đến ROA

Theo nghiên cứu của Nassar S (2016) [44] nghiên cứu với mẫu là 136 doanh

nghiệp giao dịch trên sàn chứng khoán Istanbul từ năm 2005 đến năm 2012 ùng chỉ tiêu T suất nợ trên t ng tài sản ( A) làm biến đ c lập và biến phụ thu c đo lường hiệu quả tài chính là Thu nhập trên c phần (EPS), T suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), T suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho thấy: cấu trúc vốn có mối quan

hệ tiêu cực đến hiệu quả tài chính

Hay trong nghiên cứu của Bassey, Ukpe và Solomon (2017) [9] thu thập dữ liệu

từ 20 doanh nghiệp từ năm 2007 đến 2013 ở Nigeria và sử dụng các chỉ số T suất nợ ngắn hạn (STD), T suất nợ dài hạn (LTD), T suất nợ (DA), Lợi nhuận giữ lại (RE)

và T “lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn (EC) là các biến đ c lập đại diện cho cấu trúc vốn giải thích cho biến phụ thu c là T suất sinh lời trên tài sản (ROA), t suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Kết quả cho thấy, LTD có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến cả ROA và ROE; A tác đ ng tiêu cực đến ROA, ROE; EC tác đ ng tích cực đáng kể đến ROE và ảnh hưởng không đáng kể đến ROA; RE chỉ có tác đ ng tích cực đến ROA; STD ảnh hưởng tiêu cực đến cả ROA và ROE nhưng chỉ có ý ngh a với ROA.”

1.4.2 Nghiên cứu tr g ƣớc

“Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) [64] dựa trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính trong 3 năm (2007-2009) của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu tác đ ng của nợ phải trả trên t ng tài sản, rủi ro kinh doanh, cấu trúc tài sản, tăng trưởng và quy mô của doanh nghiệp và kết luận rằng cấu trúc tài chính có tác đ ng cùng chiều đến ROE

Trang 35

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) [65] về 217 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến 2012, đã cho thấy t lệ nợ (t lệ

nợ trên t ng tài sản) tác đ ng ngược chiều đến hiệu quả tài chính đo bằng ROA, ROE với mức ý ngh a 1%

Nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy (2015) [63] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính đo ằng t lệ ROA của 230 công ty c phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013 Kết luận, t suất nợ trên t ng tài sản có tác đ ng âm đến hiệu quả tài chính.”

Nghiên cứu của Vương Quốc Duy (2017) [79] với mẫu là 142 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK HNX và HOSE từ năm 2009-2015 Bài nghiên cứu sử dụng các biến

đ c lập là STD, LTD, DA đại diện cho cấu trúc vốn ảnh hưởng đến biến hiệu quả tài chính ROE, có mối quan hệ tiêu cực của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính

Nghiên cứu của Đ ng Phương Mai (2016) nghiên cứu báo cáo tài chính của 25 doanh nghiệp ngành th p trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, ằng mô hình FEM, đã kết luận: cấu trúc tài chính (t suất nợ) là m t trong những nhân tố tác đ ng tiêu cực đến hiệu quả hoạt đ ng kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam

“Trong nghiên cứu của Ngô Văn Toàn (2017) [73]: “Tác đ ng của đ n ẩy lên hiệu quả hoạt đ ng công ty niêm yết tại Việt Nam” nghiên cứu 144 công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 Nghiên cứu sử dụng các biến phụ thu c (ROE, ROA, Tobins Q, EPS) đại diện cho hiệu quả hoạt đ ng, biến cấu trúc vốn được nghiên cứu (biến đ c lập) là LTD, STD, DE, biến quan sát quy mô, tài sản cố định, tăng trưởng doanh thu Kết quả, EPS quan hệ cùng chiều STD; ROA cùng chiều DE; ROE và EPS cùng chiều E; EPS ngược chiều LTD và ROE cùng chiều LTD

Hồ Thị Hải Liên (2017) [66] dùng các biến T suất nợ ngắn hạn (STD), T suất

nợ dài hạn (LTD), quy mô công ty (SIZE), số năm hoạt đ ng (AGE), mức tăng trưởng doanh thu (GROWTH), t lệ tài sản hữu hình (TANG) là các biến giải thích ảnh hưởng

Trang 36

của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính (ROE) Kết quả: STD ngược chiều ROE; SIZE, AGE và GROWTH có tác đ ng tích cực đến ROE; LTD không có ý ngh a thống kê Trong nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Khanh và c ng sự (2017) [75] phân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đền hiệu quả hoạt đ ng của 30 DN ngành dầu khí trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015 được đo bằng t lệ ROA và ROE, các biến cấu trúc vốn được nghiên cứu là t lệ nợ trên t ng tài sản (DA), t lệ nợ ngắn hạn trên t ng tài sản (STD),

t lệ nợ trên VCSH (DE) Kết quả cho thấy, DA không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính; DE có tác đ ng ngược chiều và có ảnh hưởng lớn đến ROE

Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Phương (2018) [67] được thực hiện tại 207 công ty niêm yết của ngành sản xuất giai đoạn từ năm 2010 - 2015, cho thấy cấu trúc vốn (chỉ tiêu t lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) có tác đ ng cùng chiều đến hiệu quả tài chính và khi

có sự phân chia nhóm doanh nghiệp theo quy mô thì doanh vừa và lớn có tác đ ng âm đến ROE, DN nhỏ tác đ ng duơng.”

Trang 37

TÓM TẮT CHƯƠNG I

“Chương I đề cập đến các khái niệm về cấu trúc vốn, khái niệm về hiệu quả tài chính, các lý thuyết về cấu trúc vốn, các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính doanh nghiệp, tóm tắt, mô tả các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về sự ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Các khái niệm, lý thuyết trong chương đã cung cấp cái nhìn t ng quát về tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến lợi nhuận doanh nghiệp Các lý thuyết thừa nhận sự cần thiết của m t cấu trúc vốn tối ưu, sự đa dạng của cấu trúc vốn

và ứng xử của các nhà quản trị đối với việc sử dụng nợ và VCSH

Nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã có nhiều kết luận trái chiều về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, cho thấy

sự khác biệt trong lựa chọn cơ cấu vốn giữa các quốc gia, các ngành, các công ty.”

Trang 38

Chươ g II: NGHI N CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU

QUẢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành Dầu khí

Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) [69] “ ầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên

và hydrocacbon ở thể khí, lỏng ho c rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than, đaá phiến sét, bitum ho c các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu Dầu khí được gọi là “vàng đen”, đóng vai tr quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mang lại nguồn lợi nhuận kh ng lồ cho các quốc gia và dân t c trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này

““Hoạt đ ng dầu kh픓là hoạt đ ng tìm kiếm thăm d , phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt đ ng phục vụ trực tiếp cho các hoạt đ ng này Hoạt đ ng dầu khí có thể được chia thành a l nh vực chính:

- Hoạt đ ng tìm kiếm – thăm d – khai thác (l nh vực thượng nguồn ho c khâu đầu) được tính từ khi bắt đầu các hoạt đ ng khảo sát vật lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm d , cho tới khi đưa dầu ho c khí lên đến miệng giếng

- Hoạt đ ng vận chuyển – tàng trữ dầu khí (l nh vực trung nguồn ho c khâu giữa) khâu nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ Quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa, các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu;

- Hoạt đ ng liên quan chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm,…(l nh vực hạ nguồn ho c khâu sau): bao gồm các hoạt đ ng lọc, hóa dầu, chế biến dầu và khí, được tính từ khi nhận dầu (khí) từ nơi sản xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hóa dầu và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu (khí) đó.”

Dầu khí cung cấp nguồn năng lượng nhằm th c đẩy các ngành kinh tế phát triển Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác xếp thứ ba trong thứ tự

ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển Điều đó tiếp tục khẳng định vai tr đ c biệt

Trang 39

của ngành Dầu khí đối với nền kinh tế v mô nói chung và phát triển kinh tế ven biển nói riêng “Kể từ tháng 6/1986 khi tấn dầu thô đầu tiên được khai thác đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam trở thành m t ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP hàng năm ên cạnh đó, ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai tr quan trọng trong chiến lược biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.”

Ngành dầu khí cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho xã h i, đ c biệt là sản xuất điện và nguồn nhiên liệu cung ứng cho hoạt đ ng giao thông vận tải, nguồn cung cho các ngành công nghiệp, là ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với toàn xã h i Theo OPEC (T chức các nước xuất khẩu dầu lửa) nguồn tiêu thụ nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng, đ c biệt là ở các quốc gia đang phát triển

Theo áo cáo hàng năm của BP (2019) [13] về năng lượng toàn cầu, năm 2018 Việt Nam tiêu dùng tuơng đuơng 24,9 triệu tấn dầu, 9,6 t mét khối khí đốt và sản xuất

13 triệu tấn dầu, 9,6 t mét khối khí đốt Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng nhưng lượng khí đốt khai thác được chỉ mới đáp ứng được nhu cầu

Về vai trò của ngành dầu khí trong xuất khẩu: Xuất khẩu dầu thô, xăng dầu các loại luôn ở mức cao trong những năm 2009-2013, sụt giảm sau những năm 2014-2018

và giảm sâu nhất vào năm 2016 (đóng góp 3,2%) Năm 2018, xuất khẩu dầu khí đạt 4,2

t US , đứng thứ 13 trong t ng kim ngạch xuất khẩu cả nước

Trang 40

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dầu khí từ năm 2009 đến năm 2018

Nguồn: T ng cục thống kê

Về vai trò của ngành Dầu khí trong ngân sách và GDP thể hiện rõ trong thu ngân sách năm 2018 khoảng 1.320.000 t đồng, trong đó riêng ngành ầu khí đóng góp 115.000 t đồng, chiếm 8,7%

2.2 Thực trạng ngành dầu khí Việt Nam

“Phụ thu c vào giá dầu thế giới: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2009, giá dầu thô giảm mạnh về dưới 40 US /thùng, tăng trở lại hơn 110 US /thùng do kinh

tế hồi phục năm 2011 Từ đó đến nay, giá dầu biến đ ng khá phức tạp, khó dự đoán do tình hình kinh tế chính trị bất n tại các nước Trung Đông, cu c chiến liên quan đến dầu mỏ, khủng hoảng nợ công Châu Âu Việt Nam chỉ xuất khẩu m t lượng nhỏ dầu thô nên doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí phụ thu c gần như hoàn toàn vào giá dầu thế giới

Nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, nhân lực qua đào tạo chuyên sâu chưa nhiều, chiếm khoảng 47%

Ngày đăng: 04/11/2019, 00:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[41] Muhammad Umar et al, 2012. Impact of capital structure on firm‟s perfomance: Evidence from Pakistan. Research Journal of Finance and Accouting, vol 3, no 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Journal of Finance and Accouting
[42] Myers, S. and N. Majluf, 1984. Corporate Financing and Investment Decisions when Firms Have Information that Investors do not Have. Journal of Financial Economics, vol 13, p.187-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
[43] Nadeem et al, 2012. The effect of Leverage on Financial Health of the Firms: A study from Cement Industry of Pakistan. Industrial Engineering Letters, vol 5, no 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial Engineering Letters
[44] Nassar S , 2016. The impact of capital structure on Financial Performance of the firms: Evidence From Borsa Istanbul. Journal Bussiness and Financial Affairs, vol 5, Issue 2, p. 01-04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal Bussiness and Financial Affairs
[45] Nirajani and Priya, 2013. Impact of Capital Structure on Financial Performance of listed trading companies in Sri Lanka. International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 3, Issue 5, May 2013 , p. 2250-2315 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Scientific and Research Publications
[47] Murphy, G. B., Trailer, J. W., & Hill, R. C. 1996. Mearusing performance in entrepreneurship research. Journal of Business Research, vol 36, p. 15-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Business Research
[48] Ong Tze San and The BoomHeng, 2010. Capital Structure and Corporate Performance of Malaysian Construction Sector. Center for Promoting Ideas, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Center for Promoting Ideas
[49] Osuji C. Chinaemerem and Odita Anthony, 2012. Impact of capital structure on financial performance of Nigerian firms. Arabian Journal of Business and Management Review, Vol 1, No 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arabian Journal of Business and Management Review
[51] Park, H., 1998. The Effect of National Culture on the Capital Structure of Firms, International Journal of Management, Vol. 15, p. 204 –211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Management
[52] Peter Njagi Kirmi, 2018. Relationship between Capital structure and Profitability, evidence from Listed Energy and Petroleum companies listed in Nairobi Securities Exchange. Journal of Investment and Management, Vol 5, Issue 5, p.97-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Investment and Management
[53] Prahalathan and Ranjani, 2011. The impact ofcapital structure choice on firm performance:Empirical investigation of listed companies in Colombo Stock Exchange, Sri Lanka. InternationalJournal of Research in Commerce and Management, vol 2, issue 4, p. 12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: InternationalJournal of Research in Commerce and Management
[54] Pratheepkanth, P., 2011. Captial structure andfinancial performance: Evidence from selected bunisness companies in Colombo Stock Exchange Sri Lanka.International Referred Research Journal, vol 2, issue 2, p. 171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Referred Research Journal
[55] Rahul Sarkar, 2016. Capital Structure Analysis and Its impact on EPS: a study on Top ten it companies in India. International Journal of Management Research, vol 4, issue 4, p. 60-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Management Research
[58] Solomon, E., 1963. Leverage and the Cost of Capital. Journal of Finance, vol 18, p. 273-279 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Finance
[59] Saeedi, A and Mahmoodi, I., 2011. Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Iranian Companies. International Research Journal of Finance and Economics, vol 70, p. 21-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Research Journal of Finance and Economics
[60] Tharmila, K. & Arulvel, K.K., 2013. The impact of the capital structure and financial performance: A study of thelisted firms traded in Colombo stock exchange. Merit Research Journal of Accounting,Auditing, Economics andFinance, vol 1, issue 5, p. 106-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Merit Research Journal of Accounting,Auditing, Economics and "Finance
[61] Zeitun, R. &Tian, G. G., 2007. Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan. Australasian Accounting Business and Finance Journal, Vol I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australasian Accounting Business and Finance Journal
[62] Weston, J., & Brigham, E. (1992). Essential of Managerial Finance. Hinsdale: The Dryden Press.2. Tài liệu tr g ƣớc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essential of Managerial Finance
Tác giả: Weston, J., & Brigham, E
Năm: 1992
[63] Chu Thị Thu Thủy và c ng sự, 2015. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty c phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí K nh tế v Phát tr ển, số 215, tháng 5/2015, trang 59-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí K nh tế v Phát tr ển
[64] Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu tr c tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn. Đạ học Đ Nẵn : Tạp chí Khoa học v ôn n h , số 5, tập 40, trang 14-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạ học Đ Nẵn : Tạp chí Khoa học v ôn n h

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w