1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

93 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN GIA NGUYÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN GIA NGUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN GIA NGUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Ngư ư ng ẫn o ọ : GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác

Trần G Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu: 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

7 Kết cấu đề tài 4

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 10

1.1 TỎNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 10

1.1.2 Khái niệm hiệu quả tài chính: 11

1.1.3 Thước đo hiệu quả tài chính: 12

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 14

1.2.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 14

1.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC PHẨM 31

Trang 5

2.2.1 Giới thiệu ngành Dược phẩm và các doanh nghiệp trong ngành

Dược phẩm 31

2.2.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 36

2.3 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM TRONG MẪU NGHIÊN CỨU TỪ NĂM 2012 - 2016 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 47

3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 47

3.2 GIẢ THUYẾT VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 48

3.3 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 51

3.3.1 Biến phụ thuộc 51

3.3.2 Biến độc lập 53

3.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 54

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

3.5.1 Mô tả thống kê 55

3.5.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến 55

3.5.3 Phân tích hồi quy 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

Trang 6

4.1 PHƯƠNG PHÁP, THỦ TỤC VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 70

4.2.1 Mở rộng quy mô doanh nghiệp, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động 70 4.2.2 Quản trị tốt và giảm thiểu hàng tồn kho 71

4.2.3 Đầu tư tài sản cố định hợp lý 72

4.2.4 Cải thiện khả năng sinh lời 73

4.2.5 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 74

4.2.6 Chiến lược trong tương lai 75

KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số ệu

1.1 Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính 12

2.1 Danh sách Top 10 công ty sản xuất dƣợc phẩm Việt

62

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số ệu

2.1 Tổng điểm xếp hạng Top 10 công ty sản xuất dược

phẩm Việt Nam uy tín năm 2016

34

2.2 Tổng điểm xếp hạng Top 5 công ty phân phối dược

phẩm Việt Nam uy tín năm 2016

2.6 Khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp ngành

Dược đại diện cho ngành (2006-2016)

39 2.7 Tương quan so sánh hiệu suất sinh lời 40

2.8 Tương quan so sánh lợi nhuận ròng và biên lợi

nhuận ròng giai đoạn 2010-2016

2.11 Phân tích Dupont thông qua bóc tách chỉ số ROE

của các doanh nghiệp năm 2016

46

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tín ấp t ết ủ đề tà

Hiệu quả tài chính DN là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001) Để đánh giá được cấu trúc tài chính của DN đã tối ưu hay chưa, có mang lại giá trị tối

đa về hiệu quả tài chính hay không, cần có chỉ tiêu để đo lường, đánh giá chỉ tiêu tài chính và hiệu quả tài chính một cách hợp lý Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta vô cùng năng động đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp chính là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nhận thấy rõ thực trạng hiệu quả tài chính của bản thân và dự đoán hiệu quả tài chính trong tương lai; xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân; qua đó, có giải pháp để ổn định và nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới, bên cạnh việc phát triển kinh tế, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì vấn đề chăm lo sức khỏe ngày càng được nhiều người quan tâm.Với dân số hơn 90 triệu dân thì việc phát triển ngành Dược phẩm là một điều tất yếu Là một ngành thiết yếu,

có yếu tố xã hội cao và cần thiết cho dù kinh tế xã hội có phát triển hay suy thoái, ngành Dược có nhiều tiềm năng phát triển và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư Ngành Dược Việt Nam năm 2016 có sự tăng trưởng mạnh trong các nước Đông Nam Á, công nghiệp dược Việt Nam đang

có cơ hội rất lớn bởi thị trường dược phẩm trong nước là thị trường tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á Trong báo cáo của tổ chức BIM cũng chỉ

ra để mức tăng trưởng của ngành Dược trong năm 2017 có thể duy trì hay vọt lên thì các doanh nghiệp trong nước trong thời gian trước mắt sẽ phải đối mặt với một bài toán cạnh tranh mà chủ yếu là chất lượng sản phẩm hiện có Hơn

Trang 11

nữa cần phải tăng cường vốn đầu tư và nghiên cứu cho các dòng sản phẩm chuyên dụng… trong khi cả vốn và năng lực cạnh trang hiện nay vẫn còn hạn chế Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khẳng định và tối đa hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngành Dược cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó việc nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng một cách linh hoạt các

lý thuyết kinh tế sẽ giúp cho việc tháo gỡ các vướng mắc về hiệu quả tài chính mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay Để làm được điều đó đòi hỏi phải làm rõ được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính như

thế nào

Với lý do trên tác giả đã quyết định chọn đề tài : “Nghiên cứu các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

2 Mụ t êu ng ên ứu:

Tổng hợp và đưa ra những cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính, các thước

đo hiệu quả tài chính và hình thành mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam

Dựa trên các số liệu thực tế thu thập được để xem xét thực trạng, đồng thời phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp, các nhân tố nào tác động và tác động như thế nào, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách tài trợ một cách hợp

lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3 Câu ỏ ng ên ứu

Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Hiệu quả tài chính và thước đo hiệu quả tài chính là gì?

- Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài

chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm như thế nào?

Trang 12

+ Phạm vi không gian: 44 doanh nghiệp trong ngành Dược phẩm niêm

yết trên TTCK Việt Nam

+ Phạm vi thời gian: tình hình hoạt động của 44 doanh nghiệp từ năm

2012 đến năm 2016 với dữ liệu thu thập từ BCĐKT và BKQHĐKD trên

webside

5 P ương p áp ng ên ứu:

Nguồn dữ liệu: Dựa vào số liệu BCTC từ năm 2012 đến năm 2016 của

44 doanh nghiệp ngành Dược phẩm niên yết trên TTCK Việt Nam

Phương pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng, kiểm định mô hình và từ đó xác định yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Phương pháp định tính được sử dụng để thống kê, so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất các kiến nghị phù hợp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu

8 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu

Hiệu quả tài chính là hiệu quả liên quan đến khả năng sinh lời đồng vốn của chủ sở hữu Đó là mối quan tâm của người chủ sở hữu của bất kì tổ chức nào và sự tăng trưởng của nó qua thời gian như là tiêu chí hướng đến cuối cùng của nhà đầu tư (Trần Ngọc Thơ, 2004) Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhằm xác định được các yếu

tố thực sự ảnh hưởng và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp

Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường

Trang 14

hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính, đó là: các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận và các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản

Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức (DY) của Ming & Gee (2008) và Ongone (2011); lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của Le & Buck (2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) của nhóm tác giả Shah, Butt & Saeed (2011) Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011) Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất Tuy nhiên, theo các giáo trình được biên soạn tại Việt Nam, các tác giả sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong đề tài nghiên cứu của tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng “Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)” để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (tác giả sẽ giải thích ở mục sau) Sau đây tác giả sẽ đưa ra nhưng công trình nghiên cứu trước đây về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tác giả trong và ngoài nước mà các thực nghiệm này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục đề tài nghiên cứu của mình:

Năm 2005, tác giả Weixu thực hiện nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính” Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tài chính bị tác động rất lớn bởi tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) Tỷ suất nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả tài chính khi ở mức

Trang 15

tỷ suất nợ thấp và có tác động âm (-) khi ở mức tỷ suất nợ cao Hiệu quả tài chính không có tương quan mạnh với tỷ suất nợ dài hạn, lý do là các công ty

ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn nợ dài hạn

Năm 2006, Tác giả Trần Thị Hòa tại Việt Nam nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” theo xu hướng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Kết quả của tác giả chỉ ra rằng tỉ suất sinh lời của tài sản ROA, tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (RE),

số vòng quay vốn lưu động là bốn nhân tố tác động thuận chiều tới ROE của các doanh nghiệp này

Nghiên cứu của Margaritis & Psillaki thực hiện nghiên cứu vào năm

2007 với đề tài “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính công ty”

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống như: ngành dệt may, dược phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển máy tính, nghiên cứu và phát triển Trong khi Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ suất nợ và một số yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính thì nhóm tác giả này thực hiện nghiên cứu hai chiều, hai mô hình hồi quy được họ xây dựng như sau:

- Mô hình 1: Tỷ suất nợ và các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính

- Mô hình 2: Hiệu quả tài chính và các yếu tố tác động đến tỷ suất nợ Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mô hình 1: tỷ suất nợ tác động dương đến hiệu quả tài chính khi tỷ suất nợ ở mức trung bình Ở mô hình 2: hiệu quả tài chính tác động đến tỷ suất nợ và sự tác động này có ý nghĩa khi tỷ suất nợ ở mức từ thấp đến trung bình

Năm 2010 tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh cũng tiến hành nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp đường dẫn” với số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của 428

Trang 16

doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán TP HCM và Hà Nội từ năm

2007 – 2009 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh và cấu trúc tài chính đều có tác động cùng chiều đến ROE và hai nhân

tố này giải thích được sự biến động của ROE…

Năm 2013, Sara Kanwal và Muhamad Nadeem nghiên cứu về hiệu quả tài chính (ROE) của 22 doanh nghiệp ngành xây dựng ở Pakistan trong khoảng thời gian từ 2007-2011.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ROE là: Quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản và lạm phát Trong đó nhân tố quy mô doanh nghiệp, cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản có mối quan hệ thuận chiều 6 tới ROE

Nhóm tác giả Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) đã nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Số liệu được sử dụng trong mô hình hình được thu thập từ báo cáo tài chính của 58 doanh nghiệp bất đông sản đã tham gia niêm yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE) có số liệu báo cáo đủ 3 năm (2010, 2011, 2012), Các biến đưa vào mô hình nghiên cứu:

- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROSE) và Tỷ suất

sinh lời tổng tài sản (ROA)

- Các biến độc lập được sử dụng: Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp, vay ngân hàng/tổng nợ, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/tổng chi phí hoạt động, giới tính lãnh đạo, tốc độ tăng

tổng tài sản, thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Kết quả từ mô hình cho thấy bốn biến tổng vốn vay/tổng nợ, tài sản cố định/tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ/tổng vốn cổ

Trang 17

phần và thời gian hoạt động của doanh nghiệp đều có tác động đến hiệu quả doanh nghiệp ở cả hai chỉ tiêu là ROE và ROA Trong đó, tỷ lệ cổ phiếu quỹ

và thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực còn tỷ lệ vốn vay/tổng nợ và tỷ lệ tài sản cố định có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hai biến còn lại có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí quản lý theo chiều hướng tích cực Thế nhưng biến tổng nợ/vốn chủ sở hữu chỉ tác động đến ROA, và biến tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chỉ tác động đến ROE

Từ cái nhìn tổng quan của các tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp tóm gọn như sau :

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và các yếu tố đó khác nhau qua các nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu Tác giả nhận thấy rằng những nhân tố mà các nghiên cứu đi trước đưa ra là khá phù hợp và đầy đủ với mỗi không gian và thời gian Những nhân tố này có thể làm cơ sở

để tác giả thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tổng kết lại, có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, và các yếu tố đó khác nhau qua các nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính được các tác giả

kể ra là: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,…

Mỗi một công ty đều có một đặc điểm riêng, và mỗi quốc gia khác nhau

có các chính sách kinh tế và tốc độ tăng trưởng khác nhau Tất cả những yếu

Trang 18

tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Chính vì vậy, đối với nền kinh

tế của Việt Nam nói chung và ngành Dược phẩm nói riêng, tác giả có thể vận dụng và đưa ra thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính sao cho phù hợp nhất đối với đặc điểm nền kinh tế cũng như đặc điểm ngành của bài nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trên đây đã sử dụng các phân tích khác nhau tùy từng giai đoạn nhưng có thể thấy những nghiên cứu trước đây đa phần sử dụng hồi quy tuyến tính bội với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) Gần đây các nghiên cứu đã thiên về các sử dụng tài liệu dạng bảng (panel data) để khai thác được nhiều thông tin hơn từ

dữ liệu thu thập được, nâng cao số quan sát, ít hiện tượng đa cộng tuyến và hiệu quả cao hơn Vì những ưu điểm đó, tác giả chọn phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng (panel data) là phương pháp phân tích của mình trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp

ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 1.1 TỎNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nên cần phải xem xét hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt hiệu quả xã hội và hiệu kinh tế

Hiệu quả xã hội phản ánh những hiệu quả kinh tế về mặt xã hội đạt được

từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả xã hội của hoạt động sản xuất là việc sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt hơn về chất lượng, chủng loại đa dạng, số lượng nhiều đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho

xã hội góp phần vào việc cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trường, mở rộng giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, lãnh thổ hoặc các quốc gia Bên cạnh

đó, hoạt động sản xuất ngày một mở rộng phát triển giúp tạo công ăn việc làm nhằm giải quyết thất nghiệp, từ đó kéo dài thời gian các tệ nạn xã hội do không có việc làm từ đó cuộc sống được cải thiện và môi trường lành mạnh

Trang 20

hơn

Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế đó là: “Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kĩ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình

độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế chủ yếu được thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được từ hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng

và tác động lẫn nhau Nó vừa thống nhất vừa có mâu thuẫn Hiệu quả kinh tế

vì có thể đo lường bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nên dễ xác định ở mức đội tổng hợp hoặc đặc thù Hiệu quả xã hội khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà chỉ cí thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống xã hội của một địa phương, vùng lãnh thổ trong phạm vi nền kinh tế quốc dân Do vậy khi đánh giá hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thường đề cập đến hiệu quả kinh tế và phân tích đan xen cùng hiệu quả xã hội Các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động cuối cùng cũng vì mục tiêu lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được Các doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng hơn vì thu nhập cao giúp bảo toàn và phát triển vốn, tăng giá trị của doanh nghiệp Hơn nữa, mục đích cuối cùng của chủ sở hữu, nhà quản trị là đảm bảo sự giàu có, tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp

1.1.2 K á n ệm ệu quả tà ín :

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, quản lý

và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh Cụ thể : Hiệu quả tài chính trước hết là hiệu quả của huy động vốn; hiệu quả tài chính còn là hiệu quả của việc

Trang 21

quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, đó chính là hiệu quả của việc quản lý và

sử dụng tài sản trong doanh nghiệp (Josette Peyrard, 2005) Một doanh nghiệp

có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng Ngoài ra, hiệu quả tài chính cao sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong môi trường tài chính Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, nhất là trong trường hợp họ cùng là người chủ và có vốn đầu tư Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản cho doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

1.1.3 T ư đo ệu quả tà ín :

Bảng 1.1 Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính

Lợi suất cổ tức (DY) -Ming & Gee, 2008

-Ongore 2011

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Hu & Izumida, 2008

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Hu & Izumida, 2008

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

-Le & Buck, 2011 -Jekins, Ambrosini & Collier,

2011

Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)

-Shah, Butt & Saeed, 2011 -Jekins, Ambrosini & Collier,

2011

Hệ số giá trị thị trường (Marris và

Trước hết, việc sử dụng thước đo nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu

Trang 22

quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính là các hệ số giá trị kế toán hay còn gọi là các hệ số về lợi nhuận và các hệ số giá trị thị trường hay còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản

Theo như nghiên cứu của Hu & Izumida (2008) cho biết các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) Bên cạnh đó, hai nghiên cứu của Ming & Gee (2008) và Ongore (2011) còn sử dụng chỉ số lợi suất cổ tức (DY), nghiên cứu của Le & Buck (2011) sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hay trong nghiên cứu năm 2011 của Shah, Butt & Saeed lại sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011) thì cách sử dụng ROI chính là ROA

Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, theo nghiên cứu của Tian & Estrin (2008), hai hệ số Marris và Tobin’s Q cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp Trong đó hệ số Marris được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu,và hệ số Tobin’s Q được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị

sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản Tuy nhiên, các hệ số này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần vốn sở hữu Nhà nước, bởi lẽ nó chỉ phản ánh được trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị VCSH trong cơ cấu vốn doanh nghiệp

Nhìn chung ROA, ROE là hai thước đo được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng ROE để đánh giá hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bởi chỉ tiêu này có thể phản ánh được cách nhìn quá khứ, cho thấy tình hình hoạt

Trang 23

động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, khả năng tạo ra lợi nhuận mà các công ty đã đạt được trong các kỳ kế toán vừa qua ra sao, không những thế các chỉ tiêu này còn giúp cho chúng ta có một cách nhìn dễ dàng trong việc so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau Bên cạnh đó, hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo các công ty, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp

- Tỷ suất s n l trên vốn ủ sở ữu (ROE)

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỉ suất sinh lời trên

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

1.2.1 Cá n ân tố t uộ về o n ng ệp

a Khả năng thanh toán (Liquidity)

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả tài chính Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay

Trang 24

quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận tùy theo những mục tiêu khác nhau Đánh giá khả năng thanh toán thông qua

số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Nghiên cứu của Mou Xu (2008) về hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính doanh nghiệp Cụ thể CR tác động cùng chiều lên ROS và ROE và không có tác động đến ROA, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành Xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam của Nguyễn Thị Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh hưởng của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy hệ số hồi quy trong mô hình có ROE là biến phụ thuộc là -6,433, tức là CR có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng ở Việt Nam, tuy nhiên mức

độ tác động cũng tương đối yếu

Ngược lại với nghiên cứu của Mr Mou Xu (2008) là nghiên cứu của Khalifa & Zurina (2013) về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya (LSM) Trong nghiên cứu này hai ông đã sử dụng khả năng thanh toán nhanh (QR) để xem xét tác động của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính Kết quả cho thấy QR có tác động cùng chiều lên ROA là chỉ số đại diện cho hiệu quả tài chính Nghiên cứu của Nguyên (2014) cũng cho thấy

QR tác động mạnh đến ROE mà không tác động đến ROS, ROA Kết quả cho

Trang 25

thấy QR có tác động tương đối mạnh và cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nhìn chung, qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai tác động của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính đó là cùng chiều và ngược chiều Trong đề tài, tác giả sẽ xem xét khả năng thanh toán tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

b Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến công

ty Một công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường Do

đó hầu hết các công ty đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn Ở Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước

Quy mô doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng doanh thu hay tổng tài sản Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp còn được hiểu là quy mô về nguồn vốn, tài sản hay quy mô mạng lưới tiêu thụ… Mô hình lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm Lợi thế kinh tế theo quy mô

có được bởi việc giảm thiểu chi phí cố định, sự hiệu quả của tính chuyên môn hóa hoặc có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần hay sức mạnh

về tài chính…

Có rất nhiều những nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Qua các nghiên cứu này, tác giả đã rút ra được hai lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa quy mô

Trang 26

với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp có tác động tich cực đến hiệu quả tài

chính Theo kết luận của Simerly & Li (200) cho rằng các nghiên cứu về tài chính trước đây đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai, chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn và có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức rủi ro cho công

ty, từ đó có thể đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn Một nghiên cứu khác của Athanasoglou, P P, Brissmis, S N & Delis, M D (2005) đã chỉ ra việc mở rộng quy mô giúp nâng cao được hiệu quả tài chính của các ngân hàng Năm

2007, Papadognas đã tiến hành phân tích hiệu quả tài chính trên một mẫu gồm

3035 doanh nghiệp ở Hy lạp đã chỉ ra lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi quy mô công ty Amato và Burson (2007) đã kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Với các đặc điểm kỹ thuật phân tích tuyến tính trong mô hình doanh nghiệp, các tác giả cho thấy quy mô nhỏ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến

tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009)

đã cho thấy ROE có tương quan tỷ lệ thuận với quy mô, cụ thể là ROE sẽ tăng lên 0,007% khi cơ sở sở dụng thêm một lao động Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) sử dụng thước đo tổng doanh thu để đo lường quy mô của 428 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy quy mô có tác động cùng chiều lên cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này

Thứ hai, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty không có mối liên hệ

với nhau như nghiên cứu của Amarjit, G, et al (2010) cho thấy không có mối liên quan giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận Nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn

Trang 27

chứng khoán tại Nigeria cũng cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính trong việc quản lý vốn hay mở rộng quy mô giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ Năm 2011, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc về

"Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" đã đưa ra kết luận quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không tăng hoặc tăng không đáng kể Như vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn chưa chắc là kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

c Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE)

Sở hữu Nhà nước trong các công ty là một đặc điểm riêng của các công

ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ta sẽ xem xét hai trường hợp là doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp không sở hữu Nhà nước

Theo điều 3, khoản 5, Luật Doanh nghiệp Nhà nước có viết "Doanh

nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó" Có nhiều quan điểm về mối quan hệ

giữa hình thức sở hữu của doanh nghiệp với hiệu quả tài chính, dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý về vấn đề này

Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu về sở hữu Nhà nước đều cố

gắng chứng minh rằng sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Ongore, 2011)

Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của phần vốn

Nhà nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng trong một số nhóm

Trang 28

doanh nghiệp nhất định Những kết quả này chủ yếu tìm thấy đối với các công

ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính doanh nghiệp và sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng lên

Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương hỗ giữa sở hữu Nhà

nước và hiệu quả tài chính doanh nghiệp (Le & Buck, 2011)

Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước không có tác

động rõ rệt đối với hiệu quả doanh nghiệp theo cả chiều hướng cùng chiều và ngược chiều (Kole &Mulherin, 1997)

Tóm lại, việc xem xét, đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng, đặc biệt tại các nước chuyển đổi khi Nhà nước nắm giữ sở hữu tuyệt đối hoặc chi phối nhiều ngành nghề Nhìn chung, kết luận phổ biến của các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới là phần vốn Nhà nước không đem lại hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp Tuy nhiên, những kết quả trái ngược nhau trong một số nghiên cứu nên trên chứng tỏ rằng sở hữu Nhà nước hoàn toàn có thể đóng góp tích cực vào việc nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp và điều đó phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định

d Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)

Thời gian hoạt động cũng có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong đề tài nghiên cứu này, thời gian hoạt động được tính từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến hiện tại Xét mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính dường như có liên quan cả về lý thuyết và thực tế, có 2 quan điểm trái ngược

nhau xoay quanh về vấn đề này

Quan điểm thứ nhất, nếu hiệu quả tài chính giảm khi doanh nghiệp hoạt động càng lâu thì đó là mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian hoạt động và

Trang 29

hiệu quả tài chính (Loderer, Neusser, và Waelchli, 2009) Thời gian hoạt động thực sự có thể giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động đã quá lâu cũng có thể dễ đi theo lối mòn, khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, khả năng và

kỹ thuật nắm bắt xu hướng kém nhạy bén, khiến cho hoạt động kinh doanh giảm sút, chậm phát triển, từ đó hiệu quả tài chính cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực (Agarwal & Gort, 2002) Nghiên cứu của Sorensen & Stuart (2000) cũng cho rằng khi các công ty hoạt động đã lâu thì quán tính tổ chức hoạt động trong công ty có xu hướng làm cho bộ máy hoạt động kém linh hoạt và không thể đánh giá một cách chính xác khi môi trường kinh tế có nhiều biến động Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai cho rằng thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều Nghiên cứu của Liargovas và Skandalis (2008) cho rằng các công ty lớn hơn

sẽ có tay nghề cao bởi họ đã có kinh nghiệm lâu năm và thường những công

ty này sẽ có ít những khoản nợ phải trả hơn, do đó hiệu quả tài chính đạt được

sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp còn non trẻ Trong nghiên cứu của Malik (2011) về các công ty ở Pakistan, ông nhận thấy rằng mối quan hệ giữa quy

mô và thời gian hoạt động của các công ty với hiệu quả tài chính tỷ lệ thuận với nhau

Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong quá khứ tác giả đưa ra lý thuyết rằng thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính của các công ty có mối quan hệ không rõ ràng, nó có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau

e Đòn bẩy tài chính (DFL)

Trong các nghiên cứu trước đây, hệ số nợ, tỷ lệ đòn bẩy tài chính hoặc

độ bẩy tài chính là những thước đo mà các nhà nghiên cứu dùng để đo lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên thước đo phổ biến nhất là đòn bẩy tài chính Một số nhà nghiên cứu về mức độ sử dụng nợ của các công ty

Trang 30

và đề xuất các yếu tố quyết định của đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng hệ

số nợ của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) đó là mối quan hệ giữa lá chắn thuế và các chi phí tài chính Theo lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn, mức nợ được coi là tối ưu khi mà nó cân bằng lợi ích giữa các khoản nợ và chi phí nợ ,do đó khi sử dụng các khoản nợ đến một ngưỡng nhất định trong tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên khi các công ty càng sử dụng nợ nhiều thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ ít hơn nhưng kèm theo đó là rủi ro tài chính của công ty gặp phải

sẽ cao hơn

Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính

để đo lường đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (ESP) khi có một tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và nó được tính như sau:

DFL

Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể làm thay đổi một tỷ lệ cao hơn về lợi nhuận sau thuế so vơi vốn chủ sở hữu, nghĩa là ROE rất nhạy cảm khi EBIT thay đổi Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với hiệu quả tài chính công ty, một số nhà nghiên cứu trước đây

đã đưa ra hai quan điểm sau:

Thứ nhất, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài

Trang 31

chính Nghiên cứu cho rằng đòn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một công ty Các quyết định tài trợ thông qua đòn bẩy tài chính là một quyết định quản lý quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận của cổ đông và giá trị thị trường của công ty Một số nghiên cứu còn cho thấy một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đòn bẩy tài chính và hoạt động tài chính, tức là khi nợ vay được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài chính đạt được càng cao

Thứ hai, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài

chính của công ty Trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy những kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa sự gia tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính (Simerly & Li, 2000) cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa hiệu quả tài chính và mức độ đòn bẩy, tức là khi đòn bẩy tài chính được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài chính đạt được có xu hướng suy giảm

f Cấu trúc tài sản (AS)

Trong một thế giới có nhiều nguồn thông tin không chắc chắn thì cấu trúc tài sản sẽ có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Cấu trúc tài sản là cơ cấu các loại tài sản ở doanh nghiệp Có rất nhiều cách phân loại cấu trúc tài sản Xét theo tính chất luân chuyển, khi tỷ lệ TSCĐ chiến tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn Qua các nghiên cứu trong quá khứ ta có thể thấy một doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản lớn hơn thường sử dụng nhiều nợ hơn hay cấu trúc tài sản tỷ lệ thuận với hệ số nợ Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp thuộc những ngành đòi hỏi đầu tư lớn về TSCĐ sẽ hàm chứa một nguy cơ rủi ro lớn do tác động của đòn cân định phí cùng với tính chất thanh khoản thấp của TSCĐ nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi

chuyển hướng hoạt động

Trang 32

Phân tích của một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Zeitun & Tian (2008) đã chỉ ra rằng tỷ trọng TSCĐ có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh, điều này được biểu hiện qua chỉ số ROA Những công ty có tỷ trọng TSCĐ cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các công ty này đầu tư quá nhiều vào TSCĐ mà không cải tiến được hiệu quả kinh doanh

Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) lại chỉ ra rằng TSCĐ trên tổng tài sản không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zian & Tian (2008), Onaolapo & Kajola (2010) Đỗ Dương Thanh Ngọc đã gải thích rằng việc đầu tư vào TSCĐ chưa hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tư sao cho 1 đồng đầu tư vào TSCĐ phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó hiệu quả kinh doanh (ROA) mới tăng Nguyên nhân tiếp theo là các doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả TSCĐ, cụ thể TSCĐ chưa được sử dụng hết công suất cũng như chưa khai thác được lợi thế trong việc sử dụng TSCĐ thế chấp để vay nợ ngân hàng

g Chu kỳ kinh doanh (BS)

Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian luân chuyển hàng lưu kho

Hoặc

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian thu nợ trung bình

Trong đó :

Thời gian luân chuyển

hàng lưu kho ( ICP) =

365 Giá vốn hàng bán / giá trị lưu kho

Hệ số này cho ta biết trong một năm, hàng tồn kho (HTK) quay được bao nhiêu vòng Vì vậy, thời gian luân chuyển hàng lưu kho là yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính vì nó cho ta biết được việc quản lý hàng tồn kho

Trang 33

của doanh nghiệp có đạt hiệu quả tốt hay không Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý HTK có hiệu quả, tránh được ứ đọng hàng hóa và ngược lại Tuy nhiên hệ số này còn phải được so sánh với hệ số trung bình ngành

Thời gian thu nợ

Phải thu khách hàng Doanh thu / 365

Hệ số này cho biết tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền Khi phân tích chỉ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, ta cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý Hệ số này thấp cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng cho doanh nghiệp tốt hay tốc độ thu nợ của doanh nghiệp nhanh chóng Ngược lại, hệ số này cao chứng tỏ tốc độ thu nợ chậm, doanh nghiệp

sẽ bị chiếm dụng vốn từ khách hàng

Qua phân tích trên ta thấy, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thấp là tốt Bởi khi chu kỳ kinh doanh thấp chứng tỏ lượng HTK thấp, không bị ứ đọng nhiều trong kho, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tốt Bên cạnh

đó, khi chu kỳ kinh doanh ngắn cũng cho thấy khả năng thu nợ của doanh nghiệp tốt, ít bị chiếm dụng vốn từ khách hàng, số tiền doanh nghiệp thu được

từ khách hàng để thực hiện các dự án khác, từ đó giảm thiểu chi phí cơ hội từ việc cho nợ quá lâu

Nghiên cứu của nhóm giảng viên trường Đại học Thăng Long ,Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các CTCP phi tài chính niêm yết trên TTCK thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cho rằng chu kỳ kinh doanh có tác dụng

âm đến hiệu quả tài chính và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Tác giả cho rằng một công ty quản lý hai loại tài sản lưu động là hàng tồn kho và phải thu

Trang 34

khách hàng tốt khiến cho hàng tồn kho và phải thu khách hàng quay vòng nhanh hơn sẽ giúp công ty rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh Từ đó công

ty sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư hàngtồn kho và chi phí phải thu khách hàng, lợi nhuận sẽ gia tăng khiến cho hiệu quả tài chính đạt được là tốt

1.2.2 Cá n ân tố t uộ về mô trư ng oạt động

a Tăng trưởng GDP (GROWTH)

Khi nền kinh tế có xu hướng tăng nhanh, tốc độ GDP qua các năm tăng

ổn định sẽ tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước, GDP tăng sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu… dẫn đến tăng lên quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm Điều này đến lượt nó lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và lúc nào Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các công việc trên sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển, đem lại hiệu quả tài chính tốt

b Lạm phát

Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế ( cả nhà nước và tư nhân) của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát Do đó, lạm phát vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá Tỷ lệ lạm phát thấp

có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương

Trang 35

đối đối với giá cả Nếu giá cả giảm xuống với tính linh hoạt thấp và nếu các ngành khác nhau có mức cầu và năng suất tăng không đồng đều thì giá cả sẽ tăng nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt giá cả tương đối lớn cần thiết cho

sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực

Khi lạm phát tăng quá cao thường đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên Ví dụ, lạm phát tăng khiến cho chi phí lãi vay của doanh nghiệp đắt đỏ hơn bởi vì các tổ chức cho vay như ngân hàng thương mại đã phải nâng lãi suất huy động lên

để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền Chi phí sản xuất tăng cao, giá thành các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ phải tăng theo để đảm bảo sản xuất kinh doanh hoặc có lợi nhuận Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân giảm đáng kể Bởi vậy, sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sụt giảm do giá bán cao, đặc biệt trong ngắn hạn và khi người sử dụng tìm đến sản phẩm thay thế Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì khó bán được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực hiện được Từ đó lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp khó đảm bảo và thậm chí sụt giảm, dẫn tới lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai bị đánh giá thấp Kết quả là hiệu quả tài chính của các doanh nhiệp bị ảnh hưởng theo hướng suy giảm với các mức độ khác nhau

Trong đề tài nghiên cứu của Nguyên (2014), nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ lạm phát là nhân tố tác động âm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy nhiên tương đối yếu Cụ thể lạm phát tác động duy nhất lên ROE, không có tác động lên ROS và ROA

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền tảng cho vấn đề hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bao gồm khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính Trong chương này, nghiên cứu cũng đã đưa ra một số yếu tố được đánh giá sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Các nhân tố được xem xét bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Qua chương này, tác giả đã rút ra khung nghiên cứu cho đề tài với các biến nhân tố được xem xét sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niên yết trên TTCK Việt Nam Đây sẽ là cơ sở nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến trên TTCK Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư và phát triển, phù hợp với mục tiêu xu thế phát triển của đất nước Mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư (NĐT) trên TTCK là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết Vì thế, muốn thu hút các NĐT, các công ty phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã từng bước phát triển, trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -

EU (EVFTA) kỳ vọng giúp đẩy mạnh sự phát triển và hội nhập của thị trường dịch vụ tài chính, thông qua các cam kết mở cửa thị trường ở mức cao đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Thời gian qua đã có hàng loạt giải pháp hỗ trợ TTCK Việt Nam phát

Trang 38

triển đã được thực hiện như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý và nâng cao năng lực quản lý giám sát, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, hoàn thiện và phát triển thị trường thị trường trái phiếu cũng được Chính phủ cam kết thực hiện Các giải pháp này thể hiện rõ mục tiêu mà TTCK Việt Nam đang hướng tới, đó là hội nhập quốc tế, thực hiện nâng hạng cho TTCK Việt Nam, giúp TTCK tiếp cận thông lệ và chuẩn mực quốc tế Tự do hóa là động lực cho TTCK phát triển, tăng hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và tính thanh khoản cho thị trường, khơi thông dòng chảy của luồng vốn đầu tư gián tiếp, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong nước

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi tham gia sân chơi chung với các đối tác đã rất phát triển về thị trường dịch vụ tài chính, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Yêu cầu đặt ra đối với TTCK Việt Nam phải xây dựng các biện pháp quản lý thận trọng, cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp thông lệ quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững thị trường tài chính Giao dịch xuyên biên giới cũng đòi hỏi sự tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nước ngoài trong lĩnh vực giám sát tài chính

2016 là năm có nhiều khởi sắc đối với TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và lọt vào “Top” 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á Năm 2016, công tác huy động vốn qua TTCK đạt mức cao nhất từ trước đến nay Tổng mức huy động vốn trên TTCK ước đạt 348 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm

2015 Tổng giá trị thu được qua cổ phần hóa, thoái vốn trên TTCK đạt khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công tăng từ 40% lên 64%

Chỉ số VN-Index đã tăng 15% trong năm 2016, với mức vốn hóa thị trường đạt 1.923 nghìn tỷ đồng, tương đương 46% GDP, tăng 40% Thanh khoản thị trường tăng mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.888 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015 Quy mô TTCK ngày càng được

Trang 39

mở rộng, trong năm 2016, có 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn, 377 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM, nâng tổng giá trị niêm yết trên toàn thị trường lên 712 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết đều có kết quả khả quan, một số chỉ tiêu về doanh thu, hàng tồn kho và chi phí tài chính… đã được cải thiện hơn

Tiếp nối thành công của năm 2016, trong quý I/2017, chỉ số VN-Index

đã tăng 7,7% so với quý I/2016 Trong phiên giao dịch 24/3/2017, VN-Index cũng đã vượt đỉnh cao nhất 9 năm qua (đạt 722,14 điểm) Thị trường cổ phiếu

đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gần 50%/năm trong 10 năm trở lại đây Điều này cho thấy, TTCK ngày càng có vai trò quan trọng và góp phần định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại theo thông lệ các thị trường phát triển, qua đó bảo đảm sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính Cùng với

đó, tính minh bạch của các công ty niêm yết đã được cải thiện đáng kể, trong

đó doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến quản trị công ty, phát triển bền vững TTCK cũng đã thể hiện được vai trò rất tốt trong công tác thúc đẩy quá trình

cổ phần hóa hiệu quả hơn

Năm 2017, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định và có mức phục hồi cao hơn trong năm 2016 Nền kinh tế trong nước với nhiều điều kiện thuận lợi như: Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng ở mức cao; làn sóng doanh nghiệp lên sàn mạnh mẽ; đà tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tích cực; lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý; tín dụng tăng trưởng tốt, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện là những động lực cho TTCK Việt Nam tăng trưởng và thu hút các nhà đầu tư

TTCK Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng lên mới nổi, đây sẽ là một bước thay đổi rất quan trọng về “chất” và vị thế thị trường Việt Nam Mục tiêu đặt

Trang 40

ra đối với TTCK Việt Nam đến năm 2020 là quy mô thị trường cổ phiếu sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 60% GDP TTCK Việt Nam sẽ khẳng định vững chắc hơn vai trò huy động, phân bổ vốn trong nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng; mặt khác sẽ là một công cụ để đầu tư, tích lũy tài sản của người dân

Cùng với các nội dung và giải pháp đồng bộ thực hiện tái cấu trúc TTCK Việt Nam trên 4 trụ cột: hàng hóa, tổ chức kinh doanh chứng khoán,

cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường thì việc chúng ta kiên trì, quyết liệt thực hiện minh bạch hóa TTCK sẽ là nhân tố mang tính quyết định Điều này đồng nghĩa với việc TTCK Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển lành mạnh, bền vững TTCK Việt Nam tiếp tục được khẳng định vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC PHẨM

2.2.1 G t ệu ngàn Dượ p ẩm và á o n ng ệp trong ngàn Dượ p ẩm

Dược phẩm Việt Nam vốn được xem là ngành tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro song cũng không thể phủ nhận rằng ngành Dược đang trên đà phát triển tốt và có nhiều tiềm năng phát triển

Điểm yếu lớn nhất của ngành Dược phẩm đó là khả năng sản xuất vẫn chưa bắt kịp được tiêu thụ Mặc dù số cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP đã lên tới hơn 130 doanh nghiệp nhưng sản lượng thuốc trong nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Theo VIRAC, nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế Chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém nên phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn

Ngày đăng: 01/10/2018, 20:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: cách tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: cách tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn
Tác giả: Đoàn Ngọc Phi Anh
Năm: 2010
[2] Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
[3] Trần Thị Hòa (2006), “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
Tác giả: Trần Thị Hòa
Năm: 2006
[4] Lưu Thị Hương,Vũ Duy Hào(2010), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương,Vũ Duy Hào
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[5] Josette Peyrard (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Josette Peyrard
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2005
[6] Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011), Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Đỗ Dương Thanh Ngọc
Năm: 2011
[7] Trần Đình Khôi Nguyên, Hoàng Tùng, Đoàn Ngọc Phi Anh, Phạm Hoài Hương (2007), Nguyên lý kế toán, Nxb Giáo dục Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán
Tác giả: Trần Đình Khôi Nguyên, Hoàng Tùng, Đoàn Ngọc Phi Anh, Phạm Hoài Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Đà Nẵng
Năm: 2007
[8] Nguyễn Thị Nguyên (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyên
Năm: 2014
[9] Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp bất động sản đang Sách, tạp chí
Tiêu đề: [9] Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp bất động sản đang
Tác giả: Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo
Năm: 2014
[10] Trương Đông Lộc & Trần Quốc Tuấn (2009), “Phân tích hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, trang 289 – 298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh”
Tác giả: Trương Đông Lộc & Trần Quốc Tuấn
Năm: 2009
[11] Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính , Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
[12] Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh II, Nxb Giáo dục Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh II
Tác giả: Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Đà Nẵng
Năm: 2001
[13] Trần Ngọc Thơ (2004), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
[14] Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên ( 2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế &Phát triển, Số 215 tháng 5/2015.T ếng An Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”
[15] Hu, Y., & Izumida, S. H. (2008), “Ownership Concentration and Corporate Performance: A Causal Analysis with Japanese Panel Data”, Corporate Governance: An International Review, vol. 16, no.4, pp.342-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ownership Concentration and Corporate Performance: A Causal Analysis with Japanese Panel Data”
Tác giả: Hu, Y., & Izumida, S. H
Năm: 2008
[16] Ming, TC & Gee (2008), “The influence of ownership structure on the corporate performance of Malaysian public listed companies”, ASEAN Economic Bulletin, vol.25, no.2, p.195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The influence of ownership structure on the corporate performance of Malaysian public listed companies”
Tác giả: Ming, TC & Gee
Năm: 2008
[18] Le & Buck, T (2011), “State ownership and listed firm performance: a universally negative governance relationship?”, Journal of Management & Governance, vol.15, no.2, pp 227-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “State ownership and listed firm performance: a universally negative governance relationship?”
Tác giả: Le & Buck, T
Năm: 2011
[19] Shah, Butt & Saeed (2011), “Ownership structure and performance of firm: Empirical evidence from an emerging market” , African Journal of Business Management, vol.5, no.2, pp.515-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ownership structure and performance of firm: Empirical evidence from an emerging market”
Tác giả: Shah, Butt & Saeed
Năm: 2011
[20] Tian, L & Estrin (2008), “Retained state shareholding in Chinese PLCs: Does government ownership always reduce corporate value?”, Journal of Comparative Economics, vol.36, no.1, pp.74-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Retained state shareholding in Chinese PLCs: "Does government ownership always reduce corporate value?”
Tác giả: Tian, L & Estrin
Năm: 2008
[21] Simerly,R. & Li, M. (2000), „Environmental dynamism, finalcial leverage and performance: A theoretical intergra-tion and an empirical test‟, Strategic Management Journal, 21, 1, pp.31-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: „Environmental dynamism, finalcial leverage and performance: A theoretical intergra-tion and an empirical test‟
Tác giả: Simerly,R. & Li, M
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w