Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may hòa thọ quảng nam (Trang 50)

- Về tài chính: Tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm nghiêm ngặt, giải quyết hợp lý các mối quan hệ tích lũy và tiêu thụ, khắc phục tình trạng chiếm

3.2.4 Một số giải pháp khác

3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Hơn nữa đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Công ty cần tránh trường hợp máy móc phải ngừng việc do thời gian sửa chửa quá lâu hoặc do thiếu nguyên vật liệu... làm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực của máy móc. Khi muốn tăng năng suất, công ty cần xem xét xem đã tận dụng hết công suất của máy móc hiện có chưa trước khi đưa ra quyết định mua sắm mới TSCĐ. Như vậy, lên lế hoạch đầu tư TSCĐ là hết sức cần thiết cho hoạt động của công ty.

Công ty nên hợp tác với các phía đối tác nước ngoài trong việc ký kết, chuyển giao, mua các loại máy móc hiện đại, phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất của công ty. Đồng thời, nghiên cứu, cải tiến của các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đưa hệ thống sản xuất ngày càng hiện đại, nâng cao hiệu suất hoạt động.

Qua mỗi kỳ công ty nên tiến hành đánh giá lại toàn bộ TSCĐ để xác định việc trích khấu hao cho chính xác. Hơn nữa, để tránh việc mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính công ty nên phân cấp quản lý chặt chẽ đến từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật chất cho từng nhân viên.

Cho đến nay, hầu như việc đầu tư TSCĐ là sử dụng nguồn vốn vay mà chủ yếu là vay từ các ngân hàng thương mại, các đối tác mà chưa quan tâm nhiều đến vay từ cán bộ công nhân viên và hoạt động thuê tài sản là một hình thức có nhiều ưu điểm như công ty có thể giải quyết một phần những khó khăn về vốn đồng thời không phải chịu những hao mòn vô hình và có được những công nghệ phù hợp cho từng thời kỳ...

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của TSCĐ thì công ty cần chú trọng chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành

cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Hơn nữa, cán bộ kỹ thuật cũng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.

3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Ban giám đốc công ty cần phải kết hợp việc lập chiến lược kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp với chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

Vì quản trị nguồn nhân lực là một việc làm mang tính chất lâu dài nên xí nghiệp cần có kế hoạch để hoạch định nguồn nhân lực cho công ty trong một thời gian dài theo xu hướng hoạt động và phát triển trong tương lai chứ không đơn thuần sử dụng dựa trên số lượng đơn đặt hàng hàng năm hay hàng tháng của công ty.

Vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên cần phải quan tâm cả chiều sâu về kỹ năng và tri thức, nghĩa là công ty nên kết hợp với các trường dạy nghề để cùng phối hợp cho công nhân đi học và thi nâng cao tay nghề. Có như vậy chất lượng về thi nâng bậc cho công nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hơn.

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của công ty là nữ nên công ty phải luôn đặt tâm lý người lao động lên hàng đầu trong công tác phân công lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể khi có điều kiện nhằm động viên tinh thần lao động, tạo ra không khí làm việc tốt sẽ làm cho người lao động hăng say làm việc hơn, năng suất lao động cũng được nâng cao.

Công ty nên đánh giá việc khen thưởng của cán bộ công nhân viên một cách thường xuyên hơn, để kịp thời động viên, khuyến khích họ để họ tích cực hơn khi làm việc và gắn bó vói công ty hơn.

Cần phải sử dụng giải pháp phạt đối với những người nghỉ không có lý do, phải có chính sách quản lý lao động nghiêm hơn như khiển trách, giảm bớt tiền lương,... để giảm bớt số ngày nghỉ này, từ đó nâng cao năng suất lao động của công ty.

Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện thường xuyên việc đánh giá lại chất lượng lao động và thành phần lao động của công ty bằng cách lập ra những bản câu hỏi hay tổ chức cuộc thi mang tính chất tìm hiểu về chất lượng lao động hiện thời của công ty. Từ đó, công ty sẽ đánh giá chính xác hơn về nhu cầu công việc và khả năng làm việc của từng người lao động để có quyết định tuyển dụng hoặc bố trí lao động cho thích hợp hơn, đồng thời việc làm này sẽ phát hiện những tài năng lao động của công ty.

3.2.3.3 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, khách hàng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng

cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:  Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng.

 Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, có độ chính xác cao đảm bảo thành phẩm ít bị lỗi, có mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn.

 Nguyên vật liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất.

 Xây dựng các quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học, hiện đại để sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn khách hàng đặt ra.

 Các bao bì sử dụng được đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn. Hạn chế sản xuất các hàng bị lỗi, kiểm định hàng trước khi bán, bảo đảm hàng hóa đến tay khách hàng đạt tiêu chuẩn nhất.

3.2.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban quản lý

a. Xây dựng phòng Marketing

Có thể trong năm tới công ty nên xây dựng phòng marketing với đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, linh hoạt, am hiểu thị trường. Từ đó, công ty có thể khai thác, tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường, có kế hoạch mở rộng thị trường nghiên cứu nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, qua đó nắm bắt được thông tin giá cả thị trường để đưa ra những chính sách giá cả linh hoạt cho từng thời điểm và cho từng sản phẩm.

Trong thêi gian tíi, c«ng ty nªn thµnh lËp thªm phßng Marketing víi mét c¬ cÊu nh sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu phòng Marketing

• Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường truyền thống: mục đích giữ vững và đi sâu vào thị trường quen thuộc.

• Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường mới: mục đích phát hiện, phát triển và mở rộng thị trường cho công ty. Bộ phận này nghiên cứu về nhu cầu, sở thích, qui mô và cách xâm nhập thị trường mới.

Phòng Marketing

Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường

mới Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường chung Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường truyền thống

• Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường chung: chuyên tổng hợp những kết luận cụ thể cho từng khu vực quen thuộc.

b. Xây dựng hệ thống thông tin kịp thời, hiệu quả

Để có giải pháp cho những thách thức của môi trường về thông tin với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước sự biến động nhanh chóng của thị trường hiện nay, công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin trong và ngoài công ty đảm bảo thông suốt. Đặc biệt, thông tin nội bộ phải được kết nối khắp các phòng ban, phân xưởng thuộc công ty.

Hệ thống thông tin này rất quan trọng, nó gắn liền các phòng ban với các bộ phận sản xuất kinh doanh giúp ban giám đốc biết tình trạng sản xuất của công ty một cách nhanh nhất, chính xác nhất để từ đó đẩy nhanh quá trình sản xuất…Bên cạnh đó, thông tin từ môi trường bên ngoài cũng được duy trì và phát triển mạnh hơn. Những thông tin này bao gồm thông tin về đối thủ cạnh tranh, biến động thị trường, nhu cầu khách hàng, tiến bộ khoa học kỹ thuật…Chúng phải được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong công ty xử lý tình huống kinh doanh cũng như vạch ra chiến lược phát triển công ty.

3.2.3.5 Tăng cường liên kết kinh tế

Công ty Cổ phần may Hòa Thọ Quảng Nam còn tồn tại nhiều hạn chế về vốn, khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu hằng năm phải nhập khẩu số lượng lớn làm cho giá thành tăng. Do vậy việc tăng cường liên kết sẽ giúp công ty khai thác được những lợi thế của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu.

Việc tăng cường liên kết có thể được thực hiện theo những hướng sau:

 Tăng cường liên kết với những công ty nước ngoài, những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu. Việc liên kết này tạo được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và công ty có thể chủ động ở khâu nguyên vật liệu. Công ty cũng cần liên kết với các công ty may nước ngoài để tiếp thu công nghệ của các nước phát triển.

 Liên kết với các doanh nghiệp trong nước, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, những doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên vật liệu mà công ty có thể khai thác được nhằm giảm bớt chi phí nguyên vật liệu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển.

 Công ty cần thực hiện một số chính sách Marketing cho người bán, đặt mối quan hệ và chữ tín lên hàng đầu. Cố gắng hết sức trong việc thanh toán cho những đối tác mà công ty cần có sự liên kết, sẵn sàng giúp đỡ các đối tác trong phạm vi có thể.

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác có vai trò to lớn trong mục tiêu mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhưng công ty cũng cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác liên kết để hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may hòa thọ quảng nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w