1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của bài THUỐC “QUYÊN tý THANG” kết hợp LIỆU PHÁP KINH cân TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI gáy DO THOÁI hóa cột SỐNG cổ

104 1,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

NGUYỄN HOÀI LINHĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “QUYÊN TÝ THANG” KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TR

Trang 1

NGUYỄN HOÀI LINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “QUYÊN TÝ THANG” KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI

GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

Hà Nội – 2016

Trang 2

NGUYỄN HOÀI LINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “QUYÊN TÝ THANG” KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI

GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Chuyên ngành: Y học cổ truyền

Mã số : 62726001

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Dương Trọng NghĩaPGS TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội – 2016

Trang 3

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa

Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều

kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

TS Dương Trọng Nghĩa – Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, trưởng khoa Y học cổ

truyền Trường Đại học Y Hà Nội, hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và chỉ bảo em trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.

Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận văn Bác sỹ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người

cô đã đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu.

Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,

những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như hoàn thành luận văn.

Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa cùng toàn thể nhân viên khoa khoa Khám bệnh, khoa Nội, khoa Lão, khoa Châm cứu dưỡng sinh - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương đã tạo điều kiện cho

em học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và nghiên cứu Cảm ơn các anh chị, các bạn, các em, những người luôn

đồng hành cùng em, động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đã qua.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016

Nguyễn Hoài Linh

Trang 4

Tôi là Nguyễn Hoài Linh, học viên bác sĩ nội trú khóa 38, Trường Đại học

Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS Dương Trọng Nghĩa và PGS TS Nguyễn Thị Thu Hà

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016

Người viết cam đoan

Nguyễn Hoài Linh

Trang 5

AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)ALT Alanine Aminotransferase

AST Aspartate Aminotransferase

HIV Human Immunodeficiency Virus

(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)MRI Magnetic Resonance Imaging (Hình ảnh cộng hưởng từ)

NDI Neck Disability Index

(Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ)THCS Thoái hóa cột sống

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại 3

1.2 Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền 10

1.3 Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam 12

1.4 Tổng quan về liệu pháp kinh cân và bài “Quyên tý thang” 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Chất liệu nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35

3.2 Kết quả điều trị 44

3.3 Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị 51

3.4 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của BN trong nghiên cứu52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55

4.2 Kết quả điều trị 59

4.3 Tác dụng không mong muốn 64

4.4 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu 64

KẾT LUẬN 66

KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 2.2 Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý 31

Bảng 2.3 Đánh giá co cứng cơ 32

Bảng 2.4 Đánh giá hội chứng rễ 32

Bảng 2.5 Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày 33

Bảng 3.1 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS 38

Bảng 3.2 Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị 39

Bảng 3.3 Hội chứng rễ trước điều trị 40

Bảng 3.4 Đặc điểm về vị trí co cứng cơ trước điều trị 41

Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NDI trước điều trị 42

Bảng 3.6 Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ 43

Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá hội chứng viêm sinh học 43

Bảng 3.8 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 3 tuần điều trị 44

Bảng 3.9 Đánh giá mức độ giảm đau sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần 45

Bảng 3.10 Kết quả giảm đau theo các vị trí sau điều trị 46

Bảng 3.11 Kết quả điều trị hội chứng rễ 47

Bảng 3.12 Kết quả giảm co cứng cơ theo các vị trí sau điều trị 48

Bảng 3.13 Đánh giá tổng số vị trí co cứng cơ sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần 49 Bảng 3.14 Đánh giá tầm vận động cột sống cổ trước – sau 3 tuần điều trị 50

Bảng 3.15 Khoảng cách cằm - ngực và chẩm - tường sau điều trị 50

Bảng 3.16 Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau điều trị 51

Bảng 3.17 Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 52

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa lứa tuổi và hiệu quả giảm đau 52

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và hiệu quả giảm đau 53

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thời gian đau và hiệu quả giảm đau 54

Trang 8

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm phân bố bệnh nhân về tuổi 36Biểu đồ 3.3 Đặc điểm chung về thời gian đau trước điều trị 37Biểu đồ 3.4 Đặc điểm về vị trí đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị 40Biểu đồ 3.5 Số bệnh nhân co cứng cơ theo vị trí tại tuần thư 3 48

Trang 9

Hình 1.1 Các đốt sống cổ 3

Hình 1.2 Các động tác vận động của cột sống cổ 4

Hình 1.3 Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ 5

Hình 1.4 X-quang cột sống cổ bình thường 7

Hình 1.5 X – quang cột sống cổ bị thoái hóa 8

Hình 2.1 Thang điểm đau Visual Analogue Scale (VAS) 22

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý gây biến đổi tất cả các cấu trúc củakhớp, thường phối hợp với nhau Thay đổi tối thiểu trong thoái hóa khớp làmất từng điểm sụn khớp, ban đầu thường không đồng nhất Về sau, xuất hiệntăng độ dày và xơ bản xương dưới sụn, mọc gai xương tại rìa khớp, giãn căngcác bao khớp, kết hợp với viêm nhẹ màng hoạt dịch khớp, suy yếu các cơ cầunối khớp Có rất nhiều cơ chế bệnh sinh dẫn tới thoái hóa khớp, nhưng bướcđầu tiên thường do chấn thương tới hệ thống bảo vệ khớp [1]

Thoái cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) đứng hàng thứ hai(sau THCS thắt lưng 31%) và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp.Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu liên quan tớinhiều thành phần mạch máu, thần kinh; trong đó đau vai gáy là một trongnhững nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám [2],[3],[4]

Hiện nay, THCSC không chỉ phổ biến ở những người cao tuổi mà cònhay gặp ở người trong độ tuổi lao động Nguyên nhân là do cuộc sống tĩnh tại

và liên quan tới tư thế lao động như: ngồi, cúi cổ lâu hoặc động tác đơn điệulặp đi lặp lại của đầu, đòi hỏi sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ Tại

Mỹ, ước tính đến 2020, số lượng bệnh nhân mắc thoái hóa khớp tăng từ 66 –100% [1] Bệnh THCSC không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân, giảm năngsuất lao động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống Vì vậy, THCSC đang làvấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc [5],[6]

Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổnhưng điều trị nội khoa và vật lý trị liệu vẫn là lựa chọn hàng đầu [4],[5]

Trang 11

Trong Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổđược xếp vào chứng lạc chẩm Bệnh do chính khí cơ thể suy yếu, lục dâmxâm phạm, bế tắc kinh lạc gây đau [7], [8], [9], [10].

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị chứng tý: dùng thuốc vàkhông dùng thuốc với kết quả khả quan Liệu pháp kinh cân được sử dụng tạinhiều nơi trên thế giới cho thấy có kết quả tốt trong điều trị chứng bệnh này.Tuy nhiên, tại Việt Nam liệu pháp này vẫn chưa được phố biến và chưa cónghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng của liệu pháp này trên lâm sàng

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu:

1 Đánh giá tác dụng điều trị của bài “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC.

2 Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu.

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại

1.1.1 Khái niệm

Thoái hóa cột sống (THCS) hay thoái hóa khớp nói chung và THCSCnói riêng, được định nghĩa là tổn thương toàn bộ khớp, bao gồm tổn thươngsụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnhkhớp và màng hoạt dịch Đó là bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn về cấutrúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp (và cột sống) Tổn thương diễnbiến chậm tại khớp gây các biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹpkhe khớp, tân tạo xương và xơ xương dưới sụn [4]

1.1.2 Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ

1.1.2.1 Cấu tạo giải phẫu

Hình 1.1 Các đốt sống cổ [13]

Trang 13

Cột sống cổ cấu tạo bởi 7 đốt sống cổ kí hiệu từ C1 – C7, 5 đĩa đệm và 1đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – lưng C7 – D1), lỗ gian đốt sống, khớp đốtsống và dây chằng Cột sống cổ thường được chia thành hai vùng: cột sống cổtrên (C1 – C2) và cột sống cổ dưới (C3 – C7), tổn thương ở từng vùng sẽ cóbiểu hiện lâm sàng khác nhau.

1.1.2.2 Chức năng cột sống cổ.

Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình; đồngthời tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư thế Cộtsống cổ là nơi chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống.Các đĩa đệm vùng cột sống cổ có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năngbiến dạng và tính chịu nén ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống, giảmcác chấn động lên cột sống, não và tủy [6], [7], [13]

Hình 1.2 Các động tác vận động của cột sống cổ [13].

1.1.3 Yếu tố thuận lợi và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống cổ

1.1.3.1 Yếu tố thuận lợi

THCSC thường xuất hiện ở những người tuổi cao hoặc có công việc gâytình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống cổ Ngoài ra, THCSC còn

có các yếu tố nguy cơ như di truyền, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết,bệnh tự miễn…[6], [7], [17], [18]

Trang 14

1.1.3.2 Cơ chế bệnh sinh

Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế bệnh sinh củaTHCSC là lý thuyết cơ học và lý thuyết tế bào Lý thuyết cơ học mô tả sự suyyếu các sợi collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan Lý thuyết tếbào nêu lên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại, giải phóng các enzymtiêu protein làm hủy hoại dần dần các chất cơ bản [6], [7], [13], [17], [18]

Hình 1.3 Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ [13].

1.1.4 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

1.1.4.1 Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của THCSC phụ thuộc vào vị trí, mức độ và biếnchứng của bệnh (chèn ép thần kinh, mạch máu…)

Trang 15

 Hội chứng cột sống cổ:

Triệu chứng thường gặp nhất trong hội chứng cột sống cổ là đau vùngcột sống cổ cấp hay mạn tính, đau kèm co cứng cơ cạnh sống Bệnh nhân cóđiểm đau tại cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ Đau tăng lên khi ở tư thế

cổ thẳng hoặc cúi kéo dài, căng thẳng, thay đổi thời tiết đặc biệt là khi lạnh.Bệnh nhân hạn chế vận động cột sống cổ [6], [7]

 Hội chứng rễ thần kinh:

Khi có hội chứng rễ, bệnh nhân thường có các rối loạn cảm giác kiểu rễnhư đau âm ỉ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau từ cổ lan xuống tayphải hoặc tay trái hoặc lan lên vùng gáy Đau tăng với các tư thế và nghiệmpháp (ho, hắt hơi, ngồi lâu) hay khi trọng tải trên cột sống cổ tăng (khi đi,đứng, ngồi lâu) Bệnh nhân có thể có các dị cảm vùng da do rễ thần kinh bịchèn ép chi phối như tê bì, kiến bò, nóng rát Nặng hơn, bệnh nhân có thể córối loạn vận động kiểu rễ gây giảm vận động một số cơ chi trên (thường ít khiliệt) hoặc giảm hay mất phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi phối bị chèn

ép Triệu chứng teo cơ chi trên ít gặp [4], [6], [18]

 Hội chứng động mạch đốt sống (HC giao cảm cổ sau Barré Liéou)Bệnh nhân có hội chứng động mạch đốt sống thường có các triệu chứngđau đầu vùng chẩm, thái dương, hai hố mắt thường vào buổi sáng; có thể kèmchóng mặt; hoa mắt, giảm thị lực thoáng qua; rung giật nhãn cầu; tiếng vekêu trong tai, đau tai; loạn cảm thành sau họng, bệnh nhân nuốt vướnghoặc đau [5], [6], [7]

 Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đoán cho bệnh nhân khôngphải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc THCSC có HC tủy cổ nếu khám không

có dấu hiệu Spurling và Lhermitte

Trang 16

Dấu hiệu Spurling: Khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng

đầu về bên đau, tạo ra đau nặng từ vùng cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay

và bàn tay Đây là dấu hiệu quan trọng đánh giá đau kiểu rễ Đau ở đây xuấthiện do động tác làm hẹp lỗ gian đốt sống và tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra

Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột cống cổ

xuống cột sống lưng khi cúi cổ Trong THCSC, dấu hiệu này chỉ gặp ở nhómbệnh nhân có hội chứng tủy cổ [20], [21]

1.1.4.2 Triệu chứng cận lâm sàng

 X - quang cột sống cổ trong THCSC cho thấy các hình ảnh: gai xương

ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống; hẹp khoang gian đốtsống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾); đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bánnguyệt và mất đường cong sinh lý cột sống cổ [4], [5], [6]

Hình 1.4 X-quang cột sống cổ bình thường [14].

Tư thế chụp trước sau (A), tư thế chụp nghiêng (B), tư thế chụp chếch (C)

1 Thân đốt sống 2 Mỏm răng 3 Diện khớp 4 Lỗ gian đốt sống

5 Mỏm gai 6 Mỏm ngang 7 Thân đốt trục (C2) 8 Khe gian đốt sống

9 Cung trước đốt đội (C1) C Mỏm móc D Mảnh E Cuống

Trang 17

D E

Hình 1.5 X – quang cột sống cổ bị thoái hóa [14].

Tư thế chụp trước sau (D), tư thế chụp nghiêng (E)

 Cắt lớp vi tính cho thấy nhiều mặt cắt của cột sống cổ, giúp xác định

rõ tổn thương Cộng hưởng từ cho phép quan sát các cấu trúc mềm của vùng

cổ, đặc biệt là tủy sống

1.1.5 Chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

 Chẩn đoán xác định: Chẩn đoán xác định đau vai gáy do thoái hóakhớp là một chẩn đoán loại trừ Bệnh nhân cần chẩn đoán phân biệt với thoát

vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm xương, mô mềm cạnh sống, lao, các khối u, cácbệnh thoái hóa thần kinh (xơ cứng cột bên teo cơ, xơ cứng rải rác ), viêmđám rối thần kinh cánh tay [2]

Trên lâm sàng, nghĩ đến đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ khi bệnhnhân HC cột sống cổ hoặc/ và hội chứng rễ hoặc/ và hội chứng động mạch đốtsống trên lâm sàng và hình ảnh thoái hóa cột sống cổ trên phim X – quang.Bệnh nhân không có hội chứng tủy cổ trên lâm sàng MRI và CT cột sống cổloại trừ các nhóm bệnh khác khi có gợi ý [2], [3], [4], [14]

Trang 18

1.1.6 Điều trị và phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại

1.1.6.1 Điều trị

Điều trị thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là điều trị triệu chứng, phục hồichức năng, phòng bệnh bằng hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp vàcột sống

 Điều trị bảo tồn:

Về nội khoa, THCSC được điều trị bằng các nhóm thuốc sau:

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh như thuốc chống viêm khôngsteroid (Diclofenac, Meloxicam…); corticoid (không dùng đường toàn thân,chỉ dùng đường nội khớp); thuốc giãn cơ vân (Mydocalm, Myonal…); thuốcgiảm đau sử dụng theo bậc thang giảm đau của WHO Khi dùng các nhómthuốc này cần lưu ý các chống chỉ định và tác dụng phụ

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm bao gồm thuốc ức chế men tiêusụn (Chondroitin sulfate), tăng cường tổng hợp proteoglycan và tăng sản xuấtchất nhầy dịch khớp (Glucosamin sulfate)…

Các vitamin nhóm B (Neurobion, Methylcoban…) đặc biệt hay được sửdụng khi có tổn thương thần kinh

Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm tập vận động CS cổ; chiếu đèn hồngngoại, đắp bùn nóng; tắm nước khoáng, bơi và kéo giãn cột sống cổ…[2], [3],[4], [17]

 Điều trị phẫu thuật trong THCSC được chỉ định khi các dấu hiệu thầnkinh tiến triển nặng hoặc đã điều trị bảo tồn tại cơ sở chuyên khoa không kếtquả; thoái hóa cột sống cổ gây trượt đốt sống, nguy cơ mất vững cột sống [6],[7], [20]

Trang 19

1.1.7 Hậu quả về sức khỏe của THCSC

THCSC có thể gây những thương tổn cho bệnh nhân về cả thể chất vàtinh thần Về thể chất, THCSC làm bệnh nhân đau, hạn chế vận động, gây ảnhhưởng đến sinh hoạt, lao động THCSC ảnh hưởng đến tinh thần thông quaviệc đau kéo dài gây ra lo lắng, mất ngủ, bệnh nặng có thể làm cho bệnh nhân

bị suy nhược cơ thể

Nếu bệnh nhân có hội chứng tủy cổ, có thể bị liệt cứng nửa người hoặc liệtcứng tứ chi tăng dần, nếu không được điều trị hợp lý có thể để lại di chứng.Bệnh nhân cũng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn của thuốcđiều trị khi dùng kéo dài như nhóm chống viêm giảm đau không steroid gâyloét dạ dày, tá tràng…[4], [6]

1.2 Quan niệm về thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền

1.2.1 Bệnh danh thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được xếpvào chứng lạc chẩm

Lạc chẩm là sự bế tắc kinh mạch, khí huyết, phát sinh trên cơ sở khíhuyết suy kém, âm dương không điều hòa, các tà khí từ bên ngoài thừa cơ

Trang 20

xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khíhuyết không lưu thông gây đau; hoặc do người cao tuổi chức năng các tạngphủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡngđược cân, tỳ hư cơ nhục yếu mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cân cocứng, teo cơ, vận động khó khăn…[8], [9].

vả, ăn uống, tình dục không điều độ làm khí huyết suy hoặc do đàm ẩm, huyết ứsau chấn thương mà gây bế tắc kinh lạc cũng có thể gây chứng lạc chẩm [8], [9]

để điều trị [11] Châm các huyệt Hậu khê (VI.3), Phong trì (XI.20), Đại chùy(XIII.14), Liệt khuyết (I.7) [8], [9], [10]

Thể khí trệ huyết ứ

Bệnh nhân có triệu chứng chính giống như thể phong hàn Bệnh thườngxảy ra sau mang vác vật nặng, sai tư thế, mạch phù khẩn

Trang 21

Pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, thư cân hoạt lạc.

Phương điều trị: Dùng bài Tứ vật đào hồng gia vị Châm cứu các huyệtPhong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông, Dương lăng tuyền, Dương trì cùng bên[11]

 Thể phong hàn thấp kèm can thận âm hư

Bệnh nhân được chẩn đoán chứng lạc chẩm thể phong hàn thấp tý:vùng cổ gáy đau nhức, cứng khó vận động; đau tăng lên khi gặp lạnh, gió,mưa, ẩm; sợ lạnh, cảm giác lạnh vùng cổ gáy, đau giảm khi chườm ấm hoặcxoa bóp Ngoài ra có các triệu chứng đau đầu, đau lan xuống vai, tay; vậnđộng nặng nề, khó khăn; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi nhớt, mạch phù hoạt

Pháp điều trị: Bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp

Bài thuốc thường dùng là bài Tam tý thang Cứu các huyệt Quannguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao; tại chỗ châm bổ, ôn châm các huyệttại khớp đau và vùng lân cận [8], [11]

1.3 Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới

và Việt Nam

1.3.1 Trên thế giới

Thoái hóa cột sống cổ đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu vềđặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị, bao gồm cả phương pháp Yhọc hiện đại và Y học cổ truyền

Trang 22

Đảng Kiến Quân (2003) nghiên cứu châm cứu điều trị đau vai gáy doTHCSC bằng các huyệt Phong trì, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Đại trùy, Thiêntông kết hợp xoa bóp cho 56 bệnh nhân Kết quả có hiệu quả 96,4% [23].Blossfeldt P (2004) đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bằng châm cứu ở

153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68% Theo dõi trong thời gian dàithấy 49% số bệnh nhân duy trì hiệu quả điều trị sau 6 tháng và 40% duy trìsau 1 năm [24]

He D và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đại học tổng hợp Oslo, Nauy đãnghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau vai mạn tính của châm cứu

ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng (47 ± 9 tuổi) có thời gian đau từ 3 – 21năm Kết quả cho thấy châm cứu ngoài tác dụng giảm đau, còn có tác dụngcải thiện giấc ngủ, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm uất và cải thiện chấtlượng cuộc sống Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các tác giả thấycác triệu chứng này vẫn được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhómchứng [25]

Witt C M và cộng sự (2006) đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàngngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm và một nghiên cứu thuần tập trên hơn

14161 bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính trên 6 tháng ở Đức (chọn ngẫu nhiên

1880 BN vào nhóm điều trị châm cứu và 1885 bệnh nhân vào nhóm chứngkhông châm cứu, 10395 bệnh nhân vào nhóm châm cứu nghiên cứu thuầntập) Bệnh nhân nhóm châm cứu được châm 15 lần trong 3 tháng Kết quảnghiên cứu cho thấy nhóm châm cứu có kết quả giảm đau và hạn chế vậnđộng tốt hơn nhóm chứng với p < 0,001 và duy trì trong suốt 6 tháng sau đó.Nhóm nghiên cứu thuần tập có mức độ đau trước điều trị nặng hơn nhómngẫu nhiên, nhưng mức độ phục hồi sau điều trị tốt hơn [26]

Quách Xuân Ái (2006) quan sát trên 30 bệnh nhân dùng châm cứu, xoa

Trang 23

bóp điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt do THCSC thấy rằng: Khỏi bệnh33,33%, đỡ bệnh 90,0% [27].

Vương Cảnh (2009) nghiên cứu các triệu chứng hẹp động mạch đốtsống cổ do THCSC gây ra, bao gồm huyễn vựng, buồn nôn, thị lực giảmsút, tê cánh tay hoặc có cảm giác dị cảm Từ tháng 9/2005 tới 6/2009 tácgiả dùng châm cứu kết hợp thuốc Đông y điều trị 74 bệnh nhân đạt hiệuquả 83,33% [28]

1.3.2 Tại Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Lan (2003) nghiên cứu tác dụng của điện châm trên

50 bệnh nhân mắc Hội chứng vai tay tại Viện châm cứu Trung ương thấy kếtquả điều trị 72% tốt, 28% khá, không có bệnh nhân kết quả kém Trước điều trị

có 100% bệnh nhân đau vai gáy, giảm chỉ còn 5/50 bệnh nhân (10%) sau điềutrị, hạn chế vận động cột sống cổ cũng giảm từ 100% xuống còn 2% Trong quátrình nghiên cứu không thấy xảy ra tác dụng không mong muốn nào [29]

Trương Văn Lợi (2007) điều trị cho 36 bệnh nhân có HC co cứng cơvùng cổ gáy bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt thấy điểm đau VAS trungbình giảm từ 6,81±1,21 điểm xuống 2,01±1,35 điểm, có ý nghĩa thống kê với

p < 0,001 27,8% bệnh nhân có chức năng cột sống cổ về bình thường, 72,2%còn hạn chế ít, không còn trường hợp hạn chế nhiều [30]

Phương Việt Nga (2010) nghiên cứu tác dụng điều trị Hội chứng co cứng

cơ vùng cổ gáy bằng phương pháp điện châm mang lại kết quả: điểm đauVAS trung bình giảm từ 6,67 ± 1,21 xuống 2,96 ± 2,36 điểm; sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê với p < 0,05; cải thiện biên độ cột sống cổ Kết quả điều trịchung: Tốt 36,67% và khá 56,67% [31]

Hồ Đăng Khoa (2011) sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt có kếthợp tập vận động theo YHCT trong điều trị đau vai gáy do THCSC mang lạikết quả 86,7% tốt, 10% khá, 3,3% trung bình [32]

Nguyễn Tuyết Trang (2013) đánh giá tác dụng của cấy chỉ Catgut trong

Trang 24

điều trị đau vai gáy do THCSC thể phong hàn thấp tý, nhóm cấy chỉ có điểmđau VAS trung bình giảm từ 5,78 ± 1,28 điểm xuống 1,53 ± 0,84 điểm, caohơn nhóm điện châm với p > 0,05, cải thiện tầm vận động cột sống cổ và mức

độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày cao hơn nhóm điện châm với p <0,05 [33].Đặng Trúc Quỳnh (2014), đánh giá tác dụng của bài thuốc “Cát cănthang” trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thấy hiệu quả rõrệt trong giảm đau, điểm VAS giảm từ 6,00 ± 1,46 điểm xuống 1,37 ± 1,16điểm, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm từ19,83 ± 5,95 điểm xuống 8,93 ± 2,46 điểm [33]

1.4 Tổng quan về liệu pháp kinh cân và bài “Quyên tý thang”

1.4.1 Tổng quan về liệu pháp kinh cân

1.4.1.1 Hệ thống Kinh cân

Kinh cân là các nhánh lớn xuất phát từ các đường kinh chính, chạy đến

cơ, gân nên gọi là Kinh cân Kinh cân chỉ liên hệ với phần nông của cơ thể,không có tác dụng đến phủ tạng

Đường đi của Kinh cân trùng với kinh chính và được 12 kinh chính nuôidưỡng nên tên trùng với tên của 12 kinh chính nhưng có thêm chữ “cân” ởđầu và không có tên tạng phủ Ví dụ: Kinh cân thủ thái âm

Kinh Cân vận hành từ tay chân lên thân mình, cổ, đầu, thường phân bố ởchân tay, thân, khoang bụng và ngực Kinh Dương đi ở mặt ngoài, kinh Âm đi

ở mặt trong chân tay

Nếu theo đường vận hành của kinh Cân từ chỗ bắt đầu cho đến chỗ chấmdứt thì kinh Cân đa số bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân, đi qua những chỗkhớp xương cổ tay, khủy tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đùi háng, rồi sau đóchia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình (khác hẳn với sự bắt đầu và

Trang 25

chấm dứt, hoặc lên hoặc xuống của 12 kinh chính, cũng như khác với kinhBiệt ở chỗ kinh Biệt bắt đầu từ khuỷu tay, đầu gối trở lên) [12], [22].

1.4.1.2 Điểm cân kết

Lý luận

Điểm cân kết thường tập trung nhiều ở điểm bắt đầu và kết thúc các cơ,điểm góc, điểm giao nhau, điểm ma sát, lồi củ xương nhỏ, các đầu xương tự

do, xung quanh khớp và các nút da… “Điểm cân kết" là huyệt trong kinh cân,

nó có đặc trưng là cực kỳ nhạy cảm đau khi ấn, được xác định là nơi tổnthương Điểm này có hình thù có thể được tìm được, có quy luật phân bố,khác với "điểm đau" của huyệt theo kinh lạc hay A thị huyệt Đến nay người

ta đã xác định được 208 huyệt theo kinh cân – điểm cân kết Trên lâm sàng

“phương pháp xác định điểm tổn thương theo kinh cân” có đặc điểm: nhạy,

ổn định, chính xác Trên lâm sàng phối hợp chặt chẽ 2 tay xúc chẩn là mộtcách tiếp cận đa chiều để nhanh chóng xác định bộ vị kinh cân tổn thương,đặc tính và quy luật phản ứng dây chuyền của nó, vừa đơn giản, vừa thựcdụng

Đặc điểm thực tiễn trên lâm sàng

Liệu pháp kinh cân của Y học dân tộc Choang xét về phương diện điềutrị, dựa trên "Choang y lý cân thuật" của Y học dân gian dân tộc Choang, tứcbao gồm các thủ pháp Lý cân, Trảo cân, Niết cân, Phách đả cơ cân, phối hợpcác liệu pháp khác như Châm cứu, giác hơi, cho thấy liệu pháp này hàm chứa

hệ thống lý thuyết đa chiều mang tính quy luật phân bố của các khái niệm

"Điểm", "Tuyến", "Diện", đem khái niệm kinh điển "Dĩ thống vi du" (Lấyđiểm đau làm huyệt) biến đổi thành "Dĩ táo vi du" (Lấy điểm co cứng làmhuyệt), kết hợp bốn liệu pháp: "Choang y kinh cân thủ pháp, Choang y kinhcân, châm thích pháp, Choang y Kinh cân bạt quán pháp, phụ trợ liệu pháp",kết cấu sáng tạo thành một hệ thống chẩn đoán điều trị mới gọi là "Hệ thống

Trang 26

tổng hợp các thủ pháp điều chỉnh chỉnh thể giải tỏa điểm co cứng đa chiều,phát huy đầy đủ hiệu quả điều trị của một phương pháp dựa trên thành tựuhiệu quả điều trị kết hợp của nhiều phương pháp khác, giống như trăm conđường đều đi về một ngả (dị đồ đồng quy), dẫn tới công hiệu điều trị lý tưởng

"Tiêu bản tịnh giải" (giải quyết được cả gốc lẫn ngọn) của hệ thống lý thuyết

"Kết giải tắc tùng" (giải tỏa điểm co cứng thì gân thư giãn", "Cân tùng tắcthuận" (gân thư giãn thì hoạt động thuận lợi), "Cân thuận tắc động" (gân hoạtđộng thuận lợi thì năng động), "Cân động tắc thông" (gân năng động thì mọithứ hanh thông), ấy gọi là khái niệm "Tùng nhất Thuận nhất Động nhấtthông" vậy Đặc điểm đó chính là nguyên tắc duy trì việc điều trị thấu tớiđiểm phát bệnh, khiến gân cơ sau khi được giải kết, vị trí các điểm co cứng sẽphát lộ rõ ràng, lúc ấy người thầy thuốc mới kết hợp các thủ pháp Châm cứusáng tạo mới như "Cố táo hành châm", “Nhất khổng đa châm", "Cục bộ đachâm", "Thấu châm xuyên thích", "Di hành điểm thích", "Tận cân phânthích", "Khinh điểm thích lạc" một cách linh hoạt, đạt đến tác dụng giải tỏamột cách hệ thống các điểm co cứng kinh cân, tiêu tan các điểm co cứng trênthân thể người bệnh nhằm phục hồi sức khỏe

Thăm khám

Tùy thuộc vào những biểu hiện tổn thương cân cơ khác nhau, dùng ngóntay hoặc khuỷu tay tìm dọc theo đường kinh cân từ xa tới gần tiến hành ấn,bấm, chặt, bật để tìm chỗ cân bị bệnh (điểm cân kết) Thủ pháp: Sau khi tìmthấy tổn thương, kết hợp với ngón tay cái với khuỷu tay tiến hành các độngtác bấm, điểm, bật, phát theo hướng từ xa đến gần, cường độ nhẹ rồi tăng dần,mục đích làm chỗ cân kết mềm, giãn ra, giảm cảm giác ấn đau cục bộ

Trang 27

Châm:

Sau khi sát khuẩn, dùng ngón tay cái cố định điểm cân kết, châm nhanhvào điểm cân kết, đạt tới phần đáy của điểm cân kết, nhấc kim lên xuống,thay đổi hướng kim để đạt đắc khí

1.4.1.2 Biểu hiện bệnh lý của kinh Cân

Kinh Cân có nhiều nhánh nhỏ gọi là Tôn Lạc ở ngoài da Tà khí từ bênngoài xâm nhập vào tôn lạc rồi vào kinh cân Kinh khí trong kinh cân mấtthông sướng sinh đau nhức, co rút hoặc mềm nhão ở các vùng gân cơ do nóchi phối Bệnh của kinh cân thường không có biểu hiện ở tạng phủ [12], [22]

1.4.2 Liệu pháp kinh cân

1.4.2.1 Nguồn gốc liệu pháp kinh cân

Mục đích điều trị của liệu pháp kinh cân là thư cân Học thuyết kinh cânbao gồm tổ chức hệ thống cấu trúc hình thái, chức năng sinh lý, bệnh nguyên,bệnh lý, hội chứng lâm sàng, chẩn đoán, nguyên tắc và các phương pháp điềutrị Lý luận về kinh cân từ xưa đã có sự thống nhất cơ bản giữa lý thuyết vàthực hành lâm sàng

Theo nghĩa rộng thì liệu pháp kinh cân bao gồm tất cả các phương phápđiều trị dựa trên lý thuyết về kinh cân bao gồm: châm cứu, xoa bóp, phươngpháp điều trị khác như hỏa châm, châm đao, trường viên châm, cạo gió, cứu.Liệu pháp kinh cân được xác định trong sách "Linh khu – chương Kinhcân" nói rằng "trị tại phiến châm kiếp thích, dĩ tri vi số, dĩ thống vi huyệt," làm

cơ sở lý luận, áp dụng tổng hợp thủ pháp kinh cân, châm cứu kinh cân, giác hơitheo kinh cân và điều trị bằng thuốc dựa trên cơ sở lý thuyết kinh cân để đạtđược thư kinh thông lạc, điều hòa khí huyết, giải kinh chỉ thống Nguyên tắcchọn huyệt là dĩ thống vi huyệt nghĩa là chọn huyệt theo điểm đau

Đời Kim trong “Châm cứu giáp ất kinh” Hoàng Phủ Mi mô tả chi tiết

Trang 28

toàn bộ nơi bắt đầu kết thúc, tuần hành phân bố, bệnh lý và nguyên tắc chữabệnh Từ đời Đường, Tôn Tư Mạo lần đầu tiên đề xuất ra A thị huyệt ĐờiThanh, Ngô Kiêm viết “Y tông kim giám – chính cốt tâm pháp yếu chỉ” mô tảcách áp dụng thủ pháp trong các bệnh kinh cân trên lâm sàng [22]

Vi Quý Khang (1996) đúc kết nhiều năm thực hành lâm sàng viết cuốnsách “Liệu pháp kinh cân” trong đó giới thiệu chi tiết hệ thống về lý luậnkinh cân [22]

1.4.2.2 Tình hình nghiên cứu các phương pháp điều trị theo liệu pháp kinh cân

Thủ pháp lý cân:

Là việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng tay tác động trực tiếp trên

hệ thống cân cơ làm cho cân cơ từ trạng thái bệnh lý cân cơ tấu lý co cứng,khí huyết trở trệ chuyển sang trạng thái sinh lý khí huyết lưu hành thông suốt.Các phương pháp lý cân phổ biến là: phương pháp lăn, xát, day ấn, véo, nhổ,bật gân, điểm huyệt Do tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh, nên tác dụng giảikết tiêu táo làm mềm chỗ đau rất rõ rệt

Nhiễm Lai Đức (2011) sử dụng thủ pháp kinh cân điều trị 208 trườnghợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng, tổng số tỷ lệ hiệu quả là 91,83% do thủ phápkinh cân có thể thư cân giải kết, giãn rộng khoảng cách giữa các đốt sống làmgiảm áp lực nội đĩa đệm [33]

Lý Quân Hiệp (2013) sử dụng thủ pháp kinh cân kết hợp với hỏa châmđiều trị 80 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, kết quả tốt 46/80, khá 20/80; tỷ lệ cóhiệu quả là 82,5% [34]

Châm cứu theo kinh cân (liệu pháp châm cứu "tiêu táo"): liệu pháp châmcứu sử dụng một loạt các phương pháp châm cứu tác động lên vùng "táo kết"của bệnh kinh cân tức là các vùng có gân cơ co cứng, có tác dụng thư cân tiêutáo giải kết để đạt mục tiêu điều trị “khứ táo trừ bệnh”

Hoàng Đông Đình (2010) sử dụng châm theo kinh cân nhiều kim châm

Trang 29

nông vào vùng cơ co cứng cho 60 bệnh nhân, tỷ lệ khỏi và đỡ là 91,7% LýGiang Châu sử dụng trường viên châm điều trị cho 106 bệnh nhân đau thắtlưng do thoái hóa cột sống, tỷ lệ kết quả tốt rất cao [35].

Các liệu pháp kinh cân khác

Tương tự như liệu pháp châm cứu "tiêu táo" các phương pháp điều trịgiác hơi, cứu, cạo gió dựa trên nền tảng lý luận về kinh cân, tác dụng lên vùng

"táo kết" của bệnh kinh cân, có tác dụng tiêu táo giải kết đều là các phươngpháp điều trị hiệu quả

1.4.3 Bài “Quyên tý thang”

Bài “Quyên tý thang” trích từ “Bách nhất uyển phương” là bài thuốcđiều trị đau ở nửa người trên

Cấu tạo và phân tích bài thuốc

Khương hoàng Lý khí trong huyết, trừ khử hàn thấp 12g

Trong bài, khương hoạt, phòng phong có tác dụng phát tán phong thấp.Khương hoàng, Xích thược hoạt huyết, chỉ thống; Chích thảo, Hoàng kỳ íchkhí Đương quy, Đại táo hòa doanh, dưỡng âm Sinh khương hòa dinh vệ, dẫnthuốc đến các khớp Tổng hợp các vị thuốc cho tác dụng khu phong, tán hàn,trừ thấp, chỉ thống

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân được chẩn đoán là đau vai gáy do THCSC, điều trị tạibệnh viện YHCT Trung ương

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại

Bệnh nhân tuổi từ 30 trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp,được chẩn đoán xác định đau vai gáy: đau hoặc tê sau gáy lan xuống vai tay,

co cứng cơ vùng vai gáy và/hoặc kèm theo yếu, giảm trương lực các cơ tươngứng với các rễ thần kinh bị tổn thương chi phối

Các bệnh nhân được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâmsàng cần thiết, nếu được chẩn đoán nguyên nhân đau vai gáy do THCSC sẽđược lựa chọn vào nghiên cứu: Về lâm sàng BN phải có HC cột sống cổ; vềcận lâm sàng, BN phải có hình ảnh thoái hóa trên phim X - quang CS cổ vàkhông có biểu hiện viêm trong xét nghiệm máu BN được chẩn đoán lần đầuhoặc đợt cấp của bệnh mạn tính

Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệutrình điều trị; không áp dụng các phương pháp điều trị khác trong thờigian nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền

Bệnh nhân được chẩn đoán chứng lạc chẩm thể Phong hàn thấp tý: vùng

cổ gáy đau nhức, cứng khó vận động; đau tăng lên khi gặp lạnh, gió, mưa,ẩm; sợ lạnh, cảm giác lạnh vùng cổ gáy, đau giảm khi chườm ấm hoặc xoabóp Ngoài ra có các triệu chứng đau đầu, đau lan xuống vai, tay; vận độngnặng nề, khó khăn, không sưng nóng đỏ các khớp; rêu lưỡi trắng mỏng hoặchơi nhớt, mạch phù hoạt

Trang 31

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

Các trường hợp bệnh nhân như sau sẽ bị loại trừ khỏi nghiên cứu: Bệnhnhân đau vai gáy do bệnh lý không phải THCSC; đau vai gáy do THCSC cóhội chứng chèn ép tủy, đau vai gáy kèm theo các bệnh mạn tính như lao, suytim, suy gan, suy thận, HIV/AIDS…; các bệnh viêm nhiễm cấp tính nhưnhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm da tại vùng vai gáy… Bệnh nhân khôngđồng ý tham gia nghiên cứu và bệnh nhân không tuân thủ điều trị

2.2 Chất liệu nghiên cứu

2.2.1 Bài thuốc “Quyên tý thang”

Bài “Quyên tý thang” trích từ “Bách nhất uyển phương”

Cấu tạo bài thuốc

Trang 32

bằng máy Handle KSNP - B1130 - 240L của hãng KYUNG SEO MACHINE(Hàn Quốc) Thời gian sắc 1 lần là 2 tiếng, 150ml/gói, 1 thang sắc 2 gói Cáchdùng: Mỗi ngày bệnh nhân uống 2 gói, chia 2 lần sáng, chiều Chống chỉ địnhtrong trường hợp bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu

- Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ, đầu nhọn, đường kính 0,5 mm,dài 5 cm, xuất xứ hãng Đông Á, Việt Nam

- Pince vô khuẩn

- Bông, cồn 700

- Máy điện châm KWD - TN09 - T06 của Công ty TNHH Thương mại

và sản xuất Thiết bị Y tế Hà Nội

- Thước đo điểm đau VAS (Visual analogue scale), thước đo tầm vậnđộng khớp, thước dây, bộ câu hỏi đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày NDI[36]

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu,

so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu lấy cỡ mẫu chủ đích trong nghiên cứu lâm sàng, lấy 60bệnh nhân, chia thành 2 nhóm với n= 30

Quy định nhóm I là nhóm nghiên cứu, nhóm II là nhóm chứng

2.3.3 Quy trình nghiên cứu

 Bệnh nhân được chẩn đoán đau vai gáy do THCSC, đáp ứng các tiêuchuẩn chọn bệnh nhân à được lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu

 Chia 2 nhóm đảm bảo sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ bệnh,thời gian đau

Trang 33

 Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị (thời điểm T0).

 Làm các xét nghiệm CLS cần thiết: Bệnh nhân trong nghiên cứuđược chụp X - quang cột sống cổ 3 tư thế thẳng, nghiêng và chếch ¾; làm xétnghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng Bệnh nhân nhóm nghiên cứu đượckiểm tra chức năng gan (AST, ALT), chức năng thận (Ure, Creatinin) trướcđiều trị, được chụp MRI hoặc CT scaner nếu cần

Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm:

- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp kinh cân vàuống thuốc sắc bài “Quyên tý thang”

- Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm kết hợp xoabóp theo YHCT và uống thuốc sắc bài “Quyên tý thang”

Chuẩn bị bệnh nhân và trang thiết bị trước khi tiến hành:

Địa điểm châm cứu cần thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng Bệnh nhânđược giải thích rõ về quá trình điện châm và đo huyết áp trước khi tiến hành

Nhóm nghiên cứu: tiến hành các bước

(1) Kiểm tra các tổn thương kinh cân: dùng các ngón tay thăm khám cácđiểm co cứng dọc theo mỏm gai và mỏm ngang các đốt sống cổ, sau đó dọctheo các cơ thang, cơ nâng vai, cơ trám, cơ ức đòn chũm đặc biệt ở những điểmbám gân, điểm chịu lực của các cơ này, khám lần lượt từ nông đến sâu, từ nhẹđến mạnh Các điểm đau dọc theo kinh cân hoặc những nơi xuất hiện gân cơ cocứng ấn đau hoặc gân căng như dây thừng ấn rất đau là điểm cân kết

(2) Châm cứu theo kinh cân: dựa trên nguyên tắc "Cố táo hành châm"(châm cứu trên điểm co cứng) Dùng tay trái cố định điểm co cứng, tay phảidùng kim châm vào điểm co cứng với yêu cầu mục đích "Trúng táo điều khí"(Điều khí trên điểm co cứng) , vê kim hoặc nhấc kim lên xuống thay đổihướng kim tới khi xuất hiện cảm giác căng tức nặng hoặc lan ra xung quanh,

Trang 34

mắc điện 30 phút.

(3) Thủ pháp lý cân tiêu táo: dùng thủ pháp tác động thư cân giải kết tậptrung vào các tổn thương cân cơ dọc theo kinh cân thủ thái dương, thủ thiếudương ở vùng cổ vai gáy Đầu tiên dùng ô mô út lăn 03 - 05 lần khởi độngcục bộ trên vùng bị bệnh, sau đó dùng cùi trỏ hoặc mặt xương trụ kết hợp lựcngón tay cái cùng các ngón khác thực hiện các thủ pháp bấm, điểm, bật, véo,miết dọc điểm cân kết từ nhẹ đến nặng Thời gian thủ thuật là 15 phút

Liệu trình: điện châm theo kinh cân 1 lần/ngày Thủ pháp lí cân 1 lần/ngày

Thời gian điều trị: 3 tuần

 Nhóm đối chứng:

(1) Xác định huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế

(2) Điện châm các huyệt tại chỗ vùng:

Sử dụng công thức huyệt: Phong trì, Đại trữ, Kiên tỉnh, Trung Phủ,Thiên tông, Kiên ngung, Kiên ngung, Tý nhu, A thị huyệt [38]

(3) Xoa bóp vùng cổ vai gáy: Xát vùng cổ, vai, gáy 5 lần Dùng ô mô úthoặc nắm tay, lăn trên vùng cổ vai gáy 5 lần Day ấn các huyệt vùng và a thịhuyệt Vỗ vùng vai gáy và vận động cánh tay nếu cần Thời gian thực hiện thủthuật là 15 phút [11]., lưu kim 30 phút

Liệu trình: Điện châm và XBBH 1 lần/ ngày

Thời gian điều trị: 3 tuần

Trang 35

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

BN đau vai gáy vào Bệnh viện YHCT trung ương

Chẩn đoán THCS cổ theoYHHĐ và YHCT

Đau vai gáy do THCS cổ (lạc chẩm thể phong hàn thấp)

Nhóm NC (I)

Liệu pháp kinh cân

Quyên tý thang

Nhóm chứng (II)Điện châm, XBBH, Quyên tý thang

Điều trị trong 3 tuần

Đánh giá kết quả và so sánh

Kết luận

Trang 36

2.3.4 Các chỉ số theo dõi trong nghiên cứu

2.3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi triệu chứng LS theo YHHĐ trước và sau điều trị

 Triệu chứng toàn thân: Ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ

 Triệu chứng cơ năng:

- Mức độ đau của bệnh nhân: đánh giá theo thang điểm VAS

- Vị trí đau: vùng đỉnh, chẩm, cổ gáy, vai, tay, ngực

 Triệu chứng thực thể:

- Hội chứng cột sống cổ: Co cứng cơ (4 vị trí): cổ, vai, ngang D6, xungquanh xương bả vai; tầm vận động cột sống cổ (6 động tác): cúi, ngửa,nghiêng trái, nghiêng phải, quay trái, quay phải; khoảng cách cằm - ngực,chẩm - tường

- Hội chứng rễ thần kinh: tê lan xuống tay, xuống ngón tay, liệt 2 tay,giảm phản xạ gân xương, teo cơ

- Chỉ tiêu theo dõi mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ củabệnh nhân trước và sau điều trị: Bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI) [38]

2.3.4.2 Các chỉ tiêu cận lâm sàng để chẩn đoán THCSC trước điều trị

- Công thức máu, tốc độ máu lắng

- Hình ảnh tổn thương trên phim X - quang cột sống cổ

2.3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị.

Trang 37

2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị

2.3.5.1 Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS

Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được lượng giá bằng thang VAS(Visual Analogue Scale) Thang VAS được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi

11 điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không thể chịuđược, có thể choáng ngất) Đánh giá mức độ đau lúc vào viện và sau từngtuần điều trị (T0, T1, T2, T3) Thang VAS được chia thành 6 mức độ sau:

Bảng 2.1 Thang điểm VAS

8 < VAS ≤ 10 điểm Đau nghiêm trọng không chịu được 5 điểm

Đánh giá và so sánh mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị của từng nhóm và giữa hai nhóm ở các thời điểm T0, T1, T2, T3 [33]

2.3.5.2 Đánh giá, so sánh các triệu chứng lâm sàng sau điều trị của hai nhóm

Trang 38

 Tầm vận động của cột sống cổ:

Phương pháp đo TVĐ cột sống cổ dựa trên phương pháp đo TVĐ khớp

do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra [15] Phươngpháp này quy định mọi cử động khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu Zero,trong đó vị trí Zero là tư thế thẳng của người được khám, gồm đầu thẳng, mắtnhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song songvới nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau Vị trí giải phẫu duỗi của chi

và thân thể được quy ước là 00

.

TVĐ khớp được đo chủ động hoặc thụ động Vận động chủ động làchuyển động khớp của bệnh nhân qua TVĐ góc quy định của khớp Vận độngthụ động là chuyển động khớp của người khám qua TVĐ quy định của khớp.TVĐ khớp được đo bằng thước có gốc là mặt phẳng hình tròn, chia độ từ

00 - 3600, một cành di động và một cành cố định, dài 30cm Bệnh nhân đượcngồi thẳng, tựa lưng ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bànchân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người TVĐ của cộtsống cổ được đo ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa), nghiêng bên và quay

Đo độ gấp duỗi: người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành của thước

đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi),lần lượt cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng

đi của đỉnh đầu Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực, duỗiđến mức ụ chẩm nằm ngang

Đo độ nghiêng bên: người đo đứng phía sau BN, gốc thước đặt ở mỏm

gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùngvới trục đứng của thân Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định và cành diđộng đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu bệnh nhân

Đo cử động quay: người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của

Trang 39

đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt đường giữa thân Hai cành của thước chậplại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi Khi bệnh nhân xoay đầu lầnlượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trongkhi cành cố định ở lại vị trí cũ.

Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ và sự thậntrọng của người đo, hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng [39]

Khoảng cách cằm - ngực và khoảng cách chẩm - tường

Khoảng cách chẩm - tường được đo ở tư thế người bệnh đứng áp lưngvào tường, hai chân thẳng sao cho gót chân, mông, lưng chạm tường Khoảngcách cằm - ngực được đo khi người bệnh đứng hoặc ngồi thẳng lưng, cúi cổtối đa để cằm chạm vào ngực Bình thường vùng chẩm sát với tường, cằmchạm sát vào ngực, khoảng cách chẩm - tường và cằm - ngực bằng 0 cm Khi

có tổn thương cột sống cổ hoặc lưng (gù, dính CS cổ…) hoặc bệnh nhân đauvai gáy cấp có co cứng cơ, hạn chế vận động CS cổ thì ụ chẩm có thể không

Trang 40

sát được với tường mà có một khoảng cách, cằm không chạm được vào ngựckhi cúi tối đa Đo hai khoảng cách này có thể đánh giá mức độ của bệnh [25].

Không co cứng cơ bất kỳ vị trí nào 0 điểm

Có co cứng cơ vùng cổ/vai/ngang D6/xương bả vai 1 điểm

Hội chứng rễ thần kinh

Hội chứng rễ thần kinh được đánh giá bằng các triệu chứng tê lan xuốngtay, xuống ngón tay, liệt 2 tay, giảm phản xạ gân xương, teo cơ Bệnh nhânkhông có triệu chứng nào của hội chứng rễ được tính 0 điểm; có tối thiểu 1triệu chứng được tính 1 điểm

Bảng 2.4 Đánh giá hội chứng rễ

Không có triệu chứng của hội chứng rễ 0 điểm

Có ít nhất một triệu chứng của hội chứng rễ 1 điểm

2.3.5.3 Đánh giá mức độ cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo Bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI)

Bộ câu hỏi Neck Disability Index của tác giả Howard Vernon là mộtcông cụ dùng để tự đánh giá mức độ hạn chế gây ra do đau cổ gáy hoặc cácbệnh lý chấn thương cổ Bộ câu hỏi NDI được công bố lần đầu vào năm 1991

và là bộ câu hỏi đầu tiên cho việc tự đánh giá mức độ hạn chế gây ra do đau

cổ gáy, đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trong

Ngày đăng: 18/06/2017, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w