1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện TRƯỜNG CHÂM kết hợp XOA bóp bấm HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI hóa cột SỐNG

102 132 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

Tại Bệnh viện Châm Cứu Trung ương từ năm 1982 đã áp dụng thànhcông điện trường châm trong điều trị ĐTL.. Tuy nhiên chưa có nghiên cứunào đánh giá hiệu quả của việc kết hợp điện trường ch

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau thắt lưng (ĐTL) là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tạivùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông một hoặc hai bên, cóthể nói đây là một triệu chứng hơn là một bệnh [1]

ĐTL rất thường gặp, có thể xuất hiện ở 80% dân số ở một thời điểmnào đó trong cuộc đời Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vậnđông của phụ nữ dưới tuổi 45, là lý do đứng thứ 2 khiến bệnh nhân (BN) phải

đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện thứ 5 và đứng hàng thứ 3 trong sốcác bệnh phải phẫu thuật [2] Tại Việt Nam, Phạm Khuê điều tra tình hìnhbệnh tật cho thấy ĐTL chiếm 2% trong nhân dân, chiếm 17% những ngườitrên 60 tuổi Một nghiên cứu của khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mainăm 1988 cho thấy ĐTL chiếm 6% tổng số các bệnh xương khớp [3]

ĐTL có thể là một triệu chứng phản ảnh những tổn thương tại chỗ nhưngcũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thể Thoái hoá cột sống (THCS)thắt lưng (hư cột sống) là nguyên nhân thường gặp nhất gây ĐTL Thống kê

1995 cho thấy 0,3 - 0,5% dân số thế giới bị bệnh khớp trong đó 20% làthoái hóa khớp Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm20% số BN, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắtlưng 31%, cột sống cổ 14%, gối 13% [4]

Điều trị ĐTL phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể sử dụng cả y học hiệnđại và y học cổ truyền Trong y học cổ truyền có thể áp dụng các biện phápnhư: châm cứu, thủy châm, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt (XBBH),…trong đó châm cứu và XBBH đã khẳng định được hiệu quả của mình trongđiều trị ĐTL

Trang 2

Tại Bệnh viện Châm Cứu Trung ương từ năm 1982 đã áp dụng thànhcông điện trường châm trong điều trị ĐTL Tuy nhiên chưa có nghiên cứunào đánh giá hiệu quả của việc kết hợp điện trường châm với XBBH trongđiều trị ĐTL do THCS thắt lưng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống” với các mục tiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

2 Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt.

2

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đau thắt lưng theo Y học hiện đại

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu

Cột sống thắt lưng (CSTL) là vùng chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạocác cơ, dây chằng khỏe và chắc, đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơncác vùng khác, nhất là thân đốt thắt lưng 4 và 5 [1],[5],[6],[7]

1.1.1.1 Cột sống thắt lưng

Hình 1.1: Giải phẫu xương cột sống thắt lưng

(Nguồn: Atlas giải phẫu người, F.H Netter MD Hình 144)

Trang 4

Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạnđây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt động rộng theomọi hướng Để bảo đảm chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứngthẳng, cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước với các góc:

- Góc cùng: tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy quamặt trên: 30 độ

- Góc thắt lưng cùng: tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ

- Góc nghiêng xương chậu: tạo bởi đường thẳng ngang với đườngthẳng nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu [6],[7]

1.1.1.2 Đốt sống thắt lưng

Hình 1.2: Giải phẫu xương đốt sống và đĩa đệm

(Nguồn: Atlas giải phẫu người, F.H Netter MD Hình 144)

Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau

- Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt Chiều rộnglớn hơn chiều cao và chiều dày Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn

- Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớpliên cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống

4

Trang 5

sống, phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, haimỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốtsống với cung sống là ống tuỷ Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ởphía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng.

- Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài

- Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống

- Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốtsống nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống [6]

1.1.1.3 Cơ và dây chằng cột sống thắt lưng

- Cơ vận động cột sống

Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm càngnằm sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ cùng thắt lưng (cơ chậusườn), cơ lưng dài và cơ ngang gai, ba cơ này hợp thành khối cơ chungnằm ở rãnh sống cùng và rãnh thắt lưng Tác dụng làm duỗi cột sống, đồngthời có thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống

Nhóm cơ thành bụng, gồm có:

Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở haibên đường giữa Vì nằm phía trước trục cột sống, nên cơ thẳng bụng là cơgập thân người rất mạnh

Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài) Các cơchéo có chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéongoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại

Trang 6

Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và đĩađệm.

Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm, khôngbám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ kínphần sau bên của phần tự do

Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống

Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gainối các gai sống với nhau Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 cònđược nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dâychằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu

ở phía truớc và phía sau Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế

sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5 [6]

1.1.1.4 Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh đốt sống

* Lỗ liên đốt sống

Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giớihạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới làcuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liêncuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dâychằng vàng

* Phân bố thần kinh cạnh sống

Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạchgiao cảm cạnh sống tách ra các nhánh:

Nhánh trước: phân bố cho vùng trước cơ thể

Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diệnngoài của khớp liên cuống

Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ốngsống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây

6

Trang 7

chằng dọc sau, bao tủy Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thayđổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễthần kinh gây ra đau đớn [6],[8]

1.1.2 Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng

1.1.2.1 Do nguyên nhân cơ học

 Thoát vị, lồi đĩa đệm

 Thoái hóa khớp liên mấu sau

 Xơ xương lan tỏa tự phát

1.1.2.3 Nhiễm khuẩn

 Viêm đĩa đệm cột sống do lao (bệnh Pott)

 Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,…

 Áp xe cạnh cột sống

 Áp xe ngoài màng cứng

 Viêm khớp cũng chậu do vi khuẩn

1.1.2.4 U lành và ác tính

 Bệnh đa u tủy xương (kahler)

 Ung thư nguyên phát

 Ung thư di căn vào CSTL

 U mạch

 U dạng xương (osteoma osteoid)

Trang 8

 U ngoài màng cứng, u màng não, u thần kinh nội tủy,…

1.1.2.6 Nguyên nhân nội tạng

 Tiết niệu + Sỏi thận

+ Viêm quanh thận + Ứ nước, ứ mủ quanh thận

 Sinh dục + Viêm phần phụ (nữ)

+ Lạc nội mạc tử cung (nữ)

+Viêm u tuyến tiền liệt (nam),…

 Tiêu hóa + Viêm loét dạ dày tá tràng

Trang 9

1.1.3 Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống (THCS) còn được gọi là hư xương sụn đốt sống(osteochondrosis) Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm

và thoái hóa đốt sống

1.1.3.1 Thoái hóa đĩa đệm

Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:

Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy ấnlõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa đệmvẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu hiện lâm sàng

Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhânnhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệmgiảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn Có thể gặp trường hợp ĐTLcấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm

Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một sốđiểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp trongcủa vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên kết,dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm Trên lâm sàng thường gặpĐTL cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi, thoát vị đĩađệm kèm theo, co thể bị ĐTL hông

Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều dàycủa vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ Có rách vòng sợi ở nhiều phía, trên lâmsàng biểu hiện ĐTL mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính

Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác,chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ởtoàn bộ chu vi Trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn hay tái phát

Trang 10

1.1.3.2 Thoái hóa đốt sống

Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợigiảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữahai đốt sống Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khảnăng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùnglỏng Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bịbong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượngđĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm

số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằnglỏng lẻo càng dễ bóc tách… tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn, các chất bịbong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích, những kích thích này

có thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa,viêm khớp, phì đại,…[7],[9]

Hình 1.3: Hình ảnh X quang của thoái hoá CSTL

Trang 11

1.1.4 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

1.1.4.1 Triệu chứng lâm sàng

Đặc điểm LS gợi ý đau vùng TL do nguyên nhân cơ học

- Cách thức bắt đầu: không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt, màhình thành dần ở người có tiền sử đau CSTL cấp hoặc đau TK tọa, hoặc đãtừng đau CSTL thoáng qua

- Các yếu tố ảnh hưởng: đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, khi gấp thân,khi ngồi, khi ngủ trên giường mềm; ngược lại: giảm đau khi bỏ gắng sức, nằm

tư thế hợp lý, nằm giương cứng… đáp ứng tốt với thuốc chống viêm khôngsteroid

- Thời điểm đau: hầu như liên qua đến thay đổi thời tiết Nếu ở nữ có thểliên quan đến thời kì trước hành kinh

- Tiến triển của đau: cường độ thay đổi từ tuần này sang tuần khác vớicác đợt thuyên giảm rồi tăng dần sau gắng sức, thay đổi

- Các triệu chứng âm tính:

+ Không sốt

+ Tình trạng toàn thân không thay đổi

+ Không có rối loạn chức năng cơ quan mới xuất hiện: dạ dày, ruột,sản phụ khoa, phế quản- phổi,…

+ Không có biểu hiện đau vùng cột sống, khớp khác

+ Không có rối lọan tâm thần vì đau vùng thắt lưng do nguyên nhântâm lý cũng có thể gặp [1],[10],[11]

 Khám cột sống

- Các biến dạng cột sống: BN ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt lưng theohướng nghiêng, có thể đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống

Trang 12

- Điểm đau cạnh sống (cách đường liên mỏm gai khoảng 2cm- dấuhiệu bấm chuông).

- Co cứng cạnh cột sống thắt lưng: Quan sát BN ở tư thế đứng thẳnghoặc nghiêng, thấy rõ cơ bên nào bị co cứng sẽ nổi vồng lên Khi sờ nắn,

ấn tay thấy khối cơ căng, chắc

- Khám các động tác CSTL: yêu cầu BN làm các động tác cúi, ngửa,nghiêng, quay và quan sát sẽ thấy tầm vận động có thể hạn chế

Đánh giá nghiệm pháp tay đất và đo độ giãn CSTL

+ Nghiệm pháp tay đất: BN đứng thẳng, từ từ cúi xuống phía trước, khớpgối giữ thẳng Bình thường bàn tay chạm đất

+ Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober): BN đứng thẳng, vạch 1đường ngang qua đốt L5, đo ngược lên 10cm rồi vạch đường thứ 2 Sau đó

BN cúi tối đa, đo lại khoảng cách giãn 14-15cm là bình thường [11]

Dựa vào thời gian xuất hiện và kéo dài của triệu chứng ĐTL có thể biểuhiện dưới ba dạng:

- ĐTL cấp tính: thời gian xuất hiện triệu chứng <4 tuần

- ĐTL bán cấp: thời gian xuất hiện triệu chứng 4-12 tuần

- ĐTL mạn tính: thời gian xuất hiện triệu chứng >12 tuần [12]

1.1.4.2 Triệu chứng cận lâm sàng

 Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan, thận bình thường

 Hội chứng viêm sinh học (tốc độ máu lắng, protein phản ứng C, ) và bilanphospho-calci âm tính [12],[13]

 Xquang quy ước có các dấu hiệu cơ bản:

12

Trang 13

- Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằngchiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.

- Đặc xương dưới sụn

- Gai xương: ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo thànhcầu xương, khớp tân tạo Đặc biệt những gai xương ở gần lỗ gian đốt sống dễchèn ép vào rễ thần kinh

- Không có hiện tượng hủy xương [13],[14]

 CT và MRI: Cho phép nghiên cứu các cấu trúc đốt sống, mô mềm cạnh cộtsống, tủy sống CT có thể phát hiện gãy xương tốt hơn MRI, và có thể pháthiện bệnh lý đĩa đệm nhưng độ nhạy kém MRI Tuy nhiên không thực sựcần thiết trên BN đau lưng do THCS đơn thuần vì chi phí cao

1.1.4.3 Chẩn đoán đau thắt lưng do thoái hóa

- Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Chẩn đoán phân biệt:

+ Bệnh lý cột sống lưng: khối u, viêm cột sống do vi khuẩn, chấnthương cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống

+ Bệnh lý bên trong ống sống: u tủy, xơ cột bên teo cơ, xơ cứng rải rác…+ Bệnh lý ngoài cột sống: lao cột sống, sỏi tiết niệu,…

Trang 14

 Điều trị nội khoa

- Thuốc giảm đau theo bậc thang của WHO

- Thuốc chống viêm không steroid

- Thuốc giãn cơ

- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm

- Tiêm corticoid tại chỗ

- Thuốc chống trầm cảm

 Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi:

- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh điều tri nội khoa không có kết quả

- Trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài

- Hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tớichất lượng cuộc sống mà điều tri nội khoa không có kết quả

1.2 Đau thắt lưng theo Y học cổ truyền [15],[16],[17],[18].

1.2.1 Bệnh danh:

ĐTL trong Y học cổ truyền (YHCT) thuộc chứng tý, bệnh danh là YêuThống đã được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ Đông y cho rằngthắt lưng là phủ của thận, thận chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thểcường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưngcho nên ĐTL có quan hệ mật thiết với tạng thận [15],[16]

1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế

Do chính khí hư: gây rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là hai

tạng can và thận Can tàng huyết, can chủ cân Can hư không tàng đượchuyết, không nuôi dưỡng được cân làm cân yếu mỏi hoặc co rút Thận chủcốt tủy, thận hư không nuôi dưỡng được cốt tuỷ làm xương cốt yếu

Tà khí thực: do tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc làm kinh khí

đình trệ mà gây bệnh (Thông bất thống, thống bất thông)

14

Trang 15

Phong tà: phong là gió, chủ khí mùa xuân, có tính di chuyển, đột ngộtxuất hiện và đột ngột mất đi Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biếnnhanh.

Hàn tà: chủ khí mùa đông, có tính chất ngưng trệ làm cho khí huyết,kinh lạc bị bế tắc Do bản thân người bệnh sẵn có tình trạng ngưng trệ khíhuyết ở kinh lạc, gặp thêm hàn tà xâm nhập nên bệnh dễ có điều kiện phátsinh, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ Tính co rút của hàn rất cao làm cho corút cân, cơ Ngoài ra hàn tà còn gây cảm giác đau buốt và sợ lạnh

Thấp tà: là chủ về cuối mùa hạ, thường có xu hướng phát triển từ dướilên (thấp tà là âm tà) Trong ĐTL ít có biểu hiện của thấp, song cũng có một

số triệu chứng gợi ý đến như cảm giác nặng nề, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu

Trên thực tế, các tà khí này thường phối hợp với nhau, như: phong hànthấp, phong thấp, hàn thấp khi xâm nhập kinh lạc và gây bệnh

Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương hoặc mang vác nặng sai tư thế gây khí

trệ huyết ứ mà gây đau

Trên lâm sàng đau lưng gồm hai thể: đau lưng cấp và đau lưng mạn

- Đau lưng cấp hay gặp do hàn thấp, thấp nhiệt, hay do khí trệ huyết ứ

- Đau lưng mạn ngoài những nguyên nhân gây đau lưng cấp không đượcđiều trị hoặc điều trị chưa khỏi, bệnh trở thành mạn tính Có thể do tuổicao thận khí suy tổn mà xuất hiện đau lưng [16],[18],[19],[20]

1.2.3 Các thể lâm sàng

1.2.3.1.Thể phong hàn thấp

- Nguyên nhân: Do phong, hàn, thấp

- Triệu chứng: đau lưng thường xảy ra đột ngột, sau bị lạnh, mưa, ẩmthấp; đau âm ỉ, đau nhức mỏi, vận động thường hạn chế Đau thường ở một

Trang 16

bên, ấn các cơ sống lưng bên đau co cứng; lưỡi hồng rêu trắng mỏng, trắngnhớt, mạch trầm, huyền, hoạt.

- Điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc

1.2.3.2 Thể thấp nhiệt

- Nguyên nhân: Do thấp, nhiệt

- Triệu chứng: thường có sưng, nóng, đỏ và đau vùng cột sống thắt lưng;

đi lại, vận động vùng cột sống khó khắn (do viêm cột sống)

- Điều trị: khu phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết

1.2.3.3 Thể khí trệ huyết ứ

- Nguyên nhân: do khí trệ, huyết ứ (thường do sang chấn, chấn thương)

- Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi mang vác nặng, ngã hoặc sau mộtđông tác thay đổi tư thế vùng cột sống thắt lưng, đột nhiên bị đau tại vùng cộtsống, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế; nhiều khi không cúi, không đilại được, co cứng cơ

- Điều trị: hành khí hoạt huyết (hoạt huyết hoá ứ), thư cân hoạt lạc

1.2.3.4 Thể can thận hư

- Nguyên nhân: Can Thận hư (hay gặp người già, người bị THCS),thường kết hợp với phong hàn thấp tà xâm nhập

- Triệu chứng: Đau mỏi lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng

đỡ đau, chân tay lạnh, sợ lạnh rêu lưỡi trắng; kèm các chứng can thận hư: lưnggối mỏi đau, ù tai, ngủ ít, tiểu tiện nhiều; lưỡi hồng, rêu vàng, mạch trầm tế

- Điều trị: Tư bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp [16],[18],[20]

16

Trang 17

1.3 Phương pháp điều trị đau thắt lưng theo Y học cổ truyền

1.3.1 Điều trị bằng châm cứu

1.3.1.1 Khái niệm:

Châm cứu (acupuncture and moxibusion) là tên gọi chung của haiphương pháp châm và cứu Là một trong những phương pháp chữa bệnh độcđáo của nền YHCT phương Đông

Châm là dùng kim châm vào huyệt Cứu là dùng sức nóng của ngải cháy

để hơ hoặc cứu trên huyệt để kích thích tới hệ kinh lạc nhằm mục đích phòngchữa bệnh

Châm cứu được biết đến từ rất sớm (khoảng 3500 năm trước CôngNguyên) do các nhà y học Trung Quốc phát minh và sử dụng Việt Nam lànước sớm có người làm châm cứu, từ những năm 1950 châm cứu phát triển

- Phản ứng tại chỗ:

Trang 18

+ Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới cótác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: như làm giảm cơn đau, giải phóng sự

co cơ…

+ Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến

sự vận mạch, nhiệt độ, sự tập trung bạch cầu…làm giảm xung huyết, bớtnóng, giảm đau…

- Phản ứng tiết đoạn thần kinh:

Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng

da ở cùng một tiết đoạn với, ngược lại nếu có kích thích từ vùng da của mộttiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó

- Phản ứng toàn thân:

Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não,nghĩa là có tính chất toàn thân Khi nhắc đến phản ứng toàn thân, cần nhắc lạinguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế ở vỏ não Khi châm cứu gây ra những biếnđổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất trung gian hóa học nhưEnkephalin, Catecholamin, Endorphin, số lượng kháng thể tăng cao [18],[19],[21],[22]

Theo YHCT:

- Bệnh tật phát sinh ra là do có sự mất cân bằng âm dương gây ra bởi cáctác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí của lục dâm), hoặc do thể trạng suynhược, sức đề kháng giảm yếu (chính khí hư), hoặc do sự biến đổi về mặt tìnhcảm, tâm thần (nội nhân), cũng có khi do những nguyên nhân khác như thểchất của BN quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ

- Nguyên tắc điều trị chung là điều hoà (lập lại) mối cân bằng âm dương

Cụ thể trong châm cứu, muốn đánh đuổi tà khí (tác nhân gây bệnh), nâng caochính khí (sức đề kháng cơ thể) thì phải tuỳ thuộc vào vị trí nông sâu của

18

Trang 19

bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng dùng châmhay cứu, dùng phép châm bổ hay châm tả.

- Bệnh tật phát sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân, tà khí)hoặc do nguyên nhân bên trong (nội nhân) Nếu đó là khí thực thì phải loại bỏ

tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả) Nếu do chính khí hư thì phải bồi bổkinh khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ) Một khi chính khí của cơ thể đượcnâng cao, kinh khí trong các đường kinh vận hành được thông suốt thì tà khí

sẽ bị đẩy lùi, bệnh tật ắt sẽ tiêu tan [18],[19],[23]

1.3.1.3 Áp dụng điều trị

Chỉ định - một số bệnh cơ năng: thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, liệt dây

VII do lạnh, ), tiêu hóa (đau dạ dày, táo bón, ) cơ xương khớp (đau lưng,đauvai gáy, ), – một số bệnh do viêm nhiễm: viêm tuyến vú, chắp, lẹo,…

Chống chỉ định:

- Các bệnh cấp cứu

- Đau bụng chưa rõ nguyên nhân

- Cơ thể người bệnh ở trạng thái không bình thường như đói, mệt

- Người có bệnh lý mạn tính như suy tim, suy thận

- Cấm châm sau vào một số huyệt, phong phủ, á môn, liêm tuyền,huyệtvùng bụng ngực

- Một số bệnh về máu: Xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, [18],[19],[24]

Trang 20

1.3.2 Phương pháp điều trị bằng điện trường châm

Chữa bệnh bằng trường châm là một di sản lâu đời của châm cứu trong

y học phương Đông Trường châm phát triển từ cơ sở lý luận của Cửu châm

mà người xưa đã ghi trong sách Linh khu (770-221 trước Công nguyên).Châm tức là điều khí, hòa huyết khí Khi châm kim qua các huyệt vị sẽkhai thông sự tuần hành của khí huyết vì “Thông tắc bất thống, thống tắc bấtthông”, có nghĩa là: khi khí huyết lưu thông thì không đau, khi đau tức là khíhuyết không lưu thông

Những loại kim người xưa dùng để châm chữa bệnh gồm có 9 loại (cửuchâm), trong đó hay dùng nhất là loại kim số 7, dài từ 2-8cm, đường kính0,2-0,3 mm gọi là Hào châm Tuy nhiên Hào châm có phần bị hạn chế trongđiều khí nhanh và mạnh

Trường châm: loại kim số 8, ứng với Bát phong Phong trong thiênnhiên từ 8 phương tới tác động lên 8 khớp lớn trong cơ thể gây chứng tý.Muốn chữa phải châm sâu, châm xuyên huyệt Dùng trường châm dài 10-30

cm, đường kính 0,1- 0,3- 0,5 mm, có tác dụng điều khí tốt

Kích thích xung điện là kĩ thuật sau khi châm kim lên huyệt vị, thay kíchthích vê tay bằng kích thích xung điện

Các nghiên cứu về các dòng điện trên cơ thể đã đưa ra kết luận là:

Khi dòng xung điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế thấp thì tácdụng tốt để kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh, gây co cơ hoặc giảm co thắt

cơ, tăng cường điều chỉnh tuần hoàn đặc biệt có tác dụng giảm đau

Điện trường châm là một phát triển mới của nghành châm cứu, kết hợpYHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác dụng của kích thích lên huyệt vị,huyệt đạo và tác dụng của xung điện trên cơ thể [25],[26]

20

Trang 21

1.3.3 Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu

Thận du VII.23 Túc Thái dương

Từ khe L4-L5 đo ngang ra 1,5thốn

Ủy trung VII.40 Túc Thái dương

Huyệt ngoài kinh

Cách đường nối liên mỏm gai 0,5thốn, hai bên cột sống từ L1- L5

A thị huyệt Huyệt ngoài kinh

Là các điểm đau xuất hiện khi cóbệnh, mà thầy thuốc phát hiện ratrong thăm khám hoặc BN chỉ ra.Chọn huyệt ở điểm ấn đau nhấtcủa BN

1.3.4 Các tác dụng không mong muốn của điện châm và điện trường châm

 Vựng châm

- Do BN sợ, sức khỏe yếu, cơ thể ở trạng thái không bình thường, thiếumáu

- Hiện tượng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu…

- Giải quyết: rút kim ra ngay, đắp ấm, giải thích cho BN, tiêm thuốc trợtim nếu cần thiết

- Đề phòng:

+ Phải lựa chọn BN trước khi châm, loại một số chống chỉ định

+ Khi châm lần đầu phải động viên BN và châm ít huyệt

Trang 22

+ Thao tác châm nhẹ nhàng.

Chảy máu: do châm kim vào tĩnh mạch, khi rút kim gây chảy máu Lấy

ngay bông khô ấn chặt vào nơi chảy máu, máu sẽ cầm Nếu bị bầm tím, dùngngón tay di nhẹ trên miếng bông, chỗ bầm tím sẽ tan dần

 Gẫy kim:

- Do cong kim, kim gỉ, và thủ thuật quá mạnh, thường gãy ở cán kim

- Dùng kẹp cặp kim ra, không để BN giãy giụa khi gãy kim

- Trước khi châm phải vuốt cho kim thẳng, loại bỏ kim gỉ, không châmlún cán kim, BN thở đều không gây phản ứng co cứng cơ

Có rất nhiều động tác của XBBH: xoa, day, ấn, véo, bấm, chặt, lăn, phát,

22

Trang 23

Tác dụng của XBBH: tác dụng tích cực trên nhiều cơ quan:

- Tác dụng đối với da

- Tác dụng đối với hệ thần kinh

- Tác dụng với gân, cơ, khớp

- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn

- Tác dụng đối với hệ bạch huyết

- Tác dụng đối với các chức năng

Áp dụng điều trị: vì là phương pháp đơn giản dễ thực hiện, không cần hỗtrợ máy móc thiết bị và có nhiều tác động tích cực đối với người được xoabóp nên có phạm vi áp dụng rộng rãi Hiện nay có thể nói xoa bóp gồm baloại hình:

- Xoa bóp điều trị một số chứng bệnh cấp và mạn tính

- Xoa bóp thẩm mỹ: làm đẹp da, giảm béo, mời nếp nhăn

- Xoa bóp đề phòng một số bệnh và nâng cao sức khỏe [18],[19]

1.4 Kết quả điều trị ĐTL

1.4.1 Tại Việt Nam

Năm 1994, Nguyễn Châu Quỳnh tiến hành hồi cứu điều trị ĐTL tạikhoa châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam trên 30 bệnh ánĐTL cho thấy tỷ lệ các thể như sau: thể hàn thấp chiếm 13,3%, do lao độngchiếm 20%, do thoái hóa chiếm 66,6% Kết quả điều trị bằng châm cứukhỏi và đỡ chiếm 97%, không khỏi là 3% [27]

Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm cáchuyệt Uỷ trung, Giáp tích L1 – L5 và điện châm thường trong điều trị cho

60 BN yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Uỷ trung,

Trang 24

Giáp tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn, với 80% tốt, 16,7% khá, 3,3% trungbình [28].

Năm 2003, Tarasenko Lidiya nghiên cứu điều trị hội chứng ĐTL hông

do THCS L1 - S1 bằng điện mãng châm trên 40 BN đạt kết quả tốt là 60%

và khá là 40% [29]

Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điệnchâm kết hợp XBBH điều trị ĐTL do thoái hoá cột sống Kết quả tốt vàkhá đạt 88,6% [30]

Năm 2009, Nguyễn Bá Quang nghiên cứu tác dụng của điện châmtrong điều trị hội chứng ĐTL thể phong hàn thấp trên 52 BN Kết quả sau 5ngày điều trị có 7 BN khỏi chiếm 13,4%; sau 10 ngày điều trị có 40 BNkhỏi chiếm 70,9% [31]

Năm 2009, Trần Thi Kiều Lan đánh giá tác dụng của điện châm kếthợp thủy châm trong điều trị ĐTL do THCS cho thấy kết hợp điện châm vàthủy châm có tác dụng hơn so với sử dụng châm cứu đơn thuần [32]

Năm 2012, Nguyễn Tiến Hưng đã nghiên cứu đánh giá tác dụng của đạitrường châm kết hợp laser châm trong điều trị đau do THCS thắt lưng kết quảđiều trị 70% tốt, 26,67% khá, 3,33% trung bình [33]

Năm 2013, Nghiêm Thu Thủy đánh giá tác dụng của điện trường châmkết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị ĐTL do thoát vị đĩa đệm cho thấyphối hợp hai phương pháp có tác dụng tốt và không gây ra tác dụng khôngmong muốn nào đáng lưu tâm [34]

Năm 2014, Bùi Việt Hùng đánh giá tác dụng của điện trường châm trongđiều trị hội chứng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cho kết quả tốt 60%, khá 30%,trung bình 10%, kém 0% [35]

24

Trang 25

1.4.2 Trên thế giới

Năm 1994, Đánh giá của Wang S và cộng sự tại khoa Đông y Họcviện Quân y quân đội Quảng Châu về tác dụng của huyệt Hoa đà giáp tíchtrong điều trị ĐTL cho thấy: nhóm BN sử dụng huyệt này có tỷ lệ khỏi là65,6%, khá là 12,55%, trung bình là 18,8%, kém là 3,1% cao hơn so vớinhững BN được sử dụng các huyệt tại chỗ khác: tỷ lệ khỏi là 44,6%, khá là26,7%, trung bình là 10%, kém là 16,7% [36]

Năm 2000, Wedenberg K và cộng sự nghiên cứu so sánh tác dụng củachâm cứu và phương pháp vật lý trị liệu ở phụ nữ có thai bị đau lưng tạibệnh viện Vrinnevi, Norrkopi Thụy Điển Kết quả cho thấy châm cứu cótác dụng giảm đau tốt hơn [37]

Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảmđau của châm cứu đơn thuần đối với ĐTL, cho thấy kết quả 33% có sự cảithiện về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng hoạt động [38]

Năm 2007, Michael, Haake thử nghiệm châm cứu tại Đức đối vớiĐTL bao gồm: 387 BN, tuổi trung bình (50 ± 15) tuổi với tiền sử đau lưngmạn tính trong 8 năm, tại tháng thứ 6 tỉ lệ đáp ứng là 44,2% đối với nhóm

BN châm cứu thông thường [39]

Năm 2008, Thomas, Lowe cho thấy THCS là nguyên nhân gây ĐTL,điều đáng lưu ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau lưng chỉ có 1-2%cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu là một phương pháp y họcđược lựa chọn nó sẽ kiểm soát được triệu chứng đau, châm cứu kích thíchsản xuất ra Endorphin, Acetylcholine, và Serotonin Tuy nhiên châm cứunên được kết hợp với chương trình tập luyện để dạt kết quả cao hơn [40]

Trang 26

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- BN từ 20 tuổi trở lên, được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa CSTL dựavào lâm sàng và hình ảnh X-quang cột sống thắt lưng

- Được điều trị tại khoa điều trị ngoại trú bệnh viện Châm cứu Trung ương

từ tháng 08/2014 đến tháng 08/2015

- BN đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn BN theo y học hiện đại

BN được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa CSTL với biểu hiện:

- Đau vùng thắt lưng ở giai đoạn cấp và bán cấp, mạn tính không lanxuống đùi và chân

- Có các dấu hiệu của hội chứng cột sống:

+ Biến dạng cột sống, các tư thế chống đau: trước- sau, thẳng-chéo.+ Dấu hiệu Schober tư thế đứng ≤ 3 cm

+ Dấu hiệu bấm chuông (+)

- Hình ảnh X-quang thường quy: dựa vào các dấu hiệu cơ bản của THCS:+ Hẹp khe khớp không đồng đều, biểu hiện giảm chiều cao của đĩađệm hẹp nhưng không dính khớp

+ Gai xương ở ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo thànhnhững cầu xương, khớp nhân tạo Đặc biệt những gai xương ởgần lỗ tiếp hợp dễ bị chèn ép vào rễ thần kinh

26

Trang 27

+ Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương.

+ Không có hiện tượng hủy xương

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn BN theo y học cổ truyền

BN được chẩn đoán yêu thống thể can thận hư và / hoặc thể phong hànthấp trên can thận hư với biểu hiện:

- Đau vùng ngang thắt lưng, cấp tính, bán cấp hoặc đau mạn tính lâungày, ê ẩm, mỏi ngang thắt lưng đau nhiều về đêm, nằm nghỉ không đỡđau, BN thích xoa bóp, ngại vận động, lạnh ẩm đau tăng

- Mỏi gối

- Chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi mỏng (phong hàn thấp), chất lưỡi đỏ,rêu vàng mỏng (can thận hư)

- Mạch phù khẩn (phong hàn thấp), mạch hoạt sác (can thận hư)

- Nghiêng về âm hư thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo, họng khô, sắcmặt hồng, lòng bàn tay bàn chân ấm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- BN ĐTL mà trên phim Xquang không có hình ảnh THCS

Trang 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, so sánh trướcsau và có đối chứng

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Tính theo công thức:

BN được lựa chọn ngẫu nhiên theo thứ tự vào viện, số lẻ thuộc nhóm

I, số chẵn thuộc nhóm II, để đảm bảo nhận được sự phân bố vào hai nhómsao cho có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ đau,… :

 Nhóm I (53 BN): điều trị bằng phương pháp điện trường châm kếthợp XBBH

 Nhóm II (53 BN): điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợpXBBH

28

Trang 29

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Bệnh nhân ĐTL do thoái hoá cột sống

Điện châm + XBBH Điện trường châm + XBBH

Kết quả điều trị Sau điều trị 7 ngày, 14 ngày

(Các BN nghỉ Thứ 7 và Chủ Nhật)

So sánh

Kết luận

Trang 31

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu

* Phương tiện trong nghiên cứu

- Kim châm cứu: có hai loại kim dài 5cm và 10-15cm làm bằng thépkhông rỉ chân bạc, vô trùng, dùng một lần Do hãng thiết bị y tế Hoa Đà – TôChâu – Trung Quốc sản xuất

- Máy điện châm M8 do bệnh viện Châm cứu Trung ương sản xuất

- Thước đo tầm vận động cột sống (theo phương pháp Zero)

- Thước đo thang điểm VAS của hãng Astra- Zeneca

- Thước dây

- Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu

2.2.3 Quy trình nghiên cứu

2.2.3.1 Nhóm I

- Điều trị bằng phương pháp điện trường châm phối hợp XBBH

- Công thức huyệt điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp tuần kinhthủ huyệt

- Châm

+ Bổ huyệt: Thận du xuyên Đại trường du

+ Tả huyệt: Xuyên huyệt Giáp tích L1-L5, A thị huyệt

+ Bình bổ bình tả: Uỷ trung (Châm thẳng 0,5 - 1 thốn)

* Kỹ thuật điện trường châm:

- Xác định đúng vị trí huyệt

- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay trái căng da vùng huyệt

và ấn xuống để tán vệ khí

Trang 32

- Tay phải đưa kim thật nhanh qua da (thì 1) và đẩy kim từ từ cho đến khingười bệnh có cảm giác tức nặng và người thầy thuốc có cảm giác chặt nhưkim bị mút xuống, đó là hiện tượng đắc khí thì thôi không đẩy kim nữa (thì 2).

- Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, cùng đường kinh

- Điều chỉnh cường độ và tần số cho phù hợp:

Bổ: Tần số 1 - 4 Hz, cường độ 1 - 5 microampe

Tả: Tần số 5 - 10 Hz, cường độ 0 - 100 microampe

(Tần số và cường độ tuỳ theo tình trạng bệnh và ngưỡng chịu đựngcủa từng người)

- Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 25 phút

- Liệu trình: 25 phút/lần x 1 lần/ngày x 14 ngày

Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn vào

da người bệnh vùng thắt lưng, hông, và di động theo đường tròn, từ trênxuống dưới, mức độ làm từ chậm đến nhanh dần, ấn nhẹ đến nặng dần Thựchiện khoảng 5 phút

Thủ thuật 3: Lăn

32

Trang 33

Dùng khớp ngón tay, bàn tay của các khớp ngón út, ngón đeo nhẫn, ngóngiữa với một sức ép nhất định vận động khớp cổ tay để làm ba khớp ngón tay,bàn tay lần lượt lăn dọc trên vùng thắt lưng hai bên Thực hiện khoảng 5 phút.

Thủ thuật 4: Bóp

Dùng ngón tay cái và các ngón kia bóp dọc vùng cơ cạnh sống, vừa bópvừa kéo nhẹ cơ lên, thực hiện khoảng 5 phút

Thủ thuật 5: Ấn (Day huyệt)

Dùng ngón tay cái hoặc khuỷu tay day, ấn vào các huyệt vùng dọc 2 bêncột sống thắt lưng, mông, chân Thực hiện khoảng 5 phút

- Thời gian cho mỗi lần XBBH: 20 phút

2.2.3.2 Nhóm II

- Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp XBBH

- Phác đồ huyệt: Điện châm các huyệt:

+ Châm tả: Giáp tích L1 – L5, A thị huyệt

+ Châm bổ: Thận du, Đại trường du

+ Bình bổ bình tả: Uỷ trung (Châm thẳng 0,5 - 1 thốn)

Kỹ thuật điện châm và xoa bóp: Tương tự nhóm I

2.2.4 Chỉ tiêu quan sát và đánh giá

Các chỉ tiêu nghiên cứu về lâm sàng của hai nhóm được theo dõi, đánhgiá tại 3 thời điểm:

• Trước điều trị (ngày vào viện đầu tiên)

Trang 34

• Sau điều trị 7 ngày điều trị

• Sau điều trị 14 ngày điều trị (không tính ngày nghỉ)

2.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu chung:

- Phân bố theo nhóm tuổi

- Phân bố theo giới tính

- Phân bố theo nghề nghiệp

* Các chỉ tiêu lâm sàng:

- Mức độ đau của BN theo thang điểm VAS

- Tính chất khởi phát

- Liên quan đến gắng sức

- Tiền sử dung thuốc giảm đau

- Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober)

- Đo tầm vận động CSTL: nghiêng, gấp, ưỡn

- Phân nhóm kết quả điều trị chung

- Thể bệnh theo YHCT

* Chỉ tiêu X-quang:

- Hẹp khe khớp

- Đặc xương dưới sụn

- Chồi xương (gai xương)

* Các tác dụng không mong muốn

Trang 35

* Cách đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Mức độ đau: Mức độ đau của BN được đánh giá theo thang điểm

VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra-Zeneca Thang điểm sốhọc đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt

Cấu tạo của thước:

+ Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 – 10 điểm

+ Một mặt: có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để BN

tự lượng giá cho đồng nhất độ đau

Bảng 2.1 Thang điểm VAS

giá

Hình B 1 < VAS ≤ 2,5 Hơi đau, khó chịu mất ngủ, không vật

vã, hoạt động bình thường 3 điểmHình C 2,5 < VAS ≤ 5 Đau khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, kêu

Hình D 5 < VAS ≤ 7,5 Đau nhiều, liên tục, hạn chế vận động 1 điểmHình E 7,5 < VAS ≤ 10 Đau nghiêm trọng, toát mồ hôi không

- Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober)

Cách đo: BN đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở mộtgóc 60o, vạch một đường thẳng ngang qua đốt sống thắt lưng 5 (ngang haimào chậu) đo lên trên 10cm rồi vạch đường thẳng ngang thứ hai, cho BN cúitối đa, chân vẫn giữ thẳng, đo lại khoảng cách giữa hai điểm đã đánh dấu(bình thường giá trị này từ 14 – 16cm, độ giãn cột sống thắt lưng được coi làgiảm khi chỉ số này giảm <14cm)

Đánh giá độ giãn CSTL:

Trang 36

+ Đo độ ưỡn ngửa của cột sống.

Cách đo: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố định đặt dọc theođùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu BN đứng thẳng hai gót chânchụm vào nhau, ngửa thân tối đa Góc đo được là góc của độ ngửa cột sốngthắt lưng

Giá trị bình thường: 30- 35 độ Nếu góc nhỏ hơn 10 độ là bệnh lý.+ Đo độ nghiêng

Cách đo: BN đừng thẳng điểm cố định ở gai sau S1, cành cố định theophương thẳng đứng, cành di động đặt dọc theo cột sống, yêu cầu BN nghiêngtối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng của cột sống

Giá trị bình thường: 20- 30 độ, nếu góc đo nhỏ hơn bình thường 10 độ

Trang 37

vào nhau Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái BN, áp sát khớp kế vàophía bên cột sống thắt lưng đối tượng, yêu cầu BN cúi gập thân hết mức (chânthẳng, đầu gối không gập, mấu chuyển lớn - lồi cầu ngoài xương đùi - mắt cángoài nằm trên một đường thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên song song vớihai chân, bàn tay duỗi thẳng) Cành di động theo chiều gấp của đối tượng, kếtquả đọc được trên thước đo độ chính là độ gấp cột sống thắt lưng Giá trị bìnhthường 110 độ.

* Phân nhóm kết quả điều trị chung.

Phân nhóm kết quả điều trị dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số: thangnhìn, độ giãn CSTL, tầm vận động CSTL:

Trang 38

+ Tính độ lệch chuẩn (SD)

+ So sánh 2 giá trị trung bình dùng Test t - student

+ So sánh các tỷ lệ bằng kiểm định 2

Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

2.2.7 Y đức trong nghiên cứu

- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chămsóc bảo vệ sức khỏe cho người bệnh

- Các BN tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu

- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu bệnh năng thêm, hoặc BN yêucầu dừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác

đồ điều trị

- Được hội đồng đề cương thông qua

38

Trang 39

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 106 BN

3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Phân bố BN theo tuổi: Tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 79, trung bình 46,6 ± 14,3

Trang 40

Các nhóm tuổi được phân bố như sau:

Bảng 3.1 Phân bố BN theo nhóm tuổi

Nam Nữ

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới Nhận xét: Tỷ lệ nữ: nam là 1,07:1 trong đó nữ chiếm 51,9%

So sánh phân bố BN theo giới giữa các nhóm điều trị:

Bảng 3.2: So sánh giới tính của hai nhóm bệnh nhân

40

Ngày đăng: 03/11/2019, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w