- Về tài chính: Tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm nghiêm ngặt, giải quyết hợp lý các mối quan hệ tích lũy và tiêu thụ, khắc phục tình trạng chiếm
3.2.3 Nhóm giải pháp hiệu quả tài chính
3.2.3.1 Công tác quản lý hàng tồn kho
Như phân tích ở trên, hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá cao trong vốn lưu động, đây là một thành phần quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho hết sức cần thiết. Hàng tồn kho ở công ty cổ phần may Hòa Thọ Quảng Nam thường bao gồm: nguyên vật liệu (vải vóc, nẹp, chỉ...), thành phẩm (áo quần, sợi, ...) và các sản phẩm dở dang. Hàng tồn kho có hai mặt của nó:
Mặt tích cực:
Giúp công ty chủ động trong dự trữ và sản xuất. Giúp cho quá trình sản xuất được điều hòa và liên tục.
Giúp chủ động trong hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm Mặt tiêu cực:
Làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho như: chi phí cơ hội, chi phí kho bãi, chi phí bảo quản.
Việc tích trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây nên các vấn đề về hao hụt, mất mát, đặc biệt là làm chậm luân chuyển vốn lưu động của công ty.
Vậy nên, việc duy trì một lượng tồn kho thế nào là phù hợp và tối ưu là công việc mà các nhà quản trị công ty luôn phải chú trọng.
a. Đối với nguyên vật liệu
Tại công ty các đơn hàng phải sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật và quy trình sản xuất trong ngành may, sợi. Phòng kế hoạch căn cứ vào các đơn hàng của từng khách hàng và các định mức kinh tế xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ. Đối với nguyên liệu chính việc dựa vào định mức đáp ứng khá chính xác nhu cầu dự trữ, nhưng với vật liệu phụ và bao bì các quyết định tồn trữ chưa chính xác. Có nhiều loại dự trữ nhiều, không còn phù hợp dẫn đến phải thanh lý trong đó chủ yếu kho
nguyên vật liệu phụ ngành may. Công ty nên cân nhắc kỹ hơn các quyết định tồn trữ đối với nguyên liệu và phụ liệu ngành may và vật tư sợi. Nếu xét thấy các định mức này không còn phù hợp nữa thì nên xây dựng lại định mức dự trữ hợp lý hơn để có mức đặt hàng tối ưu. Ngoài ra, nguyên vật liệu của công ty hầu hết được nhập từ nước ngoài nên chi phí cho mỗi lần đặt hàng là khá lớn và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng là khá dài so với đặt hàng trong nước. Vì vậy quyết định cho mỗi lần đặt hàng với số lượng đặt hàng là bao nhiêu để đảm bảo các chi phí liên quan đến hàng tồn kho là thấp nhất.
b. Đối với thành phẩm
Công ty may Hòa Thọ Quảng Nam là công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc sản xuất cần phải tuân theo qui cách mẫu mã nhất định mà khách hàng đã giao. Công ty cần có một bộ phận theo dõi giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo hàng sản xuất đúng kỹ thuật, giảm thiểu những trường hợp hàng bán đi bị trả lại làm tăng thành phẩm không bán được, tăng chi phí tồn trữ. Để giảm lượng thành phẩm tồn kho, ngoài việc thực hiện các đơn đặt hàng đã được ký kết trước, công ty cần có chính sách dự trữ hợp lý thông qua dự đoán chính xác nhu cầu về sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Ngoài ra, cần hoàn thiện cấu trúc, kiểu dáng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
c. Đối với sản phẩm dở dang
Trong thời gian đến để nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho, ở mỗi kỳ sản xuất phải xác định chính xác và cân đối giá trị của các khâu sản xuất để làm cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả tránh tình trạng ứ đọng làm hàng tồn kho quay chậm hơn, hay thiếu hụt làm gián đoạn, sản xuất.
d. Nâng cao chất lượng tại khâu bảo quản nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là vải, sợi, chỉ …, đây là là những loại nguyên vật liệu dễ bị hư hỏng, giảm chất lượng do hút ẩm, nấm mốc, mối mọt, …do đó sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần quan tâm đến công tác bảo quản nguyên vật liệu cho sản xuất bằng cách:
Trước khi tiến hành mua nguyên vật liệu công ty cần phải lập kế hoạch cho hoạt động mua hàng phù hợp với nhu cầu cần thiết cho sản xuất. Phải lựa chọn nhà cung ứng để không bị thiếu khi cần thiết.
Những vật tư, hàng hóa tồn đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Nâng cấp, xây dựng nhà kho chứa phải thông thoáng, lắp đặt thiết bị hút ẩm, chống mối mọt, tăng cường công tác kiểm tra để giải quyết kịp thời những hư hại có thể xảy ra.
3.2.3.2 Công tác quản lý các khoản phải thu
a. Chính sách tín dụng
Trên thực tế nghiên cứu ta thấy khoản phải thu của công ty tăng qua các năm và cao nhất là năm 2011 và chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Song với nền kinh tế hiện nay thì không thể không bán chịu. Trong thời gian tới công ty mở rộng quy mô hoạt động, để tăng doanh thu thì các khoản phải thu cũng tăng. Các khoản phải thu có tác động mạnh đến các chỉ tiêu sinh lợi, do đó các nhà quản lý của công ty cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó đi đến quyết định có nên cung cấp tín dụng thương mại hay thu hẹp tín dụng thương mại. Việc một công ty có chính sách tín dụng như thế nào là một vấn đề cần đắn đo cân nhắc vì nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, vòng quay khoản phải thu giảm, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều và còn có nguy cơ phát sinh những khoản nợ khó đòi. Nhưng nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ khác do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Tiêu chuẩn cấp tín dụng
Công ty cần xây dựng hệ thống các nguyên tắc để đánh giá tiêu chuẩn tín dụng của từng nhóm khách hàng. Theo nguyên tắc này, những khách hàng nào có sức mạnh về tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn tín dụng mà doanh nghiệp đặt ra thì sẽ bị từ chối hoặc hạn chế trong quan hệ tín dụng. Có một số cách đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như:
Công ty cần thu thập thông tin để đánh giá tài chính và uy tín, vị thế tín dụng của khách hàng nhằm ra quyết chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng và nếu chấp nhận thì thời hạn là bao lâu...
Nếu có thể, ta cố gắng thu thập các báo cáo tài chính của khách hàng sau đó phân tích xem tình hình hoạt động, khả năng thanh toán của khách hàng như thế nào.
Đánh giá các lần mua chịu trước đó của khách hàng để xem quá trình trả nợ của khách hàng, trả nợ nhanh hay chậm và nhanh thì nhanh đến mức nào.
Đặc biệt đối với khách hàng nước ngoài, ta cần quan tâm đến nền kinh tế của quốc gia mà khách hàng đó đang hoạt động, nền kinh tế đó suy thoái hay phát triển, có lạm phát hay không, tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ cho công ty.
Chiết khấu thanh toán
Chính sách chiết khấu thanh toán được thực hiện nhằm mục đích khuyến khích khoản phải thu. Đó là lợi nhuận tiềm tàng bị mất khi vốn nằm trong khoản phải thu thay vì đưa vào kinh doanh.
Về phía công ty, cơ sở của việc đưa ra mức chiết khấu là chi phí chiết khấu phải nhỏ hơn lợi ích công ty thu được nếu áp dụng chính sách chiết khấu. Công ty áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng với tỷ lệ phù hợp (nhỏ hơn X% nợ phải thu) thì không những làm giảm kỳ thu nợ xuống mà còn có lợi từ chi phí cơ hội vốn.
Đồng thời với chính sách chiết khấu công ty cần công bố thông báo về chính
sách tín dụng và chính sách chiết khấu cho khách hàng cùng biết như thỏa thuận trên hợp đồng, gửi thư, gọi điện, đồng thời giải thích những mặt lợi cho khách hàng hiểu. Ngoài ra, công ty nên có những quy định về việc khách hàng không trả nợ đúng hạn cho công ty như phải chịu một khoản chi phí nào đó do trả nợ trể và yêu cầu khách hàng trả nợ trước khi thực hiện hợp đồng mua bán mới để đảm bảo các khoản nợ không bị chồng chất, ứ đọng.
b. Công tác thu nợ
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.
Đối với mỗi khách hàng đều thống kê, ghi chép thời hạn thanh toán của họ, trên cơ sở đó sẽ lên kế hoạch các khoản phải thu bằng cách lập lịch thu tiền. Các khoản phải thu được phân loại theo thời gian thanh toán. Hiện nay, công ty chưa mở sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo thời gian thanh toán. Để quản lý tốt công nợ phải thu công ty nên tổ chức lập một hệ thống sổ sách có đầy đủ thông tin về chủ nợ, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán…, lịch thu tiền. Với hệ thống sổ sách này công ty sẽ dễ dàng nhìn thấy được các khoản nợ đã quá hạn sau đó lên kế hoạch như:
+ Đối với khách hàng nợ quá hạn hơn 10 ngày công ty cần gửi thư đến nhắc nhở khách hàng khoản nợ đã quá hạn.
+ Đối với hoá đơn lớn hơn 2 tháng: trực tiếp làm việc với khách hàng đó nhắc lại các điều kiện ràng buộc giữa hai bên, quyền và nghĩa vụ của khách hàng trên hợp đồng kinh tế, yêu cầu họ nhanh chóng trả nợ.
Ta có thể thiết kế sổ sách theo dõi các khoản nợ của từng khách hàng như sau: Xây dựng chính sách thanh toán từng thời kỳ giao hàng tương ứng nhằm mục đích chia nhỏ các khoản phải trả của khách hàng.
Lập các phân tích tuổi nợ để xác định sớm những khoản phải thu có vấn đề và hành động thích hợp nhằm bảo vệ doanh thu.
Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài ra, đối với một số khách hàng đặc biệt là với khách hàng nước ngoài nên việc thu nợ của các khách hàng này có nhiều khó khăn và rủi ro cao nhưng công ty vẫn chưa có giải pháp để hạn chế. Vì vậy, công ty nên giảm thiểu rủi ro không thu được nợ bằng các biện pháp như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoặc bao thanh toán. 3.2.3.3 Công tác huy động vốn
Việc tìm kiếm nguồn tài trợ, công ty nên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: vay Quỹ hỗ trợ phát triển, vay ngân hàng thương mại, vay vốn của cán bộ công nhân viên, vốn tiết kiệm của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty và tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị hiện có nhằm giảm các hao phí về nguyên nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lập kế hoạch tài chính, cân đối chặt chẽ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của công ty, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi bằng các giải pháp mà ngân hàng cho phép.
Ngoài nguồn vốn vay cần xem xét đến chính sách của người bán, công ty nên tìm kiếm những nhà cung ứng có thời hạn tín dụng dài, giá cả hợp lý, ổn định. Thiết lập mối quan hệ tin cậy lâu dài với nhà cung ứng để có được những ưu đãi từ nhà cung ứng và có được nguồn hàng tin cậy, ổn định.