BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ MINH HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH BỤI PHỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ MINH HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH BỤI PHỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ MINH HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH BỤI PHỔI
Chuyên ngành : Nội khoa
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phan Thu Phương
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôixin trân trọng cảm ơn Bangiám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, bộ môn Nội tổng hợp, các thầy giáo, côgiáo, cán bộ trường Đại học Y Hà Nội, tập thể các bác sĩ Trung tâm Hô hấpBệnh viện Bạch Mai đã chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới PGS.TS Phan Thu Phương – Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp –
Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y HàNội, là người đã tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, bác sỹ trong khoa Bệnh phổi nghềnghiệp, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phổi trung ương đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhậnđược sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và những người thân.Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2018
Học viên
Lê Minh Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luậnvăn là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trìnhkhoa học nào khác Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2018
Học viên
Lê Minh Huyền
Trang 5CHỮ VIẾT TẮT
DLCO : Khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch
FEV1 : Thể tích thở tối đa giây
FEV1/FVC : Chỉ số Gaensler
ILO : Tổ chức lao động Quốc tế
NIOSH : Viện Quốc Gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OSHA : Tổ chức An toàn lao động và Quản lý y tế
RLTK : Rối loạn không khí
TLC : Dung tích phổi toàn phần
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang 7Trang
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bụi phổi là một bệnh nghề nghiệp chỉ tình trạng rối loạn bệnh lý dophản ứng không ác tính của phổi với các bụi công nghiệp Bệnh phổi nghềnghiệp bao gồm: bụi phổi silic, bụi phổi than, bụi phổi bông, bụi phổi amiăng,bụi phổi talc, bệnh viêm phế quản nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp vàbệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp, là những bệnh phổ biến trong 34bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta [1] Theo tác giả KhúcXuyền, tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợptrong đó bệnh bụi phổi- silic chiếm tới 74,4% [2]
Bệnh bụi phổi là bệnh tổn thương xơ dạng nốt ở phổi do hít phải bụi vô
cơ có chứa silic, bụi than, bụi bông, bụi amiăng, bụi hữu cơ hay hóa chất kíchthích, trong khoảng thời gian dài Những ngành nghề tiếp xúc với vật liệu cótính chất phân tán thành từng hạt nhỏ như khai thác đá, chế tạo vật liệu xâydựng, công ty may mặc đều có khả năng gây bệnh bụi phổi Bệnh bụi phổisilic là một bệnh được phát hiện sớm nhất và được công nhận là một bệnhnghề nghiệp ở nước ta từ năm 1976 Đến năm 2014 lần lượt các bệnh phổinghề nghiệp khác cũng được Bộ y tế bổ sung vào danh sách các bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm [3], [4]
Bệnh bụi phổi đã được công nhận trong nhiều thế kỷ, tỷ lệ của bệnh tănglên rõ rệt với sự ra đời của các ngành khai thác Tại các nước trên thế giới,bệnh này cũng là một vấn đề được các nhà khoa học quan tâm Ở Mỹ, bệnhbụi phổi than ở các thợ mỏ giảm từ 11,2% trong giai đoạn 1970-1994 xuống2% trong giai đoạn 1995-1999 và bất ngờ tăng nhanh trong thập kỷ qua [5]
Ở Việt Nam, số liệu ghi nhận trong năm 2009 có 26709 trường hợp bệnh nghềnghiệp được phát hiện thì có tới 75% là bệnh bụi phổi silic, cao hơn hẳn sovới vị trí thứ 2 là bệnh điếc nghề nghiệp 15,3% [6]
Trang 10Bệnh bụi phổi không chữa khỏi hẳn được vì khi đã hình thành bệnh sẽtiến triển qua thời gian gây hiện tượng xơ hóa phổi không hồi phục Trên nềnbệnh bụi phổi người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêmphổi và ung thư phổi đặc biệt nếu người bệnh có hút thuốc lá Trong đó laophổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là biến chứng hay gặp nhất.Gần đây, người ta đã chứng minh vi khuẩn lao phát triển và tăng sinh mạnhhơn ở các đại thực bào đã nuốt các hạt bụi so với các đại thực bào chưa ănbụi Suy hô hấp cũng là một biến chứng thường gặp do tổn thương phổi rộnggây xơ hóa và khí phế thũng, thường kèm theo tâm phế mạn do huyết áp cao
ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy lưới mao mạch và sự co thắt cácmao quản phổi do giảm oxy máu Do những hậu quả nặng nề trên, chúng tacần tìm ra hướng điều trị thích hợp, dự phòng các biến chứng và phục hồichức năng nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngườibệnh [7]
Để tìm hiểu thêm về đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh bụi
phổi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi” nhằm các
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về bệnh bụi phổi.
1.1.1 Khái niệm bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệphoặc liên quan tới nghề nghiệp, là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hạicủa nghề nghiệp tác động tới người lao động Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính.Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng Bệnh nghềnghiệp có thể phòng tránh được [7]
1.1.2 Định nghĩa bệnh bụi phổi.
Bệnh bụi phổi theo định nghĩa của ILO (Tổ chức Lao động thế giới) năm
1971 là “Bệnh gây nên do sự tích tụ các hạt bụi trong phổi và các phản ứngcủa nhu mô phổi đối với sự xâm nhập đó” [8] Tuy nhiên chúng ta cần phânbiệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp Yếu tố quyết định để phânbiệt hai bệnh này là nguyên nhân phơi nhiễm, bệnh bụi phổi trong môi trườngdân cư do sự nhạy cảm của cá nhân thì không được coi là bệnh bụi phổi nghềnghiệp Bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải do các yếu tố tác hại nghề nghiệp vớicác chỉ số vượt quá tiêu chuẩn cho phép tại môi trường lao động, việc nàyphải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nướccấp phép
Bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp rất lâu đời vẫn còn có sức tànphá hết sức ghê gớm: hàng năm trên thế giới có hàng ngàn người tử vong vìbệnh này
Bệnh bụi phổi silic đã được biết đến từ những năm 400-300 trước côngnguyên, Hypocrates đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớmbởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là ‘‘cơn khó thở của ngững người thợ
Trang 12mỏ” Ngày nay ta biết đó là bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp quantrọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp Đây là trạng thái bệnh lý dohít phải bụi có chứa nhiều bioxit silic tự do (SiO2) Đặc trưng của bệnh là sự
xơ hóa lan tràn tổ chức phổi và hạt xơ kích thước khác nhau ở hai phổi [9] Vềlâm sàng có nhiều triệu chứng như: đau tức ngực, ho và khó thở Các xétnghiệm cận lâm sàng có thể thấy rõ những tổn thương (X-quang), đặc biệt suygiảm chức năng hô hấp, trao đổi khí ở phổi và tế bào bị ảnh hưởng [10]
Trước kia bệnh này còn khó phát hiện, dễ nhầm với nhiều bệnh nhất làviêm phế quản và bệnh lao phổi Những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ về X-quang cùng với các kỹ thuật cận lâm sàng khác và sự phát hiện ngày càng có
hệ thống đã cho phép chẩn đoán bệnh bụi phổi silic một cách dễ dàng hơn.Bệnh bụi phổi silic khiến nhiều thầy thuốc phải quan tâm nghiên cứu vì đây làmột bệnh nặng, hoàn toàn do nghề nghiệp và đặc biệt nó là bệnh phổ biến và
có xu hướng phát triển mạnh trên toàn thế giới hiện nay
Mỗi năm ở Châu Âu người ta phát hiện được hàng nghìn trường hợpbệnh bụi phổi silic mới Một nghiên cứu ở Pháp từ năm 1964 đến 1968 chỉriêng ngành mỏ đã có 26.905 trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic [5] Ở NhậtBản có 8.613 người mắc, ở Anh có 1.938 người mắc một năm Ở các nướcđang phát triển tỷ lệ hơn 20% số người được khám trong đối tượng có nguy
Trang 13vùng mỏ Quảng Ninh và khu vực Thái Nguyên mỗi năm cũng có 300 đến 500trường hợp bệnh mới được phát hiện và được giám định khả năng lao động,con số này còn ít hơn nhiều so vơi thực tế, song nó đã chiếm hơn 80% cáctrường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp mỗi năm [6].
Tổn thương giải phẫu của bệnh bụi phổi rất đa dạng nhưng nhìn chungthường gặp nhất là các dạng tổn thương sau:
- Phản ứng xơ hóa
- Khí thũng quanh ổ
- Biến đổi động mạch
- Biến đổi phế quản nhỏ thứ phát
Các loại bụi gây bệnh bụi phổi:
- Bụi silic gây bệnh bụi phổi- silic (Silicosis)
- Bụi amiăng gây bệnh bụi phổi – amiăng (Asbestosis)
- Bụi xi măng
- Bụi than gây bệnh bụi phổi- than (Anthracosis)
- Bụi sắt gây bệnh bụi phổi- sắt (Siderosis)
- Bụi bông gây bệnh bụi phổi- bông (Byssinosis)
Các ngành nghề có tiếp xúc với bụi thường xuyên sẽ có nguy cơ mắcbệnh bụi phổi cao hơn như:
- Khai thác mỏ và khai thác đá 38,7%
- Sản xuất vật liệu xây dựng 30,3%
- Đúc, luyện kim và cơ khí 15,8%
- Giao thông và đóng tàu 9,6%
Trang 14Tác nhân gây bệnh bụi phổi được gọi chung là bụi, đây là một tập hợpcác chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí dướidạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói mù, bụi bay có kíchthước từ 0,001 µm đến 10 µm bao gồm tro, muội khói và những hạt chất rắn
đã nghiền nhỏ chuyển động hỗn loạn hoặc rơi xuống đất theo định luậtStokes Loại bụi này hay gây tổn thương cho cơ quan hô hấp Bụi lắng có kíchthước lớn hơn 10 µm, rơi xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăngdần, loại bụi này thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng
Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 µm có tác dụng độc hại rõ rệt đốivới đại thực bào Những đại thực bào này bị tan rã sau khi đã ăn những phần
tử bụi Sự tiêu hủy đại thực bào với thạch anh là do sự tạo thành những mốiliên kết hydro giữa các nhóm SiOH thấy ở trên bề mặt thạch anh và nhữngphần tử nhận hydro (oxy, nitơ, lưu huỳnh) nằm trong cấu trúc lipoprotein củamàng tế bào, do đó có tổn thương của màng Những tổn thương xảy ra khinhững phân tử thạch anh tiếp xúc với màng ngoài của tế bào, nhưng nhữngtổn thương còn nặng hơn nhiều ở trong tiêu thể chứa những phần tử bụi bịthực bào Thực vậy, những tổn thương của màng làm cho những men thủyphân chứa trong tiêu thể (lysosomes) thoát ra và khuếch tán trong tương bào
và màng tế bào gây nên sự tự tiêu của đại thực bào
Trang 15Sự tiêu hủy đại thực bào dưới tác dụng của thạch anh gây nên một loạtcác phản ứng sinh học tạo nên những tổn thương thể hạt đặc trưng cho bệnhsilicose Những đại thực bào bị tổn thương hoặc bị tan rã giải phóng ra "mộtyếu tố xơ hóa" gây ra sự tăng sinh các xơ bào kèm theo sự tạo thành các keo
xơ, đồng thời thấy xuất hiện những đại thực bào khác hoặc từ các bạch cầuđơn nhân của máu lưu động tới, hoặc từ các mô bào của tổ chức tới Khi đạithực bào ăn hạt bụi, tuổi thọ của nó cũng giảm rất nhiều so với bình thường
Sự tan rã đại thực bào gây nên hai quá trình chính:
- Giải phóng một chất gọi là yếu tố sinh xơ, kích thích hoạt động của nguyên
xơ bào và tạo thành xơ keo
- Giải phóng các kháng nguyên bị thực bào từ trước, có thể có kháng nguyên tự
có (autoantigene)
Khi bụi xuất hiện trong nhu mô phổi thì một mặt người ta thấy có tăngcấu tạo keo dưới tác dụng của nguyên bào sợi bị kích thích, mặt khác thấyxuất hiện những tương bào và sản sinh ra kháng thể, những kháng thể này bịkết tủa cùng với những kháng nguyên của chúng ở trên những sợi keo Quaxét nghiệm tổ chức học, những phức hợp kết tủa kháng nguyên và kháng thểđược biểu hiện dưới dạng một chất ái toan vô định hình cho tổ chức liên kếttân tạo
Sự có mặt của gamaglobulin đóng một vai trò kháng thể trong hạt silicose
có thể được phát hiện bằng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang Nếu người ta nhuộmmẫu cắt tổ chức học bằng một kháng thể huỳnh quang chống gamaglobulin củangười thì ở tất cả các điểm thấy xuất hiện một huỳnh quang mạnh
Kết quả nghiên cứu giải phẫu, những tổn thương silic phổi cho thấy nó
có đặc trưng có thể phân biệt rõ bệnh silicose với các thể khác của xơ hóaphổi có tính chất xơ kẽ và lan tỏa như bệnh asbestose Những hạt silic thườngtập trung ở vùng chung quanh phế quản và mạch máu
Trang 16Hình dạng tổ chức học của silic thường gặp có hình tròn Ở trung tâmgồm có những bó xơ trong được sắp xếp hướng tâm hoặc có hình cuộn len.Đôi khi một phần hòa lẫn với các sợi xơ với nhau thành một khối thống nhất,chung quanh được bao bọc bằng một quầng tế bào.
Thường có hai hay nhiều hạt dính vào nhau để tạo thành những khốitròn nhỏ có đường kính từ vài milimet trở lên Trong những trường hợp nặnghơn, có nhiều hạt kết hợp lại với nhau và được nằm trong những khối trongsuốt lớn Bệnh silicose lúc đó đã là giai đoạn có biến chứng
Phần nhu mô phổi nằm ở giữa những hạt chồng lên nhau hoặc là nhữngkhối “silic” thường là nơi phế nang bị giãn nặng gây ra khó thở, mà chính rabệnh chưa nặng lắm Giãn phế nang ở xung quanh chỗ bị hoại tử thường là do
sự tắc nghẽn từng phần của các tiểu phế quản hoặc là do tính đàn hồi khác nhaugiữa nhu mô bình thường và những tổn thương xơ hóa của bệnh silicose Trongbệnh silicose nặng, đa số hoặc toàn bộ các thùy của phổi trở thành một khốicứng chắc và không đàn hồi Giãn phế nang ngày càng lan rộng đến nhữngvùng phổi lành Như vậy là có sự bù trừ cần thiết đối với vùng phổi còn đàn hồi
bị co giãn quá mức để bù vào vùng phổi bị xơ hóa hoặc xơ hóa khối
1.1.4 Dịch tễ học.
Một số dịch bệnh bụi phổi đã được báo cáo từ một số quốc gia, trong đó
có Hoa Kỳ Dịch bệnh bụi phổi silic xảy ra trong năm 1930-1931, trong khixây dựng đường hầm cầu Gauley ở Tây Virginia, ước tính hơn 400 trong số
2000 người đàn ông khoan đá chết vì bụi phổi silic, và gần như tất cả nhữngngười sống sót đều được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic [12] Gần đâyhơn, vào năm 1996, bệnh bụi phổi silic đã được phát hiện ở 60 người trong số
1072 công nhân của một nhà máy ô tô Nguy cơ phát triển căn bệnh này tănglên khi số năm tiếp xúc tăng lên Tuy nhiên trong 4 thập kỷ qua, số lượngngười chết vì bệnh bụi phổi silic ở Mỹ đã giảm đáng kể do cơ sở vật chất,
Trang 17trang thiết bị bảo hộ cho người lao động đã được cải thiện, tuy nhiên khả năngsống sau 65 tuổi của người bệnh vẫn rất mong manh [13] Năm 1968, cứ mộttriệu dân thì có 12 người chết vì bệnh bụi phổi silic; trong năm 1991, con sốnày giảm còn xấp xỉ 2 người trên một triệu dân, tuy nhiên những năm gần đâylại có xu hướng gia tăng [14] Các trường hợp tử vong được báo cáo giai đoạn
1968 – 1998 cũng phản ánh sự giảm các trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic.Tuy nhiên, thông tin thu được từ báo cáo có thể thấp hơn tỷ lệ mắc thực củabệnh này trong dân số Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Thị Hằng trêncông nhân sản xuất vật liệu xây dựng, cứ 10.000 người có nguy cơ mắc bệnhtrong 1 năm thì sẽ có 5 người mắc bệnh bụi phổi silic [15]
Bệnh bụi phổi sẽ gây ra một loạt các rối loạn, từ đó kéo theo các bệnhkhác Khi bệnh tiến triển sẽ làm hạn chế luồng khí lưu thông, biểu hiện bằngkhó thở và ho Cuối cùng bệnh nhân bị rối loạn thông khí và tiến triển thànhsuy hô hấp Tỷ lệ mắc bệnh mycobacteria cũng được báo cáo ở những bệnhnhân bụi phổi silic [16] Điều kiện sống của người lao động, tập trung đôngngười kèm theo suy giảm chức năng của đại thực bào do bụi silic được dựđoán làm tăng tỉ lệ mắc lao của người bệnh [17], [18]
1.1.5 Các yếu tố liên quan.
- Chủng tộc
- Giới tính: bệnh bụi phổi chủ yếu gặp ở nam giới, phản ánh tính chất nghềnghiệp và các ngành nghề có yếu tố nguy cơ
- Tuổi tác
- Tiền sử nghề nghiệp: thâm niên nghề nghiệp, tính chất tiếp xúc cũng như bất
kỳ thiết bị bảo hộ lao động nào được sử dụng
Trang 181.1.6 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân.
Bệnh bụi phổi có thể diễn biến cấp tính sau một khoảng thời gian ngắntiếp xúc với bụi hay diễn biến mạn tính sau nhiều năm tiếp xúc và có thể cóhoặc không có triệu chứng (được phát hiện dựa trên X-quang tim phổi), cáctriệu chứng không điển hình, đôi khi chỉ gặp khó thở nhẹ hoặc ho như trongcác bệnh về đường hô hấp khác Tuy nhiên, có thể khái quát các triệu chứngthường gặp ở bệnh nhân như sau:
1.1.6.1 Triệu chứng cơ năng.
- Khó thở gắng sức: đầu tiên là khó thở khi gắng sức sau đó khó thở cả khi nghỉngơi Khó thở khi gắng sức là triệu chứng cơ bản và mang tính chất đặc hiệucủa bệnh, có thể là do xơ hóa phổi hoặc khí phế thũng Tuy nhiên khó thởthường xuyên xuất hiện và ngày càng tăng lên có thể báo hiệu 1 biến chứngnhư lao phổi, COPD, hoặc xơ hóa mảng tiến triển
- Ho và khạc đờm: trong bệnh bụi phổi, triệu chứng này cũng thường gặp, hậu quảcủa viêm phế quản mạn tính do tiếp xúc với bụi nghề nghiệp triệu chứng nàycòn có yếu tố thuận lợi là người bệnh hút thuốc lá hoặc thuốc lào Khái huyếthiếm gặp, thường liên quan đến biến chứng như lao hay u phổi
- Đau ngực: triệu chứng này cũng hay gặp và hay đau ở vùng đáy phổi
1.1.6.3 Triệu chứng toàn thân:
Mệt mỏi, khó chịu, sút cân, ở thể cấp tính có thể có sốt
Tuy nhiên rất khó xác định khi nào bệnh nhân bắt đầu bị bệnh vì ở giaiđoạn sớm triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, khám phổi vẫn bình
Trang 19thường Đến khi bệnh tiến triển hay khi có các biến chứng xuất hiện thì cáctriệu chứng lâm sàng sẽ rõ ràng hơn.
1.1.7 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân.
1.1.7.1 Hình ảnh X- quang của bệnh nhân bệnh bụi phổi (theo ILO)[ 8 ]
Để chẩn đoán bệnh bụi phổi cần phải chụp phim phổi thẳng, nghiêng và
so sánh giữa nhiều lần chụp.
+ Đám mờ nhỏ: gồm đám mờ tròn đều và không tròn đều.
+ Kích thước đám mờ nhỏ:
- Đám mờ tròn đều: được sử dụng các kí hiệu là p,q,r ; đám mờ nhỏ p là đám
mờ có kích thước nhỏ hơn 1,5mm; đám mờ nhỏ q là đám mờ có kích thước từ1,5 đến 3,0mm; đám mờ nhỏ r là đám mờ có kích thước từ 3,0 đến 10,0mm
- Đám mờ không tròn đều: được sử dụng các kí hiệu là s,t và u; đám mờ nhỏkhông tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến 1,5mm; đám mờnhỏ không tròn đều t là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 1,5mm đến3,0mm; đám mờ nhỏ không tròn đều u là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất
từ 3,0 đến 10,0mm
+ Về mật độ các nốt chia ra mức độ 0, 1, 2, 3 từ ít, rải rác đến nhiều tậptrung dầy đặc Kèm theo bảng phân loại năm 1980 có bộ phim mẫu dùng làmchuẩn mực cho các kích thước và mật độ của tổn thương, ngoài ra còn có kýhiệu đo màng phổi; dầy dính màng phổi (pt), vôi hoá màng phổi (pc) Mật độcác nốt mờ nhỏ hoặc còn được chia ra làm 12 mức độ như 0/- , 0/0 , 0/1 ,
1, 1/0, 1/1, 1/ 2 nhưng chung qui vẫn chỉ có 4 loại chính như ở phim mẫu.+ Đám mờ lớn:
- Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặc tổngkích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm
Trang 20- Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng không vượt quádiện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước của những đám mờ lớnhơn 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải.
- Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lơn hơn diện tích vùng trên củaphổi phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tích vùng trêncủa phổi phải
+ Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ
- Dày màng phổi vùng đỉnh
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ
- Bóng khí
- Ung thư phổi
- Canxi hóa các nốt không phải nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Canxi hóa các nốt là nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Hình dáng và kích thước bất thường của tim
- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất
- Gẫy xương sườn đã lành
- Hạch rốn phổi to
- Hình ảnh tổ ong
- Hình ảnh xẹp phổi
Trang 211.1.7.2 Cắt lớp vi tính lồng ngực:
Phát hiện tổn thương nốt trên nhu mô phổi sớm hơn so với X-quang songgiá thành cao nên chưa đưa vào sàng lọc
1.1.7.3 Chức năng thông khí của bệnh nhân bệnh bụi phổi.
Đối với bệnh nhân bụi phổi việc thăm dò chức năng hô hấp là rất quantrọng vì đây là một bệnh có đặc điểm về lâm sàng là suy hô hấp tiến triển Rối loạn thông khí phổi thường không đi đôi với hình ảnh X-quang trongbệnh bụi phổi, có khi có hình ảnh bụi phổi trên phim X-quang nhưng chứcnăng phổi vẫn bình thường
Rối loạn chức năng thông khí phổi trong bệnh bụi phổi chủ yếu là hộichứng hạn chế, sau đó mới là hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hỗn hợp tùytheo các thể và giai đoạn của bệnh
1.1.8 Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi [ 1 ]
1.1.8.1 Tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp.
- Làm việc ở môi trường tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thướchạt, hàm lượng silic tự dovượt quá giới hạn cho phép
- Thời gian tiếp xúc ít nhất là 5 năm (tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn nếutiếp xúc với hàm lượng bụi quá cao)
Trang 22- Chức năng thông khí phổi: rối loạn chức năng thông khí phổi trong bệnh bụi
phổi chủ yếu là hội chứng hạn chế, sau đó mới là hội chứng tắc nghẽn và hộichứng hỗn hợp tùy theo các thể và các giai đoạn của bệnh
1.2 Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1 Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi trên thế giới.
Bệnh bụi phổi đã trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài của nhiều tácgiả trên thế giới, từ khi Hypocrates mô tả cơn khó thở của người thợ mỏ vàonăm 370 trước công nguyên, đến nay lần lượt ra đời nhiều công trình nghiêncứu về bệnh này song đến thế kỷ thứ XIX, Zenker mới là người mô tả đầutiên một trường hợp bệnh bụi phổi và cũng là người nêu danh từ bệnh bụiphổi Năm 1870, Visconti đã phân tích được nguyên nhân gây bệnh là do silic
tự do có trong các loại bụi và cũng từ đó tên bệnh silicosis ra đời (bệnh bụiphổi do nhiễm bụi silic)
Bắt đầu từ thế kỷ XX, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật như quang, thăm dò chức năng hô hấp, tuần hoàn và sự ra đời của các ngành khoahọc cơ bản như sinh lý, sinh hóa, đọc chất, miễn dịch học với nhiều trangthiết bị hiện đại khác đã làm cơ sở để các tác giả tiến hành các công trình
Trang 23X-nghiên cứu bệnh bụi phổi, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ chế bệnh sinh, chẩnđoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, ở các nước phát triển, dobảo hộ lao động tốt bệnh có xu hướng giảm dần, ở Anh trước 1960 bệnh bụiphổi silic (BBPSi) chiếm 25% từ năm 1961-1981 giảm xuống 8% ở Pháptính đến năm 1983 số mới mắc bệnh lên tới 1.406 trường hợp ở Mỹ năm
1986 số người tiếp xúc với bụi silic trong ngành khai thác kim loại là300.000 người ở Thuỵ Điển theo dõi từ năm 1950-1975 BBPSi từ 120người/năm giảm xuống 70 người/năm Tại các nước đang phát triển, theonhận xét của hội nghị tư vấn BBPSi, Geneve 1989: các nước đang phát triển,bịên pháp ngăn chặn bụi không hiệu quả, nồng độ bụi hô hấp cao, công nhânthường phải làm việc gắng sức, nguy cơ mắc BBPSi tăng cao Theo báo cáocủa hội nghị quốc tế về BBP lần thứ 7; tỉ lệ BBPSi ở 1 số nước đang pháttriển là: Bolivia năm 1984: 7,6% công nhân mỏ thiếc, ấn độ năm 1985: 30,4%công nhân mỏ chì; Thái Lan năm 1986: BBPSi chiếm 2,1% công nhân mỏthan, 9,3% công nhân sản xuất gạch
Một nghiên cứu của Trung quốc về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic củacông nhân trong mỏ uranium [19] kết quả cho thấy có 20,31% số công nhânđược chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, thời gian tiếp xúc với bụi uranium trungbình 7,47 năm, và tuổi xảy ra trung bình 36,74 năm
Tại Pháp, hơn 20 năm sau khi bổ sung bệnh bụi phổi silic vào danh mụcbệnh nghề nghiệp, có hơn 300 trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic được thôngbáo hàng năm
Mặc dù vậy cho đến nay, bệnh bụi phổi vẫn được các tác giả tiếp tụcnghiên cứu với nhiều báo cáo khoa học tại các hội nghị chuyên đề quốc tế.Hội nghị Quốc tế đầu tiên về bệnh bụi phổi được tiến hành ở Nam Phi (1930),sau đến Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về bệnh bụi phổi thì nó được định nghĩa
Trang 24là ‘‘Sự tích lũy bụi trong phổi và phản ứng của tổ chức có bụi xâm nhập’’.Những năm gần đây ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu mới về bệnh bụi ph
ổi [20], [21]
1.2.2 Các nghiên cứu, báo cáo về bệnh bụi phổi ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị không có tài liệunghiên cứu nào về silicosis, sau khi miền Bắc nước ta giải phóng, một số tácgiả bắt đầu nghiên cứu về bệnh bụi phổi
Nội dung của các nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề sau:
- Môi trường lao động của các công nhân mỏ: nồng độ bụi, độ phân tán của bụi,
tỷ lệ SiO2 trong bụi than, bụi đá
- Bệnh silicosis trong công nhân mỏ: đặc điểm lâm sàng học, biến chứng, tỷ lệbệnh theo tuổi nghề, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan
- Các phương pháp can thiệp phòng và chữa bệnh silicosis
Bệnh bụi phổi do bột Talc ở công nhân sản xuất sản phẩm từ cao Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh số 4, tập 5 (2001) [22]
su-Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sảnxuất vật liệu xây dựng và hiệu quả biện pháp can thiệp[15]
Nghiên cứu của Trần Ngọc Lan về mối liên quan giữa tiếp xúc amiăng
và bệnh đường hô hấp ở công nhân sản xuất tấm lợp fibroximăng [23]
Lê Thị Hằng nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc và một số yếu tố liên quan củabệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng [24]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đoan Trang, Phạm Long Trung, Quang VănTrí và cộng sự năm 2001, "Bệnh bụi phổi do bột talc (talcosis) ở công nhânsản xuất các sản phẩm từ cao su [25]
Trang 25Nghiên cứu của Ngô Thùy Nhung năm 2017 về Đặc điểm lâm sàng vàcận lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi đến khám và điều trị tại Bệnhviên Phổi trung ương từ tháng 6/2015 đến tháng 12 năm 2016 [26].
Tác giả Đào Xuân Vinh và cộng sự đã nghiên cứu đề tài khảo sát môitrường lao động, khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp trên 1200 công nhânsản xuất vật liệu xây dựng, kết quả cho thấy nồng độ bụi silic cao hơn nồng
độ cho phép, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 7,8% [27]
Hoàng Khải Lập tiến hành nghiên cứu tại 4 nhà máy cơ khí: Nhà máy cơkhí Diezen Sông Công, nhà máy luyện gang thuộc Công ty gang thép TháiNguyên, xí nghiệp luyện kim màu II Thái Nguyên và nhà máy thép Thủ Đức– TP Hồ Chí Minh cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm nặng chủ yếu làbụi, nhiệt độ cao và hơi khí độc Riêng nhà máy Diezen Sông Công, tỷ lệbệnh bụi phổi silic năm 1995 là 25,9%, tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp từ 25– 58% [28]
Trang 26CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu trên 86 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh bụi phổiđiều trị tại khoa Bệnh phổi nghề nghiệp - Bệnh viện Phổi trung ương từ tháng6/2016 đến tháng 6/2018
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi theo hướngdẫn của Bộ y tế [1] đến khám lần đầu
- Thời gian tiếp xúc: ít nhất là 5 năm (tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn nếu
tiếp xúc với hàm lượng bụi quá cao)
Chức năng thông khí phổi: rối loạn hoặc bình thường
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh án không thỏa mãn bệnh
án nghiên cứu
Trang 272.2 Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2018
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu, tiến cứu mô tả cắtngang
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu là cỡ mẫu thuận tiện
2.5 Biến số nghiên cứu.
2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
- Triệu chứng cơ năng: Ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực
- Triệu chứng thực thể: Nghe phổi có rales ẩm, nổ
- Triệu chứng toàn thân: suy hô hấp, mệt mỏi, sút cân
2.5.3 Triệu chứng cận lâm sàng và chức năng thông khí.
2.5.3.1 Chức năng thông khí phổi:
Đo chức năng thông khí phổi được coi là cách đánh giá khách quan sựtắc nghẽn lưu lượng thở [29] Nghiên cứu của chúng tôi đo chức năng thôngkhí bằng máy đo phế dung ký toàn thân BodyBox R * của hãng Medisoft Bỉ
và máy đo chức năng hô hấp KOKO của Mỹ
- Các chỉ số:
VC (Dung tích sống) là số lít khí tối đa huy động được trong một lần thở, là
số lít huy động được từ vị trí hít vào tối đa đến vị trí thở ra tối đa
Trang 28 FEV1 (Thể tích thở tối đa giây) là số lít khí tối đa đã thở ra được trong mộtgiây đầu
TLC: dung tích phổi toàn phần
DLCO: khả năng khuếch tán khí CO qua màng phế nang mao mạch
Trang 29Phân loại giai đoạn dựa vào FEV1 sau test hồi phục phế quản
- Rối loạn thông khí hỗn hợp: TLC < 80% và FEV1/FVC < 70%.
Phân loại mức độ dựa vào FEV1 giống rối loạn thông khí tắc nghẽn
3.5.3.3 Test hồi phục phế quản:
- Chỉ định khi FEV1/FVC < 70% hoặc FEV1 giảm nghi ngờ rối loạn thông khítắc nghẽn không điển hình
- Xịt 400mcg salbutamol, sau 15 phút đo lại
- Kết quả: test đáp ứng với thuốc giãn phế quản dương tính: FEV1 tăng > 12%
và > 200 ml
3.5.3.4.Khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO).
Theo ATS/ERS đánh giá kết quả DLCO [32]
- Giảm khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch mức độ nhẹ:60% ≤ DLCO <80%
- Giảm khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch mức độ vừa:40% ≤ DLCO < 60%
- Giảm khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch mức độ nặng:DLCO < 40%
3.5.3.5 Phim X-quang ngực: kích thước chuẩn theo ILO 2000 [ 8 ].
Để chẩn đoán bệnh bụi phổi cần phải chụp phim phổi thẳng, nghiêng và
so sánh giữa nhiều lần chụp.
+ Đám mờ nhỏ: gồm đám mờ tròn đều và không tròn đều.
+ Kích thước đám mờ nhỏ:
Trang 30- Đám mờ tròn đều: được sử dụng các kí hiệu là p,q,r ; đám mờ nhỏ p là đám
mờ có kích thước nhỏ hơn 1,5mm; đám mờ nhỏ q là đám mờ có kích thước từ1,5 đến 3,0mm; đám mờ nhỏ r là đám mờ có kích thước từ 3,0 đến 10,0mm
- Đám mờ không tròn đều: được sử dụng các kí hiệu là s,t và u; đám mờ nhỏkhông tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến 1,5mm; đám mờnhỏ không tròn đều t là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 1,5mm đến3,0mm; đám mờ nhỏ không tròn đều u là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất
từ 3,0 đến 10,0mm
+ Về mật độ các nốt chia ra mức độ 0, 1, 2, 3 từ ít, rải rác đến nhiều tậptrung dầy đặc Kèm theo bảng phân loại năm 1980 có bộ phim mẫu dùng làmchuẩn mực cho các kích thước và mật độ của tổn thương, ngoài ra còn có kýhiệu đo màng phổi; dầy dính màng phổi (pt), vôi hoá màng phổi (pc) Mật độcác nốt mờ nhỏ hoặc còn được chia ra làm 12 mức độ như 0/- , 0/0 , 0/1 , 1, 1/0 , 1/1, 1/ 2 nhưng chung qui vẫn chỉ có 4 loại chính như ở phim mẫu.+ Đám mờ lớn:
- Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặc tổngkích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm
- Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng không vượt quádiện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước của những đám mờ lớnhơn 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải
- Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lơn hơn diện tích vùng trên củaphổi phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tích vùng trêncủa phổi phải
+ Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ
- Dày màng phổi vùng đỉnh
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ
Trang 31- Bóng khí.
- Ung thư phổi
- Canxi hóa các nốt không phải nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Canxi hóa các nốt là nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Hình dáng và kích thước bất thường của tim
- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất
- Gẫy xương sườn đã lành
Mật độ tổn thương:
0: Không có hình ảnh của bệnh bụi phổi
1: Có những hạt mờ tròn nhỏ, nhưng số lượng ít thường thấy ở vùng giữacủa hai phổi
2: Nhiều hạt mờ tròn ở cả hai phổi
Trang 323: Rất nhiều hạt mờ tròn nhỏ ở cả hai phổi, trong mức độ này hình lướiphổi bình thường bị mất hẳn.
Kích thước tổn thương mờ:
- p: < 1.5mm
- q: 1.5 - 3mm
- r: 3 - 10mm
Mỗi bên phổi được chia thành 3 vùng
- Vùng trên: Từ đỉnh phổi tới đường ngang qua góc carina phế quản.
- Vùng giữa: Từ góc carina phế quản tới tĩnh mạch phổi dưới
- Vùng dưới: Từ tĩnh mạch phổi dưới trở xuống
Tổng cộng hai phổi có 6 vùng được đánh giá ( phổi phải có 3 vùng:1,2,3; Phổi trái có 3 vùng 4,5,6)
Các bất thường khác có thể thấy được trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ
- Dày màng phổi vùng đỉnh
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ
- Bóng khí
- Ung thư phổi
- Canxi hóa các nốt không phải nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Canxi hóa các nốt là nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Hình dáng và kích thước bất thường của tim
Trang 33- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất.
- Gẫy xương sườn đã lành
- AFB đờm: phát hiện lao tiến triển
2.6 Công cụ nghiên cứu.
Bệnh án nghiên cứu được thiết kế dựa trên mục tiêu và biến số nghiên cứu
2.7 Phương pháp thu thập thông tin.
Các thông tin được sao chép từ bệnh án hoặc khai thác từ bệnh nhân sẽđược sao chép vào bệnh á n nghiên cứu sau đó nhập vào phần mềm MicrosoftOffice Exel 2010
Trang 342.8 Phân tích số liệu.
Sau khi nhập xong số liệu sẽ đc xử lý và phân tích bằng phần mềmSPSS 16.0
2.9 Đạo đức nghiên cứu.
- Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụngcho mục đích nghiên cứu
- Đảm bảo các số liệu trong nghiên cứu là khách quan, trung thực…
- Các thông tin nghiên cứu nhằm giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnhkhông nhằm mục đích gây tổn hại tinh thần, vật chất cho người bệnh
- Nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương Trường Đại học Y Hà Nội thôngqua
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Lãnh đạo Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp Bệnhviện Phổi Trung ương, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phổi Trung Ương
và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Bệnh viện Phổi Trung Ương
Trang 35CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
3.1.1 Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 86).
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, 84 bệnh nhân là nam chiếm
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 42,9 ±8,922
tuổi, tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 69 tuổi Nhóm tuổi bệnh nhân mắcbệnh bụi phổi nhiều nhất là nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm 40,7%, sau đóđến nhóm tuổi 40 – 44 tuổi (20,9%)
3.1.2 Đặc điểm nghề nghiệp và tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo thâm niên nghề nghiệp (n=86).
Trang 36Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, thâm niên nghề nghiệp trung bình
là 12,67 ±8,77 năm, cao nhất là nhóm có thâm niên trên 15 năm chiếm 34,9%,đặc biệt nhóm có thâm niên dưới 5 năm bị mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệpchiếm tới 22,1%
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo tính chất công việc (n=86)
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân làm nghề khai
thác than chiếm nhiều nhất là 44,2%, bệnh nhân làm nghề khai thác đá chiếm27,9%, bệnh nhân làm nghề khai thác vàng chiếm 22,1%, ngoài ra có 4,6%bệnh nhân là thợ mộc và 1,2% là thợ may
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ tiếp xúc (n=86).
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, 50% bệnh nhân có tiếp xúc với
bụi silic, 45,3% bệnh nhân có tiếp xúc với bụi than, còn lại là 4,6% bệnh nhântiếp xúc với bụi hữu cơ và 1,2% bệnh nhân tiếp xúc với bụi bông
Trang 37Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh tật (n=86).
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, 70 bệnh nhân tiền sử hút thuốc lá
chiếm 81,4%, 8 bệnh nhân tiền sử mắc lao chiếm 9,3%, 6 bệnh nhân tiền sửmắc các bệnh phổi khác như hen phế quản, COPD, tràn khí màng phổi
3.2 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.
3.2.1 Triệu chứng lâm sàng.
3.2.1.1 Triệu chứng toàn thân.
Bảng 3.5 Triệu chứng toàn thân (n=86).
Nhận xét: Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, 96,5% bệnh nhân có triệu chứng
mệt mỏi, 1,2% bệnh nhân sút cân
3.2.1.2 Triệu chứng cơ năng.
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng ( n = 86) Nhận xét: Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ở đối tượng nghiên cứu là ho và
khạc đờm chiếm 98,8%, triệu chứng khó thở khi gắng sức chiếm 88,2% vàđau ngực chiếm 60,5%, gặp ít hơn là triệu chứng khó thở khi nghỉ ngơi 5,4%,