LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận” là do tự bản thân nghiên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC DUNG
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình
mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận” là do
tự bản thân nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn
Ngọc Dung Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực
Bình Thuận, Ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn
Trần Thị Như Ngọc
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu 3
7 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM BÌNH THUẬN 5
1.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận 5
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận… 5
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận… 6
1.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận… 7
Trang 51.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình
Thuận… 10
1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận…… 10
1.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận…… 11
1.2 Quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận… 13
1.2.1 Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng dưới 100 triệu đồng 13
1.2.2 Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu đồng 16
1.3 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận 18
1.4 Tóm tắt chương 1 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG 21
2.1 Cơ sở lý thuyết 21
2.2 Các nghiên cứu có liên quan đến mục tiêu của đề tài 22
2.3 Tóm tắt chương 2 24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM BÌNH THUẬN 26
3.1 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận 26
Trang 63.1.1 Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích và kết luận trong
nhận định vấn đề cần giải quyết tại bệnh viện 26
3.1.2 Thực tế tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện 33
3.1.2.1 Môi trường kiểm soát 33
3.1.2.2 Đánh giá rủi ro 35
3.1.2.3 Hoạt động kiểm soát 35
3.1.2.4 Thông tin và truyền thông 40
3.1.2.5 Giám sát 40
3.1.3 Kết luận sự tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công không hữu hiệu là vấn đề cần được giải quyết từ kết quả khảo sát định tính…… 42
3.2 Tóm tắt chương 3 46
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG KHÔNG HỮU HIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM BÌNH THUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 47
4.1 Kiểm chứng nguyên nhân hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công không hữu hiệu tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận… 47
4.1.1 Phương pháp định tính được sử dụng để kiểm chứng nguyên nhân hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công không hữu hiệu tại bệnh viện…… 47
4.1.2 Thực tế về nhân sự 48
4.1.3 Thực tế về hệ thống chứng từ kế toán 49
4.1.4 Thực tế về hệ thống quy trình mua sắm tài sản 54
4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công 55
4.2.1 Giải pháp về môi trường kiểm soát 55
Trang 74.2.2 Giải pháp về đánh giá rủi ro 57
4.2.3 Giải pháp về hoạt động kiểm soát 58
4.2.4 Giải pháp về thông tin và truyền thông 59
4.2.5 Giải pháp về giám sát 60
4.3 Tóm tắt chương 4 60
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM BÌNH THUẬN 61
5.1 Kế hoạch triển khai về pháp lý nội bộ, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành về hướng dẫn hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận 61
5.2 Tóm tắt chương 5 63
KẾT LUẬN 64
THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình
Thuận
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐKKV Đa khoa khu vực
KHĐT Kế hoạch đấu thầu
KSNB Kiểm soát nội bộ
Tổ CGĐT Tổ chuyên gia đấu thầu
TSCĐ Tài sản cố định
TTBYT Trang thiết bị y tế
UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
1 Bảng 1.1: Bảng mô tả công việc của Quy trình mua sắm trang thiết
bị y tế, trang thiết bị văn phòng dưới 100 triệu đồng 14
2 Bảng 1.2: Bảng mô tả công việc của Quy trình mua sắm trang thiết
bị y tế, trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu đồng 16
3 Bảng 4.1: Bảng phân công công việc của từng nhân viên trong quy
trình mua sắm tài sản công 55
4 Bảng 4.2: Bảng xây dựng chỉ tiêu về đánh giá rủi ro 57
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang 11TÓM TẮT
Đổi mới đơn vị sự nghiệp y tế công lập là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài ở
nước ta Tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng nhìn chung các đơn vị sự nghiệp y
tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng Đề
tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản
công tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận”, tác giả muốn ngăn
chặn các sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả hoạt
động của quản lý tài chính Bằng phương pháp định tính, nhấn mạnh vào phỏng
vấn, kết quả đã cho thấy rằng bệnh viện chưa chú trọng đến các thành phần trong
kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công đặc biệt môi trường kiểm soát Với
kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao quy trình mua
sắm tài sản công nhằm tăng chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Bệnh
viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, mua sắm tài sản công
Trang 12ABSTRACT
Reforming public health service units is an urgent and long-term task in our country Although there have been many positive results, in general, the health care units still have many shortcomings and weaknesses, have not fully promoted their roles, positions and potentials Research topic "Completing the internal control system of public asset procurement process in the Southern Regional General Hospital in Binh Thuan", the author wants to prevent violations in the process of procurement of the public assets and improve operational efficiency of financial management By qualitative method, emphasis on interviews, the results showed that the hospital has not focused on the components of internal control of the public asset procurement process, especially control environment With the research results, the author has proposed solutions to improve public asset procurement process to increase service quality and operational efficiency of the General Hospital of the South Region of Binh Thuan
Keywords: internal control system, public asset procurement
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là công cụ hữu ích giúp các cơ quan, đơn vị ngăn ngừa được hành vi gian lận, qua đó sử dụng hiệu quả, minh bạch ngân sách, tài sản nhà nước Tại Việt Nam, trong quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng cần thiết phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, chưa có những văn bản, hay quy định
rõ ràng về việc tổ chức, áp dụng, triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ như thế nào đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Vì thế phương pháp quản lý còn lỏng lẻo, thường dựa vào kinh nghiệm quản lý cá nhân, phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra, giám sát gây ra những sai phạm ảnh hưởng lớn đến đơn vị Năm 2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Kiểm toán Nhà nước
đã công bố một loạt sai phạm trong việc mua sắm thiết bị y tế tại các địa phương; các bệnh viện trung ương như cùng một vật tư, hoá chất nhưng mỗi nơi một giá; hàng loạt thiết bị đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng đã hỏng…Thực tế đó đòi hỏi phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công để ngăn chặn các sai phạm kịp thời tại các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Y Tế tỉnh Bình Thuận Bệnh viện đang từng bước thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị bệnh viện phải tự tạo nguồn thu để phục vụ cho các hoạt động thường xuyên Tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó bệnh viện vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém, hàng loạt các sai phạm được công bố trong kết luận thanh tra gần đây như tiền chuyển viện bằng xe cứu thương không được ghi vào sổ sách kế toán, không lưu trữ chứng từ; việc phê duyệt mời thầu có một số nội dung chưa phù hợp với các quy định của
Trang 14pháp luật; trong đó sai sót gây tổn thất nhiều nhất là việc đánh giá hồ sơ dự thầu của
tổ chuyên gia đấu thầu, việc thẩm định của tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu chưa chặt chẽ… Những sai phạm nêu trên đã chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu trong việc ngăn chặn những sai phạm trong quản lý tài chính và đặc biệt là quy trình mua sắm tài sản công Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống
kiểm soát nội bộ cho nên người viết đã mạnh dạn đưa đề tài “ Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phía Nam Bình Thuận” để làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mục tiêu là
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị để giảm thiểu rủi ro sai sót, ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, với hy vọng các giải pháp sẽ
là tài liệu tham khảo hữu ích để bệnh viện có thể lựa chọn áp dụng để từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công của bệnh viện, giúp bệnh viện đạt được mục tiêu đề ra trong tiến trình tự chủ đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Trang 15Câu hỏi 1: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công hiện tại của bệnh viện như thế nào?
Câu hỏi 2: Những giải pháp, điều kiện phù hợp nào để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện?
Câu hỏi 3: Kế hoạch triển khai những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện như thế nào?
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể:
Sử dụng công cụ phỏng vấn: tiến hành xây dựng bảng câu hỏi mở và đóng
Phỏng vấn mở để đánh giá về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công như thế nào và phỏng vấn đóng nhằm xác định lại nhu cầu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ có mang lại hữu hiệu cho ban giám đốc trong việc ngăn chặn những sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công hay không Ngoài
ra, tác giả còn tiến hành thảo luận giữa các phòng ban có liên quan, những người trực tiếp tham gia vào quá trình mua sắm tài sản công và có nhiều kinh nghiệm như trưởng phòng Vật tư-thiết bị y tế, trưởng phòng Tài chính kế toán, nhân viên mua hàng và kế toán viên mảng thiết bị và tài sản
Ngoài ra còn sử dụng công cụ thống kê, tổng hợp thu thập thông tin thực tế
từ Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công trong khoản thời gian từ năm 2016 đến năm 2018 Quy trình mua sắm tài sản công đề cập trong đề tài nghiên cứu gồm có: mua tài sản, thanh toán, ghi nhận và báo cáo
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Trang 16Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công nhằm ngăn chặn các sai phạm trong quy trình mua sắm tài công, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót dẫn đến việc thất thoát, lãng phí làm tăng chi phí đầu vào để từ đó
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện
7 Kết cấu luận văn
Chương 1: Sự cần thiết về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu liên quan về hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công
Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công không hữu hiệu tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận và các giải pháp
Chương 5: Kế hoạch triển khai các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Trang 17CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV
PHÍA NAM BÌNH THUẬN 1.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Năm 1989, Trung tâm Y tế huyện Đức Linh được thành lập trên cơ sở xác nhập Phòng Y tế huyện Đức Linh và Bệnh viện huyện Đức Linh theo Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 29/7/1989 của UBND huyện Đức Linh Khi mới thành lập, Trung tâm Y tế huyện Đức Linh gồm một bệnh viện huyện (có 04 phòng chức năng, 06 khoa lâm sàng và 02 khoa cận lậm sàng) và 11 trạm y tế xã Chỉ tiêu giường bệnh của bệnh viện huyện là 100 giường bệnh Lúc mới thành lập, bệnh viện có nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị …trong bối cảnh tình hình bệnh tật trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự tham gia phòng bệnh của cộng đồng còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động của bệnh viện còn thấp
Năm 2006, Trung tâm Y tế Đức Linh được tách ra thành 02 đơn vị là Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đức Linh và Bệnh viện huyện Đức Linh theo quyết định
số 3203/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu giường bệnh của bệnh viện huyện được nâng lên 130 giường Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm có 04 phòng chức năng, 08 khoa lâm sàng và 04 khoa cận lâm sàng Đến năm
2007, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân của hai huyện Đức Linh
và Tánh Linh, UBND tỉnh Bình Thuận quyết định nâng cấp bệnh viện huyện Đức Linh lên thành Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận theo quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 03/10/2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu giường bệnh được nâng lên là 190 giường Cơ cấu tổ chức có 06 phòng nghiệp vụ,
09 khoa lâm sàng và 04 khoa cận lâm sàng Tổng số cán bộ viên chức của bệnh viện
là 155 người Tháng 04 năm 2008, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định xếp hạng
Trang 18Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận từ đơn vị sự nghiệp y tế hạng III lên đơn
vị sự nghiệp y tế hạng II
Từ năm 2010 đến nay, Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận đã có những bước đột phá không chỉ về quy mô được mở rộng, đội ngũ nhân lực cũng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, cùng với đó là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị rất được chú trọng đầu tư Hiện tại bệnh viện có 380 giường thực kê, nhân sự gồm 350 người Ban giám đốc đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn Hằng năm, bệnh viện đều tham gia các lớp đào tạo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ chuyên khoa cấp 2; nhiều bác sĩ, điều dưỡng được cử đi học hỏi, tham gia tập huấn ở các tuyến trên Hệ thống trang thiết bị y tế tại bệnh viện ngày càng được trang bị hiện đại như máy chạy thận nhân tạo, hệ thống máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống máy chụp CT-Scanner, hệ thống xử lý nước RO dùng cho máy chạy thận nhân tạo…
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân:
Bệnh viện tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện hạng II
Thực hiện khám sức khỏe và xác nhận tình trạng sức khỏe theo các quy định hiện hành
Giải quyết các trường hợp cấp cứu, bệnh nhân từ các nơi khác chuyển đến và tại địa phương
Đào tạo cán bộ:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và cao đẳng y tế
Thực hiện công tác đào tạo liên tục cho cán bộ nhân viên tại bệnh viện
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bệnh viện phấn đấu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả vào công tác cải tiến chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng bệnh viện
Trang 19 Chỉ đạo tuyến: Lập kế hoạch cùng với việc thực hiện chỉ đạo bệnh viện và các phòng khám ĐKKV tuyến dưới về mọi mặt, như là: về công tác chuyên môn, về
kỹ thuật chữa trị, điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương nói riêng và ngành y tế nói chung Thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế trong việc luân chuyển tăng cường bác sĩ cho Bệnh viện huyện Tánh Linh, các trạm y tế xã (thị trấn) của huyện Đức Linh
Phòng ngừa bệnh, dịch bệnh:
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về phòng bệnh, phòng dịch nhằm bảo
vệ sức khỏe cho mọi người dân
Chỉ đạo cùng với việc phối hợp với các trung tâm y tế dự phòng có các biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời bệnh, dịch bệnh
Hợp tác quốc tế: Chưa triển khai thực hiện
Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp Thực hiện tốt quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ
Phát triển nguồn kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau: dịch vụ y tế và dịch vụ khác trong đơn vị
1.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận gồm 08 phòng nghiệp vụ, 12 khoa lâm sàn, 06 khoa cận lâm sàn và 02 phòng khám đa khoa khu vực
Giám đốc bệnh viện: là cấp quản lý có quyền lực cao nhất trong bệnh viện
Giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng như: điều lệ hoạt động của bệnh viện, bầu các thành viên trong ban giám đốc, quyết định phương hướng phát triển cho bệnh viện Mặt khác, Giám đốc cũng là người trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của bệnh viện
Trang 20 Phó giám đốc: gồm có 3 Phó Giám đốc, là những người giúp đỡ Giám đốc
trong quản lý hoạt động của bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm
vụ được phân công Tổng hợp trong quản lý hoạt động của các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ
Khối phòng ban chức năng gồm các phòng: Tài chính kế toán, Tổ chức cán
bộ, Hành chính quản trị, Kế hoạch tổng hợp, Điều dưỡng, Vật tư - thiết bị y tế, Quản lý chất lượng, Công tác xã hội (ký hiệu thứ tự: TCKT, TCCB, HCQT, KTTH,
ĐD, VT-TBYT, QLCL, CTXH)
Phòng Tài chính kế toán: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của bệnh viện,
Phòng Tổ chức cán bộ: tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, tổ chức phong trào hoạt động thi đua tại đơn vị, tổ chức tốt mảng công văn đi và đến tại bệnh viện…
Phòng Hành chính quản trị: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hành chính quản trị tại bệnh viện, tổ chức các buổi lễ, hội họp…
Phòng Kế hoạch tổng hợp: xây dựng công tác chỉ đạo tuyến, công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật tại bệnh viện…
Phòng Điều dưỡng: Tổ chức, kiểm tra kiểm tra hộ lý, điều dưỡng viên; xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh…
Phòng Vật tư - thiết bị y tế: tham mưu cho Giám đốc quản lý, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng và sử dụng tài sản chuyên môn và tài sản bán chuyên môn một cách hiệu quả
Phòng Quản lý chất lượng: triển khai và tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý chất lượng bệnh viện
Khối khoa lâm sàn gồm các khoa: Khám bệnh, Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Ngoại 1, Ngoại 2, Ngoại 3, Sản, Nhi, Phẫu thuật gây mê hồi sức
Khối khoa cận lâm sàn gồm các khoa: Dược, Xét nghiệm, Chuẩn đoán HA, Nội soi, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn
Trang 21Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Trang 221.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Trưởng phòng kế toán: kiêm kế toán tổng hợp (kế toán vốn bằng tiền và kế toán thanh toán) Là người lãnh đạo bộ máy kế toán, kiểm tra giám sát hoạt động kế toán, cân đối thu chi, quyết toán và ký các báo cáo định kỳ
Kế toán tiền lương: tính toán chính xác và đầy đủ các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện Đám bảo chi đúng, chi đủ các chính sách chế độ được quy định
Trang 23 Kế toán các khoản thu: chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu viện phí bao gồm cả khoản thu BHYT và các khoản thu sự nghiệp, dịch vụ khác phát sinh tại đơn
Thủ quỹ: quản lý tiền mặt thực tế tại bệnh viện, chịu trách nhiệm ghi chép sổ quỹ, kiểm tra tồn quỹ và lập các báo cáo theo quy định
Thu ngân ngoại trú và thu ngân nội trú: chịu trách nhiệm thu tiền viện phí từ bệnh nhân rồi giao nộp cho thủ quỹ
1.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Hệ thống chứng từ kế toán
Từ ngày 01/01/2018, Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Tỉnh Bình Thuận thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp Thông tư này thay thế cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC
Do áp dụng phần mềm kế toán nên hầu hết các mẫu chứng từ đều được lập sẵn Một số chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho tài sản, công cụ và dụng
cụ được lập bằng excel Đa phần các biểu mẫu chứng từ áp dụng đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn mẫu chứng từ bắt buộc chưa sử dụng tại đơn
vị
Hệ thống tài khoản kế toán
Trang 24Căn cứ vào hệ thống tài khoản được hướng dẫn tại chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, bệnh viện xây dựng hệ thống tài khoản cho đơn vị Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, bệnh viện xác định số lượng tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 mà đơn vị mình sẽ
sử dụng Sau đó trưởng phòng Tài chính kế toán mở bổ sung các tài khoản cần thiết để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có những quy định cụ thể về phương pháp ghi chép của mỗi tài khoản cụ thể trên cơ sở vận dụng hợp lý chế độ kế toán hiện hành và không vi phạm các chính sách chế độ kinh tế tài chính liên quan
Hệ thống sổ sách kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo thời gian có liên quan đến đơn
vị Mỗi năm đơn vị xây dựng hệ thống sổ cho một kỳ kế toán năm
Hệ thống sổ kế toán tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận bao gồm các
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, hàng kỳ được kết xuất từ chương trình phần mềm kế toán tổng hợp MISA Hệ thống sổ hiện nay tại đơn vị được thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các tài khoản, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ chi tiết các khoản thu, sổ chi tiết chi hoạt động, sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc, sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Như vậy, thực tế tại đơn vị, mặc dù áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trên cơ sở sử dụng phần mềm, nhưng hiện tại đơn vị không in sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà chỉ lưu chứng
từ theo thời gian dưới hình thức từng tệp, trong đó bao gồm các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ đi kèm
Hệ thống báo cáo kế toán
Hàng năm, sau khi khóa sổ kế toán, bộ phận kế toán bệnh viện thực hiện lập các báo cáo kế toán bao gồm các báo tài chính và báo cáo quyết toán và gửi lên cơ quan chủ quản là Sở Y tế
Trang 25Theo quy định, Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan chủ quản về quản lý tài chính trong bệnh viện về các nguồn thu cũng như các khoản chi của bệnh viện và phòng Tài chính kế toán là bộ phận nghiệp
vụ quan trọng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện
Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại bệnh viện bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản -vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng
như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của bệnh viện
1.2 Quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản công
Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, căn cứ yêu cầu chuyên môn, các khoa-phòng đề xuất nhu cầu trang thiết bị y tế hoặc trang thiết bị văn phòng cần thiết gửi về phòng Vật tư - thiết bị y tế để tổng hợp và lên kế hoạch báo cáo Giám đốc Trường hợp cần mua sắm đột xuất, các khoa- phòng phải thuyết minh rõ lý do và tính cấp thiết cần mua sắm Trong việc thực hiện mua sắm tài sản trong bệnh viện, các khoa- phòng
có nhu cầu đều gửi Phiếu dự trù về phòng Vật tư - thiết bị y tế Phòng Vật tư - thiết
bị y tế dựa vào hai quy trình gồm “Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết
bị văn phòng dưới 100 triệu đồng” và” Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu đồng” được ban hành năm 2015 để thực hiện tuần
tự các bước Nội dung trong quy trình như sau:
1.2.1 Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng dưới
100 triệu đồng
Mục đích: thực hiện việc mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng đúng thủ tục
Phạm vi áp dụng: Tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Tài liệu biện dẫn:
Trang 26+ Nghị định 63/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
+ Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì sự hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
Bảng 1.1: Bảng mô tả công việc của Quy trình mua trang sắm thiết bị y tế,
trang thiết bị văn phòng dưới 100 triệu đồng
( Nguồn: Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận năm 2015)
và ngày làm việc
Các hồ sơ thực hiện
-Phòng Vật tư- thiết bị y tế tiếp nhận và tổng hợp danh mục, số lượng
-Phòng Vật tư- thiết bị y tế trình Giám đốc xem xét danh mục:
-Danh mục trang thiết bị
y tế, trang thiết bị văn phòng
-3 bảng báo
Trang 27hình và cung cấp 03 bảng báo giá cho từng loại thiết bị theo đúng quy định
-Phòng Vật tư- thiết bị y tế trình 03 bản báo giá cho Tổ mua sắm
15
giá, -Biên bản họp của Tổ mua sắm
-Tờ trình của Phòng Vật tư- thiết bị y tế -Tờ trình của
-Trường hợp gói thầu từ 20 triệu đồng trở lên phải có Quyết định chọn đơn vị bán trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng của Giám đốc
02 -Quyết định
về việc phê duyệt kết quả chọn đơn vị bán trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng
-Phòng Vật tư- thiết bị y tế tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức nghiệm thu, nhập, xuất, lắp đặt, thanh lý hợp đồng đúng quy định
60 -Hợp đồng
-Hóa đơn giao hàng
-Biên bản nghiệm thu -Biên bản kiểm nhập -Phiếu nhập, xuất kho -Biên bản lắp
Trang 28đặt thiết bị y
tê, thiết bị văn phòng
-Thanh lý hợp đồng
Phạm vi áp dụng: Tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Tài liệu biện dẫn:
+ Nghị định 63/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
+ Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì sự hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
Bảng 1.2: Bảng mô tả công việc của Quy trình mua trang sắm thiết bị y tế,
trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu đồng
( Nguồn: Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận năm 2015)
và ngày làm việc
Các hồ sơ thực hiện
Trang 29y tế, trang thiết bị văn phòng
Theo
kế hoạch
Tờ trình về kế hoạch đấu thầu
Theo quy định
-Quyết định
về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Theo quy định
Căn theo Luật đấu thầu và các thông tư
Trang 30sơ mời thầu khi có yêu cầu )
hướng dẫn hiện hành
-Phòng Vật tư- thiết bị y tế tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức nghiệm thu, nhập, xuất, lắp đặt, thanh lý hợp đồng đúng quy định
60 -Hợp đồng
-Hóa đơn giao hàng
-Biên bản nghiệm thu -Biên bản kiểm nhập -Phiếu nhập, xuất kho -Biên bản lắp đặt trang thiết
bị y tế, trang thiết bị văn phòng
-Thanh lý hợp đồng
Tổng thời gian
Theo
kế hoạch
1.3 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
Tài sản trong các bệnh viện có rất nhiều loại, thường được phân loại gồm trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị y tế Trong đó, tổng giá trị trang thiết bị y
Trang 31tế thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của bệnh viện Do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu ứng dụng về chẩn đoán và khám chữa bệnh nên các trang thiết bị y tế cũng thường xuyên được cải tiến, các loại thiết bị này rất phong phú và đa dạng về mẫu mã, chất lượng…Các bệnh viện hiện nay thường theo xu hướng chung cũng cố gắng thay thế, mua sắm mới trang thiết bị y tế khi có nhu cầu
Về mặt giá trị, đa phần chúng thường có giá trị rất lớn nên trong quá trình mua sắm
dễ xảy ra sai phạm mặc dù là đã có quy định hướng dẫn về quy trình mua sắm tài sản Cụ thể các sai phạm như là:
Trong ngành y tế những năm gần đây việc một số bệnh viện không tiến hành đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng quốc gia; một số khác không tổ chức đấu giá mà cố tình phân chia nhỏ giá trị mua sắm các mặt hàng có giá trị dưới 100 triệu đồng để không phải tổ chức đấu thầu theo quy định Đặc biệt sai phạm nghiêm trọng gần đây nhất vào đầu năm
2019 của Bệnh viện ĐKKV La Gi – Tỉnh Bình Thuận là giám đốc bệnh viện không
ký trên tất cả các trang của bản gốc hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và không tuân thủ quy định của nhà nước ở các bước hướng dẫn thực hiện…Các sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công là tình trạng báo động về hệ thống hoạt động quản
lý bệnh viện đang ngày càng yếu kém, vì vậy cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời
Tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận, sau cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính và mua sắm tài sản công vào năm 2018 đã phát hiện hàng loạt sai phạm: phê duyệt hồ sơ mời thầu có một số nội dung chưa phù hợp với các quy định của pháp luật; việc đánh giá hồ sơ dự thầu, việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu chưa chặt chẽ; xét chọn trúng thầu một số mặt hàng với đơn giá trúng thầu cao hơn đơn giá gói thầu đã được phê duyệt là không đúng theo quy định; thực hiện thiếu các thủ tục trong quy trình mua sắm tài sản công theo quy định, làm thất thoát số tiền nộp vào ngân sách nhà nước là 224.239.688 đồng Mặc
dù trong đơn vị có xây dựng quy trình mua sắm tài sản và tổ chức hệ thống kiểm
Trang 32soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công nhưng sau khi thanh tra vẫn có sai phạm xảy ra trong quy trình thực hiện
Các sai phạm trong ngành y tế nói chung và tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận nói riêng gây ảnh hưởng, thất thoát tài chính của Nhà nước Trong ban giám đốc Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận có tổ chức cuộc họp kiểm điểm
và đưa ra một số kiến nghị cần tìm ra nguyên nhân gây sai phạm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai nhanh chóng và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời Nhận thấy vấn đề mang tính thiết thực nhằm ngăn chặn các sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện do đó người viết mạnh dạn tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội
bộ quy trình mua sắm tài sản công để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp
đề xuất cho ban giám đốc bệnh viện tham khảo
1.4 Tóm tắt chương 1
Trong chương này đã giới thiệu sơ lược về Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp có thu và khái quát về quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện Hiện nay, các đơn vị bệnh viện công lập đang trong quá trình hướng đến
tự chủ về mọi mặt trong hoạt động trong đó có lĩnh vực tài chính Nhằm nâng cao lĩnh vực tài chính trong các bệnh viện nói chung và đơn vị nghiên cứu nói riêng để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động thì đơn vị cần tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công hiện nay của một số bệnh viện, trong đó có đơn vị đang nghiên cứu chưa thật sự hữu hiệu, một số sai phạm gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước… Chính vì thế, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận là đề tài nghiên cứu được tác giả lựa chọn để thực hiện
Trang 33CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI
SẢN CÔNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
Liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài công đối với khu vực công cần lựa chọn chuẩn mực hướng dẫn về kiểm soát nội bộ do Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI) ban hành để làm cơ sở lý luận Bệnh viện đang nghiên cứu là đơn vị sự nghiệp có thu nên việc áp dụng đầy đủ năm thành phần của kiểm soát nội bộ theo INTOSAI là rất quan trọng bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
Ngoài cơ sở lý luận về năm thành phần INTOSAI của hệ thống kiểm soát nội
bộ quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp thì còn phải dựa vào cơ sở thực tế, vào các văn bản pháp luật đã được ban hành
Các văn bản hướng dẫn đang lưu hành:
Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội về đấu thầu
Luật số 15/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về quản lý, sử dụng tài sản công
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Nghị định số 151/2017/NĐ-BTC ngày 26/12/2017 về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công
Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính về việc Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Trang 34Riêng đối với Bệnh viện ĐKKV Nam Bình Thuận dựa theo sự hướng dẫn của các văn bản pháp luật, trên cơ sở đó tự xây dựng cho đơn vị mình quy trình từ năm
2015, gồm có các quy trình dưới đây:
Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng dưới 100 triệu
đồng (QT.NBT.028) (Tham khảo Chương I- Mục 1.2- Tiểu mục 1.2.1)
Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng trên 100 triệu
đồng (QT.NBT.029) (Tham khảo Chương I- Mục 1.2- Tiểu mục 1.2.2)
2.2 Các nghiên cứu có liên quan đến mục tiêu của đề tài
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau của rất nhiều tác giả trong nước và nước ngoài Một số công trình mà tác giả nghiên cứu mục đích là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống KSNB trong chu trình chi phí (liên quan đến việc mua tài sản) và khẳng định hoạt động của hệ thống KSNB có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức
Tác giả Mawanda, S.P (2008) với nghiên cứu “ Effects of internal control systems on Financial performance in an institution of higher learning in Uganda” đã nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính tại Uganda Trong nghiên cứu này ông xem xét mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính thông qua nghiên cứu hồ sơ của các bộ phận kiểm toán nội bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống KSNB với hiệu quả hoạt động, KSNB được xem xét dựa trên các nhân
tố như môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các hoạt động kiểm soát và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số tài chính như tỷ số thanh khoản và các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động tài chính
Tác giả Muraleetharan, P.(2011) với nghiên cứu “Internal Control and Impact
of Financial Performance of the Organizations” đã tiến hành nghiên cứu tại Jaffna, nhằm xem xét các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của các công ty Trong đó, các nhân tố của KSNB được đo lường bằng môi trường kiểm
Trang 35soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hiệu quả tài chính được đo lường bằng lợi nhuận và tính thanh khoản Tác giả sử dụng bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là 181 người làm việc trong các công ty, sử dụng kiểm định bằng hồi quy để đo lường ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng KSNB ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty
Nghiên cứu của Lannoye (1999) “Evaluation of internal Controls”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giả rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Đánh giá rủi ro là một quá trình nhằm phát hiện các điều kiện và các sự kiện bất lợi có thể xảy ra, đánh giá khả năng thiệt hại (về tài chính và phi tài chính) Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là doanh nghiệp phải có các mục tiêu rõ ràng, phù hợp KSNB cung cấp cho doanh nghiệp cách thức đánh giá những rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp như: xác định rủi ro, phân tích rủi ro, ước tính những nguy cơ, đánh giá tần suất xảy ra, xem xét cách thức để quản lý rủi ro Nghiên cứu của Lannoye cho rằng các nhân tố như: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB Đơn vị cần có cấu trúc tích hợp, không bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân và phải được giám sát một cách hiệu quả bởi ban giám đốc, ban kiểm toán và hội đồng quản trị Nhà quản lý cần phải thường xuyên truyền đạt cho nhân viên về tầm quan trọng của KSNB để nâng cao hiểu biết của nhân viên về cách thức kiểm soát Nếu môi trường kiểm soát tốt, sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố còn lại
và nâng cao tính hữu hiệu của KSNB
Và một số luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn
vị cụ thể, cùng lĩnh vực như:
Vũ Thị Thanh Thủy (2016) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1” Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Bài nghiên cứu này tác giả nghiên cứu bằng phương pháp định tính gồm quan sát thực tiễn và sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để
Trang 36khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện, sau khi có kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số nguyên nhân tồn tại như việc đưa ra các hình thức kỷ luật còn mang tính chất cả nể nhất là người vi phạm là người thân quen của ban giám đốc; thái đội tiếp xúc của thường nóng nảy cáu gắt do áp lực công việc; do không xem xét bảng mô tả công việc nên khi công việc phát sinh trưởng phòng khó khăn trong việc giao việc; ban giám đốc chưa quan tâm đến việc đánh giá rủi ro và đối phó với các rủi ro;trưởng phòng TCKT chưa quan tâm đối với quy trình quản lý và sử dụng hóa đơn; đối với quy trình thu tiền nội dung ghi trên hóa đơn thường viết tắt vì bệnh quá đông; bệnh ban giám đốc chưa quan tâm đến quy trình công việc, sự luận chuyển chứng từ giữa các phòng khoa Từ các nguyên nhân kể trên, tác giả đề xuất cách giải pháp khắc phục Tác giả mong muốn các giải pháp đưa ra của mình sẽ giúp ích cho bệnh viện đạt các mục tiêu đề ra
Trần Thị Thu Quỳnh (2017) “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên” Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho nghiên cứu của mình Từ kết quả thu thập được tác giả dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định 5 nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB có tồn tại trong hệ thống KSNB hiện hành tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên Dùng phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nói trên với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Dùng phương pháp suy diễn từ kết quả mô hình hồi quy đa biến để bàn luận và kiến nghị chính sách phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên Từ kết quả phân tích tác giả đã nhận diện được các nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém của hệ thống KSNB và
từ đó đưa ra các kiến nghị để giúp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên
2.3 Tóm tắt chương 2
Tác giả đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan đến quy trình mua sắm tài sản công Một số công trình mà
Trang 37tác giả nghiên cứu mục tiêu là khái quát nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống KSNB trong chu trình chi phí (liên quan đến việc mua tài sản) và khẳng định hoạt động của hệ thống KSNB có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức Những nội dung của chương 2 nói trên là cơ sở để tác giả tiến hành kiểm chứng cũng như
dự đoán nguyên nhân và tác động của việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công nhằm tăng cường tính hữu hiệu và giảm sai sót, gian lận trong quy trình mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả hoạt động tại bệnh viện
Trang 38CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÍA NAM
BÌNH THUẬN 3.1 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện ĐKKV Phía Nam Bình Thuận
3.1.1 Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích và kết luận trong nhận định vấn đề cần giải quyết tại bệnh viện
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm
vụ năm 2019, tận dụng cơ hội có sự tham gia đầy đủ ban giám đốc và trưởng, phó phòng của bệnh viện Tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn mở với nội dung liên quan đến phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay của bệnh viên có ngăn chặn các sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả hoạt động hay không
Đối tượng phỏng vấn trực tiếp:
Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc
Câu hỏi 1: Sau khi có kết quả thanh tra UBND tỉnh năm 2018 thì Ông có
nhận định gì về kết quả đó không? Những sai phạm trong quy trình mua sắm tài sản công thời gian vừa qua là do những nguyên nhân gì?
Trang 39Kết quả tổng hợp nhận được:
Việc thanh tra của UBND tỉnh năm 2018 là thanh tra theo kế hoạch hàng năm của tỉnh, thanh tra toàn diện về quản lý tài chính trong đó có quy trình mua sắm tài sản công Thanh tra từ luân chuyển hồ sơ ở các bộ phận, quy định thời hạn, định mức các gói thầu áp dụng có đúng theo hình thức lựa chọn thầu hay không… Các
bộ phận đã thực hiện đúng theo quy định theo các văn bản hướng dẫn Tuy nhiên, một số văn bản chỉ đạo có sự chồng chéo, hiểu sai văn bản là điều không tránh khỏi
và kiểm soát nội ở ở quy trình mua sắm tài sản chưa thật sự hữu hiệu Sai phạm nhiều nhất ở hồ sơ đấu thầu, về việc tuân thủ theo quy định của pháp luật Sau khi thanh tra, kết quả chỉ ra sự phối hợp của các phòng ban là chưa đồng bộ, quy trình mua sắm tài sản chưa nêu được rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng khoa-phòng Hướng sắp tới là bệnh viện sẽ xây dựng lại quy trình dựa trên các văn bản nhà nước ban hành có đầy đủ các nội dung về nhiệm vụ thực hiện của từng khoa phòng, phân loại tài sản, quy định thời gian, quy định biểu mẫu… Phân chia hai loại tài sản gồm trang thiết bị y tế và trang thiết bị văn phòng cho lần lượt cho phòng Vật tư- thiết bị
y tế và phòng Hành chính quản trị đảm nhiệm mua riêng biệt, mục đích để giảm bớt khối lượng công việc ở phòng Vật tư- thiết bị y tế hiện nay, phòng Vật tư- thiết bị y
tế chỉ tập trung vào mảng trang thiết bị y tế có giá trị lớn trong bệnh viện
Câu hỏi 2: Với vai trò là Ban giám đốc bệnh viện, Tôi muốn biết suy nghĩ của
Ông về việc xây dựng quy trình đánh giá rủi ro quy trình mua sắm công tại bệnh viện? Việc mua bảo hiểm cho các tài sản đều dưới dạng đối phó, trường hợp rủi hỏng, cháy thì đã có các biện pháp nào quản lý rủi ro đó hay không?
Kết quả tổng hợp nhận được:
Việc xây dựng nhận diện rủi ro là khá lạ lẵm, với lại thời gian để xử lý công việc quá nhiều, việc xây dựng thêm khá mất thời gian và không cần thiết Nói đến vấn đề mua bảo hiểm cho tài sản, thật sự kinh phí của bệnh viện sẽ không cho phép mua tất cả các bảo hiểm tài sản Vì vậy trường hợp cháy, mất sẽ không có bồi thường thiệt hại Bệnh viện đang trình ý kiến về các cơ quan ban ngành xem xét
Câu hỏi 3: Trong hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua sắm tài sản công,
Trang 40vai trò giám sát của Giám đốc rất quan trọng Ông đã thực hiện công việc giám sát quy trình đó như thế nào?
Kết quả tổng hợp nhận được:
Về quá trình giám sát quy trình mua tài sản công, Giám đốc cho hay công việc của một người lãnh đạo bệnh viện gặp phải rất nhiều áp lực, lịch công việc dày đặc, nên việc giám sát chi tiết từng hoạt động của bệnh viện thì ở mức tương đối Trong
đó hoạt động quy trình mua sắm công là phát sinh liên tục, Giám đốc chỉ đứng ở vị trí xét duyệt qua từng hồ sơ, có thắc mắc gì giữa các phòng, ban sẽ giải quyết
Định kỳ hàng tháng, tổ chức giao ban họp giữa ban lãnh đạo và trưởng, phó các phòng Định kỳ hàng quý, bệnh viện có tiến hành họp xét thi đua tại từng bộ phận, từng nhân viên Nếu có sai sót gì đến quy trình mua sắm tài sản công thì sẽ tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý Bệnh viện chưa thực hiện đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ để điều chỉnh lại quy trình mua sắm tài sản công
Câu hỏi 4: Trong quy trình mua tài sản dưới 100 triệu đồng, phòng Vật tư-
thiết bị y tế là bộ phận chuẩn bị ba bảng báo giá Ông có bao giờ nghĩ đến việc nhân viên phòng Vật tư - thiết bị y tế giấu bớt các bảng báo giá có giá trị hợp lý, hoặc thông đồng với nhà cung cấp tạo ra các báo giá có giá trị trường cao hơn không? Ông có đã nghĩ ra việc kiểm soát tình trạng như trên không?
Kết quả tổng hợp nhận được:
Bam giám đốc đã từng nghĩ rằng nếu giao cho phòng Vật tư thiết bị y tế chuẩn
bị ba bảng báo giá thì có những ưu điểm và nhược điểm sau: Phòng Vật tư- thiết bị
y tế là bộ phận am hiểu về các máy móc, trang thiết bị tại bệnh viện, nên việc lựa chọn các sản phẩm sẽ tương đối chuẩn xác, hiểu và đọc được các thông số, các quy định cần thiết khi đưa bảng báo giá Còn về nhược điểm sẽ che giấu bớt những bảng báo giá có giá trị hợp lý hoặc thông đồng với nhà cung cấp để tạo các bảng báo giá
có giá thị trường cao hơn Về vấn đề này ban giám đốc bệnh viện cũng đang xem xét
Câu hỏi 5: Ông nghĩ thế nào về việc cần luân chuyển vị trí công tác của nhân